105.VĨNH BIỆT NGUYỄN HỮU ĐANG
Vĩnh biệt trụ cột Nhân văn giai phẩm
Các nhà văn, nhà báo Hà Nội tham gia diễn đàn Talawas tới viếng ông Nguyễn Hữu Đang
Nhiều nhà văn có tiếng đã tiễn đưa ông Nguyễn Hữu Đang về nơi an nghỉ cuối cùng tại Việt Nam vào ngày mùng 10 vừa qua.
Ông qua đời ngày mồng 8 tháng Hai năm 2007, hưởng thọ 94 tuổi.
Ông Nguyễn Hữu Đang được coi là một cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm hồi cuối thập niên 1950.
Ông cũng từng giữ các chức vụ thứ trưởng Bộ Thanh Niên, thứ trưởng Bộ Tuyên Truyền thuộc nội các đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Thập niên 1960, ông Nguyễn Hữu Đang đã bị giam cầm nhiều năm tại Hà Giang vì chống lại chế độ "cực quyền toàn trị " của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông còn bị buộc tội 'làm gián điệp'.
Nhà phê bình văn học Đặng Tiến hiện đang sống tại Pháp nói ông Nguyễn Hữu Đang có nhiều thành tích về văn hoá, nhưng người ta lại biết tới vai trò của ông trong thời kỳ Nhân văn giai phẩm nhiều hơn.
Nghe phỏng vấn ông Đặng Tiến
Được biết, ông Nguyễn Hữu Đang hoạt động cách mạng từ thập niên 1940, tham gia tích cực phong trào truyền bá quốc ngữ, sau đó phụ trách mảng thanh niên trong phong trào Việt Minh.
Ông Đang chính là người đã xây dựng khán đài tại Quảng trường Ba Đình để Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập, theo bản vẽ của hoạ sỹ Lê Văn Đệ.
Về sau này, ông bị cho là người lãnh đạo phong trào Nhân văn Giai phẩm.
Theo ông Đặng Tiến, ông Nguyễn Hữu Đang gia nhập Đảng Cộng Sản từ năm 1947, nhưng tới năm 1951 thì ông hầu như không còn liên hệ gì với Đảng.
Ông Đặng Tiến cho biết, ông còn giữ một bài viết của ông Nguyễn Hữu Đang đăng trên báo Nhân Văn số bốn, với tiêu đề "Cần phải chính quy hơn nữa".
Trong bài viết này, ông Nguyễn Hữu Đang đòi Việt Nam phải có một chế độ pháp lý rõ ràng, một bản hiến pháp mới và xây dựng nền dân chủ pháp trị.
Trong bài có đoạn: "Do pháp trị thiếu sót mà cải cách ruộng đất đã hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có một chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng bên Bờ Hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn mất ngủ. Cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà. Ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung..."
Ông Nguyễn Hữu Đang được phóng thích theo nội dung Hiệp Định Paris, sau 15 năm bị tù.
Khi ông Đang qua đời, báo chí trong nước hầu như không đăng bài nhắc tới ông.
Tuy nhiên mới đây, chủ tịch nước Việt Nam đã ký quyết định trao Giải thưởng Nhà nước cho bốn nhà thơ thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm là các ông Lê Ðạt, Hoàng Cầm, Trần Dần và Phùng Quán. Trong số này chỉ có hai ông Lê Ðạt và Hoàng Cầm là còn sống.
-----------------------------------------------------------
Lê Quang Huy, TP HCM
Lịch sử ĐCS Việt Nam gắn liền với bốn sự kiện lớn "long trời lở đất" : Cải cách ruộng đất, vụ án Nhân văn - Giai phẩm, vụ án Xét lại - chống Đảng, Cải tạo tư sản. Cả 4 sự kiện đó đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng, bức hại hàng vạn người phải bỏ nước ra đi. Tôi vô cùng khâm phục các văn nghệ sĩ đã dám đấu tranh chống chế độ đảng trị muốn bóp nghẹt tiếng nói của nhân dân. Họ đã không chấp nhận làm văn nô cho Đảng, cúi đầu tung hô cường quyền.
Xin thắp lên một nén hương tưởng nhớ hương hồn cụ Đang và những nạn nhân của vụ án Nhân văn - Giai phẩm. Đảng CSVN đừng mong dùng bạo lực mà diệt được tiếng nói đòi tự do của nhân dân.
Mai Ninh, VN
Cha tôi nói, ông hối hận vì tin vào những tuyên truyền sai lệch, bịp bợm, đầy ác ý mà nghĩ rằng cụ Nguyễn Hữu Đang là "phản động". Dẫu sao, biết hối, biết lỗi, thì vẫn còn chất "người". Cha tôi bảo thế.
Tô Ngọc Bình
Xin bái vọng hương hồn cụ,cùng lời tri ân và sự thương tiếc vô vàn. Đọc bài này tôi mới thấy được công lao vô cùng to lớn của những nhà cách mạng VN, trong đó có những nhà văn, nhà báo thực sự góp phần vào chiến thắng thần thánh giành độc lập cho đất nước, và tranh đấu cho tự do, hạnh phúc của dân tộc, tiếc thay những vị hiền tài đã thất thế sa cơ, và cho đến hôm nay dân tộc VN vẫn chưa có được chủ quyền như tiền nhân kỳ vọng.
