HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday 21 January 2013

CỘNG SẢN LUẬN I * LƯỢC SỬ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

                                                                 CHƯƠNG I


LƯỢC SỬ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN


I. NGUỒN GỐC CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

Từ lâu, con người đã nhận thấy trong xã hội có sự bất bình đẳng. Có người quá giàu, kẻ quá nghèo, và đó là nguyên nhân tạo nên bất bình đẳng trong xã hội. Và đó là nỗi khổ của những người nghèo hèn trước sự giàu sang, quyền thế của kẻ khác. Đó cũng là nỗi băn khoăn của những triết gia nhân đạo, muốn cải tạo xã hội, muốn cứu vớt, giúp đỡ người nghèo và cô thế. Triết gia thì có nhiều loại nhưng triết gia nào có tư tưởng cải tạo xã hội thì thuộc phái xã hội. Aristote, Khổng Tử là những triết gia có tư tưởng xã hội.

Ở đây chúng ta cần phân biệt tư tưởng xã hội và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng xã hội là một tư tưởng nhân đạo, nhằm thương yêu mọi người, đặc biệt là cứu giúp những người cùng khổ và bị bóc lột hoặc bị cướp đoạt, hành hạ. .. Tư tưởng xã hội còn nhắm cải tạo xã hội, quốc gia để dân giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng ấm no, hạnh phúc. Tư tưởng xã hội đã thể hiện rõ rệt trong văn học Việt Nam qua các truyện cổ tích như Cây tre trăm đốt, Tấm Cám. . .
Trong ca dao:
+Trời ơi! Trời ở không cân,
Kẻ ăn không hết, ngưòi mần không ra!
Qua thơ ca:
+Thương người như thể thương thân"
+Thấy ai đói rách thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn".(Nguyễn Trãi)

Khi một tư tưởng xã hội khởi xuớng và được nhiều người theo thì đã thành một chủ nghĩa, một trường phái. Chủ nghĩa xã hội thì có nhiều loại. Người cộng sản cũng xưng là chủ nghĩa xã hội, và họ cho rằng chủ nghĩa xã hội của họ cao hơn, thực tế hơn các tư tưởng xã hội khác. Lenin gọi chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội khoa học.
Có rất nhiều tư tưởng và phong trào được gọi, hay tự gọi, là theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng từ thế kỷ 19 đến nay, những người theo chủ nghĩa xã hội tự chia họ ra nhiều nhánh khác nhau và nhiều khi đối nghịch nhau, nhất là giữa những người theo nhánh chủ nghĩa xã hội cải cách và những người theo chủ nghĩa cộng sản.

Kể từ thế kỷ 19 những người theo chủ nghĩa xã hội đã có những lối nhìn khác nhau cho chủ nghĩa này dưới góc độ của một hệ thống về cách tổ chức kinh tế. Một số người muốn quốc hữu hóa hoàn toàn các phương tiện sản xuất, trong khi những người dân chủ xã hội đề nghị chỉ quốc hữu hóa một số kỹ nghệ chính trong phạm vi của một nền kinh tế hỗn hợp giữa thị trường và nhà nước. Những người theo chủ nghĩa Stalin, kể cả những người có ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô, đã kêu gọi cho một nền kinh tế tập trung được chỉ định bởi một nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất. Những người khác, trong đó có nhiều người tự gọi mình là Cộng sản tại Nam Tư và Hungary trong thập niên 1980 và thập niên 1990, nhiều người Cộng sản Trung Quốc sau thời kỳ cải cách và một số nhà kinh tế học phương Tây, đã đề nghị nhiều dạng của chủ nghĩa xã hội thị trường nhằm mục đích tìm được hòa giải giữa hai lợi thế của quốc hữu hóa và của sức mạnh thị trường.

Trong khi đó, nhiều người trong công đoàn không tin tưởng vào hình thức chính phủ (chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ - anarcho-syndicalism; anarchy = vô chính phủ, syndicate = công đoàn), các người theo chủ nghĩa Luxemburg như Đảng Xã hội Hoa Kỳ (Socialist Party USA) cũng như nhiều thành phần của phong trào "New Left" (Cánh tả Mới) của Mỹ lại muốn phân quyền của các sở hữu cộng đồng tại trung ương để trao cho các hợp tác xã hay các hội đồng của các nhóm lao động. Vì các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản hay sử dụng các từ "xã hội chủ nghĩa" và "chủ nghĩa xã hội" để tự gọi họ nên đã có nhiều nhầm lẫn. Sự khác biệt giữa hai chủ nghĩa là: chủ nghĩa xã hội nằm giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Một số trường phái chủ nghĩa xã hội vẫn chấp nhận đa nguyên về kinh tế và chính trị. Chủ nghĩa này tạo ra sự bình đẳng xã hội bằng chính sách thuế và an sinh xã hội thay vì kinh tế tập thể bắt buộc như chế độ cộng sản
(Wikipedia).

Như đã trình bày ở trên, chủ nghĩa Marx cũng là một trong các chủ nghĩa xã hội, nhưng ông cho đường lối của ông tích cực nhất, hiệu quả nhất và khoa học nhất cho nên tự xưng là cộng sản cho khác với các chủ trương xã hội khác, mặc dầu trước ông đã có phe xưng là cộng sản ,và Trong Tuyên ngôn Cộng sản, ông gọi họ họ là " cộng sản không tưởng ". Trong Tuyên ngôn đảng Cộng sản, Marx và Engels cho rằng chủ nghĩa xã hội của hai ông là tốt nhất, còn các loại khác là phản động, không hiệu quả, là tay sai của phong kiến, và tư bản :

1. Chủ nghĩa xã hội phản động
Theo Marx và Engels gồm:
+Chủ nghĩa xã hội phong kiến
+Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.
+Chủ nghĩa xã hội Đức

 Ông cho các triết gia Anh Pháp là phản động, và các triết gia Đức là "những nhà triết học nửa mùa". Công việc độc nhất của các nhà văn Đức là điều hoà những tư tưởng mới của Pháp với ý thức triết học của mình, hay nói cho đúng hơn, là lĩnh hội những tư tưởng của Pháp bằng cách xuất phát từ quan điểm triết học của mình . . . Chủ nghĩa xã hội ấy đã đem cái lối giả nhân giả nghĩa đường mật của nó bổ xung cho roi vọt và súng đạn mà những chính phủ ấy đã dùng để chấn áp những cuộc khởi nghĩa của công nhân Đức.(Tuyên ngôn đảng Cộng sản, phần 3)

2. Chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản .

Ông phê phán như sau:"Trong hạng này, có những nhà kinh tế học, những nhà bác ái, những nhà nhân đạo chủ nghĩa, những người chăm lo cuộc cải thiện đời sống cho giai cấp lao động, tổ chức việc từ thiện, bảo vệ súc vật, lập ra những hội bài trừ nạn nghiện rượu, nói tóm lại là đủ loại những nhà cải lương hèn kém nhất.

3. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng

Ông phê phán Prudhon, Saint-Simon, Fourier, Owen. . .vì những người này chủ trương cải tạo xã hội bằng đường lối hòa bình , không như cộng sản chủ trương sắt máu. Ông viết : " họ cự tuyệt mọi hành động chính trị và nhất là mọi hành động cách mạng, họ tìm cách đạt mục đích của họ bằng những phương pháp hoà bình, và thử mở một con đường đi tới một kinh Phúc âm xã hội mới bằng hiệu lực của sự nêu gương, bằng những thí nghiệm nhỏ, cố nhiên những thí nghiệm này luôn luôn thất bại.(Tuyên ngôn đảng Cộng sản, phần 3)


Như đã trình bày ở trên, người cộng sản cũng xưng là chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa cho nên có sự làm lẫn. Sự khác biệt giữa hai chủ nghĩa là: chủ nghĩa xã hội nằm giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Một số trường phái chủ nghĩa xã hội vẫn chấp nhận đa nguyên về kinh tế và chính trị. Chủ nghĩa này tạo ra sự bình đẳng xã hội bằng chính sách thuế và an sinh xã hội thay vì kinh tế tập thể bắt buộc như chế độ cộng sản. Nói cách khác ,chủ nghĩa xã hội của thế giới tự do là hòa bình còn xã hội chủ nghĩa của cộng sản là sắt máu.


II. CÁC TRIẾT GIA XÃ HỘI

Trước Marx và Engels, nhiều triết gia đã nghĩ đến việc xây dựng một xã hội ấm no và bình đẳng và đó là chủ trương xã hội nhân đạo, khác với chủ nghĩa cộng sản độc tài.

1. Thích Ca Mâu Ni (563 -483 tr.TL)
Ngàì là một nhà xã hội vĩ đại vì Ngài đã chỉ trích việc kỳ thị giai cấp ở Ấn Độ, và Ngài cho rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng.

.2. Khổng Tử ( 551- 478 tr. Tây lịch).Trong Kinh Lễ, Đức Khổng Tử nói về thế giới đại đồng như sau:
"Ở thời đại đạo thực hành thì thiên hạ là của chung, người ta chọn kẻ hiền năng, giảng điều xác thực, thực hiện trên thuận dưới hòa. Cho nên, người ta không chỉ thương kính riêng cha mẹ mình, không riêng yêu con mình. Kẻ già được nuôi dưỡng trọn đời, người trẻ được sử dụng, trẻ con được săn sóc đến trưởng thành, người ta thương kẻ góa, con côi, người già cô độc, người tàn tật được châu cấp, con trai có chức phận, con gái có chồng con. Người ta ghét thấy của cải bỏ phí trên đất mà lượm lên, chứ không chủ ý giấu giếm trong mình, ghét sự không dùng sức mình (tức không chịu ngồi không) nên làm việc chứ không chủ ý lo lợi riêng cho mình. Vì vậy mà cơ mưu phải bế tắc, kẻ trộm cắp, người làm loạn làm giặc không nổi lên, cho nên cửa ngõ không cần đóng. Đó là thời đại đồng.

Nay đại đạo đã bỏ, người ta lấy thiên hạ làm của riêng, ai nấy đều riêng thân cha mẹ mình, đều riêng yêu con mình, cho của cải và sức lực là riêng của mình, vua quan thì cha truyền con nối, quốc gia thì lấy thành quách hào trì mà giữ vững, lấy lễ nghĩa làm kỷ cương, làm cho chính cái nghĩa vua tôi, hậu cái tình cha con, thuận cái tình anh em, hòa cái đạo vợ chồng, đặt chế độ, lập điền lý, tôn trọng kẻ trí dũng, lập công khởi sự riêng cho mình. Cho nên, sự dùng mưu chước mới sanh ra việc chiến tranh do đó khởi lên. Vua Vũ, vua Thang, vua Văn, vua Võ, Thành Vương, Chu Công, bởi đó mà được chọn là bậc hơn cả. Sáu bậc quân tử ấy chưa từng không cẩn thận ở lễ. Lễ là để làm cho rõ cái nghĩa, thành điều tín, rõ người có lỗi, lấy nhân làm phép, giảng điều tôn nhượng, bảo dân theo phép thường. Nhưng có ai không theo những điều ấy, thì dẫu có thế vị, chúng nhân cho là họa ác, bắt tội mà truất bỏ đi. Ấy là đời Tiểu khang ( Trần Trọng Kim dịch. Nho Giáo I, 158 )."[1]


3. Plato (427-347 BCE)

Ông là học trò của Socrate và thầy của Aristote. Plato cho rằng tư hữu là nguồn gốc bất công xã hội cho nên ông chủ trương bãi bỏ tư hữu. Trong các phẩm Luật Pháp (Laws) , Platon còn dự báo một xã hội không tư hữu, riêng tư và tư hữu bị loại bỏ khỏi đời sống, những thứ về bản chất là riêng, thí dụ như mắt và tay cũng trở thành của chung và ở mức độ nào đó người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người cùng ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như nhau. [2] Trong tác phẩm Cộng Hòa (Republics), ông đã chỉ cho ta thấy thế giới loài người sẽ có nhiều chế độ chính trị. Một ngày kia, người nghèo sẽ nổi dậy gíết người giàu, lập một chế độ sở hữu chung. [3]


4. Thomas More (1478- 1535)

Ông là một luật sư, tác gia và chính trị gia Anh quốc. Tác phẩm Utopia (1516) được viết bằng Latin, là một tiểu thuyết. Utopia có nghĩa là không tưởng.Thực ra Utopia là một lối chơi chữ. Theo ngôn ngữ Hy Lạp, Utopia nghe như Ou-topos( no place) nghĩa là không nơi nào cả , và cũng nghe như eu-topos ( good place) nghĩa là nơi tốt đẹp. Nội dung tác phẩm mô tả thành phố Amaurote là một thành phố giá trị nhất và có phẩm giá nhất ("Of them all this is the worthiest and of most dignity").

Thành phố này sống theo chế độ tập thể, tất cả đều là của chung, không có tư hữu. Nam nữ bình đẳng, mọi người có học vấn như nhau, mọi người đều thương yêu nhau. Các tiểu thuyết viết ra là do nhu cầu kỷ luật và trật tự xã hội, chứ không phải là viết tùy hứng. Tất cả công dân phải theo đạo, người ta không chấp nhận kẻ vô thần.

Utopia là một giấc mơ về một xã hội tương lai mà tác giả cho là hoàn hảo. Utopia là kết hợp tư tưởng xã hội của Plato, Aristote. Utopia đã mở đường cho một số tiểu thuyết và tư tưởng xã hội như sau:
+ Edward Bellamy's Looking Backward.
+ William Morris' News from Nowhere
+ Eric Frank Russell's book The Great Explosion (1963)
+ Robert A. Heinlein's The Moon Is a Harsh Mistress . . .

Ngoài những tác giả và tác phẩm kể trên, khắp thế giới cũng đã có những khuynh hướng xã hội hay khuynh hướng cộng sản. Theo Wikipedia, phong trào Mazdak trong thế kỷ thứ 5, diễn ra ở vùng mà bây giờ là Iran, đã được tả là "có tính chất cộng sản" do đã thách thức nhiều quyền lợi của tầng lớp quý tộc và tăng lữ, đồng thời đấu tranh cho một xã hội quân bình. William Morris cho rằng John Ball, một trong những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Anh vào năm 1381, là người theo chủ nghĩa xã hội đầu tiên. John Ball được công nhận là đã nói câu nói nổi tiếng sau đây:"When Adam delved and Eve span, Who was then the gentleman?" (Khi Adam đào đất, và Eve quay sợi, Thì ai là chủ họ phải trả tiền cho đây?

Trong cuộc Nội chiến Anh vào giữa thế kỷ 17, các phong trào được mô tả là có dáng dấp xã hội chủ nghĩa gồm Phong trào san bằng (Levellers) và Phong trào đào sâu (Diggers), phong trào sau tin rằng đất đai nên được giữ chung. (to level = san bằng; to dig = đào; có nghĩa là Diggers chú trọng là phải đào sâu hơn, hay san bằng nhiều hơn Levellers.) Suốt thời kỳ Khai sáng trong thế kỷ 18, sự phê bình về bất bình đẳng đã xuất hiện trong tác phẩm của những nhà lý luận như Jean Jacques Rousseau ở Pháp, tác phẩm Du contrat social (Hợp đồng xã hội) của ông bắt đầu với "Con người được sinh ra tự do, và đâu đâu anh ta cũng ở trong xiềng xích" Sau Cách mạng Pháp năm 1789, François Noël Babeuf ủng hộ mục tiêu quyền sở hữu chung về đất đai và sự bình đẳng toàn diện về kinh tế và chính trị giữa các công dân ( Chủ nghĩa xã hội).


III. CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 

1. KHÁI NIỆM 

Xã hội ngày nay có ba chế độ chính là quân chủ, tư bản và cộng sản. Chế độ quân chủ là do vua đứng đầu, cha truyền con nối. Chế độ tư bản là do các nhà tư bản điều hành kinh tế quốc gia. Tuy nhiên chế độ quân chủ cũng là chế độ tư bản, phối hợp với đường lối dân chủ tạo thành chế độ dân chủ đại nghị hay dân chủ lập hiến như Anh, Nhật, Thái Lan. Tư bản thường là chế độ dân chủ. đa đảng. Còn chế độ cộng sản lấy danh nghĩa bảo vệ quyền lợi vô sản mà tiêu diệt giai cấp tư bản nhưng thực chất là phản dân, hại nước. Chủ nghĩa công sản theo đường lối vô sản chuyên chính nghĩa là cai trị bằng bàn tay sắt máu, độc tài và độc đảng.

Có nhiều quan điểm khác nhau về chủ nghĩa cộng sản. Tự điển Wikipedia đinh nghĩa như sau:
Chủ nghĩa cộng sản là một cấu trúc kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung. Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. "Chủ nghĩa cộng sản thuần túy" theo thuyết của Marx nói đến một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế. Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là một nhánh của chủ nghĩa xã hội; một nhóm lớn học truyết triết học về chính trị và kinh tế được rút ra từ nhiều phong trào chính trị và tri thức với nguồn gốc từ các tác phẩm của các nhà lý thuyết của Cách mạng Công nghiệp và Cách mạng Pháp. Chủ nghĩa cộng sản cố gắng đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc. Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp lao động (vô sản), những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư bản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Những hình thức nổi bật của chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn như Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Stalin, Chủ nghĩa Mao và Chủ nghĩa Trosky, đều có nền tảng là Chủ nghĩa Marx.

Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản cũng có những phiên bản khác không liên quan đến chủ nghĩa Marx, chẳng hạn Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo và Chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ (anarcho-communism). Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế, nhưng người ta hiểu rằng một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ bao gồm sự sở hữu toàn dân đối với các phương tiện sản xuất, đưa lên cực điểm sự phủ nhận khái niệm về quyền tư hữu tư bản, cái được coi là phương tiện sản xuất trong thuật ngữ của chủ nghĩa Marx. Khác với chủ nghĩa xã hội - một chủ thuyết tương thích với kinh tế thị trường, một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa được lập kế hoạch một cách dân chủ ở mức địa phương hoặc cộng đồng. Trong ngôn ngữ hiện đại, chủ nghĩa cộng sản thường được hiểu là Chủ nghĩa Bolshevik hoặc Chủ nghĩa Marx-Lenin.

Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một tổng hợp các lý luận (chính trị, kinh tế, xã hội), tư tưởng, tâm lý và thực tế thể hiện, các hình thức tồn tại... của một phong trào xã hội rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ 19, nở rộ và bắt đầu suy tàn trong thế kỷ 20, và chết dần trong thế kỷ 21 - nhằm xóa bỏ hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất, mà trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới sự xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau và tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra đồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Theo như lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa này thì chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản, là giai đoạn chuyển tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản mà ở đó vẫn còn nhà nước để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Nguyên tắc phân phối của cải trong chủ nghĩa xã hội là "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động".


Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo, là phương tiện để giải phóng con người và xã hội. Vì lý tưởng nhân đạo của nó, chủ nghĩa này đã thu hút được sự chú ý của các tầng lớp quần chúng của thế giới trong thế kỷ 20, tạo nên một phong trào xã hội to lớn mà cuộc đấu tranh của nó là một nhân tố chủ đạo trong lịch sử loài người trong thế kỷ 20.

