111. THỤY KHUÊ * THƠ LÊ ĐAT
Thụy Khuê
Sóng từ trường
Cấu trúc cách ly trong Ngó Lời của Lê Ðạt
Sóng từ trường
Cấu trúc cách ly trong Ngó Lời của Lê Ðạt
Ở
Sénégal, với mẩu gỗ mun, người ta có thể tạo ra trăm nghìn hình tượng
nghệ thuật. Trong tranh thủy mạc, chỉ với vài nét, họa sĩ có thể phác cả
vũ trụ càn khôn. Dường như đó là những bí quyết tiết kiệm của nghệ
thuật nhà nghèo và là bửu bối của những ai đã từng chán ngấy xài sang:
Xài sang chất liệu, xài sang thời gian, xài sang chữ nghĩa... Thơ Ðường,
với những chữ tầm thường, số chữ giới hạn mà có thể tạo sinh những biến
ảo vô hạn giữa cảnh và tình.
Lê Ðạt tìm đến nghệ thuật nghèo -art pauvre- như một phương tiện ngó lời:
Vườn nắng mắt gió bay mùa hoa cải
Bóng lá răm ngày Phả Lại đắng cay
(Phả Lại, Ngó Lời, trang 18)
Hai câu tám chữ, tổng cộng 16 chữ. Trong 16 chữ này không có chữ nào bóng bẩy, mạ kền, không có chữ sang, chữ diện, toàn những chữ tầm thường mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ ngõ ngách nghèo nàn nào trong chợ chữ. Nhưng nếu thử vài động tác chuyển hoán vị trí của chúng trong hai câu:
Vườn nắng mắt gió bay mùa hoa cải
Bóng lá răm ngày Phả Lại đắng cay
thành:
Vườn lá răm gió bay mùa hoa cải
Bóng ngày phả lại nắng mắt đắng cay
hay:
Bóng nắng mắt răm gió ngày phả lại
Vườn lá bay mùa hoa cải đắng cay
Vườn mắt bay mùa hoa ngày phả lại
Nắng bóng răm gió lá cải đắng cay
Mắt ngày đắng cay bay mùa hoa cải
Phả lại vườn răm bóng lá gió bay
Ðắng cay hoa cải nắng gió Phả Lại
Vườn răm mùa lá ngày bóng mắt bay
Ðắng cay lá răm nắng ngày phả lại
Vườn mùa hoa gió bóng cải mắt bay
Ðắng cải cay hoa mắt ngày mùa nắng
Lá vườn phả bóng gió lại răm bay
v. v...
Tính theo toán học 16 chữ này có thể hoán vị giai thừa (factoriel) 16 thành một tổng số khổng lồ những câu thơ khác nhau(1). Khi ấy sự biến hình của 16 chữ có thể trở thành vô tận và như thế hai câu thơ phả lại trên đây cho ta cái cảm tưởng không chỉ ngắm một vườn cải, vườn răm trong ngày nắng Phả Lại, mà dường như ta đứng trước một không gian ảo: thiên nhiên mang tâm cảm và thị giác con người đang phân thân làm nhiều mảnh, rồi tự xếp lại thành những cảnh khác, những tình huống khác, cứ như thế, như thế... Từng mảnh cảnh và tình tự do tung bay như tranh Chagall dưới sự hướng dẫn của một nhà ảo thuật vô hình: Tụ hợp, ly tan không ngừng trong khoảnh khắc không gian và thời gian lạc mất và tìm lại trong nhau.
Ðó là sự cách tân mới nhất trong phép tạo hình thơ Lê Ðạt.
*
Dưới dạng tung bay nhẹ nhàng như đùa nghịch, chơi chữ, thơ haikâu của Lê Ðạt mang một quá trình tìm tòi sâu xa và cá biệt, một sự bắc cầu giữa xưa và nay, trong cấu trúc hình thức và triết lý thi ca. Lê Ðạt đã vượt qua những trở lực của dấu trong tiếng Việt, của trật tự chữ trong câu (dấu có nhiệm vụ phối âm và nhạc tính trong câu phụ thuộc vào trật tự chữ). Ông đã phá câu, xé chữ để sáng tạo một lối nói mới một cách ngó lời , trong cấu trúc cách ly tạo sinh toàn diện.
Nếu ở Bóng Chữ, đã có những biến ảo chữ (mỗi chữ giấu những bóng mình) trong cách trượt âm, trượt nghĩa. Nếu ở Bóng Chữ đã xuất hiện cấu trúc sóng ngang (tức là một câu thơ có thể biến đổi tùy theo những cách ngắt câu khác nhau). Thì ở Ngó Lời, ngoài biến tấu bóng chữ, biến tấu sóng ngang, các sóng chéo, xiên, trên, dưới, ngang, dọc, đều có thể giao nhau. Sự hoán vị trở nên bất kỳ khiến tính cách tạo sinh mở ra toàn diện: Với số chữ giới hạn (16) nhưng âm, ảnh và ý có thể biến đổi gần như đến vô cùng. Cho nên, những câu thơ như:
Trang thiên thanh ấp xanh mùa cốm tiếc
Thư ủ tình thu ép biếc hơi hương
(Thư xưa, trang 49)
không chỉ có một kiếp sống, mà chúng có thể có những kiếp sống khác, tùy theo sức tạo sinh của người đọc:
Trang thư ủ tình thu mùa cốm biếc
Ấp thiên thanh xanh ép tiếc hơi hương
Biếc trang tình ép thu xanh mùa cốm
Tiếc hơi hương ủ ấp thu thiên thanh
...