Ẩn danh
Tai họa gây nên cho nhóm Nhân văn giai phẩm, chính phạm là ngài Tố Hữu. Nguyên bị đều đã qua trang. Nhưng cần biết đây là phương sách " tiên hạ thủ vi cường "của hầu hết những người làm chính trị.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070215_nguyenhuudang.shtml
Các nhà văn, nhà báo Hà Nội tham gia diễn đàn Talawas tới viếng ông Nguyễn Hữu Đang
Nhiều nhà văn có tiếng đã tiễn đưa ông Nguyễn Hữu Đang về nơi an nghỉ cuối cùng tại Việt Nam vào ngày mùng 10 vừa qua.
Ông qua đời ngày mồng 8 tháng Hai năm 2007, hưởng thọ 94 tuổi.
Ông Nguyễn Hữu Đang được coi là một cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm hồi cuối thập niên 1950.
Ông cũng từng giữ các chức vụ thứ trưởng Bộ Thanh Niên, thứ trưởng Bộ Tuyên Truyền thuộc nội các đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Thập niên 1960, ông Nguyễn Hữu Đang đã bị giam cầm nhiều năm tại Hà Giang vì chống lại chế độ "cực quyền toàn trị " của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông còn bị buộc tội 'làm gián điệp'.
Nhà phê bình văn học Đặng Tiến hiện đang sống tại Pháp nói ông Nguyễn Hữu Đang có nhiều thành tích về văn hoá, nhưng người ta lại biết tới vai trò của ông trong thời kỳ Nhân văn giai phẩm nhiều hơn.
Nghe phỏng vấn ông Đặng Tiến
Được biết, ông Nguyễn Hữu Đang hoạt động cách mạng từ thập niên 1940, tham gia tích cực phong trào truyền bá quốc ngữ, sau đó phụ trách mảng thanh niên trong phong trào Việt Minh.
Ông Đang chính là người đã xây dựng khán đài tại Quảng trường Ba Đình để Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập, theo bản vẽ của hoạ sỹ Lê Văn Đệ.
Về sau này, ông bị cho là người lãnh đạo phong trào Nhân văn Giai phẩm.
Theo ông Đặng Tiến, ông Nguyễn Hữu Đang gia nhập Đảng Cộng Sản từ năm 1947, nhưng tới năm 1951 thì ông hầu như không còn liên hệ gì với Đảng.
Ông Đặng Tiến cho biết, ông còn giữ một bài viết của ông Nguyễn Hữu Đang đăng trên báo Nhân Văn số bốn, với tiêu đề "Cần phải chính quy hơn nữa".
Trong bài viết này, ông Nguyễn Hữu Đang đòi Việt Nam phải có một chế độ pháp lý rõ ràng, một bản hiến pháp mới và xây dựng nền dân chủ pháp trị.
Trong bài có đoạn: "Do pháp trị thiếu sót mà cải cách ruộng đất đã hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có một chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng bên Bờ Hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn mất ngủ. Cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà. Ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung..."
Ông Nguyễn Hữu Đang được phóng thích theo nội dung Hiệp Định Paris, sau 15 năm bị tù.
Khi ông Đang qua đời, báo chí trong nước hầu như không đăng bài nhắc tới ông.
Tuy nhiên mới đây, chủ tịch nước Việt Nam đã ký quyết định trao Giải thưởng Nhà nước cho bốn nhà thơ thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm là các ông Lê Ðạt, Hoàng Cầm, Trần Dần và Phùng Quán. Trong số này chỉ có hai ông Lê Ðạt và Hoàng Cầm là còn sống.
-----------------------------------------------------------
Lê Quang Huy, TP HCM
Lịch sử ĐCS Việt Nam gắn liền với bốn sự kiện lớn "long trời lở đất" : Cải cách ruộng đất, vụ án Nhân văn - Giai phẩm, vụ án Xét lại - chống Đảng, Cải tạo tư sản. Cả 4 sự kiện đó đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng, bức hại hàng vạn người phải bỏ nước ra đi. Tôi vô cùng khâm phục các văn nghệ sĩ đã dám đấu tranh chống chế độ đảng trị muốn bóp nghẹt tiếng nói của nhân dân. Họ đã không chấp nhận làm văn nô cho Đảng, cúi đầu tung hô cường quyền.
Xin thắp lên một nén hương tưởng nhớ hương hồn cụ Đang và những nạn nhân của vụ án Nhân văn - Giai phẩm. Đảng CSVN đừng mong dùng bạo lực mà diệt được tiếng nói đòi tự do của nhân dân.
Mai Ninh, VN
Cha tôi nói, ông hối hận vì tin vào những tuyên truyền sai lệch, bịp bợm, đầy ác ý mà nghĩ rằng cụ Nguyễn Hữu Đang là "phản động". Dẫu sao, biết hối, biết lỗi, thì vẫn còn chất "người". Cha tôi bảo thế.
Tô Ngọc Bình
Xin bái vọng hương hồn cụ,cùng lời tri ân và sự thương tiếc vô vàn. Đọc bài này tôi mới thấy được công lao vô cùng to lớn của những nhà cách mạng VN, trong đó có những nhà văn, nhà báo thực sự góp phần vào chiến thắng thần thánh giành độc lập cho đất nước, và tranh đấu cho tự do, hạnh phúc của dân tộc, tiếc thay những vị hiền tài đã thất thế sa cơ, và cho đến hôm nay dân tộc VN vẫn chưa có được chủ quyền như tiền nhân kỳ vọng.
Ẩn danh
Tai họa gây nên cho nhóm Nhân văn giai phẩm, chính phạm là ngài Tố Hữu. Nguyên bị đều đã qua trang. Nhưng cần biết đây là phương sách " tiên hạ thủ vi cường "của hầu hết những người làm chính trị.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070215_nguyenhuudang.shtml
No comments:
Post a Comment