Đâu Mới Là Sự Thật?
Mẹ Nấm's Blog
Trong năm học cuối cấp 2, mình có một buổi ngoại khóa
tìm hiểu về dân ca - ca dao Việt Nam, cô giáo mình đã hát và giới thiệu
bài hát "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" - của nhạc sỹ Trần Hoàn - để
làm ví dụ minh họa cho giá trị tinh thần vô giá của kho tàng ca dao -
tục ngữ - dân ca Việt Nam.
Khi Internet xuất hiện, mình có đọc ở đâu đó bản tin
về việc "nghe nhạc trên giường bệnh của Hồ Chí Minh, nó hoàn toàn trái
ngược với những gì mình được nghe, được học. Mình nhớ là mình có đem
việc này trao đổi với vài người lớn và họ bảo mình thật là vớ vẩn
khi đi tin vào mấy tờ báo "phản động".
Khi search trên Google sự ra đời của nhạc phẩm "Lời Bác
dặn trước lúc đi xa" nó ra thế này:
“Chuyện kể rằng trước lúc Người đi xa... Bác muốn nghe
một đôi làn quan họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ... Rồi căn phòng xao
động trong
nước mắt. Những lời ca nức nở tái tê, rằng Người ơi Người ở đừng về...” -
Những ca từ trong bài hát: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sỹ
Trần Hoàn mỗi
khi cất lên đã làm lay động hồn người bao thế hệ kể từ khi Bác Hồ đi xa
mãi mãi.
Nhưng hẳn nhiều người còn chưa rõ, nhân vật “em gái nhỏ” ngoài đời đó là
ai?...
Hạnh phúc bất ngờ
Chúng ta đều biết rằng, ngày 2-9-1969, Bác Hồ - vị Cha già
của dân tộc đã vĩnh biệt đồng bào, đồng chí, mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng. Những
giây phút cuối cùng bên giường bệnh của Người là một câu chuyện thật giàu chất nhân
văn, mỗi lần nghe đến, ai cũng thấy nao lòng. Một trong những câu chuyện lịch sử
thật cảm động này là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác ca khúc “Lời
Bác dặn trước lúc đi xa”. Trong ca khúc của Trần Hoàn có nhân vật “em gái nhỏ” đã
hát khúc dân ca trong một hoàn cảnh đặc biệt, chính là chị Ngô Thị Oanh, quê ở vùng
đất bãi Yên Lạc - Vĩnh Phúc, nguyên y tá Viện Quân y 108 (nay là Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108).
Về những giờ phút cuối cùng bên Người, chị Ngô Thị Oanh
kể, năm đó, chị vừa tròn 20 tuổi, là y tá công tác tại khoa phòng mổ Bệnh
viện 108. Ngày 22-8-1969, Chính uỷ Viện 108, Lê Đình Lý gọi 4 người, gồm có bác
sĩ chủ nhiệm khoa Nguyễn Xuân Bích, bác sĩ Lê Phúc và 2 y tá Trần Thị Quý và Ngô
Thị Oanh chuẩn bị đi làm nhiệm vụ đặc biệt. Khoảng 18 giờ ngày 23-8, cả đoàn lên
chiếc xe hồng thập tự đi làm nhiệm vụ mà không biết đi đâu. Vào đến Phủ Chủ tịch,
mọi người mới biết được vinh dự vào chăm sóc sức khoẻ Bác. Một lát sau, đồng chí
Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ đến nói với mọi người trong tổ công tác: “Mấy hôm nay Bác
mệt, cấp trên yêu cầu các cô, các chú đến chăm sóc sức khoẻ Bác”.
Nghe đồng chí Vũ Kỳ phổ biến về nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ
Bác Hồ thì chị Oanh và mọi người... run lên vì hạnh phúc đến quá bất ngờ. Đêm đầu
tiên tại Phủ Chủ tịch, mọi người không ai ngủ được vì niềm hạnh phúc sắp được ở
bên người Cha kính yêu của dân tộc. Sáng hôm sau, đồng chí Vũ Kỳ đưa đoàn vào gặp
Bác. Bác mệt, nằm trên chiếc giường gỗ. Đồng chí Vũ Kỳ vẫy hai chị em gồm
Oanh và Quý đến bên giường, giới thiệu với Bác: “Đây là hai y tá của Bệnh viện Quân
đội 108 vào chăm sóc sức khoẻ Bác”. Bác xua tay nói: “Chú đừng làm phiền đến các
cháu. Còn chiến tranh, để các cháu phục vụ thương bệnh binh. Sức khoẻ Bác chưa đến
nỗi...”. Nhưng hai nữ y tá Oanh, Quý vẫn được ở lại phục vụ Bác thường xuyên, cho
đến ngày Người ra đi...
