HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday 21 January 2013

CỘNG SẢN LUẬN IX * NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA CỘNG SẢN




ĐẶC TÍNH CỦA 
CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

 Cộng sản là một lực lượng manh nhất thế giới, chiếm nửa diện tich trái đất và nửa nhân số thế giới.  Tất cả bọn họ theo chủ nghĩa Marx  và được rèn luyện bởi các trung tâm huấn luyện của Quốc tế cộng sản. Vì vậy tư tưởng của họ, hành động của họ giống nhau và họ cũng mang những đặc tính chung. Sau đây là những đặc tính của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới.

I. TRIẾT LÝ CỦA MARX VÔ GIÁ TRỊ

 Karl Marx và Engels tuyên bố rằng họ theo chủ nghĩa duy vật, tức là khác với duy tâm, nhất nguyên luận, duy thức. Karl Marx và Engels tự hào về triết thuyết của họ, và đa số bậc trí thức trong thế giới cũng ca ngợi Duy vật chủ nghĩa.  Ngày nay, nhiều triết gia và nhà khoa học không chấp nhận Duy vật chủ nghĩa của cộng sản.

Trước tiên, triết học, sử học, chính trị học, kinh tế học, tranh đấu, cách mạng, cướp chính quyền đều hoàn toàn khác với công việc trong phòng thí nghiệm, tất cả những thứ ấy thuộc về khoa học nhân văn khác với khoa học tự nhiên và khoa học thuần túy. Dù cách nào đi nữa, dán nhãn hiện nào thì triết học cũng không thể là một khoa học như Marx và Engels vỗ ngực tự hào.

Thứ hai, thời Marx khoa học phát triển, cái nhãn hiệu khoa học rất được nhiều người ưa thích nhưng không phải cái gì mà có nhãn hiệu khoa học thì là khoa học chính cống. Đó chỉ là cái vỏ mà thôi, cái ruột như thế nào thì phải quan sát kỹ, không nên tin theo lời tuyên truyền của chủ công ty. 
Thế nào là khoa học? Khoa học cần có vài điều kiện cần và đủ. Đối tượng của khoa học là các sự vật có thể thấy, nghe, sờ, ngửi, nếm, đo lường. . Nỗi buồn, tình yêu, linh hồn không thuộc đối tượng của khoa học, của vật chất. Phương pháp khoa học là phải quan sát rồi đem ra thí nghiệm. Nói đến khoa học là nói đến tính khách quan và xác thực. Chủ nghĩa Marx chỉ nghĩ ra rồi áp dụng, không đem ra thí nghiệm bao giờ . Thí nghiệm phải đúng và chính xác mọi nơi, mọi lúc. Thí dụ nước sôi 100độ thì dù ở Nga hay Mỹ, nước vẫn sôi ở trăm độ. Sau khi đã nhiều lần thí nghiệm mà kết quả không thay đổi, thì người phát biểu thành các định lu6ạt.ành các định luật. Nước sôi 100 độ, hình tam giác có 180 độ thì đã thành định lý, định đề, không thể tranh cãi. Còn lý thuyết của Marx thì không đạt được chính xác vì Lenin nói khác Marx, Trotsky và Stalin trái nhau, Mao Trạch Đông khác Đặng Tiểu Bình.. Những điều Marx tiên đoán đều trật lất như giai cấp vô sản chôn giai cấp tư bản, xã hội cộng sản phồn thịnh hơn tư bản, tương lai nhân loại là xóa bóc lột thì xóa hết giai cấp, mọi người bình đẳng... Đó là hoài bão của Marx hoặc những lời tuyên truyền dối trá chứ không phải là khoa học. Marx còn bảo chủ nghĩa cộng sản là tất yếu thì nay nó đã sụp đổ tại quê hương nó. Marx cũng nói cách mạng vô sản là tất yếu thì cần gì phải có lý thuyết, cần gì phải thúc đẩy, cần gì phải học tập, cần gì phải chuyên chính, cần gì phải bỏ tù ai, giết ai?  Nước sôi 100 độ là tất yếu, xuân hạ thu đông chuyển vần là tất yếu  thì cần ai hoan hô đả đảo, cần gì ai tuyên truyền lừa dảo! Nếu chủ nghĩa cộng sản là tất yếu thì đến ngày đến giờ, tư bản sẽ quỳ gối dâng tài sản cần gì phải tich thu tài sản tư bản, phải cấm tư hữu, phải chuyên chính vô sản? Như vậy là Marxist không khoa học, không chính xác, nó chỉ là một trong các triết học khác, là thuộc con người, không thuần túy vật chất, không thuần túy khoa học..
Chủ nghĩa Marx vô giá trị vì t ban đầu của Lenin, Stalin đã bđảng cộng sản và nhân dân chống đối, tiếp theo là những thất bại kinh tế chứng tỏ chủ nghĩa Marx vô dụng.
Giáo sư Alvin Plantinga tại đại học Notre Dame đã chỉ trich nó, giáo sư Emiritus Regius của đại học Divinity Keith Ward cho rằng ngày nay ở Anh chẳng ai dạy về duy vật nữa. Nhìn quanh càc giáo sư triết học ở Anh  it ai viết về Duy vật, it ai theo Duy vật chủ nghĩa.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học như  Paul Davies và John Gribbin cho rằng khi nghiên cứu về quantum và thuyết hỗn loạn thì họ phủ nhận vật chất. Năm 1991, trong quyển "Huyền Thoại Vật Chất" cho rằng vật chất đã chết. (Wikipedia)

Theo Aleksandr Zinovyev, thuyết Duy Vật của Marx và Engels cùng với chủ trương giai cấp đấu tranh, chuyên chính vô sản  đầu là sai lầm và ngu dốt: Aleksandr Zinovyev, một nhà văn Nga hiện đại nói " Engels nói quá nhiều về sự thối nát của mọi loài, đến nỗi nay thì Viện hàn lâm khoa học phải trực tiếp chấn chỉnh sai lầm và ngu dốt của ông ta".(http://izquotes.com/quote/280562)

  II. CHỦ NGHĨA MARX DUY TÂM, DUY Ý CHÍ

Marx tự hào về nhãn hiệu duy vật của ông, nhưng tự ban đầu chủ nghĩa Marx mang tính duy ý chí và Duy tâm. Lenin nói" Không có lý thuyết cách mạng thì không có phong trào cách mạng"   [1].
Lenin cũng nói: "Đôi khi lịch sử cần sự thúc đẩy"  http://thinkexist.
Vì quan tâm đến tinh thần, đến lý thuyết cho nên Marx, Engels, Lenin, Stalin, Trotsky, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn đều viết sách để chứng tỏ mình có trí tuệ cao, giỏi lý thuyết và giỏi lãnh đạo. 
Marx nói:" Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ.Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo.( Tuyên Ngôn Cộng sản)

 Karl Marx và Engels tuyên bố :"Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu. (Tuyên Ngôn Cộng Sản)

Đó là ước mong của Marx, là khẳng định chủ quan của Engels, không hề có tính khách quan, khoa học và chính xác, và trong thực tế, giai cấp tư bản vẫn sống và chủ nghĩa cộng sản đã chết yểu ở Nga và Đông Âu, nó còn thoi thóp ở Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên.
 Khoa học thì phải có dự báo chính xác. Những dự báo sai lầm của Marx cho thấy đó là những điều không tưởng, không căn cứ khoa học, chẳng khác gì duy tâm thần bí mà Marx và Engels cực lực chỉ trích.Trần Độ nói về những dự báo sai lầm của Marx:
Càng ngày tôi càng thấy chủ nghĩa Mác-Lê nin có những dự báo sai và có những bất lực trong việc lý giải các hiện tượng mới của thế giới, mà các ông ấy không còn sống để tiếp tục suy nghĩ và dìu dắt nhân loại nữa. TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN IV
Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông với tham vọng phát triển nông nghiệp và kỹ nghệ cho vượt trội Âu Mỹ, đó không là những cuộc nghiên cứu khoa học công phu như bên tư bản. Dục tốc bất đạt. Hành động phản khoa học đó đã gây tổn thất kinh tế và tổn thất nhân mạng đến hàng chục triệu người. Đó là những hành động của duy ý chí mù quáng.
Mao Trạch Đông là một con người cụ thể cho chủ nghĩa duy ý manh mẽ và điên cuồng khi  Mao khẳng định rằng hành vi của con người là do tư tưởng mà ra. Trong khi chủ nghĩa Marx coi “yếu tố khách quan” giữ vai trò quan trọng thì Mao lại cho rằng đấy là khái niệm “tư sản”. Yếu tố khách quan không thể cản trở quần chúng một khi họ đã quyết  tâm thì không khó khăn nào có thể cản trở được. Một trong những khẩu hiệu của đại nhảy vọt nói rằng “Chúng ta sẽ buộc mặt trời mặt trăng đổi chỗ cho nhau; chúng ta sẽ tạo ra những vì sao mới và vùng đất mới cho con người”. Như vậy nghĩa là chủ nghĩa Marx, vốn được xây dựng như một học thuyết hoàn toàn duy vật, nhưng nhờ cố gắng của một nhà độc tài tự nhận là Mác-xít ở Trung Quốc đã biến thành lí thuyết của chủ nghĩa duy tâm không tưởng, buộc hiện thực phải khuất phục ý chí của con người.(Pipes, 130)
Richard Pipes cũng nhận định như sau về duy tâm, duy ý chí của Mao:
 Vai trò của hệ tư tưởng, hay nói đúng hơn vai trò của cái được gọi là chủ nghĩa Marx-Lenin là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một số nhà khoa học cho rằng tư tưởng chính là lực lượng dẫn dắt phong trào và các chế độ thoát thai từ phong trào đó, vì vậy họ mà họ đã gọi Liên Xô và Trung Quốc dưới thời Mao là Idiocracy, nghĩa là những hệ thống được điều khiển bởi các tư tưởng. " [2]
Trần Độ  chỉ trích duy vật chủ nghĩa của cộng sản:
Chủ nghĩa Mác là duy vật, nhưng hệ tư tưởng cầm quyền lại thiên về duy tâm. Hệ tư tưởng này hầu như tin vào vai trò tuyệt đối của tư tưởng, tinh thần, cho đó là yếu tố quyết định của mọi công tác, mọi thành công, hầu như tin rằng các mục tiêu kinh tế đạt được là do nêu cao các khẩu hiệu tuyên truyền và sự nhắc lại nhiều lần các khẩu hiệu đó. Ví dụ cứ nói đi nói lại nhiều lần số phần trăm của tăng trưởng kinh tế thì sẽ đạt được mục tiêu, cứ lắp khẩu hiệu "công nghiệp hóa, hiện đại hóa " vào mọi hoạt động như là nuôi lợn, nuôi gà, quét sạch đường, chợ... thì ta sẽ đạt được hiện đại hóa. Bệnh duy ý chí rất nặng một thời, nay vẫn còn. Duy ý chí thì cũng là duy tâm. Sự thần thánh hóa, linh thiêng hóa, tuyệt đối hóa lãnh tụ, cấp trên, các nghị quyết, các ý kiến lãnh đạo, thì cũng quá là duy tâm và ngược lại tinh thần của chủ nghĩa Mác. Ý thức hệ cầm quyền rất cần "duy tâm ", thế dễ khống chế tư tưởng toàn xã hội. Thật ra lãnh tụ hay cấp trên cũng là những con người có những nhu cầu và tình cảm như mọi người. Những quyết định lãnh đạo vẫn có thể có những sơ hở, sai sót và sai lầm. Không thể chỉ có đúng đắn và sáng suốt. Phải để cho dân được bình luận! (MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI II , 5\
Nguyễn Kiến Giang nhận định rất đúng về bệnh duy ý chí, không tưởng của Cộng sản.
 Hậu quả của các dự án xã hội không tưởng là rất nguy hại, nhất là khi chúng được coi là duy nhất khoa học có thể có, nghĩa là khi chúng biến thành những tín điều. Khi đó, tính không tưởng biến thành một thứ duy ý chí, những dự án duy ý chí được đem áp đặt cho xã hội và con người, nhân danh sự giải phóng con người, để cuối cùng, trở thành một sự chuyên chế đối với con người cũng nhân danh con người. Sự vận động từ ý thức đến thực tiễn không thể tránh khỏi các khâu chuyển tiếp sau đây: không tưởng - duy ý chí - chuyên chế. Và nếu sự vận động ấy lại diễn ra từ khâu chuyên chế thì quá trình đó lại tăng thêm chất duy ý chí và chất không tưởng lên gấp bội, để rồi lại vận động theo chiều ngược lại, với hậu quả là sự chuyên chế cũng tăng lên gấp bội.

