HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday, 21 January 2013

CỘNG SẢN LUẬN IV * VÔ SẢN CHUYÊN CHÍNH

   CHƯƠNG IV

                                          VÔ SẢN CHUYÊN CHÍNH



I. ĐỊNH NGHĨA .

Cộng sản cho rằng lý thuyết của Khổng tử, Platon là lý thuyết suông, còn lý thuyết của ông là lý thuyết của hành động. Xét về nội dung các lý thuyềt, ta có thể chia ra hai loại, một loại ôn hòa và một loại bạo lực. Trong khi một số triết gia như Kautsky, và đảng cộng sản châu Âu chủ trương cách mạng ôn hòa thì Marx chủ trương đảng cộng sản cướp chính quyền bằng bạo lực, giai cấp công nhân phải lật đổ chính quyền tư sản lập chính quyền vô sản. Trong TNCS, Marx viết:
Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN, II ,1) [1]

Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa bạo lực. Họ dùng bạo lực trong cuộc chiếm quyền mà họ gọi là
" cách mạng":

Trong khi phác ra những nét lớn của các giai đoạn phát triển của giai cấp vô sản, chúng tôi đã nghiên cứu cuộc nội chiến ít nhiều mạng tính chất ngấm ngầm trong xã hội hiện nay cho đến khi cuộc nội chiến ấy nổ bung ra thành cách mạng công khai, mà giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I, 15)[2]

Không những dùng bạo lực trong khi khởi dậy, ông còn chủ trương dùng bạo lực sau khi cướp chính quyền để cai trị . Trong giai đoạn thống trị, đảng cộng sản cũng dùng bàn tay sắt.Ông viết trong TNCS:

Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác. Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt những giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp.TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II,7) [3]

Chính Marx đã xướng khởi chủ trương vô sản chuyên chính:
Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có một thời kì thay đổi từ xã hội nọ sang xã hội kia. Tương ứng với thời kì ấy là thời kì quá độ chính trị, và nhà nước của thời kì ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.(Phê phán cương lĩnh Gotha ) [4]
Trong Phê Phán Cương lĩnh Gotha, Marx cũng nói đến dùng bạo lực trong việc cai trị nhân dân, và tiêu diệt nhiều thứ:
(1).giai cấp tư sản
(2).quan hệ sản xuất cũ
(3).Tiêu diệt những điều kiện tồn tại đối kháng giai cấp
(4).tiêu diệt các giai cấp khác

Theo ý nghĩa các từ, và theo thực tế đã xảy ra trong thế giới cộng sản, bấy nhiêu lời của Marx đã được người cộng sản sau ông thực hiện thành vạn trang lịch sử máu.
Theo chủ trương (1), một số dân chúng không biết là bao triệu người ở năm châu đã bị giết, bị bỏ tù và bị cướp tài sản vì bị ghép tội tư sản, trong khi tại Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam chưa có hoặc có rất it tư bản.


Theo chủ trương (2), cộng sản không những cướp tài sản tư sản, tiêu diệt kinh doanh của các nhà tư bản để đảng cộng sản tổ chức thành quốc doanh, nông trường, công trường thuộc đảng cộng sản cai quản, họ còn cướp tài sản nhân dân nghèo và gán cho họ tội tư sản, địa chủ, phản động, và cưỡng bách nhân dân lao động phục vụ quyền lợi đảng. Đảng cộng sản còn cấm các hoạt động tư doanh và cá thể. Các xưởng tiểu ,thủ công nghệ , các thợ mộc, thợ nề, thợ rèn phải vào tập đoàn hay hợp tác xã do cộng sản ngu dốt chỉ huy. . .


Theo chủ trương (3), cộng sản tiêu diệt những điều kiện có thể sinh ra chống đối cộng sản.Những ai công khai chống đối thì bị hành hình đã đành, những ai cúi đầu khom lưng, thậm chí những đảng viên cộng sản có công lao cũng bị giết vì lãnh tụ e ngại họ sẽ chống đối, muốn trừ hậu hoạn. Những điều kiện tồn tại của đối kháng giai cấp thì nhiều vô cùng, tùy theo sự suy nghĩ và tưởng tượng của các chúa tể. Điều kiện tồn tại của đối kháng có thể là :
+trí thức: trí thức có hiểu biết nên không khuất phục cộng sản. Ngay Marx đã coi trí thức là giai cấp lưng chừng, phản động. Tại Nga, buổi đầu cộng sản đã giết hại trí thức.Tại Việt Nam, trong 1930 Sô Việt Nghệ Tĩnh, trong 1945 , 1954, cộng sản đã bách hại trí thức , cộng sản cho trí thức đứng đầu mọi tội, họ đã nêu khẩu hiệu "Trí, phú, địa ,hào, đào tận gốc, trốc tận rễ"!


+ tôn giáo: tôn giáo nào cũng từ bi nên không chấp nhận đường lối tàn ác của cộng sản.Hơn nữa, cộng sản tự cho họ là duy vật, là khoa học nên ghét tôn giáo. Họ coi tôn giáo là thuốc phiện. Nhưng d0ằng sau cái vỏ khoa học, mục đích chính của cộng sản là cướp vàng bạc, ruông đất, của nhà thờ. Họ còn khủng bố nhân dân bằng cách giết hại, bỏ tù các giáo sĩ, tu sĩ, phá hoại nhà thờ, chùa chiền, đền miếu, và cấm người đi lễ nhà thờ, nhà chùa, cấm tôn giáo tụ họp. . .

+ báo chí: báo chí dễ lên tiếng, dễ phản đối hành động tàn ác của cộng sản cho nên trong chế độ cộng sản không có báo chí tư nhân,còn thực dân ác nghiệt vẫn cho tư nhân xuất bản sách báo.
+đảng phái khác đương nhiên là có đường lối khác cộng sản, là mầm móng chống đối cộng sản, cần loại trừ.


+ đảng viên mà có ý hướng khác, hoặc có tài năng có thể thay thế lãnh tụ, có thể chống đối lãnh tụ. . ., là mối nguy hiểm mà bọn chúa tể hung ác và đa nghi luôn muốn loại trừ.
Theo chủ trương (4), rõ ràng là Marx chủ trương giết tất cả nhân dân ngay cả một số đảng viên cộng sản. Chỉ điều này thôi cũng đủ nói lên tính cách vô nhân đạo của Marx và đảng cộng sản.

Lenin nói rõ về chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản không phải chỉ ở giai đoạn đầu cướp chính quyền là một chính sách là cách cai trị trường kỳ.

Chuyên chính vô sản không phải là một "hình thức quản lý", mà là một nhà nước thuộc một kiểu khác, nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản, trấn áp giai cấp tư sản. Trấn áp như vậy là cần thiết, vì giai cấp tư sản sẽ luôn luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị tước đoạt . . .Chế độ dân chủ vô sản trấn áp những kẻ bóc lột, trấn áp giai cấp tư sản; do đó, nó không giả dối, nó không hứa hẹn cho bọn chúng tự do và dân chủ; nhưng đối với những người lao động thì nó đưa lại cho họ một chế độ dân chủ thật sự.Chỉ có nước Nga xô-viết mới mang lại cho giai cấp vô sản và tuyệt đại đa số nhân dân lao động nước Nga một quyền tự do và một nền dân chủ chưa hề có, không thể có được và không thể quan niệm được trong bất cứ một nước cộng hoà dân chủ tư sản nào, vì nó đã tước đoạt, chẳng hạn, các cung điện và các biệt thự của giai cấp tư sản (không tước đoạt như vậy thì tự do hội họp chỉ là giả dối), đã tước đoạt các nhà in và giấy của bọn tư bản (nếu không thì tự do báo chí của đa số nhân dân lao động trong nước chỉ là lừa dối), đã thay chế độ đại nghị tư sản bằng một tổ chức dân chủ, tức là các Xô-viết, 1000 lần gần "nhân dân" hơn, "dân chủ" hơn cái nghị viện tư sản dân chủ nhất. (V.I.Lenin. Cách mạng vô sản và tên phản bội Cau-xky) .
http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1918/oct/10.htm

Qua trích dẫn trên, trên giấy tờ, ta thấy vô sản chuyên chính bao gồm các việc:
+giai cấp tư sản sau khi bị cướp tài sản, hay sau khi ra tù cũng vĩnh viễn mất tự do, dân chủ.
+ Lenin khoe khoang dân chúng Liên Xô thì được tự do, dân chủ. gấp ngàn lần các nước Âu Mỹ (Điều này sẽ được trình bày sau ). Ông cho rằng ở Nga có tự do, dân chủ vì:
-cộng sản đã tước đoạt lâu đài của tư sản thì có tự do hội họp
-cộng sản đã cướp kho giấy, nhà in để có tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Tự điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa như sau:
CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN:
sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân. Chức năng chủ yếu của CCVS là thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới; chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân. Lí luận về CCVS là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Chủ nghĩa Mac đã nêu rõ: giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kì cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kì ấy là thời kì quá độ chính trị, và nhà nước của thời kì ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Nền tảng của CCVS là liên minh công nông, trong đó giai cấp công nhân - thông qua đảng tiên phong của mình - giữ vai trò lãnh đạo. CCVS là một hình thức tổ chức nhà nước kiểu mới, là hình thức chuyên chính mang tính giai cấp cuối cùng, có sứ mệnh xoá bỏ giai cấp, tiến tới xã hội không có giai cấp.

CCVS có nhiều hình thức khác nhau, thích ứng với những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là quyền lực của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động. Vấn đề có tính nguyên tắc là thực hiện những nội dung và chức năng chứa đựng trong khái niệm CCVS chứ không phải tên gọi. Vì vậy, Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Nhà nước Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là "nhà nước xã hội chủ nghĩa; nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỉ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân" ("Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội").

Tự điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa vô sản chuyên chính giống như quan điểm Lenin.Và cũng có phần giống tư tưởng Mao Trạch Đông.Lần nữa, chúng ta phải xem lại những lời cộng sản nói: tư sản là ai? nhân dân là ai? Tự do, dân chủ là gì? Những từ này được cộng sản thường dùng nhưng khác hẳn với những gì nhân loại hiểu và tưởng tượng nổi. Tư sản là nhân dân, kẻ thù của giai cấp cũng là nhân dân.Công sản bảo vệ nhân nhân nhưng thực tế là tàn sát, khủng bố nhân dân.

Tự điển Wikipedia viết về chuyên chính vô sản:

Nếu nói đến Lenin và chủ nghĩa cộng sản hiện thực thì điều lớn nhất liên tưởng đó chính là khái niệm "chuyên chính vô sản". Chuyên chính vô sản theo định nghĩa của Lenin là chức năng của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội để trấn áp kiên quyết mọi sự ngóc đầu trở lại của giai cấp tư sản vừa bị đập tan, tiến hành đấu tranh giai cấp để củng cố thành quả của cách mạng.

Nhưng điểm đặc trưng của chuyên chính vô sản là nó không bị phụ thuộc vào bất cứ quy tắc pháp luật hay giới hạn nào về đạo đức, tôn giáo, mà Lenin và các người kế tục mình gọi các quy chuẩn nhân đạo thông thường đó là "đạo đức tiểu tư sản" (Буржуазные морали, Bourgeoisie morals) không cần thiết phải tuân thủ. Lenin đặc biệt đề cao tính cương quyết sắt đá chống lại kẻ thù tư tưởng, ông đề cao anh em Maximilien Robespierre và những người Jacobins của Cách mạng Pháp và coi sự hy sinh nhân mạng lớn lao và khủng bố là hệ quả tất yếu của một quá trình vĩ đại.

Thậm chí Lenin còn gián tiếp khuyến khích cho các hành động khủng bố bằng sự đồng tình với tuyên bố của Dzerzincki (Дзержинский - người lãnh đạo cơ quan trấn áp phản cách mạng): "khủng bố trắng phải được đáp trả bằng khủng bố đỏ" trong khi khủng bố trắng chỉ nhằm ám sát vào một số ít các cá nhân lãnh tụ của nhà nước Xô viết còn khủng bố đỏ nhằm vào tất cả địch thủ thật và không thật của chính quyền Xô Viết và cả người thân của họ.[. .]. đối với Lenin cách mạng là mục tiêu nhân đạo chính đáng cao nhất, để đạt được nó cho phép sử dụng mọi biện pháp dù không nhân đạo chính đáng, bắt đầu từ đây đã có nền móng của việc biến chuyển của chủ nghĩa cộng sản từ "phương tiện vì hạnh phúc của con người" thành "mục đích tự thân" để đạt được nó có thể hy sinh hạnh phúc của con người (Wikipedia)

Theo giải thích của Wikipedia, ta thấy chuyên chính vô sản gồm những điểm sau
+bất chấp pháp luật, coi khinh đạo đức và lẽ phải.Cộng sản có thể dùng mọi phương tiện, mọi biện pháp để tiêu diệt " kẻ thù" dù là kẻ thù tưởng tượng.
+chủ trương sắt máu theo cách mạng Pháp. Robespierre và những người Jacobins là thần tượng của Marx, Lenin và Stalin. Nhưng bạo lực trong Cách mạng tư sản là nhất thời còn bạo lực của cộng sản là trường kỳ. Bạo lực của tư sản nhắm vào những kẻ phản loạn còn chuyên chính vô sản thì giết không cần tòa án, không cần chứng cớ, nghi ai là giết, giết cả gia đình, họ hàng, trẻ con, người già. Trường Chinh theo Lenin đã chủ trương " giết lầm hơn bỏ sót" !

Lý luận của Marx là không thống nhất và không thành thật. Ngôn ngữ của ông mở đầu cho lối ngôn ngữ cộng sản " nói xuôi cũng được, nói ngược cũng hay" . Một mặt ông bảo chỉ tịch thu tài sản tư sản nhưng chính ông lại bảo bãi bỏ tư hữu nghĩa là ông lột trần toàn thế giới, không cho một ai có tài sản riêng tư, vô sản cũng như tư sản đều trở thành nô lệ của đảng cộng sản. Mặc dầu ông cho rằng các giai cấp trung gian cũng là nạn nhân của tư bản, nhưng chính ông lại bảo những thợ thủ công, nông dân, tiểu thương là lưng chừng, phản động (I, 11, 14).