Lê Ðạt gọi thơ ông là haikâu, có lẽ để phân biệt với hai câu hiểu theo nghĩa thông thường, vì ẩn sau mỗi haikâu, còn có những hai câu thơ khác chưa khám phá. Ngó Lời ẩn cả bóng chữ lẫn bóng câu.
Trong văn học hiện đại, người ta thường đề cao vai trò của người đọc như một đối tác văn học trực diện với tác phẩm. Nhưng thực ra không phải tác phẩm nào cũng cho người đọc cái quyền liên danh với tác giả. Với những câu thơ cổ điển như:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
(Nguyễn Du)
hoặc hiện đại như:
Vậy sao em lại ngủ
ngủ trong lòng mộ trong nghĩa địa thân thể anh
với áo cỏ may châm da thịt
(Thanh Tâm Tuyền)
thì người đọc chỉ có thể nghiêng mình, tiếp nhận cảnh tình, mà không thể tiếp tục tạo sinh ra những câu thơ mới, như với:
Thê Húc dáng cong bước chiều ký ức
Trang mây bay Bút Tháp mực xanh ngày
(Hồ chiều, trang 96)
Ký ức chiều ngày bước cong Thê Húc
Mực xanh bay bóng Tháp Bút trang mây
Thê Húc mây bay bước chiều ký ức
Bút Tháp cong trang dáng mực xanh ngày
......
Thơ haikâu của Lê Ðạt không phát sinh từ haiku của Nhật Bản mà gần gụi với tinh thần phá câu của Mallarmé và tính chất độc lập chữ trong thơ chữ Hán. Trước khi là một dấu hiệu chỉ định sự vật, chữ Hán đã mô tả sự vật bằng đường nét: Mỗi chữ là một đồ hình. Bản thân chữ Hán là những bức hoạt họa phối âm, có khả năng tự túc, độc lập với những chữ khác. Ví dụ câu thơ Thiên địa phong trần của Ðặng Trần Côn, tức Trời - đất - gió - bụi là 4 chữ độc lập. Ðây không phải là một câu thơ (hiểu theo nghĩa cổ điển: Câu có chủ từ, động từ, tĩnh từ) mà là nhiều câu thơ vì ta có thể đảo lộn trật tự 4 chữ : Ðất gió bụi trời, trời bụi gió đất... không hề gì. Nhưng khi Phan Huy Ích chuyển sang tiếng Việt thành Thuở trời đất nổi cơn gió bụi thì chỉ còn có một câu thơ hay và chỉ một mà thôi: câu thơ Việt không thể đảo lộn trật tự như câu thơ chữ Hán (không riêng gì Phan Huy Ích, mà hầu như bất cứ ai dịch thơ Ðường, dù là dịch hay, cũng làm mất tính cách độc lập chữ trong câu thơ chữ Hán).
Lê Ðạt dường như có ý muốn phá vỡ trật tự này. Ông phá câu tiếng Việt, ông cởi trói thơ ông khỏi hình thức câu, để đi đến câu bất định: Một cấu trúc cách ly toàn diện.
Ðương nắng đường rùng lạnh cũng có thể là: Ðường nắng đương rùng lạnh hay Rùng lạnh đường đương nắng, vv... Với thủ pháp này, nhà thơ độc lập và dân chủ hóa mỗi chữ; nói khác đi ông tháo chữ ra khỏi phép đặt câu theo văn phạm cổ điển (mỗi chữ có một chức vụ cố định trong câu). Ông đưa chữ ra khỏi lãnh vực quan liêu để đạt tới sự bình đẳng bình quyền: Mỗi chữ đều đắt giá như nhau, đều tự do đi lại trong kâu. Có thể đó là một hình thức thực hiện dân chủ và nhân quyền trong trận đồ chữ nghĩa của Lê Ðạt. Chữ trở thành một sinh thể tự do hành động và di động. Ở mỗi vị trí khác nhau, chúng tạo nên những môi trường khác, những tình huống khác. Chữ là hóa thân của con người. Mỹ học bỗng mang đậm một tính đạo đức học sâu nặng.