Những dự án xã hội không tưởng còn mang lại một hậu quả khác, cũng không kém nghiêm trọng: nhân danh tương lai để bắt buộc con người hy sinh hiện tại. Và khi cuộc sống hiện tại của con người bị hy sinh cho tương lai, thì chính cái tương lai ấy sẽ không bao giờ tới. Thay thế cho cái hiện tại bị hy sinh, cái tương lai không bao giờ tới là cái quá khứ mà con người muốn từ bỏ nhưng bây giờ lại chìm sâu vào đó.
 
SUY TƯ 2 * KHỦNG HOẢNG & LỐI RA
Sự thất bại của duy ý chí, không tưởng là do chạy theo Stalin và Mao Trạch Đông về kinh tế hoạch định phản khoa học và phi nhân.
Bài học hiện đại hóa thất bại của “mô hình Xô-viết” cũng rất đáng được chú trọng. Chúng ta đều biết rằng Liên Xô đã công nghiệp hóa rất thành công trong một thời gian không dài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp nặng, và đã trở thành một trong hai siêu cường quân sự của thế giới. Nhưng chính khi đạt tới những đỉnh cao ấy, Liên Xô đã sụp đổ ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Có thể từ đó rút ra nhiều bài học khác nhau, nhưng đứng về mặt hiện đại hóa mà xét, đó là hậu quả của một đường lối hiện đại hóa phiến diện, bỏ quên những nhu cầu sống ngày càng lớn của con người, nhất là dưới sức ép của mức tiêu dùng ngày càng cao và đời sống tự do hơn về tinh thần của các nưóc phương Tây. Hay nói như một nhà nghiên cứu trong những năm cuối cùng của chế độ Xô-viết: đằng sau những kế hoạch khổng lồ, không có con người.
 
 Thuyết duy vật của Karl Marx cũng là một  ý thức hệ. Aleksandr Zinovyev nói rất đúng:
"Không giống như khoa học, một ý thức hệ được xây dựng trên các biểu thức không rõ ràng, nó yêu cần phải giải thích.Ý thức hệ thì không thể kiểm tra hay thử nghiệm, cũng không có thể bác bỏ vì những cái đó vô nghĩa. [...] Trong khi phát sinh, một ý thức hệ có thể có tham vọng là một khoa học. Tuy nhiên, việc trở thành một ý thức hệ, nó sẽ mất tất cả các đặc điểm chính của khoa học. Chủ nghĩa Mác cải trang như khoa học và do đó nó dễ dàng hơn cho chủ nghĩa Mác để miêu tả xã hội hiện có như hành động trên cơ sở của pháp luật khoa học của lịch sử của mình, để miêu tả sự ích kỷ và ngu ngốc của giới lãnh đạo khéo léo như tầm nhìn xa khoa học vv .. "Không một khái niệm nào của chủ nghĩa Mác phù hợp với các quy tắc của các khái niệm khoa học.
III. CỘNG SẢN LÀ MỘT TRIẾT LÝ THẤT BẠI
  Cuối thế kỷ XX, nhân loại mới thấy sai lầm đổ vỡ của chủ nghĩa cộng sản, nhưng từ thời cổ, các triết gia đã nhận thức về sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản thất bại vì nhiều nguyên nhân:

1. Cộng sản là không tưởng, xa thực tế

 Trong TNCS, Marx đã mơ xóa tan giai cấp, rồi tiến lên xóa tan biên cương quốc gia và quốc gia trở thành vô chánh phủ. Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II , 5 ).

 Trong quyển Hệ Tư Tưởng Đức (1845), Marx đã mơ mộng:

Trong xã hội cộng sản, nơi không có ai bị giới hạn lĩnh vực hoạt động nhất định… xã hội điều tiết toàn bộ quá trình sản xuất và vì vậy sẽ tạo điều kiện cho tôi hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, sáng đi săn, giữa trưa đi câu cá, chiều chăn gia súc, sau bữa ăn tối thì làm phê bình - tuỳ thích – và không vì thế mà biến tôi thành thợ săn, ngư dân, người chăn nuôi hay nhà phê bình. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 5, [1]
 
George Lukacs cũng theo Marx mà mộng tưởng:
Vì vậy việc loại bỏ tư hữu chính là điều kiện cần thiết của tự do chân chính. Phải giải thoát khỏi sự phụ thuộc đó thì nhân loại mới đạt đến sự tự thể hiện hoàn toàn. Phân công lao động sẽ biến mất và người ta có thể tự do chuyển từ công việc này sang công việc khác. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 5, [1]
Cũng như Marx , sau này Lenin nói về sự tiêu vong của nhà nước. Milovan Djilas nhận định về quan niệm nhà nước tiêu vong của cộng sản như sau: Điều đặc biệt là ngược lại với lí luận về sự “tiêu vong”, chức năng của nhà nước ngày càng mở rộng và phân nhánh cùng với số người tham gia vào bộ máy ngày một đông hơn. Nhận thức được rằng vai trò của bộ máy nhà nước sẽ ngày càng mở rộng và phức tạp thêm (dù xã hội đã chuyển sang giai đoạn “phi giai cấp”, giai đoạn “cộng sản), Stalin quyết định rằng nhà nước sẽ tiêu vong khi tất cả các công dân đều sẵn sàng nhận những công việc của ông ta, đạt đến trình độ của ông ta. Lenin cũng từng nói tới giai đoạn khi một bà nấu bếp cũng đảm đương vai trò quản lí nhà nước. Như chúng ta đã thấy các lí thuyết tương tự như của Stalin từng hiện diện tại Nam Tư. Nhưng không lí thuyết nào có thể san bằng được cách biệt giữa giáo điều cộng sản về nhà nước, nghĩa là sự “tiêu vong” các giai cấp và “tiêu vong” của nhà nước trong chế độ “xã hội chủ nghĩa” của họ với chế độ đảng trị-toàn trị trên thực tế (GIAI CẤP MỚI IV, 16)
 Nguyễn Kiến Giang đã phê bình bệnh không tưởng của cộng sản:

 Người ta tưởng rằng với chủ nghĩa xã hội, tất cả những tật bệnh xã hội phát sinh dưới chủ nghĩa tư bản sẽ được khắc phục, nhất là chế độ người bóc lột người. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều tuyên bố xóa bỏ xong các giai cấp bóc lột. Nhưng kết quả là thế nào? Kết quả là chủ nghĩa xã hội vẫn không tỏ rõ được ưu thế của nó đối với chủ nghĩa tư bản. (SUY TƯ 90 * III, 3).


Những điều mà Karl Marx viết nếu không là mơ mộng thì là lừa dối. Boris Yelsin viết: "Thôi đừng nói về cộng sản nữa. Cộng sản chỉ là một ý tưởng, một cái bánh ở trên trời".brainyquote

Tổng thống Ronald Reagan nói:"Chủ nghĩa cộng sản chỉ thành công ở hai nơi: Trên thiên đàng thì không cần nó, còn địa ngục thì đã có sẵn en.wikiquote.

 2. Chủ nghĩa cộng sản trái với nhân tâm.

  Những khẩu hiệu của cộng sản nào là tự do, dân chủ, bình đẳng, vì dân, vì giai cấp vô sản chỉ là những lời lừa đảo. Ban đầu, một số dân chúng tin lầm, nhưng sau nhận thấy bộ mặt thật của cộng sản, họ sẽ không còn hợp tác với cộng sản nữa  Nông dân thì chỉ cày cấy đủ ăn, công nhân thì lảng công, đình công. Do đó sản xuất tụt dốc. Kinh tế phải suy đồi. Không ai tích cực làm việc khi bụng đói. Không ai hăng hái làm việc cho bọn cộng sản sống phủ phê. 
 Chủ nghĩa cộng sản chân thực cần có ba điểm: nhân đạo, dân chủ và xã hội.
Muốn thi hành cộng sản chủ nghĩa nhân đạo thì trước htế người lãnh đạo phải có lòng nhân đức, bác ái, còn vô sản chuyên chính, sát hại hay đánh đổ tư bản và cấm tư hữu là tàn ác.  Có nhân đạo thì mới có tự do và dân chủ. Độc tài hay toàn trị, độc đảng hay chuyên chính là phi dân chủ. Dưới chế độ quân chủ, người dân cũng được tôn trọng trong khi một số chế độ mang nhãn hiệu dân chủ thì độc tài, phản dân hại nước. 