Như vậy, trên lý luận, ông chỉ coi công nhân là cách mạng , ngoài ra các giai cấp, hay toàn thể nhân dân, hoặc đa số nhân dân là phản động. Một mặt ông bảo vô sản là giai cấp thống trị nhưng ông lại bảo đảng cộng sản giáo dục, hướng dẫn giai cấp công nhân, và là đại biểu của phong trào vô sản (TNCS, II, 1; IV). Như vậy thực tế là đảng cộng sản nắm quyền còn công nhân chỉ là một danh từ trống rỗng, một thứ "ốc mượn hồn". Trước và sau cuộc cướp chính quyền, vai trò công nhân, vai trò vô sản vẫn là giai cấp bị trị và bị bóc lột. Marx đã chỉ ra con đường độc tài chuyên chế để sau này Lenin, Stalin, Mao, Hồ Chí Minh đi theo. Lenin cho rằng cách mạng muốn thắng lợi phải giết sạch những ai là đối thủ và những ai có thể là đối thủ, hoặc bị nghi là chống đối quan điểm với cộng sản.

Lenin ca ngợi Công xã Paris đã là nền tảng cho chủ nghĩa cộng sản và đã giống quan điểm của ông là dùng bạo lực cướp chính quyền. Ông rút bài học Paris công xã mà chủ trương tàn sát, khủng bố nhân dân. Ông đưa ra những nguyên tắc để củng cố đảng đó là lý luận về vị lợi , về "tính đảng" và "tính giai cấp" và "chuyên chính vô sản". Lenin đã đặt nền móng cho nhà nước cực quyền chưa từng thấy trong lịch sử của Stalin với mũi nhọn đấu tranh giai cấp bây giờ quay lại tìm "kẻ thù giai cấp" trong chính hàng ngũ cán bộ và quần chúng vô sản với thực tế vô cùng khủng khiếp.

Lý luận này là tiền đề để thành lập tệ sùng bái cá nhân đặc trưng của các quốc gia cộng sản mặc dù cá nhân Lenin có tác phong dân chủ trong đảng, kịch liệt đề cao nền dân chủ trong đảng, chống sùng bái và độc đoán cá nhân.Lý luận tính đảng, tính giai cấp đã xoá nhoà các tiêu chuẩn đúng - sai của xã hội loài người, xoá bỏ các giá trị chung của nhân loại,l àm biến dạng lý luận của chủ nghĩa cộng sản, làm lý luận cộng sản càng ngày càng giáo điều xa vời thực tế. Điều này sẽ được thấy rõ trong cuộc sống cả các đảng cộng sản và các quốc gia cộng sản sau này.

Lenin theo Marx khi ông cố ý phá hủy thượng tầng kiến trúc của xã hội cũ, và việc này cũng là khuôn mẫu cho cộng sản Trung Quốc và Việt nam ra sức phá hủy văn hóa truyền thống. Những người theo Marx quan niệm rằng tất cả cái gì của vô sản đều là tốt, tất cả cái gì của thế giới cũ đều là xấu. Họ lật nhào tất cả của thế giới cũ: từ quan hệ sản xuất đến truyền thống tập tục cũ, đến truyền thống văn hoá, trong quá trình đấu tranh giai cấp các giá trị chung của con người cả về vật chất cả về các giá trị phi vật chất của xã hội cũ. Tất cả đều đem ra phân tích "tính giai cấp" , phân biệt "địch - ta", " bạn thù" .Lenin có một câu nói rất nổi tiếng: "Ai không cùng với chúng ta thì đó là kẻ thù của chúng ta". Ý tưởng này đưa đến việc tàn sát đẫm máu trong lịch sử nước Nga và các nước chư hầu Nga Hoa.

Lenin, Stalin đã theo đường lối bá đạo của Niccolò Machiavelli , chủ trương mục đích biện minh phương tiện, và vụ lợi bất chấp pháp luật và đạo lý, Lenin nói "Miễn là có lợi cho sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản thì đều là chính nghĩa, có hại cho cuộc đấu tranh đó thì đều là phi nghĩa!

Đối với Lenin cách mạng là mục tiêu nhân đạo chính đáng cao nhất, để đạt được nó cho phép sử dụng mọi biện pháp dù không nhân đạo chính đáng, bắt đầu từ đây đã có nền móng của việc biến chuyển của chủ nghĩa cộng sản từ "phương tiện vì hạnh phúc của con người" thành "mục đích tự thân" để đạt được nó có thể hy sinh hạnh phúc của con người.

II. LÝ DO THỰC HIỆN CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN

II.1.Ảnh hưởng của cách mạng Pháp

Có lẽ Marx, Engels đã chịu ảnh hưởng cuộc bạo động của Paris công xã và cách mạng Pháp 1789. Có lẽ Marx đã yêu những người Jacobin mà đứng đầu là Robespierre và Saint-Just .Marx, Engels, Lenin, Trostky đã quan tâm nhiều đến những cuộc tắm máu ở Pháp.

Năm 1852 Marx công bố tác phẩm Ngày 18 tháng Sương mù của Louis Bonaparte. Trong đó ông nhận định cuộc đảo chính của Louis Napoléon năm 1851, Marx đã giải thích về học thuyết dẫn đến đấu tranh giai cấp và cách mạng vô sản.Theo quan điểm Marx-Lenin, tác phẩm này đã trình bày rằng một cuộc cách mạng vô sản thắng lợi phải đập vỡ bộ máy nhà nước tư sản, nghĩa là đi đến bạo lực và chuyên chế. Marx và Lenin rút kinh nghiệm từ Công xã Paris. Lenin và Marx nghĩ rằng chính là giai cấp công nhân phải đập tan, đánh vỡ 'bộ máy nhà nước có sẵn' và không được phép chỉ tự giới hạn ở việc chiếm lấy nó. ( Lenin, Nhà nước và Cách mạng, Lenin toàn tập, tập 25, trang 393 – 507 (tiếng Đức).

II.2. Chủ trương bá đạo

Đó là chủ trương bá đạo của những con người ác được tập trung thành một thế lực trong thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Họ chủ trương dùng bạo lực và mưu mẹo quỷ quyệt để cướp chính quyền và cai trị nhân dân, và họ tin tưởng dùng bạo lực mới thành công. Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hồ Chí Minh, Pol Pot là những kẻ cùng hung cực ác trong thiên hạ.

Bá đạo nghĩa là tàn ác, dùng mọi thủ đoạn, từ dụ dỗ đến khủng bố, và lừa dối. Họ cũng tin bá đạo tạo thành sức mạnh. Đối với kẻ thù họ tàn sát không khoan nhượng. Đối với đồng chí họ cũng thẳng tay đối phó, bất chấp đạo nghĩa.

Lịch sử hiện tại chất đầy những âm mưu xảo trá của cộng sản. Thói mị dân, những lời nói quanh co, không nhất quán là đặc trưng của các lãnh tụ cộng sản, nhất là khi họ buộc phải hứa hẹn một xã hội siêu lí tưởng và “thủ tiêu tất cả áp bức, bóc lột” ( GIAI CẤP MỚI, II,5 ).

Theo Milovan Djilas, ban đầu cộng sản thành thực tin tưởng vào thiên đường tại thế, nhưng những thất bại đầu tiên và những thất bại liên tiếp khiến họ thành kẻ lừa đảo thường xuyên.
Nhưng cũng không thể nói rằng những người cộng sản đã lừa nhân dân, không thể nói rằng họ đã cố tình đánh lừa rồi sau không chịu thực hiện. Sự thật là: họ không thể thực hiện được điều mà chính họ đã nhiệt liệt tin tưởng ( GIAI CẤP MỚI, II ,5)

Milovan Djilas cũng có lý, nhưng kinh nghiệm Việt Nam, ngay tự đầu tiện, Hồ Chí Minh đã là một kẻ xảo trá như việc ông tán tận lương tâm bán Phan Bội Châu cho thực dân, việc ông âm thầm ký giấy mới Pháp trở lại Việt Nam, việc ông giả làm Trần Dân Tiên ca tụng ông, việc ông bán Việt Nam cho Trung cộng. Nói chung lý tưởng XHCN là ảo tưởng mà cũng là dối gạt cố ý, và trong mọi hành động, cộng sản bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích. Gian xảo và tàn ác là bản chất cộng sản. Sau này, Lê Duẩn cũng theo gương Hồ Chí Minh, bảo rằng sau 1975, nhà nào cũng có TV, tủ lạnh. Họ càng dối trá, càng thất bại trong các kế họach, dân chúng càng mất niềm tin, thì họ lại càng ra tay khủng bố.

Cộng sản cần kỷ luật sắt, cần bàn tay sắt, cần bịt miệng người khác, cần thanh toán tất cả mọi người vì họ nghĩ rằng họ theo đúng chủ trương bạo lực cách mạng của Marx, và vô sản chuyên chính của Lênin. Đó là họ theo đường lối bá đạo của Tần Thủy hoàng và các bạo chúa khác dùng võ lực và thể chế hà khắc để cai trị nhân dân. Tập trung tài sản, tập trung quyền lực là sức mạnh vô đich, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh đã cùng chung một chí hướng.

Thường thường, tại các quốc gia khác, sau khi đã cướp được chính quyền, nhà nước mới sẽ nới lỏng bàn tay, trả tự do lại cho nhân dân. Người ta quan niệm việc này rất cần thiết để xây dựng niềm tin cho nhân dân và xây dựng hòa bình. Trái lại cộng sản vẫn tiếp tục dùng bạo lực đối với tất cả mọi người dù cả sau khi cướp chính quyền thành công. Stalin cũng gần như Trotsky quan niệm " cách mạng thường trực", " cảnh giác cách mạng", nghĩa là luôn luôn trấn áp và đề phòng mọi người. Thành thử suốt bao thời kỳ, cộng sản đối xử với đảng viên và nhân dân bằng roi vọt. Lenin và Stalin mượn cớ kỷ luật để bắt mọi người tuân phục họ.Lenin đặc biệt nhấn mạnh điều này trong tiến trình cách mạng (Trong Luận cương Hội nghị thứ II Quốc tế cộng sản, phần “Điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản”):

“Trong giai đoạn nội chiến khốc liệt hiện nay đảng cộng sản chỉ có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình nếu được tổ chức một cách tập trung nhất, trong đảng phải có kỉ luật sắt, bên cạnh kỉ luật thời chiến, nếu ban chấp hành trung ương là cơ quan quyền lực có uy tín, được giao quyền lực rộng rãi và nhận được sự tin cậy của các đảng viên”

Stalin còn nói thêm:
“Trong điều kiện cuộc đấu tranh trước khi giành được chính quyền chuyên chính, kỉ luật đảng đã là như thế. Sau khi giành được chính quyền kỉ luật đảng càng phải được nâng cao hơn nữa. Tinh thần cảnh giác cách mạng, những đòi hỏi cấp bách về sự thống nhất về mặt tư tưởng, tính đặc thù về chính trị và tư tưởng, chủ nghĩa tập trung, tất cả những điều đó đã không biến mất sau khi giành được chính quyền mà ngược lại ngày càng trở thành gay gắt hơn, trầm trọng hơn.(GIAI CẤP MỚI II,3).

II.3. Tâm lý tự tôn và cuồng tín
Về phương diện tâm lý, một số người khi có quyền bính trong tay thì muốn chứng tỏ họ là người có uy quyền, là người thông minh tài ba, bắt người khác phải tôn sùng họ. Mặt khác, về mặt tâm lý, họ giáo điều và mù quáng.
Người cộng sản từ Marx cho đến Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông kiêu căng và mù quáng. Họ cho chủ thuyết của họ về kinh tế, chính trị là khoa học, đúng quy luật, tiến bộ nhất, cao siêu nhất tất nhiên phải thành công.

Milovan Djilas viết về niềm tự hào đỉnh cao trí tuệ của họ như sau:
Cách làm đó dựa trên cơ sở lí luận như sau: các lãnh tụ cộng sản tin tưởng rằng họ nắm được các qui luật kinh tế và có thể quản lí sản xuất trên cơ sở các qui luật đó. Nhưng sự thật lại không phải như thế, sự thật là: họ đã chiếm được nền kinh tế và cũng giống như họ đã giành được thắng lợi của cách mạng, một lần nữa điều đó tạo cho họ ảo tưởng dường như tất cả mọi chuyện xảy ra đều là kết quả của phương pháp khoa học tuyệt vời của họ (GIAI CẤP MỚI V ,6)

Nếu ai chỉ trích thì họ nổi giận, cho là chống đối cách mạng, là phản động, là gián điệp CIA, và sẽ bị giết hoặc bị giam trọn đời trong ngục tối.
Họ mang tâm lý của nhà thờ thời trung cổ, tự cho họ là chân lý, còn kẻ khác là tà giáo, cần thanh trừ cho đẹp lòng thượng đế, dù phải lấy máu để tô điểm thiên đường.
Marx cuồng tín và nhiều ảo tưởng.Ông tin rằng vô sản sẽ thành công, sẽ đem lại tự do, ấm no và hòa bình. Người cộng sản lại càng cuồng tín và tự hào về chủ nghĩa Marx bách chiến bách thắng cho nên họ càng say sưa thực hiện các chương trình không tưởng bất chấp tốn nhân tài vật lực và sự phản đối của nhân dân.

Nhưng ảo tưởng lớn nhất chính là ảo tưởng rằng cùng với việc công nghiệp hoá và tập thể hoá nghĩa là cùng với việc thủ tiêu sở hữu tư bản chủ nghĩa, Liên Xô sẽ trở thành xã hội phi giai cấp. Năm 1936, nhân dịp công bố Hiến pháp mới, Stalin tuyên bố rằng ở Liên Xô đã không còn giai cấp bóc lột, nhưng trên thực tế người ta không chỉ thực hiện xong quá trình thủ tiêu các nhà tư sản và các giai cấp khác của chế độ cũ mà còn thiết lập một giai cấp hoàn toàn mới, chưa từng có trong lịch sử (GIAI CẤP MỚI III , 1)

Nhưng một khi không thấy mộng trở thành sự thực, bọn lãnh đạo sẽ tìm cách bưng bít, dối trá, còn bọn thủ hạ thì tìm cách nịnh hót, lừa chủ và lừa nhân dân. Lúc này hai bộ phận được sử dụng Thứ nhất là báo chí, đài phát thanh, truyền hình và nhà trường ra sức ca tụng đảng và các chính sách của đảng. Thứ hai, họ dùng quân đội và công an để trừng trị những ai lên tiếng, dù chỉ là tiếng thở dài.

