HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday, 11 November 2013

SƠN TRUNG CHÍNH LUẬN X



 


46. HIỀN LÀNH HAY GIAN XẢO?

Thời nhà hậu Trần, nước ta lâm vào cảnh suy vong, phía bắc lo nạn Trung Quốc, phía nam lo nạn Chiêm Thành. Trần Nguyên Đán (1326 - 1390) trước khi mất đã trối trăng với thượng hoàng Nghệ Tông, khuyên thượng hoàng yêu Chiêm Thành như con, thờ nước Minh như cha.

Ngày nay, nước Việt Nam không còn nạn Chiêm Thành quấy phá, mà mối lo là Trung Quốc xâm lược.Cựu ngoại trưởng Việt cộng Nguyễn Dy Niên cũng đã nói một câu tương tự:
Với Trung Quốc, phải hữu nghị với họ. Hữu nghị thực lòng, hợp tác thực lòng. . .Với các nước lớn, mình phải coi trọng, vì họ hay để ý lắm. Nước nào cũng để ý chuyện mình có làm gì cho họ mất mặt, cho họ bực mình, khó chịu, nghi ngờ. Mình phải hết sức tìm cách tránh.
http://www.baomoi.com/Info/Cuu-Ngoai-truong-Viet-Nam-ban-chuyen-ung-xu-voi-nuoc-lon/122/4245320.epi

Nghe qua ý kiến hai người, chúng ta có cảm nghĩ đầu tiên là hai ông quả là những con người hiền lành, rất mực yêu chuộng hòa bình, biết người biết ta. Hai ông nếu không phải là bậc đại thánh thì cũng là hiền nhân quân tử rộng lòng bác ái, biết yêu nước thương dân và yêu nhân loại! Nhưng đi sâu vào vấn đề thì thấy có nhiều điều khác biệt và mâu thuẫn.

Ta kính Trung Quốc như cha, muốn hợp tác thực lòng, muốn hữu nghị đậm đà, muốn yêu Chiêm Thành như con nhưng Trung Quốc muốn ăn thịt ta, muốn nuốt trọn nước ta và coi dân ta là nô lệ; còn Chiêm Thàng coi ta như kẻ thù thì ta phải tính sao? Nếu Trung Quốc muốn cướp nước ta, sát hại nhân dân ta thì ta phải cam chịu chết như câu " Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu"? Còn thằng con mất dạy Chiêm Thành lúc nào cũng quấy phá biên cương và còn đem binh xâm lấn Tràng An thì ông cha ta lúc ấy phải nhịn nhục hay phải cho nó một bài học?

Cũng vậy, ta muốn hợp tác thực lòng với Trung Quốc theo 16 chữ vàng mà Giang Trạch Dân ban cho Lê Khả Phiêu nhưng Trung Quốc xâm chiếm biển biên cương và đất đai, tài nguyên khắp nơi thì ta làm sao? Theo lời ông Nguyễn Di Niên là không nên làm mất lòng Trung Quốc , nghĩa là phải cúi đầu thần phục, cam tâm làm nô lệ?

Tình yêu, hòa bình là con đường hai chiều. Ta lái xe cẩn thận, nhưng vẫn bị tai nạn xe cộ vì đối phương là một kẻ say. Ta ăn nói từ tốn, ta không cướp danh dự, tài sản ai nhưng ta vẫn bi người ta ghen ghét. Vân Tiên có làm gì nên tội mà bị bọn Trịnh Hâm hãm hại? Vậy thì ta phải làm sao? Nếu Trung Quốc gây hấn, tham lam cướp đất mà ta vẫn coi như cha, vẫn hợp tác thật lòng? Đây là tư tưởng triết gia nhân ái hay ý kiến của kẻ gian manh, hèn nhát?

Trần Nguyên Đán vốn dòng thượng tướng Trần Quang Khải, ông ngoại của Nguyễn Trãi. Ông làm đến chức tể tướng trong triều Nghệ Tông. Hồ Quý Ly là một gian thần manh tâm cướp ngôi nhà Trần mà Nghệ Tông ngu muội tin y, đã giết con cháu mình cho vui lòng Hồ Quý Ly. Trần Nguyên Đán là tôn thất, là thừa tướng mà bất lực, không làm gì để cứu nhà Trần và dân chúng. Ông là đại gian thần, thấy Hồ Quý Ly mạnh đã kết thân với Hồ Quý Ly.

Ngô Sĩ Liên đã bàn về con người và hành động của Trần Nguyên Đán như sau:
Theo chính nghĩa thì không mưu lợi, làm rõ đạo mà không tính công, đó là lòng người quân tử. Nguyên Đán là bậc đại thần cùng họ với vua, biết họ Hồ sắp cướp ngôi, cơ nghiệp nhà Trần sắp hết, không nghĩ đến việc trung trinh gian khổ cùng với nước cùng vui buồn, lại đem con mình ký thác cho họ Hồ mà mưu tính về sau, thế là mưu lợi mà không nghĩ đến nghĩa bỏ đạo mà chỉ tính công, sao gọi là người hiền được. Vã lại, mối lo về người Chiêm, là việc gấp thờỉ bây giờ mà lại bảo yêu Chiêm Thành như con, thờ nước Minh như cha, thì việc kính nước lớn , yêu nước nhỏ đó là câu nói tầm thường, có bổ ich gì cho việc đương thời? Tiếc rằng học vấn, kiến thức của ông chỉ có thể biết trước được mà nhân thì không thể giữ được (Toàn thư II, 191).

Nguyễn Dy Niên cũng như các ông cộng sản nhờ thời thế và thành tích mà lên cao. Thành tích của cộng sản nói chung là dối trá, lưu manh và tàn ác. Ông leo lên được ngoại trưởng thì nội lực không phải là vừa. Ông là một người miệng lưỡi khôn lanh, tráo trở như Võ Văn Kiệt. Lúc cầm quyền thì thi hành bá đạo, lúc về hưu mới nói chuyện nhân nghĩa, từ bi, đoàn kết, ăn năn, hối hận!

Ông Nguyễn Dy Niên lên tiếng ca tụng Hồ Chí Minh là khéo ứng xử với Trung Quốc. Trong bài trên, ông viết "Cụ rất coi trọng Trung Quốc, kính trọng các lãnh đạo Trung Quốc, làm cho họ hài lòng."
Đã đành rồi, không cần phải khen "phò mã tốt áo." Ông Hồ Chí Minh quả là tay thần sầu quỷ khốc. Thời ông, Hoa Việt quả là
"Mối tình thắm thiết Việt Hoa,
Vừa là đồng chí, vừa là anh em."
Lúc này, Trung Quốc Việt Nam hòa bình vì đây là lúc Trung Quốc chiêu dụ Việt Nam, là lúc ông Mao câu buông mồi thả lưới, Trung Quốc tỏ ra nai tơ trước mắt quốc tế. Và đây cũng là lúc ông Hồ nhắm mắt trước những thủ đoạn xâm lăng tinh vi của Trung Quốc. Không những thế, ông còn cố ý đem nước Việt nhượng cho Trung Quốc đổi lấy lương thực, vũ khí và quân đội Trung Quốc. Ông Hồ cũng như những kẻ bài bạc, sẵn sàng bán vợ con, nhà cửa, ruộng đất để cầu đại thắng. Người như vậy, tất là vừa lòng Trung Quốc!

Còn sau, Trung Quốc công khai bành trướng, bắt Việt Nam trả nợ và làm nô lệ, nhất là khi Lê Duẩn đá giò lái Trung Quốc thì Đặng Tiểu Bình căm hận quyết dạy cho Việt Nam một bài học. Đây là lúc khó khăn cho cộng sản Việt Nam. Cuối thế kỷ XX, Liên Xô tan rã, Việt Nam quay ra quỵ lụy Trung Quốc. Trung Quốc được thể, bắt chẹt Việt Nam cùng ra sức xâm chiếm biển đông và các nơi khác trên thế giới.


Trước tình thế hiện nay, cộng sản Việt Nam có hai phe. Một phe lên tiếng bảo vệ lãnh thổ như Võ Nguyên Giáp, Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh. Ông Dương Danh Dy cũng là một nhà ngoại giao dưới quyền Nguyễn Dy Niên nhưng có tư tưởng cương quyết bảo vệ dân tộc và lãnh thổ.
Ông nói:
Nói chung, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ những nguyên tắc lớn, những vấn đề đụng chạm đến chủ quyền, đến sự tôn nghiêm của dân tộc, trong khi xử lý quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc [, . . . ]. Chúng ta tôn trọng Trung Quốc, hiểu rõ sức nặng nước lớn – láng giềng của họ – nhưng không vì thế mà chúng ta phải nơm nớp sợ họ, lùi bước trước sức ép của họ một cách bị động, thậm chí nhượng bộ họ một cách vô nguyên tắc. DƯƠNG DANH DY * VÀI SUY GẪM VỀ TRUNG QUỐC

Trong khi đó, đa số đảng viên trong đó có các tướng lãnh đã là người của Trung Quốc, cam tâm phản quốc hại dân, làm nô lệ cho Trung Quốc.

1.Họ sợ hãi Trung Quốc ra mặt. Một số công khai thần phục Trung Quốc. Họ khai báo thành thật các võ khí và thực lực quân sự Việt Nam cho Trung Quốc biết.
Ông Dương Danh Dy nói: Không phải bây giờ mới là lần đầu. Ta có tên lửa, ta có máy bay tầm xa, ta có tàu ngầm bỏ túi, trước những cái này rồi. Tôi nói thật báo chí Trung Quốc họ công khai rồi, các anh không có đọc nên không biết đó thôi.
Báo chí Trung Quốc đánh giá lực lượng mình, cho điểm rất kỹ : máy báy SU-30, SU-37 của Nga thế nào, tàu ngầm bỏ túi của Triều Tiên như thế nào, họ biết cả đấy. Tên lửa tầm gần, tầm trung của ta như thế nào, họ biết cả đấy chứ không phải không đâu.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-China-a-long-standing-grievances-historical-MLam-07022009133546.html

Họ sợ trung Quốc mà lên tiếng chống Mỹ. Trong các hội nghị, họ lên tiếng chống Mỹ, chống diễn tiến hòa bình.Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh luôn nói đến diễn tiến hòa bình.

Trong khi một vài tờ báo của cộng sản ca tụng Phùng Quang Thanh là tay chịu chơi, có cương có nhu:

Tướng Phùng Quang Thanh là người được Nga đào tạo và theo tin vỉa hè thì ông thuộc phái có thái độ “chơi rắn” với Trung Quốc [. . . ] phía Việt Nam: luôn chuẩn bị sự sẵn sàng đối mặt không ngán với Trung Quốc cả trong ngoại giao và kể cả khi ngộ sự; việc để tháp tùng những thành phần luốn đối tác của Trung Quốc trên nhiều phương diện là động thái của Tướng Thanh muốn tỏ ra rằng: trong quan hệ với Trung Quốc, kiểu gì cũng chơi, cũng tiếp; Ngoại giao nỷ hảo với nhau cũng xong và nếu cần sẵn sàng đòm nhau thì cũng chơi luôn, mần tuốt, không ngán…

http://1nguoiviet.wordpress.com/2010/04/29/chuy%E1%BA%BFn-tham-tq-c%E1%BB%A7a-bt-phung-quang-thanh-trong-nhu-co-c%C6%B0%C6%A1ng/

Trái lại, một số tờ báo chỉ trích ông nịnh hót Trung Quốc, và nói năng thiếu cơ sở:
Cũng trong ngày 8-6-2010, báo Quân Đội Nhân Dân và nhiều báo khác đã đăng cuộc đối thoại giữa ông Thanh và báo chí tại Hà Nội về chuyến đi Singapore và những hoạt động của ông Thanh phía sau Hội nghị Shangri-La 9.

Ngạc nhiên thay, trong cuộc trao đổi này, ông Thanh đã cảnh giác: “Chúng ta phải hết sức sáng suốt, tỉnh táo để không bị các lực lượng chia rẽ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân về vấn đề Biển Đông”.

Về tình hình Biển Đông thì Phùng Quanh Thanh đã diễn tả như không có chuyện gì xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc theo như cách nói dưới đây:
H: – Thưa Bộ trưởng, Hội nghị có lo lắng về vấn đề lấn lướt sức mạnh quân sự của một nước nào đó trong khu vực không?
Đ: – Nói chung, hiện nay, chưa đến mức như vậy. Ví dụ bây giờ Trung Quốc là một nước lớn, một nước XHCN, một nước đông dân, kinh tế phát triển mà có đường lối đối ngoại hoà bình, quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam theo tinh thần đối tác, hợp tác toàn diện, phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt thì đó là điều kiện thuận lợi cho chúng ta chứ không phải là mối đe doạ, thách thức với chúng ta” (phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”)

Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xây dựng một nước Trung Quốc hoà bình và thế giới hài hoà, khu vực hoà bình, giữ môi trường ổn định để tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước. Đó là những điều kiện thuận lợi….


Tuy Phùng Quang Thanh chạy vạy sang Mỹ, ông vẫn giữ quan điểm " chống Mỹ cứu nước"
"Tất cả các nước đều thống nhất với nhau một điểm là phải duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Chúng ta cũng giữ quan điểm độc lập, tự chủ, không để Hoa Kỳ can thiệp vào những công việc nội bộ của Việt Nam."
http://hoilatraloi.blogspot.com/2010/07/nhu-cau-va-cham-quan-su-nho.html

Nói chung, vì nhu cầu chức vụ, quyền lợi trong kỳ đại hội XI, các ông Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh, Phạm Gia Khiêm đã quỳ lạy nịnh hót, nói trắng thành đen để lấy lòng Trung Cộng, mong Trung Cộng ban cho chúng cái sắc phong An Nam khuyển mã.
Tạp chí Áo Trắng Ơi phê bình ông Phùng Quang Thanh như sau:
Lời tuyên bố của Phùng Quang Thanh không thể được coi là lời nói của một Bộ trưởng Quốc phòng có bổn phận bảo vệ lãnh thổ. Có 4 vấn đề cần làm rõ:

Thứ nhất, làm gì có chuyện “Trên Biển Đông, tình hình hoạt động của chúng ta hết sức bình thường?”