  Còn tính xã hội là phải chú trọng nâng đỡ người nghèo, san bớt hố cách biệt xã hội. Từ đầu, cộng sản đã phi dân chủ vì cộng sản loơi dụng gia cấp đấu tranh để lợi dụng giai cấp vô sản mà chiếm quyền và hưởng lợi. Sau đó, cộng sản hành hạ, bóc lột nhân dân là đã mất tính chất xã hội chứ không cần đến khi cộng sản bỏ "bao cấp", thực hiện "tư hữu hóa". Lúc này là cộng sản trở thành giai cấp mới, giai cấp tư bản đỏ một cách công khai. Chúng cướp tài sản công và tư, chúng làm cho quốc khố cạn kiệt, kinh tế quốc gia sụp đổ vì túi tham của chúng.

Có hai bộ mặt cộng sản. Khi chưa nắm quyền thì cộng sản nhũn nhặn, lịch sự, nhưng một khi cộng sản nắm quyền thì họ trở mặt, họ công khai tàn ác bất nhân như cướp tài sản nhân dân, công khai tàn bạo như vụ Hồ Chí Minh giết bà Nguyễn Thị Năm, vụ bịt miệng linh mục Lý trước tòa, công khai đạp mặt đánh vào đầu dân chúng biểu tình chống Trung Cộng, thản nhiên hống hách và coi khinh nhân dân. Vì phản dân chủ, cộng sản đã tạo ra và để lại tham quan nhũng lại và nạn quan liêu.


Trần Độ viết: "Đảng cộng sản từ một Đảng người-giải-phóng đã trở thành một Đảng cai trị, thực hiện một nền thống trị không dân chủ và phản dân chủ. Đảng thực hiện độc tài và toàn trị.
Hàng trăm ngàn người không công nhận chế độ chính trị xã hội và cả đời sống nghèo khổ đã bỏ đất nước ra đi. Đó là một hiện tượng xã hội cần được xem xét khách quan, không thể quy hết vào âm mưu phá hoại của địch và là hành động của những phần tử phản động.TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN II
Xu hướng quan liêu hoá, vốn là bản chất của các chế độ cộng sản, cũng là nguyên nhân dẫn tới các thất bại trong lĩnh vực kinh tế, giúp cho chế độ mau sụp đổ hoặc buộc họ chỉ giữ được cái vỏ cộng sản nhưng phải chia tay với tất cả những gì mà cái vỏ đó che đậy. Quốc hữu hoá các phương tiện sản xuất chỉ dẫn đến kết quả là đã chuyển quyền quản lí tất cả các phương tiện đó vào tay các quan chức, những người không có kiến thức quản lí và cũng chẳng có nhu cầu quản lí cho có hiệu quả. Hậu quả tất yếu sẽ là: năng suất lao động giảm.(Pipes, 156)

Ernest Renan  đã nhận định về chủ nghĩa cộng sản:"Cộng sản là trái với nhân tính"(brainyquote.com )

 Andre Malraux  viết:"Cộng sản phá hoại dân chủ, dân chủ phá hoại cộng sản"(brainyquote.)

 3.Cộng sản coi khinh  trí thức.
 (1). Trí thức là kẻ thù
 Trên lý thuyết, cộng sản tôn trọng giai cấp vô sản, nhưng thực tế cộng sản chỉ yêu bản thân chúng, chúng không quan tâm đến quốc gia, dân tộc và giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản chỉ là cái bung xung của cộng sản, họ lợi dụng vô sản để đánh tư bản, để cướp của nhà giàu.Họ dùng danh từ vô sản vì trong thế giới dân nghèo đông hơn nhà giàu. Họ lừa bịp khi dùng danh từ vô sản vì ai cũng tưởng mình vô sản. Marx cho rằng chỉ có thợ thuyền có tay nghề gỉỏi, làm việc trong các hãng xưởng tư bản mới là công nhân ( như Đỗ Mười, Võ Chí Công) (phụ bếp như bác là không phải vô sản). Còn nông dân, trí thức, lao động cá thể, các giai cấp trung lưu đều là thành phần nếu không lưng chừng thì cũng là phản động. 

Vì vậy mà thất bại kinh tế, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đổ tội cho nông dân, trí thức, tín đồ các tôn giáo là phản động nên đã giết hại, bỏ tù họ. Lenin, Stalin, Mao ,Hồ đã đánh đuổi trí thức, và đưa nông dân và các đảng viên không kiến thức vào các chức vụ từ địa phương đến trung ương. Đây là một chính sách chung của các đảng cộng sản, và cũng là một điểm cốt yếu làm cho cộng sản thất bại. Từ khởi thủy cho đến nay, các chế độ đều coi tổ quốc là của chung mọi người, ai tài giỏi đều được tin dùng, không kỳ thị. 

Chế độ quân chủ tôn trọng trí thức nên đã đưa đến cuộc cách mạng kỹ nghệ ở thế kỷ XVII-XVIII, và cách mạng kỹ nghệ đã đưa chế độ quân chủ chuyển sang tư bản, chính Marx trong Tuyên Ngôn Cộng sản đã ca ngợi thành công của tư bản. Trái lại, cộng sản thi hành chính sách Tần Thủy hoàng, đốt sách, chôn học trò thì làm sao khoa học phát triển? 

 Cộng sản coi khinh trí thức và tôn giáo cho nên những trí thức và nhà tu hành đi theo cộng sản là những người dại dột. Họ chài mồi trí thức và nhà tu là để tuyên truyền, lợi dụng. Những Trần Đức Thảo , Nguyễn Mạnh Tường chỉ dùng dạy học, những con tướng tá VNCH du học ở Pháp sau theo Việt Cộng về Hà Nội trong khoảng 1960-70 thì chỉ đứng ngồi chầu rìa trong ban Việt kiều.


Sau này, nhận thức tai hại này, Stalin đã phải thuê chuyên viên các nước tư bản xây dựng lại nông nghiệp, công nghiệp cho nên khoa học Liên Xô mới tiến triển. Tại Việt Nam, sau 1975, cộng sản cũng đánh đuổi, bỏ tù trí thức, họ đưa các ông trung tá, đại tá Cộng sản i tờ về làm giám đốc các ngân hàng, xí nghiệp, công ty. Họ đưa cô gái bán cà phê về thôn quê vùng kinh tế mới, và đưa cô gái quê vào thành thị làm cán bộ cửa hàng. Họ làm thế vì họ theo Nga, Tàu, và làm thế để  vỗ về giai cấp vô sản, và đem lợi lộc cho những kẻ theo họ. Họ theo đường lối "hồng hơn chuyên", họ theo khẩu hiệu"muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa phải dùng người chủ nghĩa xã hội", là dùng người thân, người của đảng chứ không dùng người gỉỏi, cho nên thất bại là việc đương nhiên. Hơn nữa, chiếm miền Nam là chiếm một kho tàng, họ phải đuổi người Nam kỳ, cả người Nam kỳ tập kết cũng chung số phận để giành công ăn việc làm cho miền Bắc khốn khổ. Oc địa phương của người cộng sản lớn như vậy mà làm sao xây dựng một xã hội không giai cấp, một thế giới không biên cương quốc và không hận thù?

Sau 1917, Lenin thất bại kinh tế và bi dân chúng chống đối, Lenin nổi điên bắt giam, đánh đuổi nông dân ( ông gọi là kulak nghĩa là gán cho họ là nhà giàu) , và trí thức. Vì vậy nông nghiệp và công nghiệp thất bại trầm trọng, phải thuê mướn chuyên viên ngoại quốc với giá đắt, và phải nhập hàng ngoại quốc. Chuyên gia nổi tiếng là  Albert Kahn  người Đức đã xây dựng khoảng 521 nhà máy từ 1930-1932.  Viên chức Sô Viêt ước tính sản phẩm hàng năm  gia tăng 13, 9% nhưng chuyên gia Tây phương cho rằng chỉ là 5,8% hay 2,9%. Chỉ sau khi Stalin chết, kinh tế có tiến chút đỉnh.  (http://en.wikipedia.org/wiki/Joseph_Stalin)

Tình trạng Việt Nam sau 1975 cũng vậy. Họ đánh đuổi kỹ sư Việt Nam Cộng hòa để giành quyền quản lý cho cán bộ đảng i, tờ như tại nhà máy thủy điện Danhim, cuối cùng phải sang nhờ Nhật Bản, Nhật Bản phải mời kỹ sư người Việt Nam trở lại Danhim.Trần Độ là cộng sản nhưng ông phản đối cái lối vô sản chuyên chính, là cách dùng người dốt cai trị  người trí thức:
Nhưng rõ ràng có nhiều hiện tượng người dốt người kém lại cai trị, điều khiển người có tri thức; người không biết chuyên môn lại có quyền sai bảo dạy dỗ người có chuyên môn; người có trình độ rất thấp lại đi dạy dỗ chỉ đạo khắp nơi khắp chốn. Những hiện tượng đó là có thật, có thật rõ ràng, ai ai cũng thấy, ai ai cũng biết. TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I

(2).Tính giai cấp và tính đảng
Trong mọi hành x, người cộng sản đều theo tính giai cấp và tính đảng. Tính đảng cao hơn tính giai cấp. Thí dụ có ba anh ăn trộm, anh cộng sản thì không bị tội hoặc chỉ xử lý nội bộ.  anh con nhà quan lại thì bị án 10 năm, còn anh nông dân chỉ bị một năm. Tại Thanh Hóa thời 1945-54, bọn cộng sản cấm các bác sĩ săn sóc cho phản động, phong kiến và tư sản, vì vậy một số bác sĩ đã bỏ về thành.

4. Giáo dục thất bại
Mục đích giáo dục của thời  quân chủ và tư bản là đào tạo người tài đức để phục vụ quốc gia. Còn giáo dục cộng sản thì chọn thầy giáo theo tính đảng và tính giai cấp, nghĩa là chọn thầy giáo theo lý lịch, là chọn thầy dốt, trò dốt cho nên cũng chọn chương trình kém cho hợp với thầy và học trò. Sự giáo dục này làm thoái hóa dân tộc, kìm hãm sự tiến bộ quốc gia, đồng thời tạo bất công xã hội. Nhất là thi cử khi con đảng viên  một hai điểm thì được vào đại học, con em "ngụy quân ngụy quyền " và thường dân phải có điểm từ 12 đến 16 mới vào được đại học.Vào đại học nhưng khi ra trường lý lịch kém, không thân thế thì cũng như khôngChủ nghĩa lý lịch và chủ nghĩa thành phần là trái nguyên tắc dân tộc, dân chủ và bình đẳng, nó làm tiêu hao tiềm năng và trí tuệ dân tộc vì cộng sản loại trừ những người ưu tú của đất nước mà dùng bọn ngu dốt nịnh hót và tham tàn..
Trần Độ  đã chỉ trích chủ nghĩa lý lịch, chủ nghĩa thành phần của cộng sản.