*
Có thể xem thơ Lê Ðạt như những bức họa mang đường nét "thiên di", chuyển từ hữu hình sang vô thể, từ vô thể trở lại hữu hình. Chuyển từ phong cảnh sang tình cảnh, từ vật chất sang con người trong luân hồi giữa mơ và thực, phối hợp không gian, thời gian và khoảnh khắc:
Tháp Gô tích núm đồi trưa thở nắng
Chuông ngân chim thân trắng bướm cựa mình
Lửa gạo thắp hoa đèn soi cỏ lạ
Mây Sơn Tinh nước cả ngã ba tình
(Trung du, trang 25)
Ðây là phong cảnh trung du trải dài trong không gian và thời gian? Ðây là trận bão tình Sơn Tinh - Thủy Tinh trong một thời cổ tích? Hay đây là khoảnh khắc khỏa thân hiện hình của người kiều nữ trong những truyền thuyết muôn đời? Tính chất di động từ thực tại hữu hình chuyển sang ảo ảnh, từ tâm cảnh sang tâm linh, sang những chuyển biến vô hình, siêu hình, phải chăng là cuộc hành trình trong vô thức, giữa mơ và thực, giữa thức và tỉnh, mà có lần Lê Ðạt gọi là hội chứng từ thức:
Khuya mõ đoạn tình, kinh thoát tục
Thơ trang ngân tâm từ thức lụy trần
Ai gõ mõ, ai đoạn tình, ai đọc kinh, ai thoát tục? Ai làm thơ, ai từ thức, ai lụy trần? Ai thanh, ai tục? Ai tỉnh, ai mơ?...
*
Chênh vênh giữa nhiều biên địa, Ngó Lời là sự hiện diện và gặp gỡ của những vắng mặt: Cổ thi, Ðường thi, ca dao, Nguyễn Du, Mallarmé, Desnos, quá khứ, kỷ niệm, ước hẹn, bội thề... trong một ngôn ngữ tình đã được giải phóng:
Tàu đắm hẹn bội thề lênh láng biển
Trắng tinh bờ mộng thải nhiễm ô mơ
(Ô nhiễm, trang 139)
Từ một ngoại cảnh thời sự: tàu đắm, ô nhiễm biển của thời nay, Haikâu như vết dầu loang dần trên mặt sóng, chuyển sang tâm cảnh của những hẹn biển thề non, của những giấc mơ ô nhiễm, của những tinh mộng láng lênh, của những bội ước bội thề...
Hay từ một huyền thoại thời danh:
Tóc phong lan cổ bạch đàn tích sóng
Mắt thoại huyền sông chén ngấn hò khoan
(Thoại huyền, trang 37)
Người đẹp trong tranh ngập ngừng bước ra, bỗng vỡ tan như mảnh gương bội ước; như những con chữ bội tình vừa hội tụ nên hình hài nàng trong giây lát đã vội chia tay để đi tìm những thoại huyền chưa biết, những tích cổ chưa hay của những lan phong tóc, những thoại bạch đàn, những sông sóng mắt, những mắt hò khoan, những cổ ngấn đàn...
Từ hận vạn cổ, trăng Khuất Nguyên xưa, thoát thai:
Bóng cá dạ trăng buồn quẫy nước
Dằng dặc tình tăm chữ giải oan
(Khuất Nguyên, trang 80)
Hay câu thơ Ðỗ Phủ, biến thành:
Ðôi bóng câu huyền cong biếc liễu
Một hàng cười trắng thẳng thanh thiên
(Xuân Ðỗ Phủ, trang 83)
Nhà thơ hẳn đã nắm bắt được cái "khoảnh khắc" bây giờ và ở đây, cho nên ông tạo điều kiện gặp gỡ giữa xưa và nay, để những bóng cá, dạ trăng oan khuất năm xưa, có dịp giải oan cho những hận tình chưa ngó, để những hàng cười trắng bây giờ có thể thăng thiên lên bầu trời xanh xưa sau.
*
Tính cách trữ tình và lãng mạn không lộ mà như đã nhỏ thành mật tố, ngấm vào chữ rồi sao lên, khiến các con chữ ráo hoảnh, chúng như chưa hề đẫm lệ bao giờ. Có vẻ hờ hững, thản nhiên, vô tình, nhưng thực ra chúng đã nhiễm tình từ tâm, lụy tình từ kiếp trước, đã đam mê hơn một lần đời và đã vượt khỏi nhục cảm đời thường để đi vào xác thân ái ân đời chữ, khiến mỗi kết hợp hôm nay đều phát ra một tình trường, một từ trường, tĩnh lặng mà vô cùng đau thương và dậy sóng:
Người đẹp lẩn khe hai hàng chữ tối
Thủ thư mù lần lẻ một lối mê.
(Borges, trang 84)
Hành động thơ trong Ngó Lời chủ yếu là một hành trình vào tình vừa cách ly, vừa hội tụ. Người thơ nhờ cậy vô thức phát lộ những khoảnh khắc khác nhau của một đời tình, của nhiều đời tình, của một nền văn hóa, của nhiều nền văn hóa, những ngọn lửa đam mê,... và cắt ra những hình tượng, những mảnh puzzle ghép lại thành thơ trong một công nghệ sinh học chữ đặc biệt. Nhưng mỗi yếu tố vẫn còn mang trong mình những vết thương quá khứ, chưa hết lụy tình mà đã hồi sinh, chúng đem vào đời mới những niềm đau cũ:
Tim lặng lạnh gốc bồ đề mưa cũ
Chim gõ mõ kiếp xưa chưa hết rũ lụy tình
(Chim gõ mõ, trang 48)
*
Chúng ta sinh ra trong cô đơn, gián đoạn và chết đi trong gián đoạn, cô đơn. Mỗi cố gắng "giao lưu" với kẻ khác dường như chỉ là ảo tưởng. Ở chóp đỉnh của hạnh phúc, hai cá thể cũng không biết những gì đang xảy ra trong nhau, bởi đau không thể chia, sướng không thể sẻ, bởi không có cầu "thông thương" trực tiếp và liên tục giữa con người.
