107. NGUYỄN THIÊN THỤ * NGUYỄN HỮU ĐANG
NGUYỄN HỮU ĐANG (1912-2007)
Nguyễn Hữu
Đang sinh năm 1912, tại thôn Trà Vy, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương., tỉnh
Thái Bình, trong một gia đình nông dân bậc trung. Thân phụ ông là một
vị chánh tổng. Ông là linh hồn của hội Truyền Bá Quốc Ngữ, cùng với
Nguyễn Văn Tố hoạt động cho Mặt trận Văn Hóa Cứu quốc. Ông là người đứng
ra xây dựng khán đài tại Ba Đình theo bản vẽ của họa sĩ Lê Văn Đệ cho
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn độc lập. Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình
Thi đều do Nguyễn Hữu Đang giới thiệu vào tổ chức. Sau ông làm Tổng
Thanh tra Bình dân học vụ. Năm 1954, ông đuợc mời làm bộ trưởng và vào
đảng nhưng ông từ chối. Ông nói : nội bộ thiếu dân chủ trầm trọng, mình
bây giờ chỉ một mình một đảng. Ông cộng tác với nhà xuất bản Minh Đức,
trình bày cho báo Văn Nghệ rồi ra làm tờ Nhân Văn. Ông không cộng tác
với họ, không chịu vào đảng, ông lại chỉ trích họ cho nên họ thẳng tay
trả thù ông! Vũ Thư Hiên ghi rằng Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913, tham
gia chống Pháp 1929, năm 1930 bị bắt, ra tòa 1931, nhưng vì nhỏ tuổi nên
chỉ bị quản thúc. Ông tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương, là tiền
thân của đảng Cộng sản, viết báo Ngày Mới, Thời Báo và các báo Tin Tức,
Đời Nay của cộng sản, tham gia hội Truyền Bá Quốc Ngữ với Nguyễn Văn Tố,
Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai. Ông là đảng viên cộng sản từ 1943, năm
1945 là thứ trưởng bộ Thanh Niên (117).
Cũng có tài liệu nói ông vào đảng từ 1947 nhưng 1951, ông không còn sinh hoạt đảng nữa. Ông chủ trương Nhân Văn, ông bị bắt giam năm 1958, năm 1960 thì ra tòa bị kết án tù 15 năm và bị giam tại Hà Giang vì tội lãnh đạo Nhân Văn chống đảng. Họ phao vu ông và bà Thụy An là gián điệp, định bỏ trốn vào Nam. Năm 1973, ông đuợc tha nhưng bị an trí tại Thái Bình 20 năm. Khi được thả ra, ông sống ở một nơi hoang vu, không vợ con, bắt cóc nhái , lượm bao thuốc lá đổi cóc, nhái, rắn cho trẻ con mà làm lương thực. Ông đào hố sẵn, chuẩn bị một cái chết không phiền nhiễu ai. Năm 1991, Phùng Quán đi thăm Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán nói về tập thơ Xem Đêm của Phùng Cung.
Nguyễn Hữu Đang đã đem bốn triệu bạc do anh em, và bạn bè ủng hộ để in tập thơ này. Ông cũng đã viết lời giới thiệu cho tập thơ này. Năm 1997, ông về Hà Nội, được trả lương hưu. Ông mất ngày 8-2 năm 2007, thọ 94 tuỗi. Được bà Thuy Khuê phỏng vấn, Nguyễn Hữu Đang cho hay rằng từ khi ông biết thông tư của ban tuyên huấn đảng khẳng định tiểu tư sản là không đáng tin cậy, thì ông không còn tin vào đảng nữa.