Rõ nhất là học thuyết về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Học thuyết này được người vận dụng nó đưa tới những chủ nghĩa kinh khủng như “chủ nghĩa thành phần”, “chủ nghĩa công nông”, “chủ nghĩa lý lịch” … Các thứ chủ nghĩa ấy làm cho học thuyết giai cấp bị méo mó thành bất nhân bất nghĩa. TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN III

. Chương trình giáo dục thời trước là nâng cao trình độ kiến thức còn giáo dục cộng  sản chỉ tạo ra những con vẹt, những người kém. Ngày nay cộng sản thấy xấu hổ khi các chính tri gia quốc tế ai cũng tiến sĩ, họ bèn cấp tốc đào tạo hàng ngàn tiến sĩ nhưng trong đó số lớn là tiến sĩ ma, tiến sĩ giấy. 

Các chế độ đều có nền giáo dục nghiêm minh, các sinh viên, học sinh phải học hành thi cử khó khăn mới ra làm việc, còn cộng sản số lớn không học mà làm quan cho nên con cái họ cũng theo lối làm quan không cần học, nhưng vẫn cần danh nên học dốt vẫn lên lớp, vẫn đậu cao. Nạn quay cóp, thả phao trong phòng thi, nạn mua bán trong giáo dục đã trở thành nghiêm trọng.Một nền giáo dục như thế làm sao tạo nên một hàng ngũ trí thức tài giỏi để đưa đất nước cường thịnh?


Richard Pipes viết về trình độ học vấn của đảng Cộng sản thời Lenin như sau:


Cuộc khảo sát được thực hiện ở Liên Xô vào năm 1922 cho thấy chỉ có 0,6 phần trăm đảng viên có bằng tốt nghiệp đại học và 6,4 phần trăm có bằng tốt nghiệp trung học. Trên cơ sở các số liệu đó, một nhà sử học Nga đã đưa ra kết luận là 92,7 phần trăm đảng viên không đủ kiến thức ngõ hầu thực hiện các nhiệm vụ mà đảng giao phó (4,7 phần trăm đảng viên là người mù chữ).


Lenin đã phải cay đắng công nhận sự thật này vào năm 1921, khi ông ta hạ lệnh tiến hành “làm trong sạch” để loại bỏ những kẻ “ăn bám”.(Pipes, 156)

Nguyễn Kiến Giang  nhận định về giáo dục Việt Nam:
... do những nhiễu loạn về tâm lý xã hội trước những biến đổi lớn về định hướng nhân cách, do "thị trường hóa", "thương mại hóa" nhà trường một cách ồ ạt và những nguyên nhân khác nữa, chúng ta đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng giáo dục thật sự, khiến mọi người rất lo ngại. Người ta kiếm tiền vô tội vạ trên lưng những gia đình có con em đi học. Người ta nhồi nhét đủ thứ cần và không cần cho học sinh.

Người ta buôn bán "bằng rởm", gieo rắc thói giả dối và cả thói hối lộ vào những tâm hồn non nớt. Những chương trình học quá tải đang hành hạ trẻ em chúng ta, và đó cũng là một nguyên nhân chính đưa tới việc kiếm tiền kèm theo sự trù úm của một số không ít giáo viên bằng "học thêm, dạy thêm" với những tác hại không thể lường được.
SUY TƯ 5 * QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI 2

Thật vậy, sau một thời gian tự hào về vô học, vô sản, khinh miệt trí thức, nay có tiền, người ta cũng cần có danh vì vậy Việt Nam trong vài năm đã có hàng chục ngàn tiến sĩ ma.

 5. Thất bại kinh tế, chính trị

 
Cộng sản thất bại rõ rệt về kinh tế. Trong các chương trước, chúng tôi đã nói về sự thất bại kinh tế của Lenin, Stalin, và Mao Trạch Đông đã làm thiệt hại hàng chục triệu người ở Liên Xô và Trung Quốc. Vì thất bại kinh tế cho nên Đặng Tiu Bình phải từ bỏ kinh tế chỉ huy mà quay sang kinh tế thị trường. Theo Richard Pipes so sánh Nam Hàn với Bắc Hàn ta thấy Bắc Hàn lợi tức tính theo đầu người là $900 trong khi Nam Hàn là $13.000  ( Pipes, 152)
 Trần Độ so sánh kinh tế VNCH và kinh tế cộng sản, ông cho rằng kinh tế cộng sản là một thất bại:


Hãy nhìn lại xem: từ năm 1975 đến 1985, mười năm xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước và nước có tên là: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa” thì đất nước ra thế nào ? Có phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không ? Thắng lợi 1975, ta đã thu lại một nửa nước no đủ và đầy hàng hoá, thế mà ta đã phát huy thắng lợi đó ra sao, mà đến những năm đầu của thập kỷ 80, cả nước đói nghèo, ngắc ngoải. TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I

Nguyễn Kiến Giang viết về kinh tế Việt Nam và thế giới:

"Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều tuyên bố xóa bỏ xong các giai cấp bóc lột. Nhưng kết quả là thế nào? Kết quả là chủ nghĩa xã hội vẫn không tỏ rõ được ưu thế của nó đối với chủ nghĩa tư bản.
SUY TƯ 3 * TIẾP CÂN THẾ GIỚI

  Ông viết về sự nghèo khổ của nhân dân Việt Nam dưới chế độ cộng sản sau ngày hòa bình
:



Một số người ăn tiêu xả láng, phè phỡn trên những đống của kiếm được bằng ăn cắp. Còn đại đa số dân ta, những người lao động lương thiện, ngày càng khốn khổ. Tiền lương thực tế không đủ nuôi bản thân. Hàng chục vạn vạn người “dư dôi”, thực chất là thất nghiệp. Nông dân đã kiệt quệ trong những năm “hợp tác” trước đây, tuy có khá hơn sau khi thực hiện “khoán 10”, vẫn sống nheo nhóc vì bị ăn chặn ở các khâu bán ra, mua vào (cả tư thương lẫn quốc doanh) và vì đóng góp quá sức. Trí thức không sống được bằng “chất xám”, bằng năng lực và tài năng, phải kiếm ăn bằng “tay trái”, phải “xuất khẩu lao động” để tự cứu."
SUY TƯ 3 * TIẾP CÂN THẾ GIỚI

Nguyễn Kiến Giang nhận định về kinh tế Việt cộng như sau:


"Mấy chục năm noi theo “mô hình Xô Viết” kiểu Stalin (có cải biên sau đó ít nhiều), đất nước không những không tiến gần tới những lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà còn xa rời hơn. Sản xuất không hiện đại hóa được, các hoạt động kinh tế không có hiệu quả, mức sống của đại đa số dân chúng sa sút, công thêm đời sống tư tưởng và chính trị ngày càng bị siết chặt, những bất mãn xã hội ngày càng tăng, các tệ hại xã hội xảy ra sâu hơn và rộng hơn (như có người nhận xét: còn hơn cả dưới các chế độ cũ). Giống như các nước xã hội chủ nghĩa khác, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện từ cuối những năm 70. SUY TƯ 31* CHỦ NGHĨA MAC LÊ 2
  Nguyên nhân là một xã hội tham nhũng, bất công, giai cấp mới lạm dụng quyền uy giao tài sản quốc gia cho gia đình và thủ hạ thân tín. Bọn này mặc sức lừa đảo, gian dối để cướp hàng trăm triệu, hàng tỷ đô la tiền bạc quốc gia. Vinashin, Vinalines , PMU18, Petrolimex là những bức họa đen tối của kinh tế, chính trị Việt Nam.Nguyễn Kiến Giang viết:

"Bởi vì, ai có thể tin được những lời "giáo huấn" của những kẻ lợi dụng chức quyền để làm giàu vô tội vạ, ngồi trên những đống tài sản công khai và ngầm ẩn có thể nuôi tới mấy đời, với những khoản tiền gửi ở ngân hàng nước ngoài, những biệt thự mua sắm cũng ở nước ngoài. Tâm lý hãnh tiến, giả dối, lừa bịp, ở một mức độ nhất định, chính là bắt nguồn từ đó. Làm gì và làm thế nào để thu hẹp và xóa bỏ những bất công xã hội lồ lộ trước mắt mọi người ấy?SUY TƯ 5 * QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI 2  

Hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng được ném vào hàng loạt nhà máy xi măng "lò đứng" vừa lạc hậu vừa làm ô nhiễm môi trường. Hàng loạt nhà máy đường, nhà máy bia... không tìm được thị trường tiêu thụ. Ta chưa làm một tổng kết đầy đủ xem nền kinh tế còn yếu kém của nước ta phải gánh chịu những tổn thất ấy đến mức nào. Cách giải quyết thật dễ dãi: rút kinh nghiệm và đình chỉ. Một vấn đề nữa cũng rất đáng quan tâm: việc mua thiết bị kỹ thuật và công nghệ nước ngoài. Theo tính toán, những thiết bị mua về phần lớn (khoảng 70%) là lạc hậu, và trong nhiều trường hợp giá mua lại rất đắt. Những hoạt động trục lợi bên trong cũng như bên ngoài (thường là có sự móc ngoặc của hai phía) đã bắt nền kinh tế nước ta, mà xét đến cùng là bắt mọi người dân phải trả. Chúng ta bị thiệt hại chung về mặt này đến mức nào, cho đến nay vẫn chưa có cơ quan nào trả lời. Đây là một lỗ hổng rất lớn của nền kinh tế quốc dân, nếu không sớm lấp đi, thì việc chuyển giao công nghệ không những không giúp ta rút ngắn được tiến trình công nghiệp hóa mà còn kéo dài tiến trình này. SUY TƯ 5 * QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI 2

Bên cạnh những thiệt hại sinh mạng, thiệt hại về kinh tế, chủ nghĩa cộng sản còn di họa cho đời sau về tinh thần. Richard Pipes nhận xét về nước Nga như sau:
Nga là nước bị chế độ cộng sản cai trị lâu nhất và một trong những hậu quả của nó là nhân dân mất hết lòng tin vào năng lực của chính mình. Vì dưới chính quyền Xôviết mọi hoạt động đều phải được cấp trên chuẩn y, còn sáng kiến thì bị coi là tội lỗi cho nên dân chúng đã đánh mất khả năng tự quyết định, dù là việc lớn hay việc nhỏ (trừ việc phạm pháp); người ta luôn sống trong tình trạng chờ đợi mệnh lệnh. Sau giai đoạn hồ hởi chào đón tiến trình dân chủ hoá, người ta lại cảm thấy thiếu một bàn tay sắt. Nhân dân không có khả năng mà cũng chẳng có ước muốn được đứng trên hai chân của chính mình và tự quyết định lấy số phận của mình. Và đây là thiệt hại không nhỏ mà chủ nghĩa cộng sản đã gây ra cho nhân dân Nga cũng nhân dân các nước đã bị chế độ cộng sản thôi miên trong một thời gian dài. Nó cũng giết chết cả sự tôn trọng đối với lao động và tinh thần trách nhiệm trước xã hội của các công dân.(Pipes, 159)
 