Những bắt gặp cảm thông, nếu có, chỉ là những tíc tắc tức thời, những lóe chớp ngộ tình, như những tia lửa sáng tạo sinh rồi tắt. Bachelard có lần đề nghị: Nếu chúng ta thử nhìn lại tư tưởng của mình, sẽ thấy chúng không ngừng bị xóa theo mỗi khoảnh khắc trôi đi.
*
Mỗi khoảnh khắc ra đi mang theo những mẩu sinh mệnh tư tưởng chưa kịp thành hình mà đã tàn lụi. Nhưng thời gian cũng chỉ là một chuỗi dài những khoảnh khắc chết yểu. Thời gian vừa là nghĩa trang, vừa là cái nôi của những tích tắc tức thời. Thời gian mang tính chất đứt đoạn của cuộc đời, và mỗi khoảnh khắc là một cô đơn, chia biệt, giam cõi âm trong lòng, bởi còn đang sống nó đã chết. Khoảnh khắc tựa như định mệnh của con người: Sống để tiến về cái chết, và nó cũng gắn liền với trực giác sáng tạo, cũng lóe lên rồi cũng tắt lụi, nếu con người không kịp thời ghi lại bằng chữ. Chữ chính là thịt xương của những sinh mệnh tư tưởng lóe lên trong khoảnh khắc.
Chữ chính là chứng từ của những mẩu tư tưởng đã qua đời :"Heo may từ xao xác nghĩa trang già" (trang 80). Chữ cũng mang định mệnh gián đoạn và cô đơn của khoảnh khắc, của đời người, nhưng chữ sống sót, chữ không bị thời gian xóa đi như xác thân hay khoảnh khắc
Trăng liêu trai hoa cửa trang không ngủ
Tự vị ma về chữ dụ mộng du
(Chữ khuya, trang 85)
Chữ là thuật cho phép người sống sống với người chết, cho chúng ta hôm nay sống với Nguyễn Du, Lý Bạch, Tản Ðà hôm qua, trong những khoảnh khắc đang trôi, kéo theo những chia ly cách biệt.
Lê Ðạt gắn bó sâu xa với ý niệm thời gian, khoảnh khắc, với tình yêu, sự sống và sự chết, hẳn không khỏi nghiệm suy về những mất mát trong phút giây đang sống.
Hành động cách ly và tạo sinh con chữ, đem nó ra khỏi từ trường liên tục của những câu thơ có văn phạm, phải chăng, ở đây không chỉ là sự cách tân hình thức ngôn ngữ thơ, mà còn là sự thực hiện tự do và cũng là một cách tìm mình, tìm đến tận nguồn của những cô đơn gián đoạn trong sự sống; tìm cách hồi sinh những phút giây sáng tạo hiếm hoi trong đời để kết thành một xâu chữ -tình- thoát khỏi sự hủy diệt của thời gian? Nhà thơ vĩnh viễn là một kẻ lang thanh trang lần quê chữ tìm mình (trang 122). Họa hằn cũng có lần nhà thơ du cư kia may kỳ ngộ một khoảnh khắc vĩnh cửu.
*
Nặng nợ với chữ, với tình, vỡi chữ tình và tình chữ, thơ Lê Ðạt gánh những kiếp tình, nổi, chìm, lỡ, mòn, thề, bồi, lầm, lỗi... trong mỗi hóa thân chữ.
Ðất lở đá mòn một hai chìm nổi
Thề bồi lời cát lỗi phải lầm sông
(Thề bồi, trang 125)
Lửa Ngó Lời thầm thì trong bóng câu bóng chữ, rủ người đọc mộng du trong cõi có có không không, kết hợp không gian thời gian trong những sát na hò hẹn, chia ly, bùng lên rồi tắt lịm, khâm liệm một vũ trụ nhớ thương, đắm say, cô đơn, gián đoạn, phân kỳ, mà hồn chữ thể hiện và hồi sinh những chứng tích của sự sống tưởng đã chết trong con người.
Thơ Lê Ðạt tỉnh táo mà đam mê, xót xa và hy vọng; dường như bình thản, vô tâm, nhưng đến được chỗ vô tâm có đâu là dễ? Chẳng đã trải bao hành hương trắng mộng?
