C .CÁC CHÙA Ở HUẾ
46. CHÙA TỪ ĐÀM
Chùa Từ Đàm là một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế; hiện tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.
Chùa do Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung[1] khai sơn vào khoảng năm 1690 [2], và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn (hay Tông), với ý nghĩa là "lấy sự truyền tâm làm tông chỉ"[3].
Năm 1702, nhà sư Liễu Quán (về sau cũng là một cao tăng) đến chùa, xin tham học với Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung[4]
Năm 1703, Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung cho trùng tu chùa. Cũng trong năm này, chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa tấm biển Sắc Tứ Ấn Tôn Tự. Sau khi Sư viên tịch, theo lời phó chúc, học trò của Sư là Thiền sư Thiệt Vinh - Bửu Hạnh làm Trụ trì chùa[5].
Năm 1802, nhà Tây Sơn bị đánh đổ. Khi ấy, vì thời gian và vì chiến tranh, chùa Ấn Tôn bị hư hại nặng như nhiều ngôi chùa khác trong vùng [6]. Tuy nhiên, mãi đến năm Gia Long thứ 12 (1813), Thiền sư Đạo Trung - Trọng Nghĩa mới có thể tổ chức trùng tu chùa[7].
Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành Từ Đàm (do kỵ húy tên vua là Miên Tông) [7], với ý nghĩa là "đám mây lành của Phật pháp" [8].
Cổng tam quan được xây dựng năm 1965 (ảnh 2). Bên phải sân (từ cổng nhìn vào) là cội bồ đề có nguồn từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ (tức nơi Phật Thích Ca thành đạo)[15].
Ngôi chính điện chùa cũ gồm ba gian, lợp ngói, rộng 7,4 m, dài 18 m, và mặt tiền ngó về hướng Đông Nam [16]. Đến ngày 4 tháng 7 năm 2006, chùa đã tổ chức tái thiết ngôi chánh điện, và khánh thành vào sáng ngày 30 tháng 3 năm 2010. Công trình mới có chiều dài 42 m, chiều ngang 35,9 m, gồm hai phần (dưới là tầng hầm làm hội trường, trên là ngôi chánh điện), được kiến trúc theo mô hình trùng thiềm điệp ốc, gồm ba gian hai chái, và hai bện có lầu chuông, lầu trống. Đây là kiểu kiến trúc truyền thống của chùa Huế (ảnh 1)[17]. Sau đó, Đại lễ An vị Phật đã được tổ chức trọng thể vào ngày rằm tháng 11 năm Đinh Hợi (24 tháng 12 năm 2007).
Chính điện chùa Từ Đàm vừa được trùng tu xong
Toàn cảnh các gian thờ Phật bên trong Chính điện
Tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (tượng cũ)
Tháp 7 tầng ở sân chùa
Ngày 6 tháng Giêng năm Mậu Tý (12 tháng 2 năm 2008), tháp Ấn Tôn 7 tầng (mỗi tầng thờ một tượng Phật bằng đồng) cao 27 m (ảnh 3) cũng được khởi công xây dựng ở sân chùa (từ cổng nhìn vào ở phía trái), và khánh thành ngày rằm tháng 2 năm Canh Dần (30 tháng 3 năm 2010) [18].
Ngoài ra, phía bên phải sân chùa (từ cổng nhìn vào) là Hội quán rộng
lớn, gồm 10 gian phòng, cao 2 tầng. Tầng dưới của Hội quán hiện được
dùng làm Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế.
47. CHÙA BÁO QUỐC
Chùa Báo Quốc tọa lạc ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố
Huế, chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Thiên Thọ Tự, do Thiền sư
Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm
1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Báo Quốc Tự"
có ghi dòng chữ: "Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề".
Chùa được xây dựng theo kiểu chữ "Khẩu-口” trên đồi Ham Long rộng
khoảng 2 hecta. Qua khỏi cổng tam quan cổ kính là một khoản sân đất có
hai hàng cổ nhãn uy nghi tiếp đến là khoảng sân trên trồng nhiều cây
tùng có lan can bao bọc.
Vào thời Tây Sơn, chùa đã bị chiếm đóng và trưng dụng làm kho chứa diêm tiêu. Sau đó vào năm 1808, Hoàng Hậu Hiếu Khương cho tái thiết ngôi chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung, bảo khánh và đổi tên là chùa Hàm Long Thiên Thọ tự và mời thiền sư Phổ Tịnh làm trụ trì.
Năm 1824, vua Minh Mạng ngự thăm chùa và sắc tứ tên "Báo Quốc Tự".
Nhà vua đã tổ chức đại giới đàn tại chùa nhân lễ Vạn thọ tứ tuần đại
khánh vào năm 1830. Đến năm 1858, do chùa bị hư hỏng nhiều, vua Tự Đức
và Hoàng Thái hậu Từ Dũ đã ban tiền trùng tu ngôi chánh điện và các công
trình khác.
Trong phong trào chấn hưng Phật giáo vào những năm 1930, chùa đã có nhiều đóng góp về mặt đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Năm 1935, trường Sơ đẳng Phật giáo được mở tại chùa. Đến năm 1940, trường Cao đẳng Phật giáo cũng lại được mở tại đây. Năm 1957, Giáo hội Tăng già Thừa Thiên và Ban Quản trị chùa đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Hòa thượng Thích Trí Thủ, vừa là Giám đốc Phật học đường, vừa là trụ trì chùa, đã có những đóng góp to lớn cho Phật giáo nói chung và cho việc tái thiết ngôi tổ đình trang nghiêm với những nét kiến trúc cổ kính nói riêng.
Từ năm 1959 đến trước 1975 trường trung tiểu học tư thục Bồ Đề Hàm
Long ra đời, đây là một ngôi trường đã lưu dấu nhiều kỷ niệm đẹp của bao
thế hệ học trò là Tăng, Ni và Phật tử Huế. Ngày nay, tên trường Hàm
Long chỉ còn là một tấm bản rêu phong ngay ngã ba Điện Biên Phủ-Báo
Quốc, là dấu tích một thời cũng là kỷ niệm ngọt ngào như nước giếng Hàm
Long.
Giếng Hàm Long (tên chữ là Hàm Long Tĩnh), theo bia “Hàm Long Tỉnh”
thì Giếng Hàm Long nằm ngay dưới chân đồi Hàm Long xuất hiện cùng thời
với Hoà thượng Giác Phong khai sơn (khoảng năm 1674). Giếng có một mạch
nước theo lỗ đá phun ra như vòi rồng, có nước trong, thơm và ngọt. Nước
giếng này sau đó được tiến dâng lên các Chúa, còn người dân thì tuyệt
đối không được phép dùng, từ đó nó trở thành một giếng thiêng, giếng
cấm: cho nên mới có câu ca dao:
Nước Hàm Long đã trong lại ngọt
Em thương anh rày có bụt chứng tri.
48. CHÙA DIỆU ĐẾ
Chùa Diệu Đế toạ lạc bên bờ sông Hộ Thành, người Huế
gọi là sông Gia Hội, hoặc sông Đông Ba, nay là số 100B đường Bạch
Đằng, gần cầu Gia Hội.
Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật Giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 nhà vua đã tôn tạo và sắc phong làm Quốc tự. Chùa trở thành một danh lam của đất kinh kỳ.
Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật Giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 nhà vua đã tôn tạo và sắc phong làm Quốc tự. Chùa trở thành một danh lam của đất kinh kỳ.
Tam quan chùa Diệu Đế
Diệu Ðế là ngôi quốc tự thứ ba, được vua Thiệu Trị coi là một trong hai mươi thắng cảnh của đất kinh đô Huế.Chùa
được vua Thiệu Trị truyền lệnh xây dựng với qui mô lớn vào các năm
1842, 1844 khi mới lên ngôi vài năm, trên vùng đất nhà vua đã ra đời.
Khuôn viên chùa nằm gọn giữa bốn con đường: phía trước là đường Bạch Ðằng
chạy dọc theo một nhánh sông Hương, phía sau là đường Tô Hiến Thành gần
chùa Diệu Hỷ, bên trái là con đường mang tên chùa Diệu Đế và bên phải
là đường chùa Ông. Kiến trúc ban đầu của chùa rất qui mô. Tuy không đẹp
bằng chùa Thiên Mụ, nhưng chùa Diệu Ðế có vẻ độc đáo riêng, có bốn lầu
(hai lầu chuông, một lầu trống và một lầu bia).
Chính điện là đại giác, tả hữu chính điện là Thiền Đường, phía trước điện
dựng gác Ðạo Nguyên hai tầng ba gian, sau gác Ðạo Nguyên có hai lầu
chuông trống xây cân đối ở hai bên, chính giữa là lầu Hộ Pháp, sân
trong có La Thành, sân trước có hai nhà lục giác, nhà bên tả đặt hồng
chung, nhà bên hữu dựng bia lớn khắc bài văn do vua Thiệu Trị soạn. Hệ
thống La Thành ngoài chùa Diệu Ðế xây dựng kiên cố, bề thế, trước có
Phượng Môn ba cửa, hai bên có cổng nhỏ, ngoài bờ sông có xây bến thuyền
khoảng mười bậc lên xuống.
Trước đây, chùa Diệu Ðế có nhiều tượng Phật do được chuyển từ chùa Giác Hoàng, sau sự kiện Kinh đô thất thủ (1885). Cuối năm này, chính phủ Nam Triều đặt sở Đúc Tiền ở Cát Tường Từ Thất, phủ đường Thừa Thiên ở Trí Tuệ Tịnh Xá và một tăng phòng làm nhà lao của tỉnh, một tăng phòng làm trụ sở cho Khâm Thiên Giám. Năm 1887 phần lớn các ngôi nhà trong chùa đều bị triệt hạ...về sau, ngoài cổng La Thành xây thêm bốn trụ biểu.
49. CHÙA QUỐC ẤN
Chùa Quốc Ân (寺恩國) là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng và lâu đời bậc nhất tại cố đô Huế. Hiện tại chùa Quốc Ân vẫn còn bảo lưu nhiều dấu ấn văn hóa Phật giáo trong các thời kỳ từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và Huế ngày nay.Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, do tổ sư Tạ Nguyên Thiều khai sơn vào khoảng những năm 1682-1684 với tên ban đầu là thảo am Vĩnh Ân.