Mặt khác, lý thuyết lý tưởng hoá về chủ nghĩa sộng sản và chủ nghĩa xã hội là không hoàn chỉnh, rất sơ sài so với tính chất đa dạng của cuộc sống và thậm chí sai lầm nghiêm trọng nên khi ứng dụng vào cuộc sống thực tế, đã gặp những khó khăn liên tiếp khó vượt qua. Để vượt qua các khó khăn đó những người theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã đặt chủ nghĩa của mình là trên hết , bắt xã hội phải chịu các hy sinh ngày càng lớn hơn để duy trì lý tưởng. Đến lúc đó thì lý tưởng cộng sản đã biến chất từ phương tiện để trở thành mục đích tự thân và không còn tính chất nhân đạo nữa. Sự biến dạng đã phát sinh những bất công và bất bình đẳng còn ghê gớm hơn rất nhiều so với những cái xấu của chủ nghĩa tư bản mà nó muốn tránh. Đây cũng là hệ quả của những sự "chống phá" lẫn nhau của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, vì khi chủ nghĩa xã hội được hình thành thì đó cũng là sự chấm hết cho chủ nghĩa tư bản, tư hữu.

Cuộc đấu tranh giữa hai hình thái "tư bản" và "chủ nghĩa xã hội" là cuộc đấu tranh khốc liệt của nhân loại trong thế kỷ 20. Ban đầu vì sự mới mẻ của ý tưởng và vì những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật đặc trưng của thời kỳ đó mà chủ nghĩa xã hội đã thắng thế trên phạm vi lớn trên toàn cầu. Cuộc đấu tranh của hai phe là nguyên nhân chính của các sự kiện trên thế giới. Trong quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản đã thích nghi được với những thách thức của thời đại và đã vượt qua được đối thủ và giành được quyền tồn tại. Chủ nghĩa xã hội (và chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình [cần dẫn nguồn], đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ. Bắt đầu từ thập niên 1990 các nước xã hội chủ nghĩa đã âm thầm tạm hoãn việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản để theo một vài đường lối phát triển của chủ nghĩa tư bản, mặc dù vẫn còn danh xưng và quốc chế theo hình thức chủ nghĩa cộng sản.

Trên đây là những khái niệm về chủ nghĩa cộng sản. Thực tế từ Marx cho đến Đặng Tiểu Bình, chủ nghĩa cộng sản đã thay đổi. Cuối thế kỷ XX, chủ nghĩa cộng sản tan rã, Liên Xô và Đông Âu đã từ bỏ hung thần cộng sản, còn Trung Quốc và Việt Nam kinh tế suy đồi đã phải đổi mới và sống còn bằng đồng tiền tư bản mặc dầu họ còn duy trì danh nghĩa cộng sản, đảng cộng sản và lá cờ cộng sản. Họ mang cái vỏ cộng sản nhưng quyền lực và tham vọng của họ đã biến thành tổ chức Mafia.


2. SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Karl Marx nói rằng chủ nghĩa cộng sản đã có trong thời kỳ đầu tiên của nhân loại. Ông gọi cái thời mà con người còn ăn lông ở lổ là thời " cộng sản nguyên thủy". Thời kỳ đầu, con người nguyên thủy ăn chung ở chạ, đi săn muông thú, đi hái trái, sống chung với nhau bằng thiên nhiên như những đàn muông thú. Sau đó, tài nguyên khô cạn, mà con người ngày càng đông, họ sinh ra tư tưởng và hành động tư hữu. Từ đó mà có tài sản riêng, vợ con riêng. Tuy nhiên nhiều học giả không đồng ý với Marx.

Marx và Engels đã viết "Tuyên ngôn đảng cộng sản" năm 1848 , và từ đó đảng cộng sản lớn mạnh khắp hoàn cầu. Như đã trình bày, trước khi Marx ra đời, một số triết gia đã có tư tưởng xây dựng một xã hội thịnh vương, có minh quân lương tể, nhân dân các cấp, các ngành nghề được tự do, no ấm, và bình đẳng. Nói chung đó là tư tưởng từ bi, bác ái của các tôn giáo.
Ở thế kỷ 18, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đưa đến cuộc cách mạng công nghiệp. Các xí nghiệp ra đời tạo ra công ăn việc làm ở các thành thị. Nông dân bỏ ruộng đồng ra thành phố làm công nhân. Họ làm việc trong nhà máy, sống trong những khu nghèo nàn và chật hẹp, thiếu tiện nghi ở gần nhà máy hay hải cảng. Giai cấp công nhân hay giai cấp vô sản ra đời. Marx và Engels cùng những người theo họ đã chống đối giai cấp tư bản và bênh vực cho quyền lợi thợ thuyền. Sự bộc phát kỹ nghệ làm cho các chủ nhân ông trở thành giai cấp tư bản giàu có trong khi giai cấp vô sản ngày càng khốn khó. Hố sâu giữa tư bản và vô sản ngày càng sâu.
Marx viết nhiều sách tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và chống đối tư bản. Một trong những sách làm nền tảng cho chủ nghĩa Marx là quyển Tư Bản Luận.

3. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG VÀ NHÀ LÃNH ĐẠO CỘNG SẢN


(1). KARL MARX (1818- 1883)


Karl Heinrich Marx sinh ngày 5-5-1818 tại Trier, nước Đức .Cha ông, một luật sư, vốn là người Do Thái, tuy nhiên để tránh chủ nghĩa bài Do Thái, ông đã từ bỏ tín ngưỡng của mình khi Karl Marx còn nhỏ và trở thành một người theo đạo Tin Lành. Ông cũng đổi tên mình thành Heinrich.
Năm 17 tuổi, Karl Marx nhập học đại học Bonn , ngành luật. Ở đây , ông đã đính hôn với Jenny von Westphalen, con gái của Nam tước von Westphalen, một người nổi tiếng ở vùng Trier .Sau đó Marx chuyển lên học ở đại học Berlin và từ đây cuốc đời của ông đã thay đổi.

Tại Berlin , Karl Marx đã dần dần chịu ảnh hưởng của một trong những giáo sư của ông, Bruno Bauer. Brauer đã giới thiệu Marx đến với những bài viết của G. W.F Hegel, giáo sư triết học của đại học Berlin . Năm 1838, cha của Marx qua đời, Marx bắt đầu phải tự kiếm sống. Ông muốn làm một giảng viên đại học, tuy nhiên, do tham gia vào các hoạt động chống đối chính phủ cùng vị giáo sư của mình, Bruno Bauer, Marx đã không thể bước lên bục giảng. Do đó ông chuyển hướng sang ngành báo chí nhưng không ai mời ông cộng tác vì ông viết chống nhà nước.

Ông phải tìm kế sinh nhai ở khắp nơi.Tại Paris, Marx làm biên tập viên cho một tờ báo chính trị tuy nhiên nó chỉ phát hành được một số. Tại Pháp, Marx chuyên tâm vào việc tìm hiểu thêm về kinh tế chính trị và lịch sử cách mạng Pháp. Marx đã tự nhận mình là một người cộng sản và ông lập luận rằng tầng lớp lao động sẽ là người giải phóng xã hội. Cũng tại Parí, Marx đã làm quen và trở nên than thiết với Friedrich Engels, con của một thương gia giàu có. Engels có chung quan điểm với Marx và hai người nhanh chóng trở thành bạn thân.

Năm 1844, Marx viết "Bản thảo về kinh tế và chính trị" (Economic and Philosophic Manuscripts) trong đó ông bày tỏ quan điểm cộng sản của mình. Dưới sức ép của chính phủ Phổ, Marx và Engels đã bị trục xuất ra khỏi Pháp, hai người đã đến Bỉ. Được Engels chu cấp tài chính, Marx chuyên tâm vào nghiên cứu lịch sử, kinh tế và chính trị.

Năm 1848, sau khi xuất bản Tuyên ngôn cộng sản (The Communist Manifesto) Marx và Engel bị trục xuất khỏi Bỉ. Hai người đã quay trở lại Pháp, rồi Cologne, Đức nơi mà họ lập ra tờ báo The New Rhenish Gazette. Tờ báo nhanh chóng bị đóng cửa bởi chính quyền Phổ và hai người lại bị trục xuất. Họ định sang Pháp, nơi mà Marx dự đoán cách mạng sẽ nổ ra, nhưng họ nhanh chóng bị cảnh sát truy tìm và trục xuất. Chỉ còn một nơi duy nhất để cho hai người đến, đó là nước Anh.

Tại Anh, gia đình của Marx đã phải sống vô cùng nghèo khổ. Marx có 5 người con nhưng 3 người đã chết non. Engels trở về Đức để làm việc cho cha ông nhưng hai người ẫn giữ quan hệ thường xuyên. Gia đình Marx lúc này sống chủ yếu nhờ vào tiền trợ cấp hàng tháng của Engels.

Năm 1852, Marx trở thành cộng tác viên của The New York Daily Tribune và được thừa kế của mẹ vợ ông, Marx đã có cuộc sống khấm khá hơn. Năm 1867, ông đã cho ra đời một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của mình "Tư Bản" ("Das Kapital"). Những năm sau đó, với sự ủng hộ và cộng tác của người bạn tri kỉ Engel, Max đã hoàn thành nốt hai cuốn "Tư bản 2" và "Tư bản 3", để lại cho xã hội loài người cả một thời kì phát triển lịch sử.

Ngày mùng hai tháng 12, vợ ông bà Jenny Marx qua đời, rồi tiếp đó vào tháng 1 năm 1883, con gái cả của ông cũng ra đi. Marx đã gần như hoàn toàn suy sụp. Và hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 3 năm 1883, Marx cũng đã ra đi. Ông được an táng tại nghĩa trang Highgate ở Bắc London.


(2). Friedrich Engels (1820 -1895)
Friedrich Engels sinh ở Barmen, Rhine Province của vương quốc Phổ (hiện nay là một phần của Wuppertal, nước Đức). Ông là con trai trưởng của một nhà tư bản chuyên ngành dệt ở Đức. Ông phải bỏ trung học để làm việc với vai trò một thư ký không công ở Bremen năm 1838. Tháng 9 năm 1838, ông đã xuất bản tác phẩm đầu tiên có tựa đề The Bedouin, trong Bremisches Conversationsblatt số. 40.
Ông cũng bận rộn với lĩnh vực văn chương khác và các tác phẩm báo chí. Năm 1841, Engels gia nhập Quân đội Phổ, trở thành một thành viên của đội Pháo binh Ngự lâm. Địa vị này đã đưa ông tới Berlin nơi ông tham gia theo dõi các bài giảng trong trường đại học, ông bắt đầu tham gia vào nhóm Hegel trẻ và xuất bản một vài bài trên Nhật báo sông Rhein.Trong thời gian này, Engels bắt đầu đọc các tác phẩm triết học của Hegel. Năm 1842, ở tuổi 22, Engels đã đựoc gửi đến Manchester, Anh để làm việc cho một công ty dệt Ermen and Engels, nơi cha của ông là một cổ đông.Cùng với Karl Marx, ông là tác giả của cuốn sách Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). Engels cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau khi Marx mất.
Tác phẩm chính:
Gia đình Thần thánh (1844)
Điều kiện làm việc của giai cấp công nhân Anh năm 1844
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848)
Ngồn gốc của Gia đình, Sở hữu tư nhân, và Nhà nước (1884)

(3). Lenin (1870- 1924)
Vladimir Ilyich Lenin tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov, còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels. Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nhà nước Xô Viết. Trước khi mất một thời gian, ông bị tai biến mạch máu não, phải nằm liệt giường, quyền hành vào tay Stalin. Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva.

Trong bản Di chúc của Lenin, Lenin đã chỉ trích những nhà lãnh đạo cộng sản hàng đầu, đặc biệt là Joseph Stalin. Lenin nói rằng ông ta có "quyền lực vô hạn tập trung trong tay" và đề xuất rằng "các đồng chí nghĩ cách lật đổ Stalin ra khỏi vị trí ấy." Ngay khi Lenin qua đời, vợ ông đã gửi bản Di chúc tới ủy ban trung ương, nó được đọc trước Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản vào tháng 5 năm 1924. Tuy nhiên, dưới uy quyền của Stalin, Ủy ban trung ương làm trái lời Lenin mà cho rằng di chúc là hậu quả của tình trạng tâm thần bất ổn của Lenin trong những năm cuối đời, và vì thế, những lời phán xét cuối cùng của ông không đáng tin cậy.

(4) Stalin (1878- 1953)
Josif Vissarionovich Stalin sinh ngày 18 tháng 12 năm 1879 theo lịch Gregory (tức ngày 6 tháng 12 năm 1878 theo lịch Julian) trong một gia đình công nhân đóng giày ở thành phố Gori của Gruzia, với tên Gruzia là Ioseb Dzhugashvili . Năm 1898, Stalin bị đuổi học về tội tuyên truyền chủ nghĩa Marx, phải chuyển vào hoạt động bí mật và từ đó trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp. Khi ông gia nhập đảng Bolshevik, ông lấy tên "Stalin" (Ста́лин), tức là "Ông mạnh như thép" trong tiếng Nga. Năm 1901, Stalin được bầu vào thành ủy Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga ở Tiflis (tên cũ của Tbilisi). Ông đã giữ nhiều chức vụ trong đảng và nhà nước liên bang.

Tháng 4 năm 1922, Stalin được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng và ông giữ chức vụ đó cho đến khi chết.

Để đạt được những mục tiêu của mình, Stalin sử dụng các phương pháp điều hành cứng rắn, bao gồm cả khủng bố nhà nước trong thời kỳ đại thanh trừng, theo ước tính từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Ủy ban an ninh quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo.

Trong thời cải cách “Perestroika” của Michail Gorbachev, Phong trào này đã “phát hiện” đa số trong 1,7 triệu hồ sơ “những tên phản cách mạng” trong giai đoạn 1937-1938. Hơn 700 ngàn người bị giết. Các nhà sử học được các báo chí quốc tế trích dẫn lời cho rằng từ 20-40 triệu người đã bị Joseph Stalin (1879 - 1953) và bộ máy thanh trừng của nhà độc tài này giết chết trong các trại tập trung và các nhà tù thời Xô-Viết trước đây. Mà những người bị thảm sát đã được cựu Tổng thống (nay là Thủ Tướng) Nga Putin cho rằng: "Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó."

Tại phiên họp kín (ngày 25 tháng 2 năm 1956) của Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô, Stalin bị người kế nhiệm là Khrushchev lên án gay gắt vì lạm dụng quyền hành, sùng bái cá nhân và thiếu tôn trọng ý kiến của đảng.

(5). Lev Davidovich Trotsky (1879- 1940)
Ông sinh tại Ukraina trong một gia đình nông dân giàu, được gửi đến Odessa học tại một trưòng của Đức. Ông là một nhà lý luận cách mạng Bolshevik và Mác xít. Ông là một trong những lãnh đạo của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga, chỉ sau Lenin. Trong những ngày đầu lịch sử Liên xô, ông làm dân uỷ ngoại giao và sau này là người thành lập và chỉ huy Hồng quân và dân uỷ chiến tranh. Ông cũng là một trong những thành viên đầu tiên của Bộ chính trị. Ông chống đối Stalin và các chính sách của Stalin nên bị đưa ra khỏi đảng Cộng sản và trục xuất khỏi Liên xô. Là một người ủng hộ Hồng quân can thiệp chống lại chủ nghĩa Phát xít ở châu Âu từ những ngày đầu tiên, Trotsky cũng phản đối các hiệp định hoà bình của Stalin với Adolf Hitler trong thập niên 1930. Với tư cách người lãnh đạo Đệ Tứ Quốc tế, cuối cùng bị ám sát tại Mexico bởi Ramón Mercader, một điệp viên Xô viết. Các ý tưởng của Trotsky đã hình thành nên nền tảng của Chủ nghĩa Trotsky, Các ý tưởng của Trotsky vẫn là một trường phái Mác xít chính dù nó đối lập với các lý thuyết của Chủ nghĩa Stalin. Tư tưởng ông gồm hai điểm" Cách mạng thường trực, " Mặt trận thống nhất" Ông cũng là người viết về thuyết văn học vô sản.
Ông là người không có lập trường vững chắc. Trong khi Lenin vắng mặt, ông đã t5ao ra cuộc cướp chính quyền nhưng lúc thì ông theo phe Dân chủ của Martov, lúc ông theo đảng của Lenin. Ông đứng sau Lenin nhưng chính Lenin lại âm thầm ủng hộ Stalin làm Tổng bí thư để sau Lenin lại hối hận.

Nhiều người cho rằng nếu Trotsky thay Lenin thì tình hình quốc tế đã đổi khác. Những tất cả những ai theo Marx, theo tuyên ngôn của Cộng sản đều phải bãi bỏ tư hữu, sát hại và cướp bóc dân lành và gán cho họ là tư sản, và phải theo chuyên chính vô sản, đánh phá thượng tầng kiến trúc xã hội cũ. Những điều đó là tội ác. Nếu không theo đúng các điều trên thì họ theo cộng sản và thờ Marx làm gì?


( 6). Mao Trạch Đông (1893-1976)
Là con cả trong một gia đình trung nông, sinh tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm (湘潭縣), tỉnh Hồ Nam. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông. Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), Mao đang phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Sau đó Mao trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là bố vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế (杨昌济), lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích (胡適) và Tiền Huyền Đồng (錢玄同) giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị [羅氏], nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này.)


Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luận và Tân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (Hồ Nam). Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc–Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng.

Ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.

Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Năm 1927 v lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời.

Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết. Khu Xô-viết này trở thành nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, trong nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật.

Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng. Với quyết tâm tiêu diệt cộng sản, tháng 10 năm 1933 Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới.

Trên đường trường chinh Mao Trạch Đông đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Các lãnh tụ cộng sản ai cũng tự xưng là đệ tử của Marx, trung thành với Marx nhưng sự thực chẳng mấy ai theo đúng Marx. Mao tạo ra một đường lối khác Marx mà chẳng ai dám lên tiếng. Đường lối của Mao gồm những điểm chính:

(1). Marx và Lenin đề cao vô sản, giai cấp công nhân còn Mao đề cao nông dân vì Trung Quốc là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm tuyệt đại đa số. Nhưng Mao cũng dung hóa triết lý Marx đề cao công lẫn nông.

(2). Trong khi Marx, Lenin đề cao tinh thần quyốc tế vô sản, Mao chủ trọng tinh thần quốc gia.
(3). Marx và Lenin đề cao vật chất, Mao đề cao ý thức, đề cao tinh thần.
(4).Marx và Lenin chú trọng yếu tố khách quan, Mao chú trọng yếu tố chủ quan.


Mao có nhiều điểm giống Marx và Lenin trong chủ trương bạo lực. Mao cũng nhu Lenin, Stalin muốn dùng chiến tranh tiêu diệt tư bản, nhất là tiêu diệt Mỹ. Mao phản đối việc Liên Xô và Mỹ ký hiệp ước kiểm soát vũ khí năm 1968 là phản bội chủ nghĩa Marx.

Mao sùng bái Stalin trong việc tàn sát nhân dân một cách tàn bạo cho nên sau khi Khrushchev hạ bệ Stalin, Mao nổi giận, đoạn tuyệt với Liên Xô, chiến tranh Trung Xô suýt xảy ra trong thời kỳ này. Xung đột Trung Xô không những là xung đột ý thức hệ mà là xung đột giữa hai đế quốc Nga và Trung quốc. Mao thể hiện tinh thần đế quốc cộng sản Trung Quốc. Xung đột Trung Xô chỉ là cuộc tranh giành bá quyền của hai con hổ trong cùng một mảnh đất. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các lãnh tụ sau Mao tiếp tục giấc mộng bá quyền của Tần Thủy hoàng để diệt Mỹ và chiếm lĩnh toàn cầu.


Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh. Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.

Mao là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại bang kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959–1961 và những tai họa của cuộc tận diệt văn hóa mà Mao lại gọi bằng một cái tên rất đẹp là Cách mạng văn hóa .


