HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday, 23 September 2013

NVGP * 16. TRẦN VĂN CẤN, LƯƠNG XUÂN NHỊ


  16. TRẦN VĂN CẤN, LƯƠNG XUÂN NHỊ * CHỐNG NVGP


Trần Văn Cẩn (Hoạ sĩ)
Chân tướng của bọn phá hoại đã phơi bày rất xấu xa

Trong kháng chiến tôi đã dự hai lần chỉnh huấn. Sau hai lần ấy tôi đều được đi tham gia thực tế. Qua lần ấy, tôi đã thấy sự chí tình của Đảng đối với chúng tôi như thế nào? Qua công tác thực tế, vấn đề sản xuất và cải cách ruộng đất chúng tôi đã được rèn luyện về nhận thức và tình cảm.

Lớp này, kết quả đạt được lại cao hơn nhiều. Trong công tác, tôi chuyên về chuyên môn, nên cứ nghĩ cố gắng tích cực công tác cũng có thể đóng góp được, do đó tôi, phiến diện nhìn không hết tình hình. Thời gian qua tôi cũng cảm thấy ghét bọn phá hoại Nhân văn - Giai phẩm vì có một sự phản ứng tự nhiên, (chúng tôi là những người xây dựng; ghét nhưng không hiểu ra làm sao cả. Qua lớp này, chân tướng của bọn ấy phơi bày rất xấu xa, chúng tôi nhận được rất rõ đâu là địch đâu là ta. Trước cũng biết bọn ấy là lếu láo nhưng bản chất của chúng thì thấy không hết.

Cũng ở lớp này, tôi thấy rõ phương pháp giáo dục, phê bình tự phê bình của Đảng. Sự ân cần của Đảng làm cho tất cả chúng ta, nhiều ít đều có sai lầm, đều đã thấy hết khuyết điểm của mình; ngay cả những anh em có nhiều tội lỗi nặng cũng vậy.

Kết quả đó là một thắng lợi lớn. Nhưng đó chỉ là bước đầu, cần phải kinh qua một cuộc đấu tranh tiếp tục nữa. Như bản thân tôi, cũng còn cần phải kinh qua công tác, thực tế nữa mới phát triển kết quả lớp học lên được. Trong lớp học anh em chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn; sau lớp này chúng tôi còn cần phải gắn bó với nhau hơn nữa, xếp thành hàng ngũ chặt chẽ để tiếp tục đấu tranh, để xây dựng ngành nghệ thuật chúng tôi.

Trong công tác thực tế, có nhiều việc rất nhỏ, nhưng chứa đựng một nội dung rất phong phú, có kinh qua công tác thực tế, mới bồi dưỡng được tình cảm.

Khi nghe qua báo cáo về tình hình thế giới, tôi có liên hệ đến một bức tranh của tôi, bức tranh là một tổ phụ nữ đan áo, nhưng nghĩ lại thì quả là tôi chưa có một nhận định gì khác ngoài những hình sắc bề ngoài, do đó mà tình cảm ở bức vẽ cũng không có gì sâu sắc ngoài sắc thái trang trí của nó. Bây giờ qua học tập tôi mới thấm thấy được qua cuộn len đan, cả một tấm hình cao đẹp, thắm thiết của các đồng chí bạn đối với ta, nhất là các đồng chí Liên xô, Trung quốc đã giúp đỡ chúng ta chí tình, trong những việc lớn lao cũng như đã lo lắng giúp ta giải quyết cả đến công ăn việc làm hàng ngày. Anh em ruột thịt chưa dễ đã lo lắng cho nhau đến thế. Con mắt của tôi nhìn một chiếc áo, một cuộn len, một thùng bột bây giờ mới có được chiều sâu tình cảm. Chỉ nói đến những việc thông thường thôi mà cái nội dung chứa đựng bên trong đã súc tích như vậy thì mối tình thương yêu giai cấp, mối tình quốc tế cao cả càng nồng đậm biết bao!

