106. HOÀNG CẦM * NGUYỄN HỮU ĐANG
Nhà thơ Hoàng Cầm nói về sự ra đi của ông Nguyễn Hữu Đang
Nhà thơ Hoàng Cầm: Ông Nguyễn Hữu Đang là một người tham gia cách mạng rất sớm, từ hồi còn trẻ.
Ông ấy làm việc gì cũng rất..., tôi dùng hai chữ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói, ông Đang là một con người "hùng hổ - kiên quyết". Tính cách của ông Đang lúc làm việc thời trẻ cũng thế làm việc gì cũng rất tận tụy và kiên quyết lắm, đấy là một trong những tính cách mà tôi nhận định về ông ấy.
Tôi với ông Nguyễn Hữu Đang trong thời kỳ Nhân Văn (những năm 50 thế kỷ trước) mới chỉ cộng tác thôi, chứ chưa phải thân gì cả, chúng tôi có cùng ý nghĩ để cùng nhau ra tờ báo Nhân Văn, lúc đầu chỉ vậy thôi chứ gọi là thân mật thì chưa. Sau khi Nhân Văn đóng cửa tôi với ông ấy cũng xa nhau luôn, xa đến gần 20 năm.
Sau đó có một thời gian ông ấy lên Hà Nội ở, các đây độ mươi mười lăm năm ông ấy lên ở hẳn trên Hà Nội, dù là ở một mình nhưng ông ấy rất yêu đời và thường đạp xe đạp đi chơi với các bạn ở dưới phố. Ông ở trên khu chợ Bưởi ngày nào cũng đạp xe xuống phố, xuống Hà Nội rồi lại đạp xe về.
Mỗi ngày ông ấy đạp xe chừng 30 cây số nên ông ấy rất khỏe. Kể cả khi lên Hà Nội ở rồi ông ấy cũng chẳng nghĩ đến chuyện lập gia đình lấy vợ có con gì nữa cả. Gần 15 năm cuối đời tôi lại gần ông ấy nhiều hơn và luôn thấy ông ấy yêu đời, lạc quan, không thấy ông ấy nghĩ nhiều về thời sự chính trị, không thấy ông ấy nói bao giờ, thậm chí có gợi ra đi nữa thì ông ấy chỉ nói qua qua chút rồi lảng sang chuyện khác, thì đấy là cái mà tôi nhận xét rõ ràng trong thời ký cuối đời trong khoảng 15 năm trước khi ông ấy mất.
Việt Hùng: Thưa nhà thơ Hoàng Cầm, lần cuối cùng nhà thơ gặp cụ Nguyễn Hữu Đang là vào thời gian nào?
Ông Nguyễn Hữu Đang là một người tham gia cách mạng rất sớm, từ hồi còn trẻ. Ông ấy làm việc gì cũng rất..., tôi dùng hai chữ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói, ông Đang là một con người "hùng hổ - kiên quyết".
Nhà thơ Hoàng Cầm
Nhà thơ Hoàng Cầm: Khi mà ông ấy mệt, ốm nằm liệt giường cách đây độ hơn 2 năm, ông ấy mệt lắm, nằm liệt giường không đi lại được nữa.
Cách đây độ 1 tháng, trước khi ông mất có người cháu gọi ông Nguyễn Hữu Đang bằng bác ruột (nuôi ông ấy từ ngày ông ấy lên Hà Nội sống) có đến gặp tôi và mời tôi lên gặp ông Đang, anh cháu nói cũng rất cảm động "thôi thì biết là các bác là bạn cũ với nhau, bây giờ bác cháu sắp sửa đi rồi, già yếu lắm rồi, nên bây giờ chúng tôi tổ chức để mời bác lên chơi gặp bác cháu để nhìn nhau, hay để nói với nhau điều gì, hay làm điều gì đó cho nhau lần cuối cùng... thế thì tôi và anh Lê Đạt (nhà thơ) cũng lên thăm, gặp ông ấy.
Khi chúng tôi lên, thực sự ông Nguyễn Hữu Đang chỉ nằm không nói được điều gì, ông Đang có mở mắt ra và có biết là chúng tôi đến, có biết là chỉ hơi gật gật thôi, chúng tôi cũng ở chơi một lúc rồi chúng tôi về và đấy là lần gặp cuối cùng với ông ấy cách đây độ 1 tháng.
Việt Hùng: Trong cuốn Hồi ký của nhà thơ Phùng Quán khi nói về ông Nguyễn Hữu Đang nhà thơ Phùng Quán có viết "trên thế gian này không biết có còn ai cô đơn như ông Nguyễn Hữu Đang", phải chăng điều nhà thơ Phùng Quán thốt lên như vậy có thể hiểu như thế nào?
