Phản biện quan điểm của Bùi Tín
về Hồ Chí Minh (I)
Hồ Gươm
Hội chứng “bé Bống” hay phản biện quan điểm của Bùi Tín về Hồ Chí Minh
“Con nhớ Bác Hồ quá!” (1) là một câu chuyện bi hài có thật hay
không tôi không biết nhưng đó là một câu chuyện gây cho tôi có nhiều suy nghĩ về
tình trạng ngộ độc Thần Tượng hiện nay của không ít người Việt Nam đặc biệt là lớp
trẻ.
Một cái chết đã gần 40 năm rồi nhưng vẫn còn ảnh hưởng lên lối sống và lối suy
nghĩ thường nhật của người Dân Việt Nam hiện nay như chúng ta đang chứng kiến và
có vẻ như đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược cải tổ lại
công tác lý luận và tuyên truyền của Đảng để dần dần “Việt nam hóa” những triết
thuyết ngoại nhập vốn dĩ đã bị lỗi thời, thì rất cần phải nhìn nhận và đánh giá
lại một cách nghiêm túc cái “ma lực” này nhằm tìm cách vượt thoát khỏi cơn bóng
đè hiện đang phủ trùm lên những ước mơ của dân tộc Việt.
Hồ Chí Minh – lúc sống cũng như lúc đã chết – đã được thần thành hóa một cách
có hệ thống, rất bền bỉ với một thời gian dài và liên tục được gọt dũa, tô điểm
nhằm thích nghi với những đòi hỏi bắt buộc của tình thế mỗi khi thời cuộc xoay vần.
Vì vậy tuy có nhiều điểm mâu thuẫn, khác biệt trong việc diễn giải tư tưởng và hành
động của ông Hồ nhưng điều đó vẫn có tác dụng lớn lao đủ để xây dựng nên một Thần
Tượng cần thiết.
Thời kỳ mà Tố Hữu trong bài “Bác ơi” (tháng 06/09/1969) đã ca ngợi Bác
của mình khi ngầm so sánh với bác Mao qua câu: “Mong manh áo vải hồn muôn trượng/
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.” đã không còn nữa. Tượng Bác bây giờ không
chỉ phơi trên lối mòn mà còn ngự ở khắp các đền đài miếu mạo và được thờ cúng hương
khói chung với đủ các kiểu Thần Phật.
Thần tượng “Bác Hồ” đã len lỏi và ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt mà ông
Bùi Tín là một ví dụ tiêu biểu để minh chứng cho cái tâm bệnh đó. Diễn tiến thái
độ và cách nhìn nhận đánh giá về nhân vật Hồ Chí Minh của người đã từng sống chung
trong tấm chăn của chế độ Cộng Sản với những nét rất đặc trưng và cần phải trải
qua một thời gian dài mới có can đảm để đối mặt với Thần Tượng Hồ Chí Minh đủ để
cho chúng ta thấy sự nan giải trong vấn đề giải trừ nạn bóng đè này. Vì vậy tôi
xin lấy ông Bùi Tín là đối tượng để phân tích và phản biện lại những đánh giá của
ông về nhân vật Hồ Chí Minh, là những nhận định có những điểm đồng thuận với quan
điểm của nhiều người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại.