Richard Pipes viết như sau:
. . . tháng 12 năm 1925, đấy là lúc đại hội Đảng thông qua cương lĩnh đầy tham vọng tức là công nghiệp hoá bằng vũ lực. Mà công cuộc công nghiệp hoá này, vì những lí do sẽ được trình bày dưới đây, được hiểu là tập thể hoá nông nghiệp. Vì cả hai mục tiêu này đều có những khó khăn vô cùng to lớn cho nên phải bịt miệng những người bất mãn. Chủ nghĩa Stalin trở thành một lí thuyết nhất quán từ đó và chỉ đứng vững được khi không ai được động đến các thành phần cấu thành ra nó (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III , 3)

Richard Pipes cũng nói đến tính chất cuồng tín đưa đến việc tàn sát, việc diệt chủng của người cộng sản:
Đúng như định nghĩa của George Santayana rằng cuồng tín là những người cố gắng gấp đôi sau khi đã quên mục đích chính của mình, những người cộng sản đã lao vào những vụ chém giết điên cuồng. Kết quả là, đi từ Lenin đến Stalin, từ Stalin đến Mao và Pol Pot, chủ nghĩa cộng sản đã để lại trên đường đi của mình cả biển máu những người vô tội.(CHU NGHĨA CỘNG SẢN VI, 4)

Người cộng sản cuồng tín, tin tưởng vào đường lối của Marx, Lenin nhưng khi họ thấy dân chúng không theo họ thì ác niệm nổi lên, họ ra tay tàn sát những ai chống đối họ, hoặc không đứng cùng chiến tuyến với họ. Tâm trạng của họ là tâm trạng của nhà thờ thời trung cổ , và cuộc thánh chiến muốn tiêu diệt những ai chống thượng đế hay không cùng đường lối phụng thờ thượng đế như mình. Và đó cũng là tâm lý khiếp sợ cho nên họ phải tàn sát để trấn áp nhân dân và lòng họ. Simon Sebag Montefiore [5] viết:

Năm 1917 Lenin giành được chính quyền ở nước Nga. Sau khi phát hiện ra rằng hàng triệu công nhân và nông dân không chấp nhận tư tưởng mác-xít, ông ta quyết định rằng chỉ có thể giữ được quyền lực cho đảng cộng sản bằng vũ lực, bằng khủng bố và áp bức. Cuối cùng mục đích đã biện minh cho phương tiện. Lenin chính là một tín đồ cuồng nhiệt của chủ nghĩa Marx và vì vậy ông ta đã hạ lệnh bắn giết hàng ngàn người và bỏ cho chết đói hàng triệu người khác, ông ta đã dùng tư tưởng của Marx về tính tất yếu của cách mạng để biện hộ cho những quyết định đó của mình. “Cho bọn nông dân chết đói đi”, Lenin đã nhiều lần nói như vậy. Ông ta còn nói: “Muốn hoàn thành cách mạng mà không bắn giết được ư?”(QUAI VẬT KARL MARX .2)

Milovan Djilas nhận định về điểm này:
Để tiến hành cách mạng và công nghiệp hoá một cách nhanh chóng phải cần rất nhiều hi sinh, cần phải có những cuộc thanh trừng dã man, lí trí không thể nào tưởng tượng nổi, để buộc người ta tin vào lời hứa “xây dựng thiên đàng trên trái đất(GIAI CẤP MỚI, II, 1)

III.CÁC CÔNG CỤ VÔ SẢN CHUYÊN CHÍNH

Để bảo vệ địa vị độc tôn của lãnh tụ, đảng và chính phủ,Cộng sản ra chú trọng tăng cường bộ máy đảng và chính quyền. Ngoài ra thông tin tuyên truyền, pháp luật, công an, quân đội là công cụ chính để trấn áp nhân dân.

III.1. Tuyên truyền

Cộng sản chú trọng tuyên truyền do đó bộ phận Văn giáo , bộ Thông tin tuyên truyền được giao cho nhiệm vụ tuyên truyền. Vì vậy mà cách lãnh tụ cộng sản dù ngu dôt cũng sai thủ hạ viết vài quyển sách đề tên mình để mình đóng vai lãnh đạo tư tưởng. Trường Chinh, Tố Hữu đã được giao công việc này cho nên trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm hai vị hung thần đã thi hành các thủ đoạn tàn ác nhất để bóp chết tiếng nói dân chủ và tư do của văn nghệ sĩ, không phải văn nghệ sĩ có gốc đế quốc mà là các văn nghệ sĩ kháng chiến. Trong chế độ khắc nghiệt như vậy, các văn nghệ sĩ phải ca tụng chế độ dù chế độ xấu xa, rách nát.

Cộng sản duy vật nhưng cũng duy tâm, cho rằng tinh thần tác động đến hành động cho nên họ đề cao ý thức hệ, tư tưởng Marx-Lenin, và họ chủ trương "tẩy não", " cải tạo tư tưởng".

Đàng khác, vì mục đích lôi kéo quần chúng, họ tạo ra những thần thánh, anh hùng như Hồ Chí Minh không lấy vợ, hy sinh cuộc đời cho cách mạng, nào em bé Lê Văn Tám, chiến sĩ La văn Cầu. Họ vu khống, xuyên tạc những ai chống đối họ, họ dựng ra bao màn lừa bịp, dối trá trong lịch sử bằng những ngôn từ xảo trá như " dân chủ", "tư do", "công bằng" đoàn kết toàn dân".

Hồ Chí Minh tự viết sách ca tụng mình, Lê Duẩn hứa hẹn sau khi thống nhất mọi nhà sẽ có TV, tủ lạnh . Tố Hữu viết các bài thơ Tiếng hát sông Hương, Lao Bảo , Một tiếng rao đêm ,Đi đi em,
Châu Ro, Cô gái trên sông Hương . . . là theo chính sách tuyên truyền của cộng sản.
Cộng sản dụ dỗ trí thức,thanh niên, sinh viên làm tay sai cho chúng. Nhiều trí thức đã lầm mà theo cộng sản để rồi chịu cay đắng như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường,Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Châu Tâm Luân. . .

Cộng sản chú trọng chính trị và tuyên truyền cho nên họ có tài dối trá. Ngày xưa người ta bảo "nói như vẹm", như bây giờ chẳng ai nghe họ nói nữa. Họ nói gì đây khi thành trì Liên Xô sụp đổ? Họ không còn hăng hái khi họ xây dựng hạ tầng cơ sở bằng tư bản chủ nghĩa? Họ há miệng được sao khi nhân dân khốn khổ, cộng sản tham nhũng và cầu cạnh ngoại quốc? Họ nói gì đây khi họ bán nước và cướp đất của dân? Trần Độ đã phê phán lề lối tuyên truyền của cộng sản hiện nay:

Bộ máy cai trị bây giờ ngày đêm chỉ lo xây dựng bộ máy tuyên truyền, lo cổ động rầm rộ, dùng những "lưỡi gỗ" xây dựng và truyền lan các thứ "lý luận" "nói lấy được", dùng mọi thủ đoạn lừa bịp, dối trá, nguỵ biện để nhằm một mục đích duy nhất là duy trì và giữ vững bộ máy cai trị mà họ gọi là "sự lãnh đạo của Đảng” ( NHẬT KÝ RỒNG RẮN III ,2)

III.2. Pháp luật

Về mặt luật pháp, như đã trình bày ở trên, cộng sản khinh thường luật pháp. Họ không dùng luật pháp mà dùng luật rừng để tự do bắt bớ và giam cầm con người. Đôi khi họ dùng luật pháp cũng như dùng công an để "trấn áp " nhân dân và đảng viên. Họ bịa ra tội trạng, họ bắt buộc nạn nhân phải nhận những tội mà người ta không làm. Cộng sản cần như vậy để minh chứng "đảng sáng suốt", " công an không lầm lẫn"! Đôi khi họ cũng chẳng cần che đậy. Tấm hình công an bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý là một hình ảnh có ý nghĩa về tòa án cộng sản và chính sách toàn trị của cộng sản.

Các nước dân chủ chia ra ba ngành độc lâp là lập pháp, hành pháp và tư pháp .Tòa án cộng sản là thuộc quyền của đảng. Đảng dùng tòa án làm phương tiện trấn áp nhân dân. Nhất là trong chế độ cộng sản, Stalin đã giết các bộ trưởng , các tướng tá tùy thích. Mao Trạch Đông giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ và gây ra cuộc Tận diệt văn hóa (Cách mạng Văn hóa) và cho bọn Hồng Vệ binh muốn giết ai thì giết, muốn giam ai thì giam, muốn cách chức hay hành hạ ai là tùy ý. Đó là những việc làm phi pháp mà các vua chúa và tổng thống, thủ tướng chưa ai dám làm.

Ngoài ra, cộng sản nương tay cho thuộc hạ cho nên họ dùng chính sách " xử lý nội bộ". Chính sách này là miệt thị pháp luật, khiến cho bọn đầu gấu và thủ hạ ngang nhiên hối lộ, trộm cắp và cướp tài sản nhân dân và tài sản quốc gia.

Milovan Djilas viết như sau về pháp luật của cộng sản:
Luật pháp được soạn thảo do nhu cầu và quyền lợi của đảng, của giai cấp mới. Về mặt hình thức pháp luật bảo vệ quyền lợi của tất cả công dân nhưng trên thực tế nó chỉ bảo vệ quyền lợi của những người không bị coi là “kẻ thù của chủ nghĩa xã hội”. Vì vậy những người cộng sản luôn bị đau đầu vì trò chơi luật pháp do chính họ viết ra nhưng rồi lại bị họ phủ nhận ngay khi cần. Sau một thời gian, khi đã nhận ra nguyên nhân “đau khổ” của mình, để đơn giản hoá trò chơi pháp luật họ thường sáng tác ra những luật lệ “vá víu” có thể giải thích thế nào cũng được[. . .].

Như vậy là các vụ án chính trị trong chế độ cộng sản chỉ là những cuộc trình diễn, nghĩa là toà án được giao nhiệm vụ chứng minh “tội lỗi” của bị cáo phù hợp với yêu cầu của những kẻ đương quyền.[..].Bị cáo phải tự nhận là kẻ thù. Không cần chứng cớ gì hết, chứng cớ được thay bằng lời thú tội của chính bị cáo [. . .]. Vụ đàn áp ở Poznan gây nhiều tai tiếng nhưng chưa phải là vụ đẫm máu nhất. Quân đội chiếm đóng cũng như chính quyền thuộc địa dù là người ngoài, dù hành động theo những biện pháp khẩn cấp cũng ít khi sử dụng những biện pháp dã man như thế. Những nhà cầm quyền cộng sản đã chà đạp pháp luật và tiến hành khủng bố ngay chính nhân dân mình (GIAI CẤP MỚI, V ,1 ).

Tại Việt Nam, Trường Chinh đã ra chỉ thị " giết lầm hơn bỏ sót". Không có bút mực nào tả xiết những con người và tâm ác độc như thế! Một số quan tòa tin tưởng mình xử đúng, nhưng một số e ngại mình có sai lầm cho nên lương tâm không yên ổn! Đó là trường hợp tội nhân đã có xét xử điều mà lương tâm quan tòa còn dậy sóng, thế mà Trường Chinh lại dám giết cả người vô tội với một mệnh lệnh dã man như thế! Không phải tội riêng Trường Chinh mà đó là tội chung của đảng cộng sản đã rèn luyện những con người như thế với đường lối vô sản chuyên chính.

Nguyễn Hữu Đang [6] đã viết về pháp trị Liên Xô:
Trong bản báo cáo của ông Khơ-rút-sốp trước Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô có một đoạn nói vắn tắt, gần như lướt qua, mà thực ra rất quan trọng. Đoạn đó nói về sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng đối với vấn đề củng cố nền pháp trị xã hội chủ nghïa và kết luận:
‘’Những tổ chức của Đảng, của Nhà nước và các công đoàn phải chú ý với một tinh thần cảnh giác đến việc tôn trọng pháp luật Xô-Viết và tố cáo, vạch mặt bất cứ ai phạm vào nền pháp trị Xô-viết và những biểu hiện phi pháp và độc đoán nhỏ’[. .]’. Chính là vì trong bao lâu Stalin đã lạm dụng quyền hành, dung túng bè lũ phän cách mạng Beria, lấy uy thế chính trị mà lũng loạn bộ máy nhà nước, vi phạm nghiêm trọng chế độ pháp trị. Coi thường pháp luật trở thành một tác phong của nhiều cán bộ, của nhiều cấp uỷ Đảng hay cơ quan chính quyền. Biết bao nhiêu công dân lương thiện và đảng viên tốt - kể cả Trung ương uỷ viên của Đảng - đã bị tù đầy, bắn giết oan trong tình trạng đó?

Ông cũng nói đến tình trạng pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nhất là trong loạn
" Cải cách ruộng đất":
Trong Cải cách Ruộng đất, những việc bắt người, giam người, tra hỏi (dùng nhục hình dã man), xử tù, xử bắn, tịch thu tài sản, hết sức bừa bãi, bậy bạ, cũng như việc bao vây đến làm chết đói những thiếu nhi vô tội trong các gia đình địa chủ (hoặc chính là nông dân mà bị quy sai thành phần), không phải chỉ hoàn toàn do sự lãnh đạo kém cỏi mà còn do thiếu chế độ pháp trị hẳn hoi. Giá các Đoàn Uỷ lúc nào cũng thấy trên đầu họ con mắt dõi theo của thần công lý, giá lúc nào họ cũng thấy văng vẳng bên tai câu nhắc nhở của toà án: "hễ làm trái pháp luật là bị truy tố đấy" thì chắc chắn là họ đã thận trọng hơn và nhiều tai vạ đã tránh được cho nhân dân rồi.
"( TÁC PHẨM NGUYỄN HỮU ĐANG, Cần phải chính quy hơn nữa )

Ông Nguyễn Hữu Đang cũng cho rằng cộng sản cuồng tín và phi pháp như giáo hội thời trung cổ "Toà án là một tòa án , tha hồ tùy tiện còn hơn tôn giáo pháp đình của giáo hội trung cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ mà xử " ( Nguyễn Văn Trấn, 274).

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường [7] đã lên tiếng chỉ trích đảng cộng sản làm trái luật trước Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội ngày 30-10-1956, với tư cách đại diện trí thức Hà Nội. Ông nói:

Khi đưa ra khẩu hiệu "thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch" thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý, mà phản lại cách mạng là đằng khác nữạ Muốn chứng minh điều này, ta chỉ cần nhìn thực tế : kết quả sai lầm ta đã phạm khi thực hiện khẩu hiệu này, rất tổn thiệt uy tín của cách mạng và cho bản thân bao nhiêu chiến sĩ cách mạng. Nếu không phải đó là phản lại cách mạng thì là gì?

Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn : "Thà mười địch sót còn hơn một người bị kết án oan". Thế ta có lo ngại rằng mười địch sót không ? Không, vì ta nắm chính quyền, vì cách mạng đã thành công . Như vậy kẻ thù của cách mạng chẳng sớm thì chậm; nhất định hoặc cải thiện, giác ngộ hoặc lọt vào lưới của ta. Khẩu hiệu này lợi ở chỗ : không một người oan nào bị kết án. Do đó, không có các kết quả cực kỳ tai hại diễn ra hiện thời . (TÁC PHẨM NGUYỄN MẠNH TƯỜNG .Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất . Nhân Văn số 4 ngày 5-11- 1956).

Ông đưa ra những bài học sơ đẳng về pháp luật cho Hồ Chí Minh, Trường Chinh nghe. Ông nêu lên bốn nguyên tắc:
-Không phạt các tội quá lâu
-trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân phải chịu,
-muốn kết án một người thì phải có bằng chứng xác đáng
-thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của tố nhân . Bị tố nhân có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình,
Ông nói thêm vài điều cần thiết mà tòa án cộng sản Việt Nam không quan tâm đến:

Người thẩm phán phải được đủ đảm bảo để làm nhiệm vụ của mình, mà không sợ ai khiển trách hay gây khó khăn cho mình được. Khi điều tra, thẩm vấn tuyệt đối không được dùng phương pháp tra khảo, đánh đập, hành hạ bị can, mớm cung cho bị can, doạ nạt hay dụ dỗ hắn. Khi nào có điều nghi ngờ thì bị can được miễn nghị. Nếu bị kết án, thì có quyền chống án lên toà trên. Nếu bị bị kết án tử hình, thì lại có quyền xin ân giảm trước vị chủ tịch chính phủ. Con người của bị can, trong tất cả quá trình truy tố và xét xử, phải tôn trọng triệt để, khi bị can ra trước toà thì không được xiềng xích họ và không lúc nào được dùng nhục hình đối xử với họ (TÁC PHẨM NGUYỄN MẠNH TƯỜNG .Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất . Nhân Văn số 4 ngày 5-11- 1956).

Trần Độ phê pháp pháp luật Việt Nam như sau:
Lại ví dụ như trong khi có sự tuyên truyền cho khẩu hiệu “sống theo Pháp luật” thì Đảng lại là người sống ngoài pháp luật và sống trên pháp luật trắng trợn nhất. Và Đảng cũng chỉ đạo các cơ quan nhà nước làm như vậy. Xã hội ta ở trong tình trạng vô pháp luật thì người đầu tiên gây ra tình trạng đó là Đảng. Chống tham nhũng không được, cũng chỉ vì Đảng không thật sự chống. Chế độ độc đảng, độc quyền và tuyệt đối toàn diện, tức toàn trị, là thủ phạm và là nguồn gốc của mọi sự lộn xộn tiêu cực trong xã hội và tình trạng phản dân chủ của đất nước.
( NHẬT KÝ RỒNG RẮN IV ,4)

III.3. Quân sự và an ninh

Để bảo vệ quyền lợi của mình, đảng Cộng sản đã điều động rất nhiều lực lượng công an, và bộ đội.
Một số chức vụ quan trọng của chính quyền chỉ được giao cho các đảng viên thân tín là cảnh sát, trước hết là cảnh sát mật, ngoại giao đoàn và tầng lớp sĩ quan, nơi công tác chính trị và tình báo được coi là công tác chủ yếu. Quan trọng nhất trong giai đoạn đầu, cộng sản lập đoàn ám sát để giết các đối thủ một cách bí mật. Tại Việt Nam khi quân đội cộng sản chưa hình thành đã có một lực lượng "vũ trang nhân dân". Họ vừa là quân đội, vừa là đặc công, nhưng ám sát mà ám sát các viên chức chính phủ quốc gia và các đảng viên phi cộng sản. Trong khoảng 1945-54, du kích hay ủy ban cho người đến nhà mới đi họp rồi giết luôn. Tại thôn quê, mỗi khi nghe chó sủa, sáng hôm sau đã thấy có xác chết vô thừa nhận.

Tại thành phố, tỉnh trưởng hay quận trưởng, trên đường đi bị phục kích, hoậc bị ám sát tại nhà. Chính lúc này, Võ Nguyên Giáp cầm đầu tổ chức khủng bố này. Văn Cao cũng là một sát thủ nổi danh đã được Võ Nguyên Giáp khen thưởng, ban cho một cây súng lục. Tại Nga, tổ chức Cheka rất tàn bạo. do Lenin thành lập để sát hại các đối thủ dù họ là đảng viên cộng sản. Thành thử trong chế độ cộng sản, ai leo cao là là đã tu tập công đức bằng ngàn, bằng vạn đầu lâu. . Người cộng sản coi nhà nước, công an và quân đội là vũ khí của riêng họ.

Thành thử trong cảnh đói nghèo, họ càng huy động số lớn công an, quân dội nhằm kìm kẹp nhân dân.Cứ trung bình 10 người dân là có một công an theo dõi. Công an ở khắp mọi nơi. Công an giữ quyền cấp giấy thông hành, giấy xuất ngoại, giấy phép kinh doanh, công an kiểm soát ngành khách sạn, du lịch. Công an theo dõi điện thoại, thư tín. Công an gỉả nằm trong các nhà thờ, đình chùa, ga xe lửa. Công an rải khắp đường phố và chợ búa.Việc này vừa tốn tiền của, lại lãng phí nhân lực, vì an ninh và quân đội đã trở thành những lực lượng phi sản xuất, ăn bám vào tổ chức công nông nghiệp vốn đã suy nhược.Đặc biệt nhất lực lượng gián điệp cộng sản có mặt kháp nơi như trong các giáo hội, tại các tòa báo, các ban nhạc tại quốc nội hay quốc. Vụ gián điệp và đặc công cộng sản có mặt trên tàu Việt Nam Thương Tín là một minh chứng gần nhất.

Milovan Djilas viết về chủ nghĩa quân phiệt Liên Xô:

Nhà nước cộng sản được xây dựng trên cơ sở bạo lực và đàn áp, luôn luôn xung đột với nhân dân, cho nên ngay cả khi không có tác nhân bên ngoài thì vẫn là một bộ máy nhà nước quân phiệt. Không ở đâu sự tôn sùng sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh quân sự, lại được đề cao như trong các nhà nước cộng sản. Chủ nghĩa quân phiệt là nhu cầu nội tại của giai cấp mới, là một trong những hình thức tồn tại của nó và đồng thời cũng là tác nhân củng cố đặc quyền đặc lợi của nó.

Là một tổ chức mang tính bạo lực, và khi cần thì chỉ thực hiện vai trò bạo lực, nhà nước cộng sản khởi kì thuỷ là một nhà nước quan liêu. Hoàn toàn phụ thuộc vào một nhóm nhỏ những kẻ cầm quyền chóp bu, cơ quan nhà nước, không ở đâu bằng chế độ cộng sản, tràn ngập đủ các thứ văn bản pháp qui. (GIAI CẤP MỚI 5 ,3)

Trần Độ kết án cộng sản dùng công an trị để đàn áp nhân dân:
một hệ thống các cơ quan an ninh của Bộ công an, Tổng cục II Bộ quốc phòng, Cục an ninh bảo vệ của tổng cục chính trị. Hệ thống này tha hồ lộng quyền theo sát hành vi từng công dân, được trang bị rất hiện đại (và tốn tiền) để tổ chức nghe trộm điện thoại, phá hoại thông tin của công dân. Đảng cộng sản Việt Nam ( TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN IV ,3)

IV. PHÊ PHÁN CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN

Chính sách chuyên chính vô sản còn được gọi là chính sách toàn trị của cộng sản đã gây đau khổ cho loài người, nhất là ở các quốc gia cộng sản. Người dân mất tính mạng, tài sản và hạnh phúc. Chính sách vô sản chuyên chính còn gây nhiều thiệt hại khác nữa cho quốc gia và xã hội.

IV.1. DÂN CHỦ & TỰ DO

Cộng sản chỉ trích tư bản và luôn nói đến tự do, dân chủ.Nhưng vô sản chuyên chính thì làm sao nhân dân và đảng viên có tự do và dân chủ? Nhìn chung, trên lý thuyết và thực tế, cộng sản dối trá, luôn vi phạm tự do, dân chủ, vi phạm nhân quyền và dân quyền.
Cộng sản chủ trương độc đảng là phi dân chủ. Cộng sản đề cao giai cấp công, nông mà coi toàn dân là kẻ thù. Như vậy là cộng sản coi khinh nhân dân.Khi đã coi khinh dân thì sao mà gọi là dân chủ?

Chế độ cộng sản chỉ là tổ chức của kẻ mạnh, ai chiếm địa vị chúa tể thì nắm tất cả và ngồi mãi cho đến chết. Như vậy là không có dân bầu, dân cử, là một hình thức quân chủ và phát xít. Nếu có bầu thì cũng chỉ là màn độc diễn trong nội bộ đảng, dân không có quyền can dự.

Như vậy không phải là dân chủ. Trong khi các nước tây phương áp dụng phân quyền, cộng sản cũng bắt chước cái hình thức khác nghe rất đẹp như "nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lảnh đạo". Hoặc họ đưa ra khẩu hiệu " dân chủ tập trung", " quyền làm chủ tập thể" , " do dân, vì dân", và các danh từ như hội đồng nhân dân, toà án nhân dân, quân đội nhân dân , . . .chỉ là những nhãn hiệu giả mạo.

Ngoài ra, việc bầu cử các cấp và quốc hội chỉ là những hình thức dân chủ giả mạo. Cộng sản chơi trờ lửa bịp " đảng chọn, dân bầu". Quốc hội là chân tay cộng sản, Các đại biểu không do dân bầu và chọn mà là do cộng sản quyết định. Họ có công việc là thông qua tất cả nghị quyết của cộng sản dù cho nghị quyết đó do một kẻ ngu dốt và tàn ác thảo ra, và dù cho điều khoản đó vi phạm nhân quyền.

Ngay trong đảng cũng không có dân chủ và luật lệ. Tất cả chỉ là mánh lới, thần thế và bịp bợm. Stalin cướp quyền Trotsky, Hồ chí Minh đưa Lê Duẩn làm tổng bí thư. Đại hội đảng cộng sản chỉ là việc phân chia quyền lợi, địa vị giữa các phe phái. Tổng bí thư hay ai đó nắm trọn quyền quyết định mà các đảng viên cao cấp khác muốn sống phải im lặng. Chính trong hàng ngũ cộng sản, thỉnh thoảng có sư thanh toán nhau gây họa đến dân lành.

Ngoài ra còn tệ nạn cha truyền con nối.Mặc dầu cộng sản cực lực chỉ trích phong kiến nhưng họ vẫn làm theo phong kiến như Hoa Quốc Phong nối Mao Trạch Đông, Nông Đức Mạnh nối Hồ Chí Minh, và Kim Nhật Thành nhường ngôi cho con là Kim Chánh Nhật.

Milovan Djilas đã nhận định về chính sách tàn bạo của Liên Xô và các nước khác. Rõ rệt là chính sách của Stalin đối với các đồng chí cao cấp của ông. Stalin đã đặt vấn đề "thống nhất tư tưởng" để bắt buộc các đảng viên tuyệt đối phục tùng ông. Ông thẳng tay sát hại hay bỏ tù những đảng viên và nhân dân có ý kiến bất đồng:
Đối với Stalin thì sự thống nhất về tư tưởng, thống nhất về chính trị là điều kiện để trở thành đảng viên. Đấy là đóng góp trực tiếp của Stalin vào lí luận về đảng kiểu mới. Điều đáng chú ý là luận điểm về sự thống nhất tuyệt đối về tư tưởng được ông ta phát biểu ngay từ khi còn rất trẻ. Dưới triều Stalin sự thống nhất về tư tưởng là điều kiện bắt buộc của tất cả các đảng cộng sản và điều đó vẫn còn tác dụng cho đến tận hôm nay.

Các lãnh tụ Nam Tư, ban lãnh đạo Liên Xô cũng như các đảng cộng sản khác hiện vẫn giữ quan điểm như vậy. Sự kiên trì tính thống nhất về tư tưởng trong đảng không chỉ là dấu hiệu của sự trì trệ mà còn chứng tỏ rằng trong các ban “lãnh đạo tập thể” hiện nay không có sự trao đổi ý kiến hoặc rất ít khi có trao đổi ý kiến (GIAI CẤP MỚI IV, 10)

Milovan Djilas đã phê phán đưòng lối độc tài của cộng sản như sau:
Sự thống nhất bắt buộc như vậy nói lên điều gì và sẽ dẫn đến đâu?
Sẽ dẫn đến hậu quả thật là tai hại.
Trước hết là bất kì đảng nào, đặc biệt là đảng cộng sản, quyền lực cũng nằm trong tay lãnh tụ hoặc các cơ quan lãnh đạo. Sự thống nhất là mệnh lệnh (đặc biệt là đối với đảng cộng sản, một đảng có kỉ luật theo kiểu nhà binh) nhất định sẽ dẫn tới việc bao cấp về tư tưởng của trung ương đối với các đảng viên thường. Nếu dưới thời Lênin tư tưởng chỉ được thống nhất sau các cuộc đấu tranh dữ dội ở các cấp cao nhất, thì Stalin bắt đầu tự mình quyết định tư tưởng nào là đúng, còn “ban lãnh đạo tập thể” hiện nay lại chỉ cần ngăn chặn không cho những tư tưởng mới xuất hiện là được. Chủ nghĩa Marx đã trở thành lí luận của các ông trùm cộng sản như thế đấy. Một chủ nghĩa Marx hoặc chủ nghĩa cộng sản khác không thể nào xảy ra được, trong hiện tại và có thể cả trong tương lai nữa.

Hậu quả của sự thống nhất về tư tưởng thật là tai hại: nền chuyên chế của Lenin dĩ nhiên là khắc nghiệt, nhưng nó chỉ trở thành toàn trị dưới trào Stalin. Việc chấm dứt cuộc đấu tranh tư tưởng trong nội bộ đảng đã dẫn đến sự tiêu diệt tự do trong toàn xã hội. Sự bất dung đối với các trào lưu tư tưởng khác và việc khăng khăng khẳng định tính khoa học giả tạo của chủ nghĩa Marx-Lenin đã tạo ra sự độc quyền tư tưởng của ban lãnh đạo chóp bu của đảng và cuối cùng là sự thống trị tuyệt đối của nó đối với xã hội. [. .].