Chỉ có một người điên hay không phải là người Việt Nam mới có thể phát ngôn vô trách nhiệm rằng người dân Việt Nam bây giờ “ vẫn làm, vẫn hoạt động kinh tế, hàng hải, du lịch, làm ăn bình thường, không có vấn đề gì trở ngại” ở Biển Đông.

Vậy những ngư dân Việt Nam từ tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt từ đảo Lý Sơn ra đánh cá quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa bị quân Tàu đâm thủng thuyền cho chết chìm dưới lòng biển, bị bắt, đánh, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc và bị vu oan cáo vạ đã đánh cá trong vùng “lãnh thổ của bọn cướp” là bình thường à?

Là Bộ trưởng Quốc phòng, chẳng lẽ Thanh không hay biết gì đến cái lệnh bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam của Trung Quốc khi Bắc Kinh ra lệnh cấm đánh cá trong vùng Biển Đông từ ngày 16-5 đến 1/8/2010 để cho lực lựơng Hải quân Tàu thao túng tuần tra và bảo vệ cho ít nhất 700 thuyền đánh cá của Tàu đánh bắt tự do từ Hoàng Sa xuống Trường Sa?

Thứ nhì, tại sao ông Thanh đã quá mau quên hương hồn của 64 người lính của Quân đội Nhân dân đã bỏ mình ở trận hải chiến Trường Sa với Quân Tàu ngày 14-3-1988 dẫn tới thảm kịch mất 8 đảo của Quần đảo này vào tay Trung Quốc. Và từ đó tới nay, Hải quân Tàu vẫn thường xuyên thay quân, tăng viện, xây các cơ sở quân sự và bãi đáp máy bay trực thăng, thiết kế các cầu Tàu, bãi đậu cho các Tàu bè cập bến.

Đấy là chưa kể đến xương máu của ngót 60 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hoà đã bỏ mình tại chiến trường Hoàng Sa năm 1974 khi quân Trung Quốc tấn công và chiếm quần đảo này.

Và Hoàng Sa ngày nay đã biến thành một căn cứ Hải quân có sân bay, bến tàu và khu du lịch của Bắc Kinh!

Thứ ba, ông Thanh cũng chứng minh không biết gì về những bài viết hiếu chiến khiêu khích, đe doạ và miệt thị Việt Nam của một số báo Điện tử của Nhà nước Trung Hoa, trong thời gian từ tháng 2 năm 2010 đến nay, đã công khai thúc giục chính quyền Trung Quốc hãy sẵn sàng lực lượng để đánh chiếm mau chóng tất cả các đảo mà các báo này nói là của Trung Hoa ở Biển Đông.

Ngoài ra, ông Thanh cũng đã quên hẳn ô nhục của cuộc chiến tranh 6 tỉnh biên giới năm 1979 khi bị Đặng Tiểu Bình, lúc ấy cầm quyền ở Trung Quốc, “dạy cho Việt Nam một bài học” nên đã ca tụng cái bẫy “phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt” xảo quyệt của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Trả lời câu hỏi: “Bộ trưởng nói, an ninh ở Biển Đông rất quan trọng, vậy Hội nghị nhìn nhận thế nào về những tranh chấp ở đây? Có những nguy cơ nào với an ninh khu vực và có giải pháp để giải quyết nó?
Ông Thanh đáp: “Tranh chấp trên Biển Đông có thể coi là tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên. Nhưng nếu để xảy ra xung đột quân sự thì nó ảnh hưởng đến các quốc gia, không chỉ khu vực Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thậm chí là cả thế giới. Nếu xảy ra, nó còn là thảm hoạ đối với các nước ở khu vực này, do đó, đảm bảo môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác và cùng nhau phát triển là lợi ích quốc gia của các nước. Cho nên, các nước phải hết sức bình tĩnh, hết sức kiềm chế, phải xử lý nó ở tầm cao chiến lược vì lợi ích không phải chỉ của quốc gia, của khu vực mà còn của thế giới”.
Kết luận, ông Thanh khuyến cáo: “Để giải quyết vấn đề này thì phải bằng đàm phán hoà bình, phải bằng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), bằng luật pháp quốc tế, bằng Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc. Chúng ta phải hết sức sáng suốt, tỉnh táo để không bị các lực lượng chia rẽ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân về vấn đề Biển Đông”.

Nhưng “lực lượng chia rẽ Việt Nam và Trung Quốc” là lực lượng nào hay đây chỉ là thái độ khiếp sợ Trung Quốc mà ông Thanh đã tự vẽ ra con Ngáo Ộp để hù doạ mọi người?


http://my.opera.com/Ao-Trang-Oi/blog/show.dml/12537262

Đài RFI ngày 23/01/2010 bình luận như sau:
Việt Nam vừa mới nói với thế giới rằng họ vẫn theo đuôi Trung Quốc bằng mọi giá. Là chủ tịch Asean, Việt Nam khẳng định không có chuyện cải thiện chuẩn mực của khu vực trong lĩnh vực nhân quyền, hay tự do ngôn luận.

(Qua việc bóp nghẹt nhân quyền, Việt Nam chứng tỏ xích lại gần với Trung Quốc” của Anh Vũ trên RFI http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6596.asp )

2. Một số khác chơi trò " bài ba lá", lúc thì lên tiếng bảo vệ lãnh thổ, lúc thì lên tiếng bênh vực Trung Quốc, tuyên thệ thần phục Trung Quốc.
Đối với Mỹ, họ ra sức vòi vĩnh, nhưng sự thực họ sợ Trung Quốc, cầu cạnh Trung Quốc hơn là đi với Mỹ.

Ông Nguyễn Dy Niên là nhà ngoại giao, trước đây ông "ngậm miệng ăn tiền", nhưng cũng như Võ Văn Kiệt, sau khi về vườn, phát biểu đôi lời nghe cũng được. Trong bài phỏng vấn trên, ông nói hai điều:
+ Tranh đấu:
Ông khuyên ta theo gương bán nước của ông Hồ, không nên làm phật lòng mẫu quốc, nhưng rồi ông cũng bảo phải tranh đấu bằng mọi cách.Ông mâu thuẫn. Tranh đấu thì làm sao mà làm vui lòng quan thầy? Như vậy là không theo chính sách mại quốc cầu vinh của Hồ Chí Minh!
+Ông khuyên Việt Nam nên phát triển dân chủ.
Điều này thì đúng. Nay Quốc Hội Mỹ thúc dục bà Clinton phải nói cho Việt Nam biết quan tâm của nhân dân Mỹ về việc này, và bà Clinton cũng đã nói với quan chức to đầu của Việt cộng là phải thay đổi thể chế thì mới trở thành đồng minh của Mỹ.

Người Cộng sản và nhân dân Việt Nam phải lựa chọn. Quan chức hàng đầu của Việt Nam đa số là theo Trung Quốc. Chúng làm quan to, có tài sản lớn là do đảng. Nếu mất đảng là chúng mất ăn, mất địa vị. Nếu Trung Quốc dùng bọn đầu gấu Việt Nam mà thực hiện kế sách tằm ăn dâu thì bọn Việt cộng vẫn dối trá và đóng vai hàng thần, quỳ lụy, nịnh bợ Trung Quốc như hiện nay. Tình hình và tâm lý người Á Đông là hiểm trá. Nhưng khi Trung Quốc đem quân chiếm Việt Nam, hoặc chiến tranh Hoa Mỹ phát động thì tình hình Việt Nam sẽ biến chuyển và có nhiều thay đổi rõ rệt. Ai trung, ai nịnh, ai bán nước, ai yêu nước, đất nước Việt Nam tồn tại hay suy vong đều sẽ hiện rõ dưới ánh mặt trời sau con mây mù.

 

 47.TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG

Trong mấy năm lên cầm quyền, Kennedy chủ trương hòa bình (1). Ông đã tìm cách mật đàm với phe cộng sản nhưng lúc này phe cộng sản còn làm cao (2). Phải đến khi Khrushchev lên tiếng chỉ trích Stalin và chủ trương sống chung hòa bình với Tây phương thì công cuộc hòa đàm càng ngày càng tiến triển. Theo thiển kiến việc Mỹ đem binh vào Việt Nam chỉ là chiến thuật "đả đả đàm đàm ". Việc này binh thư Tôn Tử gọi là muốn tiến phải thoái, muốn thoái phải tiến. Một anh bạn tôi cũng nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, cho rằng sau 1960 Mỹ chưa đem quân Việt Nam thì làm gì mà lui quân. Sự thật trong chiến tranh Việt Pháp, Mỹ đứng đàng sau yểm trợ, và khoảng 1954, Mỹ đã có 16 ngàn cố vấn quân sự (3). Theo các tài liệu về Tổng thống Kennedy, chúng ta thấy ông đã cổ giải quyết chiến tranh lạnh trên toàn cầu và rút lui khỏi Việt Nam (4).

Như đã nói, sau Kennedy, các Tổng Thống Mỹ đều chủ trương hòa đàm lui binh mặc dầu Việt Nam cường độ chiến tranh chưa ác liệt. Nhưng Việt Nam, Nga, Tàu đều quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Cuối cùng, Mỹ cũng đã ký kết với Nga và Tàu để giải quyết chiến tranh Đông Dương với hiệp định Paris 1973.

Như đã nói, chiến tranh Việt Nam chỉ là một cuộc chiến tranh hạn chế không có mục đích chiếm đất đai và cai trị lâu dài của chính sách thực dân(5). Chính sách này vẫn tiếp tục qua các tổng thống sau. Vì mục đích lui binh cho nên Mỹ không chủ trương chiến thắng. Các tướng Mỹ đã than phiền việc này. Không những thế, mỗi khi Mỹ rải bom B52 đều có thông báo cho cộng sản biết. Trong thời gian học tập chính trị 1975-1977 tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, chúng tôi được cán bộ cộng sản cho biết tại cổ thành Quảng Trị, hai phe phải ngồi yên tại chỗ, phe cộng sản hay phe cộng hòa mà tiến công thì bị Mỹ dội bom lên đầu! Như vậy là Mỹ muốn hai bên phải phải dừng lại, đừng ai hơn ai nghĩa là Mỹ không muốn chiến thắng.

Một sĩ quan khác trong cuộc học tập trên cho biết là trong thời gian oanh kích Hà Nội, nếu kéo dài vài ngày nữa thì Hà Nội phải đầu hàng. Nhưng ngay lúc nguy hiểm đó, Mỹ đã ngưng oanh tạc. Đó là ngẫu nhiên hay do Mỹ không muốn Việt cộng nằm xuống?

Nay một tài liệu khác cho biết Hà Nội đã đánh điện tín đầu hàng mà tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn ỉm đi. (6) . Chúng tôi không biết tài liệu này hư hay thực. Nếu việc này là đúng thì chính người Hà Nội phải hiểu tại sao Mỹ không muốn Việt Cộng thất bại. Mỹ mong muốn gì ở Việt Cộng? Ngoài ra, nhiều việc "thấy dzậy mà không phải dzậy". Mỹ đánh Việt Cộng nhưng Mỹ cũng đã viện trợ cho Việt Cộng trong chiến tranh. Trong khoảng 1980, tôi nghe đài BBC có kẻ hỏi một tổng thống Mỹ hay một yếu nhân nào đó: "Mỹ viện trợ cho Việt Cộng bao nhiêu?' Yếu nhân Mỹ trả lời:
-Chính phủ Mỹ không viện trợ chọ Bắc Việt mà nhân dân Mỹ viện trợ cho Bắc Việt mỗi năm nửa triệu Mỹ kim!

Đúng rồi, Mỹ không viện trợ nhưng các giáo phái như Quarker.. .đã viện trợ cho Bắc Việt!
Chính sách đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Mỹ đã đưa Trung Cộng vào LHQ thay Trung Hoa Dân Quốc, và nay Việt Nam làm chủ tịch ASEAN 2010 và năm 2007 trúng cử HDBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Việc này đã làm cho Nguyễn Minh Triết tự hào rằng cả thế giới sợ hãi và kính nể Việt Nam!

Tại sao Mỹ rút lui?
Phe cộng sản thì cho họ đại thắng. Trong khi đó phe Mỹ thì coi chiến tranh Việt Nam là một "hội chứng", mà đoàn quân viễn chinh trở về nước lại bị chính phủ và dân chúng quay lưng! Nhiều chính khách viết hồi ký công nhận sự thất bại của Mỹ. Một vài tài liệu cho rằng vì chiến tranh tốn kém, vì dân chúng phản đối, vì nước Mỹ rách đôi vì chiến tranh Việt Nam mà Mỹ phải rút lui.

Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như thế.
(1).Theo thiển kiến, Mỹ muốn lui binh vì Mỹ muốn hòa bình như đã nói từ 1960, Kennedy đã chủ trương hòa bình, chấm dứt chiến tranh lạnh nhất là khi với chủ trương xét lại, Khrushchev muốn sống chung hòa bình với tư bản( “Peaceful Coexistence”, between communist and capitalist nations). Sự thật, Nga và Mỹ trước đó đã cố gắng làm giảm tình hình căng thẳng. Năm 1959, Nikita Khrushchev gặp Dwight Eisenhower (1953–61) để giảm nguy cơ chiến tranh giữa Nga Mỹ.(7)

(2). Lúc này Nga Hoa đang căng thẳng, có thể xảy ra chiến tranh, Mỹ muốn đứng ra ngoài nhìn xem cuộc long tranh hổ đấu. Cuộc khẩu chiến và chiến tranh biên giới Nga Hoa đã kéo dài từ 1956 khi Khrushchev lên tiếng chỉ trích Stalin là thần tượng của Mao và chủ trương sống chung hòa bình với tư bản, nhất là năm 1962, Mao nổi giận vì Khrushchev đã không tấn công Mỹ trong vụ Con Heo (Cu ba). Cuộc chiến kéo dài đến 1969 thì quân Liên Xô rút bớt ở biên giới và Mao cũng hiểu rằng một mình Trung Quốc không thể một lượt đấu với Nga và Mỹ. Viết về thời Tam Quốc NgaTàu Mỹ thật rắc rối vì nhiều chi tiết bí ẩn, trong chiến có hòa, trong hòa có chiến, cả ba vừa là bạn vừa là thù.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Mỹ muốn Nga Hoa đánh nhau để thủ vai "ngư ông đắc lợi".
Lý luận này có lẽ không đúng lắm. Mặc dầu Trung Quốc cho rằng trong thập niên 50, Nga một lần và Mỹ bốn lần muốn tấn công Trung Quốc bằng bom hạch nhân, báo chí Trung Quốc cũng cho biết:
Ngày 15/10/1969, Kissinger nói với đại sứ Liên Xô rằng Mỹ sẽ tấn công hạt nhân 130 thành phố Liên Xô nếu Liên Xô tấn công Trung Quốc. Dù đó là cảnh báo thực sự hay chỉ dọa suông, nó vẫn hiệu quả. Đại sứ Liên Xô tuyên bố: “Người Mỹ phản lại chúng ta”. Họ hủy bỏ tấn công và đàm phán với Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng chấm dứt.
http://bee.net.vn/channel/1984/201005/Trung-Quoc-5-lan-suyt-bi-tan-cong-hat-nhan-1754829/

Như vậy là Mỹ nuôi dưỡng Trung Quốc, bảo vệ Trung Quốc. Nếu muốn cho lưỡng hổ tương tranh, Mỹ cần gì tuyên bố như thế! Tất nhiên, trong thế giới này, ai cũng có toan tính riêng, không ai giúp ai một cách vô vị lợi. Mỹ đã giúp Nga Hoa trong đệ nhị thế chiến vì họ cùng chung chiến tuyến chống phe Phát xít. Nhưng Trung Quốc có hai phe , tại sao Mỹ lại ưu ái với Mao Trạch Đông? Mỹ muốn gì ở Mao, ở Trung Cộng? Sau đệ nhị thế chiến, Mỹ vẫn giúp Mao. Trong thập niên 60, Mỹ đã đào tạo nhiều khoa học gia cho Trung Quốc. Du sinh Trung Quốc sang học ở Mỹ thì gỉỏi hơn là ở Nga vì Nga giấu nghề, nhất là khi về không có sách vở tài liệu gì mang theo. Chúng ta nên hiểu chế độ cộng sản rất tốt, sinh viên học sinh không phải tốn tiền mua sách, nhà nước phát cho đầy đủ nhưng than ôi học xong phải trả sách lại cho nhà trường, sinh viên học sinh về nhà, về nước với hai bàn tay trắng! Chính Mỹ đã đào tạo lớp khoa học gia này nên Trung Quốc nay có bom hạch nhân và hỏa tiễn xuyên lục địa.

Sau khi chiến tranh Nga Hoa tàn lụi, nhất là liên bang Sô Viết và đảng Cộng sản Liên Xô giải tán, Nga không còn là mối đe dọa cho Mỹ thì Trung Cộng không là cái thá gì để Mỹ lo ngại. Năm 1991, cộng sản Liên Xô giải thể nhưng từ 1978, Đặng Tiểu Bình " đổi mới", thì sau đó tư bản Âu Mỹ nhập Hoa quốc. Vậy thì Mỹ giúp Trung Quốc bành trướng vì nhiều lý do chứ không phải vì muốn dùng tay Trung Quốc đánh Liên Xô. Các chính sách của Mỹ luôn luôn dồn dập ngay cả trong những lúc căng thẳng. Mỹ vẫn viện trợ cho Trung Quốc mặc dầu chiến tranh Việt Mỹ đang giai đoạn khó khăn. Điều này cho thấy Mỹ không coi trọng chiến tranh Việt Nam mà vấn đề chính là Trung Quốc.
Cựu ngọai trưởng Kissinger đã lần lượt xuất bản nhiều tập hồi ký chính trị như : Những năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) và Bí Lục Kissiger.. hé mở nhiều bí ẩn lịch sử cận đại về các thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Liên Xô-Trung Cộng, Chiến tranh VN và cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng thống Mỹ Richard Nixon vào tháng 2-1972, trước khi Hà Nội mở cuộc tấn công mùa hè vào các tỉnh Quảng Trị, Bình Long, Kon Tum và Bình Ðịnh của VNCH.

Vì muốn kéo Trung Cộng vào phe cánh, Hoa Kỳ qua Nixon-Kissinger đã chủ động đề nghị viện trợ tối đa cho Tàu, tất cả những quân dụng vũ khí chiến lược, kể cả cung cấp vệ tinh để Tàu thu lượm tin tức tình báo từ Liên Xô. Theo Bill Burr, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề ngoại giao của Mỹ, thuộc Ðại Học Washington, cũng là chủ biên hồi ký Bí lục Kissinger, cho biết cuộc đi đêm bí mật của Kissinger tai Bắc Kinh , khởi đầu từ năm 1971 qua đề nghị Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chương trình vệ tinh tình báo, để tặng Trung Cộng. Sau đó tại trụ sở LHQ ở New York vào tháng 12-1971, Kissinger đã cho Ngoại trưởng Hoàng Hoa nhiều tin tức liên quan tới quân sự của Liên Xô, để chuyển về Tàu. Tuy vậy để che mắt Liên Xô và thế giới, Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng luôn đóng kịch kình chống nhau tại bàn hội nghị.

Tháng 4-1975, theo yêu cầu của Ðặng Tiểu Bình, Tổng thống G.Ford đã viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trang dụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger còn tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng.
(3). Mỹ chủ trương " Toàn Cầu hóa", muốn buôn bán với Trung Cộng. Mỹ và các nước Tây phương đã nhắm vào thị trường mấy tỷ người tiêu thụ, và số nhân công rẻ mạt của Trung Quốc. Phe " Toàn Cầu hóa" vị lợi nhuận, không còn coi cộng sản là kẻ thù, không còn quan tâm đến nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc, Việt Nam. Trong lúc này, Mỹ xem Trung Đông là kẻ thù cần tiêu diệt.

Vì vậy trong thập niên 70 ký hiệp ước hòa bình thì thập niên 80-90 tư bản đầu tư vốn, mang hãng xưởng và kỹ thuật sang Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ.

(4). Nhiều người đa nghi, cho rằng đàng sau "Toàn Cầu hóa" là cả một chính sách ghê gớm nhằm dứt " cái họa da vàng" .
Như đã trình bày ở trên, Mỹ đã dùng hai sách lược giúp Trung Cộng bành trướng. Một là trao khoa học và quân sự và hai là trao kinh tế gồm tiền bạc, hãng xưởng, máy móc cho con ếch Trung cộng để nó tự mình phình bụng to hơn con bò rồi bể bụng mà chết!

Nhiều người cho rằng quân sư Trung Quốc thần cơ diệu toán nhưng e không phải vậy. Một vài người cho rằng từ đệ nhất thế chiến cho đến nay, Mỹ đứng đàng sau xui thiên hạ đánh nhau để Mỹ thủ lợi. Lập luận đó thiếu bằng chứng. Hơn nữa lý luận đó cũng quá đáng vì trên thế giới này rất nhiều kẻ hiểm độc không phải riêng Mỹ. Pháp, Anh, Đức, Ý, Nhật, Nga, Trung Quốc là những đế quốc, thực dân chánh gốc. Việt Nam nhỏ xíu mà cũng chiếm Kampuchia và Lào. Họ không phải là những kẻ hiền lành bị lường gạt. Chính là "mạt cưa mướp đắng" một loài với nhau.


Chúng ta chỉ nói chuyện cận đại và hiện đại. Âu Mỹ đã triệt hạ quân phiệt Nhật trong đệ nhị thế chiến và trong tương lai , Trung Quốc cũng sẽ là con mồi bị vây trong lưới. Có kẻ cho rằng đó là kế hoạch "Vỗ béo để làm thịt". Chính tư bản đã đưa vốn liếng, kỹ thuật, máy móc cho Trung Cộng làm giàu. Đó chính là cơ mưu của những kẻ đưa tiền cho con bạc vay nợ để cuối canh, con bạc sẽ mất cửa nhà, ruộng đất.

Không lẽ tư bản ngu mà đưa súng, đưa tiền cho Trung Quốc để Trung Quốc giết hại mình? Tư bản bán cái dây cho Trung Quốc để Trung Quốc thắt cổ tư bản hoặc Trung Quốc tự treo cổ mình? Có tiền tất là sinh ra xã hội bất công, tham nhũng , bóc lột công nhân và dân chúng khiến cho dân ghét. Có tiền thì phải tiêu thụ nhiều, phải nhập cảng nguyên liệu ngoại quốc. Họ sẽ làm thủy điện hoặc chiếm Biển Đông để khai thác dầu. Hai việc này sẽ làm cho chính Trung Quốc bị hủy hoại và bị các nước căm thù. Có tiền thì phải mua sắm vũ khí và phe quân phiệt sẽ sinh lòng hiếu chiến. Nay Trung quốc xâm chiếm Việt Nam, và trong tương lai sẽ chiếm Kampuchia, Lào, Thái Lan và Ấn Độ đồng thời tấn công Đài Loan, Nam Hàn.. . như Nhật Bản đã chiếm các nước lân cận trong đó có Trung Quốc. Cái hình lưỡi bò của Trung Quốc chính là lưỡi gươm treo trên đầu Trung Quốc.

Tâm lý kẻ hãnh tiến là kiêu căng, phách lối và hung hăng. Tâm lý này đã bộc lộ ngay trong Olympic Bắc Kinh và trong việc khoa trương thanh thế quân sự tại Biển Đông.Tâm lý này cũng thể hiện trong những trang web của Trung Quốc nhằm hù dọa Việt Nam và thế giới.
Đầu tháng 7-2010, Mỹ và Trung Quốc đều tập trận. Cả hai đều tập trận mà Trung Quốc lại cho là lỗi ở Mỹ! Trung Quốc cho là Mỹ cố ý gây chiến và Trung Quốc sẽ chiến đấu chống Mỹ.

Qua bài báo của Trung Quốc, ta thấy họ tin tưởng rằng phải chiến đấu và sẽ chiến thắng.
Họ phải chiến đấu vì:
+Họ cần đánh Mỹ để giải quyết mộng thống nhất và bá chủ.
"Hãy tưởng tượng khả năng Đài Loan trở về với Đại lục, rồi các vấn đề khác như Nhân dân tệ, Dalai Lama, Pháp Luân Công và Tân Cương sẽ được giải quyết."
"Hơn thế nữa, chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về Trung Quốc vì đây cũng là lúc thuận lợi để tiến hành cải cách sâu rộng, đổi mới Trung Quốc."

Chiến lược của Trung Quốc gồm ba bước:
+Hiện đại hóa để chuẩn bị chiến tranh.
+Lấn át Mỹ, đe dọa Mỹ.
+Tấn công lập tức.


Trung Quốc tin rằng họ chiến thắng vì:

+Mỹ đã "thân bại danh liệt " ở Triều Tiên, Việt Nam, Iraq, Afghanistan thì làm sao mà chiến thắng Trung Quốc?
+Mỹ là đich thủ của Trung Quốc nay đang suy sụp về kinh tế. "Đây là cơ hội trời cho". "Thế cho nên, Mỹ sẽ không dám chiến tranh với Trung Quốc vì ngay cả trong trường hợp chiến thắng, Mỹ sẽ "mất máu nặng".
+"Xung đột vũ trang với Trung Quốc ở Hoàng Hải hay Biển Đông sẽ là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của nước Mỹ."
Bài trên Quang Minh Nhật báo nói nếu thực muốn đánh nhau với Trung Quốc, thì cuộc chiến này sẽ là dấu chấm hết cho quyền lực của Hoa Kỳ.

(BBC * Phản ứng trước việc Mỹ-Hàn tập trận chung )
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/07/100709_china_us_military.shtml


Cái truyền thống đế quốc từ Tần Hán được sống lại với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Hồ Cẩm Đào. Nếu Trung Quốc thắng thì cả thế giới sẽ phải làm nô lệ cho bọn mọi rợ . Nếu Trung Quốc bại thì Trung Quốc sẽ bị chia năm xẻ bảy vì các sứ quân cát cứ. Và đây chính là lúc Việt Nam được giải phóng.

Theo thiển kiến, những lực lượng Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn và Ấn Độ cũng đủ sức đương cự với Trung Quốc. Trung Quốc nhờ Âu Mỹ mà thu nhiều đô la nhưng nội lực kém. Khoa học kỹ thuật Trung Quốc không có gì ngoài việc sao chép Nga, Singapore, Philippines và Mỹ. Vũ khí mới của Trung Quốc lạc hậu, thua Mỹ gần nửa thế kỷ. Nghèo thì nên an phận đã đành mà giàu cũng nên tri túc. Duy tân mà trở thành đế quốc xâm lưọc như Nhật Bản thì Trung Quốc nên suy ngẫm. Nhưng e chậm mất rồi. Trung Quốc không thể nâng giá đồng nguyên vì hàng sẽ đắt, không lời được bao nhiêu. Lại nữa, hàng Trung Quốc xấu, làm giả và làm hàng độc hại đã bị quốc tế tẩy chay. Đó là kết quả trước mắt của những kẻ gian ác trong chính trị và kinh doanh.