Bùi Tín quyết định ở lại Pháp sau khi dự hội hàng năm của báo L’Humanité (Nhân
Đạo) vào tháng 9 năm 1990 mà không trở về Việt Nam và ông đã cho ra đời tác phẩm
Hoa Xuyên Tuyết (2) vào năm 1991. Nếu như trong chương thứ 5 của tác phẩm
này với nhan đề Nhìn Nhận ông vẫn cố bảo vệ thần tượng Hồ Chí Minh và tìm
cách bào chữa cho vai trò của ông Hồ trong sai lầm về Cải Cách Ruộng Đất làm chết
cả trăm ngàn người hay vụ án văn học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: vụ án Nhân
Văn Giai Phẩm cũng như việc du nhập chủ nghĩa Cộng Sản với đầy đủ mọi biến thái
tồi tệ của nó ví như chủ nghĩa Mác-Lê Nin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao vào Việt
Nam thì trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây nhất bàn về nhân vật Hồ Chí Minh ông
đã thú nhận:
“Tôi cũng được bộ máy của đảng tuyên tuyền, lắp đi lắp lại nên quá trình nhìn
nhận, đánh giá ông Hồ Chí Minh với tôi là môt quá trình biến đổi trong nhận thức
cũng như trong tình cảm.” (Trích
Hồ Chí Minh - một người yêu nước lầm lạc, Việt Hồng (phỏng vấn), DCVOnline
19/05/2007) hay
Sự đánh giá của tôi về ông Hồ là cả một quá trình thay đổi khác nhau. Trước
đây khi còn ở trong nước thì khác. Dần dần, qua sự so sánh và nghiền ngẫm thì cách
nhìn của mình trở nên đúng mức hơn, công bằng và khoa học hơn. (Trích
Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh, Trà Mi, RFA, 18/05/2007).
Trong bài
“Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và tinh thần dân tộc” (Việt Hồng, DCVOnline, 23/05/2007)
tuy ông Bùi Tín chưa dám trực tiếp đả phá ông Hồ về những sai lầm thời Cải cách
Ruộng Đất và Nhân Văn Giai Phẩm nhưng cũng đã có can đảm khi nói rằng, những sai
lầm của ông Hồ Chí Minh mang tính lịch sử, “Đúng đó là sai lầm có tính lịch sử,...”
(chưa hẳn đã đúng, sẽ có phân tích ở phần sau - HG) “...liên quan tới cá nhân ông
và cả ĐCS Việt Nam nhưng ông Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm chính.”
Một người cầm bút chuyên nghiệp như ông Bùi Tín đã có một thời gian dài được
sống và hít thở bầu không khí của thế giới tự do mà vẫn cần một khoảng thời gian
là 16 năm cho một cuộc chuyển đổi nhận thức muộn màng!
Tuy vậy ông Bùi Tín vẫn cho rằng: “Theo tôi, mặt tích cực được biểu hiện của
ông Hồ Chí Minh là đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp , đứng đầu chính phủ kháng
chiến trong vòng 9 năm, kết thúc với thắng lợi Điện Biên Phủ.” (Trích Hồ
Chí Minh – một người yêu nước lầm lạc, Việt Hồng (phỏng vấn), DCVOnline 19/05/2007).
Sự thật thì trong suốt cuộc đời làm cách mạng của ông Hồ, sai lầm nhiều nhưng
có thể nói sai lầm lớn nhất của ông Hồ và là sai lầm có tính quyết định nhất, gây
hậu quả thảm khốc nhất trong một thời điểm thuận lợi nhất để đất nước có cơ hội
được vươn lên chính là thời kỳ mà ông Bùi Tín cùng với nhiều người nữa có những
xu hướng chính trị khác nhau khi cho rằng đây là thời kỳ thể hiện cái mặt tích cực
của ông Hồ! tôi sẽ phản biện quan điểm này của ông Bùi Tín ở phần sau.
Hiệu ứng Pavlov hay hội chứng bé Bống
Trong bài Bùi Tín trả lời Việt Hồng có đoạn như sau:
“Khi còn trong nước tôi được giáo dục tuyên truyền rằng ông ấy là môt anh hùng, một người yêu nước, một con người vĩ đại…Rồi người ta còn dậy rằng, Hồ Chí Minh không những là nhà chính trị, còn là nhà văn hóa, nhà thơ, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà ngoại giao thiên tài,một lãnh tụ kiệt xuất. Không gì có thể nói hết được mặt tốt, mặt gương mẫu của ông Hồ Chí Minh. Ngày 02/09/1969, khi ông Hồ Chí Minh chết, cả gia đình tôi khóc, vợ khóc, con khóc, xung quang ai cũng khóc, hàng triệu người khóc còn hơn khóc bố, khóc mẹ mình chết. Chính tôi cũng là nạn nhân của việc nhồi sọ rồi tôi lại tham gia vào việc tuyên truyền, ca ngợi ông Hồ Chí Minh.”