Ai đốt rừng cho gỗ tiêu tâm (trang 60)
Cảm ơn chữ đã không phụ nhà thơ và nhà thơ đa mang đã trả lại cho tim ta những kỷ liệm vùi nông chân lộ úa tình (trang 164) trong một thoáng ngộ yêu:
Một huệ tình ơn chữ ngộ thừa yêu (trang 176)
Yên Cơ, Giáng Sinh 1997
Chú thích
1 hoán vị g(i)ai thừa 16! = 1x2x3x ... x16 = 20.922.789.000, gần 21 tỷ.
© 1991-1998 Thụy Khuê
Lê Ðạt tìm đến nghệ thuật nghèo -art pauvre- như một phương tiện ngó lời:
Vườn nắng mắt gió bay mùa hoa cải
Bóng lá răm ngày Phả Lại đắng cay
(Phả Lại, Ngó Lời, trang 18)
Hai câu tám chữ, tổng cộng 16 chữ. Trong 16 chữ này không có chữ nào bóng bẩy, mạ kền, không có chữ sang, chữ diện, toàn những chữ tầm thường mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ ngõ ngách nghèo nàn nào trong chợ chữ. Nhưng nếu thử vài động tác chuyển hoán vị trí của chúng trong hai câu:
Vườn nắng mắt gió bay mùa hoa cải
Bóng lá răm ngày Phả Lại đắng cay
thành:
Vườn lá răm gió bay mùa hoa cải
Bóng ngày phả lại nắng mắt đắng cay
hay:
Bóng nắng mắt răm gió ngày phả lại
Vườn lá bay mùa hoa cải đắng cay
Vườn mắt bay mùa hoa ngày phả lại
Nắng bóng răm gió lá cải đắng cay
Mắt ngày đắng cay bay mùa hoa cải
Phả lại vườn răm bóng lá gió bay
Ðắng cay hoa cải nắng gió Phả Lại
Vườn răm mùa lá ngày bóng mắt bay
Ðắng cay lá răm nắng ngày phả lại
Vườn mùa hoa gió bóng cải mắt bay
Ðắng cải cay hoa mắt ngày mùa nắng
Lá vườn phả bóng gió lại răm bay
v. v...
Tính theo toán học 16 chữ này có thể hoán vị giai thừa (factoriel) 16 thành một tổng số khổng lồ những câu thơ khác nhau(1). Khi ấy sự biến hình của 16 chữ có thể trở thành vô tận và như thế hai câu thơ phả lại trên đây cho ta cái cảm tưởng không chỉ ngắm một vườn cải, vườn răm trong ngày nắng Phả Lại, mà dường như ta đứng trước một không gian ảo: thiên nhiên mang tâm cảm và thị giác con người đang phân thân làm nhiều mảnh, rồi tự xếp lại thành những cảnh khác, những tình huống khác, cứ như thế, như thế... Từng mảnh cảnh và tình tự do tung bay như tranh Chagall dưới sự hướng dẫn của một nhà ảo thuật vô hình: Tụ hợp, ly tan không ngừng trong khoảnh khắc không gian và thời gian lạc mất và tìm lại trong nhau.
Ðó là sự cách tân mới nhất trong phép tạo hình thơ Lê Ðạt.
*
Dưới dạng tung bay nhẹ nhàng như đùa nghịch, chơi chữ, thơ haikâu của Lê Ðạt mang một quá trình tìm tòi sâu xa và cá biệt, một sự bắc cầu giữa xưa và nay, trong cấu trúc hình thức và triết lý thi ca. Lê Ðạt đã vượt qua những trở lực của dấu trong tiếng Việt, của trật tự chữ trong câu (dấu có nhiệm vụ phối âm và nhạc tính trong câu phụ thuộc vào trật tự chữ). Ông đã phá câu, xé chữ để sáng tạo một lối nói mới một cách ngó lời , trong cấu trúc cách ly tạo sinh toàn diện.
Nếu ở Bóng Chữ, đã có những biến ảo chữ (mỗi chữ giấu những bóng mình) trong cách trượt âm, trượt nghĩa. Nếu ở Bóng Chữ đã xuất hiện cấu trúc sóng ngang (tức là một câu thơ có thể biến đổi tùy theo những cách ngắt câu khác nhau). Thì ở Ngó Lời, ngoài biến tấu bóng chữ, biến tấu sóng ngang, các sóng chéo, xiên, trên, dưới, ngang, dọc, đều có thể giao nhau. Sự hoán vị trở nên bất kỳ khiến tính cách tạo sinh mở ra toàn diện: Với số chữ giới hạn (16) nhưng âm, ảnh và ý có thể biến đổi gần như đến vô cùng. Cho nên, những câu thơ như:
Trang thiên thanh ấp xanh mùa cốm tiếc
Thư ủ tình thu ép biếc hơi hương
(Thư xưa, trang 49)
không chỉ có một kiếp sống, mà chúng có thể có những kiếp sống khác, tùy theo sức tạo sinh của người đọc:
Trang thư ủ tình thu mùa cốm biếc
Ấp thiên thanh xanh ép tiếc hơi hương
Biếc trang tình ép thu xanh mùa cốm
Tiếc hơi hương ủ ấp thu thiên thanh
...