IV. CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Tổ chức Quốc tế cộng sản đầu tiên là Liên Minh Cộng sản do Marx và Engels lãnh đạo (Communist League 1847- 52). Tiếp theo là các tổ chức quốc tế khác:
+Hội Công nhân quốc tế ( the International Workingmen’s Association, 1864-72)
+Quốc tế Xã hội (the Socialist International, 1889-1914)
+Quốc tế cộng sản (the Communist International, 1919-28)
+Năm 1975, Quốc tế cộng sản hiện đại ra đời, gồm các tổ chức " Cách mạng Quốc tế ở Pháp "
( Revolution Internationale) , Cách mạng thế giới ở Anh ( World Revolution), Quốc tế chủ nghĩa ở Mỹ (Internationalism), Cách Mạng Thế giới ở Ý ( Rivoluzione Internazionale), Chủ Nghĩa quốc tế ở Venezuela (Internacionalismo) và Vô sản Hành Động ở Tây ban nha ( Accion Proletaria).

Từ thời Marx về sau, người cộng sản lập các tổ chức quốc tế cộng sản.

1. Đệ nhất Quốc tế Cộng sản:

Năm 1864, đệ nhất quốc tế cộng sản ra đồi đó là "Hiệp hội công nhân quốc tế (the International Workingman's Association), nhưng hiệp hội này là một thứ pha trộn xã hội và quân chủ. Vì vậy quốc tế hai ra đời.

2. Đệ nhị quốc tế cộng sản:

Ra đời năm 1889, xuất hiện ở Pháp, họ tham gia chính quyền tư bản. Jean Jaurès đuợc xem là lãnh tụ của nhóm "xã hội dân chủ"( social democracy) . Jules Guesde tuyên bố năm 1899:
" Măc dầu giai cấp vô sản đã lập thành đảng, có thể gọi là đảng cách mạng và đã đắc cử vào quốc hội; mặc dầu vô sản đã thâm nhập vào kinh đô của kẻ thù, nó vẫn không có quyền, mà là bắt buộc phải lập một đồn bót trong thành trì của tư bản. Nhưng thâm nhập những nơi này không do ý nguyện của giai cấp vô sản, mà là do lời mời mọc và quyền lợi của tư bản chủ nghĩa. Xã hội chủ nghĩa đúng ra không nên vào!"
"Wherever the proletariat, organized in a class party – which is to say a party of revolution —- can penetrate an elective assembly; wherever it can penetrate an enemy citadel, it has not only the right, but the obligation to make a breach and set up a socialist garrison in the capitalist fortress! But in those places where it penetrates not by the will of the workers, not by socialist force; there where it penetrates only with the consent, on the invitation, and consequently in the interests of the capitalist class, socialism should not enter."( Jules Guesde's speech to the 1899 General Congress of French socialist organizations).
Lúc này, có hai sự kiện lớn xảy ra.

+ Cách mạng Nga 1905.
Cách mạng Nga 1905 đã có ảnh hưởng đến các đảng xã hội, và đã gây ra các cuộc đình công ở nhiều quốc gia Âu châu. Đệ nhị quốc tế cộng sản nhân đó muốn thống nhất lực lượng cộng sản quốc tế. Karl Kautsky được coi như là lãnh tụ của Marxism thế giới, là chủ bút của tạp chí Die Neue Zeit (The New Time), và lãnh tụ của đảng Dân chủ xã hội Đức ( Social Democratic Party )
Tuy nhiên, năm 1910, sự chia rẽ trong cánh tả phe Dân chủ Xã hội làm suy yếu tổ chức này. Rosa Luxemburg và Anton Pannekoek (Đức) đã chỉ trích Kautsky.Lúc này tại Nga, phe Martov (Menshevik) và phe Lenin (Bolshevik) tranh đấu cùng nhau.

+ Đệ nhất thế chiến.
Đệ nhất thế chiến đã chia rẽ các phe phái. Họ trở thành những người chủ trương quốc tế và chống phe quân nhân mà quên việc chống tư bản chủ nghĩa. Liên minh ba quốc gia (1882) liên hiệp hai đế quốc trong khi phe đồng minh do Pháp, Anh, Nga kết hợp. Bản Tuyên ngôn cộng sản ra đời trong hoàn cảnh vô tổ quốc. Marx là người Đức, ủng hộ nước Đức, và kêu gọi " vô sản thế giới đoàn kết lại" (Proletarians of all countries, unite!" ) nhưng các đảng cộng sản chỉ lo bảo vệ quốc gia mình chống quân Đức xâm lược! Trong khoảng 1915, Lenin đã chủ trương ủng hộ nước Đức, và chỉ trích những người cộng sản ủng hộ chính phủ quốc gia là bọn Sô vanh xã hội (Social-Chauvinists). Phe quốc tế cộng sản chia rẽ, và Đệ nhị Quốc tế cộng sản sụp đổ.

3. Đệ tam quốc tế cộng sản.

Đệ tam quốc tế cộng sản còn được gọi là Comintern (Communist International), được thành lặp tại Moscow ( Nga ) vào tháng ba năm 1919, chủ trương lật đổ chính quyền tư bản bằng mọi phương tiện ngay cả việc dùng quân sự để thành lập chính quyền Sô Viết quốc tế để cuối cùng xóa bỏ các quốc gia" (by all available means, including armed force, for the overthrow of the international bourgeoisie and for the creation of an international Soviet republic as a transition stage to the complete abolition of the State."(MI5 History).

Đệ tam quốc tế cộng sản tổ chức bảy cuộc hội nghị toàn cầu, hội nghị đầu tiên vào tháng ba 1919 tại Moscow, và hội nghị cuối vào 1935. Hội nghị 1928 có khoảng 583, 105 đảng viên tham dự kể cả người Sô Viết. Lenin, Trotsky and Christian Rakovsky là lãnh tụ của đệ tam quốc tế.
Ban đầu, cộng sản quốc tế không tham gia thế chiến thứ hai vì cho rằng cuộc chiến này là của đế quốc thuộc giai cấp thống trị. Nhưng sau khi Nga bị xâm lược vào tháng 6-1941, Cộng sản mới ủng hộ Đồng Minh. Đệ tam quốc tế bị giải tán năm 1943.Đệ tam quốc tế là cơ quan quốc tế của đế quốc cộng sản Liên Xô,họ có người đến tại các quốc gia như là quan thái thú hay toàn quyền điều khiển mọi hoạt động của đảng cộng sản địa phương.

4. Đệ tứ quốc tế cộng sản

Tổ chức này có muc đích chống tư bản và Stalin. Lãnh tụ là Leon Trotsky (1879 – 1940 ). Tổ chức này ra đời năm 1938 tại Pháp sau khi Trotsky và các đồng chí của ông bị Stalin trục xuất khỏi Liên Xô. Trong đệ nhị thế chiến, tổ chức này bị tình báo Liên Xô săn đuổi, phe Mao thù nghịch và tư bản không có cảm tình.Năm 1940, Mật vụ Liên xô ám sát Trotsky, các đồng chí và gia đình ông tại Mexico nhưng cho đến ngày nay, phong trào này vẫn tồn tại.


Chủ nghĩa cộng sản đã có một hệ tư tưởng, và một tổ chức vững mạnh và chính nó đã gây nhiều thảm họa cho nhân loại.


V. LƯỢC SỬ CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN

Cộng sản chủ nghĩa là một lực lượng quốc tế  gồm các đảng cộng sản  các nước và có những điểm giống nhau. Điểm thứ nhất là trước khi các đảng cộng sản hiện hữu đã có đảng cộng sản tiền thân  ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam. Đảng cỘng sản hiện hữu đã tiêu diệt hay cướp quyền đảng cộng sản tiền thân. Điều này cũng cho ta biết rằng chủ nghĩa Marx không là khoa học, nó cũng chỉ là như các triết thuyết khác luôn có sự chống đối, sự khác biệt  chứ không thống nhất như các định luật khoa học.
Điểm thứ hai là lớp sau đã cướp quyền lớp trước và xóa sổ lớp trườc để cho lịch sử của đảng cộng sản là lịch sử của họ, của lớp người sau. Đó là việc cướp công lao của người đi trước. Lenin, Mao, Hồ Chí Minh là người đi sau, không phải là người sáng lập đảng cộng sản. Như Hồ Chí Minh là người đứng ra hợp nhất đảng, chưa rõ là do chỉ thị của Quốc tế hay do ý kiến ông Hồ, nhưng không phải là người sáng lập đảng như bộ hạ ông Hồ đã rệu rao.

A. LƯỢC SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN SÔ VIẾT

Marx cho rằng nước Đức là một nước công nghiệp tiên tiến, là nơi đầu tiên Cách mạng Kỹ nghệ hình thành và cũng là nơi giai cấp vô sản ra đời đông đảo, do đó cách mạng vô sản sẽ bùng lên ở Đức quốc trước tiên. Nhưng tiên đoán của ông sai lầm. Marx đã chết, Engels tiếp tục công việc của Marx. Trái lại, chủ nghĩa Marx lại phát triển đầu tiên tại Nga là một nước nông nghiệp lạc hậu như Trung quốc, Việt Nam. Các tài liệu cộng sản chỉ nói đến Lenin, không nói gì đến các nhân vật và sự kiện khác.

1.  Triều đại Nga hoàng
Đầu thế kỷ XX, Nga là một trong những đế quốc lớn nhất thế giới. Sau cuộc cải cách nông nô 1861, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển nhanh chóng. Dẫu sao, nước Nga là vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Tàn tích của chế độ nông nô vẫn còn tồn tại sâu rộng ở nước Nga thể hiện rõ nét ở việc phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc, địa chủ. Nga Hoàng cũng là địa chủ lớn nhất với 7 triệu mẫu Nga ruộng đất. Trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu do đó năng suất thấp, nạn mất mùa và đói kém xảy ra thường xuyên.

Nước Nga là một nước quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nicholas II. Nga có nhiều mâu thuẫn với các nước như Anh, Áo Hung, nhưng mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn Nga Nhật dẫn đến chiến tranh Nga-Nhật ( 1904-1905 ). Ngày 1 tháng 8 1914, đế quốc Đức tuyên chiến với đế quốc Nga, đế quốc Nga tham gia vào thế chiến thứ nhất. Cuộc chiến tranh kéo dài càng đẩy mạnh sự sụp đổ về kinh tế và khủng hoảng chính trị, xã hội ở Nga .

2. Cách mạng Nga

Lúc bấy giờ tại tây phương, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ, tự do phát triển ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Trung Hoa, Việt Nam. Dân Nga bất mãn vì chế độ cai trị hà khắc của Nga hoàng. Năm 1861, Nicholas II bãi bỏ chế độ nô lệ. Năm 1894 Nicholas II thoái vị nhường lại cho phe cải cách lên cầm quyền, lập nên quốc hội Duma.

Các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản, nông dân, công nhân đều chịu ảnh hưởng tư tưởng của Voltaire, Montesquieu và Marx mà tập hợp thành tổ chức cách mạng chống Nga hoàng. Đại hội đầu tiên bí mật họp tại Minks năm 1898, thành lập đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga (The Russian Social Democratic Labor party), gồm đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga (Russian Social-Democratic Workers' Party ), và đảng Dân chủ Xã hội Nga ( the Russian Social-Democratic Party) , lấy chủ nghĩa Marx làm cơ sở.Năm 1898, chín thành viên của tổ chức Lao động Xã hội Dân chủ Nga bị An ninh Hoàng gia Nga bắt giam.Thực ra trước đó, Tổ hợp Giải phóng Lao Động (Group for the Emancipation of Labour ) ra đời năm 1883 cũng theo chủ nghĩa Marx.Đại hội Lao động Xã hội Dân chủ Nga họp lần đầu năm 1901 tại Minks, đại hội hai tại họp tại Bỉ nhưng bị nhà cầm quyền Bỉ đuổi nên chuyển qua Luân Đôn năm 1903.

Lúc bấy giờ trong đại hội 1903, Vladimir Lenin và Julius Martov tranh cãi, đưa đến việc chia ra hai nhóm ,một nhóm do Lenin cầm đầu, còn nhóm kia do Plekhanov và Martov lãnh đạo . Theo Wikipedia, và Encyclopedia.com, phe Lenin chiếm thiểu số trong đại hội 2 , và thường là chiếm thiểu số trong các hội nghị đảng và nghị trường. Chuyện khôi hài là trong đại hội 1903, trong cuộc bầu ban báo chí lập tờ Iskra ("Spark") của đảng là một cuộc bầu bán không quan trọng, phe Lenin chiếm đa số, vì vậy mà Lenin vỗ ngực xưng là phe đa số (Bolshevish) và gọi đối thủ là phe thiểu số (Menshevish). Sau Lenin và đảng cộng sản cầm quyền, họ chuyên dùng hai từ này cho nên trở thành quen thuộc, nhưng đó là một sự khoa trương và dối trá.

Hai phe quan điểm khác nhau mặc dầu họ theo Marx. Lenin chủ trưởng vô sản chuyên chính, Plekhanov cho rằng nước Nga là một nước nông nghiệp lạc hậu, giai cấp vô sản chưa thể lên thẳng nắm quyền được, phải xây dựng một nền dân chủ trước đã. Do đó ta có thể gọi phe Lenin là phe Cộng sản (Bolshevish) còn phe Plekhanov là phe Dân chủ (Menshevish). Tuy nhiên, tinh thế phức tạp, như Trotsky lúc theo Plekhanov, lúc theo Lenin, cứ nhảy lui nhảy tới hoài, và Martov cũng có lúc ủng hộ Hồng quân. http://www.encyclopedia.com/doc/1E1-Bolshevi.html

Cách mạng Nga 1905 là một sự tập hợp của phe cách mạng và phe cải cách. Trong hội đồng Duma 1906, phe Dân chủ Xã hội (Social Democrats) chống đối, còn phe Dân chủ lập hiến (Constitutional Democrats )mạnh nhất.Năm 1912, hai nhóm Cộng sản (Bolshevish) và Dân chủ (Menshevish) chống đối nhau kịch liệt.Nhóm Dân chủ một số ủng hộ Bạch Nga chống phe cộng sản trong cuộc nội chiến Nga.Năm 1914, chiến tranh Nga Đức xảy ra, phe Dân chủ ủng hộ việc chống Đức, còn phe cộng sản lại phá hoại nỗ lực kháng chiến của nhân dân Nga.

Tháng 2/1917, đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga tổng nổi dậy lật đổ chế độ quân chủ Sa hoàng, thành lập nên Nhà Nước Dân Chủ Cộng Hòa Nga, do hoàng thân Lvov cầm đầu chính phủ .Vì chiến tranh, chính trị và kinh tế của nước Nga suy yếu. Như đã trình bày ở trước, Marx không chống phát xit, mà lại ủng hộ phát xit, vì họ tin rằng phát xít sẽ trừ diệt tư bản Mỹ, Pháp, Anh. (Vì theo Marx cho nên sau này Stalin ký kết với Đức trong thế chiến 2, cũng với ý định dùng tay phát xít diệt tư bản, không ngờ Nga bị Đức tấn công, Stalin phải bắt tay với tư bản Mỹ). Lúc này Lenin ở nước ngoài, Trotsky và đồng đảng Bolshevishs tuyên truyền phản chiến khiến binh sĩ bỏ ngũ cho nên chính phủ suy yếu . Tám tháng sau, tức Cách mạng tháng mười, hầu hết các nhà lãnh đạo các đảng phái dân chủ đều bị lực lượng Bolshevik của Đảng Công Nhân Xã Hội do Lenin lãnh đạo loại trừ, cùng chuyển thể Đảng Xã Hội này thành Đảng Cộng Sản. Sau đó, Lenin lập đảng công sản sản Nga, rồi thôn tính các nước nhỏ, thành lập liên bang Xô Viết, và đảng Cộng sản Liên Xô.

3. Những nhà cách mạng tiên phong

Trước cách mạng tháng 10-1917, nhân dân Nga đã nổi lên làm cách mạng. Sau đây là một vài nhân vật tiêu biểu cho cách mạng Nga.

(1). Georgi Valentinovich Plekhanov (1857- 1918)

Ông là một nhà cách mạng, lãnh tụ phong trào Dân chủ Xã hội Nga, là một người Marxist đầu tiên ở Nga, đã viết nhiều sách về chủ nghĩa Marx.Ông đã dùng tên là N. Beltov trong tác phẩm The Development of the Monist View of History và nhiều bút hiệu khác như N. Kamensky,Utis .Ông cũng là một người hoạt động chính trị. Plekhanov vốn là một thành viên của tổ chức Narodnik (Nhân Dân), một lãnh tụ của tổ chức "Đất và Tự Do" (Land and Liberty). Khoảng 1880, ông lưu vong, ông liên hệ với phong trào Dân Chủ Xã hội ở Tây Âu và bắt đầu nghiên cứu Marx và Engels. Việc này khiến ông từ bỏ tổ chức Narodism và trở thành một người Marxist. Năm 1883 ở Switzerland, ông cùng Lev Deutsch và Vera Zasulich lập tổ chức Giải Phóng Lao Động (Emancipation of Labor) tuyên truyền chủ nghĩa Marx cho nhân dân Nga.

Sau ông gia nhập đảng Dân chủ Xã hội Lao động Nga ( the Russian Social Democratic Labour Party) (RSDLP) và cộng tác với Lenin. Tuy ông và Lenin cùng theo Marx, hai ông có tư tưởng khác nhau nên trở thành cừu địch. Trong đại hội đảng Dân chủ Xã hội Lao động Nga 1903, ông và Lenin tranh luận đi đến chia rẽ. Ông cho rằng nước Nga chưa có thể đưa vô sản lên nắm quyền mà phải trải qua giai đoạn xây dựng dân chủ. Ông có lòng yêu nước, kêu gọi dân chúng chống Đức xâm lược . Lenin viết Tiểu Luận Tháng Tư ( April Theses) gọi ông là bọn "xã hội Sô vanh" ( social chauvinism). Sau Cách mạng tháng 10, ông phải bỏ nước ra đi vì không chịu đựng nổi bọn Lenin.Ông chết tại Phần Lan vì bệnh lao.

Tác phẩm tiêu biểu
    Socialism and the Political Struggle (1883)A New Champion of Autocracy 1889Anarchism & Socialism (1895)The Development of the Monist View of History (1895)Essays on the History of Materialism (1896)N. G. Chernyshevsky's Aesthetic Theory (1897)The Materialist Conception of History (1891)
    For The Sixtieth Anniversary of Hegel's Death (1891)
    Belinski and Rational Reality (1897)
    On the Question of the Individual's Role in History (1898)
    Scientific Socialism and Religion (1904)
    The Proletarian Movement and Bourgeois Art (1905)
    On the Psychology of the Workers' Movement (1907)
    Fundamental Problems of Marxism (1908)
    The Ideology of Our Present-Day Philistine (1908)
(2). Julius Martov hay L. Martov (1873 – 1923)

Ông sinh tại Istanbul , lãnh tụ phái Menchevishs trong thế kỷ XX tại Nga. Ông bị Nga hoàng bắt lưu vong, ông gia nhập đảng Lao Động Dân Chủ Xã hội Nga (Russian Social Democratic Labour Party (RSDLP). Tại đại hội 1903, ông tranh luận với Lenin. Lenin muốn tổ chức đảng phải chặt chẽ, Martov chủ trương rộng rãi.Trong khi đại hội bỏ phiếu thì ý kiến của Martov được đa số phiếu. Lenin tức giận tổ chức một nhóm riêng và tự xưng là nhóm đa số (Bolsheviks), và gọi nhóm Martov là nhóm thiểu số
(Menshevishs).
Sự thực thì nhóm của Martov luôn chiếm đa số. Ông cùng các ông George Plekhanov, Fedor Dan, Irakli Tsereteli, Leon Trotsky trở thành lãnh tụ nhóm đối lập với Lenin. Trotsky sau lại theo Lenin. Năm 1911 ông viết quyển Cứu giúp hay Phá hoại? Ai Phá hoại đảng Lao Động Dân chủ Xã Hội Nga? Họ làm như thế nào? (Saviours or destroyers? Who destroyed the RSDLP and how) tố cáo nhóm Lenin phá hoại đảng Lao Động Dân Chủ Xã hội Nga. Tác phẩm này làm cho Lenin và Kautsky tức giận .