Việc nhồi sọ mà ông Bùi Tín nói ở trên đã được thực hiện rất có hệ thống và trường
kỳ. Trường học là môi trường thích hợp nhất để thực hiện công tác nhồi sọ này. Chỉ
xét riêng giáo trình dạy cho lứa tuổi mẫu giáo chúng ta đã thấy liên tục có các
buổi học hoặc thi tìm hiểu về “Bác Hồ”, học hát về “Bác Hồ”, v.v... có tổng kết
và đánh giá kết quả đàng hoàng.
Bé Bống, trong câu chuyện theo blog Bong&Mum, cho đến khi phải khóc thút thít
sụt sịt rồi thốt lên câu ‘Con nhớ Bác Hồ quá!’ là đã phải trải qua một quá trình
nhồi sọ như vậy kéo dài và hậu quả là:
“Đến nỗi mấy hôm nay, khi các đài truyền hình liên tục giới thiệu những đoạn
phim về Bác Hồ vui chơi với thiếu nhi và những bài hát, điệu múa liên quan đến chủ
đề này là Bống lại cảm động, cảm xúc dâng trào, dụi vào lòng mẹ và thổn thức: ‘Con
nhớ Bác Hồ quá’” (trích nguyên văn)
Đọc báo chí ở Việt Nam ta cũng nhận thấy rằng, gần như là một mặc định cần phải
hiểu, trong các bài viết dù bàn về chủ đề gì thì tác giả cũng phải tìm cách đưa
hình tượng “Bác” Hồ vào trong bài viết.
Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam kiêm Đại Biểu Quốc
Hội Nước CHXHCNViệt Nam, bàn về chuyện ỉa-đái của mình cũng phải cố đưa ông Hồ vào
trong đó là một ví dụ tiêu biểu, “Các bạn có nhớ đến tác phong của Bác Hồ lúc
sinh thời, khi đến thăm dân thì một trong những việc đầu tiên là vào thăm cái bếp
và cái nhà vệ sinh, vì đó là hai cái yếu tố liên quan đến ‘đầu vào’ và ‘đầu ra’
của một đời sống. Và đó cũng là nơi mà “tư duy quan liêu” của người lãnh đạo ít
để tâm tới nhất.” (Trích “Bàn chuyện ỉa – đái”, Dương Trung Quốc, 10/1007,
blog Quốc Xưa Nay).
Hậu quả của việc nhồi sọ này là, thần tượng “Bác Hồ” đã trở thành một thứ phản
xạ có điều kiện, một thứ hội chứng “bé Bống” và không ít nạn nhân trở thành thủ
phạm một cách vô tư và nhiệt thành giống như ông Bùi Tín đã nhìn nhận như vậy về
bản thân mình. Điều đáng lo ngại là ở nhiều trí thức trẻ, đã và đang du học hoặc
ở trong nước, có uy tín và ảnh hưởng nhất giáo dục trẻ kính yêu “Bác Hồ” định lại
có những triệu chứng lâm sàng giống như bé Bống kể trên. Saint (còn được gọi là
Sen phò) là người sáng lập và điều hành Diễn đàn Thăng Long (“Diễn
đàn Thanh Niên Xa Mẹ”, một diễn đàn qui tụ nhiều
chuyên viên, thanh niên trẻ, với khẩu hiệu: “Hào Hoa–Trí
Tuệ–Dâm Đãng”, rất tự hào vì đã tạo nên một trường phái, một phong cách Thăng
Long, có tiếng vang và ảnh hưởng đáng kể trong tầng lớp thanh niên Việt Nam
là một trường hợp mắc hội chứng “bé Bống” như vậy. (Xem
“Ảnh
và những mẩu chuyện về Bác”, DĐ Thăng Long).