Mỹ không cần dùng quân sự, chỉ riêng vài biện pháp kinh tế thì tự nhiên việc thương mại của Trung quốc sẽ suy sụp và kéo theo chế độ cộng sản Trung Quốc bị hủy diệt. Nhưng Mỹ không dùng quân sự mà Trung Quốc để yên à? Thất bại về kinh tế, Trung Cộng sẽ dùng quân sự. Tổ tiên ta nói" thua me gở bài cào"! Ngày xưa Trung Quốc đã "thắng" Mỹ ở Triều Tiên, Pháp và Mỹ ở Việt Nam thì sợ gì Mỹ? Với phi cơ, hỏa tiễn, hạm đội tối tân sau mấy thập niên "hiện đại hóa", chắc chắc Trung Quốc sẽ "dạy" cho Mỹ một vài bài học, trong đó sẽ khởi đầu bằng một Trân châu cảng bất ngờ như NHật Bản đã làm khiến cho Mỹ xính vính! Có thật thế không?

Dù chiến tranh có xảy ra, chúng ta cũng đừng bi quan. Nhân loại không tận diệt vì vũ khí hạch nhân như các nhà tiên tri hoặc các nhà hòa bình khéo lo xa vì Mỹ đã chế ra những vũ khí mới không giết người hàng loạt, không phá hủy môi trường và có thể ngăn cản vũ khí hạch nhân của đối phương.

Chúng ta chờ xem cơ trời xoay chuyển trong giai đoạn sắp tới.

_

CHÚ THÍCH

(1). Chủ trương hòa bình của Kennedy xem bài diễn văn của ông: President John F. Kennedy.Washington, D.C.June 10, 1963. The Peace Speech Commencement Address at American University. The United States, as the world knows, will never start a war. We do not want a war. We do not now expect a war. This generation of Americans has already had enough--more than enough--of war and hate and oppression. We shall be prepared if others wish it. We shall be alert to try to stop it. But we shall also do our part to build a world of peace where the weak are safe and the strong are just. We are not helpless before that task or hopeless of its success. Confident and unafraid, we labor on--not toward a strategy of annihilation but toward a strategy of peace.
http://southerncrossreview.org/54/kennedy-peace2.htm

(2). Tại hội nghi Vienne năm 1961, Kennedy và Nikita Khrushchev gặp nhau, Kennedy muốn giải quyết hòa bình nhưng Khrushchev lại coi đó là một dấu hiệu Mỹ yếu kém nên không chấp thuận. Kết quả chíến tranh lạnh vẫn tiếp tục, và Kennedy vẫn phải tiếp tục chính sách của các bậc tiền nhiệm, trong đó có việc ủng hộ Nam Việt Nam. Tuy vậy, tổng thống Kennedy vẫn tiếp trục tìm kiếm hòa bình, Kennedy giao cho đại sứ Mỹ John KennethGalbraith tại Ấn Độ, thực hiện việc liên lạc với Bắc Việt vào tháng 4, năm 1962 qua trung gian ngoại giao Ấn Độ. Và theo sự hối thúc của Nerhu, Galbraith gặp ngoại trưởng Ba Lan Adam Rapacki tại New Delhi ngày 21-tháng 1- 1963, và tại đây đại sứ John Kenneth Galbraith đã trình bày ý định của tổng thống Kennedy là ngưng chíến tại Việt Nam và tổ chức bầu cử mới tại miền Nam, nhưng việc không thành
.
( http://www.vietnamwar.com/PresidentNixonsRole.htm) .
Năm 1962, Kennedy bổ nhiệm Mac Manara làm bộ trưởng Quốc Phòng và định 1965, Mỹ sẽ rút lui khỏi Việt Nam
(
http://www. freedomspeace.blogspot.com/2005/ 01/kennedys-vietnam-all-over-again.html)
(Sơn Trung. CHÍNH QUYỀN KENNEDY VÀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM SƠN TRUNG VĂN TẬP * SỬ HỌC 2)

(3)Tài liệu thì nhiều, chúng tôi chỉ đưa ra một vài tài liệu vắn tắt, giản di.
In South East Asia, Kennedy followed Eisenhower's lead by using limited military action to fight the Communist forces ostensibly led by Ho Chi Minh. Proclaiming a fight against the spread of Communism, Kennedy enacted policies providing political, economic, and military support for the unstable French-installed South Vietnamese government, which included sending 16,000 military advisors and U.S. Special Forces to the area
John F. Kennedy: Vietnam War http://www.lycos.com/info/john-f-kennedy--vietnam-war.html
(4).Kennedy now had serious doubts about his Vietnam policy. He told Kenneth O'Donnell and Mike Mansfield that he intended to get out of Vietnam. Robert S. McNamara, the Secretary of Defense... thought that Kennedy would withdraw once he was re-elected
. http://www.lycos.com/info/john-f-kennedy--vietnam-war.html.
(5) In South East Asia, Kennedy followed Eisenhower's lead by using limited military action to fight the Communist forces ostensibly led by Ho Chi Minh.John F. Kennedy: Vietnam War http://www.lycos.com/info/john-f-kennedy--vietnam-war.html
Chiến tranh hạn chế có nhiều ý nghĩa. Đó là một cuộc chiến tranh ở ngoài lãnh thổ của các quốc gia chính. Mỹ và Trung Quốc, Liên Xô đánh nhau tại Việt Nam để tránh khỏi thiệt hại cho chính quốc.
Chiến tranh hạn chế cũng có nghĩa là không đánh mạnh, đánh thắng, không dùng toàn lực.

Ðây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor, nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy, từ năm 1961 ‘ Nếu Hoa Kỳ tới VN với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cọng sản, thì cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệt sào huyệt của chúng "
Ðã vậy TT Johnson còn cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lãnh thổ Lào và Kampuchia giáp ranh với VN. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường mòn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trử lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lãnh thổ VNCH
.
A Limited War When Johnson authorized the deployment of combat troops to Vietnam, he and his advisers decided to impose certain conditions on the war. The war would be a "limited" war. According to General Earle G. Wheeler, chairman of the Joint Chiefs of Staff, America's goal in Vietnam was not the total defeat of the North Vietnamese Army and Viet Cong, but "to get the nations in that part of the world to leave their neighbors alone, free to find their own destiny without outside pressure." In addition, Johnson decreed that the war would be fought within the boundaries of Vietnam. American troops would not be permitted to fight in the neighboring countries of Laos or Cambodia. He also would not authorize the invasion or "liberation" of North Vietnam by U.S. troops. Johnson feared that any of these actions would antagonize the Soviet Union or China (both of which were already giving North.....)Summary with 207 pages of encyclopedia entries. http://www.bookrags.com/history/vietnam-war/sub4.html

 


48.CỘNG SẢN TẤN CÔNG HẢI NGOẠI

Trước 1975, cộng sản Việt Nam đã xâm nhập nước Mỹ. Từ sau 1975, cộng sản đã xâm nhập nhiều hơn. Một số thân cộng hay gián điệp cộng sản đã được Mỹ đem theo. Ở đâu cũng có cộng sản cụ thể như vụ tàu Việt Nam Thương Tín. Vụ đi bán chánh thức do Mai chí Thọ tổ chức có ba mục đích. Một là lấy vàng, hai là gửi gián điệp ra hải ngoại, và ba là đuổi bớt người để lấy nhà, lấy đất. Vụ HO và các vụ bảo lãnh đã là cơ hội cho cộng sản trà trộn người theo.

Một số HO giả mạo, một số trí thức như bác sĩ, kỹ sư và dân chúng cam tâm làm tay sai cho cộng sản, nhận làm công an, tình báo để được cộng sản dễ dàng cấp giấy xuất cảnh. Sau ngày Việt Mỹ nối lại bang giao, Mỹ cho phép người Việt Nam sang Mỹ du lịch và đi du học. Rồi việc hôn nhân, lao động đã đưa một số cộng sản xâm nhập nước Mỹ .Ngay du học sinh cũng đã đến mấy chục ngàn.

Riêng Thích Nhất Hạnh đã dùng kế khổ nhục trong màn Bát Nhã mà nay ông đã thành công đưa khoảng 70 công an và triệu phú đỏ ẩn dạng tu hành sang Mỹ "tị nạn"!
Nghị quyết 36 của cộng sản mở đầu cuộc đánh phá và chiêu dụ hải ngoại. Họ đã thành công một phần. Rõ rệt là Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ và một số nhạc sĩ, ca sĩ, văn sĩ, bác sĩ , kỹ sư và nhà đầu tư.

Nay chính phủ Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam nên tỏ ra dễ dãi với Việt cộng cho nên Việt Cộng càng dễ hoạt động và gây khó khăn trong kinh tế, chính trị và tâm tư người Việt Quốc gia. Người Việt quốc gia đã bỏ nhà, bỏ tài sản, bỏ tánh mạng để tìm tự do mà nay lại phải đối mặt với kẻ thù ngay tại đất Mỹ là miếng đất tự do cuối cùng của họ.
Cộng sản luôn luôn có tư tưởng và hành động xâm chiếm và đánh phá. Chúng xâm chiếm miền Nam, xâm chiếm Lào Miên, cướp đất, bán nước, khủng bố dân chúng trong nước và sau cùng là xâm chiếm hải ngoại.

I. MỤC ĐÍCH CỦA CỘNG SẢN

1.Chính trị:
Xâm chiếm hải ngoại để chúng tiêu diệt tinh thần chống cộng của nhân dân Việt Nam và đặt ách thống trị lên người Việt hải ngoại. Chẳng hạn, tại Việt Nam, chúng không đàn áp được Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chúng không bẻ được ý chí của hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Không Tánh, và Phật giáo hải ngoại, thì chúng đã dùng các chính sách mua chuộc, lợi dụng và đánh phá.

Trong nước chúng đã mua chuộc Lê Mạnh Thác, hải ngoại kéo được Trần Quang Thuận.Chúng lợi dụng Thích Nhất Hạnh, cộng tác với Thích Nhất Hạnh. Trước đây, một số tăng ni theo Phật giáo Thống nhất, nay họ hiện rõ bộ mặt thân cộng, đánh phá Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Họ đánh phá Phật giáo một cách bí mật và công khai. Họ công khai chỉ trích ông Võ văn Ái, vu khống các vi tu sĩ Phật giáo, họ lập hệ thống riêng, tổ chức riêng và họ cố tình mạo xưng Phật Giáo Thống Nhất mặc dầu họ chống hòa Thượng Huyền Quang và Quảng độ, và chống giáo chỉ số 9 của PGVNTN. Họ cố ý làm tan rã Phật giáo Thống nhất là một lực lượng dân tộc, luôn luôn đi tiên phong trong việc vệ đạo và vệ quốc.

Họ vu cáo các tu sĩ Phật giáo là cộng sản. Như hòa thượng Trí Quang bị tố cáo là cộng sản, họ lại tố cáo ông nhận hàng tháng hàng triệu Mỹ kim (?) của Mỹ, và ai cũng biết ông được Mỹ chứa chấp trong cơ quan của Mỹ. . . Trên bình diện lý luận, kết luận ông Trí Quang là cộng sản thì còn thiếu , họ tiếc gì mà không nói ông là người của Mỹ? Và tại sao họ nhấn mạnh về hoạt động cộng sản mà bỏ quên vai trò của Mỹ trong biến cố này?

Họ tố cáo một số tu sĩ Phật giáo trước đây theo cộng sản. Chúng ta không biết hư thực như thế nào, nhưng trên bình diện chính trị, những ai trước đây là thân cộng hay là cộng sản mà nay đã từ bỏ cộng sản, trở về với chủ nghĩa dân tộc, chống lại cộng sản như Gorbachev, Triệu Tử Dương, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang. . .chúng ta đều hoan nghênh it nhiều.
Ngoài ra họ đã cố tâm gây cho Phật giáo và Thiên chúa giáo xung đột bằng cách này hay cách khác. Nhóm Giao Điểm mượn danh Phật giáo để tấn công Thiên Chúa giáo trong khi đó cộng sản tàn ác dã man, phản quốc hại dân thì họ không đề cập đến.
Xin đồng bào nhận rõ mưu gian của cộng sản dùng phe này đánh phe kia, lấy kẻ nọ khích bác người kia theo lối"đâm bị thóc, chọc bị gạo" nhằm chia rẽ nhân dân để cộng sản thủ lợi.

2.Kinh tế:
Xâm lăng hải ngọai là để chiếm tiền bạc, kho tài nguyên phong phú ở đây. Chúng lấy tiền hải ngoại đồng thời lấy tiền của dân trong nước trong các vụ lao động nước ngoài, buôn người, đưa người xâm nhập bất hợp pháp ra hải ngoại. Đồng thời chúng dùng những người này hoạt động bất hợp pháp như trồng cần sa, buôn bán ma túy, buôn lậu, mãi dâm, lập những băng xã hội đen để khủng bố, cướp phá và kinh tài cho cộng sản.
3. Tình báo:
Cộng sản bao giờ cũng chú trọng việc tình báo . Những ca sĩ, những kẻ đội lốt tu hành thật ra là những công an. Họ làm văn nghệ, làm từ thiện chẳng qua là cái áo bên ngoài, bộ mặt bên ngoài đẹp đẽ của hồ ly tinh nhằm bóp chết tự do dân chủ của nhân dân hải ngoại.