Việc diệt trừ các quan điểm khác nhau trong ban lãnh đạo đảng tự động dẫn đến việc loại bỏ các trào lưu, xu hướng trong nội bộ phong trào và như vậy đồng nghĩa với việc giết chết dân chủ trong các đảng cộng sản. Trong chế độ cộng sản “lãnh tụ là người biết tuốt” đã trở thành nguyên tắc: những kẻ có quyền dù ngu dốt đến đâu cũng đều trở thành nhà tư tưởng hết.
[.. ]. Nhiệm vụ này khó khăn đến nỗi nó đòi hỏi không chỉ thái độ không khoan nhượng đối với các tư tưởng khác và các nhóm xã hội khác mà còn đòi hỏi sự khuất phục của toàn xã hội và sự cố kết của chính giai cấp cầm quyền. Đấy chính là lí do vì sao đảng cộng sản cần một sự ổn định vững chắc về tư tưởng. (GIAI CẤP MỚI IV, 10)

Chủ trương chuyên chính vô sản đã đưa đến việc tôn sùng cá nhân và lãnh tụ trở thành độc tài. . Mao Trạch Đông cũng vậy. Thời quân chủ Á Đông, trong triều có những vị ngự sử có bổn phận chỉ trích vua quan. Trong chế độ dân chủ Tây phương, báo chí có quyền phê bình chính phủ. Trái lại, trong chế độ cộng sản, dân chúng và đảng viên đều phải cúi đầu im lặng.

Marx cho rằng tư tưởng của ông là tiến bộ nhất, còn các tư tưởng khác là lạc hâu và phản động. Vì vậy, ông quan niệm rằng phải loại bỏ tất cả tư tưởng cũ cùng những nền văn hóa cũ ( TNCS, II, 5)

Trong vườn văn hóa nhân loại, Marx và những người cộng sản theo ông đã triệt bỏ các loại hoa để chỉ trồng một loại hoa màu với màu đỏ sẫm! Điều đó khiến ta không ngạc nhiên khi thấy người cộng sản đập phá đình chùa, phỉ báng Khổng giáo, Phật giáo , Lão giáo, Thiên chúa giáo và các tư tưởng khác.
Đường lối chuyên chính vô sản đưa đến bóp chết mọi sinh hoạt quốc gia. Độc quyền tư tưởng là kiềm chế văn học, nghệ thuật, khoa học, chính trị, kinh tế, luật pháp và tình cảm con người.
Milovan Djilas đã nói rõ về đường lối vô sản chuyên chính về mặt văn hóa:

Tất cả các tư tưởng mới đều phải bị kiểm soát, phải được cắt gọt cho vừa “khung an toàn”. Thực tế đã là như thế. Các lãnh tụ cộng sản không thể giải quyết được mâu thuẫn này cũng như nhiều mâu thuẫn khác nữa. Như chúng ta đã thấy, họ chỉ có thể nới lỏng sợi dây trói buộc, nhưng không thể dành cho văn nghệ sự tự do đích thực được.
Do mâu thuẫn này mà trong chế độ cộng sản vấn đề vai trò của văn nghệ trước các đề tài do cuộc sống đặt ra không thể giải quyết được, cũng như các lí thuyết về sáng tạo nghệ thuật cũng không thể phát triển được.

Vì về bản chất tác phẩm nghệ thuật gần như bao giờ cũng tương tự như sự phê phán các quan hệ xã hội cũng như xã hội đương thời, sáng tạo ra các tác phẩm mang vấn đề thời sự trong chế độ cộng sản là việc bất khả. Chỉ được quyền ca ngợi cái hiện có và phê phán kẻ địch, một việc làm vô nhân đạo vì cái bị phê phán chính là cái bị săn đuổi và không có khả năng tự vệ. Trên một “cơ sở” như vậy thì việc tạo ra các tác phẩm đi vào các vấn đề thời sự, với một giá trị nào đó là việc bất khả (GIAI CẤP MỚI, VI ,4).

Theo Milovan Djilas, lý thuyết “phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa” không phải là một hệ thống hoàn chỉnh. Thuật ngữ “phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa” được Gorky sử dụng trước tiên. Quan điểm của ông có thể nói ngắn gọn là trong điều kiện của “chủ nghĩa xã hội” hiện nay, văn nghệ phải thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa và thể hiện càng chân thực đời sống thì càng tốt. Còn tất cả những điều khác (tính điển hình, tính đảng...) thì hoặc là được cóp nhặt từ các lí thuyết khác hoặc là được tạo ra từ các nhu cầu chính trị của chế độ.

Điều lệ Hội Nhà văn Liên-xô đã nói về phương pháp sáng tác của XHCN:
"Với tư cách là phương pháp cơ bản của sáng tác và phương pháp phê bình của văn học Xô-viết, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa yêu cầu văn nghệ sĩ mô tả hiện thực một cách chân thực, lịch sử - cụ thể trong quá trình phát triển cách mạng của nó. Đồng thời, tính chân thực và lịch sử - cụ thể của sự miêu tả nghệ thuật phải kết hợp với nhiệm vụ cải tạo và giáo dục tư tưởng nhân dân lao động theo tinh thần xã hội chủ nghĩa".

Định nghĩa này đi nước đôi và mưu mánh lật lọng. đã làm nhiệm vụ cải tạo và giáo dục tư tưởng nhân dân lao động theo tinh thần xã hội chủ nghĩa" tức là tuyên truyền thì sao mà chân thực? Chính người cộng sản bây giờ cũng đã nhận thấy khuyết điểm đó. Trong bài Chung quanh vấn đề phương pháp sáng tác hiện nay, Phương Lụu, giáo sư trường đại học sư phạm Hà nội viết:

1. Nhập nhằng giữa nghệ thuật và tuyên truyền giáo dục qua câu sau đây trong định nghĩa: "Đồng thời, tính chân thực và lịch sử cụ thể của sự miêu tả nghệ thuật phải kết hợp nhiệm vụ cải tạo và giáo dục tư tưởng...". Tại sao lại "đồng thời kết hợp"?. Bản thân nghệ thuật có khuynh hướng tư tưởng, nghĩa là có ý nghĩa tuyên truyền giáo dục, nhưng tất cả điều đó, nói như Ăng-ghen, là "Bản thân khuynh hướng phải toát ra từ tình thế và hành động" (Thư gửi cho M. Cau-xky). Nói phải kết hợp, tất nhiên là với những sự vật không đối lập, tuy vậy là những thứ vốn nằm bên ngoài mình rồi. Sai lầm này mãi đến 20 năm sau (năm 1954) trong Đại hội lần thứ hai của Hội Nhà văn Liên-xô mới được giải trừ (tước bỏ câu nói trên trong định nghĩa). Nhưng muộn còn hơn là không như một số điểm khác tiếp theo sau đây.

2. Cào bằng giữa văn học với các bộ môn nghệ thuật khác. Định nghĩa nói trên chỉ là về phương pháp sáng tác trong văn học. Thế nhưng, không biết thế nào dần dần lại được xem như phương pháp sáng tác của toàn bộ nền nghệ thuật Xô-viết, nào là âm nhạc hiện thực xã hội chủ nghĩa, hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa v.v.. Văn học là một bộ môn nghệ thuật, tất nhiên có những yêu cầu về phẩm chất tương đồng với các bộ môn nghệ thuật khác như tính chân thật chẳng hạn, hiển nhiên không phải chỉ chân thật với hiện thực khách quan, mà còn chân thật với tâm trạng chủ quan.

Nhưng với tư cách là nghệ thuật của ngôn từ, văn học còn có những yêu cầu về phẩm chất đặc thù. Thậm chí, tình hình còn phức tạp ở chỗ, có những đặc trưng của văn học có thể tương đồng với một loại hình nghệ thuật nào đó, nhưng lại không phù hợp với loại hình nghệ thuật thứ ba. Chẳng hạn âm nhạc là nghệ thuật "biểu hiện" thì làm sao mà "mô tả hiện thực" được? Còn hội họa là nghệ thuật "tĩnh" thì làm sao mà "mô tả hiện thực trong quá trình phát triển" được?(Tạp chí Cộng sản Số 12 (180) năm 2009
http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=22857141

Tại Việt Nam, Trường Chinh, Tố Hữu đều theo Mao và Marx mà lập nên lý thuyết cho đề cương văn hóa của cộng sản. Nhưng dù viết thế nào đi nữa cũng không ngoài danh từ "hiện thực xã hội chủ nghĩa", nghĩa là văn học, nghệ thuật phải có tính đảng, tính giai cấp. Nói rõ hơn, hiện thực xã hội không phải là đường lối hiện thực (réalism) của nền văn học Tây phương, mà là văn học cộng sản chú trọng ca tụng cộng sản dù cho cộng sản xấu xa, tệ hại. Nói cách khác, văn học hiện thực xã hội là một thứ nói láo, là một sản phẩm mạo hóa của chủ nghĩa cộng sản. Nguyễn Văn Trấn [7] là một đảng viên cộng sản nhưng ông đã thức tỉnh. Trong tác phẩm " Viết Cho Mẹ và Quốc Hội", ông nhận định:

"Hiện thực xã hội chủ nghĩa tức là con đường đi lên trong văn học, nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói lên xã hội thiên đàng vô cùng đẹp, chưa có, chưa bị cướp, áp bức, bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhanh ăn cắp, nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng (275).


Cộng sản chuyên chế trong lãnh vực sáng tạo. Họ cấm viết về tôn giáo, về thi ca lãng mạn, nhất là cấm chỉ trích cộng sản. Các thi sĩ lãng mạn đã bị phê bình, truy kích. Quang Dũng, Hữu Loan là những nạn nhân của những tay công an văn nghệ. Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đạ bị đối xử dã man. Trong chế độ dân chủ, nếu cá nhân nào viết bài chống chính phủ, họ có thể bị phạt tiền hay bị giam vài năm, không ai bị giam năm mười năm hay trọn đời và bao vây kinh tế như các nhà văn trong Nhân Văn Giai Phẩm.

Trong thời thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi tự do báo chí, nhưng khi ông nắm quyền, việc đầu tiên của ông là cấm tự do báo chí. Trong thời thực dân, Pháp kìm kẹp báo chí nhưng một số báochí và tiểu thuyết, thi ca, sách biên khảo đuợc xuất bản. Còn trong chế độ cộng sản, không có báo chí và nhà xuất bản tư nhân. Điều này cho thấy cộng sản dã man hơn thực dân.

Hạn chế tự do tư tưởng không chỉ là cuộc tấn công vào những nhóm chính trị , văn nghệ sĩ hay xã hội cụ thể, mà là cuộc tấn công vào tính người, tính nhân bản của con người , và quyền tự do nói chung của con người .Độc tài tư tưởng cũng có hại đến khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật của các nước cộng sản thua xa các nước tư bản vì các khoa học gia bị kìm kẹp trong chủ trương vô sản chuyên chính.

Lý thuyết cộng sản kiêu căng và phản khoa học. Kiêu căng là vì Marx, Lenin cho rằng triết lý của họ là đỉnh cao của loài người có thể là quy luật cho mọi khoa học, trong đó có khoa học kỹ thuật. Và phản khoa học vì triết lý, chính trị và kinh tế của Marx làm sao là khoa học và chỉ đạo khoa học! Khoa học có con đường riêng, nó mang tính khách quan và khoa học, không thể cúi đầu theo Marx hay theo giai cấp nào! Nói cho đến cùng, Liên Xô cũng như Trung Quốc chỉ lo phát triển khoa học quân sự mà không chú trọng về hàng tiêu dùng và nâng cao đời sống cho nhân dân.


Milovan Djilas nhận định về khoa học Liên Xô:
Quan điểm coi chủ nghĩa Mác hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là phương pháp toàn năng, siêu hiệu quả đối với tất cả các lĩnh vực nghiên cứu, lãnh vực tinh thần hay bất kì lĩnh vực nào khác cũng gây trở ngại cho quá trình phát triển của khoa học. Ở Liên Xô không một nhà khoa học lớn nào thoát được các rắc rối về “đường lối chính trị”. Hoàn cảnh có thể khác nhau nhưng các nhà bác học thường xuyên bị săn đuổi vì phát minh của họ mâu thuẫn với hệ tư tưởng chính thống. Ở Nam Tư sự đàn áp có thể ít hơn, nhưng việc đề cao những nhà nghiên cứu “trung thành” về chính trị song lại yếu về chuyên môn cũng có thể được coi là biểu hiện khác của cùng một căn bệnh ( GIAI CẤP MỚi,VI. 1)

Vô sản chuyên chính cho làm các công cuộc nghiên cứu khoa học gặp nhiều khó đó là lập trường tư tưởng vì vô sản chuyên chính bắt các khoa học gia tuân theo lý thuyết Mác Lê. Milovan Djilas viết:

Nhà vật lí sẽ làm thế nào nếu các nguyên tử không chịu tuân theo nguyên lí thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của Hegel và Marx? Nhà thiên văn học sẽ làm thế nào nếu vũ trụ không tuân theo biện chứng pháp cộng sản? Nhà sinh vật học sẽ phải hành động ra sao nếu cây cối không chịu theo lí luận của Stalin và Lưshenko về sự hợp tác giữa các giai cấp trong “xã hội xã hội chủ nghĩa”?

Không thế nói dối “một cách chân thành” các nhà khoa học đành phải trả giá vì “tà thuyết” của mình. Các phát minh của họ chỉ có thể được công nhận nếu chúng “khẳng định” các công thức macxit- lêninit. Các nhà khoa học cứ phải thường xuyên tìm cách lái các kết quả hoặc phát minh của họ sao cho không trái ngược với giáo điều chính thống. Khoa học bị buộc phải trở thành cơ hội và thoả hiệp. Các lĩnh vực lao động trí óc khác cũng có số phận tương tự (
GIAI CẤP MỚI V, 13).

Và ông quả quyết rằng khoa học Liên Xô rất kém:
Nhưng dù có những tiến bộ kĩ thuật như thế, một điều rõ ràng là không có một phát minh khoa học lớn nào được tạo ra dưới chính thể Xô Viết. Về điểm này thì Liên Xô còn kém hơn cả thời Sa Hoàng, khi đó, mặc dù còn bị lạc hậu về kĩ thuật, nước Nga đã có những phát minh mang tính thời đại ( GIAI CẤP MỚi, VI , 1 ) .

Tai Việt Nam người ta cho rằng bèo hoa dâu, xuyên tâm liên, cầu tiêu hai đáy là thành tựu của khoa học của Việt Nam. Không lẽ các ông lãnh đạo cộng sản Việt Nam và tri thức Việt Nam có óc trào lộng đến thế!


