HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Sunday, 10 November 2013

SƠN TRUNG CHÍNH LUẬN XIII



 


61. VỖ BÉO RỒI THỊT

Đầu năm 2011 ,đảng cộng sản Việt Nam đưa ra hai quyết định quan trọng.Đó là đảng cộng sản cho phép các doanh thương gia nhập đảng, và “công hữu tư liệu sản xuất.”

I. DOANH NHÂN GIA NHẬP ĐẢNG
Đài RFA ngày 14.01.2011 loan tin rằng các chủ doanh nghiệp tư nhân có thể chính thức được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là lần đầu tiên sự kiện này được xem xét và là bước tiếp theo sau khi Đại hội Đảng lần thứ 10 năm 2006 cho phép Đảng viên làm kinh tế (1). Sự thật, việc này Trung Quốc đã làm trước với "THUYẾT BA ĐẠI DIỆN CỦA GIANG TRẠCH DÂN năm 2002 .
Về mặt lý thuyết, thuyết của Giang Trạch Dân có thể là phản chủ nghĩa Marx và Mao vì Marx chủ trương giai cấp vô sản là giai cấp tiên phong, tức là các công nhân có kỹ thuật cao, làm việc trong các hãng xưởng của tư bản là đối tượng của chủ nghĩa cộng sản. Các công nhân hãng Ba Son, nhà máy dệt Nam Định mới là giai cấp vô sản. Còn buôn thúng bán bưng, thợ mộc, thợ rèn, thợ nề, thợ cắt tóc, thợ thiến heo, phu đổ thùng, đi ở đợ.. . đều không phải là giai cấp vô sản.


Theo định nghĩa của Marx, bác Đỗ Mười hoạn heo, Võ Chí Công thợ sơn là những kẻ theo chủ nghĩa tư doanh, làm ăn cá thể, không phải vô sản; ông Trần Quốc Hoàn ăn cắp là vô sản lưu manh, không phải vô sản chính tông; ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng là phong kiến, không phải vô sản. Marx cho rằng giai cấp nông dân thích tư hữu, giai cấp trí thức thì không thật dạ theo cộng sản, tôn giáo là thuốc phiện. . . Tất cả đều bị cho là "kẻ thù của cách mạng", kẻ thù của nhân dân" cần phải thẳng tay trừng trị.


Mao thấy thuyết của Marx sai lầm, vì ngay tại Nga, giai cấp vô sản rất it, mà thực tế tại Nga cũng như Trung Quốc, đa số là nông dân, cho nên Mao cãi lại Marx và bảo rằng giai cấp nông dân bình đẳng với giai cấp công nhân, cả hai đều là giai cấp tiên phong.
Đặng Tiểu Bình sống lại sau Cách Mạng văn hóa và trở lại chính trường thì ông liền ra tay trừ khử bọn tứ nhân bang và dẹp bỏ các chính sách kinh tế của Mao. Ông giữ lại chính trị, quân sự Cộng đảng vì nó là lực lượng ích lợi cho ông. Về kinh tế, ông sổ toẹt chính sách của Marx, Lenin, Stalin và Mao mà trở lại tư bản chủ nghĩa đúng như lời Mao kết tội Đặng. Trở lại tư bản chủ nghĩa thì kinh tế phồn thịnh. Nhưng cải tổ kinh tế, theo kinh tế thị trường tức theo kinh tế tư bản thì dân chúng có lợi mà lợi nhất là giai cấp mới, là bọn con ông cháu cha trong xã hội mới.


Sau Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân bước thêm bước nữa, mở rộng lý thuyết Mao, cho giai cấp tư sản gia nhập đảng. Như vậy, đảng cộng sản gồm ba giai cấp công, nông thương lập thế chân vạc. Mở cửa cho doanh nhân vào đảng thật ra là mở cánh cửa đã mở sẵn, chỉ là hợp thức hóa mà thôi vì các đảng viên cao cấp và con cháu họ nay là đảng viên cao cấp mà cũng là những đại doanh thương, là giai cấp mới, là tư sản đỏ, chứ không phải những doanh thương của thời CCRD và Cách Mạng Vô văn hóa.


Những người này đã chết hết, còn lại nay các chủ nhân hãng xưởng đều là đảng viên cao cấp. mặc sức thao túng.Ông Giang Trạch Dân rất giỏi vì muốn lấy tiền, muốn buôn bán làm giàu thì phải đưa giai cấp tư sản vào đảng chứ. Ngày xưa Marx, Lenin, Mao xem tư sản là kẻ thù mà nay tư sản chính là cộng sản hóa thân. Tư sản nay không là kẻ thù của cộng sản mà chính là đảng cộng sản đổi lốt! Giang Trạch Dân còn ban hành luật về tư hữu để trấn an các tư sản đỏ khỏi ám ảnh của cách mạng vô sản giết hại và trấn lột nhà giàu.


Việt Nam thì chậm lụt hơn, nay mới công khai cho doanh nhân gia nhập đảng. Cũng như Trung Quốc, doanh nhân hiện nay chính là đảng viên hay con cháu đảng viên cao cấp. Họ nắm đặc quyền chính trị và kinh tế. Họ gồm một số nhỏ nằm trong các chức vụ Tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nhà nước, các bộ trưởng, các tướng lãnh, các ủy viên bộ chính trị, trung ương đảng.. .
Ngoài ra chúng ta cũng có thể nghi ngờ rằng phải chăng đây là một "tối kiến" nhằm mua quan bán tước của cộng sản?
Dù chính sách gì thì bọn họ vẫn cùng nhau chia chác quyền lợi như bầy quạ dữ quây quần bên xác chết mà cấu xé, mổ, rỉa.. .


II. CÔNG HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT
Theo tin đài RFA ngày 14-1-2011,tờ SGGP Online cho biết , thảo luận tại Đại hội Đảng một số đại biểu bày tỏ sự băn khoăn, vì một trong những nội dung đề cập của dự thảo Cương lĩnh 2011 là sẽ “công hữu tư liệu sản xuất.”(2)

1. Chính sách này có ý nghĩa gì?


Chính sách này là trở lại tình trạng đầu tiên của chủ nghĩa Mac Lê với chính sách quốc hữu hóa và đảng cộng nắm toàn bộ kinh tế quốc gia và chỉ huy kinh tế. Kết quả là ở Liên Xô và Trung Quốc hàng chục triệu người chết đói, kinh tế lụn bại. Thất bại kinh tế, bọn cộng sản không chịu nhìn nhân sai lầm, chúng trút cơn thịnh nộ lên nhân dân, bảo họ phản động, phá hoại kinh tế. Do đó, Cộng sản đã bắt hàng triệu người vào các trại giam và nông trường, công trường, kết quả kinh tế chỉ huy bằng roi vọt và đói rét, dân chúng chết hàng triệu vì ngục tù và đói rét, bệnh tật.

Đặng Tiểu Bình đã nhận thấy sai lầm của Mao nên đã trở lại con đường tư bản chủ nghĩa, phá bỏ các nông trường, nông trường, hợp tác xã, cho dân có tư hữu, khuyến khich dân làm giàu và mở cửa buôn bán với tư bản. Nhờ vậy mà Trung Quốc khá lên.

Việt Nam trong thập niên 70-80 theo Liên Xô, chống Trung Quốc. Vì theo LIên Xô nên Nguyễn Văn Linh phải cải cách theo Gorbachev. Sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Nguyễn Văn Linh theo Trung Cộng và theo kinh tế "đổi mới" của Đặng tiểu Bình.
Nay thì đám Việt Cộng lại treo ảnh Mác Lê, hô hào “công hữu tư liệu sản xuất”, nghĩa là đi ngược đường lối "kinh tế XHCN định hướng" của Trung Quốc mà trở lại chính sách của Lenin, Stalin và Mao là những chính sách đã bị nhân dân thế giới, ngay cả nhân dân Đông Âu, Nga, Trung Quốc và Việt Nam phản đối .Tại sao vậy?

2. Mục đích của chính sách này
Có thể cộng sản muốn tỏ ra mình là đệ tử chân chính của Marx mặc dầu thiên hạ nguyền rủa Marx ngay cả những người đã một thời theo Marx như Gorbachev, Triệu Tử Dương, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang.. .Nhưng đó là bề ngoài có vẻ cao sang lý tưởng nhưng thực chất là lừa bịp. Họ mượn Marx để cướp của giết người như vụ CCRD, CảiTạo Công ThươngNghiệp, Chỉnh Đốn Đảng, Đánh Tư Sản...

Lý do chính là nay cộng sản suy kém về kinh tế.
Trước 1975, Miền Nam trong khoảng thập niên 60 chỉ được viện trợ khoảng ba tỷ Mỹ kim mỗi năm mà dân chúng sung sướng. Còn nay, riêng tiền Việt kiểu gửi về khoảng 5 tỷ Mỹ kim, ngoài ra tiền quốc tế viện trợ, tiền ngoại quốc đầu tư biết bao nhiêu tỷ...!
Thế mà những số tiền đó không cánh mà bay ! Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là cái bệnh XHCN gian tham, lường gạt, trộm cướp và bè đảng. Tất cả hoạt động của Việt Cộng là lừa đảo. Tất cả là mánh khoé để cướp tài sản quốc gia và tài sản nhân dân.


Trong bài "Việt Nam, con hổ kinh tế châu Á đang đi khập khiễng",Việt Long biên tập viên, RFA viết ngày 13-1-2011 có đoạn:

Các tổ chức quốc tế đánh giá mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam cao hơn nhiều so với con số được Việt Nam đưa ra. Vậy nên để chi tiêu, chính phủ phải vay mượn, buộc ngân hàng phải chi tiền.Theo báo cáo thì năm 2010 cố thể thâm hụt 7%, năm 2009 có thể là 9%. Nhưng quốc tế đánh giá thâm hụt hơn thế nhiều vì có những chi tiêu ngoài ngân sách. Chi tiêu nhiều thì phải vay mượn, đòi hỏi ngân hàng phải in tiền. Năm nay chưa có số liệu nhưng năm 2009 tổng số ngoại tệ vay tăng 43%. Trong 4 năm nợ nước ngoài tăng từ 26 tỉ đến 37 tỉ đô la. Không riêng chính phủ mà các tập đoàn Nhà nước cũng vay mượn. 4 năm qua họ mượn từ 4 tỉ lên 9 tỉ, là những món không được Nhà nước bảo lãnh, giống như nợ của Vinashin (cũng không bảo lãnh) mà không trả được.(3)

Đài RFI ngày 11-1-2011 trong bài Đảng Cộng sản Việt Nam loay hoay tìm chiến lược kinh tế cho tương lai bình luận như sau:
Hãng AFP, trong bài phân tích gởi đi từ Hà Nội cho biết những thiếu sót trong chính sách kinh tế của Việt Nam đã đưa đến hậu quả ngày nay. Từ thập niên 1990, ám ảnh chạy theo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế không được đi kèm với những biện pháp củng cố hệ thống ngân hàng. Cơ quan thẩm định tài chính Standars and Poor’s vừa hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam do có nguy cơ phá sản tài chính....
... Tiến sĩ Nguyễn Quang A thẩm định số tiền khổng lồ 12 tỷ đô la thâm thủng cán cân thương mại trong năm 2010 vừa kết thúc là « căn bệnh trầm kha » và bắt nguồn từ sự kém hiệu năng của các xí nghiệp nhà nước. Theo ông, các xí nghiệp nhà nước « làm cho kinh tế vĩ mô bị mất cân bằng một cách nghiêm trọng » qua hành vi rút tiền từ ngân sách nhà nước, bất chấp những nguyên tắc của một nền kinh tế tư bản. Các xí nghiệp quốc doanh tạo ra chừng 26% GDP nhưng lại sử dụng đến 40% nguồn tài chính qua vay nợ. Vụ tai tiếng Vinashin là một bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy sự kém hiệu năng của lãnh vực quốc doanh.


Thế nhưng, theo giới phân tích, không thể trông chờ Đại hội 11 của đảng Cộng sản quyết định tư hữu hóa lãnh vực công đang thua lỗ để Việt Nam có thể phục hồi niềm tin trong giới tài chính quốc tế.
Trả lời RFI tiếng Pháp, chuyên gia Mathieu Salomon của tổ chức Towards Transparency nhận xét : « Điều chắc chắn là các loại doanh nghiệp nhà nước này đã biến thành một thế lực chính trị khó lay chuyển. Đây cũng là trường hợp điển hình của tình trạng mờ ám trong quan hệ giữa kinh tế, chính trị và ngân hàng ».
Tình trạng thiếu hụt tài chính của Việt Nam nghiêm trọng đến mức, theo chuyên gia Philippes Delalande, chính phủ sắp phải vay nợ hoặc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF hoặc của Trung Quốc . « Kêu gọi sự giúp đỡ của IMF thì chẳng khác nào chính phủ thú nhận là tình trạng phá sản gần kề. Còn vay của Trung Quốc thì kín đáo hơn nhưng Bắc Kinh khi cho vay, bao giờ cũng đòi đền đáp bằng chính trị ».(4)


Như vụ Vinashin, PetroVietnam, AirVietnam và bao vụ khác. Nhất là đồng tiền Việt Nam đang sụt giá. Người ta biết tiền cộng sản mất giá vì càng ngày chúng in ra càng nhiều. Dân chúng cũng lo sợ việc cộng sản sẽ đổi tiền mà cướp tài sản nhân dân cho nên họ mua vàng và đô la tích trữ!

Tiền đi đâu mà ra nông nổi như vậy?
Chính giai cấp mới lấy tiền ngân hàng bỏ túi bằng nhiều cách, và trong thế giới cộng sản, có hai cách phổ biến:.
(1). Họ lập ra các đại công ty để rút tiền ngân hàng hoặc vay nợ quốc tế như Vinashin, Air Vietnam...
(2). Họ lập ra những chương trình vĩ đại rất hoang phí và giả dối như Ngàn năm Thăng Long để lấy tiền bỏ túi trong khi dân chúng nghèo khổ. . .

Họ lấy danh nghĩa chủ nghĩa cộng sản, kinh tế quốc doanh, đảng lãnh đạo, kinh tế vĩ mô , xóa đói giảm nghèo và trăm ngàn chương trình ma mảnh khác để trộm cướp. Chính trung ương bỏ tiền ra cho con cháu họ, và đàn em họ chia chác cho nên công ty nào cũng lỗ. Càng trộm cắp thì công ty thua lỗ, thua lỗ thì vay nợ. Tiền đã vào miệng chúng hết thì còn đâu mà trả nợ. Chúng nó sẽ quịt và cha ông chúng lại lấy tiền Ngân hàng để trả. Cái vòng luân hồi đó xoay bao nhiêu vòng là cộng sản bự lại giàu thêm...Chúng giàu có thêm nhưng ngân khố trống rỗng vì chúng trộm cắp công khai và bí mật. Việt Nam là cái thùng không đáy.

Hơn nữa, tại Việt Nam, tiền còn bị ba tai nạn. Thứ nhất là dân và đảng viên không tín nhiệm đồng bạc cộng sản. Thứ hai vàng và đô la bị chôn ngoài vườn hay dưới chân giường nên không lưu hành. Và thứ ba là vàng và đô la bị xuất huyết, nghĩa là bị đưa ra nước ngoài nhiều ngả khác nhau để chuẩn bị cho ngày đào tẩu!

Cộng sản chủ trương công hữu tư liệu sản xuất có nhiều lý do:
+Chúng thiếu tiền, tham tiền, chúng sẽ công khai tịch thu tài sản các doanh nhân là những ngoại kiều, những Việt kiều nghe Việt cộng dụ dỗ đầu tư.
+Chúng cướp đoạt toàn bộ tài sản nhân dân để bán cho ngoại quốc, hoặc chuẩn bị cho việc dâng hiến toàn bộ đất đai, tài sản cho Trung Cộng.
+Nay toàn bộ kinh tế sụp đổ, chúng chỉ còn đi ăn cướp bằng cách nhân danh Mác và công hữu tư liệu sản xuất.
Chúng sẽ dùng biện pháp nào? Mạnh hay nhẹ?
-Lẽ tất nhiên trong khi chúng thực thi chính sách công hữu tư liệu sản xuất này thì chúng cướp đoạt của ai chứ tài sản của chúng vẫn nguyên vẹn.
-Ngoại quốc đầu tư là vú sữa của Trung Cộng và Việt cộng. Chúng không dại gì mà cắt cổ họng chúng. Chúng có thể cướp một số nào đó nhưng vẫn nới tay cho một số nào đó. Chúng vẫn rêu rao hòa hợp hòa giải, về giúp đất nước, xóa đói giảm nghèo...Có thể chúng áp dụng chiến thuật vỗ béo để ăn thịt. Như việc buôn lậu. Chúng để cho dân chúng qua lại nhưng lâu lâu chúng mới bắt bớ, tịch thu một lần.

Trước 1975, chúng cũng áp dụng chính sách vỗ béo. Chúng cấm buôn bán, cấm tư doanh nhưng chúng lại làm ngơ cho buôn bán và hoạt động tư doanh. Thấy dân chúng đã có chút tiền, chúng mở chiến dịch càn quét cướp bóc như đánh thuế, tịch thu văn hóa đồi trụy, bắt buôn lậu, kiểm soát rồi đóng cửa, phạt tiền các nhà hàng, các quán cà phê, các nhà buôn, các hãng xưởng, các trà đình, tửu điếm và mạnh nhất là biện pháp đổi tiền.

-Cũng có thể chúng thẳng tay cướp đoạt làm " cạn tàu ráo máng" như trong CCRD. Đó cũng là cách "úp hụi", cách "trấn lột".Bao nhiêu năm buông câu thả mồi, nay đến lúc cộng sản giật cần câu bắt cá, thu hoạch chiến lợi phẩm. Có thể trước hay trong khi thế chiến bùng nổ, nhân danh quốc hữu hóa, nhân danh tổng động viên tài lực, chúng sẽ làm một vố ngoạn mục, không sợ quốc tế vì chúng đã có quan thầy Trung cộng đỡ đầu. Dù quốc gia, dân tộc ra sao thì ra, chúng ẳm một số đô la, vàng bạc đủ cho con cháu trăm đời nhà chúng là được.
Có thể quân Trung Cộng sẽ vào. Có thể hàng chục sư đoàn Trung Cộng đã nằm sẵn ở Việt Nam.Biện pháp rất mạnh mẽ. Chúng đóng cửa các sứ quán Âu Mỹ, tịch thu tài sản người ngoại quốc và nhân dân.

Bọn cướp chỉ cướp của, it khi giết người, còn cộng sản thì vừa cướp của vừa giết người. Giết người để trấn áp, để diệt kháng cự. Cùng lúc với chính sách công hữu tư liệu sản xuất sẽ là sự bắt bớ, chém giết tù đày. Các nhà tranh đấu bị khó khăn, tai họa đã đành mà những Việt kiều yêu nước về vui sống ở Việt Nam cũng sẽ dính chấu! Đó là phong cách cộng sản mà người ta gọi là đạo đức cách mạng, chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh!

Nói tóm lại, cộng sản là bọn cướp, bọn Mafia, chúng không vì lý tưởng Mác Lê, chúng không vì giai cấp vô sản, vì nhân dân, vì tổ quốc, chúng chỉ vì bản thân chúng. Chúng không có tính chân thật, nhất quán như các chính phủ khác, chúng xoay trở ngược xuôi, lúc nói thế này, lúc nói thế khác, nói và làm không đi đôi, tất cả chỉ là gian giảo, thủ đoạt gạt gẫm, cướp giật. Lúc cần cướp đoạt, cần làm thịt, chúng dùng Mác Lê, chuyên chính vô sản, quốc hữu hóa. Lúc cần dụ dỗ, cần vỗ béo, chúng hô hào đoàn kết dân tộc, hòa hợp hòa giải, về nguồn, mở cửa.