4. Quân sự:
Nay số du học sinh, tu hành, lao động, du khách Việt cộng đã lên đến hàng trăm ngàn. Nếu cần, lực lượng này sẽ đánh phá "Mỹ ngụy" ngay trên đất Mỹ, bằng quân sự chính quy hay bán chính quy hay du kích nhất là khi chiến tranh Mỹ Hoa khởi đầu mà cộng sản Việt Nam cam tâm làm nô lệ cho Trung cộng.
Ban đầu chỉ là tuyên truyền, dần dần, chúng sẽ có một lực lượng mới chống phá chính trị và kinh tế hải ngoại. Chúng sẽ đặt ách nô lệ lên đầu cổ người Việt hải ngoại, và hoàn thành một đạo quân gián điệp cho Việt Cộng và Trung Cộng trong các lãnh vực kinh tế, chính trị và khoa học.

II.CÁC HÌNH THỨC

Như trên đã trình bày, một số Việt kiều nằm vùng , du học sinh, cán bộ cộng sản tại hải ngoại, hôn nhân, những nhà tu hành giả hiệu hay biến chất, những nhà "đối kháng giả hiệu". . .đã dần dần lộ mặt.
Họ đã dùng các chiến thuật sau:
1. Họ là những nhà tu hành giả mạo, hoặc nhà tu " quốc doanh" , hoặc cá nhân đã mượn danh nghĩa từ thiện để kinh tài cho cộng sản như Thích Thanh Từ, Thích Trí Dũng, Hồng Y Phạm Minh Mẫn.. .
+Họ quyên tiền cứu trợ bão lụt
+Họ kêu gọi giúp người tàn tật.
+Họ kêu gọi giúp trẻ mồ côi.
+Họ kêu gọi góp tiền làm nhà cho các thầy cô. Một số cựu học sinh Trưng vương Gia Long đã góp tiền xây nhà cho thầy cố, được it lâu thì những nhà này bị đảng hay những tay gian lận bán mất!
+Họ kêu gọi việc tìm mộ sĩ quan VNCH, giúp thương binh VNCH nhưng sự thực như thế nào?
Chính người cộng sản đã xây mộ không có cốt, hoặc bỏ xương chó, xương trâu làm xương liệt sĩ của họ thì làm sao họ thành thật trong việc tìm mộ, tìm cốt sĩ quan VNCH?
Chúng ta nên biết rằng việc từ thiện, việc cứu tế xã hội là độc quyền của cộng sản, các vị Quảng Độ, Không Tánh trong Phật Giáo Thống nhất bị cấm làm từ thiện. Tất cả đồ cứu trở phải vào tay cộng sản để họ bỏ túi.
2. Họ kêu gọi về Việt Nam đầu tư.
3.Họ tích cực hoạt động để chinh phục lòng tin của cộng đồng sau đó lèo lái cộng đồng, hoặc phá hoại cộng đồng.
4.Tổ chức văn nghệ, xâm nhập hàng ngũ văn nghệ và lôi kéo các văn nghệ sĩ hải ngoại. Sự hiện diện của văn công cộng sản là sự hiện diện công khai của cộng sản tại hải ngoại. Trong hiện tại, cộng sản chỉ đưa ra một vài ca sĩ trong các chương trình văn nghệ nhưng tương lai, cộng sản sẽ gạt hết ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại để ca sĩ, nhạc sĩ cộng sản độc diễn.
5. Dùng miệng lưỡi xuyên tạc, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, đoàn thể và cá nhân.
6. Xâm nhập báo chí, đài truyền thanh. Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, Nhật Tiến, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, . . . đã công khai chỉ trích người Việt hải ngoại.
Trong lãnh vực này, có khi họ công khai chỉ trích cộng đồng, hoặc lúc chỉ trích cộng sản, lúc ca ngợi cộng để làm rối mù dư luận. Một người của họ ký nhiều tên và xúi dục những người nhẹ dạ gây nên sóng gió trong cộng đồng.
+ Trước đây, nhiều kẻ tự xưng là con của Vũ Trọng Phụng, hay tự xưng người tù cùng Trần Văn Tuyên viết nhiều lời để mạ lỵ Trần Văn Tuyên. Cũng có kẻ mượn danh con cháu Nhất Linh để vu vạ các nhà văn trong TLVĐ.
+Họ tấn công, vu khống cá nhân hay một nhóm người đã hoạt động cho cộng đồng.
+Họ dùng pháp lý để gây thiệt hại cho những người hoạt động cộng đồng.
+Đôi khi họ đưa ra những tên giả, việc giả như Vũ Hạnh đã giả tên người Ý A. Pazzi trong quyển "Người Việt Cao Quý. Trong khi chống Mỹ, đề cao lòng yêu nước cũng là một cách chống Mỹ. Trong mọi sự, cộng sản chú trọng vào chính trị. Một số người ở hải ngoại cũng làm việc tương tự. Theo Lê Xuân Nhuận và nhiều người khác, DHN với " bản dịch" Saigon Et Moi Của Cựu Đại Sứ Pháp Mérillon cũng là việc ngụy tạo . Những cuộc trình diễn văn nghệ, sự có mặt của văn công cộng sản là một hành động chính trị của cộng sản, và việc giới thiệu các ni, sư, cha, soeur quốc doanh, và việc xin tiền, quyên góp chỉ là chính sách kinh tài của cộng sản, đồng thời mang tính chất chính trị, thể hiện nghị quyết 36 của cộng sản. .

7. Họ dùng các cơ sở tôn giáo để kinh tài và hoạt động gián điệp và phá hoại:
Trước 1975, cộng sản đã trà trộn trong các tôn giáo để hoạt động chống phá quốc gia. Nay họ vẫn theo sách lược cũ. Có những gia đình cha mẹ, anh chị em đi tu xây dựng ba bốn cái chùa. Rõ ràng đó là kinh doanh gia đình hoặc đó là một chi bộ cộng sản nằm vùng.

Một số họ ẩn kín đáo nhưng sẽ bị nhân dân phát giác hay vì công tác, đa số họ sẽ chường mặt nhất là trong những bài báo chống đối cộng đồng, chống đối các đoàn thể quốc gia và bênh vực cộng sản như nay đã xuất hiện trên những trang báo điện tử xưa nay giả vờ chống cộng.
Đã nhiều lần cộng sản lường gạt nhân dân ta. Trước đây, dân Miền Nam đã tin rằng Nguyễn Hữu Thọ là người quốc gia, không phải là tay sai cộng sản. Trước đây nhiều trí thức và dân chúng ủng hộ cộng sản, theo GPMN nay thì đã thấy mặt thật cộng sản. Bọn Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Lê Văn Hảo, Nguyễn Văn Hảo sau một thời gian phục vụ cộng sản đã phải bỏ nước mà đi.
Chúng ta phải sáng suốt trước cuộc xâm lăng của cộng sản. Chúng ta phải kiên quyết phân biệt tốt xấu, thiện ác. Đi đến với các sư cha quốc doanh là theo sa tăng. Nghe văn công Việt cộng ca hát mà vỗ tay và vui cười là chấp nhận sự thống trị của cộng sản. Họ dùng văn nghệ sĩ trong lãnh vực văn hóa và nhà tu hành trong lãnh vực tôn giáo và từ thiện để đặt ách độc tài thống trị vô văn hóa, vô nhân đạo, phi tôn giáo lên người Việt Quốc gia hải ngoại. Chúng là những con hồ ly tinh giả làm mỹ nữ để mê hoặc những người nhẹ dạ sau đó chúng sẽ nhai xương, nuốt thịt và bắt linh hồn con người!

Họ kêu gọi đoàn kết, xóa bỏ hận thù nhưng họ thẳng tay cướp đất dân oan, đánh đập và khủng bố các trí thức, các nhà dân chủ thì làm sao mà hòa giải với nhân dân? Họ không thương yêu nhân dân trong nước thì sao mà yêu bọn "Mỹ ngụy"? Họ nói thương dân nhưng họ khol6ng chia sẻ quyền lợi cho nhân dân, họ không cho dân chúng quyền tự do dân chủ, họ chỉ chủ trương độc tài đảng trị cho quyền lợi vài ba gia đình, vài ba ngàn đảng viên thân tín. Độc tài đảng trị thì không thể nào thương dân, hòa hợp, đoàn kết với nhân dân!

Bên kia bờ đại dương, cộng sản đã bóc lột nhân dân, cấm đoán mọi thứ tự do của nhân dân , cướp bóc tài sản của nhân dân, của các giáo hội và tài sản quốc gia, nay thì chúng càng ngày càng công khai xâm phạm hải ngoại. Chúng ta còn một chút tự do, xin đồng bào hải ngoại có ý thức bảo vệ cái tự do mà chúng ta đã hy sinh mà có được. Cuộc tranh đấu của Lý Tống là một hành động chống cộng sản thâm độc để bảo vệ tự do của người Việt Quốc gia.


49. TÂM ĐỊA & HÀNH ĐỘNG CỦA VIỆT CỘNG
VỀ NẮM TRO TÀN CỦA TƯỚNG PHÁP MARCEL BIGEAR

Đặng Tiến đài BBC ngày thứ năm 24-6-2010 loan tin tướng Pháp là Marcel Bigeard đã mất ngày 18-6-2010 thọ 94 tuổi. Ông là một binh nhì leo dần lên cấp tướng bốn sao, đã bị bắt làm tù binh tại Điện Biên Phủ năm 1954. Năm 1988, ông dặn vợ con "Hãy rải tro hỏa táng tôi xuống lòng chảo Điện Biên Phủ."

Tướng Marciel Bigeard - ảnh của Quân đội Pháp cung cấp
Ông Marciel Bigeard tham gia trận Điện Biên Phủ với hàm trung tá
Ý tưởng ông thật lạ lùng. Quan điểm này trái với phong tục Pháp và Việt Nam. Người Việt Nam ta nghĩ rằng " Lá rụng về cội", đa số muốn về chết ở quê hương hay chôn tro cốt ở quê hương. Tuy nhiên một số người Việt lại về quê mang hài cốt tổ tiên ra hải ngoại mà chôn cất vì tại Việt Nam không còn thân nhân, hoặc là sợ nắm xương tàn của thân nhân không được " mồ êm mả đẹp" vì chính sách của cộng sản luôn dời nghĩa trang để chiếm đất và bán đất lấy tiền bỏ túi.
Tại Việt Nam đa số nhân dân muốn ra ngoại quốc sinh sống. Nếu cột đèn biết đi thì cũng vượt biên. Không những dân miền Nam bỏ nước ra đi mà dân XHCN nghĩa cũng bỏ nước ra đi bằng cách này hay cách khác.

Tướng Bigeard
Tướng Bigeard là tác giả của hơn 15 đầu sách
Tại sao tướng Marcel Bigeard lại muốn trở lại Việt Nam? Ông là một sĩ quan anh dũng, đã bị giam cầm, chịu bao tủi nhục với các chiến hữu của ông. Một số chiến hữu của ông đã nằm lại Điện Biên Phủ và ông muốn sống chết có nhau, muốn trở lại nằm bên cạnh các chiến hữu của ông, binh sĩ dưới quyền của ông. Đó là con người thủy chung, có đạo nghĩa và khí tiết của một quân nhân. Ông khác với những ông tổng thống hoặc ứng cử viên tổng thống trốn quân dịch , hoặc những ông tướng tháo chạy bỏ lại đồng đội đàng sau. Ý tưởng của ông cũng giống Nam Lộc trong bài ca "Người di tản buồn ":Xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi ..."http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100624_marcel_bigeard.shtml