Ngày nay, Cộng sản đã thay đổi kinh tế để cứu nên kinh tế cộng sản suy sụp. Nhưng kinh tế của Trung Quốc, Việt Nam khá hơn là do sư đầu tư của kinh tế tư bản. Tự thân, kinh tế cộng sản là bất lực. Kinh tế cộng sản bây giờ chỉ là trung gian ăn lời ( mại bản), và hầu hết là dịch vụ.
Cộng sản cũng thay đổi về văn hóa vì muốn hưởng lợi từ Cơ quan Văn Hóa LHQ và nguồn lợi du lịch trong việc tu sửa cổ tích, và danh lam thắng cảnh.


Ngoài ra, cộng sản vẫn giữ độc tài toàn trị như quan điểm của Marx, Lenin , Stalin, và Mao Trạch Đông. Cộng sản bóp chẹt tự do của nhân dân cho nên các nhà tư tưởng Việt Nam đã tích cực tranh đấu cho tự do, dân chủ. Nguyễn Hữu Đang đã kêu gọi chính quyền cộng sản thực thi Hiến pháp 1946 vì hiến pháp này ghi: Điều thứ 10: Công dân Việt Nam có quyền:
-Tự do ngôn luận
-Tự do xuất bản
-Tự do tổ chức và hội họp
-Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra ngoài nước.
(Hiến pháp Việt Nam và hiến pháp Trung Quốc khác nhau thế nào.

Trần Đức Thảo đã viết hai bài trên Nhân Văn Giai Phẩm về vấn đề tự do và dân chủ.
Trong bài đầu, Nỗ lực phát triển tự do dân chủ, ông viết về tình hình Liên Xô sau đai hội đảng XX năm 1956:

Người trí thức hoạt động văn hoá, cần tự do như khí trời để thở. Có tự do thì mới đẩy mạnh được sáng tác văn nghệ, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật. Phát triển tự do là nhu cầu thiết thân đồng thời là nhiệm vụ số một của người trí thức cũng như của toàn dân. Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô đã bóc trần những kết quả tai hại của tác phong lãnh đạo vi phạm hình thức tự do.‘’ [..]. Xét đến tình hình thế giới mới đây, lý tưởng tự do cá nhân lại là lý tưởng của ngày tiến tới, lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản bây giờ đương bắt đầu trở thành một thực tế lịch sử ở Liên Xô’’.

Những nghị quyết lịch sử của đại hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nước dân chủ nhân dân anh em và phong trào công nhân và nhân dân thế giới. Nước ta không thể nào đứng riêng:[.. ], nhiệm vụ của vô sản chuyên chính là phát triển tự do cá nhân.[.. ] .
Những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong Cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, kiến thiết kinh tế và văn hoá là những dẫn chứng hùng hồn.
(
TÁC PHẨM TRẨN ĐỨC THẢO. Nỗ lực phát triển tự do dân chủ. Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, 289- 290).

Nguyễn Kiến Giang [9] nhận thấy quan điểm đảng lãnh đạo là sai lầm. Ông viết:
Đảng biến thành “Đảng - Nhà nước”, thành một thứ “siêu nhà nước”, có toàn quyền quyết định tất cả, từ những chủ trương lớn đến những biện pháp thực hiện nhỏ, và mọi người dân chỉ được phép nghĩ theo, nói theo và làm theo những quyết định của Đảng, có khi chỉ là của một cấp lãnh đạo, thậm chí của một cá nhân lãnh đạo nào đó.

Mọi ý kiến khác với ý kiến những người lãnh đạo của Đảng bị coi là chống Đảng, mà chống Đảng cũng có nghĩa là chống Nhà nước, chống chế độ, chống cách mạng. Cho đến khi Đảng nhận ra được những sai lầm của mình (triệt để hay không triệt để) thì xã hội đã gánh chịu những hậu quả cay đắng, chưa nói tới một số người phải chịu đựng sự trừng phạt trái pháp luật mà đến nay vẫn chưa giũ bỏ dược hết số phận oan trái của mình
(SUY TƯ 90, I,1)


Trần Độ đã kết tội đảng cộng sản Việt Nam là phản dân chủ:
Đảng cộng sản đã và đang thực hành đường lối độc đảng (và tất yếu là độc quyền) lãnh đạo toàn diện (tức toàn trị).
Vì vậy thực chất chế độ xã hội không phải là có “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, mà là một chế độ xã hội phản dân chủ.

Đảng đã thực hành điều đó một cách ngày càng kiên quyết, ngày càng triệt để. Trong khi lại buộc phải nói những lời đẹp đẽ về dân chủ, về “quyền làm chủ của nhân dân”. Vì vậy, đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội hiện nay là lừa bịp, là “nói một đàng làm một nẻo” là “chỉ nói mà không làm” và vì vậy không thể là một xã hội tốt đẹp được, những thành tựu về kinh tế xã hội hiện có nguy cơ tan vỡ.[. . .]. Trong Hiến pháp lại có rất nhiều điều về quyền dân chủ của dân, nhưng trong đó ba điều dân chủ cơ bản là tự do ngôn luận, tự do bầu cử và tự do lập hội, thì đều bị chôn vùi bởi những đạo luật phản động và những thủ đoạn bỉ ổi.

Ví dụ như về bầu cử thì có những thủ đoạn “Đảng cử, dân bầu”, “hiệp thương”, thực chất là không ai được quyền tự ứng cử. Ví dụ như về báo chí, xuất bản, thì những đạo luật ngược với Hiến pháp lại bắt buộc mọi người phải tuân theo nghiêm ngặt. Ví dụ như về tự do lập hội thì trong thực tế không ai có quyền gì hết, vì các thủ tục xin phép đủ làm nản lòng tất cả những ai muốn lập hội, các thủ đoạn Đảng phải bố trí đảng viên để nắm các tổ chức xã hội cũng làm cho các hội trở nên vô nghĩa.

(TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN IV , 5)


Milovan Djilas viết về tình hình Liên Xô thời Stalin như sau:

Chế độ mới tuy thực hiện cái gọi là dân chủ hoá, nhưng giống như thời còn Stalin, họ càng ngày càng chiếm thêm nhiều “tài sản xã hội chủ nghĩa” hơn. Phi tập trung hoá trong kinh tế không phải là phân phối lại sở hữu mà chỉ là tăng quyền phân phối tài sản cho các tầng lớp quan liêu cấp thấp hơn, cấp nước cộng hoà, tỉnh, huyện.

Nhưng giai cấp mới sẽ cảm thấy khó chịu khi phải đối mặt với những đòi hỏi về tự do. Không phải tự do nói chung và cũng không chỉ tự do về chính trị. Giai cấp mới không phản ứng dữ dội đối với những đòi hỏi trở về với những quan hệ xã hội hay quan hệ sở hữu cũ, nó tỏ ra thù địch nhất đối với những đòi hỏi về tự do tư tưởng, tự do phê bình, dù chỉ là trong khuôn khổ của các quan hệ mới, trong khuôn khổ của “chủ nghĩa xã hội”. Có sự nhạy cảm như vậy là do tính chất đặc biệt của giai cấp mới( GIAI CẤP MỚI IV, 5)

Nguyễn Kiến Giang một người cộng sản đã phê phán đường lối vô sản chuyên chính đã làm mất tự do, dân chủ của nhân dân:
Chủ nghĩa xã hội “khoa học” mất đi tính chất khoa học của nó (hay nói đúng hơn, phơi bày tính chất phi khoa học của nó). Vì sự tồn tại và phát triển của khoa học bao giờ cũng đòi hỏi những điều kiện dân chủ và tự do của các cá nhân, bao giờ cũng diễn ra trong những đối chiếu, tranh luận, chứng minh của những quan điểm đối lập nhau, thay thế nhau. Không có những điều kiện ấy, chủ nghĩa xã hội “khoa học” - cả về lý luận và thực tiễn - dễ trở thành (và trong thực tế đã trở thành) một thứ chử nghĩa xã hội "giáo điều và độc tôn" (Suy tư 90) .

IV.2. DIỆT CHỦNG

Trong các cuộc cướp chính quyền, thường là chiến tranh hoặc tàn sát trong khi giao tranh. Cũng có thể kéo dài một thời gian như trong cách mạng Pháp 1789. Còn cộng sản khủng bố, và trấn áp là trường kỳ. Cộng sản luôn che đậy âm mưu và hành dộng của họ. Lời nói và việc làm của họ khác nhau. Lenin, Stalin nói việc tập thể hóa, công nghiệp hóa là do tự nguyện nhưng thực tế không phải thế.

Nếu không có kinh nghiệm mà chỉ đọc sách báo, văn kiện cộng sản, chúng ta sẽ lầm. Nói chung, cộng sản là giả dối. Marx, Lenin, Stalin luôn đem danh nghĩa tiêu diệt tư sản bóc lột và phản động nhưng sự thật là cộng sản tiêu diệt toàn thể nhân dân. Cộng sản các nước theo Marx, Lenin và Stalin thực hiện việc tàn sát dân chúng và gán cho họ nhiều tội, đồng thời ra sức tô vẽ một thiên đường tại thế. Với danh nghĩa phát triển, công bằng, họ tàn sát nhân dân. Từ Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Khmer, châu Phi. . . ở đâu cũng thấy núi xương, sông máu.

Để thực hiện tham vọng của mình, Lenin đã thực hiện nhiều chánh sách bạo tàn. Chính quyền Bolshevik của Lenin đã diệt tôn giáo (nhất là nhà thờ chính thống giáo), coi dân theo đạo là kẻ thù, là "tay sai của bọn tư sản và địa chủ" tịch thu đất đai của nhà thờ, đàn áp, đày ải các cha cố, chính điều này là một trong các nguyên nhân đã làm rất nhiều nông dân ngoan đạo và cả tộc người Cô dắc đi theo phía chống cộng sản. Bằng những chính sách cực đoan ,cuộc cách mạng vô sản của Lenin đã không nhận được sự ủng hộ của giới trí thức và kết quả là hầu hết trí thức đã bỏ ra nước ngoài còn những ai ở lại thì bị nghi kỵ phân biệt đối xử và sự mất tự do làm việc. Tình trạng trí thức Việt Nam nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và trí thức miền Nam sau 1975 là những hình ảnh lập lại lịch sử nước Nga sau tháng 10-1917.

Cách mạng đẫm máu ở Liên Xô cho ta thấy tầng lớp nông dân bị tiêu diệt, tôn giáo và trí thức là bị giết, bị bỏ tù. Richard Pipes cho chúng ta thấy sức phản kháng của nông dân Nga cùng sự khủng bố quyết liệt của Stalin:
Quyết định tiến hành “tập thể hoá đồng loạt” được đưa ra vào giữa năm 1929. Theo lời Stalin, phải dựa vào tích luỹ trong nước để tiến hành công nghiệp hoá. Nghĩa là nông dân phải cung cấp lương thực, thực phẩm cho giai cấp công nhân công nghiệp và lực lượng vũ trang theo giá thấp nhất. Nhưng trong chiến dịch tuyên truyền tiến hành song song với quá trình tập thể hoá người ta lại nhấn mạnh đến việc tiêu diệt “bọn bóc lột” để đánh lạc hướng sự chú ý vì phần lớn nạn nhân của công cuộc tập thể hoá chính là những người nông dân bình thường.

Tập thể hoá diễn ra theo hai quá trình. Thứ nhất, “xoá bỏ thành phần kulak”, nói cách khác là giết người; thứ hai, tiêu diệt các làng xã nông thôn và sự độc lập còn sót lại của nông dân. Nông dân bị lùa vào các tập thể sản xuất gọi là nông trang, người ta phải làm việc cho nhà nước chứ không còn cho mình nữa. Đây là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử, được áp đặt từ trên xuống, nó đã đưa ba phần tư dân số của đất nước vào tình trạng của những người nông nô của bộ máy nhà nước.

Kulak, tất cả những người nông dân có của ăn của để và cả những người chống hợp tác hoá đều bị gọi như thế, bị tịch thu hết tài sản và bị đưa vào các trại cải tạo lao động hoặc bị đầy đi Siberia cùng với gia đình. Theo các số liệu chính thức, trong các năm 1930-1931 đã có 1.803.392 người bị trừng phạt theo một trong hai hình thức trên. Người ta tính ra rằng 30% những người thoát án tử hình cũng đã chết vì đói và rét. Trong số những người thoát chết, có 400.000 người trốn tránh được và sau này đã tìm cách chạy vào các thành phố hoặc các trung tâm công nghiệp .

“Trung nông” và “bần nông” cũng mất hết, kể cả công cụ lao động và gia súc vì người ta thà giết thịt gia súc chứ không chịu đem nộp, tất cả các tài sản đó đều bị công hữu hoá hết. [..].Những người tuyệt vọng vì đói mà ăn cắp sẽ bị coi là tội phạm nguy hiểm: theo nghị định ban hành tháng 8 năm 1932 “ăn cắp hay phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa , nhiều khi chỉ là vài bông lúa mì, có thể bị kết án tử hình hoặc hàng chục năm lao động khổ sai. Trong mười sáu tháng sau đó đã có tất cả 125.000 nông dân bị kết án theo đạo luật này, trong đó 5.400 người bị tử hình (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III ,3)

Bản báo cáo mật của Khrushchev đã tố cáo tội ác của Stalin đối với đồng chí của ông. Những người này bị vu khống các tội theo Trotsky, phản động, gián điệp. Họ bị buộc phải thú tội và bị chết trong nhục nhã.
+Vào những năm 1937-38, 98 người trong số 139 ủy viên chính thức và dự khuyết của Ban chấp hành trung ương do Ðại hội thứ XVII bầu ra, nghĩa là 70 %, đã bị bắt bớ và bị xử bắn .Họ là những đảng viên kỳ cựu,theo cộng sản trước năm 1921, 60% số đại biểu có quyền bỏ phiếu là công nhân.
+Bên cạnh những ủy viên Ban chấp hành trung ương, đa số đại biểu Ðại hội lần thứ XVII của đảng cũng chịu số phận ấy. Trong số 1956 đại biểu đại biểu chính thức và dự thính, 1108 người (nghĩa là đại đa số đại biểu Ðại hội) bị bắt và bị kết án phản cách mạng.
Một số đảng viên danh tiếng còn bị ám sát hoặc mất tích. Một số bị giết không cần xét xử. Ngoài ra một số dân tộc bị hủy diệt, con số đến hàng triệu.

