113. PHẠM XUÂN NGUYÊN * NỤ CƯỜI LÊ ĐẠT
Nụ cười Lê Đạt
16-03-2007 23:15:58 GMT +7
Gặp
ông, trò chuyện, lại nghe ông cười, cái cười như mọi chuyện trên đời
không có gì to tát, nghiêm trọng cả. Sống, đấy là cái chính. Mà với ông,
Lê Đạt, sống là sáng tạo, là mới
1. Trưa mùng 5 Tết Đinh Hợi, mưa bụi giăng phố phường Hà Nội, mấy anh em văn nghệ ghé xe đón Lê Đạt sang Bắc Ninh du xuân ở nhà đồi của nhạc sĩ Dương Thụ. Ở tuổi bát thập ông vẫn cười giòn giã. Một cái cười rất Lê Đạt. Ấn tượng nhất cho ai lần đầu gặp Lê Đạt là cái cười hồn nhiên, sảng khoái, cười như không có gì đáng cười cả. Dọc đường đi, cũng như trong suốt cuộc nhậu tân niên ở nơi lánh mình của người hát ca “bay vào ngày xanh”, mọi người chúc mừng Lê Đạt cùng Hoàng Cầm, Trần Dần và Phùng Quán, được Giải thưởng Nhà nước. Ông cười: Thì cũng phải thôi, đó là một cử chỉ đẹp. Ai đó nhắc câu thơ thuở nào ông viết: Những kiếp người sống lâu trăm tuổi / Ỳ như một chiếc bình vôi / Càng sống càng tồi /Càng sống càng bé lại. Cái cười sảng khoái của Lê Đạt cho thấy đời là vậy, vốn vậy, uốn éo bẻ cong bẻ xiên gì thì cuộc sống vẫn cứ là đi theo một đường thẳng đến chỗ nó phải đến.
2. Nửa thế kỷ trước, Lê Đạt từng làm những bài thơ rất hiện thực, rất cảm hứng ngợi ca cách mạng, chế độ mới. Ông biểu dương đôi vợ chồng trẻ nông dân đào giếng lấy nước tưới tắm mùa màng không sợ đụng long mạch, nghĩa là dám phá bỏ những tập tục lạc hậu, những rào chắn tư tưởng. Ông ca ngợi họ là Những con người dám cả gan đánh bốc / Với những già nua cũ kỹ của cuộc đời. Ông vui niềm vui của những người thợ đổ thùng, ơn nhờ cách mạng đã được đổi đời, được lên lầu Marty ở. Thơ ông, nửa thế kỷ trước, hừng hực khí thế của những con người nắm chắc tương lai, tin vào hiện tại, với chỉ một khẩu hiệu niềm tin: Mới! Mới !/ Luôn luôn Mới / Bay cho cao / Bay cho xa / Trên những vết già nua cũ kỹ / Trên lề đường han rỉ / Vượt ngày hôm nay / Vượt ngày mai, ngày kia,/ Vượt mãi...
3. May sao, ông đã học được từ cha mình bài học lớn: Đau thương kiên quyết làm người / Không nên lùi bước trước cuộc đời / Phải thắng. Ông có CHỮ làm đích sống. Để rồi khi vận động xã hội đặt trở lại người nào chỗ ấy, vật nào nơi nấy, ông lại lên tiếng bằng tập thơ chung 36 bài tình Lê Đạt - Dương Tường. Và khi Bóng chữ xuất hiện, Lê Đạt đã chứng minh sáng tạo là sự vượt thoát giam cầm thể xác, tù hãm tinh thần, là sự vượt thoát cái chết. “Tư duy được cấu trúc như ngôn ngữ”, ông ngộ ra điều này từ Lacan. Bởi thế, nhà thơ là người làm chữ, là “phu chữ”. Giờ thì hai tiếng này của ông đã thành một chỉ hiệu của người làm thơ. Ông viết: “Đời người thơ hạnh phúc có lẽ là lần tìm những lời tinh mơ nhất để tỏ tình. Ngỏ lời bằng những ngó lời”. Làm thơ cũng như làm một khoa học chính xác, được quyền thử và sai, để kết quả cuối cùng là đáp số những câu thơ lạ và hay. Như một kiểu thơ Haikâu chế tạo bởi Lê Đạt: Ngực dự hương thơm đêm mùi tuổi chín / Mắt lá tre đằng ngậm mộng ba giăng...