Nhà thơ Hoàng Cầm: Anh Phùng Quán viết như thế rất thực tế và rất đúng đấy! Anh Đang không có gia đình trong khi bạn bè cũng muốn giúp cho anh ấy lập gia đình nhưng anh ấy không nghe, có người rồi, người ta cũng đã đồng ý rồi nhưng anh ấy không nghe và rồi sau thôi. Ông Phùng Quán ông ấy muốn nói là như vậy, cả đời sống cô đơn, tức là ông Nguyễn Hữu Đang sống cô đơn cả đời không vợ con gì cả.
Việt Hùng: Một khoảng thời gian dài cụ Nguyễn Hữu Đang sống ẩn dật tại miền quê Thái Bình, thậm chí phải trải qua những thời kỳ "thăng trầm" và trong một lần ghé thăm nhà thơ Phùng Quán có viết, điều băn khoăn nhất của cụ Nguyễn Hữu Đang là đến lúc nhắm mắt xuôi tay không biết sẽ chết ở đâu...
Nhà thơ Hoàng Cầm: Có, lúc bấy giờ ông ấy về Thái Bình ở ẩn, ở đến gần 20 năm, trong thời gia trước trong số những anh em Nhân Văn còn lại thì có ông Phùng Quán đã về đến tận Thái Bình thăm ông Nguyễn Hữu Đang. Ông Phùng Quán có viết và đã được in rồi, cuốn đó đầu đề là: 3 phút sự thật, trong đó Phùng Quán có viết những chuyện chung quanh ông Nguyễn Hữu Đang.
Trong đó nhà thơ Phùng Quán đặc biệt tả về hoàn cảnh của ông Đang rất yêu đời, đời sống rất khổ cực, tằn tiện nhưng rất chu đáo với bạn khi về thăm có cái gì ăn cái đó. Ông Phùng Quán tả ra thì thấy đó là những cái ông Đang ông ấy tiết kiệm được, thí dụ như con tép, con tôm hay nồi cá kho...,
Ông ấy rất cẩn thận và chu đáo những chuyện đó, nhà văn Phùng Quán có tả những cái đó, thế nhưng mà cuối cùng Phùng Quán cũng phải nói "ở trên đời này tìm được một nhà văn bình thường thì quá dễ, nhưng ở đây ông Nguyễn Hữu Đang không phải là nhà văn, anh em văn nghệ ở Hà Nội thường coi ông ấy là nhà báo, hoặc là một người hoạt động chính trị.
Trước Cách mạng tháng 8 ông Nguyễn Hữu Đang là người làm việc truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giời ông Nguyễn Hữu Đang tìm ra được một người rất có uy tín đứng đầu Phong trào truyền bá Quốc Ngữ đó là cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ, trí thức có uy tín, danh tiếng trong quần chúng.
Nhà thơ Hoàng Cầm
Trước Cách mạng tháng 8 ông Nguyễn Hữu Đang là người làm việc truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giời ông Nguyễn Hữu Đang tìm ra được một người rất có uy tín đứng đầu Phong trào truyền bá Quốc Ngữ đó là cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ, trí thức có uy tín, danh tiếng trong quần chúng.
Chính ông Đang đã đưa cụ Nguyễn Văn Tố ra làm Chủ tịch Hội Truyền bá Quốc ngữ thế cho nên cảm tưởng của mọi anh em đều nghĩ rằng, sao ông Đang ông ấy giỏi đến như thế mà sao cuộc đời nghiệt ngã, cô độc đến như thế mà rồi ông ấy vẫn rất "vui vẻ", đấy là điều mà anh em rất quí ông ấy.
Anh em quí về ý chí của ông ấy trong khi đời sống thì cô đơn như thế. Đến bây giờ khi ông ấy vừa qua đời rồi nhưng anh em luôn vẫn rất kính phục một con người như thế mà vẫn say sưa, đàng hoàng, được lòng mọi người, anh em...
Việt Hùng: Cụ Nguyễn Hữu Đang trong cuộc đời dù là không để lại cho hậu thế những tác phẩm, phải chăng nhà thơ có biết được những tác phẩm, những áng văn, hay những bài thơ, hay những bài phân tích lý luận của cụ Nguyễn Hữu Đang?