Bạch (hay Marx-Popper), chủ blog
Bạch), cũng là
một chuyên viên trẻ đang ở trong nước, luôn tự cho mình là người yêu và cổ vũ cho
tự do và dân chủ, là thành viên gạo cội và tích cực của diễn đàn thảo luận chính
trị X–CafeViệt Nam, có nhiều bài viết mang bút danh Hoàng Xuân Ba trên nhiều diễn
đàn khác như DCVOnline, BBC, Blog Tạp Chí Phía Trước (3) với mong muốn khai
sáng (như anh vẫn nói) ý thức dân chủ và dân trí cho người dân Việt Nam lại là người
viết bài ca ngợi công lao cụ Hồ có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của ông Bùi
Tín hiện nay. Trong chủ đề “Hồ Chí Minh: côn gay tội” ở X-cafe, 15/03/2006, Bạch
(Hoàng Xuân Ba) viết:
Điều đầu tiên tôi thấy là mọi người đang phiến diện khi đánh giá về Hồ Chí Minh. Thú thật tôi rất thích sự khách quan, không thiên vị khi đánh giá về một nhân vật lịch sử tầm cỡ ở Việt Nam nhưng tiếc là đến giờ này vẫn chưa thấy có được một cái nhìn có thể chấp nhận được.
Thú thật tôi không thích lắm cái kiểu đánh giá công hay tội bởi vì chúng ta làm gì có đủ khả năng và nhận thức để hiểu hết về một nhân vật lịch sử tầm cỡ như Hồ Chí Minh.
Những đánh giá của bác tinman tôi vẫn nghĩ rằng bác đang có một cái nhìn của một người Việt hải ngoại, ra đi vì những lý do mà nguyên nhân ít nhiều do Hồ Chí Minh trực tiếp hay gián tiếp gây ra. Trong tư tưởng của bác đã không thích Hồ Chí Minh rồi nên dù nói thế nào thì đánh giá của bác tôi nghĩ không được khách quan cho lắm.
Lịch sử VN thời kỳ từ khi Đảng Cộng sản ra đời đến nay cần phải được viết lại để đảm bảo tính khách quan, công bằng của nó. Đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên nếu có viết lại thì những gì mà Hồ Chí Minh đã làm được chứng tỏ rằng ông vẫn là một trong những nhân vật kiệt xuất của lịch sử Việt Nam và của cả thế giới. Cuộc đời ông vẫn sẽ được các nhà sử gia tìm hiểu.
Dĩ nhiên là một con người ông có những sai lầm, có những khuyết điểm. Nguyên nhân do khách quan có, chủ quan cũng có. Nhưng nếu dựa vào những sai lầm đó để đánh giá thấp ông tôi nghĩ đó là những suy nghĩ hẹp hòi, thiển cận.
Ông Hồ cần được xem như một danh nhân văn hóa, một lãnh tụ chính trị ở Việt Nam.
Mọi ý định thần thánh hóa hay đánh giá thấp sự nghiệp của Hồ Chí Minh đều chỉ là
những nhận xét thiên vị, không công bằng và khách quan.
Những người đồng quan điểm với Bùi Tín, Saint, Bạch (hay Marx-Popper, Hoàng Xuân
Ba) ở ngoài đời không phải là ít vì vậy rất cần được phản biện lại những đánh giá
của ông Bùi Tín về ông Hồ.
Đối chiếu, so sánh hay phép biện chứng trong việc đánh giá Hồ Chí Minh qua
Kim Nhật Thành (Kim Il Sung)
Về tư tưởng: Kim Nhật Thành là người đề ra thuyết Tự Lực – Tự Cường (Juche-Ideology
) được khai sinh từ thập niên 40 thế kỷ trước. Kể từ năm 1977 trở lại đây thuyết
này chính thức thay thế chủ nghĩa Mác và được ghi rõ vào hiến pháp nước CHDCND Triều
Tiên trong khi Hồ Chí Minh từng tuyên bố mình không có tư tưởng nào cả, những tư
tưởng được coi là của Hồ Chí Minh hiện nay chỉ là tổng hợp từ những ý tưởng rời
rạc, vụn vặt vì lúc sinh thời Hồ Chí Minh không để lại một tác phẩm nào có tính
hệ thống tư tưởng.