Đến khi cải cách ruộng đất, nỗi bất mãn càng cao. Rồi đại hội XX đảng cộng sản Liên Xô tố cáo tội ác Stalin đã làm cho ông chợt tỉnh và quyết tâm tranh đấu. Ông nói thêm:
Lúc bấy giờ trong người tôi bùng lên một tư tưởng ''Vì chân lý mà đấu tranh'' Kỷ luật của đảng không thể trói buộc mình được, nếu mình thấy phải, mình cứ làm, cứ nói. Lúc bấy giờ không sợ tổ chức nhiều quá nữa. Bãy giờ mới tự tin ở mình, phải thẳng thắn đấu tranh . Ở thời đó, thì tư tưởng gọi là đấu tranh, phê bình của anh em giới văn nghệ cũng lên cao lắm. Thành thử tư tưởng đấu tranh của tôi gặp tư tưởng đấu tranh của anh em, cho nên cuối cùng tập hợp nhau thành phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
<>
Nguyễn Văn Trấn đã nhắc đến một đoạn văn của ông trên Nhân Văn số 4, ngày 5-11- 1956, chỉ trích thẳng bộ máy chính quyền Hà Nội, là một chính quyền cai trị bằng sắc lệnh. Ông đòi hỏi phải có nền pháp lý rõ ràng và thay đổi hiến pháp. Ông viết:
Toà án là một tòa án , tha hồ tùy tiện còn hơn tôn giáo pháp đình của giáo hội trung cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ mà xử ( Nguyễn Văn Trấn, 274).
Trên Nhân Văn, ông đã viết một số bài bình luận, tranh đấu cho tự do dân chủ, song các báo Nhân Văn, Giai Phẩm nay không còn, chỉ còn hai bài được ghi lại trên Nhân Văn và Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc.
+Bàì I. Hiến pháp Việt Nam 1946 và Hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ như thế nào?
Trong bài này, ông vin vào hiến pháp 1946 để đòi tự do, dân chủ cho nhân dân:Hiến pháp 1946 ghi:
“Điều thứ 10: Công dân Việt Nam có quyền:
-Tự do ngôn luận
-Tự do xuất bản
-Tự do tổ chức và hội họp
-Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra ngoài nước
Điều thứ 11: Tư pháp chưa quyết đinh thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Nhà ở và thư từ của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật “.
Nguyễn Hữu Đang rất khôn khéo khi đòi hỏi cho tự do, dân chủ Việt Nam. Trong bài bình luận trên, ông lấy Hiến pháp Trung Quốc để so sánh với Việt Nam. Trung Quốc là một nước độc tài, Mao Trạch Đông là người tàn bạo nhưng trên Hiến pháp, ông vẫn tuyên bố để cho nhân dân Trung Quốc mọi thứ tự do. Việt Nam cũng độc tài, phi dân chủ và xảo trá nhưng không dám áp dụng Hiến pháp 1946, một hiến pháp do Nguyễn Mạnh Tường viết, dùng đoạn mở đầu của Hiến pháp Mỹ, và nội dung của Tam Dân chủ nghĩa, dù chỉ là áp dụng trên hình thức.
+Bài II. Cần phải chính quy hơn nữa
Trong bài này ông cũng đòi hỏi cộng sản tôn trọng pháp luật, đừng giết hại bừa bãi nhân dân vô tội.
“Trong Cải cách Ruộng đất, những việc bắt người, giam người, tra hỏi (dùng nhục hình dã man), xử tù, xử bắn, tÎch thu tài sản, hết sức bừa bãi, bậy bạ, cũng như việc bao vây đến làm chết đói những thiếu nhi vô tội trong các gia đình địa chủ (hoặc chính là nông dân mà bị quy sai thành phần), không phải chỉ hoàn toàn do sự lãnh đạo kém cỏi mà còn do thiếu chế độ pháp trị h£n hoi. Giá các Đoàn Uỷ lúc nào cũng thấy trên đầu họ con mắt dõi theo của thần công lš, giá lúc nào họ cũng thấy văng vẳng bên tai câu nhắc nhở của toà án: "hễ làm trái pháp luật là bị truy tố đấy" thì chắc chắn là họ đã thận trọng hơn và nhiều tai vạ đã tránh được cho nhân dân rồi. "Giết nhầm sẽ bị kiểm thảo", š nghï ấy có thể là nghiêm chÌnh, nhưng nó mới nhẹ nhàng, thoải mái làm sao!”