Tổ sư Nguyên Thiều, pháp tự là Hoán Bích, người ở Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc sang hoằng hóa ở Việt Nam vào năm 1677 ở tại phủ Quy Ninh (nay là Bình Định) lập chùa Thập Tháp-Di Đà.Vào khoảng năm 1682-1684, dưới thời chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) sư Nguyên Thiều ra Phú Xuân ở xứ Thuận Hóa, sư chọn chân đồi Hòn Thiên (chân núi Bân), phía trái núi Ngự Bình để dựng chùa Vĩnh Ân và tháp Phổ Đồng. Chúa Nguyễn Phúc Tần đóng góp ngân khoản xây chùa.
Quốc Ân Tự
Sư Nguyên Thiều là người được chúa Nguyễn Phúc Thái trọng vọng, năm 1689, chúa cho miễn thuế đất và đổi hiệu chùa là Quốc Ân và ban tấm biển "Sắc tứ Quốc Ân Tự".[2]
Toàn cảnh chùa
Khuôn viên chùa rộng khoảng 5.000m2, trong đó diện tích xây dựng khoảng 550m2.
Chùa kiến trúc theo kiểu chữ khẩu truyền thống, tam quan quay hướng Tây
Nam gồm 4 trụ. Vào cổng, qua khoảng sân rộng là chính điện. Bên phải
sân có tấm bia kích thước (1.6 x 0.725 x 0.07)m do chúa Nguyễn Phúc Chu
ghi bài minh tựa đề "Sắc tứ Hà Trung Tự Hoán Bích Thiền sư tháp ký minh"
dựng vào tháng 4 năm Bảo Thái thứ 10 (năm 1730). Cạnh bia là 2 am thờ Thiên Y A Na và am thờ Ngũ Hành
Tiền đường chánh điện dài 12m, sâu 22m.[4]
Một góc khuôn viên chùa
Gian bên trái thờ Bồ Tát Quan Thế Âm, hai bên là Hộ pháp, phía trước thờ Bồ Đề Đạt Ma, gian bên phải thờ Quan Vân Trường, các tượng khí này đều do Tổ Nguyên Thiều mang đến từ Trung Hoa. Hậu liêu thờ chân dung Tổ Nguyên Thiều và nhiều long vị của chư tổ và chư vị trú trì kế thế..
Chùa Thiên Mụ (��天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Chùa Thiên Mụ
Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm1.
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này.
Người dân địa phương cho Nguyễn Hoàng biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn 2.
Chính điện
Tháp Phước Duyên
Trong chùa Thiên Mụ có tháp Phước Duyên, cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe
Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện
quay khi gió thổi).
Trận bão năm 1904
đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình
Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái
cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai
bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên
trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc
đời chúa Nguyễn Phúc Chu.
51. CHÙA THUYỀN TÔN
Chùa Thuyền Tôn là một tổ đình lớn ở Huế, lúc đầu chỉ là một am tu của ngài Liễu Quán được dựng vào khoảng năm 1708 ở núi Thiên Thai, ngày nay thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thuỷ An. Tổ Liễu Quán quê ở Phú Yên, ra Thuận Hoá tầm sư học đạo. Ngài đã tham học với ngài Giác Phong, chùa Báo Quốc, ngài Thạch Liêm chùa Thiên Mụ, và ngài Tử Dung, chùa Ấn Tôn (các vị này đều từ Trung Quốc sang), và sau khi đắc pháp với ngài Tử Dung đã khai sinh thiền phái Lâm Tế - Liễu Quán, một dòng thiền có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Huế, cả miền Trung và nhiều vùng trong Nam, với nhiều danh tăng thuộc nhiều thế hệ đắc pháp và một sự nghiệp hoằng pháp độ sanh rất lớn.
Trong thế kỷ 20, ngài Giác Nhiên thuộc đời thứ 8
dòng thiền Liễu Quán, là người có công chấn hưng Phật Giáo, đồng sáng
lập An Nam Phật Học Hội, Viên Âm Nguyệt San, lập trường đại học Phật
Giáo ở chùa Tây Thiên, góp phần đào tạo các vị cao tăng như Thích Trí
Thủ, Thích Đôn Hậu, Thích Mật Nguyệt, Thích Mật Hiển, và hai vị từ trong
nam về sau trở thành danh tăng là Thích Thiện Hoa và Thích Thiện Hoà.
Ngài Giác Nhiên được cung thỉnh làm Tăng Tống thứ hai của Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngài viên tịch năm 1979 lúc 102 tuổi. Chùa
cũng được trùng tu nhiều lần để thành một ngôi chùa rất lớn với trụ
biểu, chánh điện uy nghi. Đợt trùng tu gần đây nhất là do Hoà Thượng
Thích Thiện Siêu, trụ trì chùa Thuyền Tôn (kiêm trú trì chùa Từ Đàm)
thực hiện.
Chùa Thuyền Tôn
52. CHÙA TỪ HIẾU
Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.
Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.
Năm 1843, sau khi từ chức "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn, dựng "Thảo Am An Dưỡng" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già [1].
Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn.
Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:
- Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại.
- Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.
- Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi của
phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe
nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.
Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896
dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua. Cổng chùa
được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường
lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt trồng sen và nuôi cá
cảnh. Cấu trúc chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là chính điện thờ
Phật, sau là Quảng Hiếu Đường. Ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.
Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lịch sử xây dựng chùa. Chùa
được xây theo kiểu chữ khẩu (口), chính điện ba căn, hai chái, phía trước
thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ đức
thánh quan, bên trái thờ hương linh phật tử tại gia, bên phải thờ các vị
Thái giám..., bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là
Hữu Ái Nhật (nhà khách).
Hồ bán nguyệt
Lăng mộ Hoạn quan Nhà Nguyễn"trong khuôn viên chùaXung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn. Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không xa thành phố Huế nên nơi đây trở thành thắng cảnh ở nơi ngoại ô điền dã của dân thành phố Huế.
D. CÁC CHÙA Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
53. CHÙA ĐẠI BI ( Thanh Hóa)
Tọa lạc ở phía Nam TP. Thanh Hóa, dưới chân núi Kỳ Lân, bên dòng Kênh Vi là chùa Đại Bi (hay còn gọi là chùa Mật). Cảnh đẹp nơi đây đã làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách đến với miền đất và con người xứ Thanh. Năm 1619, Hoàng tử Lê Duy Kỳ được lập lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thần tông. Ông là vị vua duy nhất triều Lê Trung hưng được lên làm vua tới hai lần (lần 1 từ năm 1619 đến 1643, lần 2 từ năm 1649 đến 1662) và trị vì đất nước tới 38 năm.
Trong một lần về xứ Thanh, ngưỡng mộ cảnh đẹp vùng núi Kỳ Lân, ông đã sai dựng một ngôi chùa cạnh núi và đặt tên chùa là Đại Bi. Và, nơi đây cũng được lựa chọn đặt Thượng sàng hạ mộ của vua Lê Thần tông. Có lẽ đây là nét độc đáo nhất của một ngôi chùa ở Thanh Hóa được gắn với cuộc đời của một vị vua.
54. CHÙA SÙNG NGHIÊM DIÊN THÁNH ( Thanh Hóa)
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh do Thông phán Chu Công – người được vua nhà Lý cử trấn giữ, cai quản Thanh Hóa sau khi Lý Thường Kiệt được rút về Thăng Long giữ chức Tể tướng lần thứ hai, cho xây dựng năm 1116 trên nền chùa cũ. Sùng Nghiêm Diên Thánh là ngôi chùa thời Lý ở Thanh Hóa còn lại nhiều dấu tích, giá trị nguyên gốc: từ vị trí, quy mô cảnh quan đến một số hiện vật kiến trúc như rồng, bia, chân tảng và đặc biệt là một số tượng pháp như bộ Tam Thế tọa trên tòa sen.
Khuôn viên chùa
55. CHÙA TRUNG KIÊN (Nghê An)
Thứ nhất là ví trí: Theo Nghệ An ký của TS. Bùi Dương Lịch thì huyện Nghi Lộc trước đây là huyện Chân Lộc, phía bắc giáp sông Cấm đổ ra Cửa Xá, phía nam giáp sông Lam đổ ra Cửa Hội, phía đông giáp đảo Sông Ngư .
53. CHÙA ĐẠI BI ( Thanh Hóa)
Tọa lạc ở phía Nam TP. Thanh Hóa, dưới chân núi Kỳ Lân, bên dòng Kênh Vi là chùa Đại Bi (hay còn gọi là chùa Mật). Cảnh đẹp nơi đây đã làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách đến với miền đất và con người xứ Thanh. Năm 1619, Hoàng tử Lê Duy Kỳ được lập lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thần tông. Ông là vị vua duy nhất triều Lê Trung hưng được lên làm vua tới hai lần (lần 1 từ năm 1619 đến 1643, lần 2 từ năm 1649 đến 1662) và trị vì đất nước tới 38 năm.
Trong một lần về xứ Thanh, ngưỡng mộ cảnh đẹp vùng núi Kỳ Lân, ông đã sai dựng một ngôi chùa cạnh núi và đặt tên chùa là Đại Bi. Và, nơi đây cũng được lựa chọn đặt Thượng sàng hạ mộ của vua Lê Thần tông. Có lẽ đây là nét độc đáo nhất của một ngôi chùa ở Thanh Hóa được gắn với cuộc đời của một vị vua.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Thanh
Hóa, chùa được xây dựng bố cục theo hình chữ Đinh (I). Bái đường gồm 5
gian, chính điện 3 gian, cách Kênh Vi chừng 200m. Sân chùa bài trí rất
nhiều hiện vật bằng đá như: voi, ngựa, nghê, bia đá, khánh đá. Tam quan
xây theo kiểu chồng diêm ba tầng mái cong, phía trên cùng treo chuông
đồng nặng 2 tạ. Ở khu vực điện thờ được bài trí gồm: gian thứ nhất (tính
từ trong ra ngoài) là ba pho tượng “Tam thế”, gian thứ hai thờ tượng
Quan Thế Âm, gian thứ ba chia làm hai: bên phải là tượng Quan Thế Âm
thiên thủ thiên nhãn, bên trái là tượng vua Lê Thần tông đặt cao, phía
trước mặt thấp hơn, xếp theo tả hữu là tượng 6 bà hoàng phi mặc quốc
phục.