Hình của ECPAD


Tin tức Việt Nam và ngoại quốc đều loan tin bộ Quốc Phòng và Ngoại giao Việt Nam đã từ chối yêu cầu của tướng Marcel Bigear.
Nguồn tin trên gây cho người đọc ngạc nhiên. Tại sao Việt Nam từ chối?
Giới chức Việt Nam không muốn nêu tên nói rằng Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Việt Nam không ủng hộ ý kiến đó, vì không muốn tạo tiền lệ.
Theo trang tin điện tử History News Network cùng ngày, khước từ của Việt Nam được xem như một ngụ ý đối với các binh sĩ Mỹ có thể sẽ có những yêu cầu tương tự.
Nguồn: AFP, History News Network
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-bigeard-07-28-2010-99458129.html
Chúng ta thử tìm hiểu thử xem.
1.Phải chăng Việt Nam ái quốc cực đoan và thù dai?
Nếu ái quốc thì tại sao bán nước cho Tàu? Nếu anh hùng thì sao lại quỳ lạy Trung Quốc?Nếu ghét xâm lược tại sao Việt Cộng xây mộ phần và bia tưởng niệm các lính Trung Quốc xâm lược năm 1979 tại Lạng Sơn?
2. Phải chăng sợ Tàu? Có thể. Sợ Tàu giận cho nên từ chối. Phải chăng Việt Nam "nhức đầu " về các xác chết của liệt sĩ Trung Quốc tại Trường Sơn và miền Nam trong chiến tranh? Phải trả tiền? Bao nhiêu tiền? Bao nhiêu đất? ?Phải xây lăng mộ, nghĩa trang và cúng tế?
3. Phải chăng từ chối là để làm tiền? Cộng sản rất khôn lanh trong tiền bạc. Cải Cách Ruộng Đất, đánh tư sản chẳng qua là cướp tài sản nhân dân. Quốc doanh, HTX cũng là những cách cướp nguồn sống của nhân dân. Sau 1975, Việt cộng đòi Mỹ bồi thường 50 tỷ Mỹ kim. thì mới được bang giao với nước Việt Nam anh hùng! Trại tị nạn Hồng Kông đuổi người Việt, Đông Đức đuổi người Việt cuối cùng phải chi tiền cho Việt Cộng thì chúng mới cho người về. HO cũng vậy? Việt Cộng nhìn qua vụ tướng Marcel Bigeard đã thấy một mối làm ăn lớn. Sau này tướng Mỹ, lính Mỹ, tướng "ngụy" lính ngụy" muốn về nằm ( bằng tro bụi) đều phải chi tiền! Diệu kế! Diệu kế! Nhìn xa thấy rộng một con đường làm ăn xán lạn vô cùng!
4. Giả sử việc này là do ghét Pháp thực dân. Nếu ghét Pháp Mỹ tại sao buôn bán với Âu, Mỹ, nhận viện trợ Pháp Mỹ, và cầu cạnh Pháp Mỹ? Ngày 18-12-2009, Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin đại tướng Phùng Quang Thanh đã sang thăm Pháp.
Để đạt được điều này, hai bộ trưởng quyết định sớm triển khai các thỏa thuận hợp tác quốc phòng đã được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam mới đây của Thủ tướng Pháp François Fillon.
Cụ thể, hai bên sẽ xúc tiến thành lập Ủy ban hỗn hợp cấp cao, có nhiệm vụ triển khai các chương trình chiến lược và hợp tác quân sự Việt-Pháp. Hai bộ trưởng đã đề cập đến nhiều lĩnh vực có triển vọng xúc tiến hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt trong việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam và hợp tác đào tạo, nhất là trong ngành quân y...
Đại tướng Phùng Quang Thanh bày tỏ coi trọng mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp. Đại tướng đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các đoàn quân sự hai nước, triển khai các chương trình hợp tác công nghiệp quốc phòng, nâng cấp trang thiết bị quân sự và đào tạo. Nhân dịp này, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã mời vị đồng nhiệm của mình sang thăm Việt Nam.
Về phần mình, Bộ trưởng Hervé Morin cho biết Pháp đánh giá cao vị thế của Việt Nam trong khu vực châu Á, đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên xây dựng mối quan hệ đối tác dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và bằng mối quan hệ sâu rộng và lâu bền.. . .
Trong thời gian ở thăm Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã có buổi làm việc với tập đoàn Hàng không Quốc phòng và Không gian châu Âu (EADS). Ông Louis Gallois, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn đánh giá cao mối quan hệ đối tác với Việt Nam, bày tỏ mong muốn quan hệ này không chỉ phát triển trong lĩnh vực hàng không dân dụng mà cả trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng và không quân.
Sau khi đại diện tập đoàn giới thiệu các sản phẩm của mình, hai bên đã trao đổi những khả năng hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là vấn đề đào tạo phi công và phát triển công nghệ quốc phòng Việt Nam.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và đoàn cũng thăm trụ sở Bộ Chỉ huy không quân Pháp và Trung tâm điều hành các hoạt động không quân của Pháp./.
(TTXVN/Vietnam+)
http://www.vietnamplus.vn/Home/Bo-truong-Quoc-phong-Phung-Quang-Thanh-tham-Phap/200912/28205.vnplus
Đài VOA loan tin Pháp cũng hy vọng không chỉ cung cấp các thiết bị quốc phòng đơn thuần theo hợp đồng thương mại cho phía Việt Nam mà kèm theo là gói chương trình đào tạo, huấn luyện, bảo trì…, tất cả các khâu trong quá trình sử dụng trang thiết bị quân sự do phía Việt Nam đặt hàng.
Cũng theo AP, trước khi đặt những đơn hàng này của Pháp thì Nga là nước cung cấp chính các loại thiết bị quốc phòng cho Việt Nam.
Sự kiện trên cho chúng ta thấy Việt cộng bao giờ cũng nhỏ nhen, thù dai và trong mọi vấn đề đều có thái độ cao ngạo và làm tiền. Rõ rệt nhất là sợ Trung Quốc. Trung Quốc cũng thù dai, làm tiền với Nhật Bản. Có lẽ Việt cộng muốn chính phủ Pháp thi hành các "thủ tục đầu tiên".
Và điều này cho chúng ta thấy tâm địa cộng sản là nhỏ nhen, tàn ác, thiếu suy luận hợp tình hợp lý. Trong đối xử với nhân dân và trong bang giao quốc tế, bao giờ cộng sản cũng gian manh và thủ lợi.

 



50. THÁI BÌNH DƯƠNG CÓ THÁI BÌNH KHÔNG? 

Từ đầu năm dần, cọp đã gầm thét vang dội. Tháng giêng năm 2010, Bắc Hàn thử hỏa tiễn hạt nhân, tháng 3- 2010, Bắc Hàn bắn tàu Cheonan của Nam Hàn. Và các tháng sau đó, thế giới , nhất là Á châu đã có những biến cố quan trọng.

I. CÁC BIẾN CỐ

1. TRUNG QUỐC CẤM VIỆT NAM ĐÁNH CÁ

Tháng 5, Trung Quốc ngang ngược ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh cá ở Biển Đông trong hai tháng. Vietnam net đưa tin:

Trung Quốc hôm qua (16/5) tuyên bố áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm tại Biển Đông. Hành động đơn phương này xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở khu vực biển có nhiều tranh chấp, đồng thời làm dấy lên quan ngại về việc Bắc Kinh thúc đẩy mục tiêu khẳng định chủ quyền tại đây. Theo đó, các đội tàu giám sát ngư nghiệp của Trung Quốc sẽ thực hiện việc thực thi lệnh cấm trong vòng 10 tuần ở khu vực đánh bắt cá thương mại từ vĩ tuyến 12 độ bắc của quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tới bờ biển Trung Quốc và cả vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa.
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201005/Trung-Quoc-don-phuong-cam-danh-ca-o-Bien-Dong-910432/

Đài BBC loan tin và bình luận như sau:
Việt Nam nói hàng nghìn ngư dân bị ảnh hưởng vì lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc Bắt đầu từ Chủ nhật 16/05, Trung Quốc thi hành lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông, kéo dài cho tới ngày 01/08. Đây là lệnh cấm được áp dụng hàng năm kể từ 1999, cho hải phận từ vĩ tuyến 12 phía bắc quần đảo Trường Sa, cho tới vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh nói cần hạn chế đánh bắt để duy trì nguồn cá. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Hôm 06/05, Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh cấm của Trung Quốc, cho đó là "vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế". Lời phản đối này bị Trung Quốc để ngoài tai, trong khi giới quan sát lo lắng rằng lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc sẽ đổ dầu vào chảo lửa Biển Đông đang ngày càng tăng nhiệt. Một quan chức ngoại giao khu vực được báo South China Morning Post tại Hong Kong trích lời nói: "Tất cả chúng tôi đều đang theo dõi và tự hỏi xem chuyện này rồi sẽ đi đến đâu". “Những gì chúng ta đang chứng kiến là một cách để thúc đẩy chủ quyền." Chủ quyền hay nguồn lợi thủy sản?
Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia cũng cho rằng lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc nhắm tới một mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn là bảo vệ nguồn cá.

“Mười năm nay, chúng ta có thể thấy Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi kinh tế của mình." Sử dụng tàu tuần ngư là một cách thức tuyệt vời vì đây không phải tàu chiến, chúng sơn màu trắng chứ không phải màu xám; nhưng đừng lầm tưởng, vì chúng cũng được trang bị vũ trang đầy đủ. Gs Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc châu Ông Thayer phân tích: “Sử dụng tàu tuần ngư là một cách thức tuyệt vời vì đây không phải tàu chiến, chúng sơn màu trắng chứ không phải màu xám; nhưng đừng lầm tưởng, vì chúng cũng được trang bị vũ trang đầy đủ." Theo GS Thayer, thực hiện hành động đơn phương như thế này không theo đúng tinh thần thúc đẩy hợp tác, kiềm chế căng thẳng mà Trung Quốc và các nước Asean đã thống nhất với nhau.

Giới quan chức và học giả Trung Quốc thì lại cho rằng lệnh cấm đánh cá bắt nguồn từ cả hai việc bảo vệ nguồn lợi hải sản và chủ quyền lãnh thổ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/05/100516_china_fishing.shtml

2.TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG CAO ĐỘ
Trong bài "Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tăng tốc" , đài RFI ngày 23-7-2010 bình luận:

Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.
REUTERS/Guang Niu
Quyết định của Bắc Kinh đặt Biển Đông vào diện "quyền lợi quốc gia thiết yếu", thể hiện một tham vọng độc chiếm khu vực được mệnh danh là « Vịnh Ba Tư của Châu Á ». Hành động này trực tiếp xâm phạm lợi ích quốc gia của nhiều nước Đông Nam Á, và thách thức Hoa Kỳ nhưng Trung Quốc vẫn tiến hành vì Biển Đông đã trở thành cần thiết và Bắc Kinh tự cho rằng đã đủ khả năng khống chế.
Trong bài phân tich ngày 13/07/2010 mang tựa đề ‘’Full steam ahead for China’s territorial ambitions’’, Peter Hartcher, biên tập viên quốc tế của nhật báo Úc Sydney Morning Herald phân tích các yếu tố thúc đẩy tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Quyết định về Biển Đông là yếu tố mới nhất trong một loạt những hành động gần đây nhằm thực hiện chủ thuyết mới về Hải quân của Bắc Kinh. Điều được tác giả nêu bật là thái độ của Trung Quốc coi thường phản ứng quá yếu ớt của các nước Đông Nam Á, và trong tình hình quyền lợi của Mỹ cũng bị đụng chạm, Hoa Kỳ sẽ phải gánh vác trách nhiệm tìm ra giải pháp. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

3.MỸ CƯƠNG QUYẾT BẢO VỆ NGUỒN LƯU THÔNG ĐƯỜNG BIỂN, VÀ TRỞ LẠI Á ĐÔNG

Trong khi Trung Quốc ngày càng ngạo mạn và ngang ngược tỏ vẻ muốn lấn lướt Mỹ và các quốc gia châu Á thì Mỹ cũng cứng rắn đáp đáp lại Trung Quốc.
Năm ngoái, tổng thống Obama sang Trung Quốc đã tỏ thái độ nhẫn nhịn. Nay thì thái độ của Mỹ ngày càng cứng rắn.Ngày 6-7-2010, tại hội nghị Singapore, bộ trưởng Gates và Phó Tham mưu trưởng thiếu tướng Mã Hiếu Thiên Trung Quốc đã khẩu chiến kịch liệt
http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=20&sub=20&id=48965
Hơn hai tuần sau, trong cuộc họp Asean tại Hà Nội,ngoại trưởng Clinton tuyên bố thẳng thừng với Trung Quốc là Mỹ coi biển đông là quyền lợi của Mỹ. Đài RFI ngày 23-7-2010 trong bài " Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông:" có đoạn như sau:
Trọng Nghĩa
Phát biểu vào hôm nay (23/07/2010) trước Diễn Đàn An Ninh Khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh đến quyền tự do lưu thông trên Biển Đông. Trong tình hình Trung Quốc vừa xác định khu vực này là "vùng quyền lợi quốc gia thiết thân" của họ, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được cho là một thách thức của Washington đối với Bắc Kinh.

Theo hãng tin AFP, tại Diễn Đàn An Ninh Khu vực, bà Clinton đã xác định một số yếu tố được Hoa Kỳ xem là "lợi ích quốc gia" của mình, bao gồm : "Quyền tự do hàng hải, quyền tiến vào các vùng biển chung của châu Á, và sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại khu vực Biển Đông". Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi “tôn trọng quyền lợi của cộng đồng quốc tế’’ trong hồ sơ Biển Đông. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100723-tai-ha-noi-hoa-ky-thach-thuc-trung-quoc-tren-ho-so-bien-dong


II.THÁI BÌNH DƯƠNG THÁI BÌNH?