3.Tai hại của chính sách này

Nhân dân đều hiểu rõ cộng sản, càng căm thù chúng. Ngay người cộng sản cũng tỏ ý bất bình vì sự ngu xuẩn và gian ác của bọn trung ương đảng.
Theo tin trên của RFA, đại biểu Cao Viết Sinh, Bộ Kế hoạch Đầu tư nhận định rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện nay gồm nhiều thành phần trong đó có doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã xác định khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển đất nước. Vì vậy việc nêu rõ “công hữu tư liệu sản xuất” có thể gây lo ngại cho các loại hình doanh nghiệp vừa nêu.
Vẫn theo SGGP Online, đại biểu Nguyễn Văn Thuận Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội đầy băn khoăn về điều Đảng đang tự mâu thuẫn với chính mình khi xác định thời kỳ quá độ có mô hình nền kinh tế thị trường. Nếu xác định “công hữu về tư liệu sản xuất” thì lại đi ngược với kinh tế đa sở hữu. Ông Thuận cho rằng, không thể trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân, nếu vẫn giữ những nội dung đó. Ông Nguyễn Văn Thuận và ông Cao Viết Sinh kêu gọi nghiên cứu kỹ vấn đề này trước khi Đại hội 11 chính thức thông qua cương lĩnh và ban hành thành nghị quyết cụ thể của Đảng.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc nhấn mạnh: “Đảng vẫn xác định quan hệ đa sở hữu, có công có tư. Vậy bây giờ nói “công hữu tư liệu sản xuất” thì ai còn yên tâm đầu tư cho Việt Nam.” Nếu vẫn công hữu, ai dám đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà nước động viên họ đầu tư để làm gì. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc tự đưa ra câu trả lời: “Để rồi sau thời kỳ quá độ “nuôi vỗ béo rồi thịt”, thì ai dám làm ai dám đầu tư.(2)
Đó là những ý kiến của đảng viên cộng sản. Rõ ràng bọn cộng sản lật lọng, dối trá. Còn chúng ta nay lại càng thấy rõ bộ mặt bán nước hại dân, bộ mặt cướp của, giết người của bọn Việt Cộng. Kinh tế kiệt quệ, chúng sẽ cướp tài sản nhân dân và tài sản quốc gia. Đi xa nữa chúng sẽ bán nước cho Trung Cộng. Đó là hiểm họa lớn nhất do Việt cộng gây ra.
Muốn sống tự do, dân chủ và hạnh phúc, nhân dân ta phải diệt trừ cộng sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1).http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vietnam-may-allow-business-owners-into-communist-party-to-improve-image-01142011135850.html
(2).http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/report-from-vcp-11-national-congress-nn-01142011172005.html
(3). http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-Party-Congress-blighted-by-economic-woes-01132011085907.html
(4).http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110111-dang-cong-san-viet-nam-loay-hoay-tim-chien-luoc-kinh-te-cho-tuong-lai
(5). Công hữu tư liệu sản xuất có hạn chế thu hút đầu tư?
http://vneconomy.vn/20110114014717733P0C9920/cong-huu-tu-lieu-san-xuat-co-han-che-thu-hut-dau-tu.htm
(6).Tranh luận sôi nổi về “công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu”. http://phapluattp.vn/20110115122751369p1013c1144/tranh-luan-soi-noi-ve-cong-huu-tu-lieu-san-xuat-chu-yeu.htm
(7).MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT SAU GẦN HAI MƯƠI NĂM ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
.http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/06/02/2995-2/
(8).Việt Nam có thể cho phép doanh nhân vào Đảng để nâng cao thể diện
http://danluanvietnam.wordpress.com/2011/01/15/vi%E1%BB%87t-nam-co-th%E1%BB%83-cho-phep-doanh-nhan-vao-d%E1%BA%A3ng-d%E1%BB%83-nang-cao-th%E1%BB%83-di%E1%BB%87n/
(9).Có thêm doanh nghiệp tư nhân, Đảng sẽ mạnh hơn' - VnExpress.
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Kinh-nghiem/2011/01/3BA256F4/
(10).Việt Nam có thể cho phép doanh nhân vào Đảng để nâng cao thể diện.
http://baochivn.com/topic/474-viet-nam-co-the-cho-phep-doanh-nhan-vao-dang-de-nang-cao-the-dien

  62.TÍN HIỆU TRUNG CỘNG


I.TÍN HIỆU
Vạn vật không phải câm nín mà có một ngôn ngữ. Rất ít người hiểu được ngôn ngữ này. Có người hiểu đầy đủ ý nghĩa, có người hiểu lờ mờ, có người hiểu sai, giải thích sai như Marx cho rằng vô sản chôn sống tư bản.
Hiện tượng là cái xuất hiện bên ngoài. Lão tử, Hegel và các triết gia đời sau đã nêu lên những cặp phạm trù, trong đó có phạm trù hiện tượng và bản chất. Hiện tượng báo hiệu bản chất xấu tốt. Cổ nhân có câu:
Coi mặt mà bắt hình dung,
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Hiện tượng cũng là cái hiện tại báo hiệu tương lai. Tại sao vậy? Bởi vì quá khứ, hiện tại và tương lai có mối tương quan nhân quả.
Kiến thức khoa học này là do kinh nghiệm tích lũy. Cổ nhân ta có câu:

Thâm đông, hồng tây, dựng may
Ai ơi xin đợi ba ngày hẵng đi.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

Bệnh hoạn hiện tại là do cách ăn uống, hoạt động và môi trường quá khứ. Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng là những triệu chứng báo hiệu bệnh hoạn của cơ thể.

Kinh Dịch Quẻ Thuần Khôn nói : Lý sương kiên băng chí 履霜,堅冰至 ( đi trong sương thì biết tuyết sẽ đến ). Phần Văn ngôn giải thích :
Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc ; nhà nào tích lũy điều chẳng lành thì tất có thừa tai vạ . Như việc bề tôi giết vua, con giết cha, nguyên do không ở trong một buổi sớm chiều; tất dần dà có từ lâu rồi, mà người ta không biết lo toan từ sớm vậy (tích thiện chí gia tất hữu dư khương, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương: Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triều nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hĩ. Do biện chi bất tảo biện dã).

Chính trị, giáo dục có hệ quả lâu dài. Quản trọng (730 – 645 TCN) nói:
"Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn
Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã
Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã"
Tạm dịch:

"Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người"
Những đường lối giáo dục và chính trị sai lầm của cộng sản thì tác hại lâu dài khó mà sửa chữa nhanh chóng được. Chế độ cộng sản khởi đầu với Stalin và Mao tàn ác và nghèo khổ, tham nhũng, bất công thì sớm muộn sẽ bị dân chúng vùng lên đạp đổ.

Phải nhìn quá khứ để biết hiện tại, phải nhìn hiện tại để biết tương lai. Biết để tránh tai họa hoặc biết để sửa chữa những sai lầm. Nếu không sửa chữa thì bị sụp đổ hoặc bị tiêu diệt.Lão Tử khuyên
Vi chi ư vị hữu, trị chi ư vị loạn 爲之於未有, 治之於未亂( Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình).(ch.64)
Có hai cách tránh tai họa. Một là thay đổi chính sách cho hợp lòng dân và sự phát triển của đất nước. Hai là đàn áp, nhưng đàn áp cũng là cách làm cho dân chúng nổi loạn, đưa đến sụp đổ hoàn toàn.

II. QUY LUẬT BIẾN DỊCH
Vũ trụ và con người là vô thường, là biến dịch. Con người khám phá vũ trụ và đi tìm chân lý không ngừng vì mỗi ngày chúng ta chỉ tìm thấy được một phần vũ trụ, một phần chân lý.Ta tạm cho rằng có hai loại khoa học là khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Khoa học tự nhiên thì chính xác còn khoa học nhân văn thì thuộc khoa học không chính xác.
Marx khoe rằng lý thuyết của ông là khoa học. Điều này hoàn toàn sai vì khoa học phải được thí nghiệm, ứng dụng, và khách quan và có giá trị vượt thời gian và không gian. Các chính sách công hữu hóa, tịch thu tư liệu sản xuất của tư sản, lao động cưỡng bách, phá bỏ văn hóa truyền thống chưa được đưa ra thí nghiệm mà đã áp dụng. Và kết quả là bi thương. Như thế chủ thuyết Marx chỉ là những không tưởng, những ý tưởng điên rồ đáng lý phải đưa ông vào viện tâm thần. Thế mà hàng triệu người hoan hô, trong đó có những triết gia lừng danh thế giới!
Khoa học thì phải thống nhất. "Một cộng một là hai"," Nước một trăm độ thì sôi" là những chân lý, những định luật khoa học có giá trị vượt không gian và thời gian. Ở Nga, Algerie, Iran hay Trung Quốc, các ông Archimede, Marx, Leon Tolstoy, Stalin, Lỗ Tấn.. . đều phải chấp nhận, không thể nói khác. Thế nhưng thuyết của Marx lại được các đệ tử của ông gạt bỏ những điều quan trọng. Marx bảo thế giới loài người phải tiến theo 5 giai đoạn: cộng sản nguyên thủy, bộ lạc, phong kiến, tư bản rồi cộng sản. Lenin lại bảo rằng có thể bỏ qua giai đọan phát triển tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên cộng sản chủ nghĩa. Marx bảo giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến , Mao thì nói giai cấp công nông là giai cấp lãnh đạo, và sau Giang Trạch Trạch Dân thì cho công nông thương là ba thành phần cốt cán của đảng cộng sản...

Marx còn bảo chủ nghĩa cộng sản là tất yếu. Nhưng trong xã hội hiện nay nhiều xã hội không phát triển theo năm hình thái của Marx. Chủ nghĩa Marx là tất yếu thì khi có điều kiện cần và đủ, nước sẽ sôi, đóng thành băng hay thành chất lỏng không cần cầu khẩn, đọc thần chú hay hoan hô đả đả đảo. Nếu cộng sản chủ nghĩa là tất yếu thì tự tư bản sẽ đầu hàng, sẽ giải tán, không cần đấu tranh giai cấp, không cần vô sản chuyên chính.. .
Theo Hegel, Marx nêu lên Duy vật biện chứng pháp, cho rằng vật chất luôn vận động, cuộc sống và xã hội ở trong một trạng thái chuyển động và thay đổi liên miên. Và trong quy luật phủ định của phủ định, Marx còn bảo rằng xã hội tiến lên theo con đường thẳng hoặc trôn ốc, cái sau thay thế cái trước, cái sau tốt đẹp hơn cái trước . Thế mà trong triết lý Marx, Marx cho rằng chủ nghĩa Marx là đỉnh cao của nhân loại, sau đó không còn hình thái xã hội nào khác, nghĩa là vật chất, xã hội, thế giới hết vận động! Như vậy là Marx tự mâu thuẫn. Thực tế thì cho thấy chủ nghĩa tư bản tồn tại trong khi chủ nghĩa Marx bị suy sụp, ngay tại Trung Quốc, Việt Nam, chủ nghĩa Marx chỉ còn là hình thức.

Chủ nghĩa Marx sai lầm cho nên Gorbachev đã giải tán đảng cộng sản, Đông Âu và Liên Xô sụp đổ và Đặng Tiểu Bình phải trở lại con đường tư bản chủ nghĩa.Những điều đó cho thấy Marx sai lầm mà hàng triệu người hoan hô, hy sinh tính mạng cho lũ yêu tinh, trong đó có những triết gia và trí thức lừng danh thế giới không nhiều thì ít đã theo Marx hoặc có cảm tình với cộng sản như Louis Althusser, Merleau-Ponty, Jean Hyppolite, Jean Paul Sartre, B. Rusell và trong đó có cả ông triết gia Trần Đức Thảo, và nhà đại trí thức Nguyễn Mạnh Tường đáng thương của Việt Nam chúng ta!
Nếu Marx đừng hung hăng chỉ trích người khác, đòi lật đổ văn hóa truyền thống, đừng cho rằng triết thuyết của ông là khoa học, chủ nghĩa Marx là tất yếu và đừng khởi xướng cuộc tàn sát nhân danh công bằng xã hội và quyền lợi vô sản thì chúng ta không có gì phải bàn cãi. Chúng ta sẽ coi Marx và bọn theo Marx chỉ là những nhà chính trị, bọn khởi loạn như trăm ngàn đám khác trong lịch sử.

III.LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG
Chủ nghĩa Marx không có tính khoa học, chế độ cộng sản không là tất yếu. Vũ trụ là vô thường, là biến dịch cho nên Trung Quốc cũng không thoát khỏi quy luật này, nghĩa là chính quyền cộng sản không thể tồn tại mãi. Chủ nghĩa cộng sản tại Trung Cộng không những bị nhân dân khai tử và trào lưu thế giới tấn công mà còn bị chính người cộng sản Trung Quốc chỉ trích và chống đối.
1. TRẦN ĐỘC TÚ (1879 - 1942)
Người đầu tiên lập đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1921 là Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu. Bên cạnh hai ông này còn có chân tay của đệ tam quốc tế giám sát là Maring (tức Henk Sneevliet, người Hà Lan) và Nikolsky (người Nga). Trần Độc Tú và Lý Đại Chiêu tuy là người cộng sản vẫn có tinh thần dân tộc độc lập, không muốn làm nô lệ cho đệ tam quốc tế, theo lệnh của Stalin. Cùng trong lúc này, Trotsky (1879-1940) chống Stalin độc tài, và Trần Độc Tú cùng Lý Đại Chiêu theo Trotsky. chống Stalin và đệ tam quốc tế. Stalin mưu truất phế Trần Độc Tú lập Mao Trạch Đông do vậy Mao Trạch Đông tôn thờ Stalin và triệt hạ phe Trần Độc Tú.
2. MAO TRẠCH ĐÔNG (1893-1976)
Tuy xưng là đệ tử Marx, Mao đã phản lại Marx khi Mao chủ trương công nông liên hiệp, và nhất trí với Lenin là "tiến lên XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa".
Theo đưởng lối Lenin và Stalin, Mao cấm tư hữu, lập chế độ cộng sản, phát triển các nông trường, công trường và hợp tác xã, bắt nhân dân phải làm nô lệ cho đảng cộng sản. Cũng như Lenin, Stalin, Mao không phải là một nhà kinh tế mà lại hoang tưởng khởi xướng các chính sách kinh tế vĩ đại như "Đại nhẩy vọt" vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô , sản xuất thủ công, nhưng cuối cùng bị thất bại và phải hủy bỏ. Sinh viên , dân chúng biểu tình khắp nơi, các lãnh tụ cao cấp như Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình cũng lên tiếng phản đối, và Mao mất quyền bính. Mao bèn đưa ra chiến dịch "Đại Cách mạng văn hóa vô sản" vào những năm 60 của thế kỷ XX để trừ khử những kẻ chống đối và tiêu diệt tinh thần phản kháng trong nhân dân.

3. ĐẶNG TIỂU BÌNH (1904-1997)
Năm 1926, Đặng Tiểu Bình rời Paris sang Nga học Trường Đại học Phương Đông mang tên Tôn Trung Sơn. Ông cùng học với Tưởng Kinh Quốc. Ông làm ủy viên chính trị trong quân đoàn của Phùng Ngọc Tường, tham gia Bắc phạt. Sau khi bị Phùng Ngọc Tường cho giải ngũ, ông đi Tây An rồi Hán Khẩu, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Tháng 7 năm 1952, ông được cử làm Phó Tổng lí (Phó Thủ tướng) Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-kinh tế. Năm 1956, ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng Bí thư nhưng chỉ là nhân vật đứng cuối cùng (thứ 6) trong Ban Thường vụ, sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng).
Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ. Ngày 20 tháng 3 năm 1973, ông rời Giang Tây, quay trở lại Trung Nam Hải (Bắc Kinh), sau khi được phục hồi công tác. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ tịch Đảng. Về mặt chính quyền, ông trở lại cương vị Phó Thủ tướng, rồi Phó Thủ tướng thứ nhất. Khi Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, ông chủ trì công việc của Quốc vụ viện. Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, thế lực chống đối viện cớ ông có tư tưởng phản cách mạng và tác động đến Mao Trạch Đông, vì vậy ông lại bị Mao Trạch Đông cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh.


Sau khi nhóm người được gọi là "bè lũ bốn tên" bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ: Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng. Từ đây, ông bắt đầu đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới.
Sau khi trở lại chính trường, năm 1978 , Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình ‘Bốn hiện đại hóa’ và lại để cho dân dán ‘Đại tự báo’ nhưng lần này là để tố cáo những đau khổ do Cách mạng Văn hóa gây ra.


Đặng Tiểu Bình đã mạnh dạn đạp đổ chính sách quốc hữu hóa, dẹp bỏ các HTX, công trường và nông trường tập thể, và mở của buôn bán với tư bản. Đó là những chính sách kinh tế hoàn toàn khác với Marx, Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông. Ngoài ra, ông còn thực hiện nhiều chính sách như chính sách nghỉ hưu, không ngồi mãi cho đến chết như trong chế độ của Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông.
Tuy ông có can đảm chống đối Marx, Mao thực hiện cải cách kinh tế, ông vẫn giữ nguyên chính trị, quân sự và đảng cộng sản. Ông đã phạm hai tội ác là tàn sát sinh viên tại Thiên An môn và đem quân đánh phá các tỉnh miền bắc Việt Nam.

4. TRIỆU TỬ DƯƠNG (1917-2005)

Cùng với Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương có ý hướng chống Mao để cải cách. Từ năm 1951, ông đã đưa ra nhiều biện pháp cải cách và thành công . Năm 1965, ông trở thành bí thư đảng uỷ Quảng Đông, giải tán HTX, cho nông dân làm chủ ruộng đất trong khi vẫn quy định các hợp đồng sản xuất tới từng hộ cá thể. Ông ủng hộ các cuộc cải cách của Lưu Thiếu Kỳ, rồi bị cách chức năm 1967, và bị cưỡng bách lao động. Ông trở lại Quảng Đông năm 1972, và được Chu Ân Lai khôi phục tư cách chính trị năm 1973, vào Uỷ ban Trung ương, và được cử tới tỉnh Tứ Xuyên, là tỉnh lớn nhất nước làm bí thư thứ nhất tỉnh này năm 1975.


Về mặt kinh tế, Triệu Tử Dương đưa ra những cải cách nông nghiệp một cách căn bản và theo định hướng thị trường với nhiều thành công, dẫn tới tăng trưởng sản xuất công nghiệp tới 81% và sản lượng nông nghiệp 25% trong vòng 3 năm. Đặng Tiểu Bình coi "Kinh nghiệm Tứ Xuyên" là mô hình cho Cải cách kinh tế Trung Quốc và Triệu Tử Dương được bầu làm thành viên dự khuyết Bộ chính trị năm 1977 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1979. Ông gia nhập Ban Thường vụ Bộ chính trị năm 1982. Về Tứ Xuyên, ông bị thủ hạ của bè lũ bốn tên mưu sát nhưng thoát chết.

Sau 6 tháng làm Phó thủ tướng, Triệu Tử Dương được chỉ định làm Thủ tướng năm 1980 thay thế Hoa Quốc Phong, được chỉ định làm người kế tục của Mao, người khi ấy đang dần bị Đặng Tiểu Bình hất cẳng.Ông đã đưa ra "lý thuyết giai đoạn đầu tiên," một tiến trình biến đổi hệ thống xã hội chủ nghĩa đặt ra nền tảng giai đoạn cho hầu hết các cải cách kinh tế sau này ở Trung Quốc. Với tư cách Thủ tướng, ông đã áp dụng nhiều chính sách từng mang lại thành công ở Tứ Xuyên, gồm cả việc trao quyền tự quản hạn chế cho các doanh nghiệp công nghiệp và tăng quyền tự quyết trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Triệu Tử Dương khuyến khích các tỉnh ven biển phát triển trở thành những vùng kinh tế đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài và tạo ra các cổng xuất khẩu.


Chính sách này đã mang lại tăng trưởng mạnh mẽ trong cả sản lượng nông nghiệp và công nghiệp trong suốt thập niên 1980, nhưng cải cách kinh tế của ông cũng bị chỉ trích vì dẫn tới lạm phát.
Ông tin rằng tăng trưởng kinh tế kết nối trực tiếp với dân chủ hóa. Ngay từ năm 1986, Triệu Tử Dương là lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Trung Quốc kêu gọi thay đổi, bằng cách đưa ra các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử từ cấp xã cho tới Uỷ ban Trung ương.

Tháng 1 năm 1987, Đặng Tiểu Bình buộc nhà lãnh đạo phe cải cách Hồ Diệu Bang từ chức vì quá khoan dung với các sinh viên phản kháng; Triệu Tử Dương lên thay thế ông làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ghế Thủ tướng được nhường lại cho Lý Bằng. Điều này khiến ông trở thành ứng cử viên sẽ thay thế Đặng trở thành nhà lãnh đạo tối cao. Trong khi Tổng bí thư Triệu Tử Dương nới lỏng kiểm soát chính phủ trong lĩnh vực công nghiệp và tạo lập các vùng tự do kinh doanh ở các tỉnh ven biển,


Ông không tự cao và khoác lác như Lenin và Mao, trong Đại hội Đảng năm 1987 Triệu Tử Dương tuyên bố Trung Quốc đang ở trong "một giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội" có thể kéo dài 100 năm.
Ông có những chủ trương táo bạo:
- Tách biệt các vai trò của Đảng và Nhà nước,
-Nới rộng về tự do ngôn luận và tự do báo chí
-giảm kiểm soát nhà nước với các doanh nghiệp và tăng cường sở hữu tư nhân qua cổ phần hóa.
Đó là những việc tối kị của cộng sản.Nửa sau năm 1988 môi trường chính trị của Triệu Tử Dương dần giảm sút vì bị bọn bảo thủ và tham nhũng phản kháng.
Cái chết của Hồ Diệu Bang ngày 15 tháng 4 năm 1989, cộng với khó khăn kinh tế gia tăng do lạm phát, là cơ sở nảy sinh sự phản kháng trên diện rộng năm 1989 của sinh viên, trí thức, và các thành phần dân cư đô thị bất mãn khác biến thành vụ Thiên An môn. Phe bảo thủ kết tội ông.

Tối ngày 18 tháng 5, Triệu Tử Dương được triệu tới nhà của Đặng và một cuộc nhóm họp vội vàng của Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã kêu gọi áp đặt thiết quân luật .Trong cuộc tranh giành quyền lực sau đó, Triệu Tử Dương bị tước mọi chức vụ, bị quản thúc tại gia và Đặng đưa Giang Trạch Dân làm Tổng bí thư Đảng.
So với Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương tiến bộ hơn nhiều. Đặng Tiểu Bình chỉ chú trọng đổi mới kinh tế trong khi Triệu Tử Dương vừa cải cách kinh tế và chính triị, xã hội. Vì vậy mà ông bị Đặng Tiểu Bình và phe bảo thủ giam cầm.