Nhà thơ Hoàng Cầm: Cái thời Truyền bá Quốc ngữ và gia đoạn đầu cuộc cách mạng ông Nguyễn Hữu Đang được cử làm Bộ trưởng không Bộ của Chính phủ Lâm thời, lúc bấy giờ thì tôi cũng chưa thân gì, biết là ông ấy có tác phẩm đấy nhưng mà cũng không chú ý, thành ra bây giờ cũng tiếc là không được đọc cái gì của ông ấy, tôi chỉ được đọc mấy bài báo của ông ấy thôi.
Việt Hùng: Một lời trước khi chia tay, để nói về sự ra đi của cụ Nguyễn Hữu Đang, thưa nhà thơ Hoàng Cầm, nhà thơ sẽ chia sẻ điều gì?
Nhà thơ Nguyễn Hữu Đang: Tôi với ông ấy cũng có cộng tác với nhau trong một khoảng thời gian đấy, thế nhưng tình cảm cũng chưa thể gọi là bạn hữu đâu, chỉ là như một người quen biết và cũng có lúc thân mật.
Vì cũng xa cách nhiều nhưng cuối cùng ông ấy cũng để lại cho bạn hữu và con cháu một cái đức tính rất tốt đó là ý chí bất cứ làm một việc gì dù lớn hay nhỏ thì ông ấy đều có một ý chí mạnh mẽ và say sưa làm việc thì đấy là cảm tưởng chung của rất nhiều người và cái đó là rất đáng quí mặc dù sống cô đơn như thế nhưng ông ấy vẫn bình tĩnh, làm việc gì cũng rất say sưa và cho đến lúc già cũng thế...
Tôi tin là ông ấy có thể là có Hồi ký hay một cái gì đó, có thể là có..., nhưng tôi cũng không được biết cái đó.
Việt Hùng: Xin được đa tạ nhà thơ Hoàng Cầm.
Những bài liên quan
* Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 9-11-2006)
* Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 28-9-2006)
* Nhận định của những nhà nghiên cứu về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 10)
* Vai trò của nhạc sĩ Văn Cao trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 9)
* Hình thức kỷ luật trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 8)
* Những nhân vật trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (phần 7)
* Sắc lệnh Báo chí bóp chết các tờ Trăm Hoa, Giai Phẩm, và Đất Mới không kèn không trống (phần 6)
* Giai Phẩm Mùa Thu ra đời với những bài vở nặng về chính trị hơn (phần 5)
* Ông Nguyễn Minh Cần kể tiếp về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (phần 4)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/02/14/InMemoryOfPoetNguyenHuuDang_VHung/
http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=250023
Ông ấy làm việc gì cũng rất..., tôi dùng hai chữ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói, ông Đang là một con người "hùng hổ - kiên quyết". Tính cách của ông Đang lúc làm việc thời trẻ cũng thế làm việc gì cũng rất tận tụy và kiên quyết lắm, đấy là một trong những tính cách mà tôi nhận định về ông ấy.
Tôi với ông Nguyễn Hữu Đang trong thời kỳ Nhân Văn (những năm 50 thế kỷ trước) mới chỉ cộng tác thôi, chứ chưa phải thân gì cả, chúng tôi có cùng ý nghĩ để cùng nhau ra tờ báo Nhân Văn, lúc đầu chỉ vậy thôi chứ gọi là thân mật thì chưa. Sau khi Nhân Văn đóng cửa tôi với ông ấy cũng xa nhau luôn, xa đến gần 20 năm.
Sau đó có một thời gian ông ấy lên Hà Nội ở, các đây độ mươi mười lăm năm ông ấy lên ở hẳn trên Hà Nội, dù là ở một mình nhưng ông ấy rất yêu đời và thường đạp xe đạp đi chơi với các bạn ở dưới phố. Ông ở trên khu chợ Bưởi ngày nào cũng đạp xe xuống phố, xuống Hà Nội rồi lại đạp xe về.
Mỗi ngày ông ấy đạp xe chừng 30 cây số nên ông ấy rất khỏe. Kể cả khi lên Hà Nội ở rồi ông ấy cũng chẳng nghĩ đến chuyện lập gia đình lấy vợ có con gì nữa cả. Gần 15 năm cuối đời tôi lại gần ông ấy nhiều hơn và luôn thấy ông ấy yêu đời, lạc quan, không thấy ông ấy nghĩ nhiều về thời sự chính trị, không thấy ông ấy nói bao giờ, thậm chí có gợi ra đi nữa thì ông ấy chỉ nói qua qua chút rồi lảng sang chuyện khác, thì đấy là cái mà tôi nhận xét rõ ràng trong thời ký cuối đời trong khoảng 15 năm trước khi ông ấy mất.