Những ai theo Trung Cộng , ủng hộ chính sách bành trướng của Trung Cộng tất phẫn nộ ghê lắm. Nhưng những ai lo sợ nạn đế quốc Trung Cộng thì có niềm tin tốt đẹp. Trước đây, các nước Á châu lo ngại Mỹ sẽ " tháo chạy" và bỏ rơi đồng minh, mặc cho Trung Cộng xâm lược, đè đầu cưỡi cổ họ. Nay thì lời tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng Gates và ngoại trưởng Clinton đã đem lại niềm tin cho họ không nhiều thì ít bởi vì trong thế giới này, thực tế là chỉ có Mỹ mới đánh bại Trung Quốc, mới giúp dân Á châu bảo vệ độc lập và chủ quyền trên biển và đất liền.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc, trường đại học New South Wales, chuyên gia về châu Á nhận xét, phát biểu mới này của ngoại trưởng Mỹ đã cho thấy một thay đổi lớn trong việc giải quyết vấn đề biển Đông. Ông nói:
"Phát biểu của ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho thấy một thay đổi lớn trong việc giải quyết vấn đề biển Đông. Từ năm 2007 đến nay, lập trường của Trung quốc về chủ quyền trên biển Đông luôn trái ngược với Việt nam. Trung quốc có nói chuyện hợp tác nhưng họ vẫn giữ thái độ quả quyết. Nhưng khi họ làm như vậy thì đồng thời cũng dẫm chân lên quyền lợi của Hoa kỳ và các công ty thương mại Hoa Kỳ. Trung quốc cũng tỏ ra khá căng thẳng với những nghiên cứu của tàu quân sự Mỹ trên biển gần đảo Hải nam. Cho nên theo ý kiến của tôi, Hoa Kỳ đã giành lại ưu thế, và sử dụng phương cách đa phương hóa để đối đầu với Trung quốc."
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

Niềm phấn khởi thứ hai là song song với những tuyên bố mạnh mẽ, Mỹ còn tích cực sự biểu dương quân sự như vụ diễn tập của Mỹ và Nam Hàn trên Thái Bình Dương, cạnh ngõ Bắc Hàn và trước mũi Trung Quốc trong bốn ngày từ chủ nhật 25-7-2010 để trả lời cho việc Bắc Hàn bắn chìm tàu Cheonan của Nam Triều Tiên. Những việc đó là một khẳng định quyết tâm của Mỹ bảo vệ đồng minh. Sự quyết tâm này là một hy vọng cho thế giới vì Trung Quốc có thể từ bỏ mộng bá chủ của họ.Giáo sư Carl Thayer nói:
"Nếu nói là hy vọng nhiều thì theo tôi có vẻ hơi quá lạc quan, nhưng logic của tình huống bây giờ dù là qua đối đầu hay ngoại giao đều khiến Trung quốc phải đối diện với Mỹ và có ngày càng nhiều các bên cùng lên tiếng về quyền lợi của họ. Điều này theo tôi làm cho Trung quốc thấy rằng vì quyền lợi của chính mình Trung quốc phải nhấn mạnh ngoại giao hơn là quốc phòng."
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

Riêng về phía Việt nam, giáo sư Carl Thayer cho rằng việc củng cố lực lượng hải quân của Việt nam từ năm 1995 trở lại đây đã diễn ra khá mạnh mẽ và tạo cho Việt nam khả năng phòng vệ tốt hơn trước Trung quốc trên biển:
"Từ năm 1995 trở lại đây thì Việt nam có các bước tiến khá mạnh trong việc xây dựng lực lượng biển. Tàu ngầm mà Việt nam mới mua cho Việt nam một khả năng đối xứng để phản ứng lại với Trung quốc. Nó giống như là câu chuyện giữa David và Golliath và cái súng cao su. Và điều này sẽ khiến Trung quốc giờ đây phải cân nhắc kỹ hơn khi có bất cứ hành động quân sự nào."
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100725-tham-vong-lanh-tho-cua-trung-quoc-tang-toc

Tiến sĩ Giản Quân Ba thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải đã đứng về phe Trung Quốc cũng cho rằng cuối cùng hai bên phải đi đến hòa đàm, nhưng là một kiểu hòa đàm theo lệnh của Trung Quốc, một kiểu hòa bình làm nô lệ Trung Quốc:

Về lâu dài, tôi cho rằng chính sách cứng rắn hơn của Trung Quốc đối với biển Nam Trung Hoa sẽ mang lại các cuộc đàm phán mang tính xây dựng và thực tế hơn giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng vì thực ra các chính sách mang tính hòa nhã của họ đã dẫn tới quá nhiều xung đột và các căng thẳng tiềm tàng. Một phần bởi vì các nước láng giềng coi Trung Quốc là ‘con hổ giấy’, nên không sẵn lòng tuân theo nguyên tắc ‘gác lại tranh chấp để cùng phát triển’. Nhưng giờ thì họ sẽ phải chú ý tới thái độ và quan điểm của Trung Quốc.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/south-china-sea-core-interests-99451964.html

III. THÁI BÌNH DƯƠNG DẬY SÓNG?

Cuộc sống trong gia đình và xã hội là do song phương, một bên yêu hòa bình mà một bên gây chiến thì không sao tránh được chiến tranh. Đấu khẩu vu vơ cũng gây ra chiến tranh huống hồ cả hai bên đều liều chết để bảo vệ quyền lợi cố thiết của mình.
Sau đệ nhị thế chiến, Mỹ đã trở nên hùng mạnh còn các đệ nhất cường quốc trước kia là Anh, Pháp đã tiêu hao lực lượng vì chiến tranh. Nga và Trung Cộng với chính sách đế quốc dưới danh nghĩa "giải phóng thế giới" đã muốn vùng lên diệt đế quốc Mỹ. Liên Xô ngã ngựa, Mỹ rút lui khỏi châu Á thì đây là cơ hội cho Trung Quốc làm bá chủ thiên hạ.


Mao Trạch Đông cho rằng chiến tranh xảy ra thì một tỷ người Trung Quốc sẽ hy sinh hai phần, còn lại ba trăm ngàn người sẽ trở thành anh hùng bách chiến bách thắng, gây ra một thế hệ thông minh tài ba, thống trị thiên hạ. Mao sếnh sáng quả là một anh nhà quê "ếch ngồi đáy giếng" cây dân đông cho nên Mao đã dùng chiến thuật "biển người" và quan niệm rằng tinh thần chiến đấu quan trọng hơn vũ khí!Không biết Mao có học đại học hay chỉ là lý lịch ngụy tạo nhưng Mao quả là ngông cuồng không biết rằng bom nguyên tử, bom hạt nhân có thể giết hàng loạt, chiến thuật biển người trở thành vô ích trong cuộc chiến hôm nay!

Mao chết rồi và Đặng Tiểu Bình đã thấy sai lầm của Mao. Ông thầy Trung Quốc dạy học trò Việt Nam bài học năm 1979 đã bị học trò dạy lại cho thầy một bài học đích đáng là vũ khí quyết định chiến trường (1). Kết quả trông thấy là các tướng tá giáo sư khi về bị cách chức và khiển trách thậm tệ! Mất mặt, Đặng Tiểu Bình đi ngược chính sách của Mao là hiện đại hóa quân sự! Hiện đại hóa quân sự chính là củng cố mục đích đế quốc của Tần Thủy hoàng chứ không phải vì hòa bình.
Đặng Tiểu Bình kêu gọi đồng bào của ông "che giấu vẻ hào nhoáng để chờ thời". Đến đây, Trung Quốc đã vững mạnh, đủ sức tiêu diệt Mỹ để làm bá chủ thiên hạ! Cái mục đích đó phải thực hiện nghĩa là phải có cuộc trường chinh từ Á sang Âu Mỹ, từ mặt biển qua đất liền! Nếu Hồ Cẩm Đào không tích cực thực hiện mộng ước này, phe quân phiệt sẽ lật đổ ông để đưa ra một tay sắt máu như Stalin để họ tự do bắn súng đùng đùng!

Trung Quốc đã hiện đại hóa quân sự và đã thành công. Sự thành công này giúp cho mộng đế quốc xâm lược bay cao. Mộng thực dân, đế quốc này nổi bật nhất là ý muốn chiếm tài nguyên trên biển cả, cụ thể là dầu hỏa.
Các nhà nghiên cứu ngoại quốc đã nhìn rõ tim gan, phổi phèo của Trung Quốc. Ngay một người Trung Quốc cũng thú nhận mục đích bành trướng quan trọng nhất là dầu khí biển Đông. Theo Vương Hàn Linh, một chuyên gia về các vấn đề hàng hải tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc : "Trên thực tế, tranh chấp đã nẩy sinh từ khi dầu mỏ và các nguồn tài nguyên đại dương khác được phát hiện dưới quần đảo Điếu Ngư [mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền dưới tên gọi Senkaku] ở vùng biển Hoa Đông , và quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) trong thập niên 1970.''
Họ có thể tấn công vì :
+Mỹ đang bị kinh tế khủng hoảng và bị hao tốn vì các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Dù Mỹ thắng hay hòa cũng thiệt hại trầm trọng và mất vai trò bá chủ thiên hạ.
+Trung Quốc độc tài đảng trị, đảng cộng sản dư tiền, dư người , dư vũ khí tất nắm phần thắng. Mỹ là dân chủ, dân chúng Mỹ cầu an, sợ hãi, không dám trả giá cho độc lập và tự do của họ . Dù chiến tranh hạt nhân, Trung Cộng sẵn sàng nhận một nửa nước tiêu tan , một nửa dân số tử vong, nhưng một khi vài tiểu bang tan hoang, dân Mỹ hoảng hốt. nghe theo lời bọn phản chiến, sẽ nổi loạn, đòi ngưng chiến. (DƯƠNG DANH DY * GS. NYE)

Nếu dân chúng phản đối chiến tranh thì chính phủ không dám chống lại dân chúng. Trung cộng đã có lực lượng Hoa kiều hàng mấy triệu và bỏ tiền thuê, họ sẽ có một lực lượng quấy động, biểu tình chống chiến tranh có thể du kich chiến trong lòng nước Mỹ. Hơn nữa, vì tranh giành nhau, nhất là mùa bầu cử, các đảng phái, các ứng viên tổng thống với chiêu bài " hòa bình, "rút quân", triệt thoái" sẽ lại được áp dụng, và đương nhiên, Mỹ sẽ lạy Trung Quốc.

+Mỹ rút lui khỏi châu Á và tỏ vẻ hèn yếu ( nhất là thời Clinton) trước Trung Quốc dũng mãnh. Và quan trọng nhất là các nước đồng minh của Mỹ không đoàn kết, không tin Mỹ.
Vương Hàn Linh phát biểu:
"Vào lúc này, Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể điềm nhiên thúc đẩy tham vọng lãnh thổ mà vẫn vô sự. Vào thời đó (thập niên 70), đã từng có suy nghĩ là các quốc gia Đông Nam Á có thể hình thành một mặt trận chung chống lại Trung Quốc, một khả năng “từng làm Bắc Kinh lo ngại", theo lời ông Vương, nhưng mối quan ngại này ngày nay đã tan biến sau ba thập kỷ bất động từ phía các nước Đông Nam Á. "Chúng tôi thấy rằng bản thân các nước láng giềng còn tranh chấp lãnh thổ với nhau, và có lợi ích quốc gia để bảo vệ, cho nên khó mà xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc. Ngay cả khi họ thành công trong việc liên kết với nhau, thì họ vẫn không đủ mạnh để đánh bại Trung Quốc ".
+Có thể Trung Quốc đã tin theo thuyết Igor Panarin, tiến sĩ chính trị học, Giám đốc Khoa Quan hệ Quốc tế, trường Đại học Ngoại giao, trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga, xuất thân KGB, cho rằng năm 2010 Mỹ sẽ tan rã, chia thành 6 nước mà California là chư hầu của Trung Quốc, và Nga và Trung Cộng sẽ làm bá chủ thiên hạ.
Mỹ sắp tan rã, Trung Cộng phải chiếm ngay! Dù Mỹ không tan rã, thì Mỹ cũng suy yếu rồi, đây là cơ hội ngàn năm một thuở, Trung Quốc phải ra tay dứt bỏ Mỹ mà chiếm ngôi bá chủ toàn cầu! (2)
Phải chăng cuộc chiến đã khởi đầu năm Dần (tháng 3-2010) với việc Bắc Triều Tiên bắn tàu Cheonan của Nam Hàn? Bắc Hàn chẳng qua là quân chạy cờ hiệu, thủ phạm đàng sau là Trung Quốc. Nay cả hai bên Trung Quốc và Mỹ đều gia tăng cường độ tranh đấu.
Thiếu tướng Mã Hiểu Thiên và bộ trưởng Gates đã đấu khẩu với nhau. Khái niệm "lợi ích quốc gia" mà Ngoại trưởng Mỹ nêu lên tại Hà Nội là một cú phản công chống lại với quyết định của Trung Quốc nâng vị trí Biền Đông thành "vùng quyền lợi quốc gia thiết thân" của họ. Và Trung Quốc đã phản pháo.

Đài VOA cho biết:
Theo trang tin điện tử Montreal Gazette.com hôm 28/7, nhật báo China Daily của nhà nước Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ tìm cách “khơi lại hận thù” về chủ quyền các hòn đảo ở Biển Đông, đồng thời khuyến cáo các nước láng giềng tại Đông Nam Á rằng chính sách của Washington trực tiếp chống lại Trung Quốc và cố ý khuấy động các quốc gia có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
Báo điện tử Etaiwannews.com cùng ngày trích thuật truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh việc Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong tuyên bố tại đảo Hoàng Sa-Trường Sa là nhằm đe dọa các mối quan tâm chủ chốt của Trung Quốc và xây dựng đồng minh chiến lược bao quanh nước này.

Vẫn theo trích dẫn của tờ Etaiwannews, báo chí Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang thiết lập thêm một lực lượng NATO tại Châu Á để kiềm chế Trung Quốc, mà bằng chứng cụ thể là các cuộc diễn tập hải quân chung với Nam Triều Tiên và hành động được xem là can thiệp vào các vấn đề tại khu vực Biển Đông.
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-us-vietnam-07-28-2010-99456814.html

Đài VOA cũng tường thuật tin tức Trung Quốc như sau:

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục đả kích điều mà họ gọi là “âm mưu can thiệp của Hoa Kỳ” ở Biển Đông sau khi Washington hô hào cho việc áp dụng đường lối đa phương để giải quyết vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác trong khối Asean.

Hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc hôm thứ Năm đăng tải một bài viết của ông Lý Bân, cựu nghiên cứu viên Trường Đảng Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tố cáo rằng Hoa Kỳ đang tìm cách khích động các quốc gia Đông Nam Á về vấn đề biển Nam Trung Hoa để ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Nói chung, Trung Quốc và đối phương có hai khó khăn lớn, e khó vượt qua:
(1). Trong khi các nước muốn quốc tế hóa vấn đề biển đông, Trung Quốc không chịu, muốn "bẻ đũa từng chiếc", muốn đe dọa và mua chuộc giới lãnh đạo các nước yếu hèn, trong tim đã sẵn máu làm nô lệ Trung Quốc.
(2). Trung Quốc muốn chiếm 80% biển Đông, Mỹ và đồng minh không chịu. Hai bên quyết tâm tranh giành quyền lợi thì khó mà hoà bình.