Tự điển Wikipedia viết về Stalin như sau:
Để đạt được những mục tiêu của mình, Stalin sử dụng các phương pháp điều hành cứng rắn, bao gồm cả khủng bố nhà nước trong thời kỳ đại thanh trừng, theo ước tính từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Ủy ban an ninh quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St. Petersburg Serafin cũng bị giết vào thời gian này. Trong thời cải cách “Perestroika” của Michail Gorbachev, Phong trào này đã “phát hiện” đa số trong 1,7 triệu hồ sơ “những tên phản cách mạng” trong giai đoạn 1937-1938.

Hơn 700 ngàn người bị giết. Các nhà sử học được các báo chí quốc tế trích dẫn lời cho rằng từ 20-40 triệu người đã bị Joseph Stalin (1879 - 1953) và bộ máy thanh trừng của nhà độc tài này giết chết trong các trại tập trung và các nhà tù thời Xô-Viết trước đây. Mà những người bị thảm sát đã được cựu Tổng thống (nay là Thủ Tướng) Nga Putin cho rằng: "Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó."


Nguyễn Kiến Giang cho ta biết thực trạng Việt Nam khi Cộng sản chiến thắng Điện Biên Phủ, cộng sản trở mặt với toàn dân, áp dụng chính sách cướp bóc và khủng bố toàn diện:

Nhưng chưa học xong bài học đau xót của cải cách ruộng đất, thì cuối những năm 50 - đầu những năm 60 (tức là ngay sau cải cách ruộng đất), người ta lại giải quyết vấn đề công bằng xã hội theo lối “xóa bỏ các giai cấp bóc lột” dưới hình thức “cải tạo xã hội chủ nghĩa” mà về thực chất, đó là những sự tước đoạt. Không những các “giai cấp bóc lột” (như tư sản, phú nông, tiểu chủ...) bị tước đoạt, mà cả những người lao động có sở hữu tư nhân (nông dân, tiểu thương, thợ thủ công, v.v...) cũng bị tước đoạt.

Những cấu trúc kinh tế và xã hội “mới”, hoàn toàn giả tạo, được thiết lập cho phù hợp với “chủ nghĩa xã hội”. Cấu trúc kinh tế chỉ gồm hai thành phần: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Tương ứng với cấu trúc kinh tế đó là cấu trúc xã hội gồm hai giai cấp chính: giai cấp công nhân và giai cấp nông dân tập thể. Cộng thêm vào đó là “tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa” mà trên thực tế, mang tính chất viên chức hơn là tính chất trí thức
(SUY TƯ 90 *XXIV , 1)

Bản tường trình củaMikhail Magid về chính sách chuyên chế của Khmer đỏ:

Lịch sử loài người chưa từng chứng kiến chế độ phát xít sinh thái. Nhưng cũng có thể coi cuộc thí nghiệm do "Khmer đỏ" tiến hành vào giữa những năm 70 của thế kỉ trước như một hình mẫu. Dựa vào sự ủng hộ của một bộ phận nông dân, Khmer đỏ đã quyết định lùa hết dân thành thị về nông thôn. Họ đã lợi dụng lòng căm thù của nông dân đối với thị trường, những khó khăn của họ khi sự tương trợ cộng đồng bị phá huỷ và có người còn coi thành phố như là nguồn gốc của cái xấu, của tham những, thuế khoá nặng nề, của cải phi pháp và nguốn gốc ô nhiễm môi trường sinh thái.

Khmer đỏ tuyên bố diệt trừ các thành phố và văn hoá thành phố vì đấy là nguồn gốc mọi tệ đoan, mọi thói xấu trong xã hội. Các thành phố đều trở thành chỗ không người, dân chúng bị lùa hết về các "công xã" sản xuất ở nông thôn. Đấy là các trại lao động được tổ chức theo mô hình của nhà máy công nghiệp, được điều khiển từ một trung tâm duy nhất, bên dưới là các đội sản xuất gồm 12 đến 15 người, nhưng không có máy móc. Người già và người ốm bị loại bỏ theo kiểu "chọn lọc tự nhiên". Người ta phải làm những công việc nặng nhọc và chết hàng trăm, thậm chí hàng ngàn một lúc; họ chết vì bệnh, vì đói và kiệt sức, vì bị bọn cai hành hạ. Bên cạnh các trại lao động còn có cả các trại giết người nữa. Riêng trại S-21 đã giết chết 30 ngàn người. Chỉ có 7 tù nhân trại này sống sót.


Tôn giáo, các bài dân ca và phong tục cổ truyền đều bị cấm. Thiết chế gia đình cũng không được tha. Tất cả các gia đình đều bị coi là bất hợp pháp. Lãnh đạo các công xã tự chỉ định vợ chồng cho mỗi người và các cặp cũng chỉ được gặp nhau có 6 lần trong một năm. Các thành viên gia đình không được sống cùng nhau: trẻ con phải tách khỏi cha mẹ ngay từ năm lên 6 tuổi để đưa vào các trại giáo dưỡng nhằn đào tạo lớp người tuyệt đối trung thành với chế độ mới.

Sách bị coi là có hại và đem đốt hết. Giai cấp nông dân mới phải làm việc 18 giờ mỗi ngày, lao động khổ sai còn đi kèm với giáo dục cải tạo theo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin. Những người bất đồng chính kiến hoặc tỏ ra có cảm tình với trật tự cũ đếu bị giết hết. Trí thức, giáo viên, giảng viên đại học và nói chung những người biết chữ đếu bị thủ tiêu vì họ có thể đọc các tài liệu thù địch với lí tưởng Mácxít - Lêninít và có thể tuyên truyền các tư tưởng có hại trong quần chúng lao động. Tầng lớp tăng lữ, các nhà chính trị thuộc mọi xu hướng khác với đảng cầm quyền, những người có của cũng bị coi là những người thừa và bị thủ tiêu. 62 ngàn trong số 65 ngàn tu sĩ phật giáo bị giết trong 4 năm Khmer đỏ cầm quyền.

Mục đích của chế độ là xây dựng một nhà nước trên một ý thức hệ duy nhất và đồng chủng. Chính Pol Pot, lãnh tụ Khmer đỏ đã ra sắc lệnh về việc triệt hạ các dân tộc ít người. Sử dụng tiếng Thái, tiếng Việt và tiếng Hoa bị coi là mắc tội tử hình. Dân tộc Chăm bị thiệt hại nặng nề nhất: trong số hai trăm ngàn người vào năm 1975, sau khi chế độ Khmer đỏ sụp đổ chỉ chưa đầy một trăm ngàn người sống sót.

Theo đánh giá chung thì chế độ Khmer đỏ đã làm chết tổng cộng khoảng 2 triệu người, một số bị chết khi di chuyển từ thành phố về nông thôn (trước cuộc thí nghiệm 40% trong số 7 triệu dân Cămpuchia sống ở thành thị), một số bị chết vì không chịu nổi điều kiện sống quá ư thiếu thốn, vất vả, một số thì bị giết. Cuộc thí nghiệm kinh hoàng này chứng tỏ rằng việc phá huỷ một cách có hệ thống nền công nghiệp và bắt buộc mọi người phải trở về với đời sống nông nghiệp không những không đem lại hoà bình hạnh phúc của cuộc sống nông nghiệp cổ truyền mà chỉ gây ra biết bao tang tóc đau thương (CHẾ ĐỘ TOÀN TRỊ IV, 1 ).

Phát xít Đức đã tiêu diệt dân Do Thái nhưng liên minh phát xít không chặt chẽ, Nhật và Đức có đường lối riêng của họ. Còn cộng sản thì tổ chức chặt chẽ, mọi việc đều do Liên Xô chỉ đạo, sau này Trung Quốc, Việt Nam cũng theo đường lối Lenin, Stalin.
Các cuộc cách mạng chỉ chú trọng đối diện với một kẻ thù, còn cộng sản quan niệm rằng mọi giai cấp là kẻ thù của họ cho nên họ phải chống lại toàn dân. Một mình họ chống lại toàn dân cho nên ở đâu họ cũng thấy đầy rẫy kẻ thù, và phải ra tay chống lại đại đa số nhân dân. Thù trong giặc ngoài, khiến họ bao giờ cũng phải ra tay tàn sát.

Ngoài ra, chủ trương quốc hữu hóa, cấm tư hữu khiến cho mọi người phản đối. Họ chống đối công khai và chống đối âm thầm,lưc lượng nhân dân rất đông đảo và chống đối thường xuyên. Nghĩ rằng bạo lực có thể dập tắt nhân dân bạo động cho nhên cộng sản lại càng đàn áp. Càng đàn áp, nhân dân càng phản kháng theo luật " bất bình tắc minh".

Cộng sản dùng quân sự, kinh tế, pháp luật để tiêu diệt những ngừơi chống đối và nhân dân vô tội. Họ dùng các biện pháp ám sát như Việt Minh thời chiến tranh Pháp Việt, dùng vũ khí như bom đạn bắn vào xe cộ, tàu bè, khu dân chúng, và giật mìn, phá cầu, đào đường. Họ cũng dùng sự đày ải và tàn sát tập thể như Stalin đày nhân dân đi Siberia, và giết các đồng chí của ông và hàng chục triệu dân chúng; việc Đặng Tiểu Bình tàn sát sinh viên ở Thiên An môn.,việc Võ Nguyên Giáp sát hại Quốc dân đảng, Đại Việt đảng; việc Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn giết đảng viên đệ tứ quốc tế và tín đồ, lãnh tụ các tôn giáo tại miền Nam; việc Hồ Chí Minh, Trường Chinh sát hại nhân dân trong Cải cách ruộng đất; và vụ tấn công mậu thân;

Họ giết người vì khát máu, không cần chứng cớ, không cần xét xử. Họ giết dân chúng và ngay cả các đồng chí của họ như Trường Chinh đã ra chỉ thị " giết lầm hơn bỏ sót". Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946 , Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu [11] như sau: "Ce fut un patriote et nous le pleurons... Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés" ([Tạ Thu Thâu] là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất... Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt). (Wikipedia).

Milovan Djilas đã nói rõ việc này:
"Các nhà cách mạng trước đây coi bạo lực là cái ác, là vũ khí cần thiết của cách mạng. Nhưng người cộng sản lại nâng nó lên thành bái vật và mục đích cuối cùng. [. . ].Ở phương Tây, sau những “lầm lẫn” và “lệch lạc” cách mạng nhất định sẽ dẫn đến dân chủ, nhưng ở đây, tại phương Đông, cách mạng sẽ kết thúc bằng chế độ độc tài. [. . .].Nếu ở phương Tây nền độc tài đi kèm theo cách mạng dù sao cũng chỉ là hiện tượng tạm thời, thì ở phương Đông nó phải kéo dài “tới muôn đời sau” [. . ], nó còn kéo dài ngay cả sau khi công nghiệp hoá đã thành công (GIAI CẤP MỚI,II ,2)

IV.3. KINH TẾ SUY SỤP

Đường lối kinh tế của cộng sản thất bại vì nhiều lý do.
+Tin tưởng mù quáng vào lý thuyết kinh tế của Marx là chiếc đũa thần.
Trong khi tư bản cần các chuyên viên kinh tế và khoa học. Gặp thất bại thì họ đi tìm giải pháp mới. Trái lại cộng sản lại bám chặt quan điểm Mac Lenin . Nếu ai đưa ra biện pháp nào mới, trái với tín điều thị bị cách chức hoặc giam cầm. Thất bại, họ vẫn đi vào con đường cũ thành thử họ càng ngày càng lún sâu. Trong chế độ cộng sản, rất ít người dũng cảm và thành công được một phần hay toàn phần như Khrushchev, Gorbachev và Đặng Tiểu Bình. Như vậy là họ duy tâm và giáo điều.

Milovan Djilas đã nói rõ hiện thực này:
Cách làm đó dựa trên cơ sở lí luận như sau: các lãnh tụ cộng sản tin tưởng rằng họ nắm được các qui luật kinh tế và có thể quản lí sản xuất trên cơ sở các qui luật đó. Nhưng sự thật lại không phải như thế, sự thật là: họ đã chiếm được nền kinh tế và cũng giống như họ đã giành được thắng lợi của cách mạng, một lần nữa điều đó tạo cho họ ảo tưởng dường như tất cả mọi chuyện xảy ra đều là kết quả của phương pháp khoa học tuyệt vời của họ.(GIAI CẤP MỚI, V, 6)

+Theo quan điểm chuyên chính vô sản, họ đưa người thân tín hay người ngu dốt và kém khả năng điều hành cho nên kinh tế xuống dốc. Do vậy mà các hãng, xưởng, HTX Trung Quốc, Việt Nam đã thường xuyên thua lỗ, không sản xuất đầy đủ nhu cầu cho xã hội và gây ra nạn đói.
+ Tài sản vào tay một nhóm người, họ mặc tình phung phí và ăn cắp vì họ có quyền thế, trong chế độ vô sản chuyên chính, không ai dám chỉ trích vì họ sẽ kết án nặng nề những ai chống cán bộ, chống đảng. Như Marx quan niệm rằng tịch thu tài sản để tập trung phương tiện vào tay vô sản, vào tay nhân dân để thực hiện công bằng, dân chủ, triệt bỏ bóc lột và nâng cao sản xuất. Chính sách cướp tài sản tư sản thật ra cướp tài sản nhân dân, không phục vụ nhân dân mà chuyển qua tay bọn cộng sản gộc. Một phần tài sản này bị bọn cấp trên và cấp dưới lấy cắp, biến thành tư hữu của chúng.


Milovan Djilas viết:
Ban đầu chính các nguyên nhân khách quan đã buộc những người cộng sản phải lựa chọn hình thức sở hữu tập thể. Nhưng sau đó việc củng cố hình thức sỡ hữu này (không cần biết có phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hoá hay không) đã trở thành mục đích tự thân và hoàn toàn tuân theo quyền lợi giai cấp của những người cộng sản.(GIAI CẤP MỚI,V,6. )

Về mậu dịch nữa năm nay, đồng bào ca thán như thế nào, ta đã biết . Nào chèn ép các nhà kinh doanh tư nhân, nào lãng phí bao nhiêu nghìn triệu khi thực hiện chính sách, nào tàn nhẫn với các người bán sức lao động cho mình, nào đưa ra thị trường sữa hư mà không bao giờ nghĩ đến tính mệnh của người ốm, của trẻ sơ sinh, nào tung ra bơ hỏng, thuốc lá mốc, phạm đến sức khỏe của nhân dân, nào bất lực trước hiện tượng vật giá càng ngày càng lên trong khi nhiệm vụ của mình là phải bình ổn nó . Có thể nói được, suốt ngày đêm không đâu là không có lời oán trách Mậu dịch [. . .]. Nói về chính sách khôi phục kinh tế ta thấy gì ? Số vốn mà các nhà công thương mang ra kinh doanh chỉ là một phần ti tiểu, số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân không có nghĩa lý gì .
Còn như các cán bộ thì ta có cần nói đến không? Ta cứ trông mặt mũi, quần áo họ, ta chỉ cần hỏi con số những người qua các phòng khám bệnh các bệnh viện, ta liếc mắt nhìn họ ăn uống những gì trong bữa cơm, là ta đủ hiểu khổ cực của họ. (191. TÁC PHẨM NGUYỄN MẠNH TƯỜNG. Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất đọc tại Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội ngày 30-10-1956, với tư cách đại diện trí thức Hà Nội. Bài này được đăng trên Nhân Văn số 4 ngày 5-11- 1956).

