CỰU ĐẠI SỨ TQ TỪNG NHƯ THƯ KÝ RIÊNG VÀ Ở BÊN HỒ CHÍ MINH ĐẾN CUỐI ĐỜI
Posted by vietsuky on 06/03/2012
Mạng Lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc
Phiên dịch tiếng Việt Trương Đức Duy, không quản lâm nguy
nhậm chức sĩ quan liên lạc, chuyên trách theo chữa bệnh cho Hồ Chí Minh,
đôi khi còn nấu ăn cả cho kháchMạng Lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc
TRỞ THÀNH THƯ KÝ RIÊNG, ÔNG Ở BÊN
HỒ CHÍ MINH ĐẾN GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG
20.2.2012
Tác giả/nhà báo: Đào Vận Tây
Người dịch: Quốc Thanh
Về Trương Đức Duy
Người phiên dịch tiếng Việt có thâm niên của nước ta, sinh năm 1930 ở Quảng Đông, từng là Hoa kiều học tập tại Việt Nam.
Năm
1954, tham gia thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phụ trách
phần phiên dịch và điều tra nghiên cứu. Từng lần lượt giữ chức Vụ phó
Vụ Châu Á Bộ ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Vương
quốc Thái Lan kiêm Đại sứ tại Campuchia dân chủ, đồng thời là Đại diện
thường trú của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
của Liên Hiệp Quốc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam.
Sau
khi về hưu, từng trải qua các chức vụ Phó chủ tịch Hội hữu nghị
Trung-Việt, Chủ tịch các khóa 3, khóa 4, khóa 5 và Chủ tịch danh dự Hội
hữu nghị Hoa kiều Việt Nam, Campuchia, Lào.
Năm
1967, Hồ Chí Minh bị bệnh đến Trung Quốc nghỉ dưỡng, Trương Đức Duy làm
phiên dịch theo suốt cả thời gian này. Trong khoảng thời gian 2 năm sau
đó, Trương Đức Duy luôn ở bên Hồ Chí Minh cho đến khi Hồ Chí Minh qua
đời.
Năm
1967, quân xâm lược Mỹ gieo ngọn lửa chiến tranh khắp cả hai miền Nam
Bắc Việt Nam, Trương Đức Duy tinh thông tiếng Việt đang làm việc ở Sứ
quán Trung Quốc tại Việt Nam.
“Khi
ấy, lãnh đạo tối cao của Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông dẫn dắt
quân dân Việt Nam, với sự chi viện một lượng lớn vật lực, tài lực và
nhân lực từ Trung Quốc, ngoan cường chống Mỹ cứu nước”, Trương Đức Duy
nói.
Chính
vào thời điểm ngặt nghèo ấy, không ai ngờ bệnh tật lại tàn nhẫn tấn
công người lãnh tụ huyền thoại này. “Sức khỏe của ông quá quan trọng đối
với Việt Nam! Ông yêu cầu tôi đi cùng ông sang Trung Quốc chữa bệnh.
Khỏi cần nói cũng hiểu là tôi phải gánh trên vai nhiệm vụ nặng nề đến
nhường nào”. Trong 2 năm tiếp đó, Trương Đức Duy là phiên dịch của Hồ
Chí Minh và là Thư ký Tổ chăm sóc y tế Trung Quốc, luôn ở bên Hồ Chí
Minh cho đến giây phút cuối cùng.
“Tôi
gọi ông là Bác Hồ (bác đại diện cho thế hệ cha chú trong tiếng Việt),
ông gọi tôi là em Duy. Ông để râu dài, đặc biệt rất sợ tiêm. Ông để
chúng tôi ăn cơm cùng, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cách mạng
phiêu lưu mạo hiểm của mình, mọi người nghe rất thích thú”. Trương Đức
Duy nhớ lại.