“Những lời ca nức nở, tái tê...”
Chị Oanh còn nhớ, sáng sớm 2-9, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
vào thăm Bác. Bác hỏi: “Sáng nay các chú tổ chức đồng bào mít-tinh thế nào?” Một
lần, Bác đang hỏi chuyện về vùng quê Yên Lạc, Vĩnh Phúc của chị thì đồng chí Vũ
Kỳ đi vào. Là người giúp việc Bác từ những ngày đầu cách mạng, nên đồng chí Vũ Kỳ
hiểu được tâm nguyện của Bác lúc này. Ông nói với chị Oanh: “Cô có biết hát thì
hát Bác nghe?” Tuy chưa bao giờ hát đơn ca, chỉ thỉnh thoảng tham gia văn nghệ quần
chúng ở đơn vị, nên chị Oanh có vẻ ngập ngừng. Thấy vậy đồng chí Vũ Kỳ động viên:
“Cô cứ mạnh dạn lên”.
Chị Oanh thoáng nghĩ điều hạnh phúc được vào phục vụ
Bác, giờ lại được hát cho Bác nghe, hạnh phúc càng được nhân lên. Chị mạnh dạn xin
phép Bác hát bài: “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác” của nhạc sỹ Đỗ Niệm. Hát xong,
đồng chí Vũ Kỳ động viên: “Cô có thuộc bài dân ca nào thì hát tiếp đi nhé!...”.
Lần này, mạnh dạn hơn, chị Oanh hát bài dân ca quan họ Bắc Ninh: “Người ơi, người
ở đừng về”. Trong tâm trạng bùi ngùi, lo lắng trước sức khoẻ của Người,
chị Oanh chẳng thể hát trọn khúc dân ca, nhưng vẫn được Bác động viên, vỗ tay và
bảo đồng chí Vũ Kỳ lấy bông hồng đang cắm trong lọ tặng chị. Được Bác tặng hoa,
chị Oanh sung sướng và hạnh phúc vô cùng, cứ đứng ngây ra, ấp úng mãi mới nói được
nên lời cảm ơn Bác...
Sau này, trong một lần nhạc sĩ Trần Hoàn được nghe đồng
chí Vũ Kỳ kể câu chuyện về cô y tá hát dâng Bác khúc dân ca quan họ “Người ơi người
ở đừng về”, tâm hồn người nghệ sĩ bỗng dâng trào cảm hứng sáng tác. Không lâu sau
đó bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” ra đời với những cảm xúc thiết tha, lay
động lòng người. Điều đáng nói là dù giai điệu mà hầu như người dân nước Việt nào
cũng thuộc lòng: “Bác muốn nghe một đôi làn quan họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ...
Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những lời ca nức nở tái tê, rằng Người ơi
Người ở đừng về...” mà Nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác ra khi mới chỉ nghe kể về cô gái,
chưa một lần gặp mặt. Một thời gian sau, ông quyết định đi tìm cô gái để thoả mãn
lòng mong mỏi của khán thính giả nghe nhạc. Và nhạc sĩ đã gặp cô tại Viện Quân y
108 trong trang phục nữ chiến sĩ áo trắng...
Bông hồng trắng buổi ấy cùng một vài kỷ vật khác trong những
ngày cuối cùng bên Bác, chị Ngô Thị Oanh giữ gìn như báu vật. Cho đến tận bây giờ,
mỗi lần nghe ca khúc của nhạc sĩ Trần Hoàn, chị lại chan chứa nước mắt..."
Hôm qua, được đọc một bài báo cũng nói về "hoàn cảnh
nghe nhạc" trước lúc ra đi của Hồ Chí Minh, trên trang Quân Đội Nhân Dân
Việt Nam, mình thấy phân vân quá.
Ba lần Bác cười trước lúc đi xa
QĐND - Thứ Hai, 25/01/2010, 20:33 (GMT+7)
“...Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã rời xa chúng ta,
nhưng hình ảnh ba lần nhìn thấy nụ cười hiền hậu của Người mãi khắc sâu trong tôi.