Cộng sản điên rồ mù quáng và tàn ác khi cho rằng các thuyết xã hội làtiêu cực, chỉ có Marxist là tích cực và hữu hiệu, nhưng than ôi nó đã tạo nên bao  sông máu núi xương. Mikhail Gorbachev đã nhìn thấy quá khứ đau thương của nước Nga và nhân loại: Tôi sẽ là người ngây thơ khi nghĩ rằng vấn đề gây đau khổ cho nhân loại ngày nay có thể giải quyết bằng những phương tiện và phương pháp mà người ta đã áp dụng trong quá khứ và tưởng là hữu hiệu. (brainyquote.com)
 
Chủ nghĩa cộng sản chỉ mang lại chiến tranh, đau khổ và làm cho hàng trăm triệu người chết và một xã hội điêu tàn. Đúng như thủ tướng Churchill đã nhận định:"Chủ nghĩa xã hội là một triết lý thất bại, là một tín điều ngu dốt,  và là  phúc âm đố kị, bản chât của nó là chia đều đau khổ(brainyquote.com )

IV. CỘNG SẢN, MỘT TÔN GIÁO
   Cộng sản giáo điều, cộng sản trở thành một tôn giáo.  Giáo điều là tin hoàn toàn vào ý thức hệ, tin vào lời dạy của các bậc thánh, bậc giáo chủ trong các tôn giáo. Họ cứ tin và áp dụng cứng ngắc vào thực tế cuộc đời
Chủ nghĩa Marx dạy tránh giáo điều, đừng làm cho triết lý trở thành chết, đông lạnh , xương khô’’ (V. I. Lenin, Poln. sobr. soch., 5th ed., vol. 18, p. 138). Marx dạy về Duy vật biện chứng cho rẳng lý thuyết duy vật biện chứng không có sự thực trừu tượng, mà sự thực là cụ thể. (E.P.SITKOVSKII. http://encyclopedia2.thefreedictionary.com/Dogmatism )

Mặc dầu Marx chỉ trích tôn giáo:" Tôn giáo là thuốc phiện" nhưng sự thực thì Marxism đã trở thành một tôn giáo. David Miliband nói:" Cộng sản là một thứ tôn giáo".( .brainyquote)

 
(1). Sùng bái cá nhân trong cộng sản là hình thức tôn giáo. Sự sùng bái này có thể là hình thức, là bắt buộc. Sùng bái cá nhân trong việc treo ảnh tưọng, lăng mộ, hoan hô, khẩu hiệu, giáo dục học đường, thông tin tuyên truyền. Dạy chính trị, dạy môn văn như dạy chính trị chẳng khác gì các tôn giáo dạy kinh điển. Sách Đỏ của Mao Trạch Đông, lăng Lenin, Hồ Chí Minh chính là mô phỏng tôn giáo.

(2). Cộng sản cũng giống giáo hội Thiên Chúa giáo thời trung cổ kết án Galileo khi họ cấm dạy
các vấn đề khoa học, sử học  ở nhà trường vì trái với Mác Lê.
Trần Trọng Kim đã nhận thấy cộng sản cũng là một tôn giáo.


Cộng sản đảng, theo cách tổ chức và hành động của họ, là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ cốt lấy sự mê tín mà tin, chứ không hoài nghi hay đi trệch ra ngoài. Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có thiên đường là nơi cực lạc. Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này. Ai tin theo đạo ấy là phải tin lý thuyết của Các Mác và Lê Nin là tuyệt đối chân chính, đem áp dụng là được sung sướng đủ mọi đường, tức thực hiện được cảnh thiên đường ở cõi đời. Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo cộng sản là đạo hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa, nhất thiết phải nghĩ sùng bái những ngƣời như Các Mác, Lê Nin, Sử Ta Lin để thay những bậc thần thánh cũ đã bị truất bỏ. Ðã tin mê cái đạo ấy và đã coi lý thuyết ấy là chân lý tuyệt đối, thì ngoài cái lý thuyết ấy ra, là tà giáo, là tả đạo. Ai không tin theo và phản đối những người đứng đầu đảng, tức là những bậc giáo chủ, thì là người phản đạo, tất phải trừng trị rất nghiêm. Vì vậy mới có sự tàn
sát những ngƣời trong đảng cộng sản theo Trotsky, chủ Cộng Sản Ðệ Tứ Quốc Tế, là một chi
cộng sản phản đối Sử Ta Lin, chủ Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế. Vậy những tín đồ cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết có đời sống vật
chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa. Sống có một đời rồi hết, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình đuợc mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác.


Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết. Ai tin chỗ ấy là người sáng suốt, là người giác ngộ, ai không tin là người mờ tối, là người
mê muội. Vì có tư tưởng như thế, cho nên cha con, anh em, bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa của cộng sản và phục tòng những người cầm quyền của đảng, ngoại giả, giết hại lẫn nhau, lừa đảo nhau: Hễ ai làm những việc mà lợi cho đảng là người giỏi, người tốt. Gia đình, xã hội, phong tục, chế độ cũ đều bỏ hết, bỏ đến tận cội rễ, để thành lập xã hội mới. Cái xã hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc. Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc nữa, cũng chỉ là cái phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào để cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản. (TRẦN TRỌNG KIM * MỘT CƠN GIÓ BỤI, 37 )

 Robert Vincent Daniels nhận định: 

 Cộng sản quan liêu giáo điều đã phổ biến các  huyền thoại trong dân chúng và toàn đại lục , đồng thời chúng cũng thi hành các chính sách tàn độc , xảo quyệt trên hành tinh chúng ta."[4]

Nhiều người theo cộng sản sau nhận thức rằng chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời. Nguyên Tổng Bí thư  Trần Xuân Bách viết
 Mác sống thời chủ nghĩa tư bản cổ điển, ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại, có nhiều cái khác với thời Mác. Ngay thời Lê-nin, khi đề ra chính sách kinh tế mới (NEP), cũng đã đổi khác với những dự báo của Mác rồi.TRẦN XUÂN BÁCH * CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Nguyễn Kiến Giang viết:
Và bây giờ, chính sự vận động lịch sử lại đặt ra vấn đề chủ nghĩa xã hội trên một bình diện hoàn toàn khác trước. Chủ nghĩa xã hội hình thành về lý luận vào giữa thế kỷ XIX - đầu thể kỷ XX rõ ràng là không còn thích hợp nữa.



  Trong hoàn cảnh hiện nay ta không thể nào mọi cái đều nhất nhất theo chủ nghĩa Mác Lênin, bởi vì đó là một sản phẩm của một gia tài lịch sử hoàn toàn khác. Rất nhiều vấn đề của chủ nghĩa Mác Lênin đã bị lỗi thời. Nhưng quan trọng nhất là chủ nghĩa Mác Lênin, theo tôi không nên biến thành một hệ tư tưởng độc tôn của toàn xã hội bởi vì về tư tưởng thì ai cũng có thể có cả. 

Như bây giờ một tín đồ Công giáo, một người theo Phật giáo, một người theo Hồi giáo, hoặc là một người theo học thức gì, thì đấy là quyền cũa mỗi người nhưng không có một xã hội nào mà chỉ tuân theo độc nhất một hệ tư tưởng. Cái đó hệ quả như thế nào thì chúng ta cũng biết rất rõ.  PHỎNG VẤN * 32* SUY TƯ 90 * TỪ BỎ CS


Hồ Chí Minh và các lãnh tụ khác của cộng sản thế giới đã trở thành nô lệ của Stalin, nhất nhất đều ca tụng Thượng Đế Stalin ngôi cao trên trời thiêng liêng và có quyền phép ghê gớm. Bệnh sùng bái, bệnh nịnh hót, bệnh dối trá hợp nhau tạo nên bệnh  giáo điều trong chủ nghĩa cộng sản. Nguyễn Kiến Giang đã vạch rõ tệ sùng bái cá nhân và giáo điều của cộng sản:


 Một buổi tối tháng Năm, Cụ Hồ đến. Cụ rất nghiêm như ít khi thấy. Cụ nói thẳng vào những ý kiến phê phán Trung ương của một số cán bộ và nói: “Bác vừa đi Liên Xô về. Bác đã gặp đồng chí Stalin, đã trình bày đường lối của đảng ta với đồng chí Stalin. 

Nghe xong, đồng chí Stalin nhận xét: đường lối của Đảng các đồng chí là đúng. Mà đồng chí Stalin đã nói đúng là đúng, vì đồng chí Maurice Thorez nói, đồng chí Stalin là người không bao giờ sai cả”. Cả lớp im lặng và cảm thấy được thuyết phục hoàn toàn. Ví dụ nhỏ vừa nói cho thấy uy quyền của Stalin về mặt tư tưởng và lý luận đến mức nào.


  Không chỉ ở nước ta, ở một số nước khác cũng vậy. Chẳng hạn năm 1948, G. Dimitrov, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bulgari (trước đó là Tổng Bí thư Quốc tế Cộng sản), đã đưa ra luận điểm về con đường dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội khác với con đường xô viết, đó không phải là con đường chuyên chính vô sản. Stalin bác bỏ ngay luận điểm này và khẳng định: xô viết và dân chủ nhân dân chỉ là hai hình thức khác nhau của cùng một con đường chuyên chính vô sản, thực chất của dân chủ nhân dân cũng là chuyên chính vô sản. Dimitrov phải rút bỏ ý kiến của mình ngay. Có thể kể ra rất nhiều những ví dụ như vậy.SUY TƯ 90 * 31* CHỦ NGHĨA MAC LÊ 2


V. CỘNG SẢN MỘT LOẠI PHÁT XÍT
  

Chủ nghĩa Marx dùng võ lực cướp chính quyền và phát triền trên toàn cầu. Lenin, Stalin, Mao, Hồ chủ trương dùng quân sự, coi quân đội và công an là công cụ của đảng. Đảng ,quân đội, độc tài là ba điểm chính của phát xít và cộng sản. Ngay từ đầu, Marx đã coi phát xít là đồng minh. Marx cũng như Lenin, Stalin muốn đồng minh với Phát xít để diệt tư bản, nhưng than ôi, dù nhượng bộ Đức, làm tay sai cho Đức nhưng cuối cùng Liên Xô phải bắt tay với Mỹ.Ấy thế mà Lenin lại nói ngược lại. lại chỉ trích phát xít :"Phát xít là tư bản thoái hóa" .brainyquote.com/
 
 Cộng sản giống phát xít ở chỗ độc tài toàn trị, dùng quân sự để cai trị và xâm chiếm thế giới, lấy độc đảng làm lực lượng tiên phong, tuy rằng hai bên khác nhau, cộng sản thì tự dán nhãn hiệu quốc tế, phát xít thì theo chủ nghĩa quốc gia. Thành quả là hai bên đã sản sinh ra những bạo chúa, những tên độc tài khát máu, đã giết hàng triệu người. Cộng sản thì giết dân lành và gán cho họ tội tư bản, phong kiến, địa chủ, còn phát xít thì giết Do Thái.