Sáu bà hoàng là 6 dân tộc khác nhau:
Kinh - Thái - Mường - Hán - Lào - Hà Lan. Tượng bà Hoàng hậu Trịnh Thị
Ngọc Trúc ngự trên toà sen hai lớp còn các bà khác đội vương miện trong
tư thế toạ thiền.
Chùa Đại Bi, Núi Kỳ Lân
54. CHÙA SÙNG NGHIÊM DIÊN THÁNH ( Thanh Hóa)
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh do Thông phán Chu Công – người được vua nhà Lý cử trấn giữ, cai quản Thanh Hóa sau khi Lý Thường Kiệt được rút về Thăng Long giữ chức Tể tướng lần thứ hai, cho xây dựng năm 1116 trên nền chùa cũ. Sùng Nghiêm Diên Thánh là ngôi chùa thời Lý ở Thanh Hóa còn lại nhiều dấu tích, giá trị nguyên gốc: từ vị trí, quy mô cảnh quan đến một số hiện vật kiến trúc như rồng, bia, chân tảng và đặc biệt là một số tượng pháp như bộ Tam Thế tọa trên tòa sen.
Cổng chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
55. CHÙA TRUNG KIÊN (Nghê An)
Chùa
còn có tên là Hoàng Lao hay Phổ Nghiêm, tọa lạc ở làng Trung Kiên, xã
Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo
Bắc tông.
Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XVII (1690), đã được trùng tu nhiều lần. Đặc biệt ở chánh điện đã từ lâu có một phiến đá cao 107cm, có hình dáng giống một vị sư, dân gian quen gọi là tượng sư đá. Chùa còn bảo tồn một số tượng, bia cổ, giếng cổ. Lễ hội chùa hằng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XVII (1690), đã được trùng tu nhiều lần. Đặc biệt ở chánh điện đã từ lâu có một phiến đá cao 107cm, có hình dáng giống một vị sư, dân gian quen gọi là tượng sư đá. Chùa còn bảo tồn một số tượng, bia cổ, giếng cổ. Lễ hội chùa hằng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Thứ nhất là ví trí: Theo Nghệ An ký của TS. Bùi Dương Lịch thì huyện Nghi Lộc trước đây là huyện Chân Lộc, phía bắc giáp sông Cấm đổ ra Cửa Xá, phía nam giáp sông Lam đổ ra Cửa Hội, phía đông giáp đảo Sông Ngư .
Chùa Phổ Nghiêm cũng theo quan niệm đó mà chọn thế đất đứng chân cho mình. Phía sau chùa là một sườn đồi kéo dài hai bên trái và phải của ngôi chùa. Phía trước tuy không có núi án ngữ nhưng chùa đã dựng một bức bình phong, xa xa là những cánh đồng của nhân dân trong làng.
Về kiến trúc tạo hình thì các ngôi chùa thời Nguyễn có xu hướng nâng cao các bộ phận thanh mảnh và chuyển dần sang tiết diện vuông .
Chùa Phổ Nghiêm được xây dựng có kết cấu
kiến trúc của nhà 3 gian. Chùa gồm hai khu vực là chính điện (khu vực
chính) dung làm nơi thờ tự và một khu vực nhỏ hơn dùng làm nơi sinh hoạt
và nghỉ ngơi của chư tăng. Chùa cũng có hình tiết diện vuông. Chính
điện được xây theo dạng “Trùng thiềm điệp ốc”, các mái chồng lên nhau,
nhà nối liền nhà. Đây là nét đặc trưng của kiến trúc Huế có ở chùa Phổ
Nghiêm. Hầu hết chùa miền Bắc và chùa miền Nam (nếu có thì đó không phải
là chùa mà là đình, miếu nơi thờ tự các vị công thần khai quốc) giai
đoạn này đều không mang dáng dấp loại hình kiến trúc cung đình này. Điều
này không chỉ chứng tỏ sự lan tỏa về văn hóa xứ Huế ở khu vực này mà nó
còn thể hiện sự hòa nhập giữa phật giáo Nghệ An thời kỳ này với văn hóa
Huế thể hiện qua kiến trúc.
Thứ hai là: Xung quanh ngôi chùa có
tường cao bao bọc, cổng đi vào chỉ có một cửa nhưng nếu quan sát ở cửa
ra vào khu chính điện ta sẽ bắt gặp ngay phía trên nóc mái có những mái
nhỏ có độ cong nhẹ nhấp nhô những cập lưỡng long tranh châu. Đó chính là
mô thức của Tam quan. Tuy quy mô của chùa không lớn lắm nhưng những
thành tố làm nên kiến trúc ngôi chùa thì không thể thiếu một phần nào
được.
Nếu xét về tổng thể kiến trúc ngôi chùa
thì nó cũng phần nào chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi hệ tư tưởng vương
quyền của triều Nguyễn. Thông thường những kiến trúc dạng này theo Luật
Gia Long chỉ dành riêng cho giai cấp quý tộc như cung tẩm, lăng mộ, đền
đài…Chùa Phổ Nghiêm khi lựa chọn phong cách này cũng phần nào nói lên
vị thế của nó trong vùng.
56. CHÙA HƯƠNG TÍCH ( Hà Tĩnh)
Chùa Hương Tích ở tỉnh Hà Tĩnh toạ lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh
thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc. Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ
công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương nước Sở,
Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh là một ngôi chùa có từ thế kỷ 13 [1] Có một chùa Hương không phải ở Hà Tây Chùa Hương Tích. Tuy nhiên, chùa ban đầu đã bị hỏa hoạn làm cháy trụi vào năm 1885. Kiến trúc chùa hiện này được Đào Tấn cho xây vào năm 1901. Năm 2003, chùa được trùng tu. Hội chùa diễn ra vào ngày 18 tháng 2 âm lịch. Cứ 3 năm lại tổ chức hội lớn một lần. Chùa thờ Phật Quan Âm và có cả một am thờ Mẫu.
Chùa Hương Tích ở Hà Tây thật ra chỉ là một "phiên bản" đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Tây từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ.
>
57. CHÙA TƯỢNG SƠN (Hà Tĩnh)
Chùa Tượng Sơn tọa lạc giữa một khu đất bằng phẳng bốn phía có núi sông, khe suối, làng mạc, ruộng đồng bao bọc ở làng Yên Hạ, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.Trước mặt Chùa là dòng sông Ngàn Phố, sau lưng là ngọn núi Voi đứng sừng sững, có khe suối chảy quanh năm tạo âm thanh rộn rã nơi của thiền tĩnh mịch. Chính vì vậy mà chùa có tên gọi là Tượng Sơn tự hay còn gọi là chùa Ầm Ầm. Chùa do thân mẫu của đại danh y Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác sáng lập hồi thế kỷ 18.
Chùa Tượng Sơn có: Chùa Thượng chính điện thờ Phật Thích Ca, bên tả thờ ông bà Tham đốc quân công (ông bà ngoại của danh y Lê Hữu Trác) và bà Bùi Thị Thưởng (thân mẫu của danh y); bên hữu thờ tổ tiên họ Lê Hữu. Nhà Tổ: thờ tượng Tổ Đạt Ma, lịch đại Tổ sư, có pho tượng lớn Bồ Tát Chuẩn đề 18 tay. Về phía góc trái vườn chùa có 07 am mộ của các nhà sư trụ trì viên tịch tại đây. Chùa Hạ là một lầu chuông 8 mái được chạm trổ tinh xảo theo hoa văn kiểu tứ linh, tầng trên để gác chuông, tầng dưới làm nơi lễ bái.
Trải qua thời gian Chùa Tượng Sơn đã trở thành ngôi chùa cổ, một di tích lịch sử gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác, một di tích văn hoá nghệ thuật độc đáo.
Hàng năm tại chùa Tượng Sơn ngoài những ngày lễ của nhà Phật như lễ Phật Đản, Vu Lan còn có những ngày lễ hội như Lễ Thượng nguyên và lễ cầu yên, lại có lễ Quan Âm ngày 19 tháng 2 âm lịch là ngày lễ vía đức Bồ Tát quan thế âm.
58. CHÙA KIM DUNG (Hà Tĩnh)
Chùa Kim Dung tọa lạc lương chừng núi Bằng Sơn thuộc xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Kim Dung được xây dựng vào thời Nhà Trần. Hiện tại chùa còn nhiều dấu vết thời Trang Vương và một số cấu trúc của thời Trần - Lê. Chùa Kim Dung là khu di tích trên núi duy nhất còn sót lại của Xã Thạch Bằng sau cuộc đập phá Chùa chiền vào những năm 60 của thế kỷ trước. Chùa Kim Dung nằm ngang lưng chừng núi ngoảnh mặt hướng Tây Nam. Hai bên là hai khe suối, dưới chân chùa có hồ sen. Bên trái chùa có tượng Phật bà quan âm cao 18 mét sừng sững giữa trời mây như đất trời hòa làm một trong tiên cảnh.
Tượng Quan Âm Bồ Tát 18m
59. CHÙA THANH QUANG (Quảng Bình)
Chùa Thanh Quang tọa lạc tại thôn Thanh Khế, xã Thanh Trạch, huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình được hình thành từ trong giai đoạn sơ khai của
Phật giáo Quảng Bình.
Đó là từ thời Nhà Trần gã công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Chế Mân để đổi về hai châu Ô Lý rồi tiếp sau đó là thời nhà Lê mà điển hình là thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã có kế hoạch mở rộng đất nước về phương Nam. Vào thời kỳ chúa Nguyễn chọn "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" thì Phật giáo tiếp tục là điểm tựa tâm linh chính để bình ổn nhân tâm và mở mang bờ cõi, một loạt những ngôi chùa đã được các thiền sư và người dân làng dựng lên tại Quảng Bình trong đó có chùa Thanh Quang.
Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, chùa bị phá sập hoàn toàn. Sau khi nhà Nguyễn bình định đất nước thì Phật giáo Quảng Bình cũng được phục hưng, chùa Thanh Quang cũng được trùng tu.
Từ thập niên 1990 trở lại đây, khi đời sống người dân Quảng Bình đã khá lên thì dân làng mới có điều kiện tìm hiểu chùa chiền và Phật pháp. Có nhiều người rất có đạo tâm đã vào Huế, ra Hà Nội...để tìm hiểu và trở về làng tìm cách vận động bà con dựng lại những ngôi chùa đã mất để làm nơi tu học hướng thiện cho bà con.