5. LƯU Á CHÂU
Ông sinh năm 1952 là một trung tướng không quân, một nhà văn, có gốc rễ lớn, bố vợ là chủ tịch Lý Tiên Niệm. Ông đã trình bày tư tưởng của ông vào ngày 11/9/2002 trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam., được đăng trên báo Phoenix (Phượng hoàng), tiếng Anh, xuất bản ở Hồng Kông sáng 12-8 -2010. Nội dung gồm những điểm chính:
1. Vấn đề nội trị của Trung Quốc: lựa chọn mô hình và kết cấu bộ máy chính trị Trung Quốc…
Chế độ chính trị của cộng sản không được lòng dân, không được tự do dân chủ:Nếu một thể chế không cho người dân được hít thở không khí tự do và phát huy sức sáng tạo, nếu hệ thống ấy không lựa chọn được những người tốt nhất làm đại diện cho chế độ và nhân dân để đưa vào các vị trí lãnh đạo, hệ thống ấy tất yếu phải diệt vong ... Dân chủ là điều cấp thiết nhất; không có dân chủ không thể có sự trỗi dậy bền vững .… … Dân chủ là điều cấp thiết nhất; không có dân chủ không thể có sự trỗi dậy bền vững; -Trong 10 năm tới, ở Trung quốc, một sự chuyển đổi từ chính trị của vũ lực, chính trị của cường quyền sang dân chủ là điều không thể tránh khỏi…
2/ So sánh Trung Quốc và Mỹ

Ông bênh vực Mỹ, ca tụng Mỹ: Mỹ dân chủ, Mỹ không xâm lược nước nào, chiến tranh chẳng qua là vì chiến thuật:
Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc.
Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế.
Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược... … Liên Xô sụp đổ là vì cải cách chính trị tiến hành quá muộn, chứ không phải vì cải cách chính trị quá mức…
Nhiều bình luận gia cho rằng Lưu Á Châu là cọp giả nai.

6. ÔN GIA BẢO
Ông sinh năm 1942, là Thủ tướng thứ sáu, người đứng đầu Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và hiện ông là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo hôm 14 tháng 3 vào lúc kết thúc phiên họp thường niên của Quốc hội, Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đọc hai câu thơ “diệc dư tâm chi sở hướng hề, tuy cửu tử kì vưu vị hối” trong tập thơ Ly Tao của thi hào Khuất Nguyên, đại ý nói rằng vì tâm nguyện phục vụ đồng bào mà phải chết đi 9 lần thì cũng cam lòng. Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nói thêm rằng ông dùng hai câu thơ này để nói lên chí khí của mình và hứa sẽ cố gắng hết sức để làm tốt công tác trong 3 năm tới đây, trước khi ông về hưu. Ông Ôn Gia Bảo nói thêm như sau:
"Công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc chẳng phải chỉ giới hạn trong sự phát đạt của kinh tế mà còn bao gồm công bằng công lý xã hội và sức mạnh của đạo đức. Trong vài năm còn lại trong chức vụ này tôi sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những điều này. Tôi tin rằng những nhà lãnh đạo sau này cũng sẽ quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này."
Các nhà quan sát cho rằng những lời lẽ khảng khái của ông Ôn Gia Bảo nêu bật những sức cản mà nhà lãnh đạo được dân chúng mến mộ này đang gặp phải trong việc thực thi các chính sách có lợi cho dân nghèo, thường được gọi là chính sách thân dân.
Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 14 tháng 3, ông Ôn Gia Bảo lại một lần nữa kêu gọi thực thi công bằng xã hội và cho rằng lạm phát, tham ô, và chênh lệch giàu nghèo đanh ảnh hưởng tới ổn định xã hội, thậm chí còn có thể gây bất ổn cho quyền lực của nhà nước.
Tuy nói tự do, dân chủ, bình đẳng xã hội, Ôn Gia Bảo vẫn không hành động gì, có lẽ chỉ là nói suông. Ông cũng như Lưu Á Châu có nhiều mặt bí hiểm.
Nói chung, Mao không trung thành với Marx, và những người lãnh đạo đảng về sau một số không nhiều thì it muốn chống lại Mao và mong muốn cải cách.

IV. HIỆN TRẠNG XÃ HỘI TRUNG QUỐC
Thời Mao, kinh tế Trung Quốc thấp kém vì chính sách kinh tế chỉ huy của Mao. Sau Mao, kinh tế thay đổi, nhưng xã hội phân hóa trầm trọng. Giai cấp mới nắm toàn bộ kinh tế, độc tài tham nhũng, liên kết với tư bản ngoại quốc để bóc lột nhân dân. Công nhân thành phố thì khá nhưng nông dân lên thành phố làm công nhân thi khốn khổ trăm bề.


Kinh tế Trung Quốc phát triển quá nhanh, nên phát triển không đồng bộ. Hai yếu tố xây dựng nền kinh tế Trung Quốc là đầu tư ngoại quốc và công nhơn rẻ.Nhơn công rẻ nhưng là nhơn công hạng hai. Họ nhận thức rằng họ bị bóc lột, và giới công nhơn đang bị bỏ quên. Và ngày nay bắt đầu một cuộc đấu tranh giai cấp.

Nông dân và công nhân làm lụng mệt nhọc mà không đủ ăn. Một số thanh niên đã tự tử vì phải làm quá nhiều , tinh thần khủng hoảng. Nông dân và dân chúng bị cướp nhà cửa đất đai y hệt như ở Việt Nam. Phong trào đình công đang đấu tranh đòi tăng lương ở Trung quốc bắt đầu từ những nhà máy sản xuất của kỹ nghệ Xe hơi.
Đây là khu vực kinh tế đang tăng trưởng rất mạnh, lợi nhuận nhiều và các công nhơn nắm rõ vai trò của mình, hiểu được sai biệt đồng lương giữa giai cấp công nhơn và giai cấp chủ nhơn” nhận định phân tích của một blogger trên mạng Sohu. Năm 2009 vừa qua, thị trường xe hơi Trung Hoa Cộng sản đã chiếm được vai trò số 1 của thị trường xe hơi thế giới, qua mặt Mỹ, với 13,5 triệu chiếc xe bán. Ngay từ đầu năm 2010, con số nầy được tăng, nhảy vọt: gần 72 % cho quý 1, đối chiếu với cùng thời điểm nầy năm trước.

Các thương hiệu Nhựt Bổn dẫn đầu. Toyota đang đầu tư thêm 475 triệu dollars vào nhà máy lắp ráp sản xuất mới ở Nansha để vượt từ 3,5 % lên 10 % thị trường xe ở Trung Quốc, sẽ qua mặt General Motors hiện đang đứng hàng số 1. Nhưng cuộc chạy đua cạnh tranh nầy đang được thực hiện với một sự kiểm soát gắt gao giá thành sản xuất.
Khoảng năm 200o, các phong trào đình công đòi tăng lương bắt đầu phát xuất từ những nhà máy các khu kỹ nghệ miền Nam Trung Quốc, Shenzhen, Zhongshan, Foshan,Nansha và ngay cả Canton, đang lan rộng đến miền Bắc. Nay đã đến Tianjin. Đây là một phong trào tự phát hoàn toàn độc lập không do Công đoàn Nhà nước do Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ đạo.


Các công nhân nay đã đình công . Năm 2010, 1300 công nhơn hãng Toyota được tăng lương 15%. Dĩ nhiên không được 20% như đòi hỏi nhưng cũng đã là một thành công lớn rồi. Từ nay công nhơn của Toyota Tianjian sẽ có số lương xấp xỉ 200 dollars US mỗi tháng. Thật là một sự tiến bộ vượt bực, 6 dollars mỗi ngày. Mới ngày nào đây họ chỉ được trả chưa đầy 2 dollars/ngày, bằng chỉ số nghèo do thống kê thế giới định nghĩa (Công nhơn Việt Nam còn tệ hơn nữa ngày nay, giữa năm 2010 vẫn còn ở mức trên dưới 2 dollars một ngày).

Và đình công thương thuyết ở Toyota Gosei, Tianjian vừa xong, thì 1100 công nhơn của Toyota Denso, ở Nansha, ở cách 2 000 cây số ở phía Nam, nằm giữa HongKong và Canton cũng bãi khóa, đình công và đòi tăng lương. Và Hãng Toyota Motor ở Canton sản xuất 360 000 xe hằng năm tê liệt không hoạt động được vì thiếu hàng để lắp ráp. Mặc dù ngay những ngày đầu của cuộc đình công, các báo chí thông tin được lệnh không nói một tiếng, không đăng một bài. Kiểm duyệt toàn bộ. Cớ sao phong trào đình công được phổ biến lan rộng như vậy. Ấy là do “Mạng Internet và điện thoại di động”. Thời đại thông tin đã phá vỡ hệ thống bưng bít của Đảng Cộng sản.


Vào ngày 1 tháng giêng năm 2008, nhận thấy tình hình công nhơn bắt đầu căng thẳng, nhà cầm quyền Trung Cộng ra một đạo Luật Lao động buộc các nhà đầu tư ngoại quốc phải trả thêm 30% lương bổng gồm cả bảo hiểm sức khỏe và quỹ hưu trí. Thật là một tiến bộ lớn lao! Nhưng than ôi, Nhà cầm quyền Beijing gặp ngay sự phản kháng cúa các nhà đầu tư, và bắt đầu ngay 6 tháng sau, viện cớ có khủng hoảng kinh tế, các xí nghiệp ngoại quốc bắt đầu đuổi công nhơn, thậm chí khai phá sản đóng cửa và sau đó mở lại với một thương hiệu khác và mướn người rẻ hơn. Mùa thu cùng năm luật ấy bị bãi bỏ.Và cũng vì công nhân đình công liên tiếp, từ tháng 6-2010, các hãng ngoại quốc đã rút khỏi Trung Quốc mà sang Việt Nam.


Tại Trung Quốc và Việt Nam, giai cấp thống trị nắm toàn bộ kinh tế và lợi lộc khác, chúng bóc lột và ăn cắp tài sản nhà nước và tài sản nhân dân, trong khi dân chúng ngày càng nghèo khổ. Khoảng cách giàu-nghèo trong xã hội TQ cũng ngày một gia tăng, tình trạng này giống các nước Châu Mỹ La Tinh, một trong những khu vực có mức chênh lệch giàu-nghèo cao nhất thế giới. Thực trạng có thể còn tồi tệ hơn các con số cho biết. Wang Xiaolu, phó giám đốc của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia thuộc Sáng hội Cải tổ TQ, ước tính rằng mỗi năm có khoảng 1.300 tỉ đôla tiền thu nhập – tương đương 30% GDP của TQ – không được khai báo.


Trên 60% tiền thu nhập trốn thuế là của bộ phận giàu có nhất nước, tức 10% dân số TQ, đa số là đảng viên ĐCSTQ và thân nhân của họ. Việc sử dụng quyền lực chính trị để làm giàu quá đáng đã gây nhiều phẫn nộ trong dân chúng, và những người giàu có rất biết điều đó. Vì vậy hiện nay giới đại gia TQ phải sử dụng trên hai triệu người cận vệ, và nền công nghiệp an ninh tư nhân (private security industry) đã lớn mạnh ngành kinh doanh trị giá 1.200 tỉ đôla kể từ ngày nó được thành hình năm 2002.


V. NHÂN DÂN TRUNG QUỐC TRANH ĐẤU

1. Công nông
Chế độ cộng sản tàn ác cho nên nhân dân đã vùng lên chống đối. Từ khi Mao còn tại vị, nhân dân Trung Quốc đã nổi lên khắp nơi.
Trong khi hệ thống chính trị TQ tiếp tục đẻ ra nhiều lạm quyền, thì một xã hội giàu có hơn, đầy đủ khả năng hơn luôn luôn tìm cách bảo vệ lợi ích của mình. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (VKHXHTQ) ước tính rằng con số vụ bất ổn xã hội đã gia tăng từ 40.000 năm 2001 lên trên 90.000 vụ vào năm 2009. Thông tin của VKHXHTQ cho biết rằng những biến động này ngày càng lớn hơn, bạo động hơn, có khả năng tràn lan từ tỉnh này sang tỉnh khác hơn, các thành phần tham dự và các vấn đề tranh chấp-khiếu kiện trở nên đa dạng hơn.
2. Luật sư
Kể từ năm 2001, TQ đã tăng cường việc cải tổ hệ thống pháp luật, cải thiện luật thương mại, luật bảo vệ quyền tư hữu, luật bảo vệ quyền công dân, và tính chuyên nghiệp trong hệ thống toà án. Mỗi năm có khoảng 20.000 sinh viên tốt nghiệp trường luật; TQ hiện có 170.000 luật sư, hơn 13.000 văn phòng luật sư, hàng ngàn giáo sư luật khoa, và hàng chục ngàn nhân viên pháp lý. Nhiều người trong giới này ủng hộ một phong trào ngày càng lớn mạnh nhằm bảo vệ quyền lợi công dân ( vệ quyền).
Trên cơ sở những quy định về dân quyền trong Hiến pháp, các luật sư Vệ Quyền đứng ra bảo vệ người dân chống nạn lạm quyền, một vấn nạn đang ngày càng trở nên trầm trọng. Năm 2009, chính nhà cầm quyền Trung Quốc cũng thừa nhận : Những vụ vòi vĩnh tiền bạc đã làm dấy lên 100 000 kháng nghị tập thể và đã có 12 triệu đơn khiếu nại được gửi cho chính quyền trung ương liên quan đến những tiêu cực của quan chức địa phương. Những năm 2000, Cao Trí Thịnh đã tham gia tích cực trong việc bảo vệ dân quyền. Có những người dân oan vượt hàng ngàn cây số đến cầu cứu ông, bởi khi đó ông nổi tiếng nhờ đã nhiều lần thắng kiện chống lại các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, người dân tin tưởng ông vì họ biết rằng ông dành 1/3 thời gian làm việc của mình cho các hồ sơ " vì dân", và sẵn sàng đứng ra biện hộ miễn phí. Một người bạn của ông là Đằng Bưu cho biết : " Anh Cao nhận rất nhiều vụ kiện mà không hề sợ làm mất lòng chính quyền". Sự tận tụy của ông trong việc bảo vệ lợi ích người dân đã được bộ Tư Pháp Trung Quốc xếp vào nhóm " 10 luật sư giỏi nhất Trung Quốc" vào năm ông 34 tuổi.
Trên cơ sở những quy định về dân quyền trong Hiến pháp, các luật sư Vệ Quyền đứng ra bảo vệ người dân chống nạn lạm quyền, một vấn nạn đang ngày càng trở nên trầm trọng. Năm 2009, chính nhà cầm quyền Trung Quốc cũng thừa nhận : Những vụ vòi vĩnh tiền bạc đã làm dấy lên 100 000 kháng nghị tập thể và đã có 12 triệu đơn khiếu nại được gửi cho chính quyền trung ương liên quan đến những tiêu cực của quan chức địa phương. Những năm 2000, Cao Trí Thịnh đã tham gia tích cực trong việc bảo vệ dân quyền. Có những người dân oan vượt hàng ngàn cây số đến cầu cứu ông, bởi khi đó ông nổi tiếng nhờ đã nhiều lần thắng kiện chống lại các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, người dân tin tưởng ông vì họ biết rằng ông dành 1/3 thời gian làm việc của mình cho các hồ sơ " vì dân", và sẵn sàng đứng ra biện hộ miễn phí. Một người bạn của ông là Đằng Bưu cho biết : " Anh Cao nhận rất nhiều vụ kiện mà không hề sợ làm mất lòng chính quyền". Sự tận tụy của ông trong việc bảo vệ lợi ích người dân đã được bộ Tư Pháp Trung Quốc xếp vào nhóm " 10 luật sư giỏi nhất Trung Quốc" vào năm ông 34 tuổi.

3. Sinh viên

Từ thời Mao Trạch Đông trị vì, sinh viên biểu tình khắp nơi. Trong thời Đặng Tiểu Bình, sinh viên cũng đã nổi lên. Những cuộc phản kháng ban đầu chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, ngày 16 tháng 4 và 17 tháng 4, dưới hình thức lễ tang dành cho Hồ Diệu Bang và những yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc phải sửa đổi các quan điểm chính thức của họ về ông. Ngày 18 tháng 4, 10.000 sinh viên tiến hành một cuộc biểu tình ngồi tại Quảng trường Thiên An Môn, phía trước Đại lễ đường Nhân dân. Cùng trong buổi chiều ngày hôm đó, vài ngàn sinh viên tụ tập trước Trung Nam Hải, trụ sở chính phủ, yêu cầu gặp mặt các lãnh đạo chính phủ. Họ đã bị lực lượng an ninh giải tán. Trong đêm ngày 21 tháng 4, ngày trước lễ tang Hồ Diệu Bang, khoảng 100.000 sinh viên đã tuần hành trên Quảng trường Thiên An Môn và tụ tập ở đó trước khi nơi này bị đóng cửa chuẩn bị cho lễ tang. Cùng ngày hôm ấy, những cuộc phản kháng diễn ra tại Tây An (Thiểm Tây) và Trường Sa (Hồ Nam).
Cuộc biểu tình tiến đến đòi hỏi chống tham nhũng và mở rộng cải cách vì họ cho rằng việc laz2m của Đặng Tiểu Bình chưa đủ.

Không giống những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1987, gồm chủ yếu sinh viên và giới trí thức, các cuộc phản kháng năm 1989 có được sự hỗ trợ to lớn từ giới công nhân thành thị, những người đang lo lắng trước tình trạng lạm phát và tham nhũng ngày càng gia tăng. Tại Bắc Kinh, họ được rất nhiều người ủng hộ. Họ cũng được ủng hộ tại các thành phố lớn ở khắp Trung Quốc Đại lục như Ô Lỗ Mộc Tề, Thượng Hải và Trùng Khánh; và sau này là ở Hương Cảng, Đài Loan và các cộng đồng Hoa kiều ở Bắc Mỹ và châu Âu.Ngày 4 tháng 5, xấp xỉ 100.000 sinh viên và công nhân tuần hành ở Bắc Kinh yêu cầu cải cách tự do báo chí và một cuộc đối thoại chính thức giữa chính quyền và các đại biểu do sinh viên bầu ra.

Ngày 19 tháng 5 lúc 4 giờ 50 phút sáng, Tổng thư ký Triệu Tử Dương tới quảng trường và đọc một bài diễn văn hối thúc sinh viên chấm dứt cuộc tuyệt thực. Một phần bài diễn văn của ông đã trở thành câu trích dẫn nổi tiếng, khi ông nói, ám chỉ tới thế hệ người lớn tuổi Trung Quốc, "Chúng tôi đã già, nó không còn là vấn đề với chúng tôi nữa." Trái lại, sinh viên còn trẻ và ông hối thúc họ giữ sức khoẻ và không tự hy sinh mình quá dễ dàng như vậy. Chuyến thăm của Triệu Tử Dương tới quảng trường là lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông.
Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình là chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương, và Dương Thượng Côn là chủ tịch nước ra lệnh đàn áp.
Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy khoảng 5 ngàn đến 10 ngàn chết, 30 ngàn bị thương.

4. Pháp Luân công
Pháp Luân Công 法輪功 , hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một hệ thống "tu dưỡng cơ thể và tinh thần" được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Pháp Luân Đại pháp có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế đứng và một bài tĩnh công toạ thiền). Các bài học Pháp Luân Công được viết trong quyển sách chính yếu, Chuyển Pháp Luân, và hướng dẫn thực hành trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp.


Pháp Luân Công được thế giới chú ý kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 khi chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu đàn áp trên toàn quốc môn phái này (ngoại trừ ở Ma Cao và Hương Cảng). Cho đến nay có hơn 100.000 người thực tập Pháp Luân Công bị bắt nhốt vào các trại học tập cải tạo, trại cưỡng bức lao động, bệnh viện tâm thần, bị tra tấn dã man và có 3.163 trường hợp chết vì tra tấn được ghi nhận và chứng minh, phỏng đoán có hơn 7.000 người đã bị hành hạ đến chết.
Chỉ cần bị nghi ngờ là thành viên Pháp Luân Công là đã có thể bị bắt giam 3 năm trong các trại lao động mà không cần xét xử. Ngoài ra Trung Cộng còn đem bán nội tạng các tù nhân Pháp Luân công để lấy tiền. Pháp luân công là pháp môn thiền, không có ý bạo động chống nhà nước cộng sản, nhưng vì cộng sản độc tài, không muốn bất cứ phe nhóm, tổ chức nào lớn mạnh bằng hay mạnh hơn đảng cộng sản. Vì vậy mà họ thẳng tay đàn áp Pháp luân công cũng như Phật giáo và các tôn giáo khác tại Trung Quốc.


Người theo Pháp Luân Công đã tổ chức thu thập chữ ký khắp nơi để khẩn cầu một tòa án nhân quyền xét xử Giang Trạch Dân và những lãnh đạo Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp. Trong tháng 1 năm 2004, tại 12 quốc gia đã có 16 vụ án tố cáo Giang Trạch Dân và những lãnh đạo Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp vì các tội tra tấn, tội ác đối với nhân loại và sát hại chủng tộc.