Sự nhẹ nhàng thanh thoát, những ngôn ngữ, cử chỉ thân thiết của Người, tôi luôn
mang theo suốt cuộc đời...”.
Là y tá trưởng của Bệnh viện Bắc Kinh, từ những năm 60 của
thế kỉ trước, tôi làm công tác chăm sóc sức khỏe bên cạnh Thủ tướng Chu Ân Lai.
Tiếp nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi được phân công vào đội ngũ chăm
sóc sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 24-8-1969, trời Bắc Kinh oi nồng, không một chút gió.
Đêm xuống, tôi giội ào một cái cho mát, chuẩn bị lên giường đi ngủ. Đột nhiên nghe
tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi vội dậy mở cửa. Thì ra là người của bệnh viện tới, nói
rằng: “Có việc khẩn, lập tức lên đường”.
.......
Bác mỉm cười sau khúc hát của tôi
Ngày 31-8-1969, bệnh tình của Bác đột nhiên tăng lên. Hôn
mê không tỉnh. Các chuyên gia bình tĩnh, kịp thời đưa ra biện pháp cấp cứu phù hợp.
Bác sĩ Hồ Húc Đông xuyên kim vào tim Bác để bơm thuốc trợ lực tim. Thành công rồi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ từ tỉnh lại, Bác mở mắt ra, nhìn khắp một lượt các y, bác
sĩ trong phòng. Mọi người cảm động không nói nên lời. Tổ trưởng Trương Hiếu lại
gần bên Bác, khẽ gọi: "Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Người thấy trong mình hiện giờ
thế nào? Còn chỗ nào chưa thấy thoải mái?". Bác khẽ lắc đầu, một lúc sau Bác ra
hiệu muốn ăn một chút.
Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên
một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi
hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu
nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát
có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác
nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn.
Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.
Sáng ngày 2-9-1969, trái tim Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng
đập. Người đã vĩnh viễn đi xa. Chúng tôi không cầm được nỗi buồn, nước mắt tuôn
trào. Đứng bên giường bệnh của Người, vô cùng buồn thương… và từ biệt Người. Ngày
9-9-1969, toàn bộ tổ chữa trị đã cùng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam tham gia lễ
truy điệu được cử hành tại Hội trường Ba Đình. Hai ngày sau chúng tôi rời Hà Nội
về nước. Để ghi nhận công lao của các bác sĩ, y tá trong các tổ y tế đã tham gia
chữa trị cho Bác Hồ, Chính phủ Việt Nam đã tặng nhiều huân chương cao quý cho thành
viên trong tổ y tế.
* Vương Tinh Minh, y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành
viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ, tháng 8-1969.
NGUYỄN HÒA biên dịch
Thế là thế nào nhỉ? Đâu mới là sự thật?
Không lẽ nước lạ sử dụng chiêu "diễn biễn văn hóa"
gây hoang mang cho những người thần tượng Hồ Chí Minh qua báo Quân Đội Nhân
Dân hay sao?
Mẹ Nấm's Blog
Sep 9, '10 10:56 PM
Sep 9, '10 10:56 PM
Nguồn: http://menam0.multiply.com/journal/item/325/325
http://xoathantuong.tripod.com/mn_daumoila.htm
http://xoathantuong.tripod.com/mn_daumoila.htm
Đài Loan loan tin: Cháu nội Hồ Chí Minh thăm Đài Bắc - Mạnh có vợ ? TAIPEI (VB, Trần Đông Đức)-- Ông Hồ Chí Minh có vợ con, không phải là chuyện bí mật đối với các sở tình báo Trung Quốc, Đài Loan, Liên Xô. Điều này đã được viết trong nhiều sách và tài liệu, mặc dù còn bị bưng bít ơ? VN.
"Cháu nội của Hồ Chí Minh thăm viếng Đài Loan" là bản tin đặc biệt của nhà văn Trần Đông Đức, dịch từ công báo Đài Bắc Huyện Phủ, Trung Ương Xã Đài Loan. Toàn văn bản tin như sau.