Năm 1914, ông chống chiến tranh giống như Lenin và Trotsky. Sau cách mạng tháng 10-1917, ông bị Lenin, Trotsky loại bỏ. Trong nội chiến, ông ủng hộ Hồng quân nhưng vẫn lên tiếng chống đối các cuộc tàn sát dã man. Năm 1920, ông được xuất cảnh sang Đức. Ông bị bệnh mà chết năm 1923 tại Đức. http://en.wikipedia.org/wiki/Julius_Martov

(3).Alexander Fyodorovich Kerensky ( 1881 – 1970)

Ông sinh tại Simbirsk trên bờ sông Volga, bố là hiệu trưởng trường trung học.Ông tốt nghiệp trường luật năm 1904, làm việc tại văn phòng luật. Ông trúng cử khóa 4 hội đồng Duma năm 1912, và là thành viên Trudoviks, thuộc đảng Lao động ôn hòa. Ông là lãnh tụ của đảng Cách mạng xã hội, và là lãnh tụ đối lập dưới triều Tsar của Nicholas II. Trong Cách mạng tháng 2-1917, ông ở trong nội các chính phủ lâm thời, làm bộ trưởng tư pháp rồi bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ do hoàng thân Lvov làm thủ tướng. Sau hoàng thân Lvov từ chức, Kerensky làm thủ tướng. Sau cách mạng tháng 10- ( không đáng gọi là cách mạng, đề nghị dùng từ đảo chính ) trong nội chiến , ông chống phe cộng sản của Lenin , và ủng hộ Bạch Nga. Cuộc chiến làm cho nước Nga kiệt quệ. Thêm vào đó, bọn Lenin muốn dùng chiến tranh mà trục lợi.

Chính phủ của ông bị phe Lenin tuyên truyền xuyên tạc khiến binh sĩ đào ngũ, đem khí giới về giết các địa chủ và cướp ruộng đất, nhà cửa, gây nên cuộc nội loạn để phe cộng sản có cơ hội cướp chính quyền. Khi phe Lenin sát hại các thành viên chính phủ, ông đào thoát qua Pháp, rồi qua Mỹ và chết tại Mỹ.

Nhìn chung, các nhà cách mạng Nga phần lớn theo Marx hoặc có cảm tình với Marx và Lenin.
Những nhà cách mạng này không có lập trường kiên định.Kerensky lúc đầu đã có cảm tình với Lenin. Trotsky và Martov lúc thì theo Dân chủ, lúc thì theo Cộng sản.

(4.)Đảng cộng sản Liên Xô
Đảng Cộng sản Liên Xô cai trị Liên Xô và là một đảng Cộng sản lớn nhất thế giới, thành lập tháng 10 năm 1917 sau khi lật đổ triều đại Nga hoàng thành lập chế độ cộng sản đầu tiên trên thế giới và do Vladimir Lenin ( 1870-1924) lãnh đạo. Đảng cộng sản chủ trương độc tài, không khoan nhượng với các cá nhân và phe phái đối lập. Đảng Cộng sản Liên Xô cũng lãnh đạo luôn Đệ tam quốc tế cộng sản, và các đảng cộng sản trên thế giới.Nguồn gốc đảng này là đảng Dân chủ Xã hội Nga ra đời năm 1912, phái Bolshevik của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga tách ra để lập một đảng riêng biệt là đảng Cộng Sản Nga.

Sau đó Nga chiếm các nước nhỏ lập thành liên bang Sô Viết., đảng cộng sản Nga trở thành đảng cộng sản liên bang Sô Viết. Đảng Cộng sản Liên Xô đã lãnh đạo cuộc "đảo chính tháng Mười," dẫn đến việc thành lập quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Nga. Cơ quan đầu não là Ủy ban Trung ương đảng thời hạn từ từ một đến 5 năm tùy theo hoàn cảnh lịch sử. Ủy ban trung ương đảng sẽ chọn Bộ Chính trị, và bầu Tổng bí thư đảng là lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản. Trên lý thuyết, quyền uy tối cao là do Ủy ban trung ương đảng nhưng thực tế ở trong tay Tổng bí thư đảng.

Khoảng 1918, tại Liên Xô có khoảng 200,000 đảng viên. Khoảng 1933, Liên Xô có khoảng 3.5 triệu, nhưng 1939 còn 1.9 triệu đảng viên. Năm 1986, có 19 triệu, chiếm 10% dân số.
Năm 1924, Lenin bi bệnh tai biến mạch máu não, nằm liệt giường, đáng lẽ Trotsky lên nắm quyền theo ý nguyện của Lênin nhưng Stalin (1878–1953) cướp quyền, chủ trương độc tài tàn bạo. Trước khi mất, Lenin đã viết di chúc, chỉ trích Stalin độc tài, gian ác và yêu cầu đảng phải trừ khử Stalin. Stalin và đồng bọn không công bố di chúc của Lenin và ngang nhiên nắm mọi quyền hành.

Trotsky phản đối nên bị Stalin trục xuất, năm 1940, Trotsky bị gián điệp Liên Xô sát hại cùng với gia đình và các đồng chí. Năm 1953, Nikita Khrushchev (1894-1971) làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.Năm 1956, trong đại hội đảng Liên Xô thú XX, ông công bố tài liệu mật về Stalin, tố cáo Stalin chủ trương sùng bái cá nhân và giết hại đảng viên và nhân dân Liên Xô. Năm 1964 ông bị hạ bệ và bị quản thúc tại gia bởi chính những người đồng chí của mình.

Nikita Khrushchev có tư tưởng cởi mở nhưng phe Stalin quá mạnh, ông phải khuất phục. Đảng Cộng sản Liên Xô thực chất là một đế quốc. Họ đã xâm lăng các nước Đông Âu: chiếm Hung (năm 1956) và Tiệp Khắc (1968).
Năm 1991, khi Gorbachov làm Tổng bí thư và giải tán đảng cộng sản Liên xô để thành lập nước Nga cộng hòa.

B.  LƯỢC SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC


1. Triều Thanh và các cường quốc

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước Trung quốc bị các cường quốc xâu xé. Các nhân sĩ yêu nước đã chịu ảnh hưởng của cách mạng Pháp, cuộc canh tân của Nhật và tư tưởng Marx . Các nhà cách mạng đã chủ trương canh tân đất nước. Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu, Hồ Thích. . . là những tấm gương sáng trong cuộc cách mạng của Trung quốc. Tôn Dật Tiên lập Trung Hoa Quốc Dân đảng lật đổ chế độ quân chủ lập nước Trung Hoa dân chủ.

2. Những người cộng sản tiên phong

Chủ nghĩa Marx đã được truyền bá vào Trung Quốc do công lao của các nhà trí thức nổi tiếng như Trần Độc Tú (Chen Duxiu 陳獨秀) , Lý Đại Chiêu (Li Dazhao 李大釗). Đến năm 1920 thì Trung Quốc xuất hiện các tổ chức cộng sản (CS) đầu tiên. Cũng trong khoảng thời gian đó những người Trung Quốc ở hải ngoại cũng thành lập ra các tổ chức CS của mình như tại Nhật hoặc Pháp. Trước tình hình đó, những người cộng sản Trung Quốc quyết định thành lập một Đảng Cộng sản (ĐCS) duy nhất ở Trung Quốc.

(1). Trần Độc Tú (Chen Duxiu ) 陳獨秀 ( 1879 – 1942)
Trần Độc Tú người tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ông đã giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Thời trẻ, ông lưu học tại trường Đại học sư phạm Tokyo Nhật Bản. Về nước, ông dạy ở trường tiểu học Hàng Châu. Ông đã lãnh đạo cuộc chống quân chủ tại Thượng Hải , và tham gia phong trào Ngũ tứ. Sau cách mạng Tân Hợi 1911, Trần Độc Tú tham gia chính quyền cách mạng ở tỉnh An Huy. Năm 1915, ông sáng lập tạp chí Tân thanh niên, viết nhiều bài báo vận động cho phong trào văn hóa mới. Ông trở nên nổi tiếng và được mời lên dạy ở khoa văn trường Đại học Bắc Kinh.
Đảo chính tháng Mười Nga 1917 ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng tầng lớp trí thức tiên tiến Trung Quốc. Trần Độc Tú là một trong người đầu tiên tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trung Quốc. Năm 1921, ông cùng Lý Đại Chiêu thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.
Vào buổi tối ngày 23/7/1921, Đại hội đã được diễn ra một cách hết sức bí mật dưới hình thức một cuộc đánh mạt chược tại phòng ăn vừa là bếp của anh em Lý Thư Thành, Lý Hán Tuấn. Căn phòng ăn-bếp này nằm trong số nhà 106 đường Vọng Chí thuộc tô giới của Pháp (ngày nay là số nhà 76 đường Hưng Nghiệp) TP Thượng Hải.

Theo khuyến cáo của Đệ tam quốc tế cộng sản, một số đảng viên Cộng sản đã tham gia Quốc Dân đảng Trung quốc, vì lúc này Liên Xô và Tôn Dật Tiên có quan hệ mật thiết. Liên Xô đã giúp đỡ Quốc Dân đảng của Tôn Dật Tiên. Tôn Dật Tiên mất năm 1925, Tưởng Giới Thạch lên nắm quyền, cương quyết chống cộng khiến Mao Trạch Đông phải tháo chạy lên miền Diên An vào tháng 10-1935. Lịch sử gọi đó là cuộc Vạn lý trường chinh, chỉ còn 30 ngàn người sống sót sau khi vượt 8 ngàn dặm.
Trong khoảng 1927-1930, Mao chủ trương dùng vũ lực với Quốc dân đảng song Trần Độc Tú không thuận, ông chủ trương tranh đấu ôn hòa trong nội bộ để dốc toàn lực chống ngoại xâm. Hơn nữa, Trần Độc Tú bất bình với đệ tam quốc tế vì lúc này đế quốc Liên Xô ra mặt bắt buộc các lãnh tụ Trung Quốc phải nghe lệnh Mạc Tư Khoa mà không nghĩ đến hoàn cảnh và tinh thần Trung Quốc. Do đó, ông theo Trotsky.
Lúc này, Trotsky cũng lên tiếng chỉ trích Comintern và Stalin. Ông trở thành lãnh đạo phe Trotsky ở Trung quốc. Mao Trạch Đông xưa nay vẫn sùng bái Stalin, làm những việc tàn ác như Stalin. Nay thì Stalin tức giận, muốn loại trừ Trần Độc Tú vì Trần Độc Tú và Trotsky chống đối ông. Và Mao cũng thấy đây là cơ hội cho ông nhảy lên ghế chủ tịch đảng và Tổng bí thư đảng cho nên Mao Trạch Đông tìm cách loại bỏ ông, kết tội ông hữu khuynh. Tháng 8/1927, Mao triệu tập thủ hạ họp hội nghị ở Cửu Giang (Giang Tây) , tự đưa ông lên ghế lãnh đạo và cách chức Trần Độc Tú khỏi cương vị Tổng Bí thư.
Tháng 11-1929, Trần Độc Tú bị khai trừ ra khỏi Đảng. Năm 1932, ông bị chính phủ Quốc dân Đảng bắt giam ở Thượng Hải. Sau khi ra tù một thời gian, ông về Tứ Xuyên ẩn dật, rồi mất ở Tứ Xuyên năm 1942 về bệnh tim.Dẫu sao ông cũng là người may mắn vì tất cả những ai trong ban chấp hành đầu tiên của đảng do ông sáng lập dù họ sau này ủng hộ hay phản đối ông đều chết hết bằng cách này hay cách kia. Việc này cũng tương tự những ai quen biết Giang Thanh hồi trẻ đều nhận số phận bất đắc kỳ tử! Khoảng 1952, tại Trung Quốc, hàng ngàn người bị bắt và giết vì tội theo Trotsky, trong đó Auguste Blanqui, nhà lãnh tụ cách mạng Pháp, bị giam 33 năm, đến nỗi có biệt danh là L’enfermé, kẻ bị nhốt; Trịnh Kiều Lâm (1901-?) một người Trotskyist Trung quốc, tù 7 năm do Tưởng , và 27 năm do Mao (1952-1979), tổng cộng 34 năm.
Trần Độc Tú là một nhà cách mạng,một nhà tư tưởng, một nhà thơ và một nhà báo. Ông để lại nhiều tác phẩm.  

(2). Lý Đại Chiêu (Li Dazhao)李大釗 (1888-1927)
Ông quê ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, xuất thân từ một gia đình nông dân. Từ 1913-1917, ông học môn kinh tế chính trị tại đại học Waseda Nhật Bản, về nước năm 1918. Ông làm Quản thủ thư viện Đại học Bắc Kinh. Ông là người đầu tiên ủng hộ phe cộng sản của Lenin. Ông cộng tác với tờ Tân Thanh Niên của Trần Độc Tú. Lúc này, Mao Trạch Đông làm việc ở thư viện dưới quyền của Lý Đại Chiêu. Ông tin tưởng nông dân Trung Quốc sẽ giữ vai trò quan trọng trong cách mạng Trung Hoa.
Ông tổng hợp tinh thần yêu nước với chủ nghĩa Marx trong các tác phẩm của ông. Ông tham gia tổ chức Thanh Niên Xã hội Bắc kinh năm 1920. Ông cùng Trần Độc Tú sáng lập đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Lúc này, hai ông cộng tác mật thiết với Comintern. Hai ông theo lệnh Comintern gia nhập Quốc Dân đảng năm 1922, Lý được bầu vào ban chấp hành trung ương Quốc Dân đảng năm 1924.
Khi Quốc Dân đảng và Cộng sản bùng lên cuộc nội chiến, Lý Đại Chiêu bị bắt trên đường đi đến tòa đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh, ông và 19 đồng chí bị lãnh chúa Trương Tác Lâm xử tử vào ngày 28-4-1927.
.(3.) Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc
Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến đấu chống Nhật từ 1937, và đánh nhau với Quốc Dân đảng , rồi tóm thâu đại lục vào năm 1949 lập nước Cộng hoà nhân dân Trung quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có hơn 70 triệu đảng viên, đây là chính đảng có số lượng đảng viên đông nhất trong các chính đảng trên thế giới nhưng chỉ chiếm 5% dân số Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc ban đầu do Trần Độc Tú lãnh đạo sau bị Mao Trạch Đông cướp quyền.
Tổ chức đảng cộng sản Trung Quốc cũng theo mô hình đảng cộng sản Liên Xô.

Cơ quan đầu não của đảng là Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.Cứ 5 năm thì có đại hội đảng để thông qua các chính sách của đảng, và bầu ra ban chấp hành trung ương đảng.Ban chấp hành trung ương đảng bầu ra bộ chính trị. Bộ Chính trị có khoảng 20 người. Bộ chính trị có Ban thường vụ bộ chính trị làm việc, gồm khoảng 10 người gồm cac chức vụ quan trọng nhất cua đảng như Tổng bí thư, chủ tịch đảng, thủ tướng, phó thủ tướng. . ..

Đại hội lần thứ nhất họp từ ngày 23 đến 31 tháng 7 năm 1921, ban đầu tại nhà 106 đường Vọng Chí thuộc tô giới của Pháp (ngày nay là số nhà 76, đường Hưng Nghiệp, Thượng Hải), sau chuyển đến một chiếc thuyền trên hồ Nam Hồ, huyện Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tham dự Đại hội có 12 đại biểu, thay mặt cho khoảng 57 đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc: Lý Đạt, Lý Hán Tuấn (đại biểu Thượng Hải); Trương Quốc Đào, Lưu Nhân Tĩnh (đại biểu Bắc Kinh); Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hành/Hoành (đại biểu Hồ Nam); Đổng Tất Vũ, Trần Đàm Thu (đại biểu Hồ Bắc); Vương Tận Mỹ, Đặng Ân Minh (đại biểu Sơn Đông); Trần Công Bác (đại biểu Quảng Đông, đến dự tại hồ Nam Hồ); Chu Phật Hải (đại biểu từ Nhật về).

Ngoài ra còn có Bao Huệ Tăng, được Trần Độc Tú (đang trốn tránh phái hữu ở Quảng Châu) cử làm đại diện cho mình và 2 đại diện của Quốc Tế Cộng sản là Maring (tức Henk Sneevliet, người Hà Lan) và Nikolsky (người Nga). Đại hội đã cử ra Trung ương Cục (中央局) gồm 3 người: Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào và Lý Đạt, cử Trần Độc Tú làm Bí thư Trung ương (中央书记, Trung ương thư ký). Trương Quốc Đào phụ trách tổ chức, Lý Đạt phụ trách tuyên truyền. Đại hội lần thứ hai họp từ ngày 16 đến 23 tháng 7 năm 1922, tại Thượng Hải. Tham dự Đại hội có 12 đại biểu, thay mặt cho 195 đảng viên.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (中央执行委员会, Trung ương Chấp hành Ủy viên Hội) gồm 5 người: Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào, Lý Đại Chiêu, Sái/Thái Hoà Sâm, Cao Quân Vũ, (sau này bổ sung thêm Đặng Trung Hạ và Hướng Cảnh Dư). Trần Độc Tú làm Ủy viên trưởng Ban Chấp hành Trung ương (tương đương Tổng Bí thư). (Wikipedia).
Mao muốn loại Trần Độc Tú để nắm quyền bính, Mao và đồng bọn kết tội ông hữu khuynh, Trần Độc Tú bị cách chức Tổng Bí thư vào tháng 7 năm 1927. Từ tháng 8 năm 1927 đến tháng 7 năm 1928, Cù Thu Bạch phụ trách Trung ương lâm thời.

Tại Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa 8 (tháng 8 năm 1966), Bộ Chính trị được mở rộng, gồm 25 ủy viên chính thức và 7 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới gồm 11 người, xếp theo thứ tự như sau: Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Đào Chú (đến năm 1967, mất năm 1969), Trần Bá Đạt, Đặng Tiểu Bình (đến năm 1967), Khang Sinh, Lưu Thiếu Kỳ (đến năm 1968, mất trong tù năm 1969), Chu Đức, Lý Phú Xuân, Trần Vân. Nhưng chỉ một hai năm sau, nhiều ủy viên Bộ Chính trị, thậm chí ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị bị vô hiệu hóa, thậm chí bị giam cầm, bức hại.

Năm 1958, Mao chủ trương "Nhảy vọt", cải cách ruộng đất, đấu tố điạ chủ, lập các nông trường. và công trường. Cũng lúc này Trung Sô mâu thuẫn về biên giới và nhiều vấn đế khác, Liên Sô rút hết cố vấn về.Năm 1962, chính sách Mao thất bại, hai triệu người chết đói, các đảng viên cao cấp lên tiếng chỉ trích Mao, và khắp nơi sinh viên và nhân dân biểu tình chống đối.