Tổng thể kiến trúc chùa Thanh Quang ngày nay rất khang trang và kiên cố.
Từ ngoài vào, cổng tam quan rất đồ sộ, được thiết kế theo kiểu tam quan
chùa Huế "thượng lầu hạ quan" với chất liệu bê tông cốt thép rất kiên
cố, mái lợp ngói hài, sơn màu hiện đại.
Đài Quán Thế Âm cát rất đẹp, hình bát giác, có cổ lầu và nhiều giao long được đắp sành sứ rất công phu tinh xảo. Pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá cẩm thạch trắng được đặt tử Non Nước, Đà Nẳng rất trang nghiêm...
Đài Quán Thế Âm cát rất đẹp, hình bát giác, có cổ lầu và nhiều giao long được đắp sành sứ rất công phu tinh xảo. Pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá cẩm thạch trắng được đặt tử Non Nước, Đà Nẳng rất trang nghiêm...
60. CHÙA NON (Quảng Bình)
Núi Chùa Non, tên chữ là núi Thần Đinh nằm về phía nam thị xã Đồng Hới.
Núi có hình dáng khác với hình dạng các ngọn núi khác ở chung quanh. Nó
có hình tựa như một đụn rơm lớn, nhưng chỏm núi lại bằng phẳng chứ
không nhọn như nhiều chỏm núi khác.Thăm núi Chùa Non có thể đi bằng hai
con đường, hoặc là đi thuyền theo sông Long Đại, lên đến bến Chùa Non
rồi đi bộ vào núi, hoặc là đi xe lửa tới ga Long Đại rồi đi thuyền vô
bến Chùa.Từ bến Chùa vào chân núi Chùa Non xa chừng nữa cây số. Dưới
chân núi có một cái chùa bằng gạch. Hẳn là vì núi có chùa ở đây, và xưa
kia là ở trên núi cho nên người địa phương mới gọi núi này là núi Chùa
chăng?
Núi Chùa Non cao gần 400m. Du khách theo cái thang đá xây bên sườn núi,
trèo lên chừng hai phần ba đường thì tới một cái hang lớn gọi là Chùa
Hang. Cửa hang hẹp, phải lách nghiêng người mới vào được. Qua khỏi cửa,
lòng hang rộng dần, nhưng rất tối, phải thắp đèn đuốc mới thấy rõ mọi
vật. Hang chia làm hai phần: một bên thì ở giữa có những hòn đá hình cái
bàn, chiếc ghế trên đó có nhiều hòn đá nhỏ hình ông Phật, ông tiên. Bốn
bên hang, thạch nhũ cái thòng xuống, cái trồi lên, nhiều hình, nhiều
vẻ, trông rất ngoạn mục. Khác hẳn với hang bên này, hang bên kia tối mò
mò nên không mấy người dám chui vô. Hang được gọi là hang cấm có lẽ là
vì thế. Ngoài miệng hang có hai cái hang nhỏ: cái bên tả được đặt tên là
hang Chuông, cái bên hữu được gọi là hang Trống bởi trong hang có thạch
nhũ hình cái chuông, cái trống.
Từ Chùa Hang, trèo hết thang đá là lên đến đỉnh Chùa Non - Chùa Kim Phong, thuở xưa nằm ở nơi đây. Trên đỉnh núi, ba mặt Bắc, Tây, Nam lổm nhổm nhiều hòn đá nhỏ, với nhiều dáng hình khác nhau. Ở đầu thang đá có một cái bia đá lập vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830), chép về Chùa Kim Phong Đại lược, bia chép rằng:
"Niên hiệu Chính Hòa thứ 21 (1697) Hậu Lê, chùa có tám gian, sư thầy An Khả tu ở đó. Về sau, trong cơn binh hỏa, chùa bị cháy, các sư bỏ đi nơi khác. Năm Minh Mạng thứ sáu (1825) một nhà sư ở Chùa Thiên Mụ ra lập một am tranh ở núi Chùa Non. Tháng giêng năm Minh Mạng thứ 10 (1829) ông hưu quan ở làng Phan Xá tên là Lê Văn Trúc, quyên tiền xây thang đá, và đến tháng sáu cùng năm thì xây chùa bằng gạch ở chân núi. Vào tháng 7 năm ấy, ông Đặng Văn Tiêm, một lái buôn người Bố Trạch kéo được một cái chuông đồng ở cửa Nhật Lệ và đem cúng cho chùa."
Theo tác giả "Ô châu Cận lục" thì núi Chùa Non có thời còn được gọi là núi Bất Nghĩa, bởi tương truyền, thuở trước, vua Lê đi kinh lý phương Nam, qua đây, thấy các núi đều quay về hướng Tây chỉ có núi Chùa Non quay trái hướng mà thôi, nên sai lực sĩ dùng roi quật vào núi và đặt tên núi là như vậy.
61. QUAN ÂM TỰ ( Quảng Bình)
Theo quốc lộ 1A, từ Bắc vào hay từ trong Nam ra, đến phía Nam cầu Lý
Hòa, rẽ về phía Đông khoảng 2 km là tới chùa Quan Âm Tự.Tương truyền,
vào tháng 7/1802, đời vua Gia Long, một ngư dân tên là Hồ Lương Đường,
trong một lần đi đánh cá ngoài biển, đã kéo lên được một pho tượng bằng
đá. Ngày hôm sau, ông lại kéo được 1 bệ đá và 2 chiếc cối, 2 chiếc chày
bằng đá (theo các nhà khảo cổ học thì đây là đồ dùng của người Chăm).
Nhân dân cho đây 1à điểm lành nên dân làng đã dựng một ngôi nhà bằng
tranh tre thờ vị quan âm đó để cầu phúc cầu tài.
Theo truyền tụng, trước đây vùng đất này không yên ổn, làm ăn thiếu may mắn. Nhưng từ ngày dựng "chùa" dân làng làm ăn phát đạt, làng xóm yên vui. Tiếng lành đồn xa, nhân dân trong vùng đến lễ chùa rất đông. Ngôi chùa trở nên chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu tâm linh của thiện nam tín nữ. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, một Ban vận động xây dựng chùa với quy mô lớn được thành lập.
Theo truyền tụng, trước đây vùng đất này không yên ổn, làm ăn thiếu may mắn. Nhưng từ ngày dựng "chùa" dân làng làm ăn phát đạt, làng xóm yên vui. Tiếng lành đồn xa, nhân dân trong vùng đến lễ chùa rất đông. Ngôi chùa trở nên chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu tâm linh của thiện nam tín nữ. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, một Ban vận động xây dựng chùa với quy mô lớn được thành lập.
Chùa được khởi công xây dựng năm 1843. Sau hơn 2 năm lao động miệt mài của những người thợ và nghệ nhân tài hoa, ngày lễ vu lan (15/7 năm Ất Tỵ (1845) chùa được khánh thành. Chùa Quan Âm Tự tọa lạc trên một khu đất cao khoảng 15m, rộng 10.000m2 trông giống như một bông sen khổng lồ, sát bờ biển và ngã ba sông Lý Hòa thuộc xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, rất thuận tiện cho khách tham quan cả bằng đường thủy lẫn đường bộ.
Chùa hoàn thành năm 1845, là ngôi chùa có quy mô khá lớn. Chùa làm bằng gỗ lim, theo phong cách kiến trúc Phương Đông, có hàng rào xung quanh. Chùa có tiền đường, thượng điện, nhà thờ tổ, tam quan, gác chuông. Khác với chùa khác của Việt Nam, phần nhiều do giai cấp quý tộc hay đồng minh của nó xây dựng, nên thể thức kiến trúc không có tính chất dân gian. Chùa Quan Âm Tự do nhiều cánh thợ ở các nơi đến làm. Mỗi cánh thợ làm một bộ phận. Vì thế các nhóm thợ thi nhau làm cho đẹp để lấy tiếng. Thợ làm chùa Quan Âm Tự là những người tự do, không bị quyền lực nào khống chế gò bó, câu thúc. Bởi thế những tác phẩm điêu khắc ở chùa trang trí đầy óc sáng tạo. Hình rồng, phượng ở chùa mỗi con mỗi vẽ. Xung quanh chùa là vườn cây trái, một không gian thoáng đảng yên tỉnh.
Buổi đầu chùa chỉ thờ tượng quan âm vớt được ở dưới biển. Dần về sau, do có nơi thờ phụng trang nghiêm nên tăng ni, phật tử trong chùa đã thỉnh về và nhiều vị cao tăng phật tử các nơi đã tiến cúng nhiều tượng cho chùa. Phật điện dần đông lên. Hiện nay, trong chùa có tượng hộ pháp, bộ tượng tam thế, a di đà, quan âm bồ tát, đại thế chí, được sư lưu ly, địa tạng, thích ca sơ sinh, ngọc hoàng, nam tào, bắc đẩu, hộ pháp long thiên, đạt ma tổ sư...Tất cả có 30 pho tượng. Các tượng được làm bằng chất liệu khác nhau như đá, đồng, gỗ và có niên đại từ thế kỷ 18 đến 19. Các hoành phi, câu đối sơn son thiếp vàng đa phần nói về phật pháp nhiệm màu và có nhiều bức đại tự. Chùa Quan Âm Tự có một số hiện vật rất quý như: Hai chiếc cối đá và 2 chiếc chày đá, có, niên đại khoảng thế kỷ thứ 7, thứ 8. 2 chiếc đại hồng dung được đúc vào thời Tự Đức, chuông nặng 200 kg, tăng ni, phật tử ở đây coi như một báu vật. Trên chuông khắc một bài văn bia ca ngợi chốn danh lam thắng tích, nhắc lại truyền thuyết vớt được tượng Quan âm.
62. CHÙA AN XÁ (Quàng Bình)
Chùa tọa lạc ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.Đây là ngôi chùa làng có từ năm 1900, chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1994. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.
Chùa tọa lạc ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Đây là ngôi chùa làng có từ năm 1900, chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1994. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.
63. CHÙA TỊNH QUANG ( Quàng trị)
Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang là một ngôi tổ đình duy nhất của tỉnh Quảng
Trị, tọa lạc tại Bàu Voi, thuộc thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong. Sách
Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) cho biết chùa do
Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời Vua Lê Ý Tông
(năm thứ hai đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là chùa Tịnh Nghiệp.