5. Cửu bình
Cửu bình là chín lời phê phán về chế độ cộng sản Trung Quốc. Chúng ta không biết đich xác bản bình luận này do ai viết, và ra đời lúc nào, nhưng do Pháp Luân công ấn hành năm 2004, và cũng do thời báo The Epoch Times phát hành, tháng 11 năm 2004. Từ khi “Cửu bình” được công bố, nhiều người dân nhận rõ bản chất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Từ đó một làn sóng thoái đảng với hàng chục nghìn người thoái đảng mỗi ngày đang lan rộng vì mọi người hiểu rằng việc từ bỏ liên hệ với ác đảng là rất cấp bách. Vào ngày 08 tháng 4-2010 hơn 71 triệu dân Trung Quốc đã từ bỏ đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên hệ như đoàn Thanh Niên,và đội Thiếu nhi của nó; các cuộc biểu tình và diễn hành đã được tổ chức trên thế giới để khuyến khích họ.
6. Hiến chương 08
Trong năm 2008, một nhóm trí thức thành lập hiến chương 08, Hiến chương 08 ( 零八宪章, Língbā Xiànzhāng) là một tuyên ngôn đầu tiên có chữ ký của hơn 350 trí thức và nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc nội dung đòi tự do, nhân quyền, bình đẳng, cộng hòa, dân chủ, nhằm thúc đẩy cải cách chính trị và dân chủ trong Trung Hoa. Chúng ta không biết rõ những ai đã khởi thảo, nhưng kết quả là do nhiều người cộng tác, trong đó có Lưu Hiểu Ba . Bản Tuyên ngôn đã được xuất bản vào ngày 10 tháng 12 năm 2008, kỷ niệm 60 năm của Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới, áp dụng tên và phong cách từ Hiến chương 77 chống Liên Xô do những người bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc xuất bản. Kể từ khi được phát hành, hơn 8.100 người bên trong và ngoài Trung Quốc, gồm những trí thức và đảng viên trung, cao cấp đã ký vào bản Tuyên ngôn này. Một trong những tác giả của Hiến chương 08, nhà văn Lưu Hiểu Ba, đã được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 2010.
7. Ngụy Kính Sinh
Ngụy Kính Sinh lúc trẻ là Hồng vệ binh đã dấn thân vào phong trào phá hoại văn hóa . Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, “Bè lũ 4 tên” bị bắt và quyền lãnh đạo chuyển hẳn về phe cấp tiến xung quanh Đặng Tiểu Bình với chính sách “Bốn hiện đại hóa”, một giai đoạn cởi mở ngắn ngủi được mệnh danh là “Mùa Xuân Bắc Kinh” diễn ra trong hai năm 1977-1978, với biểu tượng là Bức tường Dân chủ Tây Đan ở thủ đô Bắc Kinh, nơi người dân có thể công khai trình bày chính kiến của mình. Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) đã viết báo tường, ký tên và dán lên Bức tường Dân chủ ngày 5/12/1978. Sau đó, nhiều lần viết bài tố cáo chế độ độc đảng, kêu gọi dân chủ hóa Trung Quốc. Ngày 29/3/1979, ông bị bắt và bị kết án 15 năm tù về tội tiết lộ bí mật quân sự (kế hoạch tấn công Việt Nam của Trung Quốc trong Chiến tranh Biên giới 1979) cho nước ngoài…Ngụy Kính Sinh, cha đẻ "của nền dân chủ" tại Trung Quốc, đã tấn công mạnh mẽ những ai nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được sự phát triển kinh tế mà không có nhân quyền. Ông cho rằng Trung Quốc và Việt Nam mang chung một bệnh và kết quả sẽ phải thay đổi sang thể chế dân chủ họặc sụp đổ. Ông cũng lên tiếng kết tội tư bản đang làm giàu mà bắt tay với cộng sản, chà đạp nhân quyền. Và yêu cầu tư bản phải thay đổi chủ trương ,chính sách đối với Trung Cộng.
Ngụy Kinh Sinh cũng như Vương Dân đã ra khỏi Trung Quốc năm 1989, trong khi Lưu Hiểu Ba ở lại. Ra khỏi Trung Quốc, ông tiếp tục tranh đấu cho nền dân chủ của Trung Quốc.

8. Lưu Hiểu Ba

Lưu Hiểu Ba sinh tại Trường Xuân, Cát Lâm, năm 1955 trong một gia đình trí thức. Từ năm 1969 đến năm 1973, ông được cha đưa theo về Nội Mông trong phong trào Về Nông thôn. Năm 19 tuổi, ông bắt đầu làm việc trong một ngôi làng ở tỉnh Cát Lâm và sau đó tại một công ty xây dựng. Ông kết hôn với bà Lưu Hà, hiện sống trong căn hộ đôi tập thể ở Bắc Kinh.
Năm 1976, ông học tại Đại học Cát Lâm và nhận bằng Cử nhân Văn học năm 1982 và bằng Thạc sĩ năm 1984 từ Đại học Bình Dân Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, Lưu Hiểu Ba trở thành giảng viên tại Đại học Bình Dân Bắc Kinh, nơi ông cũng nhận được bằng tiến sĩ năm 1988.
Trong những năm 1980, các bài bình luận quan trọng nhất của ông, "Phê bình về những lựa chọn - Đối thoại với Li Zehou" và "Thẩm mỹ học và Tự do Con người" khiến ông nổi tiếng trong lĩnh vực học thuật. Các bài luận đầu tiên chỉ trích triết lý của một nhà tư tưởng Trung Quốc nổi tiếng, Li Zehou.
Giữa năm 1988 và 1989, ông thỉnh giảng tại nhiều trường đại học ngoài Trung Quốc, bao gồm Đại học Columbia, Đại học Oslo và Đại học Hawaii.
Năm 1989, Lưu Hiểu Ba đang ở Hoa Kì thì ở Trung Quốc diễn ra cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn. Ông đã quyết định quay trở lại Trung Quốc để tham gia phong trào. Sau này, Lưu Hiểu Ba được coi là một trong "bốn lãnh đạo chính trong vụ Thiên An Môn" đã đứng ra thuyết phục hàng trăm sinh viên rời quảng trường, nhờ vậy họ được cứu sống.

Lưu Hiểu Ba là một nhà hoạt động nhân quyền kêu gọi cuộc bầu cử dân chủ, ủng hộ các giá trị tự do, ủng hộ việc phân rõ quyền hạn và kêu gọi chính phủ chịu trách nhiệm về việc làm sai trái của mình. Từ năm 1989 đến nay, ông đã bị kết án tù và lao động khổ sai bốn lần vì các hoạt động chính trị hòa bình của mình, bắt đầu với việc tham gia cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989. Khi ông không ở trong tù, ông cũng thường xuyên bị theo dõi và quản thúc tại gia trong thời gian nhạy cảm.
Tháng Sáu năm 1989 sau cuộc biểu tình Thiên An Môn, Lưu Hiểu Ba bị giam trong nhà tù an ninh nghiêm ngặt Qincheng, và bị kết án về tội "tuyên truyền và kích động phản cách mạng ". Trong tháng mười năm 1996, ông phải chịu ba năm cải tạo lao động về tội "gây rối trật tự công cộng" vì đã chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Khi ông được thả tự do vào năm 1999, báo chí đưa tin rằng chính phủ xây dựng một trạm canh gác bên cạnh nhà của ông và gọi ông điện thoại và kết nối internet đã bị ngắt. Vào tháng Giêng năm 2005, sau cái chết của cựu Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương, người đã đồng cảm với cuộc biểu tình của các sinh viên trong năm 1989, Lưu Hiểu Ba đã ngay lập tức bị quản thúc tại gia trong hai tuần trước khi biết tin về cái chết của ông Triệu.

Năm 2004 khi ông bắt đầu viết Báo cáo Nhân quyền Trung Quốc tại nhà, máy tính, thư từ, tài liệu của ông bị tịch thu. Những bài viết về Quyền Con người của Lưu Hiểu Ba đã nhận được sự công nhận rộng rãi từ quốc tế. Năm 2004, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vinh danh Báo cáo Nhân quyền của ông, trao giải Fondation de France cho ông như là một người bảo vệ tự do báo chí.
Trong năm 2007, Lưu Hiểu Ba đã bị giam giữ và thẩm vấn trong một thời gian ngắn về các bài báo ông viết được xuất bản trực tuyến trên các trang web bên ngoài Trung Quốc đại lục. Từ tháng 12 năm 2009, ông bị bắt và chịu án tù 11 năm và hai năm bị tước quyền chính trị vì tội “xúi giục chống phá nhà nước”, hậu quả của việc ông tham gia viết Hiến chương 08. Ông bị bắt chính thức vào ngày 23 tháng 6 năm 2009, vì bị nghi có dính líu tới việc "xúi giục chống phá nhà nước."

Ông bị buộc cùng tội danh vào ngày 23 tháng 12 năm 2009, và bị kết án 11 năm tù và hai năm bị tước quyền chính trị vào ngày 25 tháng 12 năm 2009. Ông được ủy ban giải Nobel hòa bình trao giải vì "cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người ở Trung Quốc", bất chấp áp lực từ chính quyền Trung Hoa ngăn cản việc trao giải cho ông.
Ban đầu tuyệt đại đa số tin tưởng vào Mao và đảng cộng sản, nhưng càng ngày nhân dân và ngay những người thân tín của Mao đã nhận thấy Mao là một bạo chúa và một kẻ hoang tưởng. Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình đã cải cách kinh tế nhưng chưa đủ. Đảng viên và nhân dân Trung Quốc tiến bộ đòi hỏi Trung Quốc phải cải cách mạnh mẽ hơn, phải đưa lại tự do, dân chủ thực sự cho nhân dân. Mầm móng cách mạng dân chủ ở Trung Quốc ngày càng sâu xa, vững mạnh. Tất cả phản ứng của dân chúng và đảng viên tiến bộ đều nói lên khát vọng tự do, dân chủ. Một ngày không xa, cách mạng dân chủ sẽ thắng lợi ở Trung Quốc, Việt Nam và toàn thế giới.

  
63. CÁCH MẠNG PHI CHÂU

Phi châu sau đệ nhị thế chiến đã trở thành các quốc gia độc lập. Một số theo cộng sản, một số theo tư bản. Dù theo cộng sản hay tư bản, các quốc gia này đa số vẫn nghèo đói và độc tài. Các quốc gia này nay đã đứng lên đòi dân chủ thật sự.

Cuộc cách mạng tháng giêng năm 2011 tại Tunisie đã thành công. Cuối tháng giêng và đầu tháng 2-2011, trong hai tuần , dân chúng Ai Cập đã đứng lên đòi tổng thống Mubarack từ chức.
Cả hai cuộc cách mạng này đã được toàn dân hưởng ứng, các lãnh đạo là những người đã có thành tích trong quá khứ. Cuộc cách mạng ở hai nơi đều được giới cao cấp của chính quyền, và các lực lượng công an và quân đội ủng hộ. Các bộ trưởng và tướng lĩnh đã đứng về phía nhân dân, chống độc tài và tham nhũng.

Cuộc cách mạng ở hai quốc gia này khác nhau. Tunisie mãnh liệt khiến tổng thống Ben Ali phải bỏ chạy ra nước ngoài. Tại Ai Cập, phe tranh đấu và tổng thống Mubarack đã thương thảo nên đã đi đến nhượng bộ và cải cách ôn hòa.
-Các lãnh đạo cao cấp Đảng của Mubarck đã rút lui.
-Mubarack hứa hẹn không tái ứng cử.

-Mubarck nay chỉ ngồi vì, quyền bính vào tay Phó tổng thống và Thủ tướng.
-Mubarach hứa hẹn tăng lương và tiền hưu bổng lên 15% kể từ đầu tháng tư.
-Chính quyền Ai Cập thông báo thành lập ủy ban điều tra bạo lực trong vụ xung đột giữa phe thân chính quyền và phong trào phản kháng hôm thứ tư tuần trước.
-Tổng thống Mubarak còn ký sắc lệnh thành lập Ủy ban tu chính hiến pháp, chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 9.

-Phó Tổng thống Omar Souleimane cho biết thêm là chính phủ đã có « một lịch trình rõ ràng để chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa và trật tự ».
Các thông báo này không xoa dịu được dân chúng Ai Cập. Quảng trường Tahrir tiếp tục bị chiếm giữ đến ngày thứ 15 và người biểu tình đòi ông Mubarak ra đi. Trong khi đó phong trào đối lập Huynh đệ Hồi giáo cho là các biện pháp cải cách mà chính quyền đề nghị «không đầy đủ ». Họ đòi phải giải tán Quốc hội ngay tức khắc.
Hôm qua, đợt « đối thoại dân tộc »lần thứ hai đã mở ra tại Cairo và có sự tham gia của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo. Đây là lần đầu tiên mà nhà nước và một tổ chức chính trị bị cấm đoán thương lượng trực tiếp.


Lập tức, Hoa Kỳ tuyên bố là không có « tiếp xúc » với tổ chức này và nhấn mạnh « có nhiều bất đồng » với những lời tuyên bố của một số lãnh đạo của phong trào Huynh đệ Hồi giáo. Phát ngôn viên Nhà Trắng nhấn mạnh là mọi chính phủ mới tại Ai Cập phải tôn trọng các thỏa ước quốc tế đã ký kết, hàm ý rõ ràng là hòa ước với Israel. Tuy vậy, Tổng thống Mỹ Barack Obama khen ngợi “có tiến bộ” trong tiến trình chuyển tiếp chính trị.


Về việc tu chính Hiến pháp, Tổng thống Mubarak ký sắc lệnh thành lập Ủy ban xem xét sửa đổi điều khoản liên quan đến số ứng cử viên và nhiệm kỳ. Hiến pháp hiện hành bắt buộc ứng cử viên phải được 250 nhà dân cử bảo trợ. Vấn đề là Quốc hội Ai Cập nằm trong tay đảng cầm quyền . Nhiệm kỳ tổng thống hiện nay là 6 năm nhưng không có giới hạn số nhiệm kỳ, đã cho phép ông Mubarak tái ứng cử suốt đời. Hàng ngàn người tiếp tục đổ về quảng trường Tahrir ở Cairo để tiếp tục gây áp lực buộc Tổng thống Hosni Mubarak từ chức, dù chính phủ đã loan báo nhiều nhượng bộ. Thế giới mong mỏi cuộc cách mạng sẽ tiến bước trong ôn hòa, cuộc chuyển giao quyền lực sẽ xảy ra êm thấm. Dân chúng sẽ tự chế và chính quyền không sát hại, đánh đập, bắt bớ nhân dân như Trung Cộng, Việt Cộng.

Tình hình đã bớt căng thẳng. Ngân hàng mở cửa trở lại, công nhân, viên chức đã đi làm trở lại tuy nhiên cuộc biểu tình vẫn tiếp tục. Hôm nay, ngày 8-2-2011, hàng ngàn người dân tiếp tục biểu tình đã sang tuần lễ phản kháng thứ ba.
Nhưng có sự chia rẽ trong phe đối lập. Ông George Ishaq thuộc phong trào Kefaya, một tổ chức tẩy chay các cuộc đàm phán, nói rằng bất cử một nhượng bộ nào của chính phủ không đi đến đâu chừng nào Tổng thống Hosni Mubarak còn nắm quyền.
Ông Ishaq cho biết: “Chúng tôi sẽ không bao giờ đón nhận ý kiến hay thương lượng trước khi Mubarak ra đi. Chúng tôi nhấn mạnh đến điểm này. Sau đó, thì chúng tôi có thể mở ngỏ cho các cuộc thương lượng.”Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn là một dấu mốc quan trọng, bởi vì đây là lần đầu tiên chế độ của ông Mubarak công khai họp với đại diện của tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo.
Một người biểu tình ở quãng trường Tahrir cho biết ông lo ngại về mục tiêu cuối cùng của phe Huynh Đệ Hồi giáo là biến Ai Cập thành một quốc gia Hồi Giáo.


Quân đội vẫn cho dân chúng vào quảng trường trung tâm thủ đô. Quảng trường «Giải phóng» biến thành một diễn đàn phát biểu tự do. Không khí tại chỗ rất nhộn nhịp với các xe đẩy bán hàng rong, từ kẹo bánh đến thức ăn nước uống. Khẩu hiệu tranh đấu vẫn như những ngày trước, đòi Mubarak từ chức, nhưng hôm nay được trẻ nhỏ phụ họa theo như là một cuộc dạo chơi trong quảng trường, trong thành phố.
Cuộc cách mạng là cần thiết. Nếu để bọn tham nhũng độc tài cầm quyền thì dân chúng khốn khổ, kinh tế suy sụp trong khi bọn cầm quyền càng ngày càng giàu.
Nếu không diệt trừ bọn tham nhũng và độc tài, thế giới sẽ mất vào tay Trung Cộng xâm lược.
Nếu phe cầm quyền biết phục tùng ý dân thì tốt, nếu lật lọng thì tai họa khôn lường. Cuộc cách mạng tại Tunisie thành công nhưng bè lũ Ben Ali cũng toan đảo ngược tình thế. Còn cuộc cách mạng tại Ai Cập đang ở giữa đường. Có lẽ ông George Ishaq thuộc phong trào Kefaya là đúng. Không nên tin tưởng bạo quyền. Kinh nghiệm Nguyễn Chánh Thi 1960 chùn tay là thất bại.


Đài Voa hôm nay 8-2-2011, cho biết tổng thống Obama tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn hôm chủ nhật trên đài truyền hình Fox rằng Ai Cập không thể trở lại vị trí cũ. Chúng ta đang đạt được tiến bộ,” ám chỉ các cuộc thương nghị giữa chính phủ Ai Cập và những phe khác nhằm giải quyết vụ khủng hoảng chính trị.
Khi được hỏi về thẩm định của ông Obama, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Robert Gibbs đáp rằng: “Chúng ta có khởi đầu của một tiến trình đang diễn ra, một tiến trình mà ta biết phải bao gồm một loạt các biện pháp phải tiến hành, một loạt các sự kiện cần phải thương thảo với một bộ phận rộng rãi các đảng đối lập nhằm đưa chúng ta tới một cuộc bầu cử tự do và công bằng.”
Nói rằng tiến trình chuyển đổi sẽ “mấp mô,” ông Gibbs lập lại các phát biểu trước đó cho rằng chỉ có nhân dân Ai Cập mới có thể đánh giá liệu những lời nói có biến thành hành động hay không.

64. HOA KỲ, LÃO NGƯ ÔNG BUÔNG SỢI CÂU DÀI

Đức Phật là một triết gia, một giáo chủ và cũng là một nhà khoa học. Ngài đã chỉ cho ta phương pháp tìm chân lý. Phương pháp này xây trên cơ sở Phương pháp khoa học biện chứng chứ không phải trên đức tin như các tôn giáo khác. Để khuyên chúng ta sáng suốt trên con đường tìm hiểu sự thật, tìm hiểu chân lý, Ngài đã dạy:

Này các Kalama, chớ tin vì nghe báo cáo, vì truyền thuyết; vì theo truyền thống; chớ tin kinh điển truyền tụng; lý luận suy diễn; vì diễn giải tương tự; chớ tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; vì phù hợp với định kiến; chớ tin vào các bậc có uy quyền, vào bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kalama, khi nào tự mình biết rõ "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị chỉ trích; Nếu thực hiện và chấp nhận các pháp này mà phải chịu bất hạnh và khổ đau", thời này Kalama, hãy từ bỏ chúng! (1)


Cùng một đường lối trên, Descartes đã làm cuộc cách mạng khoa học bằng cách gạt bỏ những truyền thuyết, những tin tưởng mà chưa được kiểm chứng. Descartes xây dựng hệ tư tưởng của ông dựa trên sự nghi ngờ: tất cả đều phải được xem xét lại, vì các giác quan của chúng ta đều có thể bị nhầm lẫn. Khi nghi ngờ, cần phải tư duy và, bởi vì tư duy, nên phải tồn tại với tư cách là người tư duy. Từ đó có câu nói nổi tiếng: "Cogito, ergo sum"( Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại), và Descartes đã giúp các khoa học gia mở một kỷ nguyên mới cho khoa học.


Áp dụng tư tưởng của Descartes, về khoa học tự nhiên, người ta xây dựng nên khoa học thực nghiệm với đường lối: Tất cả định lý, định luật và phát minh khoa học phải được thí nghiệm và kiểm chứng. Và một nguyên tắc nữa, chung cho cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên là phải kiểm chứng và suy tư, lý luận trước khi tin tưởng.
Lão Tử nói: Bất xuất hộ, tri thiên hạ. Bất khuy dũ kiến thiên đạo. Kỳ xuất di viễn, kỳ tri di thiểu. Thị dĩ thánh nhân bất hành nhi tri, bất kiến nhi danh, bất vi nhi thành." , . , . , . , , . (Chẳng ra khỏi cửa mà biết thiên hạ. Chẳng dòm qua cửa sổ, mà biết đạo Trời. Đi càng xa, biết càng ít. Cho nên thánh nhân chẳng đi mà biết, chẳng thấy mà hay, chẳng làm mà nên. (Đạo Đức Kinh ch.47).Đường lối của Lão Tử chính là phương pháp tư duy vậy.