Không quản hiểm nguy
Người phiên dịch Trung Quốc thành “thư ký” của Hồ Chí Minh
Vào
một ngày đầu năm 1967, Trương Đức Duy đang là Bí thư thứ ba Sứ quán
Trung Quốc tại Việt Nam nhận được cuộc điện thoại từ Vũ Kỳ, Thư ký của
Hồ Chí Minh, nói Bác Hồ có chuyện muốn ông trực tiếp đến ngôi nhà gỗ nhỏ
một chút.
“Tôi
bước vào, chợt thấy chột dạ, sao Bác Hồ không làm việc mà lại nằm trên
giường?” Trương Đức Duy hốt hoảng, nhẹ bước tới bên giường, hỏi thăm Hồ
Chí Minh. Ông cụ vẫy tay ra ý bảo ông ngồi xuống cạnh giường: “Bác gọi
chú đến là muốn chú báo cáo với đồng chí Chu Ân Lai, nhưng chú phải chú ý
giữ bí mật”.
Thì
ra thời gian gần đây, cả tay và chân của Hồ Chí Minh đều không còn cử
động linh hoạt được nữa, tuy đã được bác sĩ khám, và cũng đã qua một vài
loại trị liệu, nhưng không thấy biến chuyển. Cho nên, ông muốn sang
Trung Quốc khám bệnh.
“Tôi
hiểu rồi!” Trương Đức Duy về ngay đại sứ quán, điện báo cho Chu Ân Lai.
Hai ngày sau, sứ quán nhận được điện trả lời của Bắc Kinh, Chu Ân Lai
đề nghị đưa Hồ Chí Minh tới ở Nhà khách Tùng Hóa Ôn Tuyền tỉnh Quảng
Đông, rồi Trung ương sẽ chọn cử một bác sĩ giàu kinh nghiệm đến chẩn
trị. Ngày 14 tháng 4, Hồ Chí Minh lên chiếc chuyên cơ bay đến Quảng
Châu, người đi theo chỉ có Trương Đức Duy, Thư ký Vũ Kỳ và Cục trưởng
Cục bảo vệ sức khỏe Như Thế Bảo.
Theo
chỉ thị của Chu Ân Lai, về phía Quảng Châu đã thành lập “Tổ chăm sóc y
tế Trung Quốc” để kiểm tra sức khỏe và chữa trị một cách có hệ thống cho
Hồ Chí Minh, còn Trương Đức Duy thì là Thư ký của Tổ chăm sóc y tế.
Tổ
chăm sóc y tế kiểm tra thêm rồi chẩn đoán là: Bị chứng xơ vữa động mạch
tuổi già, máu cung cấp lên não thiếu nặng, một vùng mạch máu não nào đó
bị tắc nghẽn, cho nên mới sinh ra liệt nhẹ nửa người. Nhằm đúng vào
nguyên nhân bệnh và triệu chứng ấy, Tổ chăm sóc y tế đã bố trí phương án
trị liệu tổng hợp.
Song
Thư ký Vũ Kỳ và Cục trưởng Như Thế Bảo lại đến tìm Trương Đức Duy, nói
cho ông biết một tình huống đặc biệt – Bác Hồ sợ nhất là tiêm, đề nghị
Tổ chăm sóc y tế không áp dụng phương pháp tiêm. Vì thế, phương án trị
liệu đã không sử dụng cách châm cứu, mà dùng cách day ấn huyệt vị.
Trương Đức Duy, Vũ Kỳ và Như Thế Bảo cũng cùng với Hồ Chí Minh tiến hành tập luyện hồi phục sức khỏe vừa phải, “chúng tôi ném bóng cho ông, ông đỡ lấy rồi lại ném lại, ông được vui vẻ nói cười nên cũng không cảm thấy cô đơn nhàm chán”.
Trương Đức Duy, Vũ Kỳ và Như Thế Bảo cũng cùng với Hồ Chí Minh tiến hành tập luyện hồi phục sức khỏe vừa phải, “chúng tôi ném bóng cho ông, ông đỡ lấy rồi lại ném lại, ông được vui vẻ nói cười nên cũng không cảm thấy cô đơn nhàm chán”.