Về hành vi ứng sử: Kim Nhật Thành công khai chuyện gia đình, vợ con. Ngay cả
vấn đề con trai sẽ nối nghiệp mình cũng được luật hóa một cách rõ ràng. Kim Nhật
Thành cũng không lén lút giả danh người khác để tự viết sách ca ngợi và đề cao mình.
Tất cả những điều này đều hoàn toàn thiếu vắng ở Hồ Chí Minh vì vậy đã là nguyên
nhân gây ra nhiều hệ lụy thảm khốc.
Về bản lĩnh của người lãnh đạo – Thời điểm Hồ Chí Minh cho tiến hành Cải
cách Ruộng Đất (CCRĐ) ở Việt Nam do sức ép của Trung Quốc thì Kim Nhật Thành đang
mang nặng cái ơn hơn 1 triệu lính Trung Quốc ( trong đó có người con trai của Mao)
phải bỏ xác vì mình. Trước đó Kim và chính phủ của mình phải lưu vong vì không mảnh
đất căm dùi, vậy mà Kim đã không để chuyện CCRĐ tương tự như ở Việt Nam sảy ra trên
đất nước của mình. Chính vì thế khi Bùi Tín viện dẫn lý do lịch sử để bào chữa sai
lầm của Hồ Chí Minh về thời kỳ CCRĐ là không thuyết phục. Kim đã vượt qua được thử
thách về bản lĩnh lãnh đạo trong một tình thế còn khó khăn hơn Hồ Chí Minh bội phần.
Kim cũng không để Triều Tiên rơi vào tình trạng “Dù phải đốt sạch dải Trường Sơn...”
như Hồ Chí Minh đã từng thề thốt thành hiện thực.
Như vậy Kim là người có nhiều điểm nổi trội hơn ông Hồ nhưng vẫn có nhiều người
trong khi tỏ ra coi thường cha con ông Kim thì vẫn hết sức ca ngợi thần tượng Hồ
Chí Minh. (4)
(Còn tiếp)
© DCVOnline - 15/11/2007
(1)
‘Con nhớ Bác Hồ quá!’ Theo blog Bong&Mum, Việt NamExpress, Thứ tư, 26/9/2007.
(2)
Hoa Xuyên Tuyết, Bùi Tín, Chương V, (© Thu vien online 2003-2007).
(3)
Marx-Popper
Marx-Popper (X-cafe, 25/09/2007)
– Cơ chế cạnh tranh - Bài viết của em trên BBC: “Giới thiệu với các bác bài viết rất nhẹ nhàng của em trên BBC. Không chứa đựng một ý tưởng gì mới mẻ chỉ bàn về cơ chế cạnh tranh trong kinh tế tốt như thế nào từ đó dẫn tới cơ chế cạnh tranh trong chính trị. Các bác đọc qua cho vui.” Cơ chế cạnh tranh, Hoàng Xuân Ba, BBC Vietnamese, 25/09/2007.
– Marx-Popper Marx-Popper (X-cafe, 20/09/2007) ‘Hệ thống giáo dục song song’ có phải là đáp số của bài toán? là bài phản biện của Vương Văn Quang dành cho bài Hệ thống giáo dục song song của em đăng trên Đàn Chim Việt. Tối nay em sẽ viết lại bài trả lời.Các bác vào blog em bên dưới để đón xem bài trả lời.
– Súng và bánh mì! Bạn chọn thứ nào? , Hoàng Xuân Ba, Tạp chí Phía trươc’s Blog, November 5, 2007.
– Cơ chế cạnh tranh - Bài viết của em trên BBC: “Giới thiệu với các bác bài viết rất nhẹ nhàng của em trên BBC. Không chứa đựng một ý tưởng gì mới mẻ chỉ bàn về cơ chế cạnh tranh trong kinh tế tốt như thế nào từ đó dẫn tới cơ chế cạnh tranh trong chính trị. Các bác đọc qua cho vui.” Cơ chế cạnh tranh, Hoàng Xuân Ba, BBC Vietnamese, 25/09/2007.