4. Ít ai biết thời kháng Pháp Lê Đạt từng ở bộ phận thư ký của ông Trường Chinh. Dịp rồi kỷ niệm trăm năm sinh nhà lãnh đạo cách mạng này, nhiều người thân cận kể các hồi ức, kỷ niệm. Ông thì im lặng. Ông bảo đó là việc đời, đời xong việc rồi, thì thôi. Bây giờ làm thơ, đọc sách, “và khỏe thì đi chơi với các cậu, chơi được là thú”. Tôi hiểu. Có cái dũng của đại nhân phía này. Lại có cái hèn đại nhân phía khác. Dũng và hèn, nếu là ở đại nhân đích thực, đều là đáng trọng, đáng phục. Đang vui chuyện thế, chợt ông quay sang nhắc tôi cho ông mượn cuốn Điều kiện hậu hiện đại bản tiếng Pháp của F. Lyotard. Đọc để biết cái thời nay mình đang sống là thế nào, ông nói. Cái thời nay... Lyotard định nghĩa hậu hiện đại một cách đơn giản nhất là “sự hoài nghi đối với các đại tự sự”. Lê Đạt cũng khoái ông triết gia Pháp này.
5. Giải thưởng Nhà nước trao tặng cho Lê Đạt, ý nghĩa tinh thần là quan trọng. Lê Đạt bây giờ sống gần đê sông Hồng hơn gần hồ Gươm. Mỗi sáng thay vì đi bộ quanh một vòng hồ thì ông đi dọc những con đường ven đê. Nửa thế kỷ đã trôi qua giữa hai thiên niên kỷ. Lê Đạt vẫn viết, mới mẻ, cố luôn mới. Gặp ông, trò chuyện, lại nghe ông cười, cái cười như mọi chuyện trên đời không có gì to tát, nghiêm trọng cả. Sống, đấy là cái chính. Mà với ông, Lê Đạt, sống là sáng tạo, là mới.
THƠ LÊ ĐạT
Bóng chữ
Chia xa rồi anh mới thấy em
Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu.
Nụ xuân
Nụ xuân chớp đông
hoa xuân chợp hồng
Chũm cau tứ thì chúm chím
Ú ớ mơ ngần một giấc chim xuân
Chiều bóng mây hay mắt em rợp tím
Hè thon cong thân nắng cựa mình
Gió ngỏ tình xanh nín lộc giả làm thinh.
www.nld.com.vn/tintuc/van-hoa/183094.asp
1. Trưa mùng 5 Tết Đinh Hợi, mưa bụi giăng phố phường Hà Nội, mấy anh em văn nghệ ghé xe đón Lê Đạt sang Bắc Ninh du xuân ở nhà đồi của nhạc sĩ Dương Thụ. Ở tuổi bát thập ông vẫn cười giòn giã. Một cái cười rất Lê Đạt. Ấn tượng nhất cho ai lần đầu gặp Lê Đạt là cái cười hồn nhiên, sảng khoái, cười như không có gì đáng cười cả. Dọc đường đi, cũng như trong suốt cuộc nhậu tân niên ở nơi lánh mình của người hát ca “bay vào ngày xanh”, mọi người chúc mừng Lê Đạt cùng Hoàng Cầm, Trần Dần và Phùng Quán, được Giải thưởng Nhà nước. Ông cười: Thì cũng phải thôi, đó là một cử chỉ đẹp. Ai đó nhắc câu thơ thuở nào ông viết: Những kiếp người sống lâu trăm tuổi / Ỳ như một chiếc bình vôi / Càng sống càng tồi /Càng sống càng bé lại. Cái cười sảng khoái của Lê Đạt cho thấy đời là vậy, vốn vậy, uốn éo bẻ cong bẻ xiên gì thì cuộc sống vẫn cứ là đi theo một đường thẳng đến chỗ nó phải đến.
2. Nửa thế kỷ trước, Lê Đạt từng làm những bài thơ rất hiện thực, rất cảm hứng ngợi ca cách mạng, chế độ mới. Ông biểu dương đôi vợ chồng trẻ nông dân đào giếng lấy nước tưới tắm mùa màng không sợ đụng long mạch, nghĩa là dám phá bỏ những tập tục lạc hậu, những rào chắn tư tưởng. Ông ca ngợi họ là Những con người dám cả gan đánh bốc / Với những già nua cũ kỹ của cuộc đời. Ông vui niềm vui của những người thợ đổ thùng, ơn nhờ cách mạng đã được đổi đời, được lên lầu Marty ở. Thơ ông, nửa thế kỷ trước, hừng hực khí thế của những con người nắm chắc tương lai, tin vào hiện tại, với chỉ một khẩu hiệu niềm tin: Mới! Mới !/ Luôn luôn Mới / Bay cho cao / Bay cho xa / Trên những vết già nua cũ kỹ / Trên lề đường han rỉ / Vượt ngày hôm nay / Vượt ngày mai, ngày kia,/ Vượt mãi...