Tự tay nấu bếp
Ông làm món sườn hấp chao[1] cho Bác Hồ
Để
giúp Hồ Chí Minh tăng cường thể lực, các đầu bếp lần nào cũng làm ra
đầy một bàn các thức ngon, nhưng Hồ Chí Minh tiết kiệm quen rồi, vẫn giữ
mỗi bữa chỉ cần ăn một món tanh[2],
một món rau, một món canh. Các bác sĩ khuyên ông ăn thức ăn phong phú
một chút thì sẽ giúp ích cho việc hồi phục sức khỏe, ông mới ăn thêm
chút ít thức bổ dưỡng.
Song
Hồ Chí Minh nói, cơm và thức ăn quá nhiều, mỗi lần dùng bữa chỉ có mình
ông, vừa ăn không hết lại vừa cảm thấy cô quạnh. Thế là muốn để cho cả
Trương Đức Duy, Vũ Kỳ và Như Thế Bảo cùng ăn. Để phối hợp với trị liệu
cho người già, sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên, họ bắt đầu
cùng ăn cơm với Hồ Chí Minh.
Trương
Đức Duy phát hiện ông thích ăn thịt gà và sườn, nhưng đầu bếp lại sợ
răng người già không tốt, nên khi ninh hầm thường nấu cho nát nhừ, mất
cả hương vị. “Tôi liền đề nghị đầu bếp làm mấy món thịt gà luộc chặt
miếng và sườn hấp chao kiểu Quảng Đông thử xem, quả nhiên ông rất hào
hứng với mấy món này, cứ khen ngon mãi. Rồi còn yêu cầu đầu bếp thường
xuyên nấu kiểu cơm nhà, như vậy “vừa tiết kiệm tiền lại vừa ngon”.
Trương Đức Duy nói.
Trương Đức Duy nói.
Trị
liệu được hơn 2 tháng, hiệu quả chữa trị rõ, Hồ Chí Minh rất hài lòng,
vì nhớ đến cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, nên ngày 1
tháng 7 năm 1967 đã rời Quảng Châu quay về Hà Nội.
Song về Hà Nội không lâu, Vũ Kỳ đã gọi điện nói Bác Hồ lại thèm ăn món sườn hấp chao rồi, nhưng mà đầu bếp không biết làm, nên muốn Trương Đức Duy dạy cho. Thế là Trương Đức Duy đã đến Phủ chủ tịch để bày cho đầu bếp cách làm.
Song về Hà Nội không lâu, Vũ Kỳ đã gọi điện nói Bác Hồ lại thèm ăn món sườn hấp chao rồi, nhưng mà đầu bếp không biết làm, nên muốn Trương Đức Duy dạy cho. Thế là Trương Đức Duy đã đến Phủ chủ tịch để bày cho đầu bếp cách làm.
Mấy
hôm sau, Vũ Kỳ lại gọi điện nói đầu bếp nấu không đúng vị, Bác nuốt
không nổi, mong Trương Đức Duy tới tự tay làm một lần, vừa nghe nói được
tự tay nấu ăn cho Hồ Chí Minh, Trương Đức Duy thấy vô cùng vinh dự, lập
tức tới làm luôn. “Kết quả là Bác Hồ ăn hết, luôn mồm khen ngon, ‘đây
mới là món sườn hấp chao chính cống’. Tôi nghe mà thấy trong lòng cũng
quá phấn khởi”.
Xem lễ ở quảng trường
Phiên dịch giúp Hồ Chí Minh ăn mặc cải trang
Ai ngờ chỉ hơn 1 tháng sau, sức khỏe Hồ Chí Minh đột ngột xuất hiện vấn đề mới.