Đến đời Vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang. Chùa được trùng tu
năm Minh Mạng thứ 21 (1941). Đến năm 1972, chùa bị hỏng hoàn toàn do
chiến tranh.
Sách Du lịch Bắc miền Trung (NXB. Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, 2001) cho biết chùa có tên là Am Tịnh Độ. Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), Chúa Nguyễn Phúc Khoát trong một dịp ngự giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của chùa trong dân chúng, Chúa thân thân hành ngự bút viết năm chữ "Sắc tứ Tịnh Quang Tự", cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho chùa.
Trong Kỷ yếu lễ khánh thành Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (2001), nhà nghiên cứu Phật học Lê Mạnh Thát cho biết, nếu không ra đời trước năm 1558 thì đến khi Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm tại Ái Tử, chắc chắn ngôi chùa này đã xuất hiện rồi. Đến khoảng những năm 1600 – 1650, chắc hẳn đã có nhiều vị thiền sư nổi tiếng đến trụ trì ở đây, mà hiện nay ta chỉ biêt tên hai vị. Đó là Lục Hồ Viên Cảnh, bổn sư của Thiền sư Minh Châu Hương Hải và Đại Thâm Viên Quang, vị thầy đã dạy về thiền lý cho Minh Châu Hương Hải.
Chùa đã qua 9 lần đại trùng tu. Năm 1997 là lần trùng tu lớn nhất với kinh phí gần 2 tỷ đồng do Hòa thượng Thích Chánh Liêm làm Trưởng ban Tái thiết. Lễ đặt đá trùng tu được cử hành vào ngày 26-3-1997. Ngôi chùa hiện nay có chiều sâu 31m, rộng 27m, cao gần 15m, đã tổ chức khánh thành trang nghiêm trọng thể vào ngày 12 – 3 – 2001 (18 – 2 năm Tân Tỵ).
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Điện chính giữa thờ Tam Thế Phật. Chùa có pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng nặng 2700 kg, đúc năm 1997 và chiếc trống lớn bằng da trâu, đường kính mặt trống là 165 cm.
64. CHÙA CHÂU QUANG ( Quảng Trị)
Chùa tọa lạc ở số 31 đường Trần Hưng Đạo - thị xã Đông Hà - tỉnh Quảng Trị. Chùa được xây dựng từ năm 1925, là chùa của hội Phật học tỉnh Quảng Trị
Chùa đã qua nhiều lần trùng tu: mặt tiền được sửa chữa năm 1954, chánh điện sửa chữa năm 1978 và nhà khách sửa chữa năm 1994. Chùa nguyên đặt văn phòng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Trị. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa đón tiếp đông đảo du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hàng ngày.
66. CHÙA NON NƯỚC - Đà Nẵng
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam,
Chùa Non Nước - Ngũ Hành Sơn được xem là một trong những thắng cảnh nổi
tiếng của miền Trung và là niềm tự hào của người dân xứ Quảng.
Đà Nẵng có nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà, các bãi biển…, trong đó chùa Non Nước – Ngũ Hành Sơn là điểm khá nổi tiếng, được ví như “Hòn nam bộ” của Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn nằm gần trung tâm thành phố Đà Nẵng, cách khoảng 8 km đi về hướng Đông nam (hướng đi Hội An). Khá nổi tiếng, lại gần trung tâm, đường sá được đầu tư xây dựng rộng rãi, sạch đẹp nên Ngũ Hành Sơn thu hút sự quan tâm của nhiều du khách khi đến Đà Nẵng.
Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thủy Sơn và Mộc Sơn ở phía Đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn ở phía Tây, nằm trên một dải cát vàng chiều dài khoảng 2 km, rộng khoảng 800m thuộc quận Ngũ Hành Sơn.
Lên thăm chùa chiền và hang động Thủy Sơn, du khách có thể đi bằng hai đường: đường tam cấp phía Tây nam dẫn lên chùa Tam Thai có 156 bậc hoặc tam cấp phía đông dẫn đến chùa Linh Ứng có 108 bậc. Hoặc đi bằng thang máy hiện đại, thả tầm mắt ngắm nhìn biển Đà Nẵng cũng như được bao quát toàn cảnh non nước Ngũ Hành Sơn.
Đường leo bộ
Thủy Sơn là ngọn cao nhất trong Ngũ Hành Sơn, rộng chừng 15 ha. Các chùa chiền và hang động tập trung chủ yếu ở Thủy Sơn. Chùa Tam Thai là một ngôi chùa được xem là quốc tự và là di tích Phật
Vòng ra sau lưng chùa Tam Thai theo một con đường đất sẽ gặp một cổng vôi cổ kính không biết xây từ bao giờ, trên có 3 chữ Hán “Huyền Không Quan”. Đây là cửa vào động Hỏa Nghiêm và động Huyền Không.
Động Huyền Không
Động Âm Phủ
Chùa Linh Ứng ở ngọn Hạ Thai cũng là ngôi chùa có giá trị lịch sử cao, được xem là quốc tự và di tích Phật Giáo. Từ tam quan chùa Linh Ứng có đường đi xuống núi, rẽ phải sẽ gặp động Âm Phủ. Động cao, rộng, hình tròn sâu thẳm. Đường hang quay về phía Tây, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh. Xuống khoảng 30m ta sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá dọi vào. Lần qua những cột đá lớn ta sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất.
Trở lại Linh Ứng tự ở phía đông Thủy Sơn, theo 108 bậc đá cẩm thạch để xuống núi. Nếu có thời gian thì có thể đi thăm các ngọn núi khác. Tuy nhiên, các ngọn núi sau này đều nhỏ, ngoại trừ hòn Hỏa Sơn cốc - một hang đá mang tên động Quan Thế Âm thì không có di tích nào đặc biệt.
Một điều đặc biệt khác bản thân Ngũ Hành Sơn mang lại là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm..., không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí. Chính vì vậy, các khu vực dân cư quanh Ngũ Hành Sơn hình thành các làng nghề mỹ nghệ khá đông đúc và xôm tụ. Rất nhiều hàng quán, cơ sở trưng bày đa dạng mặt hàng mỹ nghệ về đá dọc theo đường Huyền Trân Công Chúa đi vào Ngũ Hành Sơn. Và khi tạm biệt “Hòn non bộ khổng lồ” giữa lòng thành phố Đà Nẵng, mỗi du khách không quên mua cho mình một món quà mỹ nghệ đá làm kỉ niệm.
67. CHÙA CẦU NHẬT BẢN
Cầu Nhật Bản hay chùa Cầu là cái cẩu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, thị xã Hội An..Chùa Cầu - tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam. Cùng với Cầu Ngói Phát Diệm (Ninh Bình), Cầu Ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên-Huế), Chùa Cầu Hội An là một trong 3 cây cầu lợp ngói ở Việt Nam, được nhiều du khách biết đến.Chùa Cầu là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 17. Cây cầu còn có các tên khác là cầu Nhật Bản hay cầu Lai Viễn do chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An năm 1719 đặt tên, với hàm ý sẵn lòng đón đợi bạn phương xa đến.
Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về Con Cù (mamazu) - một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản. Cứ mỗi lần Con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất... Chùa Cầu được coi như một thanh kiếm chằn ngang lưng Con Cù, "trấn yểm" loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.
Chiếc
cầu dài 18 m với bảy gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông
Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và
Trần Phú của TP Hội An. Cầu có dáng uốn cong mềm mại, nhiều họa tiết
đẹp. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Mặt chùa
quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.
Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 6 lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và hình ảnh Chùa Cầu có trên tờ tiền polymer 20.000 đồng của Việt Nam hôm nay.
Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 6 lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và hình ảnh Chùa Cầu có trên tờ tiền polymer 20.000 đồng của Việt Nam hôm nay.
68. CHÙA VẠN ĐỨC
Chùa tọa lạc tại thôn 2B, phường Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0510.861054. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Khởi thủy, chùa là một thảo am do Thiền sư Minh Lượng, hiệu Nguyệt Ân, tự Thành Đẳng, quê ở huyện Triều Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khai sơn vào năm 1676. Tài liệu của chùa cho biết, năm 1690, chùa được mở rộng thành chùa Lang Thọ, người dân quen gọi là chùa Cây Cau. Thiền sư Phổ Triêm khi trùng tu chùa đã đổi tên là Vạn Đức. Khi viên tịch, Ngài ngồi an nhiên trên giàn hỏa, để lại ngón tay cái để làm tin cho đời, vào ngày 25 tháng Chạp năm Nhâm Thìn (1856), thọ 98 tuổi.
Tam quan chùa
Mặt tiền chùa
69. CHÙA CHÚC THÁNH (Hội An)
Chùa tọa lạc tại đường Hai Bà Trưng, phường Cẩm Phô, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT : 0510.950024. Mặt chùa hướng Tây Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo khai sáng vào khoảng cuối thế kỷ XVII.
Chánh điện bài trí tôn nghiêm. Ở đây có bộ Thập bát La hán bằng đất nung cao 0,70m, phần tượng cao 0,45m, ngang 0,28m rất đẹp. Chùa đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1845, 1849, 1892, 1894, 1934. Hòa thượng trụ trì Thích Trí Nhãn đã tổ chức trùng tu liên tục trong những thập niên gần đây. Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Hội An, ngôi Tổ đình của chi phái Thiền Chúc Thánh ở miền Trung và miền Nam.
Tam quan chùa
Mặt tiền chùa
Toàn cảnh chùa
Chùa tọa lạc tại khối 1, phường Thanh Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa tọa lạc tại khối 1, phường Thanh Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0510.861491, 0510.922334. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do Hòa thượng Phổ Thoại khai sơn vào năm 1909. TT. Thích Chơn Phát trong bài viết Chùa Long Tuyền (Báo Giác Ngộ ngày 07 – 8 – 1999) cho biết cảnh trí thiên nhiên của chùa rất đẹp. Khe Ồ Ồ phát nguyên từ hướng Tây Bắc, lượn khúc qua trước chùa, rồi chảy đến chùa Cầu, nhập vào sông Hội. Nước suối chảy mạnh và có hình dáng như một con rồng nên Hòa thượng khai sơn đã đặt tên cho chùa là Long Tuyền. Câu đối ở chùa đã nói lên ý nghĩa này :
Long mạch vững bền truyền chánh pháp
Tuyền lưu bao bọc lợi quần sanh
71. CHÙA PHƯỚC LÂM ( Quảng Ngãi)
Chùa Phước Lâm tại xóm Cây Thị, thôn Thuận Phước, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.Tương truyền chùa có vào năm Tân Dậu (1861), Tự Đức thứ 14. Nguyên thủy tọa lạc trên đất Cửa Chùa, xóm Cây Thị, do một Thiền sư Lâm Tế khai sơn, không rõ đích danh, không còn dấu tích nào để lại. Có lẽ chùa trong quá khứ đã hoàn toàn hư hoại theo biến động thời gian. Chỉ còn trong tâm tưởng cái tên chùa Phước Lâm và ngày giỗ chính 18 tháng 5 âm lịch, lấy đó làm ngày hiệp kỵ.