3. May sao, ông đã học được từ cha mình bài học lớn: Đau thương kiên quyết làm người / Không nên lùi bước trước cuộc đời / Phải thắng. Ông có CHỮ làm đích sống. Để rồi khi vận động xã hội đặt trở lại người nào chỗ ấy, vật nào nơi nấy, ông lại lên tiếng bằng tập thơ chung 36 bài tình Lê Đạt - Dương Tường. Và khi Bóng chữ xuất hiện, Lê Đạt đã chứng minh sáng tạo là sự vượt thoát giam cầm thể xác, tù hãm tinh thần, là sự vượt thoát cái chết. “Tư duy được cấu trúc như ngôn ngữ”, ông ngộ ra điều này từ Lacan. Bởi thế, nhà thơ là người làm chữ, là “phu chữ”. Giờ thì hai tiếng này của ông đã thành một chỉ hiệu của người làm thơ. Ông viết: “Đời người thơ hạnh phúc có lẽ là lần tìm những lời tinh mơ nhất để tỏ tình. Ngỏ lời bằng những ngó lời”. Làm thơ cũng như làm một khoa học chính xác, được quyền thử và sai, để kết quả cuối cùng là đáp số những câu thơ lạ và hay. Như một kiểu thơ Haikâu chế tạo bởi Lê Đạt: Ngực dự hương thơm đêm mùi tuổi chín / Mắt lá tre đằng ngậm mộng ba giăng...
4. Ít ai biết thời kháng Pháp Lê Đạt từng ở bộ phận thư ký của ông Trường Chinh. Dịp rồi kỷ niệm trăm năm sinh nhà lãnh đạo cách mạng này, nhiều người thân cận kể các hồi ức, kỷ niệm. Ông thì im lặng. Ông bảo đó là việc đời, đời xong việc rồi, thì thôi. Bây giờ làm thơ, đọc sách, “và khỏe thì đi chơi với các cậu, chơi được là thú”. Tôi hiểu. Có cái dũng của đại nhân phía này. Lại có cái hèn đại nhân phía khác. Dũng và hèn, nếu là ở đại nhân đích thực, đều là đáng trọng, đáng phục. Đang vui chuyện thế, chợt ông quay sang nhắc tôi cho ông mượn cuốn Điều kiện hậu hiện đại bản tiếng Pháp của F. Lyotard. Đọc để biết cái thời nay mình đang sống là thế nào, ông nói. Cái thời nay... Lyotard định nghĩa hậu hiện đại một cách đơn giản nhất là “sự hoài nghi đối với các đại tự sự”. Lê Đạt cũng khoái ông triết gia Pháp này.
5. Giải thưởng Nhà nước trao tặng cho Lê Đạt, ý nghĩa tinh thần là quan trọng. Lê Đạt bây giờ sống gần đê sông Hồng hơn gần hồ Gươm. Mỗi sáng thay vì đi bộ quanh một vòng hồ thì ông đi dọc những con đường ven đê. Nửa thế kỷ đã trôi qua giữa hai thiên niên kỷ. Lê Đạt vẫn viết, mới mẻ, cố luôn mới. Gặp ông, trò chuyện, lại nghe ông cười, cái cười như mọi chuyện trên đời không có gì to tát, nghiêm trọng cả. Sống, đấy là cái chính. Mà với ông, Lê Đạt, sống là sáng tạo, là mới.
THƠ LÊ ĐạT
Bóng chữ
Chia xa rồi anh mới thấy em
Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu.
Nụ xuân
Nụ xuân chớp đông
hoa xuân chợp hồng
Chũm cau tứ thì chúm chím
Ú ớ mơ ngần một giấc chim xuân
Chiều bóng mây hay mắt em rợp tím
Hè thon cong thân nắng cựa mình
Gió ngỏ tình xanh nín lộc giả làm thinh.
www.nld.com.vn/tintuc/van-hoa/183094.asp
No comments:
Post a Comment