Người ta lên tiếng chỉ trích chính sách quản lý của Mao đã kiểm soát quá chặt chẽ đời sống hàng ngày, đồng thời cho rằng Mao phải chịu trách nhiệm với các phong trào như Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa và Trăm hoa đua nở làm hàng triệu (thậm chí có thể là hàng chục triệu) người chết, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đồng thời phá hoại nghiêm trọng di sản văn hóa Trung Hoa. Đặc biệt từ khi có phong trào Đại nhảy vọt đã xảy ra một nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc, và theo như nguồn tin Tây phương và Đông phương, đã có từ 20 - 30 triệu người chết; hầu hết những nhà phân tích phương Tây và Trung Quốc đã quy kết cho Đại nhảy vọt, trong khi đó những người khác, bao gồm cả Mao, vào thời đó thì đổ cho tại thiên tai.

Mao phải từ chức chủ tịch Nhà nước, giao chức này cho Lưu Thiếu Kỳ. nhưng Mao vẫn giữ chức Tổng bí thư đảng. Năm 1966, Mao cùng Lâm Bưu bày ra cuộc " Cách mạng văn hóa", cho tổ chức Vệ binh đỏ" quấy phá, đánh đập, bỏ tù các đảng viên và dân chúng. Lâm Bưu kêu gọi sinh viên chống những ai theo tư tưởng Nikita Khrushchev. Kết cuộc là Lưu Thiếu Kỳ bị Mao lật đổ, mất hết chức vi từ tháng 10-1968, Lâm Bưu được Mao chỉ định làm người kế thừa của Mao.Lúc này Mao giao quyền hành cho bọn Tứ nhân bang trong đại hội đảng lần thứ X năm 1973.

Mao chết tháng 9-1976, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo của phong trào cải cách kinh tế, đã giành được quyền lãnh đạo tối cao; nhóm "Tứ nhân bang" (thường bị gọi một cách miệt thị là Bè lũ bốn tên), gồm quả phụ của Mao là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn, những người từng vươn lên nắm quyền lực trong "Cách mạng Văn hóa," đã bị bắt và đưa ra xét xử, và Tứ nhân bang bị giam cầm hoặc bị giết vào năm 1980.

Trong khoảng 1976, Đặng Tiểu Bình phê phán chính sách của Mao Trạch Đông , và đưa ra những chính sách mới như là bỏ chủ nghĩa lý lịch, cho những nhà bị kết tội địa chủ, tư sản vào đảng cộng sản, và mở cửa cho ngoại quốc đầu tư. Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách bốn hiện đại hóa va coi nhẹ vấn đề ý thức hệ. Sau vài năm, kinh tế Trung quốc đã phát triển. Đặng Tiểu Bình đã đem quân đánh Việt Nam năm 1979 và tàn sát sinh viên tại Thiên An môn năm 1989. Sau khi Đặng Tiểu Bình mất, những người đi sau như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào vẫn theo chính sách của Đặng.Mặc dù có sự nhượng bộ đối với chủ nghĩa tư bản, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn nắm quyền và duy trì những chính sách độc tài tàn ác như khủng bố nhóm Pháp Luân Công và sinh viên trong vụ Thiên An môn. Trung Quốc cũng ra mặt xâm lược, đã chiếm Tây Tạng, xâm lấn Việt Nam và muốn chiếm Thái Bình dương làm của riêng họ.
Ngày nay tại Trung Quốc nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ đã lên tiếng. Ngụy Kim Sinh là một nhà tranh đấu ở ngoại quốc. Đặc biệt Lý Hiểu Ba ở trong nước với hiến chương 08 có hàng triệu người ký đã làm Trung cộng sợ hãi.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/12/091223_liu_xiaobo.shtml

Phong trào Pháp Luân công là một phong trào quần chúng đang thách thức chế độ cộng sản Trung quốc.Tập cửu bình cũng là bản án dành cho chế độ cộng sản Trung Quốc trong đó có các mục quan trọng như:
+Đảng Cộng Sản là lực lượng phản vũ trụ.
+Đảng Cộng Sản Trung Quốc phá hoại văn hóa dân tộc.
+Đảng Cộng Sản Trung Quốc giết hại nhân dân
+Bản chất tà giáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
+Bản tính lưu manh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
http://cuubinh.org/cbarticle/b_sach_cuubinh.html
http://9binh.com/9b/binh0.html



C. LƯỢC SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Cách Mạng Việt Nam
Khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, triều đình đã tích cực chiến đấu nhưng quân ta vũ khi thô sơ, thắng thể thắng địch quân. Các nhà ái quốc đã tiếp tục chiến đấu chống Pháp như Nguyễn Trung Trực, Thiên hộ Dương, Trương công Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám , nhưng tất cả cuộc kháng chiến vũ trang đều thất bại. Sau đó, các chí sĩ, hầu hết là trí thức đã nổi dậy làm cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. 
..
2. Những chiến sĩ tiên phong. Các lãnh tụ quốc gia
(1). Phan Bội Châu (1867-1940)
Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San (潘文珊), tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam (巢南), Thị Hán (是漢), Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v. Năm 17 tuổi ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành. Năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên.
Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp. Ông chọn một hoàng thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụ phong trào Cần Vương. Năm 1904, ông cùng 20 đồng chí họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.
Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập. Năm 1907, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Cống Hiến Hội, một phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Việc này có ý nghĩa tượng trưng vì những học sinh có được cơ hội để cộng tác với nhau với tư cách là những người Việt, không phải người Bắc Kỳ, Nam Kỳ hay Trung Kỳ mà người Pháp đã chia ra. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau.
Năm 1912, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội (VNQPH). Năm 1913, vì các cuộc đánh bom, chống Pháp ở trong nước, Pháp nhờ Viên Thế Khải bắt giam ông.
Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc (khi đó là thư ký và thông dịch viên cho Borodine, người Nga, cố vấn cao cấp cho Quốc dân đảng Trung Quốc) đã có cuộc tiếp xúc với Phan Bội Châu, Phan Bội Châu không theo Nga. Nguyễn Ái Quốc ( Lý Thụy) chỉ điểm cho Pháp bắt Phan Bội Châu để lấy 100,000 đồng Đông Dương.[1] Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai.Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm 1940.
(.2). Nguyễn Thái Học (1902-1930)
Nguyễn Thái Học sinh tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông sống trong một gia đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, buôn vải. Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Do tính tình cương trực và không thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương (1925-1927). Trong thời gian này, ông tham gia thành lập Nam Đồng Thư Xã, và tiếp xúc với một số sinh viên đồng chí hướng, trong số đó có Phó Đức Chính, sinh viên trường Cao đẳng Công chánh và Hồ Văn Mịch, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm, hai nhà cách mạng tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông sau này.
Năm 1927, tổ chức Nam Đồng Thư Xã quyết định ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Ninh do Quản Trạc lãnh đạo. Công việc bị bại lộ, đa số thành viên của Nam Đồng Thư Xã bị thuyên chuyển hoặc bị truy lùng phải đào tẩu. Tháng 10 năm này, ông thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), và chi bộ đảng đầu tiên mang tên là "Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã", do ông làm chi bộ trưởng, gồm các ủy viên: Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Lê Văn Phúc, Hoàng Văn Tùng, Hoàng Phạm Trân, và một số đồng chí khác. Tháng 12 năm 1927, VNQDĐ tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất và bầu ông làm Chủ tịch Tổng bộ đảng, kiêm Chủ tịch đảng. Đến đầu năm 1929, VNQDĐ đã thành lập được 120 chi bộ tại Bắc kỳ với 1500 đảng viên.
Nhân vụ ám sát Bazin, Pháp khởi sự đàn áp nhằm tiêu diệt VNQDĐ trong khi cơ sở của họ chưa kịp chuẩn bị ứng phó trước kế hoạch khủng bố trắng của chính quyền thuộc địa. Sở mật thám Bắc Việt được một nội ứng phản đảng tên Bùi Tiên Mai chỉ điểm, và bắt giam 227 đảng viên VNQDĐ.
Trước tình hình nguy cấp, Nguyễn Thái Học triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các địa điểm Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại và Hà Nội vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.
Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở một loạt các địa điểm từ Sơn Tây, Phú Thọ cho tới Yên Bái vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10 tháng 2. Quân nổi dậy đã chiếm được một phần đồn binh Pháp và làm chủ tỉnh lỵ Yên Bái trong gần hai ngày. Sự việc không thành, ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương).Pháp thành lập một Hội đồng Đề hình để xử các nghĩa quân VNQDĐ. Rất nhiều đảng viên VNQDĐ bị chung thân khổ sai, một số tự sát và bị hành hình như:Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém tại Yên Bái.
.3 . PHÁI TROTSKY (Đệ tứ Quốc tế)
Ở cuối thập niên 20, tại Nam Kỳ, một số thanh niên trí thức đã tranh đấu chống thực dân Pháp. Một số theo khuynh hướng quốc gia như Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo, một số theo cộng sản đệ tứ và đệ tam, nhưng nổi bật nhất là các đảng viên thuộc đệ tứ quốc tế như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm,Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường. . .Một nhân vật rất quan trọng là Nguyễn An Ninh đã sát cánh với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm. King.C.Chen trong Vietnam and China, 1938-1954, thì nói rằng Nguyễn An Ninh theo phe Trotsky nhưng Hồ Hữu Tường trong hồi ký của ông về đời làm báo thì cho rằng Nguyễn An Ninh không thuộc phái Trotsky.

Đệ tứ quốc tế ra đời với Trotsky sau khi ông này xung đột với Stalin và bị Stalin trục xuất. Những thanh niên Việt Nam du học tại Pháp ban đầu gia nhập đảng Quốc Gia Độc Lập của Nguyễn Thế Truyền. Ông này về nước tháng 12 năm 1927 cho nên đảng này do Tạ Thu Thâu và Huỳnh Văn Phương tái tổ chức, và đổi tên là đảng An Nam Độc lập. Trước khi du học, Tạ Thu Thâu đã lập đảng Thanh Niên An Nam ở Saigon. Những du học sinh này bất mãn với đường lối của đệ tam quốc tế đối với các xứ thuộc địa. Họ đồng quan điểm với Trần Độc Tú và Lý Đại Chiêu chống Comintern.
Năm 1929, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương, Phan Văn Chánh gia nhập Tả phái của Pháp, do Alfred Rosmer lãnh đạo. Tháng năm năm 1930, họ biểu tình trước điện Élysée, chính phủ Pháp bắt 19 sinh viên Việt Nam hồi hương trong đó có Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương,và Phan Văn Chánh. Họ trở về và lập các nhóm cộng sản khác nhau:

+Đào Hưng Long ( Đào Văn Long) lập Liên Minh Cộng sản đoàn. Ông là một họa sĩ và cũng là đảng viên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng đảng.Đảng này có khoảng 50 đảng viên, lấy tờ Vừng Hồng làm cơ quan ngôn luận. Hồ Hữu Tường sau gia nhập nhóm này. Đảng này xuất bản tờ Cộng Sản. Đến tháng 8, Liên Minh Cộng sản Liên Đoàn hợp với một nhóm ở Pháp về lập Đông Dương Đối lập Tả phái, có tờ Tháng Mười. Năm 1932, nhóm này cũng được những người cộng sản đệ tam trong nước tham gia.
+Năm 1931, Tạ Thu Thâu lập Đông Dương Cộng sản đảng.Nhóm này có tờ Vô Sản
+Năm 1932, Huỳnh Văn Phương và Phan Văn Chánh lập Tả Đối lập Tùng thư. Nhóm này dịch Tuyên ngôn Cộng sản và khoảng 15 tác phẩm cộng sản khác. Năm 1933, 12 người cộng sản bị bắt giam trong những thời điểm khác nhau. Trong khoảng 1932-1933, Tạ Thu Thâu đưa ra ý kiến là hai phái đệ tam và đệ tứ cộng tác, nhưng hai nhóm cộng sản sau chia rẽ. Ngày 21 tháng giêng năm 1933, Tạ Thu Thâu được tha, các nhóm đệ tứ lại hoạt động. Sau 1945, các đảng viện cộng sản nhóm đệ tứ bị phe Stalin giết , một số mai danh ẩn tích, một số quy hàng.
 (.1). Tạ Thu Thâu ((1906–1945)
Tạ Thu Thâu sinh tại xã Tân Bình, tổng An Phú, tỉnh Long Xuyên. Sau khi đậu bằng Tú tài Bản xứ (Baccalauréat Franco-Indigène) ông dạy học ở trường tư thục Nguyễn Xích Hồng, Sài Gòn và tham gia những tổ nhóm thanh niên yêu nước, trong đó có đảng Thanh niên An Nam (Jeune Annam) năm 1925. Sau đó hội đoàn này bị nhà cầm quyền thuộc địa giải tán.Năm 1926, Tạ Thu Thâu tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ Pháp, đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân Việt. Qua Pháp tháng 7-1927 khi 21 tuổi, học Khoa học tại Đại học Paris, ông gia nhập đảng An Nam Độc lập Đảng (PAI) của Nguyễn Thế Truyền và đảm nhiệm điều khiển đảng này năm 1928 sau khi Nguyễn Thế Truyền về nước. Ông đứng tên cùng với Huỳnh Văn Phương xuất bản tờ La Résurrection chống chính phủ Thuộc địa. Chỉ được ít lâu báo bị đình bản và đảng Độc lập bị giải tán.
Năm 1929, ông tham gia hội nghị Liên đoàn Phản Đế (Liên hiệp Chống Chủ nghĩa Đế quốc) ở Frankfurt, Đức. Cùng năm đó, ông bắt đầu tiếp xúc với các nhóm tả, chống chủ nghĩa thực dân tại Paris, như Felicien Challey, Francis Jourdain và nhà văn, nhà sử học Daniel Guérin. Ông được Alfred Rosmer - một người bạn, người đồng chí, học trò của Trotsky - giới thiệu vào tổ chức Trốt-kít tại Pháp. Từ đó, ông trở thành một lãnh tụ Trốt-kít Việt Nam đầu tiên.

Ngày 20-5-1930, Tạ Thu Thâu cùng một số kiều dân Việt ở Pháp tham gia cuộc biểu tình trước điện Elysée phản đối việc xử tử Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí Việt Nam Quốc dân đảng ở Yên Bái. Vì vậy, ông bị bắt cùng 18 thành viên Tổng hội Sinh viên Đông Dương (Association Générale des Etudiants Indochinois) trong đó có Nguyễn Văn Tạo (Stalinist), Trần Văn Giàu( Stalinist) và bị trục xuất về Việt Nam vào cuối tháng 5. Về nước, Tạ Thu Thâu tổ chức và lãnh đạo phong trào Tả Đối lập Trốt-kít (L'Opposition de Gauche), ông hoạt động cách mạng bằng nhiều phương tiện. Về báo chí, ông xuất bản tờ Vô sản (tháng 5-1932), làm báo Pháp ngữ La Lutte (Tranh đấu; tháng 4-1933); nhóm trí thức làm báo này được gọi là "Les Lutteurs" (nhóm Tranh đấu) theo tên tờ báo. gồm Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, và Dương Bạch Mai (Stalinist). Vì những hoạt động này Tạ Thu Thâu bị kết án hai năm tù treo.

Đầu năm 1937, ông và các nhân vật trong nhóm Tranh đấu ứng cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn nhân danh Sổ lao động cùng với Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo ,Phan Văn Hùm đắc cử vẻ vang. Tuy vậy Tạ Thu Thâu bị bắt giam, mãi đến năm 1939 ông mới được thả.
Năm 1939, ông cùng nhóm Tranh đấu ứng cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kì. Cho rằng cuộc bầu cử tổ chức gian lận, ông phản đối với Toàn quyền Đông Dương và Quốc hội Pháp. Từ năm 1932 đến 1940, Tạ Thu Thâu bị bắt 6 lần và bị kết án 5 lần. Nếu cộng hết các án ông lãnh, ông bị tất cả 13 năm tù và 10 năm biệt xứ.
Cuối năm 1944, sau khi được phóng thích từ tù Côn Đảo, ông dự định thành lập đảng Xã hội Thợ thuyền. Ông ra Bắc bắt liên lạc với một số đồng chí nhằm xuất bản tờ báo Chiến Đấu, để làm cơ quan ngôn luận của đảng Xã hội Thợ thuyền miền Bắc. Ông cũng tham gia nhiều cuộc mít tinh của thợ mỏ tại Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương.Tháng 9-1945, sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ông về Nam. Trên đường về, ông bị Việt Minh bắt và sát hại tại Quảng Ngãi.

Một giả thuyết cho rằng Trần Văn Giàu đã ra lệnh giết Tạ Thu Thâu. Daniel Guérin cho rằng có thể lệnh giết đến từ Hồ Chí Minh. Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: "Ce fut un patriote et nous le pleurons... Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés" ([Tạ Thu Thâu] là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất... Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt).http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A1_Thu_Th
 %C3%A2u 
 
(.2). Phan Văn Hùm (1902 - 1946),
Phan Văn Hùm sinh trưởng trong một gia đình nông dân, bút danh Phù Dao, là một nhà báo, nhà văn, nhà cách mạng, lãnh tụ phong trào Cộng sản Đệ Tứ Việt Nam. Phan Văn Hùm sinh tại ấp Búng, làng An Thạnh, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Vợ chính của ông là Dương Thị Lại (1905-1992), vợ thứ là Mai Huỳnh Hoa (1910-1987), cháu ngoại của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và là chắt ngoại nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ông học trường Cao đẳng Công Chánh Hà Nội (1924-1925) , làm tham tá công chính ở Huế. Đến năm 1927 bị buộc thôi việc vì ủng hộ nữ sinh trường Đồng

Khánh bãi khóa nhân đám tang Phan Châu Trinh.
Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Phan Văn Hùm cùng Nguyễn An Ninh đi Bến Lức (Long An), cãi nhau với cảnh sát rồi đánh cảnh sát, phải vào Khám Lớn Sài Gòn. Những ngày ở trong tù, Phan Văn Hùm viết tác phẩm Ngồi Tù Khám Lớn, nhà in Bảo Tồn nhận ấn hành, nhưng sách mới ra thì bị cấm (1929). Ngày 8 tháng 5 năm 1929, ông bị tòa tuyên phạt ba tháng tù treo và phạt tiền. Tháng 9 năm đó, Phan Văn Hùm sang Pháp học tại Đại học Sorbonne (Paris), đỗ Cử nhân và Cao học triết. Ra trường, ông đi dạy tiếng Việt ở Toulouse. Ở đây, ông chịu ảnh hưởng của phái Đệ tứ cộng sản Pháp, nên có những tư tưởng và hành động khiến nhà cầm quyền lưu ý, lùng bắt.
Ông trốn sang Bỉ rồi về Sài Gòn vào tháng 7 năm 1933. Về nước, Phan Văn Hùm hợp tác với Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Lê Văn Thử, Hồ Hữu Tường ra báo La Lutte (Tranh đấu), làm chủ bút tờ Đồng Nai và viết cho nhiều báo khác... Ngoài việc viết báo, ông còn đi dạy học ở các trường trung học tư thục, trường Trung học Paul Doumer. Được ít lâu thì ông bị thôi việc vì tổ chức các giáo viên bãi khóa . Năm 1936, Phan Văn Hùm với Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo (Stalinist), trúng cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn. Năm 1937, ông viết tác phẩm Nỗi lòng Đồ Chiểu và Biện chứng pháp phổ thông (tập hợp những bài diễn thuyết của ông về đề tài này tại Hội quán Khuyến học hội). Tháng Tư năm 1939, ông ứng cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ trúng cử, nhưng bị nhà cầm quyền Pháp ở Nam Kỳ tìm cách loại bỏ ông.

