LỜI NÓI ĐẦU
Đời
Nguyễn thi văn nhân thường có thi tập và văn tập lưu lại. Các văn nhân đời sau,
nhất là những nhà nghiên cứu như Phạm Quỳnh cũng có Thượng Chi Văn Tập, gồm các bài báo ông đã viết trên Nam Phong.
Ở
đây, chúng tôi cũng tập họp các bài đã viết từ 1970 cho đến hiện nay, ngoại trừ
một số bài nghiên cứu vốn được trích từ bộ Văn Học Sử Việt Nam. Nội dung có các
phần:
-Văn học
-Sử học
-Văn hóa,
Giáo dục và xã hội
-Triết học
Ngày
xưa, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn chỉ biết viết cho mình và cho bạn bè, không ai nghĩ
đến bản quyền và xuất bản. Khi Pháp đến Việt Nam, sách báo ra đời thật nhiều so
với trước. Văn thi sĩ đã có người sống được bằng cây bút dù là vất vả, và đắng
cay như Tản Đà, Hàn Mặc Tử.
Từ
năm 2000, qua thiên niên kỷ mới, hải ngoại không còn nhà xuất bản. Các văn thi
sĩ phải tự lo lấy việc xuất bản và phát hành.
Hơn một trăm năm sau, thi văn nhân trở lại đời sống và tâm trạng Nguyễn
Du, Phan Huy Chú. Việc gì sẽ xảy đến cho “tam bách dư niên hậu”?
Thôi
mặc thế sự thăng trầm, riêng người văn thi sĩ hôm nay phải làm tròn phận sự
mình, và theo đuổi mục đích của mình. Chúng ta sáng tác, nghiên cứu và tập hợp các bản thảo để chờ một ngày đến tay độc giả rộng rãi hơn bằng
phương tiện ấn loát cũ. Trong khi chờ đợi,
chúng tôi tạm dùng kỹ thuật điện toán tuy không phổ biến nhưng dễ dàng và tiện
lợi.
Ottawa
tháng 1-2008
NGUYỄN
THIÊN THỤ