Trong chính sách cải cách ruộng đất tại Liên Xô, Trung quốc và Việt Nam người làm đủ cách và tàn ác để cướp tài sản nhân dân ngay cả những người chỉ có vài sào ruộng mà cũng bị giam giữ và đấu tố. Người ta xúi giục và vu khống như xúi đầy tớ vu khống chủ nhà hãm hiếp, đánh đập, bỏ đói phụ nữ trẻ thơ và ông già 70, 89 tuổi. Ngoài ra, bọn lãnh đạo ngu xuẫn lại vạch ra những kế hoạch năm mười năm. Đó là cái bệnh không tưởng và kiêu căng của cộng sản. Họ cho họ là trí tuệ đỉnh cao, là đại pháp sư, chỉ đưa đũa thần thì tất cả biến thành kho lương b thực, vàng bạc và lâu đài trong chớp mắt. Thêm vào đó là bệnh báo cáo láo của cấp dưới để nịnh hót cấp trên, và bệng thổi phồng thành tích để tự dối mình và lừa dối nhân dân trong nước và nhân dân thế giới. Lề lối làm việc của cộng sản mang hai bệnh.

Thứ nhất là bệnh duy ý chí. Làm sao mà " với sức người sõi đá cũng thành cơm"? Muốn làm kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật, phải có học hành sâu, nghiên cứu kỹ, có kinh nghiệm và phương tiên. Làm sao mà có thể ngông nghênh, tự hào:" Mang dép lốp mà đi vào vũ trụ"?
Hai là bệnh khoe khoang,đúng là "thùng rỗng kêu to", trong khi tư bản chẳng có kế hoạch năm, mười năm, chẳng tổng kết, chẳng báo cáo ầm ỉ mà kinh tế và khoa học kỹ thuật của họ phát triển.
Họ duy ý chí, kiêu căng và ngu dốt thì chỉ làm khổ dân. Đó là những việc làm lừa bịp và không có tính khoa học.Đó là những chính sách chuyên chính rất vô nhân đạo. Chính vì kinh tế chỉ huy đã làm cho nhân dân nghèo khổ, đất nước suy vong cho nên Gorbachev, Đặng Tiểu Bình và Nguyễn Văn Linh đã phải đổi mới.

IV.4.Giai cấp mới


Khi giai cấp thống trị cũ bị đánh đuổi, bọn người chiến thắng sẽ trở thành giai cấp thống trị. Đó là nguyên do thành lập giai cấp mới của chế độ cộng sản. Marx đã lạc quan khi cho rằng sau khi diệt trừ giai cấp tư sản, cướp tài sản giai cấp tư sản thì xã hội không còn giai cấp nữa, nghĩa là xã hội đã đạt công bằng., không còn cảnh người bóc lột người.

Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đưa đến việc thành lập một giai cấp mới, và khởi đầu từ Stalin. Khi cướp đoạt tài sản nhân dân, thì đảng cộng sản nắm quyền quản lý, nhưng thực tế là do một nhóm nắm lấy tài sản quốc gia. Trong khi đó, đa số nhân dân, hàng triệu người phản đối các chủ trương của đảng cộng sản. Vì vậy, Stalin cần một số người ủng hộ mình. Bọn này trở thành công an, cảnh sát, quân đội, mật vụ. Muốn bọn này trung thành, muốn tiêu diệt tư hữu, Stalin đã đem tư hữu làm mồi dẫn dụ và ban thưởng cho họ đặc quyền, đặc lợi. Do đó, giai cấp mới phát triển mạnh mẽ tại Nga rồi Trung Quốc, Việt Nam.



Trong khi toàn dân bị bóc lột, một bọn người trở thành chủ nhân ông đất nước., và trở thành bọn ăn cắp, ăn cướp, bóc lột và tham nhũng. Marx bảo rằng sau khi diệt giai cấp tư sản, xã hội không còn giai cấp nữa, ngay cả giai cấp vô sản cũng biến mất, nhưng thực tế, xã hội cộng sản từ đó nảy sinh ra giai cấp mới, sinh ra giai cấp thống trị gian ác hơn thời quân chủ và Pháp thuộc (điều này đã trình bày ở các chương trước).



IV. KẾT LUẬN

Chế độ cộng sản với chủ trương vô sản chuyên chính đã bóp chết con người và đời sống con người. Người ta mượn danh tự do, dân chủ và bình đẳng để giết và bỏ tù hàng trăm triệu người. Cộng sản vẫn che đậy bằng danh từ dân chủ, và lối ngụy biện rằng dân chủ và tự do của họ là dân chủ của XHCN, còn dân chủ Tây phương là dân chủ tư sản. Họ cũng bôi phấn tô son cho cái nhãn hiệu " dân chủ tập trung", và " do dân, vì dân". . .nhưng thực chất là lừa bịp vì nhân dân kể cả vô sản đều là nô lệ của cộng sản.

Nói tóm lại, chủ nghĩa cộng sản nhân danh bình đẳng, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp nhưng thực tế cộng sản chỉ là một nhóm nắm quyền hành, phản dân, bán nước, cướp tài sản quốc gia và tài sản nhân dân.

Như vậy, họ phản bội quốc gia, dân tộc và ngay cả giai cấp vô sản.
Marx nói đảng cộng sản phục vụ đa số nhưng thật tế cộng sản dù đảng viên cộng sản Việt Nam có đến 3 triệu cũng chỉ là một thiểu số đối với 80 triệu dân Việt Nam. Và trên cùng là một nhóm thiểu số do mấy chục tên trong chính trị bộ và mấy trăm tên trong ủy ban trung ương đảng.
Họ thực hiện vô sản chuyên chính nghĩa là họ tư ban cho họ quyền bóp nghẹt mọi thứ tự do, dân chủ, chiếm đoạt tài sản nhân dân, ngang nhiên giết hại ,bỏ tù nhân dân và khủng bố nhân dân.,
Hệ quả là đời sống nhân dân xuống thấp, nhân dân căm thù họ. Một ngày kia, chính thể cộng sản sẽ tự phủ định họ hoặc nhân dân sẽ thanh toán họ. Việc này không sớm thì muộn cũng xảy ra.

Chế độ cộng sản đã chủ trương chuyên chính và màu đỏ là biểu thị sắt máu. Đó là biểu tượng rất ý nghĩa cho nỗi đau khổ của một phần lớn nhân loại phải sống trong địa ngục cộng sản với những Ác quỷ và Satan mang tên Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và Pol Pot.

Milovan Djilas đã nhân định về lý thuyết vô sản chuyên chính của Lenin:

Lí thuyết của Lenin nói riêng và của chủ nghĩa cộng sản về nhà nước chứa đầy khiếm khuyết: cả về khoa học cũng như trên thực tế. Chính cuộc sống đã bác bỏ lời tiên đoán của Lenin: “chuyên chính vô sản” không những không thủ tiêu các giai cấp mà chính nó cũng không có ý định tự tiêu vong. Đáng lẽ ra việc thiết lập chế độ toàn trị cộng sản sau khi đã tiêu diệt hết các giai cấp của xã hội cũ phải đem lại cho các nhà cầm quyền một sự “an bình” nhất định vì mục đích là tiêu diệt hoàn toàn các giai cấp đã cận kề. Nhưng không, sức mạnh của nhà nước (trước hết là các cơ quan chuyên chính) không những không giảm mà còn tăng thêm không ngừng.(GIAI CẤP MỚI IV, 16)

Milovan Djilas đã nhận định rất đúng về chính sách độc tài của cộng sản:
Toàn trị cộng sản đưa tới oán cừu toàn diện, mọi tình cảm của con người đều bị nung cháy trong ngọn lửa oán hận đó, chỉ còn lại nỗi tuyệt vọng và lòng hận thù. (GIAI CẤP MỚI V ,5)

______________


[1]. The immediate aim of the Communists is the same as that of all other proletarian parties: Formation of the proletariat into a class, overthrow of the bourgeois supremacy, conquest of political power by the proletariat .(COMMUNIST MANIFESTO II 1)
[2]. In depicting the most general phases of the development of the proletariat, we traced the more or less veiled civil war, raging within existing society, up to the point where that war breaks out into open revolution, and where the violent overthrow of the bourgeoisie lays the foundation for the sway of the proletariat.(COMMUNIST MANIFESTO I, 15)
[3]. Political power, properly so called, is merely the organized power of one class for oppressing another. If the proletariat during its contest with the bourgeoisie is compelled, by the force of circumstances, to organize itself as a class; if, by means of a revolution, it makes itself the ruling class, and, as such, sweeps away by force the old conditions of production, then it will, along with these conditions, have swept away the conditions for the existence of class antagonisms and of classes generally, and will thereby have abolished its own supremacy as a class.(COMMUNIST MANIFESTO II, 7)
[4]."Between capitalist and communist society there lies the period of the revolutionary transformation of the one into the other. Corresponding to this is also a political transition period in which the state can be nothing but the revolutionary dictatorship of the proletariat. (Critique of the Gotha Programme (1875).
[5].Simon Sebag Montefiore sinh năm 1965) là một sử gia và tiểu thuyết gia Anh quốc, Ông tốt nghiệp tại các trường Ludgrove School, Harrow, and Gonville and Caius College, Cambridge.
[6].Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) là một nhà báo, một trong những người sáng lập nên Hội truyền Bá Quốc ngữ, là thứ trưởng Bộ Thanh Niên và là người chỉ huy dựng Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân. Ông cũng bị kết án 15 năm tù trong vụ án Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.
[7].Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997). Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học tại trường Albert Sarraut và đỗ tú tài năm 16 tuổi. Sau đó du học tại Đại học Montpellier ở miền nam nước Pháp năm 1927. Khi mới 22 tuổi ông trở thành người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Ưu hạng Luật khoa (Luận án L'individu dans la vieille cité annamite, Code des Lê, D.E., Droit, Montpellier, Imp. de la Presse Montpellier 1932) và Tiến sĩ Quốc gia văn chương (với luận án L'Annam dans la littérature française, D.E., Lettres, Montpellier 1932). Báo chí thời ấy đã coi người thanh niên Việt Nam trong một năm đỗ 2 bằng tiến sĩ là hiện tượng chưa từng có trong nền giáo dục đại học Pháp. Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộLycée du Protectorat), hay còn gọi là trường Bưởi (từ 1945 đổi tên thành trường Trung học Chu Văn An). Bất mãn với chính sách kỳ thị của Pháp khiến ông bỏ dạy và mở văn phòng luật sư.
Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp ông làm luật sư và dạy học tại Thanh Hóa và khu ba nói chung. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông trở về Hà Nội, là giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).Sau 1954 ông giữ các chức vụ Trưởng khoa Đại học Luật Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam,Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu ra các nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ cho nên bị cộng sản sa thải. Ông mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi.
[8].Nguyễn Văn Trấn ( 1914-1998), còn gọi Bảy Trấn. xuất thân trong một gia đình địa chủ khá giả. Năm 1927, ông lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký. Năm 1930, ông đậu Tú tài phần nhất.Ông bắt đầu hoạt động cách mạng chống Pháp, sau ông đó gia nhập đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1938, ông sáng lập tờ Le Peuple (Dân chúng). Ngày 25 tháng 8 năm 1945, ông lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền ở Sài Gòn. Do có những hành động quyết liệt với các phần tử đối kháng, ông bị gọi là hung thần Chợ Đệm.Nguyễn văn Trấn là một trong ba người đã thực hiện việc giết Tạ Thu Thâu, hai người kia là Kiều Đắc Thắng và Nguyễn Văn Tây Trong thời kỳ chín năm kháng chiến, ông làm tới chức Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9. Sau năm 1954, Nguyễn Văn Trấn tập kết ra Bắc và trở thành giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc, rồi Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương. Sau khi về hưu, Nguyễn Văn Trấn cộng tác với nhiều tờ báo tại Việt Nam, như tờ Tuổi Trẻ cười, với bút hiệu Hai Cù Nèo và viết nhiều sách khảo cứu, tự thuật. Trong những năm cuối đời, ông tỏ vẻ e ngại về vai trò của Đảng Cộng sản. Theo tờ Asia Times Online, ông đã cho rằng Đảng đang xâm phạm quyền hạn của nhà nước và đã kêu gọi tạo luật lệ cho đảng phải theo. Năm 1995, ông viết tập "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" và xuất bản với tư cách cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh trong đó ông nhấn mạnh quyền tự do báo chí là nhân quyền cơ sở nhất. Năm 1997, ông là một trong 45 nhà văn được Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị..
[9].Nguyễn Kiến Giang sinh năm 1931, tại Quảng Bình. Theo Việt Minh từ 1945, lúc 14 tuổi, 1947, làm huyện ủy, rồi giữ chức Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Bình (1945 - 1955), Phó Giám Ðốc nhà xuất bản Sự Thật (1956 -1961). Sau đó ông được cử đi học trường đảng cao cấp thuộc Trung Ương đảng Liên Xô (1962 - 1964). Sau khi tốt nghiệp trường đảng tại Liên Xô về nước, ông đã có nhiều bài viết và phát biểu cổ vũ tinh thần sống chung hòa bình, tự do và dân chủ, giống như tinh thần đại hội lần thứ 20 của Liên Xô. Do đó, cùng với Hoàng Minh Chính và những người đồng quan điểm, ông đã bị chế độ bắt giam không xét xử từ năm 1967 đến năm 1973, sau đó tiếp tục bị quản chế ở huyện Thanh Ba, tỉnh Vĩnh Phú (1973 - 1976). Tháng 9 năm 1976, ông di chuyển về Hà Nội, sống bằng nghề dịch thuật và viết sách báo. Gần đây, một trong những bài viết lý luận đầu tiên của ông gây bất lợi cho đảng cộng sản Việt Nam về mặt tư tưởng là tài liệu "Khủng Hoảng Và Lối Ra".
                                                 



No comments:

Post a Comment