HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Sunday 14 July 2013

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO * KẾT LUẬN

 

KẾT LUẬN


Trong thế giới này, Hồi giáo và Thiên chúa giáo đông nhất, Phật giáo đứng hạng ba về dân số thế giới.Sau khi nghiên cứu về Phật giáo trên thế giới, tôi thấy xúc động tràn ngập tâm hồn.
Tôi nghĩ rằng những người xưa đã tạo ra những điện thờ trong hang động Ấn Độ và Java là những thần nhân từ hành tinh nào đến và đã bỏ lại đàng sau những công trình vĩ đại. Tại Trung Hoa, Nhật bản , Cambodia đã có những công trình kiến trúc vĩ đại của Phật giáo. Và từ đó, ta thấy người Việt Nam ta không có những công trình lớn mà chỉ là những am nhỏ, chùa nhỏ. Chùa Một Cột là một công trình kiến trúc độc đáo nhưng quá nhỏ. Dân Khmer, dân Chàm có những công trình lớn hơn ta nhiều mặc dầu ta có những kiến trúc sư tài ba như Nguyễn An, người xây thành Bắc Kinh. Có lẽ nước ta nghèo. Cũng có thể  các nhà kiến trúc, và các sư ta có tinh thần tri túc mạnh mẽ, không cần xây dựng nhiều,  chỉ cần một bàn thờ nhỏ, một chỗ ngồi tĩnh tọa, một chỗ nằm và có một không gian cho vài người lần lượt lễ bái và có thể chứa một hai đệ tử là đủ. Chừng đó cũng đủ cho ta làm chủ, làm trụ trì.. Ta biết ta, không cần ai, không liên hệ vói ai cho thêm phiền toái....

Có vài công trình tương đối vĩ đại do những trí tuệ siêu việt sáng tạo, nhưng đa số là chùa nhỏ. Lịch sử các ngôi chùa Việt Nam cho biết đa số ban đầu là những chòi lá, nhà tranh đơn sơ sau một thời gian, người ta xây cất lên những ngôi chùa khang trang hơn tồn tại cho đến ngày nay dù đã qua bao cơn hoại diệt. Một số chùa đã mất tích vì chiến tranh, vì thực dân, vì cộng sản, vì bạo quyền và vì lòng tham sân si của con người. Phật giáo cũng  chỉ là  một hiện tượng, một pháp trong vạn pháp cho nên cũng phải tuân thủ quy luật "thành, trụ, hoại, diệt" của vũ trụ.

Tại Việt Nam, Phật giáo đã phải trải qua nhiều cơn Pháp nạn. Ngày nay hòa bình đã trở lại, nhưng chết chóc, đọa đầy và xich xiềng vẫn đeo nặng trên thân thể Phật tử và  tín đồ các tôn giáo khác. Phật giáo đã cùng chung nỗi đau khổ của dân tộc Việt Nam nghèo khổ, mất tự do và dân chủ. Sau 1975, những ai không theo cộng sản thì bị đọa đầy, giam cầm, tra tấn. Chúng đuổi một số nhà tu về nhà, hoặc bỏ họ trong lao tù, còn chùa chiền thì chúng cướp phá. Công an ở trong chùa, điều khiển mọi hoạt động của chùa. Chúng cho cán bộ, bô đội hưu trí ở trong chùa giả làm ni, sư. Chúng lấy cớ sửa chữa chùa chiền để phá chùa chiền. Một mặt chúng lấy tiền nhà nước, sơn phết qua loa và phá hoại nét cổ kính và hiền hòa của cửa chùa. Một sự kiện khá rõ rệt là diện tích  một số các chùa ngày càng hao hụt , có khi mất hơn một nửa vì lý do nảy hay lý do khác, nhất là sau 1975 . Hành động tàn ác của chúng lấy nước  Đông hải rửa không  sạch vết nhơ, lấy trúc Nam sơn ghi không hết tội .