Nhìn toàn bộ hay nhìn bộ phận, con đường Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã rất rõ. Bước đường Cách mạng ở nước ta là nằm trong con đường cách mạng chung của thế giới. Trước đây tôi mơ hồ và thiếu cảnh giác. Bây giờ tôi mới nhận thấy do lập trường mình bấp bênh, đầu óc nặng chuyên môn, và con mắt nhìn của mình mà như thế. Đến lớp này, tôi mới thấy ra được, sau lớp học, tôi mong được đi vào thực tế như trước; nhưng chắc chắn lần này đi vào thực tế, tôi sẽ nhìn được sâu sắc hơn. Tôi tin tưởng như thế.

Chúng tôi thường nói đến chữ “sensibilité” nhưng cái đó cũng mơ hồ lắm, vì không biết sensibilité của công nông binh như thế nào? Ở Hội hoạ cũng như các ngành khác, sáng tác cần có tình cảm. Nhưng tình cảm đó phải là tình cảm của công nông binh mới được.

Tôi hứa với tất cả các đồng chí tôi sẽ cố gắng, và tôi tin là sẽ cố gắng được. Chúng ta đấu tranh giúp đỡ lẫn nhau, Đảng lại tiếp sức cho, chúng ta sẽ được thúc đẩy nhau cùng tiến bộ.



*
Lương Xuân Nhị (Hoạ sĩ)
Chúng ta nhất định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

=

Cuộc cách mạng lớn về tư tưởng đang được tiến hành trong giới văn nghệ, đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử văn học nghệ thuật nước nhà.

Lớp học tổ chức cho anh chị em văn nghệ sĩ lần này đã giúp tôi rất nhiều trong việc phân biệt tư tưởng thù địch và tác hại của nó trong giai đoạn cách mạng tiến lên xã hội chủ nghĩa

Văn nghệ là một thứ vũ khí sắc bén có một tác dụng nhất định trong cuộc đấu tranh tư tưởng và chính trị. Người văn nghệ sĩ, nếu trong tư tưởng chưa xác định cho mình một lập trường vững chắc, để sa vào [2] âm mưu của bọn thù địch và bị lợi dụng lúc đó họ trở nên công cụ để phản lại Tổ quốc. Chúng ta đã vạch rõ được những mánh khoé xảo quyệt của phần tử Nhân văn–Giai phẩm định núp dưới chiêu bài của chú nghĩa Mác–Lê-nin, dùng văn nghệ để phục vụ cho mục đích chính trị phản động, ăn khớp với luận điệu xuyên tạc của bọn Mỹ Diệm ở miền Nam, lũng đoạn trong mọi ngành văn học nghệ thuật, gây hoang mang và tác hại trong tư tưởng của tầng lớp trí thức thanh niên, học sinh, tư sản và tiểu tiểu tư sản.

Nhưng chúng ta đã đả phá đến tận gốc rễ của nguồn tư tưởng tư sản thù địch ấy. Tuy nhiên chưa hẳn chúng ta đã quét sạch được tư tưởng ấy trong chốc lát, nó luôn luôn đợi thời cơ để trở lại trong nếp suy nghĩ, trong sinh hoạt, trong hành động. Bởi vậy ở mỗi người văn nghệ sĩ cần có sự cảnh giác từng giờ từng phút và kiến định một lập trường xã hội chủ nghĩa vững chắc.

Trước mắt người văn nghệ sĩ, hai con đường đã được vạch rõ để họ tự nguyện lựa chọn. Một là đi theo con đường vinh quang của nhân dân, hai là trở lại con đường nô lệ đế quốc, phản lại nhân dân, con đường phản quốc. Nhất định là giới văn nghệ Việt nam kiên quyết đi theo con đường trên, và vạch trần bộ mặt gian hiểm của bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, bọn chống Đảng, chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống xã hội chủ nghĩa.


=


--------------------------------------------------------------------------------
[1]Nguyên văn: vùi rập (talawas)
[2]Nguyên văn: giao động (talawas)
[3]Nguyên văn: sun soe (talawas)

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ, số 12, tháng 5 năm 1958 – Số đặc biệt thứ hai chống Nhân văn–Giai phẩm, trang 59-121




--------------------------------------------------------------------------------
[1]Nguyên văn: sỏ mũi (talawas)
[2]Nguyên văn: xa vào (talawas)

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ, số 12, tháng 5 năm 1958 – Số đặc biệt thứ hai chống Nhân văn–Giai phẩm, trang 59-121.




No comments:

Post a Comment