“Khi
ấy Vũ Kỳ gọi điện cho tôi đến Phủ chủ tịch, khi gặp ông bảo Bác Hồ về
nước làm việc và hoạt động quá nhiều, mấy hôm trước mưa dầm bị sốt cao,
mãi chưa dứt”. Bí thư Trung ương Đảng Việt Nam Lê Văn Lương mong Trung
Quốc điều Tổ chăm sóc y tế đến Hà Nội chữa trị.
Chu
Ân Lai được tin liền lập tức điều Tổ chăm sóc y tế đến Hà Nội, cho chữa
trị kết hợp Đông Tây y, sốt hạ luôn, nhưng căn bệnh cũ ở não lại có hội
chứng tái phát, tim cũng xuất hiện vấn đề mới.
Cuối cùng, qua bàn bạc nhiều phía, Hồ Chí Minh lại sang Trung Quốc nằm tại Nhà điều dưỡng Trung ương Ngọc Tuyền Sơn ở Bắc Kinh dưỡng bệnh trong hơn nửa năm.
Cuối cùng, qua bàn bạc nhiều phía, Hồ Chí Minh lại sang Trung Quốc nằm tại Nhà điều dưỡng Trung ương Ngọc Tuyền Sơn ở Bắc Kinh dưỡng bệnh trong hơn nửa năm.
Ngày
1 tháng 10 cùng năm là lễ kỷ niệm 18 năm ngày thành lập nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa, sáng hôm ấy ở Quảng trường Thiên An Môn có quần
chúng diễu hành chúc mừng, Trung ương muốn để Hồ Chí Minh được dự lễ,
nhưng vì bảo mật nên lại không thể bố trí Hồ Chí Minh lên lầu thành
Thiên An Môn được.
Thế là, Chu Ân Lai đã nghĩ ra được một biện pháp tuyệt diệu, để Đặng Dĩnh Siêu đi theo Hồ Chí Minh bí mật lên tầng 4 của Đại lễ đường nhân dân, nhìn ra từ cửa sổ cảnh tượng tráng lệ của cuộc diễu hành quần chúng. Còn buổi tối, Mao Chủ tịch sẽ mời Hồ Chí Minh lên lầu thành Thiên An Môn xem bắn pháo hoa.
Thế là, Chu Ân Lai đã nghĩ ra được một biện pháp tuyệt diệu, để Đặng Dĩnh Siêu đi theo Hồ Chí Minh bí mật lên tầng 4 của Đại lễ đường nhân dân, nhìn ra từ cửa sổ cảnh tượng tráng lệ của cuộc diễu hành quần chúng. Còn buổi tối, Mao Chủ tịch sẽ mời Hồ Chí Minh lên lầu thành Thiên An Môn xem bắn pháo hoa.
“Việc
này cần phải bảo mật ra sao đã tốn mất rất nhiều suy nghĩ. Cuối cùng
chúng tôi quyết định giúp ông ăn mặc cải trang để đi xem lễ”. Trương Đức
Duy hóa trang cho Hồ Chí Minh, mặc bộ Tôn Trung Sơn, đội một chiếc mũ
cán bộ Trung Quốc, đeo một chiếc khẩu trang, cuốn hết râu lại, như vậy
sẽ chẳng ai nhận ra được.
Tối đó, Hồ Chí Minh gặp mặt Mao Chủ tịch, Chu Ân Lai và Ủy viên trưởng
Chu Đức một cách suôn sẻ. Mao Chủ tịch còn đích thân đi cùng Hồ Chí Minh
ra ngoài lầu thành, ngồi trên mội chiếc ghế nhỏ xem pháo hoa. Trương
Đức Duy nhớ lại: “Hai vị chủ tịch đều xem rất hào hứng, trao đổi với
nhau bên nào bắn đẹp hơn, tôi đứng đằng sau làm phiên dịch”.