Richard Pipes nhận định:
 " Lenin đã xây dựng bộ máy quản lí của mình theo mô hình quân đội. Chế độ cộng sản ở Liên Xô và những kẻ theo đuôi họ đã thực hiện việc quân sự hoá đời sống xã hội, buộc tất cả đều phải chịu sự chỉ huy từ trung ương. Cơ cấu như thế sẽ không có khả năng động viên toàn bộ sức người sức của cho nên không thể có phản ứng hữu hiệu trước những thách thức và không thể khuyếch trương ảnh hưởng của nó ra nước ngoài. Nó còn kém hiệu quả, phải nói là tê liệt, khi phải phản ứng trước những thách thức không thể giải quyết bằng quân sự.(Pipes, 156)
 
 Trần Độ viết:"Đã độc Đảng thì tất yếu phải kéo theo nhiều thứ “độc” khác: độc tài, độc đoán, độc quyền. Thế mà lại còn đòi lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, rồi lại còn thực hành chuyên chính của một giai cấp. Rõ ràng một chế độ như vậy mang theo đầy đủ tính chất của một chế độ không dân chủ và phải nói là phản dân chủ. Chế độ ấy rất có họ hàng với chế độ phát xít mà nhiều nhà trí thức thế giới đã nói...

  Nói thì “dân chủ, vì dân” mà làm thì chuyên chính phát xít. Cái đặc điểm đó cũng có nghĩa là nói dối, nói láo, lừa bịp, trò hề “nói vậy mà không phải vậy”. TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN II


VI. CỘNG SẢN,  ĐẾ QUỐC Đ
  Đế quốc là một chủ trương xâm lược các nước để mở rộng lãnh thổ, hay chiếm thuộc địa, hay để thâu vét tài nguyên để làm giàu cho mình. Đế quốc La Mã, đế quốc Anh là những đế quốc trong lịch sử. 

 Trong Tuyên Ngôn Cộng sản, Marx, Engels đã hé lộ lập đế quốc cộng sản thống trị toàn cầu ( Họ sẽ giành được cả thế giới. . .Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!)

 Đế quốc đỏ có tham vọng bãi bỏ tư hữu, cướp tài sản thế giới và tiêu diệt văn hóa truyền thống. Cộng sản mong muốn đưa chủ thuyết Marx làm cơ sở cho nền văn minh và tư tưởng thế giới. Đó là bệnh ngông cuồng và tham lam của những tên bạo chúa ngu xuẩn.
( Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành.. Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ)
Nga  cũng là một đế quốc vì Nga đã chiếm các nước lân cận lập liên bang Sô Viết. Liên Xô còn xuất cảng lý thuyết đấu tranh giai cấp đến các nước khác, và lập Quốc Tế 1, Quốc tế 2 và Quốc tế 3 để thực hiện mộng đế quốc của họ. Mặc dầu Liên Xô không có vua và luôn tuyên bố chống đế quốc xâm lược, thực tế qua hành động quân sự và bành trướng thế lực hơn một nửa thế giới, rõ là Liên Xô muốn làm bá chủ thiên hạ. Ban đầu Trung Quốc cam tâm làm tay sai Nga, nhưng sau khi Stalin chết, Mao cho mình là đủ sức thay thế Stalin trong vài trò lãnh đạo quốc tế cộng sản. Mao Trạch Đông đã chiếm Tây Tạng, Mông Cổ, và chiếm biên cương và hải đảo Việt Nam. Và Việt Nam là nước nhỏ cũng xâm chiếm Lào, Miên. Điều này chứng tỏ cộng sản khôn ngoan quỷ quyệt, nói và làm khác nhau để lừa người. Nghĩ cuộc đời mới thấy Phan Bội Châu là người thông minh già dặn trong chính trường.

 Trần Trọng Kim viết về đế quốc Liên Xô như sau:


Cái phương thuật của đảng cộng sản bên Nga khôn khéo chỗ ở ấy, tuy nói là bài trừ đế quốc chủ nghĩa và tiêu diệt những chế độ độc tài áp chế đời xưa, nhưng lại áp dụng chế độ độc tài áp chế hà khốc và tàn ác hơn thời xưa, và gây ra một thứ đế quốc chủ nghĩa theo một danh hiệu khác, để tự mình thống trị hết thiên hạ. Thành ra các nước đã theo cộng sản đều phải là những nước phụ thuộc nước Nga, cũng như bên Tàu ngày xưa các nước chư hầu phải phục tùng mệnh lệnh thiên tử. Thì ra trong thế gian này chẳng có gì là mới lạ. So chế độ cộng sản ở nƣớc Nga ngày nay có khác gì chế độ nhà Tần thời chiến quốc bên Tàu. Có khác là ở
những phương tiện theo khoa học và những mánh khóe hiện thời mà thôi, còn thì cũng tàn bạo gian trá như thế, và cũng dùng những quyền mưu quỉ quyệt để thống trị hết cả các nước.

( TRẦN TRỌNG KIM * MỘT CƠN GIÓ BỤI  37.)



VII. CỘNG SẢN,  TƯ BẢN Đ



Ngay sau khi cướp chính quyền, tịch thu tài sản của nhân dân thì cộng sản đã trở thành tư bản. Tư bản còn kém xa tư bản đỏ vì tư bản đỏ nắm toàn bộ chính quyền và toàn bộ tài sản trong nước. Tư bản và bọn Mafia còn sợ chính quyền, còn cộng sản thì không sợ ai c, quyền hạn của nó vô cùng to lớn. Muốn giam giữ ai, muốn chém giết ai, muốn cướp tài sản, muốn chiếm nhà cửa, ruộng đất của nhân dân và quốc gia là tùy ý họ. . Stalin, Mao, Erich Honnecker, Nicolae Ceaușescu, Enver Hoxha đã là những bạo chúa sống huy hoắc trong sự khốn cùng của nhân dân.  Djila Modivan  đã nói về giai cấp mới ở Liên Xô và Đông Âu.
 "Người cộng sản khát khao quyền lực như nắng hạn khát mưa. Câu: “Được làm vua thua làm giặc” thể hiện đúng bản chất họ...
Giai cấp mới khai thác sức mạnh, đặc quyền, tư tưởng và thói quen từ một hình thức sở hữu đặc thù. Đấy là sở hữu tập thể, nghĩa là cái sở hữu mà nó có quyền quản lí và phân phối “nhân danh” dân tộc, “nhân danh” xã hội . GIAI CẤP MỚI 4
 Sau khi Đặng Tiểu Bình mở cửa, cộng sản trở nên giàu vì chúng cướp tài sản quốc gia. Đến khi Giang Trạch Dân công khai khởi xướng thuyết "Ba Đại Diện" là mặc nhiên khai tử chủ nghĩa Mao. 

 Nguyễn Kiến Giang viết về hiện trạng kinh tế và xã hội Việt Nam như sau

Những hiện tượng phân hóa xã hội không bình thường, không lành mạnh trong thời kỳ chuyển biến xã hội-kinh tế hiện nay, khi những người lao động lương thiện và những người có công với đất nước rơi vào cảnh nghèo khổ, may lắm là đủ ăn, còn cả một bọn ăn cướp hợp pháp và bất hợp pháp thì tha hồ xà xẻo của cải đất nước, trở thành những phần tử giàu có theo lối “hãnh tiến-lưu manh chính cống”.SUY TƯ 90 * 31* CHỦ NGHĨA MAC LÊ 2

Cộng sản bây giờ trở thành tư bản đỏ, chúng lợi dụng địa vị để cướp bóc , chúng không đầu tư, không kinh doanh, tất cả chỉ là trò lường gạt. Cộng sản ra tay cướp nhà cửa đt đai của dân. Chúng bóc lột và tàn ác hơn tư bản và quân chủ trăm ngàn lần.

Trần Độ viết về sự cách biệt lớn lao giữa tư sản đỏ và dân chúng như sau: Một hiện tượng thứ tư cần phải quan tâm xem xét nữa là: hiện tượng chênh lệch giàu - nghèo, đủ - thiếu, sang trọng - bần hàn... Sự cách biệt giữa dân và dân không to lớn và gay gắt bằng sự cách biệt giữa dân và những người cầm quyền. (MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI 2

John Kenneth Galbraith nói rất đúng về cộng sản:
"Trong chế độ tư bản  thì người bóc lột người, còn dưới chế độ cộng sản thì ngược lại".(brainyquote )

VIII. CỘNG SẢN BÁ ĐẠO

Văn hóa Á Đông chia ra hai loại chính trị. Một là Vương đạo hai là Bá đạo霸道.Vương đạo là đường lối chính trị nhân bản như Nguyễn Trãi đã đề xuất"lấy nhân nghĩa thay cường bạo". Còn bá đạo là đường lối chính trị tàn ác, gian manh.  Các triết gia và chính trị gia tranh cãi về việc này.
 Niccolò Machiavelli  (1469-1527) viết quyển  Il Principe (The Prince) bàn về chính trị. Theo ông, chính trị không cần đạo đức, miễn thành công là được.  Ông cho rằng quân sự là quan trọng nhất. Luật lệ tốt mà làm gì nếu không có binh hùng tướng mạnh. Tôi không chú ý đến luật mà chỉ chú ý đến võ trang. Ông chủ trương khủng bố làm cho dân sợ hãi, bạo lực, và lừa dối là trên hết.
  Cộng sản theo Machiavellianism. Lenin nói:
" Trong chính trị không có luân lý, chỉ có lợi. Kẻ lưu manh có thể có lợi cho ta bởi vì nó là một tên lưu manh"(brainyquote.com) Lênin nói thẳng là ông thích bạo lực, dùng súng để cai tri mặc dầu ông rát cổ bỏng họng hô hào tự do, dân chủ:" "Một người với một khẩu súng có thể kiểm soát hàng trăm người không có một khẩu súng".(brainyquote)
  Nhìn chung, cộng sản thường dùng 4 thuật sau đây:


 1. Mánh lợi, mưu mẹo 

 Có thể Stalin đã gây ra vụ ám sát Kirov để triệt hạ Trotsky,Kamenev và Zinoviev. Từ đó, Stalin ra luật về khủng bố, chỉ tra khảo khoảng 10 ngày là tử hình, chẳng cần luật sư, biện hộ. Hồ CHí Minh đi sang Pháp tránh mặt, giao mật lệnh cho Võ Nguyên Giáp tàn sát Việt Nam Quốc Dân đảng, Đại Việt, Việt Cách, và đưa Huỳnh Thúc Kháng làm bù nhìn; Hồ Chí Minh ký hiệp ước mời Pháp vào để cho quân Tưởng rút lui; Hồ Chí Minh sai Võ Nguyên Giáp xin lỗi trong vụ CCRD cũng là mưu mẹo của Hồ Chí Minh để diệt Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp.