Lời giới thiệu: Trong lúc dân VN trong nước chưa được quyền bàn tới những bí ẩn về chuyện Tổng bí thư ĐCS VN Nông Đức Mạnh là con của Hồ Chí Minh, thì tại Đài Loan - Nhân chuyến viếng thăm của Trần Phương, con ruột của Nông Đức Mạnh hiện đang làm trưởng uỷ hội dân tộc thiểu số, xử lý thường vụ quốc tế được báo chí Đài Loan đưa tin "Trần Phương, cháu nội của lãnh tu. Hồ Chí Minh" một cách rất bình thản.
\\Thông tin này coi cá nhân của Trần Phương như là một yếu nhân của VN đã đến Đài Loan hai lần và người đó là con của Nông Đức Mạnh. Có dư luận cho rằng Nông Đức Mạnh cũng đã từng đê? báo chí ngoại quốc "bắn tiếng" giùm có quan hệ cha con với Hồ Chí Minh và sử dụng lá bài huyền thoại tinh thần để đạt được mục tiêu chính trị. Đến đời con cháu cũng làm tương tự.
Báo chí Đài Loan không để ý hoặc cố ý nhấn mạnh chuyện Nông Đức Mạnh là con ngoại hôn của Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin dịch bản tin này lưu trữ lại trong website của huyện phu? Đài Loan từ tháng trước. Mọi suy đoán về nhân vật Trần Phương, dụng ý và tham vọng của cha con Nông - Trần xin giành cho độc giả.
\\Chúng tôi hy vọng có nhiều nhân sĩ trong nước sẽ kiểm chứng được thông tin về con cái của Nông Đức Mạnh và chức vụ họ đang nắm tại VN.
Khi dịch bản tin chúng tôi không có tư liệu để rà sát tên chính xác của bộ phận cơ quan và chức vụ mà Trần Phương đang nắm giữ, chỉ mô phỏng địa vị theo bản tin Hoa Ngữ.
Bản tin của Trung Ương Xã, do ký gia? Hoàng Húc Thăng tại Đài Bắc Huyện Phủ báo đề ngày 24/09/2004. Cháu nội của Hồ Chí Minh, Trần Phương tới thăm Huyện Phu? Đài Bắc quan sát sự phát triển thành thị. Trần Phương, xử lý trưởng uỷ ban dân tộc thiểu số, xử lý thường vụ quốc tế của VN hôm nay (09/24/2004) đã tới thăm huyện phu? Đài Bắc.
Phó huyện trưởng Tăng Tham Bảo tiếp đón và giới thiệu kinh nghiệm phát triển của huyện Đài Bắc. Trần Phương là con của hiện nhiệm tổng bí thư Nông Đức Mạnh, là nhân viên tiếp ban chính trị góp ý trợ giúp cho phụ thân của mình. Ông nội của Trần Phương là Hồ Chí Minh, lãnh tụ tinh thần của VN. [Tha đích tổ phụ thi.
VN tinh thần lãnh tu. Hồ Chí Minh]. Trần Phương nói rằng vài năm gần đây, người ngoại quốc đầu tư tại VN như thương nhân Đài Loan tỉ lê. rất cao. Ông ta nói rằng chính phu? VN đặc biệt chú ý đến ba hạng sản nghiệp như cơ giới, điện tử và nông nghiệp.
Đối với hoàn cảnh đầu tư tại VN, cần nhà cầm quyền tại Đài Loan có lòng tin, và Trần Phương còn có ý muốn mời thủ trưởng huyện phu? Đài Bắc đến viếng thăm VN.
Trần Phương đến Đài Loan lần này là lần thứ hai. Ông ta nói: làng thôn VN còn quá bần cùng, so với sự giàu có của nông dân Đài Loan. Cho nên đặc biệt tới đất này để quan sát tận mắt. Tăng Tham Bảo kể rằng, trước kia còn làm trong bộ kinh tế, ông ta đã từng tới VN, đối với hoàn cảnh đầu tư ổn định (tại VN), trước mắt (Đài Loan) đã có nhiều dự án rất thành công.
Qua những lời giới thiệu, Trần Phương hiểu rõ khái lược về huyện phu? Đài Bắc, chuyến đi này theo ông là tới Đài Loan cốt để học hỏi. Sau khi về nước, sẽ dư. tính tuyển chọn một thành thị nào đó học tập theo hướng đi của Đài Bắc huyện phủ.
Ghi chú của người dịch: Huyện Phu? Đài Bắc bao gồm ca? thành phố Đài Bắc, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan.