Bài chính luận trên đây của Nguyễn Hữu Đang đăng trên Nhân Văn số 5, ngày 12-10-1956, nhắm phê phán chế độ vô pháp luật của cộng sản Việt Nam. Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo , Nguyễn Mạnh Tường và Phan Khôi đều lấy hứng khởi từ bản báo cáo của Khrushshev về tội ác của Stalin được phanh phui trước dư luận quốc tế , đã quyết tâm tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Họ đã tấn công vào việc cộng sản không tôn trọng Hiến pháp do họ đặt ra, và cai trị bằng nghị định, không có pháp luật bảo đảm quyền lợi cho nhân dân. Họ là những con người thật sự yêu nước thương dân, xứng đáng là những sĩ phu.
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
http://www.sơntrung.com
SƠN TRUNG THƯ TRANG
http://sontrung.blogspot.com
Cũng có tài liệu nói ông vào đảng từ 1947 nhưng 1951, ông không còn sinh hoạt đảng nữa. Ông chủ trương Nhân Văn, ông bị bắt giam năm 1958, năm 1960 thì ra tòa bị kết án tù 15 năm và bị giam tại Hà Giang vì tội lãnh đạo Nhân Văn chống đảng. Họ phao vu ông và bà Thụy An là gián điệp, định bỏ trốn vào Nam. Năm 1973, ông đuợc tha nhưng bị an trí tại Thái Bình 20 năm. Khi được thả ra, ông sống ở một nơi hoang vu, không vợ con, bắt cóc nhái , lượm bao thuốc lá đổi cóc, nhái, rắn cho trẻ con mà làm lương thực. Ông đào hố sẵn, chuẩn bị một cái chết không phiền nhiễu ai. Năm 1991, Phùng Quán đi thăm Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán nói về tập thơ Xem Đêm của Phùng Cung.
Nguyễn Hữu Đang đã đem bốn triệu bạc do anh em, và bạn bè ủng hộ để in tập thơ này. Ông cũng đã viết lời giới thiệu cho tập thơ này. Năm 1997, ông về Hà Nội, được trả lương hưu. Ông mất ngày 8-2 năm 2007, thọ 94 tuỗi. Được bà Thuy Khuê phỏng vấn, Nguyễn Hữu Đang cho hay rằng từ khi ông biết thông tư của ban tuyên huấn đảng khẳng định tiểu tư sản là không đáng tin cậy, thì ông không còn tin vào đảng nữa.
Đến khi cải cách ruộng đất, nỗi bất mãn càng cao. Rồi đại hội XX đảng cộng sản Liên Xô tố cáo tội ác Stalin đã làm cho ông chợt tỉnh và quyết tâm tranh đấu. Ông nói thêm:
Lúc bấy giờ trong người tôi bùng lên một tư tưởng ''Vì chân lý mà đấu tranh'' Kỷ luật của đảng không thể trói buộc mình được, nếu mình thấy phải, mình cứ làm, cứ nói. Lúc bấy giờ không sợ tổ chức nhiều quá nữa. Bãy giờ mới tự tin ở mình, phải thẳng thắn đấu tranh . Ở thời đó, thì tư tưởng gọi là đấu tranh, phê bình của anh em giới văn nghệ cũng lên cao lắm. Thành thử tư tưởng đấu tranh của tôi gặp tư tưởng đấu tranh của anh em, cho nên cuối cùng tập hợp nhau thành phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
<>
Nguyễn Văn Trấn đã nhắc đến một đoạn văn của ông trên Nhân Văn số 4, ngày 5-11- 1956, chỉ trích thẳng bộ máy chính quyền Hà Nội, là một chính quyền cai trị bằng sắc lệnh. Ông đòi hỏi phải có nền pháp lý rõ ràng và thay đổi hiến pháp. Ông viết:
Toà án là một tòa án , tha hồ tùy tiện còn hơn tôn giáo pháp đình của giáo hội trung cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ mà xử ( Nguyễn Văn Trấn, 274).