   2.Nói dối

 Lenin cho rằng cứ nói dối, cứ tuyên truyền thì lâu ngày người ta cũng tin.(.brainyquote.com) Marx và Engels là những tên dối trá khi nói tư bản hấp hối, vô sản chôn sống tư bản; xã hội cộng sản tốt đẹp hơn tư bản; làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu! 
Lenin cũng là vua cuội khi tuyên bố dân chủ của cộng sản thì dân chủ hàng triệu lần dân chủ của tư bản.   Rằng chuyên chính vô sản thì dân chủ hàng triệu lần dân chủ của tư bản.(marxists.org)
Cộng sản chuyên môn dối trá cho nên văn hào Nga  Aleksandr Solzhenitsyn đã khuyên ta: Khi một tên cộng sản nói dối với anh, anh hãy đứng dậy và nói thẳng vào mặt nó rằng mày là thằng nói dối. Nếu anh không có can đảm mắng nó thì anh bỏ đi. Nếu anh không dám bỏ đi thì đừng có nói lại với anh những lời mà anh đã nghe tên công sản dối trá. Ông cũng nói :" Trong đất nước chúng ta, dối trá   không phải là một thứ  đạo đức mẫu mực mà là một loại cột trụ cho quốc gia "(brainyquote)

3.Lừa đảo
 Cộng sản chuyên môn lừa đảo. Chúng dùng giáo dục, đài, báo chí, văn nghê để tuyên truyền láo khoét nhằm lừa dối đồng bào. Tất cả lời nói và hành vi cộng sản đều nhằm lừa dối đồng bào và quốc tế. Các nhà nghiên cứu về Hồ Chí MInh, Mao Trạch Đông nếu tin theo tài liệu cộng sản thì họ sẽ mắc mưu cộng sản, trở thành ngưởi tuyên truyền cho cộng sản. Hồ Chí Minh chưa đổ tiểu học sao vào được trường Cao Đảng Tiểu học là trường Trung học đệ nhất cấp Quốc Học Huế? Bà Sophie Quinn Judge tìm khắp nơi mà không thấy tên Hồ Chí Minh ở đại học Đông Phương Nga, thế mà ông Hồ và bon thủ hạ nói rằng cậu Nguyễn Tất Thành học Quốc Học, sang Nga học Đại học Đông Phương nghe rất trí thức. Ông còn lừa đảo thế giới khi ông vỗ ngực xưng là Nguyễn Ái Quốc và nhận tất cả bài viết của Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền là tác phẩm của ông. Ông còn nhận bí danh Hồ Chí Minh của Hồ Học Lãm và cướp danh hiệu Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội. Ông không những lừa đảo mà còn trộm cướp lưu manh! 


 Lenin không ngần ngại tuyên bố phương pháp dối trá của ông :Chúng ta có thể lừa dối chúng ta và nhân dân nếu chúng  ta muốn che giấu  những nỗi thất vọng của chiến tranh dẫm máu và tận diệt cũng như ta muốn những hành động cách mạng.[7]


Bà Angela Merkel nói trắng bản chất cộng sản dối trá:"Cộng sản làm cho dân chúng dối trá" visiontoamerica
 
 Trong " Một Cơn Gió Bụi",  Trần Trọng Kim than phiền về hai bên Việt cộng và Pháp đều gian trá và dùng bạo lực trong 1945-50 ( 58-60). Trần Độ đã than thở khi thấy tình trạng dối trá, lừa bịp đã phổ biến trong xã hội Việt Nam: "Suốt ngày đóng trò, cả năm đóng trò, ở đâu cũng thấy các vai hề, ở đâu cũng thấy các trò lừa bịp. Suốt ngày đêm, suốt năm tháng cũng lúc nào cũng chỉ nghe thấy những lời nói dối, nói lừa.

Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều người già phải đóng trò.Đặc điểm này đã góp phần quyết định vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa: lãnh đạo dối lừa, Đảng dối lừa, cán bộ dối lừa, làm ăn giả dối, giáo dục dối lừa, bằng cấp giả dối, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối. Ôi, cay đắng thay
!
TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN II



 4.Tàn bạo 
 
 Nhiều người cho rằng cộng sản biến chất song suy nghĩ cho kỹ càng, chúng ta sẽ thấy mọi tính xấu, mọi hành động gian ác của cộng sản đã có ngay tự buổi đầu. Cái mầm ác ở ngay trong những tác phẩm của Marx và Engels khi các ông chỉ trích các triết thuyết và triết gia bằng những lẽ hung dữ. Trong tuyên ngôn Cộng sản, hai ông đã vạch ra đường lối cướp của giết người như cướp chính quyền bằng bạo lực, giai cấp đấu tranh,  bãi bỏ tư hữu, thực thi vô sản chuyên chính. Cái mầm dối trá đã xuất hiện từ đầu khi mượn danh vô sản  nhưng vô sản chỉ là cái bung xung, thực chất từ đầu đến cuối vô sản bị bỏ rơi vô sản luôn bị đói khổ và bị cộng sản bóc lột. 

 
 Cộng sản dùng bạo lực là để tiêu diệt kẻ thù công khai và kẻ thù tưởng tượng, riết rồi toàn dân là kẻ thù của cộng sản, và đảng viên, lãnh đạo cao cấp cũng trở thành nạn nhân của đồng chí họ. Cái đáng ghê sợ là sự tàn bạo của cộng sản là giết hàng trăm triệu người bằng xử tử, bằng cưỡng bách lao động trong những công trường nông trường và bỏ đói nhân dân. Lenin, Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot cùng là những kẻ diệt chủng, những kẻ khát máu. Nhất là Hồ Chí Minh, Trần Quốc Hoàn hãm hiếp rồi giết Nông Thi Vân rồi quăng xác ngoài đường. Đó là hành động mạn rợ, phạm pháp.Bọn Pol Pot thì tiết kiệm súng đạn đã dùng búa hay khúc cây bổ vào đầu người. Chúng hãm hiếp phụ nữ VIệt Nam rồi dùng lưỡi lê đâm nát cửa mình. Đó là đặc tính man rợ của cộng sản.

 
 Điều này là lệnh truyền từ Marx vô sản chuyên chính, và Lenin nói rõ thêm về quyền hạn khủng khiếp của vô sản chuyên chính:
   "Vô sản chuyên chính là thứ quyền lực vô song, không bị pháp luật ràng buộc, không bị phép tắc nào hạn chế, nó trực tiếp nhắm vào việc trừng trị nạn nhân" [8]. 

Lenin trước kia chỉ trích Nga Hoàng dùng công an và quân đội nhưng khi cầm quyền, Lenin, Stalin tăng cường bộ máy đàn áp này gấp nhiều lần. Khoảng 1980. lực lượng KGB có it nhất  480,000 nhân viên là nửa triệu người, thêm vào mười triệu chđiểm viên và tình báo.( Pipes, 84)

Trần Độ đã nói đến lực lượng đàn áp nhân dân của Việt Cộng::

Nó có một lực lượng cảnh sát chiến đấu trang bị rất sắc bén và hùng hậu.

Nó được trang bị tất cả những công cụ khủng bố hiện đại và phong phú hơn cả các lực lượng bảo vệ chế độ cũ (phong kiến và thực dân) như dùi cui, súng, vòi rồng phun nước, hơi cay, khiên và côn, xe phân khối lớn, chó nghiệp vụ v.v...

Nó có một hệ thống trụ sở, đồn, nhà giam và nhà tù và đều là những chỗ đáng sợ, ít ai vui vẻ muốn tới đó.

Trình độ nghiệp vụ của nó rất cao: thẩm vấn, hỏi cung, theo dõi, điều tra, phong tỏa thư tín, nghe trộm điện thoại v.v... yêu cầu dân và tìm người đưa tin chỉ điểm. Hỏi cung thì mớm cung, gài bẫy, tạo chứng cớ, bắt nọn và hành hạ người bị hỏi cung rất kịch liệt và dài ngày.