Lê Ðạt gọi thơ ông là haikâu, có lẽ để phân biệt với hai câu hiểu theo nghĩa thông thường, vì ẩn sau mỗi haikâu, còn có những hai câu thơ khác chưa khám phá. Ngó Lời ẩn cả bóng chữ lẫn bóng câu.
Trong văn học hiện đại, người ta thường đề cao vai trò của người đọc như một đối tác văn học trực diện với tác phẩm. Nhưng thực ra không phải tác phẩm nào cũng cho người đọc cái quyền liên danh với tác giả. Với những câu thơ cổ điển như:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
(Nguyễn Du)
hoặc hiện đại như:
Vậy sao em lại ngủ
ngủ trong lòng mộ trong nghĩa địa thân thể anh
với áo cỏ may châm da thịt
(Thanh Tâm Tuyền)
thì người đọc chỉ có thể nghiêng mình, tiếp nhận cảnh tình, mà không thể tiếp tục tạo sinh ra những câu thơ mới, như với:
Thê Húc dáng cong bước chiều ký ức
Trang mây bay Bút Tháp mực xanh ngày
(Hồ chiều, trang 96)
Ký ức chiều ngày bước cong Thê Húc
Mực xanh bay bóng Tháp Bút trang mây
Thê Húc mây bay bước chiều ký ức
Bút Tháp cong trang dáng mực xanh ngày
......
Thơ haikâu của Lê Ðạt không phát sinh từ haiku của Nhật Bản mà gần gụi với tinh thần phá câu của Mallarmé và tính chất độc lập chữ trong thơ chữ Hán. Trước khi là một dấu hiệu chỉ định sự vật, chữ Hán đã mô tả sự vật bằng đường nét: Mỗi chữ là một đồ hình. Bản thân chữ Hán là những bức hoạt họa phối âm, có khả năng tự túc, độc lập với những chữ khác. Ví dụ câu thơ Thiên địa phong trần của Ðặng Trần Côn, tức Trời - đất - gió - bụi là 4 chữ độc lập. Ðây không phải là một câu thơ (hiểu theo nghĩa cổ điển: Câu có chủ từ, động từ, tĩnh từ) mà là nhiều câu thơ vì ta có thể đảo lộn trật tự 4 chữ : Ðất gió bụi trời, trời bụi gió đất... không hề gì. Nhưng khi Phan Huy Ích chuyển sang tiếng Việt thành Thuở trời đất nổi cơn gió bụi thì chỉ còn có một câu thơ hay và chỉ một mà thôi: câu thơ Việt không thể đảo lộn trật tự như câu thơ chữ Hán (không riêng gì Phan Huy Ích, mà hầu như bất cứ ai dịch thơ Ðường, dù là dịch hay, cũng làm mất tính cách độc lập chữ trong câu thơ chữ Hán).
Lê Ðạt dường như có ý muốn phá vỡ trật tự này. Ông phá câu tiếng Việt, ông cởi trói thơ ông khỏi hình thức câu, để đi đến câu bất định: Một cấu trúc cách ly toàn diện.
Ðương nắng đường rùng lạnh cũng có thể là: Ðường nắng đương rùng lạnh hay Rùng lạnh đường đương nắng, vv... Với thủ pháp này, nhà thơ độc lập và dân chủ hóa mỗi chữ; nói khác đi ông tháo chữ ra khỏi phép đặt câu theo văn phạm cổ điển (mỗi chữ có một chức vụ cố định trong câu). Ông đưa chữ ra khỏi lãnh vực quan liêu để đạt tới sự bình đẳng bình quyền: Mỗi chữ đều đắt giá như nhau, đều tự do đi lại trong kâu. Có thể đó là một hình thức thực hiện dân chủ và nhân quyền trong trận đồ chữ nghĩa của Lê Ðạt. Chữ trở thành một sinh thể tự do hành động và di động. Ở mỗi vị trí khác nhau, chúng tạo nên những môi trường khác, những tình huống khác. Chữ là hóa thân của con người. Mỹ học bỗng mang đậm một tính đạo đức học sâu nặng.
*
Có thể xem thơ Lê Ðạt như những bức họa mang đường nét "thiên di", chuyển từ hữu hình sang vô thể, từ vô thể trở lại hữu hình. Chuyển từ phong cảnh sang tình cảnh, từ vật chất sang con người trong luân hồi giữa mơ và thực, phối hợp không gian, thời gian và khoảnh khắc:
Tháp Gô tích núm đồi trưa thở nắng
Chuông ngân chim thân trắng bướm cựa mình
Lửa gạo thắp hoa đèn soi cỏ lạ
Mây Sơn Tinh nước cả ngã ba tình
(Trung du, trang 25)
Ðây là phong cảnh trung du trải dài trong không gian và thời gian? Ðây là trận bão tình Sơn Tinh - Thủy Tinh trong một thời cổ tích? Hay đây là khoảnh khắc khỏa thân hiện hình của người kiều nữ trong những truyền thuyết muôn đời? Tính chất di động từ thực tại hữu hình chuyển sang ảo ảnh, từ tâm cảnh sang tâm linh, sang những chuyển biến vô hình, siêu hình, phải chăng là cuộc hành trình trong vô thức, giữa mơ và thực, giữa thức và tỉnh, mà có lần Lê Ðạt gọi là hội chứng từ thức:
Khuya mõ đoạn tình, kinh thoát tục
Thơ trang ngân tâm từ thức lụy trần
Ai gõ mõ, ai đoạn tình, ai đọc kinh, ai thoát tục? Ai làm thơ, ai từ thức, ai lụy trần? Ai thanh, ai tục? Ai tỉnh, ai mơ?...