Thật vậy, những truyền thuyết, những dư luận, những tập quán nhiều khi lầm lẫn, cần phải làm những cuộc thí nghiệm. Người ta bảo ăn chay khoẻ, uống sâm nhung tốt, cao hổ cốt, sừng tê giác chữa bách bệnh, ông sư kia, linh mục nọ thánh thiện, chính trị gia kia yêu nước đến độ quyết tâm không lấy vợ giữ mình trinh bạch để phục vụ cách mạng.. .Những điều đó có thể chỉ là những huyễn thoại, những tin tưởng sai lầm, những lời tuyên truyền dối trá, cần phải làm những cuộc thí nghiệm, những cuộc điều tra, nghiên cứu mới có thể có kết luận.

Nếu sau cuộc nghiên cứu khoa học, người ta đi đến kết luận cao hổ cốt bổ gân xương, sữa ong chúa làm đẹp da, dái dê , ngẫu pín, rượu rắn bổ dương thì cũng chưa chắc cái sừng hươu, miếng cao hổ cốt trước mặt ta là thật bởi vì trong thế giới này người ta "treo đầu dê, bán thịt chó "là chuyện thường tình! Lại nữa trên thế gian, có nhiều việc không thể kiểm chứng được, nhất là lịch sử, nhưng thôi, các sử gia, các nhà dân tộc học đều coi các huyền sử là một sắc thái chung của các dân tộc, là cái đẹp văn hóa, là những truyện thần tiên rất thú vị. Các tôn giáo cũng vậy, tôn giáo nào cũng có chuyện mầu nhiệm, đừng chỉ trích làm gì, tin hay không cứ để bụng, đừng nói ra mà sinh ra chiến tranh tôn giáo! Ai chứng minh được là có ma, có luân hồi, có tái sinh? Chuyện tái sinh sách đã nêu lên hàng ngàn nhưng không ai dám xác nhận! Vì sao?


Rốt cuộc, phương pháp tiện lợi nhất là suy tư, phải suy tư trước khi tin tưởng, mặc dầu lý luận cũng chưa chắc là đúng. Câu chuyên năm lão mù sờ voi do đức Phật kể đã cho thấy sự hạn hẹp của trí tuệ con người. Marx tự hào tư duy của ông là khoa học, chủ nghĩa cộng sản là tất yếu. Hàng triệu người, trong đó có nhiều triết gia chạy theo tư duy Marxist để rồi gây đại họa cho nhân loại. Thật vậy, tư duy cũng có khi sai, triết gia , trí thức nhiều khi không phải là thông minh nhưng suy tư vẫn tốt hơn là nhắm mắt tin bừa! Tôi tin vào lời Phật, vào phương pháp Descartes, hơn nữa, thuở nhỏ tôi thích Tam Quốc chí và Đông Châu Liệt Quốc cho nên tôi nghĩ đằng sau các cuộc chiến là những thâm mưu diệu kế, còn những lời giải thích chỉ là dối trá, nông cạn hoặc màu mè.


Mục đích bài này là nói về mối tương quan giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Đó là những sự kiện quan trọng chỉ có các lãnh tụ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga cùng các các cơ quan tình báo của Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng mới biết, còn thường dân làm sao mà biết! Nhưng các Tổng thống, Chủ tịch, Thủ tướng và nhân viên tình báo thì không bao giờ tiết lộ sự thực. Thôi đành phải sử dụng tư duy vậy. Nên theo lời của Bồ Tùng Linh tác giả Liêu Trai coi như là đời là một trò chơi, tất cả tin tức, lý thuyết cũng chỉ là ba xạo, tán dóc để mua vui trong vài phút giây :
"Nói láo mà chơi, nghe láo chơi/ Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi".


Nhưng có nhiều tin đồn, nhiều ức đoán đã trở thành sự thực phơi bày ra dưới ánh sáng mặt trời như tội ác Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh bấy lâu nay bị che đậy dưới bức màn sắt. Thành thử những vô tuyến truyền tai của dân miền Bắc trước 1975, hay những câu lạc bộ " Người Việt gốc me" (2), của dân miền Nam sau 1975 chính là những cổng thông tin vô cùng chính xác. Những sử gia cổ hủ Âu Mỹ cứ đi tìm chính sử, tin theo lời các cán bộ tuyên truyền, các báo chí cộng sản thì chỉ là mắc hỡm!

I. GIAI ĐOẠN I :Thế chiến thứ hai đến 1950: MỸ ĐƯA MAO CAI TRỊ TRUNG QUỐC
Trong thế chiến đệ nhất và đệ nhị, Cộng sản Liên Xô theo chủ trương của Marx và Lenin chống tư bản Mỹ nên đã bắt tay với phát xít Đức. Nhờ Đức mà Lenin về nước, tạo ra thanh thế cho đảng cộng sản mặc dù Đức uy hiếp nước Nga. Theo đường lối lý luận của cộng sản, Lenin, Stalin là Nga gian, làm tay sai cho phát xit Đức. Stalin theo Đức chống Mỹ nhưng bị Đức đánh úp, Stalin phải bắt tay với đế quốc Mỹ. Ai bảo Stalin không bao giờ sai? Ai hô hào đảng cộng sản vô địch ? Ai khoe khoang biện chứng pháp của Marx là khoa học? Nga theo Đức không biết là có lợi gì nhưng theo Mỹ thì Nga được viện trợ lương thực, vũ khí . Trong thế tam quốc chiến, Mỹ phải liên kết với Nga và Nga đành hợp tác với Mỹ dù là phản bội đường lối chống tư bản của thánh tổ Karl Marx!


Vì chủ trương liên kết với cộng sản cho nên Mỹ đã viện trợ cho Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh, bắt buộc Tưởng Giới Thạch bắt tay với Mao Trạch Đông, và Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam liên hiệp với Hồ Chí Minh. Mọi việc trên bình diện lý luận và quyền lợi Đồng Minh thế là ổn thỏa mặc dầu trái với nhân tâm, nhất là tâm ý người Việt Quốc gia không muốn cộng tác với cộng sản. Dù bắt tay với Nga Hoa, Mỹ vẫn biết hai nước này tương lai là kẻ thù của Mỹ. Bởi vậy, sau 1945, Tư bản và Cộng sản đương nhiên hình thành chiến tranh lạnh.

Nhưng tại sao Mỹ để cho Tưởng phải bỏ lục địa mà chạy ra Đài Loan?
Người Mỹ và các nhà chính trị cùng sử gia thế giới đều cho là vì Tưởng thua Mao Trạch Đông, và vì quan quân Tưởng tham nhũng! Tôi không tin đó là lý do chính đáng. Khi người ta bỏ nhau, người ta thường kể xấu nhau, vu vạ nhau:
"Ví dù tình bậu muốn thôi,
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra!"
Nếu Mỹ thắng Nhật thì sá gì quân Mao mà đành phải bó tay? Nếu Mỹ hết sức viện trợ súng ống đạn dược cho Tưởng thì Mao làm sao chiếm Hoa Lục? Nếu bảo rằng quan quân Tưởng tham ô mà Mỹ bỏ thì rõ là sau 1945, Mỹ đã ủng hộ, hoặc giao thiệp với nhiều chế độ tham nhũng độc tài kể cả Liên Xô, Trung Quốc!
Tôi cho rằng việc Mỹ rút khỏi Đại Lục nhưng vẫn ủng hộ Đài Loan là nằm trong chiến lược, trong mưu sâu kế hiểm của Mỹ. Tôi đưa ra các giả thuyết:
Mỹ buông Tưởng là vì:
(1). Mỹ hứa hẹn gì với Stalin hay Mao Trạch Đông và đến 1949 thì Mỹ thực hiện lới cam kết này? Việc này chưa thấy tài liệu nào nói đến.
(2). Mỹ rút lui khỏi lục địa vì vai trò Tưởng Giới Thạch đã hết. Mỹ không muốn tốn tiền nuôi cả tỷ dân Trung Quốc nên để cho Mao nuôi đám dân đói rách này. Nước ta nghèo đói, bị ngoại thuộc và chiến tranh tàn phá thế mà nhân dân ta nhìn đám quân Tưởng với vợ con đàn đúm nheo nhóc, áo quần xốc xếch, thúng mủng ngổn ngang sang Hà Nội lòng đầy khinh miệt . Ngay lũ trẻ con Việt Nam cũng chế riễu đoàn quân ô hợp của Tưởng:
"Đoàn quân Tầu Ô đi sao mà ốm thế?"

Dân ta còn ghê tởm các ông Tàu phù đến thế huống hồ dân Mỹ! Người Mỹ sao dám cưu mang đám dân này? Ôi , trường hợp này giống như trường hợp một chàng trai yêu một cô nàng duyên dáng nhưng khi đến nhà nàng thấy gia cảnh nàng te tua sợ quá co giò chạy mất:
"Nàng có năm người anh ốm đói,
Và em nàng những đứa em rách rưới..."
(3).Trong thời gian sống chung với dân Trung Quốc cũng như với dân Việt Nam, người Mỹ biết một số dân Trung Quốc và Việt Nam căm thù thực dân và tư bản, bề mặt theo Mỹ nhưng bên trong làm tay sai cho cộng sản, thôi thì cho họ sống với cộng sản để họ cọ xát với thực tế XHCN, để họ đưọc Mao Hồ rèn cán chỉnh quân và cải tạo tư tưởng cho biết mùi vị "thiên đàng cộng sản"! Thật vậy, chiêu này rất độc. Nhờ sống với cộng sản mà những tay "phản động" như Hữu Loan, (3) Nguyễn Chí Thiện, (4) cho đến những tay "cách mạng gộc", ngày đêm cận kề Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng như cha mẹ của Vũ Thư Hiên (5), tướng Trần Độ (6) mới nhận thức được rằng thực dân tốt hơn cộng sản, ngoại bang tốt hơn đồng chí, đồng bào! Ôi! Sự thực sao mà đau đớn, não nề đến thế hở trời?
Trần Độ có bài thơ:
Những mơ xóa ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xóa đi, thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hóa, ác luân hồi !
Đây là tiếng thở dài thê thảm không riêng Trần Độ mà là tiếng kêu não nề của những người cộng sản Việt Nam và cộng sản thế giới còn có lương tâm và ý thức!

(4). Trung quốc không có cái gì quý, chỉ có đông dân cho nên bát quốc liên quân chỉ chiếm mỗi người một miếng để mở tiệm bán hàng cho dân Tàu tiêu thụ, không cần chiếm cả nước.
(5).Bỏ Tưởng dùng Mao , Mỹ có đại lợi.
Tại Việt Nam, ngày xưa người ta thường có thói hù dọa trẻ con. Khi trẻ con không vâng lời thì cha mẹ bảo: Ăn đi con , kẻo con ngáo ộp đến kìa! Đi ngủ đi cháu, vào nhà đi con kẻo ông Ba Bị (7) đến kìa! Mao là cộng sản, là anh hùng, muốn giải phóng thế giới. Mao chiếm lục địa, thanh thế lẫy lừng, đám cộng sản Đông Nam Á vỗ tay đồm độp, hoan hô rầm trời, anh nào cũng muốn treo cờ giải phóng, chống tư bản. thực dân, phong kiến. Mỹ dùng Mao làm ông Ba Bị hù dọa vì vậy, các quốc gia Á Phi quá sợ cộng sản, phải ngả theo Mỹ, mua súng ống Mỹ và hàng hóa Mỹ nếu không muốn bị cộng sản cướp sạch gia tài và bắt đi lao động cải tạo mút mùa! Thế là hàng hóa Mỹ bán đắt như tôm tươi! Uy tín Mỹ lên cao tận mây xanh!
Hồi tôi học tú tài ban Văn chương Sinh Ngữ khoảng 1957, gặp buổi giáo sư Nguyễn Hữu Thứ , cũng là Biện Lý hay Chánh án tòa án Huế dạy môn Sử Địa về bài thế giới chiến tranh tại trường Quốc Học Huế, tôi đứng lên trình bày ý tưởng cuả tôi. Giáo sư đỏ mặt ( giáo sư vốn mặt đỏ, hôm đó đỏ thêm) nghiêm nghị nhìn tôi rầy la : " Sao anh lại có ý tưởng bài Mỹ như vậy?" Tôi không chống Mỹ cứu nước như ai. Trái lại, tôi ca tụng mưu thâm diệu kế của Mỹ! Tôi theo đường lối của Mao Tôn Cương bàn về thế trận tam quốc chiến. Và trình bày tư duy của tôi một cách thành thật không có mục đích theo ai, chống ai!
Âm mưu của Mỹ có ai biết không? Ít nhất có ba người!

(1). Người Mỹ: một số rất ít biết thôi, không phải ai cũng biết!
(2).Tưởng Giới Thạch.
Khi đồng minh phân công Tưởng Giới Thạch quản lý Việt Nam nhưng ông từ chối viện cớ " Người Việt Nam hay chống đối chúng tôi". Tưởng Giới Thạch không tham lam như Mao nên không nhận, hơn nữa có lẽ ông biết khí số ông đã suy hao , không đủ sức để làm chuyện bao đồng.
(3). Cựu hoàng Bảo Đại.
Trong quyển Con Rồng Việt Nam, cựu hoàng thuật chuyện cựu hoàng được Hồ Chí Minh phái đi Trung Quốc ( mục đích họ Hồ là muốn trục xuất ngài ra khỏi nước) .Khi ngài bị Hồ Chí Minh bỏ rơi, cựu hoàng được Tổng thống Tưởng Giới Thạch mời ở lại Trung Quốc cư trú nhưng Ngài từ chối vì biết số mệnh của Trung Hoa Dân Quốc đã tận, và Mỹ sẽ bỏ rơi Tưởng nên Ngài bèn qua Hồng Kông.
Sau này Tưởng Kinh Quốc rất tâm đắc với ông Thiệu vì hai quốc gia cùng chung một tai họa (đồng bệnh tương lân)!


II.GIAI ĐOẠN II : Từ 1950- 1970: MỸ BẢO VỆ TRUNG QUỐC.
1.                Sau khi bỏ Trung Hoa lục địa, tại sao Mỹ còn dấn thân vào Triều Tiên và Việt Nam?

Mỹ phải giữ Nam Triều Tiên và Việt Nam là để cho thế cờ châu Á không sụp đổ theo dạng Domino. Nếu Mỹ buông hết thì sau Việt Nam, Triều Tiên, Miên Lào, Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Dương... sẽ rơi vào tay cộng sản. Mỹ mất thị trường, mất ảnh hưởng chính trị. Nam Triều Tiên có vị trí đặc biệt là nằm giữa Trung Quốc và Nga. Mỹ có thể bỏ rơi Việt Nam nhưng e khó bỏ rơi Nam Hàn vì Nam Hàn là thành lũy bảo vệ Nhật Bản và vị trí canh phòng và dòm ngó hai nước Trung Quốc và Nga.

Bỏ Trung Hoa lục địa cũng chỉ là rút lui tạm thời một bước nhưng Mỹ phải kềm giữ châu Á thật chặt cho nên Mỹ tham chiến Triều Tiên, Việt Nam, giữ Đài Loan, đóng quân tại Nhật Bản, Phi Luật Tân. Đó cũng là cách đắp đập be bờ, rút lui có hạn chế, chứ không phải đại bại. Chính việc đưa Tưởng vào cảnh khốn cùng, Đài Loan mới chấn chỉnh con người và chính sách để trở thành một con rồng châu Á! Và dù thế nào đi nữa, đi với Mỹ thì các quốc gia đồng minh được cơm no áo ấm còn đi với Nga Tàu thì hóa thành kẻ khố rách áo ôm. Cụ thể như Nam Hàn và Bắc Hàn khác nhau một trời một vực!
Một lý do thâm sâu khác có lẽ Mỹ muốn dò la , thử thách quân lực Trung Cộng. Và cũng là dùng chiến tranh Nam Hàn và Việt Nam để tiêu hao lực lượngTrung Quốc! Nhất là dùng chiến tranh này để gây căng thẳng rối loạn cho tinh thần Mao và đảng cộng sản Trung Quốc!


2. Tại sao Mỹ không tiêu diệt Trung Cộng theo kế hoạch của Mac Arthur?
Cuộc chiến với Trung Cộng tại Triều Tiên cũng như tại Việt Nam là một cuộc chiến tranh hạn chế. Mỹ không muốn tiêu diệt Trung Cộng, trái lại từ trước cho đến nay, Mỹ muốn nuôi dưỡng Trung Cộng ( nuôi béo vỗ thịt hay lợi dụng gì đây?). Nếu muốn tiêu diệt Trung Cộng thì Mỹ đã theo kế hoạch của Mac Arthur tặng cho Mao vài quả nguyên tử là xong. Trái lại, Tổng thống Truman đã bác bỏ kế hoạch này vì Trung Quốc rất hữu ích cho Mỹ như đã nói ở trên. Không nghe theo đề nghị của Mac Arthur, ông còn cách chức Mac Arthur.
Tài liệu sau đây nói rõ vụ này:
Có hai lần các lực lượng Liên hiệp quốc gần như đi đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử. Lần đầu tiên là lúc Trung Hoa tham chiến, khiến Tướng Douglas MacArthur hối thúc Tổng thống Harry Truman sử dụng vũ khí nguyên tử chống "Trung Hoa đỏ, Đông Nga (Eastern Russia), và mọi thứ khác nữa" (Truman sau này nhìn nhận rằng chính điều này đóng một phần vai trò trong quyết định của ông về việc tước quyền tư lệnh của MacArthur năm 1951). Lần thứ hai xảy ra trước khi ký kết Hiệp ước Đình chiến năm 1953, khi Tổng thống Eisenhower nhận thấy rằng nếu Bắc Hàn không chịu ký vào hiệp ước, Hoa Kỳ sẽ dùng vũ khí nguyên tử chống lại các mục tiêu quân sự để giành thắng lợi (8).

3. Tại sao Mỹ đe dọa Liên Xô và bảo vệ Trung Quốc?

Nhiều người cho rằng Mỹ gặp khó khăn tại Việt Nam là do Trung Cộng đưa người và vũ khí. giúp Việt Cộng Như trận mậu thân, quân Cộng hòa diệt sạch Việt Cộng thế mà Việt Cộng vẫn mở các mặt trận khác bởi vì Việt Cộng bắt trẻ 15 tuổi và phụ nữ đi lính. Nhưng quan trọng nhất là có quân đội Trung Cộng tiếp sức. Theo Bạch thư Trung Quốc tố cáo Việt Cộng phản bội và dối trá. Trung Cộng đã viện trợ 20 tỷ mỹ kim. .. Từ tháng giêng 1965 đến tháng 3/1968, TH đã gởi qua VN trên 320.000 binh lính vào những đơn vị phòng không, công binh, hỏa xa và tiếp liệu, có lúc đến 175.000 người trong một năm (9).

Mỹ phải thù ghét Trung Cộng, phải tiêu diệt Trung Cộng. Ấy thế mà không. Mỹ tỉnh bơ mặc cho Trung Cộng hà hơi tiếp sức cho Việt Cộng chống Mỹ! Mỹ ghét Trung Cộng nhưng không muốn diệt Trung Cộng vào thời điểm trước thế kỷ XXI, bởi vì chưa đến lúc, hoặc Trung Quốc còn giá trị lợi dụng. Một số tác giả cho rằng Mỹ xui Nga Hoa đánh nhau để Mỹ thủ lợi, điều này cũng là sai lầm.
Mỹ không muốn tự mình xóa sổ Trung Cộng mà cũng không muốn Nga Xô làm cỏ Trung Cộng. Mỹ nuôi Trung Cộng khôn lớn! Mỹ không coi Trung Cộng là đối thủ thì sá gì anh Việt Cộng và Bắc Hàn!
Tại sao ta dám nói vậy, bởi vì trong cuộc chiến biên giới Trung Xô, đáng lý Mỹ phải xui hai bên đánh nhau, Mỹ phải nhờ tay Liên Xô diệt Trung Cộng thì Việt Cộng mất đi một nơi nương tựa. Trung Cộng đầu hàng thì Việt Cộng sống bằng cách nào? Hoặc Mỹ tọa thủ bàng quan, nhìn hai kẻ thù của mình đánh nhau Mỹ đóng vai ngư ông đắc lợi. Ấy thế mà Mỹ lại bênh vực Trung Cộng, đe dọa Liên Xô. Như vậy rõ ràng Mỹ lúc đó không coi Liên Xô là cái thá gì , mà cũng chẳng " bức xúc" vì Trung Cộng, Việt cộng chiến thắng vĩ đại! Rõ ràng Trung Cộng là kẻ thù, trước mắt Mỹ Hoa đang găng nhau và đánh nhau thế mà Mỹ dang tay bảo hộ Trung Cộng! Thế là thế nào?