Tất cả những điều nói trên đều là những điều mà khi ta chưa có chính quyền thì ta nguyền rủa, chống đối, khinh bỉ. Lúc đó những chữ mật thám, tay sai, chỉ điểm được nhắc đến như những gì xấu xa và lý tưởng của ta là quét sạch nó như quét sạch những rác rưởi ở chợ. Mà ngày nay ta lại sử dụng nó tích cực và ca ngợi, bênh vực nó ghê gớm.MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI 2

Cuộc Đại khủng bố tại Liên Xô gây thiệt hại cho đảng viên và thường dân. Vào cao điểm 1937- 1938, có nửa triệu người bị giết, đa số là người vô tội, có cả bí thư đảng địa phương, đội trưởng an ninh địa phương. Hồng Quân Liên Xô cũng không thoát đại họa. Có 5 vị thống tướng thì ba ông bị xử tử, có 15 đại tướng thì 13 ông tiêu đời, 9 thủy sư đô đốc thì may mắn còn một ông. Các đại đồng chí đảng cũng tiêu điều. 139 ông là ứng cử viên cho Hội Đồng trung ương đảng khóa 1933 thì 70% lên đoạn đầu đài. Các bạn thân của Lenin như Zinoview,  Kamenev thì bị tra tấn, rồi phải ra tòa án nhân dân nhận tội gián điệp, khủng bố và mưu toan lập lại chủ nghĩa tư bản.   (Richard, 64)

 Tập thể hóa bắt buộc nông dân phải làm một số ngày trong một năm để hưởng lương tối thiểu bằng hạt mì hay tiền. Ai làm không đủ tiêu chuẩn thì phải nhịn đói.  Stalin ra sắc lệnh tháng 8 năm 1932 trị tội từ khổ sai 10 năm cho ai trộm tài sản xã hội chủ nghĩa, cho dù chỉ lấy vài nhánh lúa. 16 tháng sau khi ra lệnh này 125,000  người bị tù, 5,400 bị chết (Pipes, 60-61)
Thường dân cũng bị tai họa. Từ 1937 -1938, cơ quan An ninh kết tội "chống chính quyền Sô Viết", có 1,548 người bị tội, trong đó 861, 692 bị bắn, trung bình có 1,000 người bị xử tử một ngày. Số còn lại thì đưa vào trại khổ sai. So sánh thời NGa hoàng từ 1825-1910 có 3,932 tử hình về chính trị. Còn trong năm 1942, khi quân Đức xâm lược, tại trại Gulag Xô Viết có 2,350,000 bị giam gồm 1,4% dân số   (Pipes 66-67). Trong tháng giêng 1958, Mao Trạch Đông đưa ra kế hoạch năm năm lần thứ hai, là Bước Đại nhảy vọt, gây ra nạn đói, bị chỉ trích, Mao phải từ chức chủ tịch, trao quyền cho Lưu Thiếu Kỳ.
Mao bèn đua ra Cách mạng Văn hóa, cho Hồng Vệ Binh đập phá các di tích lịch sử, giết và bỏ tù hàng triệu người (Wikipedia).
Tại Việt Nam, Hồ Chí Minh tuân lệnh Nga Tàu thi hành CCRD, giết chết nửa triệu người. Sau đó, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu, Trần Độ bách hại nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đàn áp cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu (Nghê An) năm 1956. R.J. Rummel, trong sách Thống Kê Thảm Sát nói về thiệt hại nhân mạng tại Việt Nam từ 1945-56: "Cuộc thảm sát tại Việt Nam 1945-1956 ước tính có 238.000 người miền Bắc. Có thể bao gồm người bị giam và cưỡng bách lao động. Theo tổng thống Nixon thì con số nạn nhân là 500,000 chết... Theo các quan sát khác thì có 50,000 trại tù mỗi năm có 2% chết mỗi năm, khoảng 24,000 người chết,như vậy là thấp hơn Trung Cộng và thấp hơn trại Gulag bên Liên Xô. Tổng cộng từ 1945 đến 1956 có khoảng từ 242000 đến 922.000 người bị Việt Cộng giết" (Wikipedia).
Các thủ đoạn của cộng sản như mưu mánh, lối trá, luờng gạt, tàn ác đều có liên quan với nhau. Trước khi kết liễu đời mình, GS Phạm Thiều nói:" Cộng sản dốt nên làm dại, vì làm dại nên chúng nó phải nói di" (MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI II
 
 Aleksandr Solzhenitsyn  nói về  mối liên quan giữa phương pháp dối trá và bạo lực.

.

Ai đó nói rằng anh ta dùng bạo lực làm phương pháp hành động thì chắc chắn phải dùng nói dối làm nguyên tắc    (brainyquote)



Aleksandr Solzhenitsyn cũng nói:" Bạo lực có thể che đậy bằng nói láo, và nói láo có thể duy trì bởi bạo lực" (brainyquote)

  Cộng sản muốn thắng lợi nên đã dối trá nhưng không phải ai cũng tin cộng sản, và mãi mãi tin cộng sản. Cộng sản tin vào thành công lừa dối là sai lầm. Tổng thống Abraham Lincoln đã nói:

 "Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi mãi lừa dối tất cả mọi người" (brainyquote)


 Cộng sản sai lầm khi dùng võ lực, dối trá và dùng mưu sâu kế độc nhưng những cái đó không giữ vững chế độ. Người xưa nói công thành thì dễ công tâm thì khó.Alexander Solzhenitsyn cũng nói:
 " Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó".(en.wikiquote.) 

 Bên cạnh những hành vi trên, cộng sản còn sử dụng tuyên truyền, giáo dục nhồi sọ, giáo dục ngu dân, và tẩy não. Lênin từng tuyên bố:"Nói dối mãi rồi thì dối trá trở thành sự thực" hay" Cho tôi bốn năm thì tôi có thể dạy trẻ, và hạt giống tôi gieo xuống sẽ không trốc r", và "Cho tôi một đứa trẻ 8 tuổi thì tôi sẽ dạy nó  mãi mãi thành người cộng sản."  

Ở đời có gì mãi mãi đâu! Những câu nói đó mang tính duy tâm, kiêu hãnh, bởi vì con người có nhiều loại, loại ngu dốt thì anh bảo sao nghe vậy, còn loại thông minh thì khác. Thực tế trong cuộc sống cũng là một yếu tố quan trọng mà cho ta sáng mắt, sáng lòng. 

Nông dân Việt Nam sống và bị cộng sản lừa dối cho nên họ hiểu cộng sản. Sống thời quân chủ và thực dân, người nông dân mặc áo rách nhưng ăn no, còn dưới thời cộng sản mặc áo rách và ăn đói thì người ta hiểu rõ cộng sản lừa dối, cộng sản đối nông dân, với vô sản như thế nảo. Khi nghe cán bộ nói,người ta phải hoan hô, người ta phải vỗ tay chẳng qua là bắt buộc, chẳng qua là không muốn giây với hủi.Giáo dục chỉ có ảnh hưởng một phần nào thôi. Giáo dục nhân bản thì thấm nhuần dài lâu, giáo dục bằng luỡi lê thì không đi vào tâm hồn con người. Nếu giáo dục tôn    giáo  mà thành công thì thế gian đã chẳng có Đề Bà Đạt Đa, và Judas. Nếu giáo dục  quân chủ và tư bản thành công thì đã chẳng có Karl Marx, Engels, Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng..Và nếu giáo dục cộng sản thành công thì đã chẳng có Khrushchev, Gorbachev, Triệu Tử Dương,Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang. Richard Pipes đã lấy kinh nghiệm của người dạy thú thì cho biết sau một thời gian không huấn luyện, thú vật lại trở lại bản tính xưa.(Pipes,149).
  

Lịch sử đã minh chứng "đại nghĩa thắng hung tàn". Tần Thủy hoàng đốt sách, chôn học trò cũng chỉ được hai đời. Không ai mạnh bằng KGB nhưng Liên Xô và Đông Âu cũng không kéo dài được một trăm năm trong khi Lý, Trần Lê, Nguyễn cũng thọ trên trăm năm. Tốn hàng trăm triệu nhân mạng, đảng cộng sản đem lại lợi ich gì cho Nga, Trung Quốc và thế giới?

"Tổng thống Nga Putin tuyên bố: Khủng bố chẳng ngăn ngừa được gì chỉ gây cho sự chết chóc cho loài người. Phải chấm dứt khủng bố. Không như trước đây, bây giờ phải đoàn kết toàn sức mạnh để chống khủng bố...Lịch sử đã chứng minh rằng tất cả loại độc tài, tất cả chính quyền độc tài đều chóng suy tàn, Còn chế độ dân chủ thì không sụp đổ(brainyquote)  


Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa tàn ác nhất trên thế giới. Trần Trọng Kim đã nói rõ bản chất cộng sản từ ngày đầu khởi chiến tranh: " So chế độ cộng sản ở nước Nga ngày nay có khác gì chế độ nhà Tần thời chiến quốc bên Tàu. Có khác là ở những phuơng tiện theo khoa học và những mánh khóe hiện thời mà thôi, còn thì cũng tàn bạo gian trá như thế, và cũng dùng những quyền mưu quỉ quyệt để thống trị hết cả các nước.

Ðảng cộng sản đã có cái tổ chức rất đúng khoa học, đảng viên lại giữ kỷ luật rất nghiêm, rất chịu khó làm việc và có tín lực rất mạnh. Ai theo đảng là đắm đuối vào chủ nghĩa của đảng, có lâm nguy nan gì thì cho là một vinh hạnh được tuẫn tử vì đảng. Về sự hành động thì đảng cộng sản chuyên dùng những thủ đoạn quỉ quyệt, nên tuy có thắng lợi mà những người trí thức ít người theo.(37)


 Nói tóm lại, cộng sản rất gian manh tàn ác. Quê hương ta, thế giới ta đã trải qua cơn hồng thủy làm cho hàng trăm triệu người chết, hàng ngàn triệu người đau thương. Cộng sản như một cơn đại dịch còn để lại bao di họa cho đời sau. Richard Pipes đã nhận định như sau về hậu hoạn của nước Nga sau khi sụp đổ:    


Những người sống sót cũng phải gánh chịu nhiều mất mát. Nhằm tạo ra cho được sự đồng nhất các chế độ cộng sản đã bỏ tù, bắt lưu đầy và bịt miệng tất cả những người không chấp nhận cái thể chế áp đặt đó, mà đây lại thường là những người có năng lực và tháo vát nhất.
 Kết quả là đã diễn ra một cuộc tiến hoá giật lùi: những kẻ không thể tự lực, những kẻ chỉ biết vâng lời lại có xáx suất sống còn cao nhất. Trong khi những người tháo vát, trung thực và có suy tư về xã hội thì bị giết hại. Xã hội cộng sản đã đánh mất những công dân ưu tú nhất của mình như thế đấy, và vì vậy mà họ phải lún sâu mãi trong cảnh đói nghèo.
 Nga là nước bị chế độ cộng sản cai trị lâu nhất và một trong những hậu quả của nó là nhân dân mất hết lòng tin vào năng lực của chính mình. Vì dưới chính quyền Xôviết mọi hoạt động đều phải được cấp trên chuẩn y, còn sáng kiến thì bị coi là tội lỗi cho nên dân chúng đã đánh mất khả năng tự quyết định, dù là việc lớn hay việc nhỏ (trừ việc phạm pháp); người ta luôn sống trong tình trạng chờ đợi mệnh lệnh.

 Sau giai đoạn hồ hởi chào đón tiến trình dân chủ hoá, người ta lại cảm thấy thiếu một bàn tay sắt. Nhân dân không có khả năng mà cũng chẳng có ước muốn được đứng trên hai chân của chính mình và tự quyết định lấy số phận của mình. Và đây là thiệt hại không nhỏ mà chủ nghĩa cộng sản đã gây ra cho nhân dân Nga cũng nhân dân các nước đã bị chế độ cộng sản thôi miên trong một thời gian dài. Nó cũng giết chết cả sự tôn trọng đối với lao động và tinh thần trách nhiệm trước xã hội của các công dân.  (Pipes,158-59) 



No comments:

Post a Comment