VN cũng như nhiều nước không có ngoại giao với Đài Loan mà thừa nhận Đài Loan là bộ phân của Trung Quốc theo sức ép của Trung Cộng.
Trần Đông Đức (giới thiệu, phiên dịch và ghi chú) Liên kết vào các bản tin gốc ơ? Đài Loan: http://www.gov.tw/PUBLIC/view.php3?id=76989,"=49...main=GOVNEWS http://www.epochtimes.com.tw/newspagẹasp?catid=2...newsid=172253
-- Ho chi Minh Dam tac .. (vietnamcongsans Nuoi heo nhieu lam'' tieu doi nay mai @yahoo.com), October 30, 2004
Cháu nội Hồ Chà Minh thăm Đà i Bắc
Trung Quốc Mở Hồ Sơ Bí Sử: Ông Hồ Cưới Vợ Quảng Châu Quảng Tây (VNN) - Cộng Sản Tàu chơi xấu Cộng Sản Việt: Bắc Kinh đã lẳng lặng lột mặt nạ "độc thân cứu nước" của ông Hồ, và cho biết ông Hồ cũng giàu thủ đoạn chinh phục phụ nữ bất kể mẹ vợ tương lai cản trở, và khi thấy cần đi thì lập tức bỏ vợ ra đi. Bản tin VNN như sau. Một tác phẩm mới xuất bản của nhà sử học Hoàng Tranh, Viện Phó Viện Khoa Học Xã hội Quảng Tây, đã tiết lộ là Hồ Chí Minh có một người vợ tại Trung quốc, trái ngược hẳn với những tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn cho là họ Hồ sống độc thân để lo cho đất nước. Nguồn tin từ Quảng Tây cho biết trong tác phẩm có tựa đề là "Hồ Chí Minh với Trung quốc" do nhà xuất bản Tân Tinh ở Nam Ninh phát hành, đã tiết lộ những chi tiết này như sau: Hồ Chí Minh vào thời kỳ những năm đầu của thế kỷ 20 khi trốn sang Quảng Châu Trung quốc để hoạt động cho đảng Cộng sản, vào tháng 10 năm 1926 đã lấy một cô gái Quảng Châu tên là Tăng Tuyết Minh làm vợ. Hai người đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không hề gặp lại nữa. Tác phẩm này tiết lộ là Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh, quê ở huyện Mai tỉnh Quảng Đông, sinh tháng 10 năm 1905 ở thành phố Quảng Châu. Tăng Tuyết Minh là con út, bởi vậy những người quen biết Tăng Tuyết Minh thường gọi cô là "cô Mười". Vào tháng 11 năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn, trú ngụ tại nhà hàng của ông Bào tại quảng trường Đông Hiệu. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh đã gia nhập một tổ chức Tâm Tâm Xã với âm mưu biến tổ chức này theo Cộng sản. Bà mẹ Tăng Tuyết Minh ngay từ đầu không đồng ý cuộc hôn nhân này vì thấy Hồ Chí Minh là một tên có vẻ gian xảo. Thế nhưng họ Hồ đã dùng mọi thủ đoạn để chinh phục cô gái họ Tăng, và đám cưới hai người đã được cử hành vào tháng 10 năm 1926. Lúc ấy Hồ Chí Minh 36 tuổi, còn Tăng Tuyết Minh 21. Địa điểm tổ chức hôn lễ là nhà hàng Thái Bình trước Ty Tài Chính ở trung tâm thành phố. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, ngày 12 tháng 4 năm 1927 khi Tưởng Giới Thạch chính thức chống Cộng sản, Hồ Chí Minh đã rời Quảng Châu và bỏ lại cô vợ trẻ khiến cho cô phải trở về sống với mẹ. Trong suốt thời gian này họ Hồ chỉ liên lạc 2 lần bằng thư nhưng không kết quả. Lá thơ này bị mật thám Đông Dương chặn được ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện còn tàng trữ tại bảo tàng viện Aix En Provence tại Pháp và được xác nhận là bút tích của họ Hồ. Tất cả những điều này đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phủ nhận, và tác phẩm "Hồ Chí Minh tại Trung quốc" bị cấm xuất bản và dịch lại tại Việt Nam.
-- (DrX@CarịTra.com), October 31, 2004.
http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CUUY
No comments:
Post a Comment