Nếu chúng ta ngược dòng thời gian, chúng ta sẽ thấy một bối cảnh rộng lớn, có thể giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn. Từ trước, Stalin đã huấn luyện, viện trợ cho Mao. Mao sùng bái Stalin vì Stalin đã giúp Mao. Mao cũng xem Stalin là thần tượng vì Stalin là bậc thầy về tàn bạo và xảo quyệt! Dù là đồng chí, anh em, Nga cũng như người Anh ( Cấm chó và người Trung Quốc) khinh Trung Quốc , coi người Trung Quốc như súc vật. Người Trung Quốc xưa nay tự hào là một nước có nền văn minh cao ( Trung Hoa) và coi các dân tộc khác là man di nay bị ông thầy mình khinh miệt nhất là các cố vấn Liên Xô quát tháo, chửi mắng người Trung Quốc như nô lệ cho nên người Trung Quốc tức giận.

Cộng thêm đó, Nga đã xâm chiếm một phần đất đai miền Bắc Trung Quốc cho nên hai bên ghét nhau ra mặt. Đến khi Stalin mất, năm 1956, Khrushchev lên ngôi Tổng bí thư, trước đại hội XX cộng đảng Liên Xô, Khrushchev hạ bệ Stalin, lên tiếng vạch tội ác Stalin cùng tệ sùng bái cá nhân. Đi xa hơn nữa, Khruschev đưa ra thuyết " Sống chung hòa bình" với tư bản. Đến đây thì Mao nổi giận thật sự, lên tiếng tố cáo Khrushchev phản bội Stalin và Marx. Hai bên chửi bới nhau bằng mọi thứ ngôn từ và cùng dàn quân để đánh nhau.

Những tài liệu sau đây đã chìm mất trong thời gian vài chục năm nay được nêu ra về việc Nga định tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân:


(1). Tài liệu thứ nhất:
Tờ Telegraph nhan đề :Liên Xô định tấn công Trung Cộng bằng hạt nhân. Tờ này dựa theo lời một sử gia Trung Quốc rằng Liên Xô định tấn công Trung Cộng bằng vũ khí hạt nhân nhưng nhờ Mỹ can thiệp mà Trung Quốc thoát tai kiếp (10).
(2). Tài liệu thứ hai: Wikipedia. Tài liệu này không nói rõ việc Mỹ đe dọa Nga. (11)
(3). Tờ Washington Post.
(12)
(4). Tài liệu thứ ba: Nhân Dân Nhật Báo ( Trung Cộng)
Các báo chí Việt Nam đã đăng lại Tin tức của tờ Nhân Dân nhật báo của Trung Quốc cho biết Mỹ đe dọa sẽ tấn công hạt nhân 130 thành phố Liên Xô nếu Liên Xô tấn công Trung Quốc. Lời răn đe này có hiệu quả, cứu Trung Quốc khỏi cơn bom đạn hạt nhân! (12)

Bài báo này được đài RFI đăng lại ngày 13 Tháng Năm 2010 với nhan đề:"Nixon đã cứu Trung Quốc thoát khỏi một cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô ?"(13)
(5). Tài liệu thứ tư: Tờ báo Nga Izvestia
Mỹ đã cứu Trung Quốc khỏi chiến tranh hạt nhân. 18/05/2010 Maksim Yusin, Izvestia theviewingplatform, X-Cafe chuyển ngữ (14)
(6). Tài liệu thứ năm: Tờ Fiagaro ( do RFI thuật lại) (13)

Phần lớn tài liệu đều lấy từ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc, và chắc chắn là đã được đảng kiểm duyệt, không phải tài liệu giả mạo của kẻ thù nhằm xuyên tạc cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Trung Quốc !
Người ta đánh nhau vì kinh tế, về vật chất, song các đồng chí duy vật lại đánh nhau vì tinh thần, vì ý thức hệ. Mao "anh hùng" muốn tống triệu dân vào lò lửa chẳng qua là tâm lý con gà ganh nhau vì tiếng gáy! Mao cho rằng sau khi Stalin chết, thì ngôi vị lãnh tụ thế giới thuộc về Mao vì trong hàng ngũ Cộng sản thế giới, Mao là bậc đại trưởng lão, sẽ đứng ra lãnh chức "Đệ nhất thiên hạ anh hùng"! Lại nữa, Mao cho rằng lý thuyết của Mao, tư tưởng của Mao là đúng nhất , Mao phải làm lãnh tụ cộng sản thế giới và đạp đám Liên Xô xuống bùn đen!
Trận chiến lên cao điểm vào năm 1969, hai bên sắp sửa đi vào chiến tranh hạt nhân. Mỹ ra tay bảo vệ Trung Quốc, Mỹ lên tiếng bênh vực Trung Quốc và đe dọa Nga. Tin này Trung Cộng đưa ra chứ không phải do bọn phản động bịa đặt! Tin này làm mất uy tín Mao ghê lắm! Mỹ lúc đó không coi Trung Cộng là địch thủ xứng tay thì ta cũng hiểu những cái râu ria khác cũng không có gì quan trọng mà phải ầm ỉ. Thiên hạ đứng ngoài lo lắng, xôn xao bàn tàn, nhưng hai vị tiên ông trên bàn cờ vẫn tỉnh bơ!
Cuộc cờ đang vui. Ta đi lỡ nước, hoặc ta cố ý nạp mạng quân mã, quân pháo mà địch lại không thèm mồi ngon, không thích sát phạt, cứ nhẩn nha nhắc tốt, tiến xe, cho đến lúc ta không còn nước đi và phải giơ tay đầu hàng!

Tại sao Mỹ bênh vực Trung Quốc, lớn tiếng đe dọa Liên Xô?
Tờ Nhân Dân Nhật Báo ( theo các báo Việt Nam đã kể) cho biết có hai lý do:
-Mỹ trả thù Liên Xô vì Liên Xô không cộng tác với Mỹ phá việc Trung Cộng xây lò hạt nhân. Tôi nghĩ rằng lý do này không chính đáng, Mỹ theo chính sách lớn của họ, người Âu Mỹ không có cái thù dai, thù vặt của người Trung Quốc và Việt Nam.
-Mỹ không muốn Nga thả bom hạt nhân vì sợ thiệt hại cho lính Mỹ ở Hoa Lục. Việc này cũng không cần thiết . Nếu Mỹ muốn Nga tấn công Trung Cộng, Mỹ sẽ rút hết người là xong. Dù hy sinh vài chục ngàn binh sĩ thì cũng không phải là việc quan trọng trong binh gia!

Theo thiển kiến, Mỹ không muốn Liên Xô chiếm Trung Quốc.
(1).Nếu Liên Xô chiếm Trung Quốc thì Liên Xô gây khó khăn cho Mỹ, cho vùng Đông Nam Á hơn là Trung Quốc.
(2).Có thể đây là vùng đât của Mỹ, không được ai xía vào! Mỹ để đó sau này tự mình canh tác ( hay tự mình làm thịt kẻ thù). Bây giờ hãy đợi đấy, chưa vội. Con gà mới hai ba tuần, non quá ăn không ngon! Mỹ dám đe dọa Liên Xô thì há sợ Trung Cộng, Việt Cộng sao?

III.GIAI ĐOẠN III: TỪ 1970 ĐẾN 2010: MỸ HOA BẮT TAY HỢP TÁC

1. NGUYÊN NHÂN: Tại sao Mỹ giúp cho Trung Cộng giàu mạnh?
Theo La Fontaine, con ếch tự nó phình ra cho to bằng con bò, nay thực tế thế giới thì khác , vì ở đây ông Mỹ đưa ống bơm ra bơm cho con ếch Trung Cộng to lớn lên. Người chủ động chính là Mỹ. Nếu Đức, Nhật phát triển là tự họ canh tân, còn Trung Quốc hầu hết là do Mỹ. Trong thế tam quốc Nga, Mỹ Hoa khoảng 1970-1990) thì Mỹ lo ngại Trung Quốc chứ không lo Nga mặc dầu kho vũ khí Nga lớn hơn Trung Cộng, và Nga cũng như Trung Cộng đều muốn moi gan xé xác Mỹ.
Mỹ không sợ Nga vì :
-Nga là một xứ lạc hậu, lạnh giá, xa xôi.
-Nga thật sự nghèo đói, trống rỗng vì bao tài nguyên đã tung ra để chế tạo vũ khí.
-Với Khrushchev cùng chủ thuyết " sống chung hòa bình với tư bản" và tinh thần dân Nga chống Stalin làm cho Mỹ an tâm không nhiều thì it.

Trái lại, quan trọng là Trung Quốc vì Trung cộng luôn luôn muốn giải phóng thế giới và tiêu diệt đế quốc Mỹ khiến cho Mỹ không an tâm. Vì vậy, Mỹ đã đưa ra bao phương sách để câu cho được Trung Quốc. Trước hết, Mỹ đóng vai "anh hùng cứu mỹ nhân". Việc Mỹ đe dọa Liên Xô năm 1969 cũng chỉ là một kịch bản làm cho Mao Trạch Đông cảm động, khiến Mao vui lòng xích lại gần Mỹ, và chấp nhận đàm phán với Mỹ.

Thật ra tâm lý của Mao rất dễ hiểu , vì bao năm nay bị Mỹ bao vây và tấn công, tốn của, tốn người, hơn nữa trong thế tam quốc chiến, Mao đã thấy đế quốc Mỹ dễ chịu hơn ông thầy, ông đồng chí Liên Xô! Nay Mỹ đã chìa tay ra, không lẽ Mao làm lơ bỏ qua cơ hội tốt!Do đó kịch bản hai ra đời đó là " ngoại giao bóng bàn". Kịch bản ba là Mỹ đến Trung quốc. Mở đầu là chuyến đi bí mật của Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ vào tháng 7/1971, đặt cơ sở cho việc Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc tháng 2/1972.
Kết quả chuyến thăm Bắc Kinh của Nixon vào đầu năm 1972:
-Trước khi đến Trung Quốc, Mỹ đã tháo dở việc cấm vận Trung Quốc.
-Mỹ để Trung Cộng vào LHQ, trên danh nghĩa Mỹ công nhận Đài Loan thuộc Trung Quốc nhưng vẫn lưu quân tại Đài Loan và chống việc Trung Cộng dùng vũ lực chiếm Đài Loan.
-Sau khi Mao mất, năm 1978, Đặng Tiểu Bình chủ trương mở cửa, và năm 1979 ông sang thăm Mỹ.Khoảng 1980-1990, Bill Clinton , Tony Blair hoan hô chính sách Toàn Cầu hóa, đám tư bản Âu Á Mỹ đua nhau bỏ vốn và lập hãng xưởng tại Trung Quốc, Việt Nam, làm cho Trung Quốc giàu mạnh.
Như đã nói ở trên, Nhật, Đức, Ý hùng mạnh là do nỗ lực của nước họ. Nga trở thành cường quốc nguyên tử cũng là do nỗ lực của họ, còn Trung Quốc lụn bại là do nỗ lực nhảy vọt của Mao Trạch Đông, đến thời Đặng Tiểu Bình phát triển là do Mỹ hà hơi tiếp sức, đem vốn liếng, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ cho Trung Quốc. Trung Quốc ngồi không hưởng tam tứ lợi, khỏi vật vả gì cả. Thiên hạ có trăm mưu ngàn chước, nhưng mỹ nhân kế, kim tiền kế, khổ nhục kế vẫn được dùng thường xuyên và luôn hữu hiệu.
Mỹ giúp Trung Cộng là có nhiều lý do. Nhiều tài liệu trong đó có Wikipedia cho rằng Mỹ Hoa xich lại gần nhau vì Liên Xô bá quyền (15). Tờ Figaro cho rằng Nixon muốn Trung Quốc mạnh là để chống lại Liên Xô (13) , lý do này chắc là thuận tai Mao. Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1998, Bill Clinton khua chiêng gióng trống cho chủ trương "Toàn cầu hóa":

“Trong thời đại thông tin toàn cầu nầy, khi thành công kinh tế được xây trên tư tưởng, tự do cá nhân là thiết yếu cho sự vĩ đại của bất cứ quốc gia nào." (16)
Một năm sau, Bush đưa ra quan điểm tương tự: “Tự do kinh tế tạo nên tập quán tự do. Tập quán tự do tạo nên kỳ vọng dân chủ… Thương mại tự do với người Trung quốc và thời gian thuộc về chúng ta.” (16)
Theo thiển kiến, những ý kiến trên không phải là lý do chính. Đó chỉ là những lý luận giả tạo hoặc màu mè.

2. CÁC MƯU KẾ: MỸ BƠM CHO CON ẾCH TRUNG CỘNG TO HƠN CON BÒ
Chủ trương "Toàn cầu hóa" là một hy sinh nếu không là tham lam và ngu dốt của tư bản Âu Mỹ vì họ tham nhân công rẻ của Trung Quốc, làm giàu cho Trung Quốc để Trung Quốc chống lại thế giới trong đó kẻ thù số một của Trung Quốc là Mỹ. Hơn nữa, Toàn cầu hóa đưa đến thất nghiệp trong các quốc gia tư bản và tạo nên sự bóc lột lớn cho nhân dân trong thế giới cộng sản. Không biết tư bản ngu hay độc, có lẽ là hiểm khi họ đã chơi nước cờ thí. Họ đem hết tài sản dâng tận mắt Trung Cộng, tất nhiên Trung Cộng không thể từ chối!
Họ làm như vậy là muốn giết Trung Cộng đấy. Từ lâu Mỹ đã thấy Trung Cộng là kẻ thù của Mỹ. Nhiều tướng lãnh Mỹ hữu dũng vô mưu đã muốn hạ Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân nhưng các Khổng Minh Mỹ ngăn lại. Bởi vì chơi như vậy không đẹp, bị thế giới chửi là " ỷ mạnh hiếp yếu." Các Khổng Minh Mỹ muốn chơi làm sao cho thiên hạ thán phục, cho kẻ thù chết mà không ân hận, mà khẩu phục, tâm phục! Cái quan trọng là công tâm chứ không phải công thành. Mỹ phải thả bom nguyên tử vào Hiroshima vì Nhật mạnh quá, phải dùng nguyên tử để dứt chiến tranh, còn Trung Quốc xung đột với Mỹ chỉ là cái mụt ghẻ ngoài da mà thôi, tiêu diệt Trung Quốc thì có lợi gì cho Mỹ lúc ấy? Hơn nữa việc này đâu cần đến dùng bom hạt nhân, cổ nhân nói "giết gà đâu cần đến dao mổ trâu" là vậy! Chỉ chết một năm vài chục ngàn tên lính ( mỗi năm số người chết vì xe cộ ở Mỹ cũng vài chục ngàn) và tốn vài tỷ Mỹ kim thì ăn thua gì! Mỹ dùng chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam là dùng phách không chưởng đánh Trung Cộng. Nay Mỹ tiếp cận Trung Quốc mà võ thuật gọi là "nhập nội." Muốn nhập nội cũng khó. Mỹ phải dùng kế " anh hùng cứu mỹ nhân" như đã nói ở trên. Mỹ xuống nước năn nỉ xin gặp Mao. Trước kia Mao hách lắm, không thèm nói chuyện với bọn tư bản bóc lột và đế quốc xâm lăng. Nay hiện thực thế giới đổi khác. Thằng đồng chí Liên Xô rõ ràng là nguy hiểm hơn đế quốc Mỹ. Nay tên đầu sõ đế quốc tỏ ý làm lành thì cũng nên rộng lượng. "Đánh kẻ chạy đi chớ nào ai đánh kẻ chạy lại."

Hơn nữa tụi Mỹ hứa hẹn coi bộ ngon lành và lễ vật cũng hậu hĩnh. Nửa đêm đã uống thuốc ngủ, Mao vội ra lệnh tiếp đoàn "bóng bàn" Mỹ rồi sau đó sai thủ hạ mở cửa đón phái bộ Nixon! Mao , Chu, Bành, Lưu và toàn đảng Trung cộng khoái chí thấy Kissinger và Nixon khúm núm trước Hoàng đế Trung Quốc! Ôi đã rửa được cái nhục của thời Từ Hy thái hậu gượng cầm nước mắt ký các hiệp ước bất bình đẳng và cúi đầu trước lũ bát quốc liên quân!

(1). Kim tiền kế:
Mỹ giết Trung Cộng bằng đem mồi nhử như là đem tiền của bỏ vào túi Trung Quốc và dẹp hãng xưởng Âu Mỹ mà chuyển sang lập tại Trung Quốc! Thế là chúng nó giao tiền, giao mạng cho Trung Cộng rồi. Mao, Đặng dại gì mà từ chối! Bao năm xây dựng CNXH, bao kế hoạch năm mười năm, bao bước nhảy vọt không kiếm được một xu mà nay hàng tỷ Mỹ kim đổ vào, ai mà không tham!
Ôi con cá lội trong giòng sông xanh, thấy con giun ngo ngoe trước mắt! Ngon quá, sao không đớp lẹ? Khi con cá to đã đớp mồi ngon, ngư ông cứ từ từ buông sợi dây câu. Cá càng to càng phải thả sợi dây dài hơn và phải mất công chờ đợi. Chờ đợi lưỡi câu xuống tận dạ dày hoặc mắc vào miệng cá, và chờ đợi cho cá vẫy vùng kiệt sức, ngư ông mới từ từ kéo nó vào gần thuyền. Lão ngư ông của Ernest Hemingway phải chờ đợi mấy ngày đêm mới bắt được con "Cá dorado lớn”.
Không những Mỹ tặng lợi nhuận mà còn tặng danh dự cho Mao. Tuy không trao trả Đài Loan cho Mao, Mỹ hứa hẹn đưa Trung Cộng vào LHQ, và tuyên bố công nhận " một nước Trung Quốc".
Có lẽ Khổng Minh Mỹ cũng hiểu thấu ý nghĩa của việc thả lưới buông câu, của việc muốn tiến phải thoái, muốn thoái phải tiến, muốn đàm phải đả ( Phải chăng Mỹ tham chiến tại Việt Nam từ 1955 tại Việt Nam cũng nằm trong kế hoạch đả đả đàm đàm với Trung Quốc năm 1970? ). Việt Nam ta có câu "Muốn ăn gắp bỏ cho người". Cũng vậy, Lão Tử khuyên ta muốn làm suy yếu người thì phải làm cho họ mạnh, muốn cướp lấy của người trước hết phải phải cho người" (17), và người Mỹ đã hiểu và thực hiện điều này trên thân thể con cháu Lão Tử
!
Nhiều người cho rằng Mỹ thất bại tại Việt Nam nên phải xuống nước với Trung Quốc. Mỹ nịnh hót, lạy lục Trung Cộng để rút lui khỏi Việt Nam, thế sao sau 1975, Mỹ đã rút khỏi Việt Nam, và đã khai tử VNCH, mục đích đã đạt, tại sao Mỹ vẫn đổ tiền của và càng đổ tiền của vào Trung Quốc? Tại sao Clinton dùng thuyết " Toàn Cầu hóa " để làm giàu cho Trung Cộng? Hơn nữa, suốt hai nhiệm kỳ, Clinton đóng vai "playboy" lo ăn chơi, dung dăng dung dẻ" với các cô thư ký, không lo chấn chỉnh quân đội để phục hận, không đưa quân ra nước ngoài hoặc rất it quan tâm đến thế giới, làm như nước Mỹ đang trở lại thời Monroe , không can thiệp vào việc thế giới, không làm "sen đầm quốc tế " nữa! Cái khí phách chơi bời của sinh viên Mỹ và Clinton "sex khoái hơn chiến tranh" đã làm cho Trung Cộng và Việt Cộng thêm ngạo nghễ! Có người giải thích rằng Mỹ đổi chính sách vì buôn bán với Trung Cộng lời hơn. Nếu thuyết này đúng thì thuyết nói rằng Mỹ thua là sai! Đóng cửa hãng xưởng tại Âu Mỹ mà dời sang Trung Trung Cộng, Việt Cộng thì sẽ gây thất nghiệp tại các nước tư bản, nhưng tư bản không lo. Kinh doanh với Trung Cộng lãi 9 đô thì bỏ ra 5 đô trả tiền thất nghiệp cũng lãi chán và giải quyết tạm thời nạn thất nghiệp!
Hơn nữa, những người trên nói như vậy là không biết tin rằng chính Mỹ đã nuôi dưỡng Trung Cộng, bao bọc, bảo vệ Trung Cộng như đã nói ở trên.

Trung Cộng đóng tàu, xây building coi bộ " hoành tráng" nhưng cái đinh, cái động cơ, cái thang máy đều phải mua Âu Mỹ!Ngoài mưu kế trên, người Mỹ còn thực hiện nhiều mưu kế song song. Đó là khổ nhục kế và kế không thành.