Tình hình ngày càng căng thẳng. Mỹ và Trung Quốc đã thách thức qua các cuộc thao diễn quân sự

+ Đài RFA ngày 28-7-2010, đưa tin Trung Quốc tiếp tục cử tàu ngư chính xuống tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/China-continues-sending-patrol-ship-to-Spratlys-Islands-07282010092634.html

+Trung Quốc liên tiếp tập trận. Vào tháng ba, Trung Quốc đã tiến hành diễn tập quân sự với sự hiện diện của Hạm Đội Bắc Hải .
Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Nhật, thì hồi 20 giờ tối thứ bảy 10 tháng 4, hai tàu tuần duyên của Nhật phát hiện một hạm đội Trung Quốc trong vùng biển cách Okinawa 140 cây số về hướng Nam đi về hướng Thái Bình Dương. Ngày hôm sau, hạm đội này gồm 2 tàu ngầm và 8 khu trục hạm mở một cuộc thao dượt tiếp liệu trên biển có trực thăng tham dự. Một chiếc trực thăng bay sát tàu tuần tra của Nhật. Phát ngôn viên bộ quốc phòng Nhật nói thái độ này gây nguy hiểm cho giao thông trên biển.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100413-nhat-to-cao-hai-quan-tq-thao-dien-gan-okinawa

Đài BBC ngày 20-4-2010 đưa tin Hải quân Trung Quốc tập trận quy mô lớn ở vùng biển đảo chiến lược cận kề Nhật Bản, đánh động quan tâm của các nước láng giềng. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong cho hay đợt tập trận cuối tuần rồi ngay tại phía đông nam các đảo quan trọng của Nhật Bản là một phần của loạt các cuộc tập trận hải quân quy mô chưa từng thấy của Trung Quôc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/04/100420_china_navy_exercise.shtml

- Ngày 30/6, biên đội tàu hộ vệ số 6 “Côn Lôn sơn” của hải quân Trung Quốc đã rời cảng Trạm Giang đi vịnh A-đen và vùng biển Sô-ma-li. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cử tàu chiến lớn nhất đi vịnh A-đen, thể hiện sự thay đổi tư duy mới trong việc hộ tống, bảo vệ tàu dân sự và phương thức sử dụng binh lực của hải quân Trung Quốc. Biên đội tàu hộ vệ số 6 dự kiến sẽ thực hiện hành trình 4.600 hải lý, đi qua Hoàng Sa, Trường Sa, eo biển Singapore, eo biển Malacca, qua Ấn Độ Dương, đến vịnh A-đen và vùng biển Sô-ma-li.
http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/895-y-kien

Cuối tháng 6-2010 , Trung Cộng đã duyệt binh gần biển Nhật Bản, và trong khi Mỹ và Nam Hàn tập trận từ 25 đến 28-7-2010 thì ngày 27, Trung Cộng cũng diễn binh và bắn đạn thật nhằm đe dọa các nước Á châu và Mỹ.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/China-conducts-naval-drill-in-disputed-southern-seas%20-07292010120422.html

Nhiều tờ báo và đài đã nói nhiều về tham vọng bành trướng và xâm lăng của đế quốc Trung Cộng. Các nhà bình luận cho rằng Trung Quốc tham vọng quá lớn khó mà không gây chiến tranh.
Tờ Figaro có hai bài bình luận:
Bài thứ nhất có tựa đề : « Bắc Kinh muốn mở rộng chủ quyền biển xuống phía Nam ». Le Figaro cho biết, Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng trong các ưu tiên chiến lược của Trung Quốc. Cách đây vài tuần, Bắc Kinh chính thức tuyên bố Biển Đông là một trong những "quan tâm sống còn" của Trung Quốc, bên cạnh Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận nhượng bộ về vấn đề này.

Bài báo thứ hai của Figaro viết:
Trung Quốc luôn theo đuổi chiến lược mở rộng lãnh hải về phía Nam cũng như phía Bắc.Trung Quốc cố tình diễn giải theo cách riêng về Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.
Tờ báo kết luận : Trung Quốc cho rằng các tàu quân sự ngoại quốc không được vào trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Trung Quốc, nhưng lại cố tình quên khái niệm vùng biển quôc tế.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100724-trung-quoc-muon-mo-rong-chu-quyen-lanh-hai-o-bien-dong


Đài RFI trích bài « Ảnh hưởng toàn cầu mới của Trung Quốc – China’s New Global Leverage », đăng trên website Asia Sentinel ngày 14/07/2010, của nhà nghiên cứu Mỹ Bruce Stokes đã phân tích các hành động gần đây của Trung Quốc nhằm khẳng định uy lực của mình trên trường quốc tế và ngay cả đối với các láng giềng châu Á. Ông cho Trung Quốc là một nguy cơ cho thế giới vì họ thấy họ đã mạnh, đủ sức nuốt thế giới. Ông viết:
Nguy cơ tình hình quốc tế căng thẳng lên và tính toán sai lầm sẽ chỉ xẩy ra nếu thái độ kiên quyết của Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong những tháng tới đây [. . .]. Sẽ là không thực tế nếu chờ đợi một Trung Quốc thành công về mặt kinh tế, ngày càng tự tin hơn, mà lại không muốn đóng một vai trò rộng lớn hơn trên thế giới. Nhưng thực tế đó không cho Bắc Kinh quyền tung sức mạnh đi mọi nơi mà không sợ bị trừng phạt, cho dù trong quá khứ đã có quốc gia làm như thế.
Châu Âu, châu Mỹ và phần còn lại của châu Á phải cảnh giác, Trung Quốc đang vươn lên. Và những thế lực đang vươn lên thì thường hay làm đảo lộn nguyên trạng.
Để thực hiện mộng chiếm Biển Đông và thế giới, Trung Quốc đã đi những bước nhanh, bước mạnh và bước vững chắc như sau:
Xác định Biển Đông là vùng quyền lợi quốc gia thiết thân là một trong nhiều động thái Bắc Kinh tiến hành trong năm nay để mở rộng phạm vi thống trị của Hải quân Trung Quốc. Đầu tiên hết, họ đã loan báo một chủ thuyết hải quân mới mang tính bành trướng. Cho đến nay, khu vực hoạt động của Hải quân Trung Quốc được giới hạn ở cái gọi là Chuỗi đảo thứ nhất, trải dài từ Nhật Bản đến Philippines. Nhưng bây giờ Bắc Kinh tuyên bố chính sách “phòng ngự viễn dương”, vươn tới Chuỗi đảo thứ hai, một khu vực trải dài và vươn ra mọi hưóng xuống đến tận đảo Guam, Indonesia và Úc.
Kế đến, Trung Quốc đã tung ra những chiến dịch tuần tra hung hãn hơn và những cuộc tập trận hải quân để bổ sung hiệu năng tác chiến cho học thuyết mới. Trong tháng tư 2010 chằng hạn, một hạm đội gồm 10 chiếc tàu đã vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất, một cuộc diễn tập có quy mô chưa từng thấy đối với Trung Quốc.
Động thái thứ ba là Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường năng lực cho hải quân, trong đó việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm dưới mặt đất trên đảo Hải Nam, và một hàng không mẫu hạm chiến đấu, dự trù triển khai trong vài năm tới.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Robert Willard, cho biết trong tháng tư : "Đặc biệt đáng quan ngại là các yếu tố hiện đại hóa quân sự đó của Trung Quốc lại có dấu hiệu là nhằm thách thức quyền tự do hành động của chúng ta trong khu vực."
Với nền kinh tế thịnh vượng và năng lực ngày càng gia tăng, Bắc Kinh không còn chờ thời nữa mà đang hành động để khẳng định bản thân.
Ông Dương Danh Dy lo sợ rằng Mỹ và châu Á không hiểu rõ Trung Quốc. Thật ra Mỹ đã hiểu rõ nhưng họ cứ tỏ ra lịch sự và hòa bình, chú trọng hòa đàm hơn là dùng vũ lực cho hết nước hết cái. Dương Danh Dy đã phân tích đầy đủ và điểm chính là Trung Quốc sẽ tấn công Mỹ vì đó là một chủ trương nhất thống, một ý chí sắt đá của Trung Quốc từ chính phủ cho đến dân chúng. Ông trả lời đài RFI:
Cũng trong tháng ba, Trung Quốc đã ngầm nói với James Steinberg (thứ trưởng Ngọai giao Mỹ) rằng Trung Quốc đặt Biển Đông là khu vực lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Lúc đó, họ chỉ nói ngầm thôi. Nhưng đến ngày 13/07/2010, Tần Cương, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đưa ra định nghĩa rõ ràng : Chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển quốc gia đều thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trước đây, Trung Quốc chỉ quy định Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương là lợi ích cốt lõi của họ. Và bây giờ Biển Đông đã được nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cũng thuộc phạm vi trên.
Đây là lần đầu tiên, Biển Đông được Bắc Kinh chính thức coi là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Cần phải thấy, từ ngữ « cốt lõi » ẩn chứa hàm nghĩa khi lợi ích này bị xâm phạm thì Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để bảo vệ. Rõ ràng là Trung Quốc đã và đang có sự chuẩn bị ráo riết về các mặt cho công việc này.
Cho nên trước thái độ hung hăng, ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc như vậy ở Biển Đông, tất nhiên, các nước ASEAN và cả người Mỹ nữa phải có một sự nhìn nhận lại và thấy rằng không thể không tìm cách, không có biện pháp để đối phó với ý đồ bành trướng, bá quyền đó.
RFI : Cách nay vài ngày, Trung Quốc đã có phản ứng về những đề nghị của ASEAN và của Mỹ cần phải tiến hành đàm phán và giải quyết hòa bình và cần phải tôn trọng quyền tự do thông thương đường biển, trên không ở khu vực Biển Đông. Trung Quốc phản đối việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Anh nhận định thế nào về phản ứng của Trung Quốc, liệu Trung Quốc dám dùng vũ lực để bảo vệ quyền lợi của mình hay không ?
Chuyên gia Dương Danh Dy : Tôi xin nói thẳng rằng người Trung Quốc đã sẵn sàng. Trong một bài viết cách đây cũng khá lâu, tôi đã cung cấp thông tin là 92% dân mạng Trung Quốc đồng ý dùng vũ lực để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Lúc đó, dân mạng có khoảng 380 triệu. Hiện nay là 420 triệu. 90% của 400 triệu tức là có khoảng 360 triệu dân mạng Trung Quốc sẵn sàng. Dân mạng Trung Quốc, theo tôi, phần đông là những người trẻ, có tri thức, có hiểu biết mà họ còn quan niệm như vậy.
Gần đây, ông Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, trong một buổi phát biểu nội bộ, đã nói rằng chúng ta phải sẵn sàng cả hai tay. Cả hòa bình, cả chiến tranh và tay nào cũng phải cứng. Cho nên, chuyện Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông không phải là chuyện có thể mà khả năng chắc chắn có thể xẩy ra nếu như tham vọng bành trướng và bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ngăn chặn.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100729-khong-nen-coi-nhe-phai-dieu-hau-tai-trung-quoc
*
Sự thế biến chuyển khôn lường. Có thể nhân dân Trung Quốc vùng lên lật đổ chế độ cộng sản. Cũng có thể chính Trung Quốc suy nghĩ lại mà rút lại mộng đế quốc của họ. Nhưng hy vọng đó e mong manh, nó chỉ chiếm khoảng 10% khi trong tim người Trung Cộng sục sôi khí thế xâm lược toàn cầu.
Theo đa số nhà nghiên cứu, 90% là Trung Quốc quyết chiến. Mỹ quyết giữ quyền lợi của Mỹ trên thế giới, và các quốc gia Á châu quyết tâm bảo vệ độc lập và tự do của họ, còn Trung Cộng quyết đánh Mỹ để thỏa mộng đế quốc và giải quyết các vấn đề của họ như nhu cầu dầu khí, nhu cầu bắt cá, nhu cầu đất đai, nhu cần công ăn việc làm và nạn nhân mãn, nhất là nạn thiếu đàn bà cho khoảng năm chục hay trăm triệu đàn ông. . .Như vậy, Trung Quốc bắt buộc phải đánh và đánh gấp.

Từ tháng bảy 2010 cho đến cuối năm ,Trung Quốc sẽ bắn thẳng vào tàu Mỹ hoặc đổ quân vào Việt Nam, Đài Loan, Đại Hàn, Nhật Bản, Singapore. . .Chiến tranh sẽ xảy ra. Tháng 3 -2010, Bắc Hàn đã bắn vào tàu Nam Hàn. . . . Đó là phát súng đầu tiên mà Bắc Hàn đại diện cho Trung Quốc bắn vào Nam Hàn một đại diện của Mỹ.

___

(1). Với vũ khí Nga có sẵn trong tay và vũ khí Mỹ để lại, Việt Nam đã gây thiệt hại nặng cho Trung Quốc.
(2).Không biết ông Igor Panarin thuộc phe nào?Nga, Trung Cộng hay Mỹ? Phải chăng ông đốc Tàu đánh Mỹ năm 2010? Để làm gì? Phải chăng để Nga làm ngư ông đắc lợi? Tất nhiên Trung Cộng có đường lối xâm lăng từ trước, không phải là dễ dàng tin thầy bói. Nhưng dẫu sao, tiên đoán của ông Tiến sĩ giáo sư KGB cũng có tác dụng của chất dầu đổ thêm vào lửa. Lời tiên đoán của ông vào tháng 3-2009, nay thì nhiều điều sai, vì :
+Năm 2009, Obama không thiết quân luật.
+Mặc dù Mỹ suy thoái, tờ Mỹ kim nay vẫn chưa đến độ trở thành tờ giấy lộn.
Chờ bốn tháng nữa hết năm 2010, xem thử tiên đoán cuả ông thầy Nga đúng mấy phần trăm?

 

No comments:

Post a Comment