Việt Hùng: Thưa nhà thơ Hoàng Cầm, lần cuối cùng nhà thơ gặp cụ Nguyễn Hữu Đang là vào thời gian nào?
Ông Nguyễn Hữu Đang là một người tham gia cách mạng rất sớm, từ hồi còn trẻ. Ông ấy làm việc gì cũng rất..., tôi dùng hai chữ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói, ông Đang là một con người "hùng hổ - kiên quyết".
Nhà thơ Hoàng Cầm
Nhà thơ Hoàng Cầm: Khi mà ông ấy mệt, ốm nằm liệt giường cách đây độ hơn 2 năm, ông ấy mệt lắm, nằm liệt giường không đi lại được nữa.
Cách đây độ 1 tháng, trước khi ông mất có người cháu gọi ông Nguyễn Hữu Đang bằng bác ruột (nuôi ông ấy từ ngày ông ấy lên Hà Nội sống) có đến gặp tôi và mời tôi lên gặp ông Đang, anh cháu nói cũng rất cảm động "thôi thì biết là các bác là bạn cũ với nhau, bây giờ bác cháu sắp sửa đi rồi, già yếu lắm rồi, nên bây giờ chúng tôi tổ chức để mời bác lên chơi gặp bác cháu để nhìn nhau, hay để nói với nhau điều gì, hay làm điều gì đó cho nhau lần cuối cùng... thế thì tôi và anh Lê Đạt (nhà thơ) cũng lên thăm, gặp ông ấy.
Khi chúng tôi lên, thực sự ông Nguyễn Hữu Đang chỉ nằm không nói được điều gì, ông Đang có mở mắt ra và có biết là chúng tôi đến, có biết là chỉ hơi gật gật thôi, chúng tôi cũng ở chơi một lúc rồi chúng tôi về và đấy là lần gặp cuối cùng với ông ấy cách đây độ 1 tháng.
Việt Hùng: Trong cuốn Hồi ký của nhà thơ Phùng Quán khi nói về ông Nguyễn Hữu Đang nhà thơ Phùng Quán có viết "trên thế gian này không biết có còn ai cô đơn như ông Nguyễn Hữu Đang", phải chăng điều nhà thơ Phùng Quán thốt lên như vậy có thể hiểu như thế nào?
Nhà thơ Hoàng Cầm: Anh Phùng Quán viết như thế rất thực tế và rất đúng đấy! Anh Đang không có gia đình trong khi bạn bè cũng muốn giúp cho anh ấy lập gia đình nhưng anh ấy không nghe, có người rồi, người ta cũng đã đồng ý rồi nhưng anh ấy không nghe và rồi sau thôi. Ông Phùng Quán ông ấy muốn nói là như vậy, cả đời sống cô đơn, tức là ông Nguyễn Hữu Đang sống cô đơn cả đời không vợ con gì cả.
Việt Hùng: Một khoảng thời gian dài cụ Nguyễn Hữu Đang sống ẩn dật tại miền quê Thái Bình, thậm chí phải trải qua những thời kỳ "thăng trầm" và trong một lần ghé thăm nhà thơ Phùng Quán có viết, điều băn khoăn nhất của cụ Nguyễn Hữu Đang là đến lúc nhắm mắt xuôi tay không biết sẽ chết ở đâu...
Nhà thơ Hoàng Cầm: Có, lúc bấy giờ ông ấy về Thái Bình ở ẩn, ở đến gần 20 năm, trong thời gia trước trong số những anh em Nhân Văn còn lại thì có ông Phùng Quán đã về đến tận Thái Bình thăm ông Nguyễn Hữu Đang. Ông Phùng Quán có viết và đã được in rồi, cuốn đó đầu đề là: 3 phút sự thật, trong đó Phùng Quán có viết những chuyện chung quanh ông Nguyễn Hữu Đang.
Trong đó nhà thơ Phùng Quán đặc biệt tả về hoàn cảnh của ông Đang rất yêu đời, đời sống rất khổ cực, tằn tiện nhưng rất chu đáo với bạn khi về thăm có cái gì ăn cái đó. Ông Phùng Quán tả ra thì thấy đó là những cái ông Đang ông ấy tiết kiệm được, thí dụ như con tép, con tôm hay nồi cá kho...,
Ông ấy rất cẩn thận và chu đáo những chuyện đó, nhà văn Phùng Quán có tả những cái đó, thế nhưng mà cuối cùng Phùng Quán cũng phải nói "ở trên đời này tìm được một nhà văn bình thường thì quá dễ, nhưng ở đây ông Nguyễn Hữu Đang không phải là nhà văn, anh em văn nghệ ở Hà Nội thường coi ông ấy là nhà báo, hoặc là một người hoạt động chính trị.