Tâm người Việt Nam nhỏ bé,  đa số chạy theo bọn ác, kể cả trí thức và sư sãi. Phật tử phải theo lời Phật dạy là làm lành lánh dữ . Còn những ai chạy theo bọn phản quốc, cướp đoạt quyền tự do dân chủ của nhân dân đều là bọn hung tàn mặc dầu chúng mặc áo nâu sòng, đầu cạo trọc. Một số  tu hành nhưng lòng dạ tôm tép.  Ở Việt Nam ta it kẻ có lòng như ông Mai Thọ Truyền, biết tổ chức Phật giáo thành hệ thống. Không ai có lòng truyền bá Phật giáo ra khỏi khuôn viên chùa mình, nói chi chuyện lên núi sâu rừng thẳm hay vượt đại dương mà truyền đạo như chư tăng thời vua A Dục, như thầy Huyền Trang, như Đạt Ma sư tổ...
Phật giáo hiện nay đã tùy duyên mà hành xử. Như Đài Loan, như Hồng Kông, như Nhật Bản đã kiến tạo những cơ sở Phật giáo vĩ đại. Nhưng tại vài nước Âu Mỹ, Phật giáo tiến từng bước thận trọng và nhẹ nhàng. Đa số là những trung tâm dạy Thiền. Có thể là một lớp tại trường nào, hay building nào, hay thương xá nào. Thứ bảy, chủ nhật, công ty đóng cửa, người ta tập họp tại một phòng nào đó, khảm thờ ở trong một cái tủ hay một phòng nhỏ mà ngày thường là cửa hàng, là văn phòng. Lớn hơn nữa, các Phật tử thuê nhà, mua nhà, mua nhà thờ mà sửa lại thành chùa.

Đa số chúng ta nhỏ bé và hèn mọn, như con sâu và con kiến trong cuộc đời nhưng có một số người rất vĩ đại. Họ có một cái tâm bao la và một cái tài vĩ đại cho nên đã tổ chức, vạch kế hoạch và thực hiện những công trình tráng lệ và huy hoàng trong hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Họ phối hợp với nhau hàng trăm người, hàng ngàn người lao đông trí tuệ và lao động chân tay kết họp hàng chục năm để tạo những ngôi chùa vĩ đại trong hang núi, trên đỉnh cao và giữa đô thị hiện đại của cuối thế kỷ XX.

Những công trình đó rất vĩ đại với những tháp cao, bằng mấy chục tầng lầu, những tượng Phật cao mấy chục mét, và những bức tranh lụa hay vẽ vào tường rất linh động và tuyệt mĩ. Cái gì đã làm cho những nghệ sĩ, những công nhân đã ra sức kiến tạo những công trình nghệ thuật đó? Phải chăng do cái cao siêu của  triết lý bình đẳng, từ bi, tự lực của  Phật giáo? Phải chăng  chính khuôn mặt  hiền hậu của đức Phật và Quan Âm Bồ tát đã nâng cao tâm hồn con người , đưa con người đi vào suối chân thiện mỹ và nghệ thuật sáng tạo?

Nghĩ xa hơn nữa, đời quả là sự chuyển luân và nhân quả tương tác. Từ thế kỳ XIV, người Âu châu đã đi truyền đạo khắp nơi Á châu thì nay bằng hòa bình Á châu lại gieo mầm Phật pháp tại Âu, Mỹ, Phi.
Và quả là vũ trụ xoay vần và phát triển theo chiều hướng tích cực. Phật giáo đã có cơ sở tại Trung Đông, Phi châu và nước Ý. Điều này cho thấy con người ngày nay rộng mở, đã đón nhận những luồng gió mới, rất khoan dung, không khắc nghiệt, không kỳ thị như thời trung cổ. Chúng ta mong mỏi các tôn giáo trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau, thực hiện từ bi, bác ái của đấng Tối cao để tạo hòa bình cho thế giới này
.
 Tuy nhiên bên cạnh sự tiến bộ của tâm khai phóng, chúng ta còn thầy đâu đó những sự sân hận và bạo tàn.  Người ta vi phạm tự do, dân chủ và nhân quyền. Chùa chiến Phật giáo bị phá hoại, chư tăng và Phật tử vị sát hại, bị cầm tù và bị vu khống. Chúng ta cần phải nhẫn nhục, tinh tấn để sống hòa bình trong thế giới này.