- Đến năm Kỷ Hợi (1959) chùa được tái lập, nhưng không tái lập trên đất Cửa Chùa nguyên thủy, mà xây dựng trên đất Cửa Đình, cùng một xóm Cây Thị, nay vẫn còn giữ nền tảng Dinh thần di tích. Bổn đạo cử ông Nguyễn Quang Cư làm Khuôn trưởng Phật giáo điều hành sinh hoạt.
Chùa Phước Lâm
Mặt tiền chùa
Tam quan chùa
Toàn cảnh chùa
72. CHÙA THIÊN ẤN (Quảng Ngãi)
Chùa Thiên Ấn tọa lạc trên núi Thiên Ấn, thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chùa nằm phía Bắc sông Trà Khúc, cách thị xã Quảng Ngãi khoảng 3 km. Chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695 ( năm Chính Hòa thứ 15 ), đời Lê Huy Tông ( chúa Nguyễn Phúc Chu đàng trong ). Tổ khai sơn chùa là Thiền sư Pháp Hóa ( 1670 - 1754 ), tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo, gốc người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, trụ trì tại tổ đình 41 năm, viên tịch giờ ngọ ngày 17 tháng 01 năm Giáp Tuất, thọ 84 tuổi, thuộc dòng thiên Lâm Tế. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch, sau được dần trùng tu mở rộng thu hút được nhiều tăng ni Phật tử và trở nên nổi tiếng.
Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 ( 1717, đời vua Lê Dụ Tông ), chúa Nguyễn Phúc Chu, là một một người rất sùng đạo Phật, đã ban cho nhà chùa biển ngạch Sắc Tứ Thiên Ấn Tự. Tấm biển này sau đó bị hư hại và được thiền sư Hoàng Phúc tái tạo vào năm 1946.
Thiên Ấn tự được khai sơn từ năm 1716 đến nay. Từ năm 1695 đến nay ( 1995 ), trải qua 300 năm chùa đã có 15 đời sư trụ trì, trong đó có 6 vị được suy tôn là sư tổ, gọi chung là lục tổ. Chùa cũng trải qua 5 lần trùng tu vào các năm 1717, 1827[1], 1910[2], 1918[3], 1959[4]. Hòa thượng Thích Huyền Đạt, vị sư trụ trì gần nhất cũng đã viên tịch ngày 1 tháng 12 năm Quý Dậu ( 1 - 1994 ) thọ hơn 80 tuổi.
So với các ngôi chùa cổ trong nam ngoài bắc, kể cả chùa Ông Thu Xà, chùa không nổi bật lắm về kiến trúc nội thất, trừ nhà phương trượng được xây dựng theo kiến trúc nhà rường, vốn là bộ khung mua lại của đình làng Phú Nhơn ( đình làng này nằm trong thành Phú Nhơn - thành Quảng Ngãi đầu tiên được các chúa Nguyễn xây dựng tại làng Phú Nhơn nay là thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh về sau vua Gia Long đã dời về làng Chánh Mông nay thuộc địa phận thành phố Quảng Ngãi ). Bù lại, chùa được xây dựng ở một vị trí có một không hai, đó là đỉnh đồi Thiên Ấn, một thế đất thiêng trong tâm tưởng người dân Quảng Ngãi.
73. NGUYÊN THIỀU ( Bình Định )
Chùa
Nguyên Thiều Chùa tọa lạc trên một quả đồi gần tháp Bánh Ít, thuộc
thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. ĐT:
056.832115. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được xây vào năm 1956.
Phật đài bên phải tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca cao 15m, an vị năm
1962. Trong sân tu viện, còn có những pho tượng lộ thiên đẹp như tượng
Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quan Thế Âm. Hiện Tu viện đặt Trường Trung cấp
Phật học Bình Định.
Chùa mang tên Thiền sư Nguyên Thiều (1648-1728) là một thiền sư người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33, sang Việt Nam truyền đạo vào nửa cuối thế kỷ 17. Ông là vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong[1].
Thích ca Phật đài
Rồng đá ở bậc lên xuống Thích ca Phật đài
74. CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ (Bình Định)
Tên
thường gọi: Chùa Thập Tháp . Chùa Thập Tháp là một di tích kiến trúc
nghệ thuật thời Nguyễn, thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An
Nhơn, do Thiền sư Nguyên Thiều sáng lập vào năm 1665. Chùa ở vị trí sát mặt thành phía bắc kinh đô Đồ Bàn cũ và
thành Hoàng Đế sau này, trên một ngọn đồi cây cối rậm rạp, chu vi gần
1km², trước mặt là ngọn Thiên Bút sơn hay còn gọi là núi Mò O.
Về mặt phong thủy mà xét đoán, khi chọn hướng để xây dựng, Thiền sư
Nguyên Thiều có lẽ đã lấy núi này làm bức bình phong che chắn cho mặt
chính của chùa. Sau lưng được bọc bởi chi lưu của sông Côn chạy dọc theo
sườn đồi. Phía bắc là con sông Quai Vạc, xưa gọi là Bàn Khê, uốn lượn
chạy về phía đông, đối diện với chùa được thiết kế hồ sen rộng chừng
500m², bờ xây bằng đá ong.
Về mặt phong thủy mà xét đoán, khi chọn hướng để xây dựng, Thiền sư
Nguyên Thiều có lẽ đã lấy núi này làm bức bình phong che chắn cho mặt
chính của chùa. Sau lưng được bọc bởi chi lưu của sông Côn chạy dọc theo
sườn đồi. Phía bắc là con sông Quai Vạc, xưa gọi là Bàn Khê, uốn lượn
chạy về phía đông, đối diện với chùa được thiết kế hồ sen rộng chừng
500m², bờ xây bằng đá ong.
Đến 1680, chùa chính thức mới được xây dựng bề thế, với tên gọi lúc bấy giờ là Di-Đà-Tự. Chất liệu xây chùa tương truyền dùng gạch của 10 ngọn tháp đổ của người Chăm nằm ở phía sau đồi Long Bích. Hiện nay quanh chùa còn thấy dấu vết các nền tháp, và rải rác còn có một số mảnh đá trang trí.
Mặt tiền chùa (xưa)
Mặt tiền chùa
Cổng chùa
Trong lòng chánh điện được bài trí các khám thờ; khám chính chiều cao 5m, bên trên được chạm lưỡng long tranh châu, hai bên trang trí kiểu long phụng cách điệu mây là, giữa đề chữ Phúc, phía dưới khám là đề tài bút sách, tất cả đều được sơn son thếp vàng. Hai khám thờ trái và phải của khám chính, cũng được bố cục như vậy, mô típ chạm khắc cầu kỳ hơn được chạm lộng hai lớp, hình rồng cuộn xoáy phức tạp, mang dáng dấp của mỹ thuật thời Lê.
Toàn cảnh chùa
Điện Phật
Tượng Hộ Pháp
Bên ngoài hai đầu hồi xây gạch, hệ thống cửa cấu tạo đơn giản. Chánh điện lợp ngói âm dương, mái thẳng, các góc không cong, bờ nóc chạy thẳng, nay được tạo hình lưỡng long tranh châu. Kế tiếp sau chánh điện là khu Phương Trượng, được kiến trúc theo kiểu nam Trung Quốc, được cải tạo và nâng cấp vào năm 1973, mái ngói âm dương, bên trong kết cấu bộ sườn gỗ và dạng khám thờ được lắp ráp, chạm trổ khá đẹp. Khu vực tây đường và đông đường cũng được kiến trúc giống như phương trượng. Ngoài 4 khu vực trên phía tây còn có một nhà chánh thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện….
Hình thái kiến trúc chùa Thập Tháp hiện nay là kết quả của nhiều lần trùng tu, gần đây nhất là vào năm 1997, chùa được nâng cao lên so với mặt bằng cũ 0,60m nhưng khuôn viên kiến trúc vẫn giữ được nguyên như cũ. Tuy được kết hợp hòa quyện giữa cái cũ và cái mới, nhìn chung hệ thống liên kết của chùa Thập Tháp vẫn tuân thủ theo nguyên tắc truyền thống của kiến trúc Việt Nam - hoàn toàn dùng mộng, không dùng đinh hoặc lạt buộc.
Chùa đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch và câu đối vào năm 1691.
75. CHÙA LINH PHONG (Bình Định)
Trên sườn phía Đông Nam núi Bà, cách thành Trà Bàn (Đồ Bàn) hơn 30 dặm; nay thuộc địa phận thôn Phương Phi (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), trước đây có một ngôi chùa cổ có tên là Linh Phong Thiền Tự.
- Chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, lưng dựa vào núi cao (núi Bà), mặt trông ra đầm Biển cạn (tức đầm Thị Nại), xung quanh có nước suối lượn quanh phong cảnh thật đẹp[1].
- Chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, lưng dựa núi cao, nhìn ra đầm Hạc Hải (tức đầm Thị Nại), hoa cỏ đẹp tươi. Nên có câu: "Mây lành khắp chốn, chùa Linh Phong bao bọc hoa tươi", và có câu đối (bằng chữ Hán) dịch ra như sau:
- Bờ biển dấy duyên lành, mưa móc khắp trời nhuần đẹp đất;
- Linh Phong ngưng khí tốt, mây lành mọi chốn phủ nhân gian[2].
Tương truyền vào năm Nhâm Ngọ (1702) đời chúa Nguyễn Phúc Chu, có một nhà sư Trung Quốc, tên tục là Lê Ban (?) đến hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu [3]. Sau nhà sư mới đến lưng chừng núi "phát gai dại, vác đá to xây chỗ này, lấp chỗ kia, kết cỏ làm tranh, dựng lên am nhỏ, đặt tên là chùa Dũng Tuyền"[4].