Trước Cách mạng tháng 8 ông Nguyễn Hữu Đang là người làm việc truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giời ông Nguyễn Hữu Đang tìm ra được một người rất có uy tín đứng đầu Phong trào truyền bá Quốc Ngữ đó là cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ, trí thức có uy tín, danh tiếng trong quần chúng.
Nhà thơ Hoàng Cầm
Trước Cách mạng tháng 8 ông Nguyễn Hữu Đang là người làm việc truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giời ông Nguyễn Hữu Đang tìm ra được một người rất có uy tín đứng đầu Phong trào truyền bá Quốc Ngữ đó là cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ, trí thức có uy tín, danh tiếng trong quần chúng.
Chính ông Đang đã đưa cụ Nguyễn Văn Tố ra làm Chủ tịch Hội Truyền bá Quốc ngữ thế cho nên cảm tưởng của mọi anh em đều nghĩ rằng, sao ông Đang ông ấy giỏi đến như thế mà sao cuộc đời nghiệt ngã, cô độc đến như thế mà rồi ông ấy vẫn rất "vui vẻ", đấy là điều mà anh em rất quí ông ấy.
Anh em quí về ý chí của ông ấy trong khi đời sống thì cô đơn như thế. Đến bây giờ khi ông ấy vừa qua đời rồi nhưng anh em luôn vẫn rất kính phục một con người như thế mà vẫn say sưa, đàng hoàng, được lòng mọi người, anh em...
Việt Hùng: Cụ Nguyễn Hữu Đang trong cuộc đời dù là không để lại cho hậu thế những tác phẩm, phải chăng nhà thơ có biết được những tác phẩm, những áng văn, hay những bài thơ, hay những bài phân tích lý luận của cụ Nguyễn Hữu Đang?
Nhà thơ Hoàng Cầm: Cái thời Truyền bá Quốc ngữ và gia đoạn đầu cuộc cách mạng ông Nguyễn Hữu Đang được cử làm Bộ trưởng không Bộ của Chính phủ Lâm thời, lúc bấy giờ thì tôi cũng chưa thân gì, biết là ông ấy có tác phẩm đấy nhưng mà cũng không chú ý, thành ra bây giờ cũng tiếc là không được đọc cái gì của ông ấy, tôi chỉ được đọc mấy bài báo của ông ấy thôi.
Việt Hùng: Một lời trước khi chia tay, để nói về sự ra đi của cụ Nguyễn Hữu Đang, thưa nhà thơ Hoàng Cầm, nhà thơ sẽ chia sẻ điều gì?
Nhà thơ Nguyễn Hữu Đang: Tôi với ông ấy cũng có cộng tác với nhau trong một khoảng thời gian đấy, thế nhưng tình cảm cũng chưa thể gọi là bạn hữu đâu, chỉ là như một người quen biết và cũng có lúc thân mật.
Vì cũng xa cách nhiều nhưng cuối cùng ông ấy cũng để lại cho bạn hữu và con cháu một cái đức tính rất tốt đó là ý chí bất cứ làm một việc gì dù lớn hay nhỏ thì ông ấy đều có một ý chí mạnh mẽ và say sưa làm việc thì đấy là cảm tưởng chung của rất nhiều người và cái đó là rất đáng quí mặc dù sống cô đơn như thế nhưng ông ấy vẫn bình tĩnh, làm việc gì cũng rất say sưa và cho đến lúc già cũng thế...
Tôi tin là ông ấy có thể là có Hồi ký hay một cái gì đó, có thể là có..., nhưng tôi cũng không được biết cái đó.
Việt Hùng: Xin được đa tạ nhà thơ Hoàng Cầm.
Những bài liên quan
* Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 9-11-2006)
* Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 28-9-2006)
* Nhận định của những nhà nghiên cứu về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 10)
* Vai trò của nhạc sĩ Văn Cao trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 9)
* Hình thức kỷ luật trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 8)
* Những nhân vật trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (phần 7)
* Sắc lệnh Báo chí bóp chết các tờ Trăm Hoa, Giai Phẩm, và Đất Mới không kèn không trống (phần 6)
* Giai Phẩm Mùa Thu ra đời với những bài vở nặng về chính trị hơn (phần 5)
* Ông Nguyễn Minh Cần kể tiếp về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (phần 4)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/02/14/InMemoryOfPoetNguyenHuuDang_VHung/
http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=250023
No comments:
Post a Comment