Như đã trình bày ở lời nói đầu, bộ sách này chỉ là công trình sưu tập tài liệu, hình ảnh của những người đi trước. Người sưu tập thu góp hương trời từ muôn phương để trao gửi đến muôn phương những màu sắc của nhân loại và vũ trụ.  Khép tập sách này lại, chúng ta đã đi ngao du trên 30 quốc gia với gần ngàn ngôi đền, chùa khác nhau. Chúng ta đã  đi hành hương về Phật tích, chúng ta đã đi ngắm cảnh quan khắp nơi từ cảnh thâm u cổ tích  cho đến chốn hùng vĩ, hiện đại.  Chúng  ta đã thấy cái hùng vĩ của văn minh Ấn Độ, những sắc thái Phật giáo Tây Tạng, Trung quốc, Thái Lan và Nhật Bản.  Chúng ta đã vào đất Phật, Cầu mong  tâm viên  quý vị  nở đầy  những đóa hoa từ bi , và  trái an lạc.
Ottawa ngày 30  tháng 9 năm 2013
Nguyễn Thiên Thụ




PHỤ LỤC: Danh sách các chùa Việt Nam

A. CÀC CHÙA Ở HÀ NỘI

1- CHÙA LÁNG - Đống Đa

2- CHÙA PHỤNG THÁNH- Đống Đa  
 3. CHÙA MỘT CỘT-Ba Đình
4- CHÙA TRẤN QUỐC -Ba Đình
5- CHÙA BÁT THÁP- Ba Đình
6. CHÙA THẦN QUANG - Ba Đình
7. CHÙA HOÈ NHAI-Ba Đình
8. CHÙA LÝ QUỐC SƯ- Hoàn Kiếm
9- CHÙA QUÁN SỨ: Hoàn Kiếm
10 . CHÙA CẦU ĐÔNG - Hoàn Kiếm
11- CHÙA LIÊN PHÁI- Hai Bà Trưng
12. CHÙA KIM LIÊN -Tây Hồ
13.  CHÙA BÀ ĐANH - Tây Hồ 

 B. CÁC CHÙA Ở MIỀN BẮC

14. CHÙA TAM THANH -Lạng Sơn
15. CHÙA QUỲNH LÂM-QuảngYên

16. CÁC CHÙA TRÊN NÚI YÊN TỬ - Quảng  Yên

17. CHÙA VĨNH NGHIÊM- BắcGiang
18.CHÙA BỔ ĐÀ-  BắcGiang
19. CHÙA NON NƯỚC-Ninh Bình
20. CHÙA BÁI ĐÍNH – Ninh Bình
21.  CHÙA THẦY -Sơn Tây
22. CHÙA  TÂY PHƯƠNG-Sơn Tây
23. CHÙA MÍA -Sơn Tây
24.  CHÙA TIÊU SƠN-Bắc Ninh
25. CHÙA CẢM ỨNG-Băc Ninh
26. CHÙA PHẬT TÍCH - Bắc Ninh
27- CHÙA ĐẬU  - Bắc Ninh
28.  CHÙA BÚT THÁP -Bắc Ninh
29.  CHÙA SỦI - Bắc Ninh
30. CHÙA ĐÀO XUYÊN - Bắc Ninh
31. CHÙA KEO -Bắc Ninh.
32. CHÙA TRĂM GIAN -Bắc Ninh
33. CHÙA TRĂM GIAN-  Chương Mỹ (Hà Đông)
34.CHÙA DÂU - Hà Đông
35. CHÙA BỐI KHÊ -Hà Đông
36. CHÙA BỒ ĐỀ - Hà Đông
37.CHÙA THANH AM, Hà Đông
38. CHÙA KHUYẾN LƯƠNG-  HàĐông
39.QUẦN THỂ CHÙA HƯƠNG-  Hà  Đông
40. CHÙA LONG ĐỌI- Hà Nam
41. CHÙA VỌNG CUNG-Nam Định
42. CHÙA MỄ SỞ- Hưng Yên
43. CHÙA TƯ PHÚC  - Hải Dương
44. THIỀN VIỆN TRÚC LÂM - Vĩnh Phúc
45. CHÙA TÙNG VÂN- Vĩnh Phúc

No comments:

Post a Comment