Qua những bài viết nhằm tuyên truyền tư tưởng cách mạng vô sản, phản đối chính sách bất công của Pháp... khiến ông bị cáo buộc là làm mất an ninh chính trị, bị kết án 3 năm tù, đày đi Côn Đảo. Trong ngục ông bị bệnh phù thũng Năm 1942, Phan Văn Hùm được thả nhưng vẫn bị quản thúc tại Tân Uyên (Biên Hòa). Những ngày ở đây, ông viết bộ Phật giáo triết học. Đầu năm 1946, khi Pháp đánh chiếm lại Nam Bộ, Phan Văn Hùm bị Kiều Đắc Thắng giết tại miền Đông Nam Bộ. Theo nguồn khác thì Phan Văn Hùm bị Dương Bạch Mai, nhóm Đệ tam Cộng sản giết trên chặng đường sắt giữa ga Phan Thiết và Tháp Chàm và thi thể bị ném sống sông. Sau 1945, các đảng viên đệ tứ quốc tế phải đầu hàng cộng sản đệ tam như Trương Tửu, hoặc từ bỏ Trotskyism như Hồ Hữu Tường, Lê Văn Siêu, hoặc biệt tích, không rõ bị giết hay ẩn dật.

Nói chung, các đảng viên đệ tứ Quốc tế đã hoạt động công khai chống Pháp, tham gia đấu tranh nghị trường và đã được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ. Tờ báo La Lutte là cơ quan ngôn luận của tổ chức Trotkyist tại Việt Nam đã gây được tiếng vang trong nước. Lúc phe Stalin yếu thì họ cộng tác với các đảng pháì khác, nhưng khi đủ mạnh, hoặc có lệnh của Quốc tế thì họ trở mặt. Năm 1938, những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Đệ Tam) rút khỏi nhóm La Lutte. Những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục xuất bản tờ La Lutte và thêm mục Tiếng Việt. Sau khi việc hợp tác giữa Đệ Tứ và Đệ Tam sụp đổ hai bên công kích lẫn nhau. Đệ Tứ chỉ trích những quan điểm của Đệ Tam như : “thực hiện chủ nghĩa xã hội trong một nước” , “chế độ độc đảng”, “ chính sách manh động trong cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh”, “sùng bái Stalin”. Hồ Chí Minh nói rằng Troskist không còn là một khuynh hướng chính trị mà trở thành “ một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế”.

Cộng sản phe Stalin vì chủ trương độc tài đã sát hại những nhân tài Việt Nam để cho họ chiếm độc quyền . Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước lịch sử vì đã phản quốc, hại dân, và phạm tội diệt chủng, đã sát hại nhóm đệ tứ quốc tế, Việt Nam Quốc Dân đảng, Đại Việt và các nhân sĩ như Huỳnh Phú Sổ, Phạm Quỳnh, Hồ Văn Ngà. . .So với thực dân Pháp, đảng cộng sản tàn ác, độc hại hơn nhiều vì thực dân chỉ bỏ tù vài năm còn cộng sản thì giết tuyệt.

(3.) Trần Văn Thạch (1905-1946)
Ông sinh trưởng tại Phú Lâm Chợ Lớn, học trường đại học Toulouse (Pháp), về nước dạy học, cộng tác với các báo La Cloche Fêlée, La Lutte, và Đồng Nai. Ông thuộc nhóm đệ tứ quốc tế. Năm 1937, ông cùng các ông Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, đắc cử hội đồng quản hạt. Năm 1939, vì các bài viết chống Pháp, ông bị bắt giam. Năm 1944, ông được trả tự do nhưng bị chỉ định cư trú tại Cần Thơ, đầu 1945 mới về Saìgòn. Năm 1946, ông bị cộng sản sát hại.

(4). Huỳnh Văn Phương (1906-1946)

Huỳnh Văn Phương sinh ngày 30-5-1906, tại làng Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ông xuất thân trong một gia đình điền chủ ở Bến Tre, và là chú ruột Phó Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát. Ông là luật sư, nhà báo, nguyên Giám đốc Sở Công an Nam Bộ thời chính phủ Trần Trọng Kim, Thuở nhỏ ông học ở Sài Gòn, Pháp, năm 1930 tham gia biểu tình ủng hộ Nguyễn Thái Học bị Pháp trục xuất về Việt Nam. Sau ra Hà Nội học tại Trường Đại học Luật Đông Dương, tốt nghiệp cử nhân luật, tập sự, hành nghề luật sư ở Hà Nội rồi Sài Gòn trước năm 1945. Những năm 30, ông tham gia các tổ chức yêu nước chống Pháp tại Hà Nội, Sài Gòn, có chân trong nhóm Tranh đấu của Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch... Ông từng cộng tác với báo La Cloche, Le Peuple, L'Avant garde, Đồng Nai, Công Luận, Thần Chung...ở Sài Gòn.Sau ngày 9-3-1945, ông giữ chức Tổng Giám đốc Công an Nam Bộ của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong thời gian tại chức. Ngày 23-9-1945, mặt trận Tây Nam Sài Gòn vỡ, ông lui về Bình Chánh bị cộng sản bắt giết ở Chợ Đệm cuối năm 1946. Con trai ông là Huỳnh Minh Nhựt (đã quá cố) tham gia kháng chiến chống Pháp, năm 1954 tập kết ra Bắc, sau năm 1975 về Sài Gòn làm Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh (. Ông là tác giả nhiều bài viết về thời sự, luật pháp trên các báo vừa dẫn ở trên và tác phẩm La piastre et la classe ouvrière (1935, Sài Gòn)

4 . PHÁI STALIN (Đệ tam Quốc tế)

(1). Ngô Gia Tự (1908-1935).

Người đầu tiên sáng lập đảng cộng sản thuộc phái Stalin tại Việt Nam là Ngô Gia Tự. Ông sinh tại làng Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. trong một gia đình Nho giáo. Ông học trường Bưởi rồi hoạt động chống Pháp. Tháng 3 năm 1929, ông thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy lâm thời của Đảng bộ Nam Kỳ. Đến cuối năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn và đày ra Côn Đảo vào tháng 5 năm 1933. Ông bị mất tích trong một chuyến vược ngục đầu năm 1935 cùng với các bạn tù khác.
Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam cũng như tiểu sử các lãnh tụ cộng sản thường là mâu thuẫn, và không ăn khớp nhau. Xin dẫn chứng một số tài liệu:


Khác với người anh trai là Ngô Gia Lễ học hành để làm quan, Ngô Gia Tự đã giác ngộ cách mạng nên xác định học hành để có thêm kiến thức phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc. Ngô Gia Tự đã hăng hái gia nhập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và giữa năm 1927, được Kỳ bộ Bắc kỳ chỉ định vào Tỉnh bộ Bắc Ninh để gây dựng cơ sở ở địa phương. Năm 1928, Ngô Gia Tự được đưa về hoạt động tại Kỳ bộ Bắc kỳ. Sau đó thực hiện chủ trương “vô sản hóa” Ngô Gia Tự đã vào Sài Gòn làm phu đẩy xe than, làm công nhân khuân vác ở các bến tàu. Qua công việc, anh đã giác ngộ được nhiều công nhân lao động về con đường cách mạng. Qua thực tế, Ngô Gia Tự thấy rằng ở trong nước cần thiết phải có một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào. Vì thế, Ngô Gia Tự lại ra Bắc cùng một số đồng chí khác chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản. Ngô Gia Tự đã cùng một số đồng chí khác thành lập Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên vào tháng 3-1929 ở số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội).
http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=16724

Mùa hè năm 1926, khi đang theo học năm thứ tư, sau khi tham gia đấu tranh đòi bọn thống trị Pháp phải thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, đòi truy điệu đồng chí Phan Chu Trinh, Ngô Gia Tự đã bỏ học về quê vừa lao động, vừa tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Cuối năm 1926, đồng chí gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (VNTNCMĐCH) và ít lâu sau đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện của Đảng bộ VNTNCMĐCH do Nguyễn Ái Quốc phụ trách và làm giảng viên. Sau 2 tháng huấn luyện, đồng chí trở về quê hương tuyên truyền gây dựng cơ sở cách mạng. Đầu tháng 7 năm 1927, đồng chí thành lập Chi hội VNTNCMĐCH ở làng Tam Sơn và tập hợp quần chúng tích cực tham gia hội công ích. Đồng chí đã đến làng Phật Tích ( Tiên Du), Lạc Thổ (Thuận Thành), phố Thị Cầu, Đáp Cầu, Tiền An, Vệ An, Niềm Xá ( thị xã Bắc Ninh), phủ Lạng Thương (thị xã Bắc Giang)... để giác ngộ quần chúng , gây dựng cơ sở cách mạng. Cuối năm 1927, tỉnh bộ VNTNCMĐCH Bắc Ninh- Bắc Giang được thành lập, đồng chí tham gia BCH, sau đó làm bí thư tỉnh bộ Bắc Ninh- Bắc Giang và được bầu làm Uỷ viên kỳ bộ VNTNCMDDCH Bắc Kỳ. Mùa thu năm 1928, với tư cách là thí sinh tự do, đồng chí Ngô Gia Tự đỗ tú tài. Tháng 9 năm 1928, Kỳ bộ VNTNCMĐCH Bắc Kỳ mở hội nghị tại nhà đồng chí Ngô Gia Tự. Một trong những nội dung quan trọng nhất của Hội nghị là quyết định chủ trương "Vô sản hoá", đưa các hội viên vào hầm mỏ, đồn điền để thâm nhập vào cuộc sống lao động và tự rèn luyện mình theo lập trường của giai cấp công nhân; tuyên truyền giác ngộ tổ chức công nhân và những người lao động đi theo con đường cách mạng. Bản thân đồng chí đi "vô sản hoá" tại bến cảng nhà Rồng (Sài Gòn). 

Cuối tháng 3 năm 1929, tại Đại hội VNTNCMĐCH toàn quốc ở Hương Cảng (Trung Quốc), Ngô Gia Tự và các đại biểu Bắc Kỳ đã đấu tranh kiên quyết yêu cầu thành lập ngay Đảng Cộng sản ở Việt Nam nhưng không đạt kết quả. Đoàn đại biểu Bắc kỳ tuyên bố ly khai đại hội, trở về nước và tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân. Ngày 17 tháng 6 năm 1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập, đồng chí Ngô Gia Tự được cử vào BCH Trung ương lâm thời. Đầu tháng 7 năm 1929, đồng chí Ngô Gia Tự trở về Bắc Ninh, lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh gồm 3 đồng chí: Hồ Ngọc Lân, Phan văn Chất, Nguyễn Hữu Căn (tức Phi Vân). Các đảng viên trong chi bộ tích cực tuyên truyền tuyên ngôn điều lệ của Đông dương Cộng sảnĐảng. Ngày 4 tháng 8 năm 1929, tại núi Hồng Vân (núi Lim, Tiên du), Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh- Bắc Giang đã ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh.Cuối tháng 7 năm 1929, với cương vị là Uỷ viên BCH lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng, đồng chí Ngô Gia Tự vào Nam kỳ hoạt động và xây dựng các chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng như chi bộ nhà máy Ba Son (Sài Gòn), chi bộ đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Dương), chi bộ xã Vĩnh Kim (Tiền Giang).http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLich/DiTichDiSanVanHoa/2005/6/503.html

(2). Châu Văn Liêm ( 1902 - 1930)

Châu Văn Liêm sinh tại làng Thới Thạnh, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình Nho học nghèo. Năm 1922, sau khi có bằng Thành chung, ông vào học tại trường Sư phạm Đông Dương tại Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Đông Dương năm 1924, ông lần lượt dạy học tại Long Xuyên (An Giang) và Chợ Thủ (An Giang). Trong quá trình dạy học, ông đã thành lập các tổ chức như Việt Nam phục quốc Đảng (tại Cần Thơ), Hội giáo viên, học sinh yêu nước Long Xuyên (1926), mở học đường tại Sa Đéc. Sau đó ông được cử vào ban thường vụ kì bộ Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội Nam Kỳ. Ông thôi dạy học và chuyên tâm làm cách mạng.

Ngày 6 tháng 1 năm 1930, ông cùng với Nguyễn Thiệu được An Nam Cộng sản Đảng cử đi dự hội nghị thống nhất hai tổ chức cộng sản trong nước, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long, Hương Cảng, (Trung Quốc). Đến ngày 4 tháng 5 năm 1930, ông trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình có hàng nghìn nhân dân tham dự, kéo từ Đức Hòa lên Chợ Lớn. Ông dẫn đầu đoàn người hô hào đòi giải phóng dân tộc, đưa yêu sách của nhân dân, đòi giảm sưu thuế... Ông bị cảnh sát Pháp bắn và mất lúc mới 28 tuổi. Tên ông được đặt cho ba trường phổ thông và một số con đường tại An Giang, Cần Thơ và thành phố Sài gòn.
(3.) Đào Duy Anh ( 1904 1988 )
Ông sinh tại Thanh Hóa là nhà sử học, nhà từ điển học, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Sau khi đỗ Thành Chung ở Huế, ông xin dạy học ở trường tiểu học Đồng Hới (Quảng Bình).
Năm 1926, ông từ chức giáo học, gặp Phan Bội Châu đang bị giam lỏng ở chùa Phổ Quang, và gặp Huỳnh Thúc Kháng đang làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Ông làm Thư ký tòa soạn báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng . Đào Duy Anh tham gia Việt Nam Cách mạng Đảng năm 1926 sau là Tân Việt đảng. Đảng này vốn mang tên Hội Phục Việt , sau đổi là Hội Hưng Nam , rồi này đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng (tháng 7 năm 1928), ông trở thành Tổng Bí thư. Năm 1928, ông sáng lập Quan hải tùng thư, với sự cộng tác của những trí thức như Võ Liêm Sơn, Trần Đình Nam, Phan Đăng Lưu... xuất bản những tập sách phổ thông, ông lấy biệt hiệu là Vệ Thạch (chim tinh vệ). Tháng 7 năm 1929, Đào Duy Anh bị chính quyền Pháp bắt giam cho đến đầu năm 1930.

Từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu văn hóa . Sau đảo chính tháng Tám 1945, Đào Duy Anh được mời giảng dạy môn Lịch sử tại Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1952, Đào Duy Anh về Thanh Hóa giảng dạy tại trường Dự bị Đại học. Năm 1954, ông trở về Hà Nội giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa. Năm 1956, khi trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập, ông được cử làm Chủ nhiệm Bộ môn Cổ sử Việt Nam cho đến năm 1958. Năm 1956, ông có bài trả lời phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do, dân chủ đăng trên bán nguyệt san Nhân văn số 5 (ngày 20 tháng 11) và cũng bị cộng sản hành hạ. Năm 1958, Đào Duy Anh chuyển sang làm việc tại Bộ Giáo dục, năm 1960 chuyển sang Viện Sử học. Ông nghỉ hưu năm 1965 nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu cho đến khi qua đời năm 1988.

.(4). Hồ Chí Minh (1890 – 1969) và đảng cộng sản

Hồ Chí Minh được lệnh Quốc tế 3 tập hợp các đảng cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh tên là Nguyễn Tất Thành, cũng có tên là Nguyễn Sinh Cung con trai của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, người Nghệ An. Năm 1911, ông xin làm phụ bếp ở tàu Amiral Latouche-Tréville rồi sang Pháp . Khi đến Marseille, ông xin học trường Hành chánh thuộc địa Pháp (French Colonial Administrative School) nhưng bị từ chối. Ông làm người quét dọn, bồi bàn và thợ sửa phim ảnh đồng thời đến thư viện đọc sách.


Năm 1912, ông làm bếp phụ trên một chiếc tàu rồi sang Mỹ. Tại Pháp, ông viết báo chống Pháp.Năm 1913, ông sang Anh. Tài liệu của Cộng sản nói rằng năm 1919-23, ông theo đảng Cộng sản Pháp. Năm 1923, ông sang Moscow trở thành nhân viên của Quốc tế cộng sản 3, và tham gia đại hội quốc tế lần thứ 5 vào tháng 6-1924 nhưng không biết thực hư như thế nào. [5]. Sau ông qua Trung Quốc. Năm 1925, ông bán Phan Bội Châu cho Pháp với giá 100 ngàn đồng Đông dương. Ông lấy vợ người Hoa tên là Tăng Tuyết Minh (Zeng Xueming), vào tháng 10-1926. Năm 1927, ông sang Nga, bị bệnh lao phải chữa trị tại đây. Sau ông đi nhiều nơi như Pháp, Đức, Ý, Thái lan, Hương Cảng. Tháng 6-1931, ông bị bắt tại Hương Cảng, rồi chết tại đây, nhưng cũng có nguồn tin nói rằng quốc tế cộng sản phao tin ông đã chết năm 1932. Ông Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan trong quyển Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo cho rằng Hồ Chí Minh là người Trung Quốc lộn sòng. Trong quyển Ho Chi Minh the Missing Years (1919-1941), bà Sophie Quinn-Judge đã viết rằng Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932 tại Hongkong, và an táng tại Mạc Tư Khoa. Thật ra việc tìm hồ sơ của cộng sản tại Nga cũng như tại Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng rất khó vì tại các xứ này giấy tờ đã bị mất mát , bị thiêu hủy, hoặc thay đổi sửa chửa theo từng thời đại. Ngày nay, xác ông Hồ hiện còn ở Hà Nội, việc xác định căn cước của ông có lẽ khộng khó.
Tài liệu Nhà Văn Hóa Thanh Niên ở Saigon viết về thân thế Hồ Chí Minh như sau:
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. . Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản.

Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động. Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. http://www.nvhtn.org.vn/tintuc.php?id=43

Người Anh thả ông ra, ông sang Nga. Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc tham gia quân đội Trung quốc. Năm 1940, ông đổi tên là Hồ Chí Minh. Theo lệnh Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt) thành đảng Cộng sản Việt Nam. Người cộng sản Việt Nam chỉ muốn nêu tên Hồ Chí Minh mà không nói rõ những lãnh đạo cộng sản đã đi tiên phong.

Các tài liệu đều nói Hồ Chí Minh lập ra hội Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội . Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam viết như sau về Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội :


Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên), tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc) tháng 6.1925. Hội tập hợp những người Việt Nam yêu nước, quyết hi sinh tính mệnh, quyền lợi để giành lại độc lập cho đất nước và phấn đấu thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Cơ quan trung ương của Hội đóng tại Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Hội xuất bản tuần báo "Thanh niên", mở các lớp huấn luyện chính trị, cử cán bộ về nước, xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền. Hội đặt quan hệ với nước Nga Xô Viết, các tổ chức cách mạng ở Trung Quốc và các nước khác. Từ 1926, VNTNCMĐCH bắt đầu đặt những cơ sở đầu tiên trong nước. Hà Nội, Vinh, Sài Gòn trở thành 3 trung tâm quan trọng, từ đó gây dựng cơ sở khắp đất nước. Năm 1927, các kì bộ lần lượt ra đời, sau đó là tỉnh bộ, thành bộ và cuối cùng là huyện bộ. Năm 1929, cơ cấu tổ chức của Hội gồm 5 cấp được thiết lập và phát triển khắp đất nước. Số lượng hội viên lên tới 1.700 người. Hội đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mac - Lênin trong nhân dân và trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp. Đến giữa năm 1929, cùng với việc thực hiện phong trào "vô sản hoá", phần lớn các hội viên đã hướng tới việc thành lập một tổ chức cộng sản thay cho VNTNCMĐCH. Đại hội I của Hội họp ở Hương Cảng tháng 5.1929 đánh dấu sự phân liệt của tổ chức cách mạng này. Từ đó, hai tổ chức cộng sản lần lượt xuất hiện: Đông Dương Cộng sản Đảng (6.1929) và An Nam Cộng sản Đảng (8.1929). Những người còn lại đã thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ngày 3.2.1930, ba tổ chức cộng sản đã khai mạc hội nghị, thống nhất thành một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Đông Dương Cộng sản Đảng

Theo các tài liệu của đảng cộng sản, tháng 3-1929, những người cộng sản ở Bắc Kỳ gồm Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân, Dương Hạc Đính họp tại 5 D Hàm Long, Hà Nội, bàn định lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại Hà Nội, sau đó tiến lên việc thành lập đảng cộng sản thay thế Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội. Ngày 1-5-1929, đại hội toàn quốc Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội không chấp thuận việc giải tán hội để lập đảng cộng sản, nhóm Bắc kỳ bỏ ra về . Ngày 17-6-1929, nhóm trên họp tại số 316 khâm Thiên, Hà Nội thông qua quyết định xuất bản tờ Búa Liềm và xúc tiến thành lập đảng Đông Dương cộng sản. 