– Marx-Popper Marx-Popper (X-cafe, 20/09/2007) ‘Hệ thống giáo dục song song’ có phải là đáp số của bài toán? là bài phản biện của Vương Văn Quang dành cho bài Hệ thống giáo dục song song của em đăng trên Đàn Chim Việt. Tối nay em sẽ viết lại bài trả lời.Các bác vào blog em bên dưới để đón xem bài trả lời.
– Súng và bánh mì! Bạn chọn thứ nào? , Hoàng Xuân Ba, Tạp chí Phía trươc’s Blog, November 5, 2007.
(4)
Việt Nam
vs Bắc Hàn, Diễn đàn Thăng Long.
Bác Hồ”
Người Tàu?*
Thợ Hồ
Cuối năm
2008, Giáo sư Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan đã “thả một quả
bom” vào Việt Nam: ông ta tung ra cuốn sách nhan đề “Hồ Chí Minh
Sinh Bình Khảo”, bảo rằng “Bác Hồ kính yêu” của mấy triệu đảng
viên Việt Cộng thực ra là một người Tàu giả dạng, không phải là
“thằng nhỏ tên Coong” con của Phó bảng Nguyễn Sinh Huy ở Huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, năm xưa.
Chẳng những ba triệu đảng viên Việt Cộng xôn xao mà nhiều người Việt
Nam ở trong
và ngoài nước cũng bàn tán, ngờ vực, không biết thực hư thế nào.
Ở hải
ngoại, cụ Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội Nhân dân, cựu đảng
viên CSVN, nay là nhà tranh đấu dân chủ ở bên Tây, vội vàng viết
một bài bác bỏ luận cứ của ông tác giả người Tàu, cho rằng quyển
biên khảo của ông ta chỉ là chuyện hoang đường. “Bác Hồ” chính
là Hồ Chí Minh, là Nguyễn Tất Thành, là Nguyễn Ái Quốc, là Anh
Ba, là Lý Thụy vân vân, và là “thằng nhỏ tên Coong” ngày xưa ở
truồng chạy rông ở Nam Đàn, Nghệ An.
Để làm bằng
cớ, cụ Bùi Tín kể rằng vào tháng 8 năm 1945, khi tiếp bà chị
ruột từ Nghệ An ra Hà-nội thăm, Hồ Chủ tịch nói rặt giọng Nghệ
An với âm sắc vùng Thanh Chương Nam Đàn, và hỏi thăm nhiều người
bà con đã chết hay còn sống ở quê cũ. Bà chị xác nhận tai, mũi,
cằm Hồ Chí Minh đúng là tai, mũi, cằm của “thằng Coong” thuở
nhỏ. Năm 1957, khi về thăm sinh quán ở làng Kim Liên, Hồ Chí
Minh xom xom đi ngay vào ngõ trái căn nhà ông bố khi xưa, không
đi vào cổng mới làm sau này, và rồi lại tự động sang lò rèn bên
cạnh hỏi thăm các cụ ở đây ngày xưa.
Cụ Bùi Tín
hỏi Giáo sư Hồ Tuấn Hùng rằng làm sao một người Tàu quê ở Đài
Loan lại có thể nói tiếng Nghệ An theo đúng âm Nam Đàn với bà
chị ruột, và khi về vùng Kim Liên xa lạ lại am hiểu địa hình và
các nhân vật tại đây như vậy.
Bài của cụ
Bùi Tín phổ biến trên mạng điện tử chưa được tác giả Hồ Tuấn
Hùng “lý giải” thì Bác sĩ Trần Văn Tích, một nhà “chống cộng cực
đoan” ở bên Đức, đã viết bài “Chuyện kể kiểu Bùi Tín” để ... xây
dựng “đồng chí” cựu đại tá Quân đội Nhân dân là ngây thơ và kể
chuyện “dật sự”, không bảo đảm có thật.