*
Chênh vênh giữa nhiều biên địa, Ngó Lời là sự hiện diện và gặp gỡ của những vắng mặt: Cổ thi, Ðường thi, ca dao, Nguyễn Du, Mallarmé, Desnos, quá khứ, kỷ niệm, ước hẹn, bội thề... trong một ngôn ngữ tình đã được giải phóng:
Tàu đắm hẹn bội thề lênh láng biển
Trắng tinh bờ mộng thải nhiễm ô mơ
(Ô nhiễm, trang 139)
Từ một ngoại cảnh thời sự: tàu đắm, ô nhiễm biển của thời nay, Haikâu như vết dầu loang dần trên mặt sóng, chuyển sang tâm cảnh của những hẹn biển thề non, của những giấc mơ ô nhiễm, của những tinh mộng láng lênh, của những bội ước bội thề...
Hay từ một huyền thoại thời danh:
Tóc phong lan cổ bạch đàn tích sóng
Mắt thoại huyền sông chén ngấn hò khoan
(Thoại huyền, trang 37)
Người đẹp trong tranh ngập ngừng bước ra, bỗng vỡ tan như mảnh gương bội ước; như những con chữ bội tình vừa hội tụ nên hình hài nàng trong giây lát đã vội chia tay để đi tìm những thoại huyền chưa biết, những tích cổ chưa hay của những lan phong tóc, những thoại bạch đàn, những sông sóng mắt, những mắt hò khoan, những cổ ngấn đàn...
Từ hận vạn cổ, trăng Khuất Nguyên xưa, thoát thai:
Bóng cá dạ trăng buồn quẫy nước
Dằng dặc tình tăm chữ giải oan
(Khuất Nguyên, trang 80)
Hay câu thơ Ðỗ Phủ, biến thành:
Ðôi bóng câu huyền cong biếc liễu
Một hàng cười trắng thẳng thanh thiên
(Xuân Ðỗ Phủ, trang 83)
Nhà thơ hẳn đã nắm bắt được cái "khoảnh khắc" bây giờ và ở đây, cho nên ông tạo điều kiện gặp gỡ giữa xưa và nay, để những bóng cá, dạ trăng oan khuất năm xưa, có dịp giải oan cho những hận tình chưa ngó, để những hàng cười trắng bây giờ có thể thăng thiên lên bầu trời xanh xưa sau.
*
Tính cách trữ tình và lãng mạn không lộ mà như đã nhỏ thành mật tố, ngấm vào chữ rồi sao lên, khiến các con chữ ráo hoảnh, chúng như chưa hề đẫm lệ bao giờ. Có vẻ hờ hững, thản nhiên, vô tình, nhưng thực ra chúng đã nhiễm tình từ tâm, lụy tình từ kiếp trước, đã đam mê hơn một lần đời và đã vượt khỏi nhục cảm đời thường để đi vào xác thân ái ân đời chữ, khiến mỗi kết hợp hôm nay đều phát ra một tình trường, một từ trường, tĩnh lặng mà vô cùng đau thương và dậy sóng:
Người đẹp lẩn khe hai hàng chữ tối
Thủ thư mù lần lẻ một lối mê.
(Borges, trang 84)
Hành động thơ trong Ngó Lời chủ yếu là một hành trình vào tình vừa cách ly, vừa hội tụ. Người thơ nhờ cậy vô thức phát lộ những khoảnh khắc khác nhau của một đời tình, của nhiều đời tình, của một nền văn hóa, của nhiều nền văn hóa, những ngọn lửa đam mê,... và cắt ra những hình tượng, những mảnh puzzle ghép lại thành thơ trong một công nghệ sinh học chữ đặc biệt. Nhưng mỗi yếu tố vẫn còn mang trong mình những vết thương quá khứ, chưa hết lụy tình mà đã hồi sinh, chúng đem vào đời mới những niềm đau cũ:
Tim lặng lạnh gốc bồ đề mưa cũ
Chim gõ mõ kiếp xưa chưa hết rũ lụy tình
(Chim gõ mõ, trang 48)
*
Chúng ta sinh ra trong cô đơn, gián đoạn và chết đi trong gián đoạn, cô đơn. Mỗi cố gắng "giao lưu" với kẻ khác dường như chỉ là ảo tưởng. Ở chóp đỉnh của hạnh phúc, hai cá thể cũng không biết những gì đang xảy ra trong nhau, bởi đau không thể chia, sướng không thể sẻ, bởi không có cầu "thông thương" trực tiếp và liên tục giữa con người.