(2).Không thành kế:
Như đã nói, Mỹ tham chiến tại Việt Nam là để tiêu hao lực lượng Trung Cộng, để giữ vững thế cờ Domino ở châu Á, và để có yếu tố đàm phán với Trung Quốc. Còn Đài Loan và Nam Hàn là hai cái "sinh tử phù" đặt bên hông Trung Cộng , là hai kíp nổ để chờ ngày bấm nút nên Mỹ không bỏ. Việt Nam không là gì cả nên Mỹ bỏ. Mỹ bỏ Việt Nam và Đông Nam Á, rút quân ở nhiều nơi, các yếu nhân Mỹ không thăm viếng, tham dự các hội nghị châu Á ... Thật vậy, khi đã nhập nội thì trường thương, đại đao đều vô ích. Tất cả hành động này là chứng tỏ cho Trung Cộng biết Mỹ đã từ bỏ tham vọng xâm chiếm thế giới, Mỹ không là mối nguy hại của Trung Quốc, để cho Trung Cộng an tâm.
Ngoài ra, không thành kế, tức bỏ ngõ Thái Bình dương và Đông Nam Á cũng là kế dụ địch. Thấy Mỹ bỏ vùng này, Trung Cộng tất muốn chiếm. Hơn nữa, Trung Cộng càng phát triển, càng cần nhiên liệu. Biển Đông chính là kho xăng bên cạnh nhà Trung Cộng. Trước 1975, Mỹ đã khui giếng dầu Bạch Hổ rồi bịt lại. Không biết nhiều it, hư thực thế nào, nhưng cũng là yếu tố hấp dẫn Trung Cộng. Biển Đông cũng là kho cá và các tài nguyên khác. Dân Trung Cộng đông, cần cá, rau câu và các thứ khác ở biển Đông. Và về chiến thuật, cần chiếm giữ để ngăn chận đường giao thông của bọn Anh, Pháp, Mỹ, Nhật. Vì nhiều lý do như đã kể Trung Cộng phải chiếm biển Đông. Mà chiếm Biển Đông thì làm cho các nước Đông Nam Á tức giận. Trong không thành kế này, cái rõ nhất là Mỹ bỏ rơi Việt Nam, và Trung Cộng tiến chiến Hoàng Sa rồi Trường Sa. Tiến mạnh hơn, Trung Cộng vẽ bản đồ lưỡi bò, và tuyên bố vùng này là lãnh thổ của Trung Quốc! Việc này có lợi cho Mỹ vô cùng.


(3). Khổ nhục kế:
Không thành kế cũng là khổ nhục kế. Bỏ thành mà chạy, ômđao mà chạy ( đà đao kế) đều là khổ nhục kế, làm cho kẻ thù tưởng mình đại bại, nghe tin giặc đến chưa đánh đã chạy. Câu Tiễn thất trận phải dùng khổ nhục kế, nay Mỹ là cường quốc, đánh bại Nhật, Đức, lớn tiếng hăm dọa Liên Xô mà thua Việt cộng! Nhục ơi là nhục! Mỹ nhục lắm nhưng phải chịu đựng. Cho đến tháng 11 năm 2010, tổng thống Obama sang Trung Quốc vẫn giữ thái độ khiêm tốn, cúi đầu! Người Mỹ giận lắm!
Chính tướng lãnh , chính trị gia, và nhà nghiên cứu Mỹ đều viết rõ ràng Mỹ thất trận. Khắp nơi, dân chúng Mỹ đều than van, mỉa mai " hội chứng Việt Nam"! Việt Cộng và Trung Cộng vui sướng tự hào là đánh thắng Mỹ. Sau này Việt Cộng vỗ ngực là siêu cường đánh thắng bốn kẻ thù lớn nhất thế giới là Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc! Việt Cộng khoái chí nói rằng năm châu bốn bể ca tụng Việt Cộng, và có kẻ ước mơ: "Ngủ dậy một đêm biến thành người Việt Nam" ( trong khi hàng triệu dân Việt bỏ nước ra đi bằng đủ mọi cách: người vượt biển, kẻ đi lao động XHCN, người đi làm gia nô ở Đài Loan, Đại Hàn...).
Đi xa hơn nữa, sau chiến thắng 1975, Việt Nam cao ngạo lắm, không thèm chơi với Mỹ. Tháng 6- 1975, tổng thống Jimmy Carter tỏ ý bang giao với Việt Nam. Từ 1975 cho đến 1977, Tổng bí thư Lê Duẩn ra lệnh cho Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trỉnh rồi bộ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ nằng nặc đòi Mỹ bồi thường chiến tranh 3,2 tỷ Mỹ kim. (18) (19).

Điểm này thi phải khen Lê Duẩn và Việt Cộng là duy vật thứ thiệt ( vì luôn hỏi thủ tục đầu tiên), và kiên cường bất khuất, không khoan nhượng với kẻ thù! Kết cuộc già néo đứt dây!

Phạm Tuyên con Phạm Quỳnh quên mất ông Hồ đã giết cha y, y hăng say la hét như điên " Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng!" Rất nhiều nhà nghiên cứu ngay cả Việt Nam hải ngoại cũng cho rằng Mỹ thất trận. Nguyễn Tiến Hưng viết " Khi Đồng Minh Tháo Chạy", Nguyễn Kỳ Phong soạn " Vũng Lầy Bạch Ốc". Không cần đọc kỹ sách , chỉ xem những từ "Tháo chạy" và " Vũng Lầy"ở nhan đề, ta đã thấy rõ kết luận của họ là Mỹ đại bại!
Càng nhiều người tin Mỹ đại bại thì mưu kế của Mỹ càng an toàn. Khá khen cho Mỹ giỏi chịu đựng!

(4). Các mưu kế khác:
Trong các mưu kế phụ, Mỹ đã dùng phản gián kế. Mỹ cho viên chức Mỹ tiết lộ tin tức hoặc tài liệu cố ý cho kẻ thù biết. Cụ thể là vụ đánh cắp hồ sơ vũ khí ở Liên Xô trước đây và Đài Loan gần đây. Trước đây, Liên Xô đã bỏ tài sản nay Trung Cộng đem vàng bạc để chạy đua vũ khí. Trung Cộng tốn hàng tỷ, chế xong là lạc hậu. Thế là mất tiền của, tốn kém vô ích!
Còn chiêu " phản chiến kế". Chiêu này khuấy động Mỹ và Việt Nam, quốc gia lẫn Việt Cộng. Trịnh Công Sơn, Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín... đều dính chùm vào chiêu này. Họ là những kẻ phục vụ đắc lực cho cộng sản ( chiến thắng) và Mỹ ( trá bại).

3. HIỆU QUẢ CỦA CÁC MƯU KẾ:
(1). Kinh tế Trung Cộng
Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới . GDP Trung Quốc năm 2008 là 4,42 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2007 là 2.660 USD (5.300 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), vẫn còn thấp so với rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới (thứ 104 trên 183 quốc gia năm 2007).


(2). Quân sự Trung Cộng
Tên lửa:
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang sở hữu một lượng lớn tên lửa hành trình có độ chính xác cao, như tên lửa phóng từ mặt đất DH-10 (LACM) do nước này tự chế tạo; tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 phóng từ mặt đất và tàu ngầm, cũng tự chế tạo và phù hợp với tàu khu trục (DDG) lớp LUYANG-II của họ; hệ thống tên lửa siêu thanh của Nga SS-N-22/SUNBURN, phù hợp với các DDG lớp SOVREMENNYY cũng mua của Nga; và hệ thống tên lửa ASCM của Nga phù hợp với tàu ngầm chạy bằng động cơ điện diesel lớp KILO do Nga chế tạo. Đến tháng 9/2009, PLA đã đưa khoảng 1.050 – 1.150 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) loại CSS-6 và CSS-7 đến các doanh trại quân đội đối diện với Đài Loan.

Họ đang nâng cấp khả năng hỏa tiễu của lực lượng này với các loại tên lửa có tầm bắn xa hơn, chính xác hơn và có độ công phá mạnh hơn. Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) từ một biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) CSS-5. Loại tên lửa này có tầm bắn 1.500km, được trang bị đầu đạn có thể điều khiển từ xa nhờ gắn với các hệ thống kiểm soát và điều khiển thích hợp. Kế hoạch này nhằm tạo cho PLA khả năng tấn công các loại tàu, kể cả hàng không mẫu hạm, tại Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng đang hiện đại hóa các sức mạnh hạt nhân của mình. Những năm gần đây, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) loại DF-31 và DR-31A đã sẵn sàng được sử dụng. Loại DF-31A với tầm bắn tối đa 11.200km, có thể nhắm tới những mục tiêu nằm sâu trong nước Mỹ. Trung Quốc cũng có thể đang phát triển các loại ICBM mới được trang bị phương tiện phân phối mục tiêu độc lập (MIRV).
Hải quân: PLA có lực lượng hải quân lớn nhất châu Á với hơn 60 tàu ngầm, 55 thủy phi cơ cỡ vừa và lớn, cùng khoảng 85 tuần dương hạm được trang bị tên lửa. Quá trình xây dựng một căn cứ hải quân mới ở đảo Hải Nam đã cơ bản hoàn thành. Căn cứ này đủ lớn để tiến hành một cuộc tấn công hỗn hợp và chứa các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và các tàu nổi tân tiến. Với các cơ sở ngầm dưới đất, căn cứ này giúp Hải quân của PLA tiếp cận trực tiếp với các tuyến đường biển quốc tế quan trọng và mở ra khả năng huy động bí mật tàu ngầm tới biển Đông. Trung Quốc đang chủ động nghiên cứu và phát triển hàng không mẫu hạm. Nước này đặt mục tiêu chế tạo hàng không mẫu hạm đa năng có tàu hộ tống trong thập kỷ tới. Ngành công nghiệp đóng tàu của họ sẽ bắt đầu xây dựng một nền tảng nội địa từ cuối năm nay. Nói chung có nhiều tiền, Trung Cộng phát triển quân sự.

(3). Tinh thần Đại Hán
Tâm lý con người đa số khi có tiền, có quyền thì trở nên kiêu căng, phách lối. Trung Cộng cũng vậy. Trung Cộng trở thành chủ nợ của Mỹ, Trung Cộng muốn làm bá chủ thế giới, muốn hất chân Mỹ về kinh tế, quân sự. Trung Cộng muốn lấy tờ nguyên thay cho đồng đô la Mỹ. Đối với các nước lân bang, Trung Cộng càng ra mặt khinh miệt và ngang tàng. Trung quốc vẽ hình bản đồ lưỡi bò ở biển đông, và tuyên bố biển đông là nhà của Trung Cộng, cấm mọi tàu bè lai vãng. Trung Cộng ép Việt Nam cắt đất, nhường biển , dâng tài nguyên cho Trung Cộng. Việc này làm cho thế giới tức giận. Ngay cả Việt Nam cũng thậm thò thậm thụt vào ra Mỹ Quốc. Luật sư Cù Huy Hà Vũ con đẻ của chế độ lên tiếng kêu gọi Việt Nam liên minh với Mỹ!

Âm mưu Mỹ có ai biết không?
Trăm người thì hết 99 người cho rằng Mỹ đại bại, chẳng có ai dại gì nói ngược lại để bị thiên hạ chê là ngu! Tuyệt đại đa số cho rằng vì thất bại ở Việt Nam, Mỹ phải lạy lục Trung Quốc để được rút lui! Và sau Việt Nam, Mỹ không còn dám ngững mặt nhìn thiên hạ chứ đừng nói chuyện gây sự cùng ai!
Bởi vậy, năm 1991, chiến tranh vùng vịnh, dân Việt Nam tại Kuwait và Iraq chạy vào sứ quán hỏi nhân viên tòa đại sứ Việt Nam tại đây nên ở hay nên chạy. Những tay lý luận Marxist trả lời:" Sau thất bại ở Việt Nam, Mỹ không dám đánh ai nữa đâu". Tin đảng, đám Việt Nam này ở lại, cuối cùng chạy xất bất xang bang! ( Việt Nam ta tự cho là anh hùng và trí tuệ, khinh tái Mỹ mà không biết rằng năm 1969, Nga muốn tấn công vũ khí hạt nhân vào Trung Quốc, đã phải hỏi ý kiến Mỹ, và Đặng Tiểu Bình, năm 1979, trước khi đánh Việt Nam cũng đã phải thăm dò ý kiến Mỹ).

Tuy vậy, một số đã biết kế hoạch của Mỹ:
(1). Người biết rõ âm mưu Mỹ đó là dân Đài Loan mà đại biểu là Tưởng Kinh Quốc. Tưởng Kinh Quốc tỏ ra ái ngại cho Việt Nam và trường hợp Nguyễn Văn Thiệu.
(2). Khoảng 1980, một ông bạn kể lại rằng trong một bữa giỗ tại Bình Định , Phú Yên, xung quanh có nhiều công an và cán bộ đàn em tham dự, một cán bộ già tập kết nói: " Mỹ hy sinh nửa nước để được cả nước. Sau này, không phải Thiệu, Kỳ về giải phóng mà Mỹ sẽ dùng Cộng đánh Cộng... "
(3). Sau 1975, tôi nghe một ông bạn nói rằng : " Trước đây Việt Cộng giành độc quyền yêu nước, sau này Việt Cộng cũng giành độc quyền yêu Mỹ"!

IV.GIAI ĐOẠN IV: Từ 2011: Mỹ đổi thái độ.

Tháng 11 năm 2010, tại Trung Quốc, tổng thống Obama đã nhún nhường trước Trung Quốc kiêu mạn. Nhưng sau đó thì tổng thống Obama và các bộ trưởng Mỹ đã có những thái độ cương quyết. Dù Trung Cộng phản đối, Mỹ vẫn tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma, bán vũ khí cho Đài Loan. Bộ trưởng ngoại giao Clinton và bộ trưởng Quốc Phòng Gates thường xuyên qua Đông Nam Á, tuyên bố Mỹ trở lại Đông Nam Á, bảo vệ Đông Nam Á, và biển Đông thuộc khu vực lưu thông quốc tế...

Một tờ báo Nga cho biết một học giả Mỹ,
ông Edward Lyuttvak khuyên Nga nên liên minh với Mỹ để hạ Trung Quốc. Bài này có đoạn như sau:
" Cách đây chưa lâu, nhà chính trị học Mỹ nổi tiếng tên là Edward Lyuttvak, người rất thân cận với các thành viên đảng Cộng hoà của Mỹ, đã trình trình bày ở Moskva một bài giảng. Nhân danh là chuyên gia, Lyuttvak lớn tiếng tuyên bố, rằng sắp tới giới cầm quyền chính thức ở Mỹ sẽ không còn thích nói một cách ngoại giao: “Chính sách Lớn giờ đây đã đảo ngược. Các yếu nhân của chính sách ấy không còn là Mỹ và Nga, mà là Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, lập trường của Nga sẽ phải khác đi so với lập trường và chiến lược của họ trong thời chiến tranh lạnh. Theo đà phát triển của xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ (mà xung đột ấy tất yếu sẽ xẩy ra, chí ít là vì những lý do kinh tế: Trung Quốc sẽ tăng trưởng, mà Mỹ thì không thể nhường vị trí hàng đầu cho Trung Quốc một cách dễ dàng), cả hai phía đều có ý đồ cân nhắc lại các đồng minh của mình. Một số nước đã tự phân chia trong nội bộ. Ví như Trung Quốc thì có Pakistan, còn Mỹ lại có Ấn Độ, và ở chuyện này, Mỹ lợi hơn Trung Quốc. Trung Quốc có Bắc triều Tiên, Mỹ lại có Nam Hàn. Mỹ có Nhật Bản, còn Trung Quốc có ý đồ thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực. Chắc chắn sẽ diễn ra một cuộc chiến lớn để giành giật nước Nga. Và khi ấy, Moskva phải rời bỏ cái hiện thực mà hiện nay họ đang kỳ vọng để trở về với hiện thực đích thực. Nga cần rũ bỏ thái độ tiêu cựu vô bổ trong quan hệ với Mỹ. Thái độ ấy không phù hợp với lợi ích của bản thân nước Nga. Lịch sử chưa kết thúc. Nhưng cái giai đoạn nghỉ hơi, ngủ vùi đánh dấu sự trầm lắng trong chính sách đối ngoại ở những năm gần đây thì đã kết thúc. Sắp tới sẽ có những thay đổi lớn, và nước Nga phải chuẩn bị đối mặt với nó”.(20)

Như vậy là Mỹ tỏ thái độ rồi mặc dù không rõ rệt, đó chỉ là ý kiến cá nhân của một học giả!
Nhưng từ 2011, nhất là sau tháng 3-2011, Mỹ, Anh, Pháp tấn công Kadhafi, thế trận như vậy đã rõ rồi. Phe Trung Cộng cũng đã chuẩn bi thế tiến công từ Mao Trạch Đông, đến Hồ Cẩm Đào thì bành trướng mạnh mẽ. Phe Mỹ cũng đã biết cái họa da vàng do Trung Cộng tiến công. Thế giới sẽ chia hai phe, phe Mỹ và phe Trung Cộng. NATO theo Mỹ phụ trách châu Phi.
Một số Trung Đông theo Tàu, một số theo Mỹ. Nga theo Trung Cộng hay theo Mỹ? Có thể Nga "tọa sơn quan hổ đấu." Nếu Mỹ thất thế, Nga sẽ tiếp thu Mỹ, Canada và Đông Âu, còn Trung cộng đại bại, Nga sẽ xua quân chiếm Bắc Hàn và vùng bắc Trung Quốc, trong đó có việc tái chiếm vùng Áp lục giang. Cũng có thể nhân lúc Âu Mỹ đang chống tả đỡ hữu, Nga tiến công Đông Âu!

Việt Nam có khuynh hướng theo Trung Quốc tuy nhiên cũng có khuynh hướng chống lại. Có thể bây giờ họ chơi trò đu giây, sau này ai mạnh thì theo. Trung Quốc đổi mới kinh tế theo tư bản nhưng vẫn theo chính trị, tư tưởng, chính sách chuyên chính của cộng sản. Theo Cộng sản thì bị cướp đất, cướp nước, cướp nhà, trở thành nô lệ của Trung Quốc. Đồng Minh với Mỹ thì có nhiều tự do và hạnh phúc cụ thể là liên minh của Liên Xô là Đông Âu, đồ đệ của Trung Quốc như Bắc Hàn, Việt Nam thì phải cúi đầu vâng dạ. So Nam Hàn với Bắc Hàn, Nam Á và Đông Âu thì thấy rõ sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc. Ta thấy rõ chủ trương và thực tế hai phe:

+Tư bản chủ trương trả lương công nhân hậu hỉ để công nhân có sức mà làm việc cho chủ, và có tiền mua hàng hóa của chủ.
+Cộng sản bắt công nhân làm việc ngày đêm ( làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm), trả lương chết đói, sống chết mặc bay! Rõ ràng là cộng sản tàn ác, bóc lột dã man hơn tư bản.
Theo cộng sản thì bọn đầu gấu mập béo, còn vô sản thì đói rách và mất tự do.
Nửa thế kỷ buông câu, thả lưới và giăng bẫy, đây là lúc kết thúc cuộc săn bắn và câu kéo để thu hoạch chiến lợi phẩm. Kết thúc cuộc săn bắn và câu kéo cũng khó khăn, cực nhọc vì con mồi có thể vùng vẫy, kháng cự.


Đoàn thợ săn đã xông vào châu Phi và mặt trận mở màn. Trong tháng 3 năm 2011, Mỹ và Anh, Pháp đem quân đánh Libya thì người ta thấy rõ kế hoạch của Mỹ nhằm chặn đường dầu hỏa của Trung Cộng, hoặc gây trở ngại cho Trung Cộng. Có nhà báo Việt Nam cho rằng nay Mỹ đã chọn mục tiêu Bắc Phi mà bỏ Đông Nam Á. Điều này chưa chắc vì Âu Mỹ có thể chọn cả hai mục tiêu, chỉ khác là cái trước cái sau.Tại sao Nga và Trung Cộng không dùng quyền phủ quyết. Nga tuyên bố hợp lý: Từ nay Nga không làm kiểu " chống Mỹ cứu nước " như thời trước, cái gì cũng chống Mỹ! Nay thì có thể hợp tác!