BS Trần Văn Tích
viết: “Tôi tưởng tượng thay vì ‘lý giải’, tác giả Đài Loan lại
hỏi ngược ông Bùi Tín rằng các dật sự ông vừa đan cử làm dẫn
chứng là do Trần Dân Tiên, Trần Huy Liệu, hay do Đặng Xuân Trừng
kể thì chẳng biết ông Bùi Tín sẽ trả lời thế nào. Tình huống này
dường như chưa được rất nhiều người Việt Nam hiện nay nghĩ đến.”
Sau khi
nhận định về ảnh hưởng của tuyên truyền chính trị trên tâm lý
con người, BS Trần Văn Tích viết tiếp: “Những huyền thoại xã
hội, những biểu tượng chế độ tác động lên tâm lý đám quần chúng
bị bưng tai bịt mắt, bị nhồi sọ một chiều khiến cho các thành
viên của dân tộc thường lặp lại những hình tượng tương tự mà cốt
lõi tạo hình nằm trong noãn sào vô thức xã hội. Chế độ cộng sản
tự ru mình trong những hư tưởng, ảo giác. Hô hấp một bầu khí
quyển như thế, người công dân xã hội chủ nghĩa, tự tận cùng
chiều sâu vô thức, rất sẵn sàng chấp nhận những dữ kiện lý lịch,
những chi tiết hành trạng do guồng máy thông tin dối trá phịa
ra, lăng xê ra để trang trí cơ chế cách mạng và đánh bóng con
người tiến bộ. Có một thần tượng lớn, có những thần tượng vừa,
có những thần tượng nhỏ. Đã có Tôn Thất Tùng, Lương Định Của,
Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ còn có Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi,
Út Tịch, La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Cù Chính Lan,
Nguyễn Thi Chiên, Ngô Gia Khảm, v.v.”
Cụ Bùi Tín đọc bài của BS Trần Văn Tích, vội vàng “đáp lễ” một cách bất
bình: “Cần gì vòng vo tam quốc. Lại còn khái quát ‘kiểu Bùi
Tín’!, lại còn ‘à la Bui Tin’! Bùi Tín chuyên có kiểu ăn nói tùy
tiện? Không có cơ sở sự thật? Chỉ là tín điều à, thưa ông Tích?
Oan cho tôi quá!
“Ông có
tính bông đùa cho vui, hay ông nhận định ngiêm túc vậy? Tôi viết
bài báo nào cũng có mục đích. Lấy sự thật làm đầu. Phục vụ bạn
đọc – Thượng đế của tôi.
“Tôi nghe chuyện về cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng nói về chuyện ông
Hồ là người gốc Đài Loan đóng giả ông Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái
Quốc như thật, tôi nghiên cứu kỹ, cho là chuyện hoang tưởng, tôi
thấy cần lên tiếng. Ông bác bỏ ý tôi, thì nói cho rõ.
“Chính
kiến tôi dựa vào nhiều cơ sở tôi cho là đúng, là thật. Tôi gặp
ông Hồ hàng chục lần, nghe ông Hồ nói, được ông Hồ hỏi chuyện ít
ra là 3 lần. Năm 1957, ông Hồ vào Vinh thăm Quân khu 4, thăm
làng Sen quê ông, tôi được ông tướng Chu Huy Mân giao cho viết
sẵn bài viết để chuẩn bị cho ông Hồ nói chuyện với bộ đội, kể ra
vài thành tích giúp dân của bộ đội Quân khu 4; ông Hồ nhận bài
chuẩn bị, hỏi tôi vài điểm, rồi khen vui: ‘Chú văn hay chữ tốt
đấy! Nhưng Bác nói chứ không đọc đâu!’ Hôm ông Hồ về thăm quê,
tôi đi theo, ghi chép cuộc du hành này, khi ông tự ý đi tắt vào
cổng cũ, rồi ra giếng nhà sau bên lò rèn.”