Theo "Linh Phong tự ký" của danh thần Đào Tấn, thì thiền sư viên tịch "trong thời loạn lạc" (ám chỉ thời Tây Sơn). Sau đó, các đồ chúng lập tháp thờ ở bên phải chùa vào năm Thái Đức (niên hiệu của Nguyễn Nhạc) thứ 8 (1785).
Kiến trúc Linh Phong Tự
Cảnh quan
Đến năm Gia Long thứ 7 (1808),
nghe lời Thánh mẫu là Hoàng hậu Hiếu Khương, nhà vua ban lệnh không cho
ai được xâm phạm hay lấy các vật dụng ở chùa trong khi chờ đợi trùng
tu. Tuy nhiên, mãi đến đời Minh Mạng, chùa Linh Phong mới được sửa sang lớn. Sử nhà Nguyễn kể: "một
hôm nhà vua bị bệnh, vừa chợp mắt thì mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ
cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Khi ngự triều,
nhà vua đem chuyện ấy hỏi các quan, có người tâu rằng vị sư già đó có lẽ
là Linh Phong thiền sư ở chùa Linh Phong ngày xưa". Vì vậy, năm 1826, nhà vua ban cho chùa này một chiếc áo cà sa mới may để thờ, đồng thời cho lấy 120 lượng bạc ở trong kho để trùng tu lại chùa [5].
Đến năm 1884-1885, dưới triều Kiến Phúc và Hàm Nghi, đại thần Đào Tấn "bỏ quan về Nam, ẩn giấu tích ở chùa Linh Phong để lánh loạn"[6].
Năm 1895, Đào Tấn được bổ làm Thượng thư bộ Công ”[7]. vì muốn sửa sang ngôi cổ tự, nên ông đem việc ấy tâu lên Tây cung (chỉ mẹ vua Thành Thái). Nghe lời mẹ, vua Thành Thái bèn giao cho tỉnh thần 70 lạng bạc lo việc trùng tu chùa, đồng thời sai hiểu dụ dân trong tỉnh quyên góp thêm, đến tháng 8 (âm lịch) năm Đinh Dậu (1897) thì hoàn tất, và quang cảnh chùa lúc bấy giờ rất đẹp [7].
Sau đó trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi cổ tự trên chỉ còn lại cổng tam quan
76. CHÙA SẮC TỨ HỘI PHƯỚC- Nha Trang
Chùa Sắc tứ Hội Phước còn gọi là “Chùa
Cát” tọa lạc ở 153/2 Hoàng Văn Thụ, Nha Trang Khánh Hòa. Ban sơ chùa ở
trên đồi Hoa sơn (Núi Một) với tên là Phước Am do Tổ Phật An và Tịch
Viễn khai sáng năm 1680.Đến năm 1742,ngài Đại Thông đã dời chùa xuống
đất bằng, cách đồi Hoa sơn 300m và đổi tên thành chùa Hội Phước. Năm
1940, chùa được sắc phong sắc tứ năm Bảo Đại thứ 15.
Chùa Hội Phước được truyền thừa qua các đời tổ sư trụ trì như sau: Tế Điền(1716-1741),Đại Thông(1741-1810),Đạo An(1810-1841),Tánh Minh(1841-1853),Như Huệ (1895-1905),Thanh Minh (1905-1914), Chơn Hương (1915-1917). Thanh Chánh - Phước Tường (1917-1920), Thị Thọ (1920-1929), An Ngân (1929-1949), Đồng Kỉnh (1949-1978). Trụ trì hiện nay là Hòa thượng Thích Quảng Thiện-Người có công lớn trong việc trùng tu đại quy mô qua thời gian hơn 30 năm kể từ năm khởi công 1994.
77. CHÙA HẢI ĐỨC- Nha Trang
Địa chỉ: Số 51 đường Hải Đức, Tp. Nha Trang. Tỉnh Khánh Hòa.
Trụ trì hiện nay là: Thượng tọa Thích Minh Châu
Chùa Hải Đức do tổ Đạt Khương lập năm 1883, ở hai đầu đường Yersin và
Hoàng Văn Thụ. Năm 1943 Ngài Bích Không phụng giáo Ngài Phước Huệ dời
chùa lên đồi Trại Thủy. Năm 1956, ngài Phước Huệ đoạn cúng toàn bộ cơ sở
này cho Giáo hội Trung Phần, cũng năm đó Phật học Viện Trung Phần chính
thức sinh hoạt tại cơ sở này, do Hòa thượng Thuyền Tôn làm Viện trưởng.
Hòa thượng Thích Trí Thụ làm giám viện. Tiền bán Thập niên 70 nơi đây
trở thành Viện cao đẳng Phật học Hải Đức Nha Trang do Hòa thượng Thích
Thiện Siêu làm Viện trưởng, các bậc Cao tăng – Thức giả hầu hết đều phát
xuất từ Viện Phật học này.
78. CHÙA LONG SƠN - Nha Trang
79. CHÙA SẮC TỨ KIM SƠN- Nha Trang
Chùa tọa lạc trên núi Ông Sư, thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: 058.612072. Từ Nha Trang theo quốc lộ 1 ra khoảng 54km, đến cổng làng Xuân Tự, có đường vào chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông
Chùa được Hòa thượng Thích Viên Giác (người huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) khai kiến và khánh thành năm 1956. Ngôi chánh điện do Thượng tọa Thích Tịnh Diệu cho trùng tu từ năm 1987 đến năm 1990.
Toàn cảnh chùa
78. CHÙA LONG SƠN - Nha Trang
Tọa lac: Số 20 đường 23
tháng 10, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.Chùa Long Sơn thường được
gọi là Chùa Phật Trắng dưới chân núi Trại Thủy. Chùa do Hòa thượng Thích
Ngộ Chí (sinh năm 1856) dựng trên núi Trại Thủy (ở chỗ có tượng Phật
Trắng bây giờ) vào năm 1886 với tên là Đăng Long tự. Năm 1900, chùa bị
hư hỏng sau một cơn bão lớn và dời xuống địa điểm hiện nay, đổi tên là
chùa Long Sơn. Chùa được trùng tu vào các năm 1940, 1971 và 1975.
Khuôn
viên chùa có cảnh trí đẹp đẽ, rộng 44.5m, dài hơn 72m, bên cạnh đặt
giảng đường của trường trung cấp Phật học và Trụ sở Giáo hội Phật giáo
tỉnh Khánh Hòa. Tòa Chánh diện rộng tới 1.670m2, là nơi đặt tượng Phật
tổ ngồi thuyết pháp, và 2 cây nến lớn kỷ lục: nặng 900kg, cao 3.4m. 193
bậc Tam cấp dẫn đường từ chùa lên đỉnh đồi.
Tại bậc thứ 44 có tượng “Phật nằm” (Phật tổ nhập niết bàn), dài 17m, cao 5m. Đỉnh đồi dựng “Thích ca Phật đài” (Tượng “Phật trắng” cao 21m, đài Sen đế cao 7m, uy nghi, lộng lẫy). Tất cả đều xây năm 1963. Chùa Long Sơn là một trong những thắng tích bậc nhất ở miền Trung. Năm 2009, Hòa thượng Thích Chí Tín cho xây dựng lại cổng Tam quan và tôn tạo nhiều công trình phụ khác. Chùa Long Sơn là một trong những điểm dừng chân lý tưởng của du khách tới Nha Trang.
Tại bậc thứ 44 có tượng “Phật nằm” (Phật tổ nhập niết bàn), dài 17m, cao 5m. Đỉnh đồi dựng “Thích ca Phật đài” (Tượng “Phật trắng” cao 21m, đài Sen đế cao 7m, uy nghi, lộng lẫy). Tất cả đều xây năm 1963. Chùa Long Sơn là một trong những thắng tích bậc nhất ở miền Trung. Năm 2009, Hòa thượng Thích Chí Tín cho xây dựng lại cổng Tam quan và tôn tạo nhiều công trình phụ khác. Chùa Long Sơn là một trong những điểm dừng chân lý tưởng của du khách tới Nha Trang.
79. CHÙA SẮC TỨ KIM SƠN- Nha Trang
DI TÍCH LỊCH SỬ – KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT
Trụ trì hiện nay là: Tỳ kheo Thích Nguyên Minh
Chùa Sắc Tứ Kim Sơn
tọa lạc trên một ngọn đồi thấp, tại thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc. Đây là
một ngôi chùa cổ kính, được hình thành từ xa xưa, chưa xác định chính
xác từ năm nào, nhưng tương truyền được ghi lại trong sách “Trung Châu
Nhân Vật Ký” thì chùa đã có từ thế kỷ 13.
Nhân chuyến thăm Chiêm Thành của đức điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông vào năm 1301, có ghé thăm chùa ở núi Gành (Tức Ngọc Hội ngày nay). Trước cảnh thanh bình tuyệt đẹp của ngôi chùa ngài có đề câu đối:
“Kim âu lãng thủy ngọc hoàn qui
Sơn tự thiền tông hội phước trì”
Từ đó tên chùa được đặt theo hai chữ đầu câu đối “Kim Sơn”, cho đến thế kỷ 17, đại lão HT. Thượng Thiệt hạ Địa hiệu Pháp An đã xây dựng hoàn chỉnh ngôi chùa và tồn tại cho đến ngày nay. Theo truyền thống, đại lão Hòa Thượng trở thành vị tổ khai sơn lập chùa. Đến năm Canh thân (1740). Chúa Nguyễn Phúc Khoát cải tên chùa và ban biển hiệu sơn son thiếp vàng, khắc bốn đại tự “Sắc Tứ Quy Tông” và 8 chữ lạc khoản “Quốc Chủ -Từ Tế -Đạo Nhân- Ngự Đề” cùng 4 chữ triện “Nghiệp Quảng Duy Cần”.