Còn Trung Cộng sao không phủ quyết? Vấn đề này cũng khó. Nếu ủng hộ cách mạng Hoa Lài nghĩa là chạy theo Mỹ, Pháp, Anh ư? Như vậy là chống Gaddhafi nghĩa là chống tiền, chống quyền lợi của Trung Quốc! Nếu ủng hộ Gaddhafi thì mang tiếng ủng hộ độc tài, ủng hộ giai cấp bóc lột! Hơn nữa, sau này nhân dân Libya lật đổ Kadhafi , chíngh phủ mới tẩy chay thì Trung Cộng sẽ gặp khó khăn! Vì vậy mà Trung Cộng không bỏ phiếu phủ quyết mà sau khi NATO đổ quân thì Nga và Trung Quốc dè bỉu, chỉ trích NATO!
Có việc đáng chú ý là Trung Cộng vội vã đưa tàu chiến qua Libya nói là để cứu dân lao động Trung Quốc làm việc tại Libya. Trung Cộng thương dân đến thế a? Khó mà tin được. Có thể họ đưa chiến hạm qua là chở vũ khí hoặc cố vấn, quân đội cho Gaddhafi, hoặc tìm cách cứu Gaddhafi về Trung Quốc?
Mỹ đã chuẩn bị hơn nửa thế kỷ cho ván bài này. Có thể xảy ra ba hiệu quả :
(1).Nếu Trung Cộng khiêu hấn, dùng vũ lực tấn công Mỹ, Mỹ sẽ đáp ứng ngay.
(2). Nếu Trung Cộng ngoan cố, không chịu các điều kiện của Mỹ ( như tăng trị giá đồng nguyên, nhập cảng hàng Mỹ nhiều hơn, không lấn chiếm biển đông...) , Mỹ sẽ dùng các biện pháp sau đây làm cho con ếch Trung Cộng nổ tung mà chết hoặc xì hơi xẹp lép:
-Hạ giá đồng Mỹ kim
-Bảo bộ mậu dịch

-Đem vốn liếng, hãng xưởng trở về Âu, Mỹ
-Không buôn bán với Trung Cộng và đi đến cấm vận.
(3). Nhân dân Trung Quốc sẽ vùng dậy diệt cộng sản:
Các nhân tố đã có sẵn. Lưu Hiểu Ba, Pháp Luân Công. Các yếu nhân cộng sản như Lưu Á Châu đã kêu gọi thay đổi theo Mỹ, và Ôn Gia Bảo cũng kêu gọi Trung Quốc thay đổi thể chế.. .
Ba hiệu ứng này có thể xảy cùng một lúc hoặc liên tiếp nhau, hoặc một hoặc hai.
Chúng ta hãy chờ xem tình hình diễn tiến như thế nào. Khi cây đại thụ bị tróc gốc thì những dây leo cũng tan tành hoa lá. Chắc cũng không lâu!
Sơn Trung
Canada ngày 30-tháng 3 năm 2011.
_____
(1). Kalamas, don't go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by logical conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, 'This contemplative is our teacher.'When you know for yourselves that, 'These qualities are unskillful; these qualities are blameworthy; these qualities are criticized by the wise; these qualities, when adopted and carried out, lead to harm and to suffering' -- then you should abandon them. (Anguttara Nikaya III.65 Kalama Sutta.Translated by Thanissaro Bhikkhu.Tăng Chi Bộ III.65 Kinh Kàlàma ).
(2). Quán cà phê dưới gốc cây me bên vệ đường tại Saigon.
(3). A variety of freedoms did exist even under the colonial regime.. .HỮU LOAN. A SAD COMPARISON.
SƠN TRUNG * THƯ TỊCH NHÂN VĂN GIAI PHẨM
(4).Ôi thằng Tây mà người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ lại tỏ ra luyến tiếc vô cùng
Nhờ nanh vuốt của lũ thú rừng
Mà bàn tay cai trị thực dân hóa ra êm ả…
( Nguyễn Chí Thiện - Hoa Địa Ngục - Đồng lầy)
(7). Ông Ba Bị: Ông này mang ba cái bị chuyên bắt cóc trẻ con mà làm thịt. Ở Quảng Bình có câu ca:
Ông Ba Bị chín quai
Mười hai con mắt,
Ăn trắt con nít,
Ăn thịt mụ tra...).

( Ăn trắt: bỏ vào miệng lấy răng cắn từng hột lúa, hạt gạo ý nói ăn thịt như cắn hạt gạo. Mụ tra: mụ già, bà già)
(8).Wikipedia.http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn
(9)... Vào lúc đó, Trung Hoa đã viện trợ cho Việt Nam về quân sự, kinh tế và ngoại tệ tự do, mà tổng số trị giá hơn 20 tỷ mỹ kim. .. Từ tháng giêng 1965 đến tháng 3/1968, TH đã gởi qua VN trên 320.000 binh lính vào những đơn vị phòng không, công binh, hỏa xa và tiếp liệu, có lúc đến 175.000 người trong một năm. TÀI LIỆU 3 VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC.
(10).USSR planned nuclear attack on China in 1969. The Soviet Union was on the brink of launching a nuclear attack against China in 1969 and only backed down after the US told Moscow such a move would start World War Three, according to a Chinese historian. http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/7720461/USSR-planned-nuclear-attack-on-China-in-1969.html
(11). Mâu thuẫn ngày càng dân cao đến mức ngày 15 tháng 8, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã thông báo cho phía Mỹ biết về quyết định Liên Xô chuẩn bị đánh đòn hạt nhân phủ đầu Bắc Kinh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, quyết định này cuối cùng đã không được thực hiện. Nguy cơ chiến tranh đã được loại trừ, nhưng mâu thuẫn giữa 2 quốc gia Cộng sản là không thể hàn gắn được nữa. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BA%BFn_th%C4%83m_Trung_Qu%E1%BB%91c_c%E1%BB%A7a_Richard_Nixon

(12).Sau hàng chục năm nằm trong vòng bí mật, mới đây chuyên đề Lịch sử tham khảo của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã tiết lộ về 5 lần Trung Quốc bị đe dọa tấn công hạt nhân kể từ năm 1949 đến nay. Đây là lần tiết lộ hiếm hoi của một cơ quan truyền thông chính thống về những thời khắc nguy hiểm nhất mà Trung Quốc từng phải đối mặt.

Thời khắc nguy hiểm nhất.Trong 5 lần Trung Quốc bị bóng ma chiến tranh hạt nhân đe dọa, có tới 4 lần từ Mỹ và 1 lần từ Liên Xô. Lần nghiêm trọng nhất vào năm 1969, sau những đụng độ quân sự tháng 3 năm đó tại đảo Trần Bảo trên sông Ussuri, Hắc Long Giang - biên giới Đông Bắc Trung Quốc....Trong bước đi cuối trước cuộc tấn công, Moscow hỏi ý kiến của Washington. Tổng thống Mỹ Richard Nixon coi Liên Xô là mối đe dọa chính của ông ta và muốn một Trung Quốc mạnh hơn để chống lại Liên Xô.Ngày 20/8/1969, đại sứ Liên Xô thông báo với Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger về các kế hoạch của họ và yêu cầu Mỹ giữ vai trò trung lập. Mong muốn chặn cuộc tấn công này, Nhà Trắng để lộ câu chuyện cho tờ “Washington Post”. Số ra ngày 28/8 của tờ này đưa tin Liên Xô dự định phóng các tên lửa mang hàng trăm tấn nguyên liệu hạt nhân nhằm vào Bắc Kinh, Trường Xuân, Yên Sơn và các trung tâm phóng tên lửa của Trung Quốc như Tây Xương, Lop Nor. Cuối tháng 9 và tháng 10 năm đó, cơn sốt chiến tranh ở Trung Quốc lên đến đỉnh điểm. Lâm Bưu hạ lệnh cho quân đội rời khỏi các căn cứ còn người dân ở các thành phố lớn đào hầm trú ẩn, tích trữ lương thực.

Trong bước đi cuối trước cuộc tấn công, Moscow hỏi ý kiến của Washington. Tổng thống Mỹ Richard Nixon coi Liên Xô là mối đe dọa chính của ông ta và muốn một Trung Quốc mạnh hơn để chống lại Liên Xô. Ngày 15/10/1969, Kissinger nói với đại sứ Liên Xô rằng Mỹ sẽ tấn công hạt nhân 130 thành phố Liên Xô nếu Liên Xô tấn công Trung Quốc. Dù đó là cảnh báo thực sự hay chỉ dọa suông, nó vẫn hiệu quả. Đại sứ Liên Xô tuyên bố: “Người Mỹ phản lại chúng ta”. Họ hủy bỏ tấn công và đàm phán với Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng chấm dứt. ....Theo giả thiết của “Tổng luận lịch sử”, Nixon tuân thủ tuyệt nhiên không phải chủ nghĩa nhân đạo và tình yêu cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Ông ta đơn giản lo rằng xung đột hạt nhân ở châu Á đe dọa sinh mệnh 250 ngàn lính Mỹ có mặt lúc đó trên lục địa này. Ngoài ra Washington trả thù Moscow 5 năm trước đó bác bỏ đề nghị của Mỹ cùng bỏ bom trung tâm nghiên cứu hạt nhân của Trung Quốc Lop-Nuur ở tỉnh tự trị Xinjiang Uyghur. . .
http://www.thugian360.com/threads/6852-Trung-Quoc-5-lan-suyt-bi-tan-cong-hat-nhan/
http://ttngbt.wordpress.com/2010/05/25/trung-qu%E1%BB%91c-5-l%E1%BA%A7n-suyt-b%E1%BB%8B-t%E1%BA%A5n-cong-h%E1%BA%A1t-nhan/
(13).http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100513-nixon-da-cuu-trung-quoc-thoat-khoi-mot-cuoc-tan-cong-hat-nhan-cua-lien-xo
(14).
http://anle20.wordpress.com/2010/05/18/3823/
(15). Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BA%BFn_th%C4%83m_Trung_Qu%E1%BB%91c_c%E1%BB%A7a_Richard_Nixon
(16) . http://anle20.wordpress.com/2010/01/22/vi-sao-m%E1%BB%B9-va-trung-qu%E1%BB%91c-d%E1%BB%A5ng-d%E1%BB%99/
(17). " Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi. Tương dục phế chi, tất cố hưng chi. Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi. Thị vị vi minh, nhu nhược thắng cương cường.
, . , . , . , . , .
( Trước khi làm cho chùng, thời giương ra cho thẳng. Trước khi làm cho suy yếu, thời giúp cho mạnh thêm. Trước khi vứt bỏ đi, thời làm cho hưng vượng. Trước khi muốn cướp lấy, thời hãy cho trước. Thế gọi là hiểu lẽ vi diệu (của Trời). Mềm yếu được cứng mạnh . Đạo Đức Kinh, chương 36).

(18).Việt Nam ở vị trí nào trong chính sách ngoại giao Hoa Kỳ? http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/whereabout-is-vietnam-in-the-us-foreign-policy-NTran-07222010115107.html
(19).
TRẦN QUANG CƠ * HỒI KÝ I. chương 1.
(20). Nga cần cho Mỹ chỉ như một bia thịt.
http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/2126-nga-can-cho-my-chi-nhu-mot-qbia-thitq-trong-cuoc-chien-chong-trung-quoc.html



65.  VỤ ÁN CÙ HUY HÀ VŨ


Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trước tòa ở Hà Nội, 04/04/2011
I.                    VỤ ÁN:
Thế giới đã sôi nổi về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Tuy xuất thân trong gia đình công thần của chế độ, Cù Huy Hà Vũ đã công khai chỉ trích chế độ. Từ năm 2009, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã đập đầu bọn cộng sản gộc bằng những bài báo và lời tuyên bố. Ông đã
-Kêu gọi : Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại.
-Lên tiếng về vụ Bauxite.
-Cổ vũ cho một hệ thống chính trị dân chủ, đa đảng, và thường lên tiếng chỉ trích đường lối cai trị của chế độ.
-Kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp
- Chỉ trích tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông .
Người ta chỉ phạm một trong các việc trên là đủ ngồi tù mút mùa. Mãi đến nay, cộng sản mới đưa ông ra tòa, thế là ông cũng đã được hưởng ân huệ tối đa rồi! Bởi vậy, trong ngày 4 tháng 4-2011, ông đã bị đưa ra tòa , và tòa đã xử tù ông bảy năm và sau đó là ba năm quản chế vì bị cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ Việt Nam.

II.ĐẶC ĐIỂM VỤ ÁN:

Vụ án này cũng nằm trong chính sách sát hại và khủng bố nhân dân của cộng sản từ xưa đến nay.
-(1).Cộng sản bao giờ cũng vu vạ nạn nhân.

Muốn bắt người dân thường, họ gán cho họ những tội làm cho họ mất uy tín, mất danh dự. Đa số nạn nhân như trong CCRD, người ta vu cho nông dân là phú nông, địa chủ bóc lột, những đảng viên quốc gia là Việt gian, phản động. Nhiều người chống cộng, chúng vu là trộm cướp, hiếp dâm, tàng trử thuốc phiện...Cù Huy Hà Vũ cũng bị bắt vì chúng vu vạ là mua dâm trong một khách sạn ...

(2). Cộng sản sát hại hàng loạt:

Một số thì họ giết âm thầm như họ đã giết Huỳnh giáo chủ, Hồ Văn Ngà,Tạ Thu Thâu, 350 Tín Ðồ Cao Ðài dọc theo đường sắt Chánh Lưu lên Ðồng Xoài, Lộc Ninh, Trong suốt 3 tuần lễ kể từ ngày 19/8/1945, chỉ riêng trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi đã có 2791 Chưc sắc, Chức việc và Tín Hữu Ðạo Cao Ðài Trung Bộ đã bị những người Cộng sản Việt Nam sát hại bằng đủ cách như chém đầu, chôn sống, thả biển trong đó có cả hình thức "tùng xẻo" như thời Trung cổ. Tại Quảng Ngãi các vị Chức sắc Cao cấp Cao Ðài như Ðức Liễu Tâm Chơn Nhơn Huỳnh Ngọc Trác, Giáo sư Lê Ðức, Giáo sư Ngọc Thành Thanh, các Giáo Hữu Nguyễn Trân, Lê Ðường, Lê Quang Viện, Nguyễn Sử, Nguyễn Kỉnh, Bùi Phụng, Nguyễn Thống, Trần Lương Hiếu v.v.. đều bị giết thảm. Ở Quảng Nam Giáo sư Nguyễn Hồng Phong cùng 5 Nhân sĩ Cao Ðài khác bị giết tại Làng Bầụ!" .Năm 1956, hàng trăm ngàn dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) nổi dậy chống cộng sản, Hồ Chí Minh ra lệnh Văn Tiến Dũng tiêu diệt hoàn toàn vùng này . Năm 1968, cộng sản bắn phá và sát hại nhân dân khắp nơi nhất là Huế.Năm 1978, chùa Ba Chúc An Giang bị Pol Pot giết hàng chục ngàn dân....Lịch sử cộng sản là một lịch sử máu.

(3). Cộng sản bắt bớ hàng loạt:

Cộng sản luôn luôn khủng bố. Thỉnh thoảng chúng bày ra các chiến dịch để giết người, bắt giam hàng loạt có khi hàng vạn người để khủng bố và cướp của như vụ CCRD 1954, vụ đánh tư sản , vụ Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Mai văn Hạnh sau 1975...Trong vụ Cù Huy Hà Vũ, cộng sản không bắt nhiều như trước, chúng chỉ chọn lựa nhưng nhân vật nổi tiếng để ngăn ngừa cuộc tổng nổi dậy của tòan dân mà chúng nghĩ Cù Huy Hà Vũ, cụ Lê Quang Liêm, LM Nguyễn Văn Lý, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Ls Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Đài. . . là linh hồn của cách mạng dân chủ hiện tại...
Riêng về Cù Huy Hà Vũ, bọn cộng sản không giết ông bằng cách cho xe cán, bỏ bao bố thả trôi sông, hoặc ám sát bằng dao, súng, nhưng tháng 11-2010, họ vu ông bị bắt vì mua dâm, sau đó chuyển sang tội chính trị . Họ cáo buộc ông là loan truyền “thông tin vô căn cứ, bịa đặt và bóp méo” về giới lãnh đạo và quản lý nhà nước. Muốn bắt ông thì cứ bắt, tại sao phải giở trò tiểu nhân hèn nhát đó ra? Điều này chứng tỏ Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng quá non kém và hèn hạ!

(4). Cộng sản tàn bạo ra mặt:

Chúng thẳng tay đánh đập, chửi bới nhân dân. Chúng không sợ nhân dân phản đối, chúng không e dư luận quốc tế chê cười. Vụ chúng bịt miệng LM Nguyễn Văn Lý trước tòa là một điều rõ rệt. Nay thì chúng đối với LS Cù Huy Hà Vũ có chút lịch sự vì chúng cho ông mặc áo vest, còn hoà thượng Quảng Độ, LM Nguyễn Văn Lý và các người khác thì ra tòa mặc áo tù! Và lại, bọn công an canh gác và dắt Cù Huy Hà Vũ có nét mặt bình thường, không hung tợn, muốn ăn tươi nuốt sống người ta như trường hợp hòa thượng Quiảng Độ, LM Nguyễn Văn Lý, LS Lê thị Công Nhân... Phải chăng Nguyễn Phú Trọng muốn chứng tỏ ông lịch sự hơn Nông Đức Mạnh? Hoặc Cộng sản Việt Nam hy vọng gì, mưu tính gì trong ván cờ Cù Huy Hà Vũ?

(5). Cộng sản chơi luật rừng

Họ đưa ông ra tòa nhưng lại bị các luật sư biện hộ cho ông tố cáo là tòa vi luật. Luật sư Sơn nói: “ Ngay phần mở đầu, thủ tục của phiên tòa thì chủ tịch phiên tòa đã không chấp nhận điều 214 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, tức là công bố các tài liệu liên quan tới hồ sơ vụ án, tức là 10 tài liệu mà Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà nội dùng để kết án ông Cù Huy Hà Vũ. Thì 4 luật sư đã yêu cầu chủ tọa công bố nhưng mà chủ tọa không công bố; thì các luật sư đã căn cứ vào luật, điều 214, nói rằng phiên tòa đã vi phạm quy định về tố tụng hình sự, nên các luật sư không còn thấy ý nghĩa của phiên tòa nữa, và tất cả chúng tôi đã ra về lúc 11 giờ.”

Bốn luật sư biện hộ đã nhất trí với Cù Huy Hà Vũ là gửi thư phản kháng tòa án và "đình công", nghĩa là không thèm ra tòa cãi.

Nói tóm lại, trong vụ xử Cù Huy Hà Vũ ,Cộng sản Việt Nam là những tay biên kịch và những diễn viên kém trình độ nghiệp vụ và trình độ văn hóa. Tại sao phải chơi trò trẻ con như thế? Điều này cũng dễ hiểu là bọn yêu ma bao giờ cũng chơi trò ranh ma, quỷ quái.
Muốn bắt thì cứ bắt, sao lại phải dùng thủ đoạn hèn nhát vu khống? Khị tòa án thay đổi tội trạng thì rõ là một thứ pháp luật lừa! Người dân còn khinh miệt hơn! Còn đã đem ra xử, tại sao không công khai các tội trạng? Đáng lẽ, cộng đảng phải in báo, phát cho mỗi người dân một tờ, tuyên đọc đài phát thanh và truyền hình kể tội của Cù Huy Hà Vũ ra chứ? Tại sao lại giấu diếm cho mất thể diện của công lý?

IV. LÝ DO XỬ ÁN

(1). Cù Huy Hà Vũ đã bắn đại bác vào thành trì cộng sản. Hành động của ông mạnh nhất là kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thách thức quyền uy của đảng Cộng Sản.Hành động của Cù Huy Hà Vũ sẽ khơi động phong trào phản kháng lên cao cho nên Cộng sản Việt Nam phải triệt hạ.

(2). Cộng sản luôn khủng bố nhân dân, sự tồn tại của cộng sản là vô sản chuyên chính, nghĩa là luôn luôn gây sợ hãi trong nhân dân. Từ đại hội đảng tháng 1-2011, cộng sản đã bắt nhiều nhà dân chủ nhằm khủng bố nhân dân Việt Nam . Tòa án ở Sài Gòn đã tuyên các bản án từ 7 đến 9 năm tù cho các nhà tranh đấu về tội tổ chức những cuộc đình công và phân phát truyền đơn chỉ trích chính phủ:
- Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành), 25 tuổi, bị bắt ngày 11/2,
-Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, ngày 24/2,
-Đỗ Thị Minh Hạnh, ngày 23/2.
Cũng trong lúc này, 6 tín đồ Công giáo tại Giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng đã bị kết án về tội gọi là “gây rối trật tự công cộng.” Các giáo dân này nằm trong số hàng trăm người xô xát với công an hồi tháng 5 khi họ tìm cách tiến hành một cuộc mai táng tại một nghĩa trang mà nhà chức trách địa phương đã qui hoạch để xây một khu du lịch. Hai người trong số 6 người bị đưa ra tòa đã bị tuyên các án tù 9 tháng và 1 năm.

(3). Cách mạng Hoa Lài đang lan tràn khắp nơi, cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã tích cực khủng bố và đàn áp các nhà đấu tranh như cụ Lê Quang Liêm, LM. Nguyễn Văn Lý, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và trong khi xử Cù Huy Hà Vũ, họ đã bắt giam hai ông Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn để hòng ngăn chận làn sóng cách mạng đang đổ tới cuốn trôi bọn chúng ra biển khơi.

(4). Bắt các nhà tranh đấu, nhất là Cù Huy Hà Vũ là kẻ đã tuyên bố liên minh với Mỹ và chống Trung Quốc. Việt Cộng phải bắt những người này để chứng tỏ lòng trung thành của họ đối với mẫu quốc Trung Cộng.Và họ cũng muốn chứng tỏ họ là những nô bộc đắc lực, sẽ canh phòng cẩn mật trong ngoài cho chủ an giấc nồng! Lập tòa án xử Cù Huy Hà Vũ và bắt các nhân vật đối kháng là món quà đầu tiên của tân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sợ hãi quỳ lạy dâng lên quan thầy Trung Quốc, và cũng là sự ra oai phùng mang trợn mắt đe dọa quốc dân Việt Nam. Ngày 8-4-2011, Việt Cộng sẽ đưa ra xét xử hai thành viên Pháp Luân Công . Đó cũng là hành động nịnh hót Trung Quốc. Thằng đầy tớ bao giờ cũng làm theo chủ, đó là khẩu hiệu của họ" Sống, lao động và học tập theo quan thầy Trung Quốc vĩ đại". Đó cũng là tài năng của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, cùng bọn Chính trị bò hiện này.


Việt Cộng và Trung Cộng có thể chống được nhân dân không? Họ có cãi được luật biến thiên của vũ trụ không? Chắc chắn là không!
Sơn Trung
Tháng 4-2011



No comments:

Post a Comment