Trên Nhân Văn, ông đã viết một số bài bình luận, tranh đấu cho tự do dân chủ, song các báo Nhân Văn, Giai Phẩm nay không còn, chỉ còn hai bài được ghi lại trên Nhân Văn và Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc.
+Bàì I. Hiến pháp Việt Nam 1946 và Hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ như thế nào?
Trong bài này, ông vin vào hiến pháp 1946 để đòi tự do, dân chủ cho nhân dân:Hiến pháp 1946 ghi:
“Điều thứ 10: Công dân Việt Nam có quyền:
-Tự do ngôn luận
-Tự do xuất bản
-Tự do tổ chức và hội họp
-Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra ngoài nước
Điều thứ 11: Tư pháp chưa quyết đinh thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Nhà ở và thư từ của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật “.
Nguyễn Hữu Đang rất khôn khéo khi đòi hỏi cho tự do, dân chủ Việt Nam. Trong bài bình luận trên, ông lấy Hiến pháp Trung Quốc để so sánh với Việt Nam. Trung Quốc là một nước độc tài, Mao Trạch Đông là người tàn bạo nhưng trên Hiến pháp, ông vẫn tuyên bố để cho nhân dân Trung Quốc mọi thứ tự do. Việt Nam cũng độc tài, phi dân chủ và xảo trá nhưng không dám áp dụng Hiến pháp 1946, một hiến pháp do Nguyễn Mạnh Tường viết, dùng đoạn mở đầu của Hiến pháp Mỹ, và nội dung của Tam Dân chủ nghĩa, dù chỉ là áp dụng trên hình thức.
+Bài II. Cần phải chính quy hơn nữa
Trong bài này ông cũng đòi hỏi cộng sản tôn trọng pháp luật, đừng giết hại bừa bãi nhân dân vô tội.
“Trong Cải cách Ruộng đất, những việc bắt người, giam người, tra hỏi (dùng nhục hình dã man), xử tù, xử bắn, tÎch thu tài sản, hết sức bừa bãi, bậy bạ, cũng như việc bao vây đến làm chết đói những thiếu nhi vô tội trong các gia đình địa chủ (hoặc chính là nông dân mà bị quy sai thành phần), không phải chỉ hoàn toàn do sự lãnh đạo kém cỏi mà còn do thiếu chế độ pháp trị h£n hoi. Giá các Đoàn Uỷ lúc nào cũng thấy trên đầu họ con mắt dõi theo của thần công lš, giá lúc nào họ cũng thấy văng vẳng bên tai câu nhắc nhở của toà án: "hễ làm trái pháp luật là bị truy tố đấy" thì chắc chắn là họ đã thận trọng hơn và nhiều tai vạ đã tránh được cho nhân dân rồi. "Giết nhầm sẽ bị kiểm thảo", š nghï ấy có thể là nghiêm chÌnh, nhưng nó mới nhẹ nhàng, thoải mái làm sao!”
Bài chính luận trên đây của Nguyễn Hữu Đang đăng trên Nhân Văn số 5, ngày 12-10-1956, nhắm phê phán chế độ vô pháp luật của cộng sản Việt Nam. Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo , Nguyễn Mạnh Tường và Phan Khôi đều lấy hứng khởi từ bản báo cáo của Khrushshev về tội ác của Stalin được phanh phui trước dư luận quốc tế , đã quyết tâm tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Họ đã tấn công vào việc cộng sản không tôn trọng Hiến pháp do họ đặt ra, và cai trị bằng nghị định, không có pháp luật bảo đảm quyền lợi cho nhân dân. Họ là những con người thật sự yêu nước thương dân, xứng đáng là những sĩ phu.
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
http://www.sơntrung.com
SƠN TRUNG THƯ TRANG
http://sontrung.blogspot.com
No comments:
Post a Comment