Nhân chuyến thăm Chiêm Thành của đức điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông vào năm 1301, có ghé thăm chùa ở núi Gành (Tức Ngọc Hội ngày nay). Trước cảnh thanh bình tuyệt đẹp của ngôi chùa ngài có đề câu đối:
“Kim âu lãng thủy ngọc hoàn qui
Sơn tự thiền tông hội phước trì”
Từ đó tên chùa được đặt theo hai chữ đầu câu đối “Kim Sơn”, cho đến thế kỷ 17, đại lão HT. Thượng Thiệt hạ Địa hiệu Pháp An đã xây dựng hoàn chỉnh ngôi chùa và tồn tại cho đến ngày nay. Theo truyền thống, đại lão Hòa Thượng trở thành vị tổ khai sơn lập chùa. Đến năm Canh thân (1740). Chúa Nguyễn Phúc Khoát cải tên chùa và ban biển hiệu sơn son thiếp vàng, khắc bốn đại tự “Sắc Tứ Quy Tông” và 8 chữ lạc khoản “Quốc Chủ -Từ Tế -Đạo Nhân- Ngự Đề” cùng 4 chữ triện “Nghiệp Quảng Duy Cần”.
Vào năm Thiệu trị thứ V (1845), nhà
vua sắc hạ chùa theo tên cũ là “Sắc Tứ Kim Sơn tự”. Dưới triều vua Khải
Định (1916-1924), có Phu nhân của một vị hưu quan đã xuất gia tu hành và
trùng tu lại chùa. Vì lẽ đó, chùa còn được dân chúng trong vùng gọi là
chùa “Bà Nghè”.
Kế thừa đạo nghiệp truyền đăng tục diệm, vị trụ trì hiện nay của chùa là Tỳ kheo Thích Nguyên Minh, Pháp hiệu Minh Hiền. Ngài vẫn tiếp tục tu bổ, phát triển ngôi cổ tự ngày một rộng rãi khang trang hơn. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn là một thắng tích lịch sử văn hóa của tỉnh Khánh Hòa.
Kế thừa đạo nghiệp truyền đăng tục diệm, vị trụ trì hiện nay của chùa là Tỳ kheo Thích Nguyên Minh, Pháp hiệu Minh Hiền. Ngài vẫn tiếp tục tu bổ, phát triển ngôi cổ tự ngày một rộng rãi khang trang hơn. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn là một thắng tích lịch sử văn hóa của tỉnh Khánh Hòa.
80 . CHÙA GIÁC HẢI -Nha Trang
Chùa tọa lạc trên núi Ông Sư, thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: 058.612072. Từ Nha Trang theo quốc lộ 1 ra khoảng 54km, đến cổng làng Xuân Tự, có đường vào chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông
Tam quan chùa
|
Chùa được Hòa thượng Thích Viên Giác (người huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) khai kiến và khánh thành năm 1956. Ngôi chánh điện do Thượng tọa Thích Tịnh Diệu cho trùng tu từ năm 1987 đến năm 1990.
Toàn cảnh chùa
Mặt bên chùa
Gác chuông
Chùa Giác Hải
Tu viện Giác Hải
81.CHÙA DIỆU QUANG- Nha Trang
Ni viện Diệu Quang tọa lạc ở số 38B đường Lê Hồng Phong, phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: 058.871735. Khu đất này do Hòa thượng Thích Tương Ưng hiến cúng cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa vào năm 1960 để xây dựng cơ sở đào tạo ni tài. Ni viện thuộc hệ phái Bắc tông.
Tam quan chùa
Phật học ni viện Nha Trang được thành lập vào năm 1961 dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Giám viện Viện Phật học Trung phần tại Nha Trang. Sau đó, Ni viện lấy tên của Ni cô Thích Nữ Diệu Quang, người đã vị pháp thiêu thân tại Khánh Hòa năm 1963. Ban Quản trị đầu tiên của Ni viện do Sư cụ Thích Nữ Đàm Hương làm Giám viện, và hiện nay, Ni trưởng Thích Nữ Viên Minh kế tục.
Cổng chùa
Ni viện Diệu Quang
Một góc chùa
Kiến trúc mái chùa
Ni viện là cơ sở 2 của Trường cơ bản Phật học tỉnh Khánh Hòa, là trung tâm sinh hoạt Phật sự của Ni giới Khánh Hòa. Địa điểm Ni viện rất thuận tiện cho việc tu học và hoằng pháp. Ở giữa thành phố, Ni viện vẫn giữ được sự trang nghiêm, thanh tịnh của chốn già lam.
82 . THIỀN VIỆN TRÚC LÂM - Đà Lạt
Chùa toạ lạc
trên núi Phụng Hoàng cạnh Hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm
thành phố Đà Lạt 5km từ thành phố Đà Lạt đi theo con đường Triệu Việt
Vương qua dinh 3, chạy thẳng theo con đường mới làm). Thiền Viện Trúc
Lâm được coi là thiền viện lớn nhất trong cả nước cả về không
gian lẫn quy mô tụ tập thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử. Trong chánh điện chỉ
thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen. Ngay phía ngoài là toà tháp uy
nghiêm bên trong treo một chiếc chuông lớn cao 1.98 m nặng 1.1 tấn trên
có khắc bài thơ của Trúc Lâm Ðầu Ðà.
Thiền viện được chia ra làm 4
khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện
trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni. Thiền Viện có hơn 100 tăng
ni và nhiều cư sĩ tập trung từ khắp nơi trong nước, hàng ngày đọc kinh
theo một chế độ tu luyện nghiêm khắc với quan điểm triết học: “ trở về
soi rọi chính bản thân mình”.
Có
hai cách để chùa là cáp treo nếu đi từ hướng quốc lộ 20, còn nếu đến từ
hướng hồ Tuyền Lâm, du khách sẽ đi bộ trên 140 bậc thang đá ẩn dưới
bóng mát của thông dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện.
Ngoài việc chiêm bái và tham quan các công trình, kiến trúc, các bức tích đầy ý nghĩa của nhà Phật. Tại đây, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng hàng trăm loại hoa khác nhau, đặc biệt là những loại hoa lạ như hoa hồng sa mạc…. Ngoài ra, du khách còn có thu vào tầm mắt toàn cảnh hồ Tuyền Lâm thơ mộng ẩn sâu những triền thông bạt ngàn, những con đường nhỏ uốn lượn.
83. CHÙA LINH SƠN (Đà Lạt)
Chùa được dựng vào năm 1938, đã trải qua các đời trụ trì là Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Diệu Hoằng, Hòa thượng Thích Từ Mãn, Hòa thượng Thích Bích Nguyên và từ năm 1964 đến nay là Hòa thượng Thích Từ Mãn.. Chùa tọa lạc số 120 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Đà Lạt, cách Hòa Bình hơn 700m về hướng Tây Bắc.
Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi rộng khoảng 4 ha trồng các loại hoa, trà, cà phê, thông... nên vừa trang nghiêm, cổ kính vừa thanh binh, dễ chịu. Chùa được thiết kế theo phong cách Á Đông với hai mái xuôi, với trên đỉnh mái có đắp đôi rồng uốn lượn theo thế "lưỡng long triều nhật".
Trước sân là tượng Bồ-tát Quan Thế Âm đứng trên
đài sen, bên trái là một bảo tháp bát giác 3 tầng. Chung quanh chùa có
nhiều cụm giả sơn và những hàng cây thông, bạch đàn, cây sao cao vút.
Chánh điện bài trí trang nghiêm. Chính giữa thờ đức Phật Thích-ca, tượng
bằng đồng đúc năm 1952, nặng 1250kg.
84. CHÙA LINH QUANG ( Đà Lạt)
Chùa Linh Quang tọa lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng, thành phố Đà Lạt. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại thành phố này vì thế còn có tên gọi là Linh Quang tổ đình[1].
Ngôi chùa do Hoà thượng Thích Nhân Thứ tạo lập vào năm 1931, sau đó được các hoà thượng trụ trì kế tiếp trùng tu, đặc biệt là vào năm 1958 và năm 1972 dưới thời Hòa thượng Thích Minh Cảnh trụ trì [2]. Ngôi chùa đã được vua Bảo Đại ban sắc tứ vào năm 1938.
Chùa Linh Sơn là một danh lam thắng cảnh bậc nhất của xứ hoa đào. Hàng năm,
chùa đón tiếp hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái. Chùa
hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng
84. CHÙA LINH QUANG ( Đà Lạt)
Chùa Linh Quang tọa lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng, thành phố Đà Lạt. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại thành phố này vì thế còn có tên gọi là Linh Quang tổ đình[1].
Ngôi chùa do Hoà thượng Thích Nhân Thứ tạo lập vào năm 1931, sau đó được các hoà thượng trụ trì kế tiếp trùng tu, đặc biệt là vào năm 1958 và năm 1972 dưới thời Hòa thượng Thích Minh Cảnh trụ trì [2]. Ngôi chùa đã được vua Bảo Đại ban sắc tứ vào năm 1938.
85. CHÙA LINH PHƯỚC - Đà Lạt
Chùa Linh Phước hay còn gọi là chùa Ve Chai. Chùa do một số tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên - Huế đến xây dựng từ năm 1949, nhưng chỉ sau khi trùng tu và làm cổng tam quan từ ngoài đường để mọi người dễ nhìn vào năm 1990 mới được nhiều người biết đến.
Gọi là chùa ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai. Đến với Linh Phước tự, ngoài việc dâng hương lễ Phật, du khách còn được thưởng ngoạn những kiến trúc được xây dựng công phu.
Trước hết phải kể đến chánh điện và Tiền đàn bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo như: chánh điện dài 33m, rộng 22m; Tiền đàn bảo tháp cao 27m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng "Thiên thủ thiên nhãn". Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía trước là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật.
Ngoài
điểm nhấn ấn tượng đó, chùa cũng ghi dấu với du khách hành hương ở toà
Linh tháp 7 tầng, cao 36m - bảo tháp cao nhất Đà Lạt hiện nay; Chánh
điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m. Ngoài ra, nơi đây
còn có hồng chung (đúc vào năm 1999), cao 4,3 m, đường kính 2,3 m và
nặng tới 8,5 tấn - lớn nhất Việt Nam.
Ở Linh Phước tự hình tượng con rồng gần như bao quát toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa, được chạm khắc, bài trí rất công phu trên các hàng cột, trên mái chùa cong…
Được
xây dựng trên một đỉnh núi nhỏ, toàn cảnh ngôi chùa như một bức tranh
chốn bồng lai tiên cảnh ẩn trong sương và màu xanh của rừng thông.
No comments:
Post a Comment