Những bắt gặp cảm thông, nếu có, chỉ là những tíc tắc tức thời, những lóe chớp ngộ tình, như những tia lửa sáng tạo sinh rồi tắt. Bachelard có lần đề nghị: Nếu chúng ta thử nhìn lại tư tưởng của mình, sẽ thấy chúng không ngừng bị xóa theo mỗi khoảnh khắc trôi đi.
*
Mỗi khoảnh khắc ra đi mang theo những mẩu sinh mệnh tư tưởng chưa kịp thành hình mà đã tàn lụi. Nhưng thời gian cũng chỉ là một chuỗi dài những khoảnh khắc chết yểu. Thời gian vừa là nghĩa trang, vừa là cái nôi của những tích tắc tức thời. Thời gian mang tính chất đứt đoạn của cuộc đời, và mỗi khoảnh khắc là một cô đơn, chia biệt, giam cõi âm trong lòng, bởi còn đang sống nó đã chết. Khoảnh khắc tựa như định mệnh của con người: Sống để tiến về cái chết, và nó cũng gắn liền với trực giác sáng tạo, cũng lóe lên rồi cũng tắt lụi, nếu con người không kịp thời ghi lại bằng chữ. Chữ chính là thịt xương của những sinh mệnh tư tưởng lóe lên trong khoảnh khắc.
Chữ chính là chứng từ của những mẩu tư tưởng đã qua đời :"Heo may từ xao xác nghĩa trang già" (trang 80). Chữ cũng mang định mệnh gián đoạn và cô đơn của khoảnh khắc, của đời người, nhưng chữ sống sót, chữ không bị thời gian xóa đi như xác thân hay khoảnh khắc
Trăng liêu trai hoa cửa trang không ngủ
Tự vị ma về chữ dụ mộng du
(Chữ khuya, trang 85)
Chữ là thuật cho phép người sống sống với người chết, cho chúng ta hôm nay sống với Nguyễn Du, Lý Bạch, Tản Ðà hôm qua, trong những khoảnh khắc đang trôi, kéo theo những chia ly cách biệt.
Lê Ðạt gắn bó sâu xa với ý niệm thời gian, khoảnh khắc, với tình yêu, sự sống và sự chết, hẳn không khỏi nghiệm suy về những mất mát trong phút giây đang sống.
Hành động cách ly và tạo sinh con chữ, đem nó ra khỏi từ trường liên tục của những câu thơ có văn phạm, phải chăng, ở đây không chỉ là sự cách tân hình thức ngôn ngữ thơ, mà còn là sự thực hiện tự do và cũng là một cách tìm mình, tìm đến tận nguồn của những cô đơn gián đoạn trong sự sống; tìm cách hồi sinh những phút giây sáng tạo hiếm hoi trong đời để kết thành một xâu chữ -tình- thoát khỏi sự hủy diệt của thời gian? Nhà thơ vĩnh viễn là một kẻ lang thanh trang lần quê chữ tìm mình (trang 122). Họa hằn cũng có lần nhà thơ du cư kia may kỳ ngộ một khoảnh khắc vĩnh cửu.
*
Nặng nợ với chữ, với tình, vỡi chữ tình và tình chữ, thơ Lê Ðạt gánh những kiếp tình, nổi, chìm, lỡ, mòn, thề, bồi, lầm, lỗi... trong mỗi hóa thân chữ.
Ðất lở đá mòn một hai chìm nổi
Thề bồi lời cát lỗi phải lầm sông
(Thề bồi, trang 125)
Lửa Ngó Lời thầm thì trong bóng câu bóng chữ, rủ người đọc mộng du trong cõi có có không không, kết hợp không gian thời gian trong những sát na hò hẹn, chia ly, bùng lên rồi tắt lịm, khâm liệm một vũ trụ nhớ thương, đắm say, cô đơn, gián đoạn, phân kỳ, mà hồn chữ thể hiện và hồi sinh những chứng tích của sự sống tưởng đã chết trong con người.
Thơ Lê Ðạt tỉnh táo mà đam mê, xót xa và hy vọng; dường như bình thản, vô tâm, nhưng đến được chỗ vô tâm có đâu là dễ? Chẳng đã trải bao hành hương trắng mộng?
Ai đốt rừng cho gỗ tiêu tâm (trang 60)
Cảm ơn chữ đã không phụ nhà thơ và nhà thơ đa mang đã trả lại cho tim ta những kỷ liệm vùi nông chân lộ úa tình (trang 164) trong một thoáng ngộ yêu:
Một huệ tình ơn chữ ngộ thừa yêu (trang 176)
Yên Cơ, Giáng Sinh 1997
Chú thích
1 hoán vị g(i)ai thừa 16! = 1x2x3x ... x16 = 20.922.789.000, gần 21 tỷ.
© 1991-1998 Thụy Khuê
No comments:
Post a Comment