Trên
đường về chỗ ở, Hồ Chí Minh cảm khái nói Mao Chủ tịch, Chu Ân Lai đã
quá quan tâm đến ông! “Không ngờ lại chu đáo đến vậy, còn thân thiết hơn
cả đồng chí và anh em!”
Giây phút hấp hối
Ông đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng của Hồ Chí Minh
Trong
khoảng thời gian 2 năm tiếp đó, Tổ chăm sóc y tế còn từng 3 lần đến Hà
Nội chữa bệnh cho Hồ Chí Minh. Mùa hè năm 1969, Hồ Chí Minh muốn để cho
Tổ chăm sóc y tế được về Trung Quốc nghỉ phép 1 tháng, tiện thể nhờ
Trương Đức Duy mang thư đến cho Thủ tướng Chu Ân Lai luôn.
“Thư
ông đã tự mình viết xong, chủ yếu là bày tỏ sự cảm ơn và nguyện vọng
muốn sang Trung Quốc lần nữa. Tôi dịch ra tiếng Trung, ông xem rồi ký 3
chữ Hồ Chí Minh bằng chữ Hán”.
Vào
trung tuần tháng 8 năm đó, Hồ Chí Minh ra ngoài đi thị sát đột nhiên bị
cảm, dẫn đến viêm phế quản cấp, từng bị choáng mất một lúc. Cả bệnh tim
và bệnh mạch máu não cùng phát, tiếp đến viêm phế quản chuyển thành
viêm phổi cấp.
Bắt
đầu từ ngày 25 tháng 8, Bắc Kinh điều sang thêm liên tiếp 2 tốp chuyên
gia và đội chăm sóc y tế Đông, Tây y…, mang theo các loại thuốc cấp cứu
và dụng cụ đáp chuyên cơ tới Hà Nội. Các thầy thuốc Trung Quốc thay
phiên túc trực ngày đêm bên giường bệnh Hồ Chí Minh, đã dùng một loạt
các biện pháp trị liệu, nhưng đều không thấy có hiệu quả.
“Tôi
còn nhớ rất rõ, trong những ngày tháng cuối cùng ấy, ông cụ tỏ ra rất
yên lặng”. Trương Đức Duy nói, ông luôn ở trước giường Hồ Chí Minh, có
lần Hồ Chí Minh bị hôn mê khi tỉnh lại, nhìn thấy hộ lý Trung Quốc đứng
bên giường còn yêu cầu các cô hát.
Hai cô hộ lý liền khẽ hát bài hát “Ca ngợi xã hội chủ nghĩa” đã quen thuộc với mọi người.[3]
Hồ Chí Minh nghe xong mỉm cười gật đầu, mãn nguyện chìm vào giấc ngủ.
Hồ Chí Minh nghe xong mỉm cười gật đầu, mãn nguyện chìm vào giấc ngủ.
Rạng
sáng ngày 2 tháng 9, Hồ Chí Minh đã không còn tự chủ được hơi thở, tim
ngừng đập hoàn toàn. Các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng mọi loại thiết bị,
nhưng cuối cùng vẫn không thể hồi phục được nhịp tim cho ông cụ.
Ba
tốp chuyên gia chăm sóc y tế do Chu Ân Lai lệnh điều thêm vào ngày hôm
đó còn chưa kịp tới Hà Nội thì tử thần đã cướp đi mất sinh mạng của Hồ
Chí Minh. Đồng hồ điểm đúng 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ
Chí Minh đã không vượt qua nổi cái mốc 79 tuổi.
(Nguồn: “Báo Pháp chế buổi chiều”)
Bản tiếng Việt © Việt sử ký 2012
[1] Một món ăn dưỡng sinh của Trung Quốc -ND.
[2] “Tanh” ở đây là gọi thức ăn đối lập với “chay”-ND.
[3] Nguyên văn: 《社会主义好》. Bài ca cách mạng ra đời khi nước Trung Quốc mới được thành lập. – ND.
No comments:
Post a Comment