.2. An Nam Cộng sản đảng

Sau đại hội Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội bế mạc, thì 6 ủy viên Châu Văn Liêm, Phạm Văn Đồng, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Nguyễn Sĩ Sách bàn định việc thành lập đảng cộng sản. Sự kiện này đưa đến việc thành lập các đảng Cộng sản Trung kỳ, Nam Kỳ, Thái Lan và Hongkong.
-Tháng 9-1929, hội nghị tại phòng 1, lầu 2 của Phong Cảnh khách lâu tại đường Bonard Philippine, Sàigòn ( Lê Lợi- Nguyễn Trung Trực) thành lập An Nam Cộng sản đảng . Ban lãnh đạo lâm thời có Nguyễn Thiệu , Châu Văn Liêm, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách, Trần Văn Náo, Hồ Tùng Mậu; Châu văn Liêm làm bí thư. 

3. Tân Việt đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Đảng Tân Việt vốn là một đảng phái quốc gia, gồm Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, do Đào Duy Anh làm tổng bí thư, lấy Quan Hải Tùng Thư ở Huế của Đào Duy Anh làm nơi gặp gỡ. Do Pháp bắt nhóm này , không ai lãnh đạo, đảng cộng sản liền cướp đảng này.
Trong THE LAST EMPERORS OF VIETNAM FROM TỰ ĐỨC TO BẢO ĐẠI, Oscar Chapuis viét rằng hội Phuc Việt (Restoration of Vietnam) được thành lập tháng 8- 1917 tại Côn Đảo, do các chí sĩ Lê Van Huấn, Trần Hoành, Nguyễn Đinh Kiên and Phạm Cao Đãi. Năm 1925, hội Phục Việt đổi thành Hưng Nam hội ( Vietnam Renaissance Association ), sau đổi thành Việt Nam Cach mang đảng (Viet Nam Revolutionary Party ) sau lai đổi thành Tân Việt đảng ( New Vietnam party) (Oscar Chapuis, 102)
Theo tài liệu cộng sản, ngày 1-1-1930, các thành viên Tân Việt Cách Mạng đảng các ông Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quá, Ngô Đức Đề, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội đang hội họp , chưa bầu ban chấp hành thì bị Pháp bắt.
Mọi việc liên hệ đến Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đều đáng nghi ngờ vì bản thân ông là một người gian và ác. Ông là người chú trọng việc tuyên truyền, đánh bóng cá nhân ông, mưu lợi cho bản thân ông cho nên việc ông giả danh Trần Dân Tiên [6], T. Lan, [7] việc ông bán Phan Bội Châu, việc ông giết Nông Thị Xuân [8] là những minh chứng cụ thể.

Việc ông ở trong ban sáng lập đảng cộng sản Pháp, việc ông dự đại hội Quốc tế 3 chưa biét thực hư như thế nào. Việc ông thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, Tâm Tâm xã thì có giả thuyết cho rẳng hai tổ chức này do Phan Bội Châu thành lập, sau Nguyễn Ái Quốc bán Phan Bội Châu thì cướp tổ chức và người của Phan Bội Châu .Oscar Chapuis viết rằng Phan Bội Châu lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, Cường Để làm chủ tịch, Phan Bội Châu làm Phó chủ tịch, Lý Thụy làm bí thư.( Oscar Chapuis, 102).

Trong quyển Ho Chi Minh the Missing Years (1919-1941), bà Sophie Quinn-Judge viết rằng một nhóm người tổ chức Tâm Tâm Xã nhưng họ không mời Phan Bội Châu tham gia (73) trong các tác phẩm, ta không thấy Phan Bội Châu nói gì về Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, Tâm Tâm xã. Năm 1924, Phan Bội Châu định thành lập Việt Nam Quốc Dân đảng và giao bản dự thảo cho Hồ Tùng Mậu phụ trách, nhưng Hồ Tùng Mậu không biết từ lúc nào đã theo Nguyễn Ái Quốc. Theo Sophie Quinn-Judge, Việt Nam Quốc Dân đảng đã tổ chức thành các phân bộ (73).Việc Phan Bội Châu lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, Tâm Tâm xã, thì chưa rõ là có hay không vì có nhiều ý kiến, nhiều tài liệu khác nhau.

Việc ông sang Nga rồi về Trung Quốc làm việc dưới trướng Mikhail Borodin khoảng 1924 chứng tỏ ông đã đầu quân cho đế quốc Liên Xô dưới nhãn hiệu Comintern. Còn việc ông Hồ lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội có chi nhánh khắp Bắc Nam Trung, đến tận các tỉnh cũng là một nghi vấn. Và việc ông triệu tập các đảng cộng sản trong nước cũng có nhiều nghi vấn. Trong Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam có đoạn

Lúc đó Nguyễn ái Quốc đang ở Xiêm tìm đường về nước thì nhận được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt, "những người cộng sản chia thành nhiều phái", Nguyễn ái Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng (Trung Quốc). "Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương", Người chủ động triệu tập "đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam)" và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp ngày 6-1-1930. Sau này, Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) căn cứ vào những tài liệu hiện có, đã ra Nghị quyết về ngày thành lập Đảng, trong đó ghi rõ: "lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
Tham dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh) và hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm). Tổng số đảng viên của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng cho tới Hội nghị hợp nhất là 310 đồng chí (ở Xiêm: 40, Bắc Kỳ: 204, Nam Kỳ: 51, Trung Quốc và nơi khác: 15, Trung Kỳ thì ghép vào Bắc Kỳ và Nam Kỳ .( Sđd, 1998 t.2, tr. 21.)[9]
Hội nghị hoàn toàn nhất trí, tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng. Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn ái Quốc viết Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột hãy gia nhập Đảng, đi theo Đảng để đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và tư sản phản cách mạng "làm cho nước An Nam được độc lập.( Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.3, tr. 10.)[10]

+Nếu quả Nguyễn Ái Quốc lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội và có các kỳ bộ Bắc Nam Trung, và có các chi bộ đến tỉnh, huyện, tại sao ông không lập đảng cộng sản?
+Nếu ông Hồ đã tuyên truyền cộng sản trong Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội thì các ông Ngô Gia Tự, Châu Văn Liêm có thực là tham gia Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội hay không là một điều đáng nghi ngờ vì nếu tham gia Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội thì sao lại còn lập đảng cộng sản mới? Nhất là nhóm Ngô Gia Tự lại lên tiếng chống đối rồi ly khai Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, và bỏ Quảng Châu mà về!

Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam viết về An Nam Cộng sản đảng như sau:

Lúc này (1929), Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (VNTNCMĐCH) do Nguyễn Ai Quốc tổ chức là hội thanh niên yêu nước đã làm tròn nhiệm vụ của chính mình là chuẩn bị những điều kiện, những tiền đề cho ra đời một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Trong đại hội VNTNCMĐCH tại Hương Cảng tháng 5/1929, đoàn đại biểu Bắc kỳ nêu vấn đề thành lập Đảng Cộng sản. Đại biểu Bắc Kỳ ra về, sau đó lập ra Đông Dương cộng sản Đảng và có ảnh hưởng lớn ở Nam Kỳ và Trung Kỳ. Xu hướng muốn thành lập Đảng Cộng sản nổi lên rất mạnh trong thanh niên. Các đại biểu ở lại đại hội bầu ra Tổng bộ mới và trở thành "hội trù bị thành lập Đảng Cộng sản" có nhiệm vụ cải tổ VNTNCMĐCH thành lập các chi bộ và chuẩn bị cho ra đời Đảng Cộng sản.
Trong lúc đó, ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) có 3 tổ chức Cộng sản có lý tưởng giống nhau nhưng hoạt động không thống nhất. Sau đại hội VNTNCMĐCH, các đại biểu của Nam Kỳ cũng trở về hoạt động tích cực chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản. Khi nhận được thư của Tổng bộ ở Hương Cảng đồng ý việc thành lập Đảng Cộng sản (thư của đ/c Đỗ và đ/c Lê gửi ngày 20/7/1929), đ/c Châu Văn Liêm và một số đồng chí khác đã gặp Bàng Thống (tức Trần Tư Chính) đại diện cho Đông Dương cộng sản Đảng để bàn việc hợp nhất. Nhưng việc không thành, đ/c Châu Văn Liêm cùng với một số đồng chí khác đã họp tại nhà đ/c Châu Văn Liêm tại đường Hamelin (nay là đường Lê Thị Hồng Gấm) quyết định chọn những người ưu tú trong Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tổ chức ra "An Nam cộng sản Đảng" vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1929. Tháng 10 năm 1929, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Châu Văn Liêm và một số đang ở Trung Quốc thành lập chi bộ An Nam cộng sản Đảng. Sau đó đ/c Châu Văn Liêm đã triệu tập hội nghị gồm các đại biểu đã được chọn lọc và chỉ định ở các tỉnh để thành lập An Nam cộng sản Đảng.
Hội nghị gồm 30 người tổ chức tại "Phong cảnh khách lầu" ở góc đường Nguyễn Trung Trực và Lê Lợi. Các đại biểu dự hội nghị đều trở thành đảng viên và được giao nhiệm vụ chọn người phát triển Đảng và thành lập các chi bộ theo hệ thống An Nam cộng sản Đảng. Tháng 11 năm 1929, Lâm thời chấp ủy (tức Ban chấp hành trung ương lâm thời) của An Nam cộng sản Đảng được thành lập tại Sài Gòn do đ/c Châu Văn Liêm làm bí thư. Từ đó đến trước khi hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, An Nam cộng sản Đảng đã có một hệ thống tổ chức vững mạnh và có tổ chức quần chúng rộng khắp ở các tỉnh Nam Kỳ. Tại Sài Gòn, An Nam cộng sản Đảng đã lập được Tổng công hội Nam Kỳ bao gồm nhiều công hội xí nghiệp, công hội thợ thủ công.
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=950&Itemid=65

+Hội nghị Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại Hương Cảng tháng 5/1929 không thuận cho Ngô Gia Tự lập đảng cộng sản, tại sao sau đó lại " bầu ra Tổng bộ mới và trở thành "hội trù bị thành lập Đảng Cộng sản"?+Thư của Tổng bộ Hương Cảng gửi ngày 20/7/1929,mà cuối tháng 7, Châu Văn Liêm đã nhận được ư?Vả lại, hội nghị tại Hương cảng đã quyết định lập đảng cộng sản thì sao còn xin phép?

+Tài liệu này nói ở Sài gòn có ba đảng cộng sản, là những đảng nào? Phải chăng là ba đảng đã nói hay còn có ba đảng khác?Tại sao lịch sử đảng Cộng sản không nói rõ tên?
+Tại sao tháng 10 năm 1929, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Châu Văn Liêm và một số đang ở Trung Quốc thành lập chi bộ An Nam cộng sản Đảng, sau đó tháng 11 năm 1929, ban chấp hành trung ương lâm thời của An Nam cộng sản Đảng được thành lập tại Sài Gòn do Châu Văn Liêm làm bí thư.
Như vậy là lúc đầu, có lẽ hai đảng này không liên hệ gì với Nguyễn Ái Quốc. Việc họ thành lập đảng là do tự phát, mà về sau Hồ Chí Minh muốn thâu tóm các đảng vào tay mình mà triệu tập họ lại. Lúc đó mới có hai đảng nhưng ông lại bảo là có ba đảng cho xôm tụ!
Bài viết sau đây của báo chí cộng sản cũng đưa đến cho chúng ta một nghi ngờ về lịch sử đảng cộng sản:
Tháng 3 năm 1929, thi hành chỉ thị của Tổng bộ, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ bầu kỳ bộ mới, Bí thư là đồng chí Phạm Văn Đồng.Qua một thời gian hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã chuẩn bị những điều kiện để hình thành Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Vì vậy, sau đại hội toàn quốc tổ chức ở Hồng Kông, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ cải tổ thành An Nam Cộng sản Đảng. Cuối tháng 2 năm 1930, hai tổ chức này hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn Thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong mấy năm hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã đóng vai trò tích cực để chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập một Đảng Cộng sản chân chính ở Việt Nam. Sự ra đời của Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ đánh dấu sự lớn mạnh của hội, sự giác ngộ quan điểm yêu nước và đường lối đấu tranh của Thanh niên Nam Kỳ.Vì những ý nghĩa đó, ngày 16/11/1988 phòng số 5 nhà số 88 đường Lê Lợi đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 1288 - VH/QĐ. Lịch sử Việt Nam .
[11]
+
Tài liệu trên cho biết cuối tháng 2 năm 1930, hai tổ chức An Nam Cộng sản đảng hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó tài liệu lịch sử đảng cộng sản Việt Nam cho biết là trước khi thống nhất ba đảng, An Nam Cộng sản Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn thành là hai đảng khác nhau.
+Ngày 6-1- 1930, Hồ Chí Minh mở cuộc họp ba đảng, mà ngày 1-6, đảng Tân Việt vừa mở cuộc họp, chưa bầu ban chấp hành, mà thư triệu tập phải gửi từ lâu, chưa có đảng, chưa có ban chấp hành thì ai nhận thư? ai nhận chỉ thị? Mới có hai đảng, sao gọi là ba?

Như trên đã nói, trước tháng 6-1930, Việt Nam có hai đảng cộng sản. Theo truyền thống từ Marx, qua Lenin, Stalin, các lãnh tụ chửi thực dân, chửi phe quốc gia và cũng chửi nhau rất nhiệt tình. Có lẽ lúc này Hà Huy Tập không coi Hồ Chí Minh là lãnh tụ nên đã viết bài phê phán Hồ Chí Minh rất nặng.
“Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với chúng ta thật to lớn, nhưng các đồng chí chúng ta không được quên những tàn tích quốc gia chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc và những chỉ thị sai lầm của đồng chí ấy về những vấn đề căn bản của phong trào cách mạng tư sản dân quyền và những lý luận cơ hội của đồng chí ấy bám rễ vào đầu óc của phần đông đồng chí chúng ta, giống như những tàn tích tư sản vẫn sống dai dẳng trong đầu óc những hội viên Thanh Niên, Tân Việt và Vừng Hồng.Nguyễn Ái Quốc không hiểu được những chỉ thị của Quốc tế cộng sản; không hợp nhất được ba tổ chức cộng sản từ trên xuống dưới… Tài liệu Sách lược vắn tắt của Đảng và Điều lệ của Đảng hợp nhất không theo đúng chỉ thị của Quốc tế cộng sản. Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc còn chủ trương một sách lược cải lương và hợp tác: “trung lập tư sản và phú nông”, “liên minh với địa chủ nhỏ và vừa”, v.v… Vì những sai lầm đó, nên từ tháng Giêng đến tháng Mười năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đi theo một chiến lược có nhiều điểm trái với những chỉ thị của Quốc tế cộng sản, tuy trong thực tế đã lãnh đạo quần chúng kiên quyết đấu tranh cách mạng.” (Trích dẫn và dịch lại từ Huỳnh Kim Khánh: Vietnamese communism 1925-1945, Cornell University Press, 1982, USA).[12]
Điều này cho thấy khoảng 1930, Nguyễn Ái Quốc chưa có uy tín với nhân dân mà ngay cả người Marxit cũng chưa chịu tuân hiệu lệnh của ông.

Hồ Chí Minh chỉ là người đi sau, vâng lệnh cộng sản quốc tế tóm thâu các đảng cộng sản Đông Dương. Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp tại Hồng Kông tháng 10 năm đó, tên của đảng được đổi thành đảng Cộng sản Đông Dương theo lệnh của Quốc tế thứ ba, và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.

Vừa ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào nổi dậy 1930-1931, nổi bật là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Phong trào này bị thất bại và Đảng Cộng sản Đông Dương bị tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp. Năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất được bí mật tổ chức tại Ma Cao do Hà Huy Tập chủ trì nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I gồm 13 ủy viên. Đồng thời, một đại hội của Cộng sản Quốc tế thứ ba tại Moskva đã thông qua chính sách dùng mặt trận dân tộc chống phát xít và chỉ đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không để bảo vệ hòa bình chứ chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản. Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng dân tộc tại Đông Dương là đồng minh.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7-1936 do Lê Hồng Phong chủ trì tổ chức tại Thượng Hải, Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương. Tháng 3 năm 1938, Hội nghị Trung ương do Hà Huy Tập chủ trì họp ở Hóc Môn, Sài Gòn đã đổi tên Mặt trận là Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương. Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lại đàn áp mạnh tay, Đảng cộng sản đã chuyển hướng, coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, hoặc chỉ là lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để tạo sức mạnh cho họ.

Tháng 11-1939 Hội nghị Trung ương đảng họp tại Hóc Môn, Sài Gòn do Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương và Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Cao Bằng lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền tại Việt Nam, được biết đến với tên gọi đảo chính tháng Tám. Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập, lấy tên gọi mới là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, mọi hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Song trên thực tế, đảng vẫn hoạt động và chỉ đạo công cuộc kháng chiến.

Đảng Lao Động Việt Nam vào năm 1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên Quang. Đại hội này được diễn ra trong lúc diễn ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Đại hội này cũng tách bộ phận của Lào và Campuchia (vốn cùng thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) thành các bộ phận riêng.

Năm 1945, cộng sản cướp chính quyền, đưa Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước. Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đoàn kết chống Pháp. Nhưng sau khi cách mạng tháng 8 thành công, cộng sản triệt hạ tôn giáo và các đảng phái. Nặng nề nhất là phái đệ tứ cộng sản quốc tế như Nguyễn An Ninh,Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch , Trần Văn Chánh. . .đã bị tận diệt.

Năm 1954, nhờ Trung Quốc giúp đỡ, Cộng sản Việt Nam thắng trận Điện Biên phủ, và lấy được nửa nước. Và từ đó, cộng sản Việt Nam thì hành những chính sách tàn ác như Cải Cách ruộng đất, Cải tạo thương nghiệp và Chỉnh đốn đảng nhắm mục đích cướp tài sản nhân dân và trừ diệt những thành phần họ muốn tiêu diệt theo chủ thuyết Mac Lê.

Sau đại hội II, Đảng Cộng sản thực thi chiến dịch cải cách ruộng đất. Trong cuộc cải cách, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Tuy nhiên, cuộc cải cách đã đấu tố oan nhiều người, dẫn đến nhiều cái chết oan .Đến tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư Đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Thật ra, cuộc sửa sai chỉ là trò bịp bợm để xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân, đồng thời mượn đó để triệt hạ phe Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp là hai đối thủ của ông Hồ nếu Việt Nam theo Liên Xô mà xét lại. Hơn nữa, trò cải cách ruộng đất chia cho mỗi hộ vài thước đất là để đáp ứng lời hứa chia ruộng đất cho nông dân, nhưng được ít lâu, cộng sản thu lại ruộng đất, lập ra Hợp tác xã, bắt nông dân phải làm nô lệ cho cộng sản bóc lột khi họ ra mặt chủ trương tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 . Năm 1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, tên đảng được đổi lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn. Đại hội khởi xướng chính sách đổi mới, cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, trong lúc vẫn giữ vị trí độc quyền. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 tiếp tục chính sách đổi mới, đồng thời cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân.

Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, là cơ quan duy nhất có quyền ban hành hoặc sửa đổi Điều lệ Đảng và cương lĩnh chính trị, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã qua và thông qua nghị quyết về phương hướng hành động nhiệm kỳ tới, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất việc chấp hành nghị quyết của đại hội. Giữa 2 kỳ đại hội, Ban chấp hành trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất.

Ban chấp hành trung ương do đại hội bầu ra tại đại hội Đảng toàn quốc và ban này họp 6 tháng 1 lần, họp bất thường khi cần. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị, bầu Tổng bí thư trong số ủy viên Bộ Chính trị và thành lập Ban Bí thư để xử lý công việc theo nhiệm vụ đã được quy định tại Điều lệ Đảng. Tổng bí thư đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương chủ trì cả Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị và Ban bí thư.

Đại hội Đảng được tổ chức thường kỳ 5 năm một lần để xác định đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đại hội bất thường khi cần. Đồng thời Đại hội Đảng bộ Quân đội cũng tổ chức 5 năm 1 lần bầu ra Đảng ủy Quân sự Trung ương, gồm có một số ủy viên do Bộ Chính trị phân công và các ủy viên trong quân đội để lãnh đạo đường lối quân sự của Đảng đề ra. Vào năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tăng từ 77 đến 133 ủy viên và Bộ Chính trị tăng từ 11 đến 17 ủy viên trong khi Ban Bí thư tăng từ 7 đến 9 ủy viên. Đảng Cộng sản Việt Nam còn có hệ thống các ban, mỗi ban do một trưởng ban (ít nhất là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương) đứng đầu.

Số đảng viên tăng gấp hai từ 760.000 vào năm 1966 đến 1.553.500 vào năm 1976, đại diện 3,1% tổng dân số toàn quốc, và lên đến gần 2 triệu vào năm 1986. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tổ chức vào tháng 12 năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh trở thành Tổng Bí thư cùng 14 thành viên được bầu vào Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương được mở rộng đến 173 thành viên. Đại hội lần thứ IX diễn ra vào tháng 4 năm 2001 với 1168 đại biểu tham dự. Ban Chấp hành Trung ương Đảng với 150 thành viên do Đại hội Đảng bầu ra, họp ít nhất mỗi năm hai lần, với Bộ Chính trị họp nhiều lần hơn và Ban Bí thư có trách nhiệm giám sát hoạt động hằng ngày dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, ông Nông Đức Mạnh trở thành Tổng Bí thư mới. Kết thúc nhiệm kỳ này, toàn Đảng có gần 3,1 triệu đảng viên, chiếm 3,73% dân số cả nước. Đại hội lần thứ X diễn ra từ 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 với 1.176 đại biểu tham dự, sau khi bốn đại biểu (trong đó có một bộ trưởng đã từ chức, một thứ trưởng bị bắt tạm giam) đã được rút từ danh sách ban đầu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa X với 160 thành viên, với Bộ Chính trị gồm 14 thành viên. Ông Nông Đức Mạnh được Hồ Cẩm Đào sang dự đại hội, đich thân ra lệnh cho bọn đàn em bầu lại cho ông , cho nên ông vẫn ngồi chức Tổng Bí thư để phục vụ cho quyền lợi Trung quốc.

Đảng cộng sản Việt Nam là chư hầu của Liên Xô và Trung Quốc, và Hồ Chí Minh không có lòng yêu nước. Ông chỉ vì tham vọng của ông, mà cam tâm làm tay sai Nga Tàu, bán nước nhượng biển cho Trung Quốc. Bản chất ông gian ác lại học những kỹ thuật giết người của Liên Xô, Trung quốc cho nên hiếu sát, giảo quyệt của ông Hồ cũng là đặc tính chung của cộng sản thế giới. Đường lối cộng sản là độc tài chuyên chế, sẵn sàng vu khống và trừ bỏ những ai không theo họ. Marx , Lenin đã công kích các phe phái và cá nhân khác đường lối hai ông. Stalin đã giết các đảng viên và các tướng Hồng quân Liên Xô vì nghi ngờ họ có thể chống ông. Mao Trạch Đông đã giết các đồng chí cũ như Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, và các đồng chí của Trần Độc Tú dù ủng hộ hay chống Trần Độc Tú trước sau đều bị Mao giết hại.
Trong thời hoạt động bí mật, Hồ Chí Minh chỉ điểm cho Pháp bắt Phan Bội Châu và các đảng viên cộng sản cũng đã chỉ điểm cho Pháp bắt các đảng viên thuốc các đảng phái quốc gia. Hồ Chí Minh cũng giêt các đồng chí của ông, những người ủng hộ ông công khai hoặc âm thầm. Trong cải cách ruộng đất, ông bỏ tù các đảng viên, hoặc bãi bỏ các đảng viên cũ và thay vào các nông dân vào chức vụ địa phương. Những nhân vật cộng sản nổi tiếng hoặc theo cộng sản đã bị ông đầu độc hay sát hại, hoặc nhờ bàn tay Pháp giết hoặc giam cầm.Cái chết của Ngô Gia Tự, Châu Văn Liêm, Nguyễn Khoa Văn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Bình, Nguyễn An Ninh. . . có những bí ẩn mà tin đồn là do bàn tay cộng sản dàn dựng. Ngày nay cộng sản Việt Nam cũng như Trung Quốc càng tham ô, nhũng lạm, cướp tài sản nhân dân. Họ vi phạm nhân quyền, làm cho nhân dân đói khổ và mất tự do. Những người cộng sản như Gorbachev, Triệu Tử Dương, Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang đã thay đổi tư duy hoặc bỏ đảng. Một ngày kia, bầu trời Á châu sẽ hừng sáng thay thế cho đêm đen cộng sản.

VI.  KẾT LUẬN

Đảng cộng sản đã tập hợp thành một lực lượng lớn mạnh, chiếm một nửa dân số và gần một nửa diện tích trái đất.Họ thống nhất lấy Marx làm căn bản với chủ trương đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Tuy nhiên, trong tận cùng, mỗi lãnh tụ, mỗi quốc gia, mỗi thời đại lại có một đường lối riêng, thành thử các nhà nghiên cứu đã phân thành các hệ thống:
+Chủ nghĩa Marx
+Chủ nghĩa Lenin
+Chủ nghĩa Stalin
+Chủ nghĩa Mao
+Chủ nghĩa cộng sản châu Âu.


Lịch sử đảng cộng sản cho thấy người cộng sản là một bình đoàn vĩ đại, có tổ chức theo hệ thống quốc tế, là một đế quốc rộng lớn, à có một lý thuyết xuyên suốt lịch sử, mặc dầu lý thuyết này được tăng bổ và đổi thay. Sức mạnh này trở thành một tai họa cho nhân loại. Đảng cộng sản và các đảng viên cộng sản đã không phục vụ nhân dân lao động, xóa bất công xã hội và gây dựng một thế giới tự do, thịnh vượng như Marx hứa hẹn.Trái lại họ đã phạm tội diệt chủng. Tội của họ lớn gấp nhiều lần so với thực dâm đế qưốc và phát xít.

.



____

[1]."Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công, tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục, cố nhân bất độc thân kỳ thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung, tráng nhi sở dụng, ấu nhi sở trưởng, quả cô độc phế tật giả, giai hữu sở dưỡng, nam hữu phận , nữ hữu phụ, hóa kỳ khí ư địa dã, bất tất tàng ư kỷ, lực kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất kỷ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế thị vị đại đồng.
Kim đại đạo ký ẩn, thiên hạ vi gia, các thân kỳ thân , hóa lực vi kỷ, đại nhân thế cập dĩ vi lễ, thành quách, câu trì dĩ vi cố; lễ nghĩa dĩ vị kỷ, ; dĩ chính quan thần; dĩ đốc phụ tử, dĩ mục huynh đệ, dĩ hòa phu phụ, dĩ thiết chế độ; dĩ lập điền lý; dĩ hiền dũng; dĩ công vi kỷ.Cố mưu dụng thị tác nhi binh do thử khởi. Vũ, Thang, Văn, Võ, Thành vương, Chu công, do thử kỳ tuyển dã; thử lục quân tử dã, vị hữu bất cẩn ư lễ giả dã. Dĩ kỳ nghĩa; dĩ khảo kỳ tín, hữu quá hình nhân giảng nhượng , thị dân hữu thường. Như hữu bất do thử dã, tại thế giả khứ, chúng dĩ vi ương, thị vị tiểu khang .

大道之行也,天下為公。選賢與能,講信修睦,故人不獨親其親,不獨子其子,使老有所終,壯有所用,幼有所長,寡孤獨廢疾者,皆有所養。男有分,女有歸。貨其棄於地也,不必藏於己;力其不出於身也,不必己。是故 謀閉而不興,盜竊亂賊而不作,故外戶而不閉,是謂大同。
今 大道既隱,天下為家,各親其親,各子其子,貨力為己 大人世及以為禮。城郭溝池以為固,禮義以為紀;以正君臣,以篤父子,以睦兄弟,以和夫婦,以設制度,以立田里,以賢勇,以功為己。故 謀用是作,而兵由此起。禹、湯、文、武、成王、周公,由此其選也。此六君子者,未有不謹於禮者也。以其義,以考其信,有過,刑仁講讓,示民有常。如有不由 此者,在勢者去,眾以為殃,是謂小康 (禮經).
[2].The first and highest form of the state and of the government and of the law is that in which there prevails most widely the ancient saying, that "Friends have all things in common." Whether there is anywhere now, or will ever be, this communion of women and children and of property, in which the private and individual is altogether banished from life, and things which are by nature private, such as eyes and ears and hands, have become common, and in some way see and hear and act in common, and all men express praise and blame and feel joy and sorrow on the same occasions, and whatever laws there are unite the city to the utmost-whether all this is possible or not, I say that no man, acting upon any other principle, will ever constitute a state which will be truer or better or more exalted in virtue.
http://classics.mit.edu/Plato/laws.5.v.html

[3].They set up a new constitution in which everyone remaining has an equal share in ruling the city. They give out positions of power pretty much by lot, with no notice of who is most fit for what role. In this city the guiding priority is freedom. Everyone is free to say what they like and to arrange their life as they please. (. . .). In the perfect State wives and children are to be in common; and that all education and the pursuits of war and peace are also to be common(..). (houses) are common to all, and contain nothing private, or individual; and about their property.
http://www.ilt.columbia.edu/publications/Projects/digitexts/plato/the_republic/book08.html

[4].Tài liệu về việc Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu thì khởi đầu do các đồng chí cụ Phan sau này kể lại. Đào Trinh Nhất, Hoàng Văn Chí, Đào Văn Hội và nhiều tác giả khác đã viết về việc này như:

-Bui Tin, "Mat That" (The True Face), Turpin Press, Paris 1994.

-Bui Tin, "Stories about President Ho's Life," Van-Hoc, Ha-Noi Publisher, 1969; "Hoa Xuyen Tuyet, " Turpin Press, Paris 1994.
-Nhu Phong (Le Van Tien), "Su. Tan Lụi Cua Phong Trao Cong San Viet Nam va Những Di Lụy" (The Disintegration of the Vietnamese Communist Movement and Its Consequences) Thoi Su magazine February, March,.April, 1995;
-Sophire Quinn Judge, "Ho Chi Minh, The Missing Years.
-Tài liệu của Việt Nam Quốc Dân Đảng về việc Nguyễn Ái Quốc bán cụ Phan.
-Bài viết sau đây của Minh Võ khá đầy đủ: HỒ CHÍ MINH VÀ VỤ ÁN BÁN PHAN BỘI CHÂU CHO MẬT THÁM PHÁP
Sau khi ông Hồ mất, dường như đảng cộng sản công bố việ c này. Trong khóa học tập chính trị tại đại học Văn Khoa Saigon năm 1975-1977, tôi nghe một cán bộ trình bày việc này và coi đó như là một thành tích đầy khôn ngoan và trí tuệ của ông Hồ.
[5].Tiểu sử ông Hồ có nhiều nghi vấn vì bản tính ông Hồ bí mật và gian xảo. Các tài liệu cộng sản nói rằng ông ở trong ban sáng lập Cộng sản Pháp, ông tham dự đại hội quốc tế 3 (1924) không biết thực hay hư. Theo Hồ Hữu Tường, trong hồi ký đời làm báo của ông, những bài báo của ông Hồ là do luật sư Phan Văn Trường viết, còn khả năng Pháp văn của ông Hồ không viết được vậy. Ông Hồ còn nhờ Phan Văn Trường đem đi giới thiệu với các đảng viên đảng Xã hội Pháp. Có thể vì những bài báo này viết hay, nên ông Hồ được người Pháp và Nga chú ý.

Các tài liệu cũng nói ông thành lập Việt Nam Thanh Niên Đồng chí hội năm 1924, nhưng sự thực hội đoàn này do Phan Bội Châu sáng lập, Lý Thụy (Hồ Chí Minh) sau khi bán Phan Bội Châu thì gieo nghi ngờ trong các đảng viên quốc gia, làm suy yếu lực lượng quốc gia, rồi Lý Thụy cướp các tổ chức của Phan Bội Châu, và các đảng phái khác như Tân Việt đảng. Nay một học giả Đài Loan là Hồ Tuấn Hùng, viết sach Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo cho rằng Hồ Chí Minh là người Hoa. Hồ Chí Minh thật chết năm 1932, người sau là một người Hoa đóng vai Hồ Chí Minh.

[6]. Các tài liệu viết rằng Trần Dân Tiên là ông Hồ:
-Báo Nghệ An điện tử (của Đảng bộ tỉnh Nghệ An) viết:

...Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện"...

-Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Những tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh, nxb Khoa Học Xã Hội – Hà Nội 1985, trang 132 ghi:

...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch...

-Cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân dân là Bùi Tín trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do: ...Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn "Những mẩu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM" là do chính ông Hồ viết ra...

-Học giả Mỹ William J. Duiker, trong tác phẩm Ho Chi Minh: A Life:

...The other, Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho Chu tich, by the fictitious historian Tran Dan Tien, was written by Ho in the late 1940s and has been translated into several foreign languages...

Tạm dịch: Còn tác phẩm kia, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", của nhà sử học tưởng tượng Trần Dân Tiên, được ông Hồ viết vào cuối thập kỷ 1940 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác.

-Học giả Pháp Pierre Brocheux, trong tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography:

-Học giả Mỹ Sophie Quinn-Judge, trong tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years: .

...Although the author's name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography...

Tạm dịch: Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện...


[7]. Các tài liệu viết T. Lan là ông Hồ:

-Pierre Brocheux - Ho Chi Minh: A Biography 2007 - 265 pages

As if to reject allusions that Nguyen Ai Quoc and Nguyen Thi Minh Khai were ... his second autobiographical account T. Lan - Tran Thai Lan or Tran Lan being (tr.220)

-Vũ Thư Hiên cho rằng Trần Dân Tiên và T. Lan là ổng! ( Đêm Giữa Ban Ngày, tr, 511.)

-Bùi Tín cho rằng trong lý lịch Nguyễn Thị Minh Khai ghi chồng là Lin ( bí danh ông Hồ), con bí danh của bà là Trần Thị Lan, Phan Lan. (Về Ba Ông Thánh). Ông Hồ tưởng nhớ Minh Khai nên lấy bút hiệu là T. Lan.

[8]. Vụ Nông thị Xuân:

-Vũ Thư Hiên, sđd, tr .605-607. (ghi Nông Thị Xuân).

-Nguyễn Minh Cần."Thêm vài mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh". Nguyệt san Thế Kỷ 21, Garden Grove, số 96, tháng 4-1997,tr. 33-40. (Ghi tên Nguyễn Thị Xuân)

[9] . Nơi thành lập Kỳ Bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội năm 1928.
Vào năm 1928, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Nam Kỳ đã tổ chức đại hội ở phòng 5 khách sạn Tân Hòa, đại lộ Bonard, nay là phòng 5 nhà số 88 đường Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào năm 1925, là một tổ chức có tính chất quá độ, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu để đào tạo cán bộ cho Hội. Tháng 10 năm 1926, sau khi học xong, đồng chí Phan Trọng Bình và đồng chí Nguyễn Văn Lợi được cử về Sài Gòn hoạt động. Cuối năm 1926, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội ở Nam Kỳ ra đời. Sau khi tiếp nhận tổ chức Công hội của đồng chí Tôn Đức Thắng, số hội viên khá đông nên Kỳ bộ lâm thời được thành lập. Đồng chí Phan Trọng Bình giữ chức Bí Thư, Kỳ bộ tiếp tục cử người đi học ở Quảng Châu và mở ngắn huấn luyện hội viên mới. Tài liệu huấn luyện dựa vào quyển "Đường Kách mệnh" của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Năm 1928, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã phát triển ở hầu hết tỉnh Nam Kỳ nên tiến hành đại hội tại khách sạn Tân Hòa để bầu ra Kỳ bộ chính thức. Đồng chí Phan Trọng Bình tiếp tục làm Bí thư. Sài Gòn - Chợ Lớn và một số tỉnh có đông hội viên cũng lập ra tỉnh bộ. Thời gian này Kỳ bộ xuất bản được vài kỳ tạp chí "Bôn-xê-vích" và báo "Công Nông Binh". Thực hiện chủ trương "vô sản hóa", hội viên của Hội đã đi vào nhà máy, bến cảng làm công nhân, phu khuân vác, kéo xe ... để tự rèn luyện và giác ngộ quần chúng. Tháng 3 năm 1929, thi hành chỉ thị của Tổng bộ, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ bầu kỳ bộ mới, Bí thư là đồng chí Phạm Văn Đồng.Qua một thời gian hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã chuẩn bị những điều kiện để hình thành Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Vì vậy, sau đại hội toàn quốc tổ chức ở Hồng Kông, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ cải tổ thành An Nam Cộng sản Đảng. Cuối tháng 2 năm 1930, hai tổ chức này hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn Thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong mấy năm hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã đóng vai trò tích cực để chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập một Đảng Cộng sản chân chính ở Việt Nam. Sự ra đời của Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ đánh dấu sự lớn mạnh của hội, sự giác ngộ quan điểm yêu nước và đường lối đấu tranh của Thanh niên Nam Kỳ.Vì những ý nghĩa đó, ngày 16/11/1988 phòng số 5 nhà số 88 đường Lê Lợi đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 1288 - VH/QĐ. Lịch sử Việt Nam. http://www.google.com/webhp?sourceid=navclient-ff&ie=UTF-8&rlz=1B3RNFA_enCA271CA274#rlz=1B3RNFA_enCA271CA274&hl=en&q=Vi%E1%BB%87t+Nam+Thanh+ni%C3%AAn+C%C3%A1ch+m%E1%BA%A1ng+%C4%90%E1%BB%93ng+ch%C3%AD+H%E1%BB%99i+&btnG=Google+Search&aq=f&oq=&aqi=&fp=1&cad=b
[10]. Xem Sđd, 1998, t.2, tr.19, t.4, tr.401, t.21, tr.904.
[11].http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=969&Itemid=69




____

No comments:

Post a Comment