Không biết vì viết trong lúc nóng giận, hay vì coi thường “bạn đọc – Thượng
đế của tôi” mà bài “đáp lễ” của cụ Bùi Tín viết rất lủng củng,
chấm, phết, chấm than lung tung, và viết sai chính tả (ngiêm).
Đọc bài
“đáp lễ” của cụ Bùi Tín, ngày 29.3.2009, BS Trần Văn Tích lại
viết bài “Lịch sử và Dật sự” để “phản hồi các phản hồi” như sau
“Trong khi vấn đề ông Hồ Chí Minh vốn người Nghệ An là một sự kiện lịch
sử thì các chuyện do ông Bùi Tín nêu ra lại thuộc loại dật sự.
Dật sự thường là chuyện kể gọn gàng về một sự kiện thú vị, lạ
lùng, có ý nghĩa, ít người biết. Dật sự có thể mang tính chân lý
lịch sử nhiều hay ít. Vua Lê khởi nghĩa đánh quân Minh là một sự
kiện lịch sử. Chuyện Ngài được rùa thần trao cho gươm báu là một
dật sự. Cho nên khi dạy chúng ta môn sử ký, thầy cố giáo thường
mở đầu: ‘Tương truyền một hôm ...’
“ ...
nay được đọc dật sự về chuyện hai tai, hai mắt và cằm của chú
bé hồi nhỏ tên Coong với nhiều chi tiết mới thì tôi chuyển sang
tin dật sự liên hệ hơn trước chút chút. Nhưng chuyện ông Hồ nói
tiếng Nghệ An theo đúng thổ âm
Nam Đàn thì
tôi lại vẫn chưa có thể tin ông Bùi Tín nhiều hơn. Với những thủ
đoạn độc đáo của các cơ quan phản gián, khi có một thời gian dài
hàng chục năm, kế hoạch đào tạo ra một người nói đặc giọng Nghệ
An không phải là bất khả thi. Nếu người Tàu bắt cóc vài ba thanh
niên thanh nữ Nam Đàn rồi đem về cho ‘tam cùng’ với nhân vật
được chỉ định đóng vai ông Hồ thì người lên ngôi Chủ tịch nước
Việt Nam sau này có thể nói đặc giọng Nghê An lắm. Cựu Thủ tướng
nước Đức Gerhard Schroder có người chị họ tên Renate G. sinh
sống trong vùng Đông Đức cũ và được cơ quan Stasi (Mật vụ Đông
Đức) tuyển làm nhân viên Toán 26, Ban 5, qui tụ mười bốn điệp
viên. Chỉ cần hai năm, Stasi rèn luyện chu đáo, huấn nghệ kỹ
lưỡng để bà trở thành một mật báo viên đắc lực nói lưu loát
tiếng Anh đúng giọng Oxford của giới ngoại giao. Phản gián Bắc
Hàn từng bắt cóc nhiều người Nhật Bản để các điệp viên của họ
thực tập sống theo cách Nhật. Đến đây lại phải xin nhắc thêm là
lập luận thế này không có nghĩa là tôi tin tác giả sách Hồ Chí
Minh sinh bình khảo.”
Thợ Hồ cũng
không tin, dù chưa đọc cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng, vì có sẵn
thành kiến với mọi thứ “chuyện Tàu” và vì có “trực giác” rằng Hồ
Chí Minh, tức Nguyễn Tất Thành, tức Nguyễn Ái Quốc, tức Anh Ba,
tức Lý Thuỵ, tức Trần Dân Tiên, tức vân vân và vân vân... chính
là “thằng nhỏ tên Coong” năm xưa ở Nam Đàn, Nghệ An.
Chính nó chứ chẳng phải ai! Chính nó đã đem Mác Lê vào Việt
Thợ Hồ chỉ
không đồng ý với cụ Bùi Tín một điều là thay vì đem “dật sự” ra
để chứng minh “Bác Hồ” chính là “thằng nhỏ tên Coong”, và tranh
cãi với BS Trần Văn Tích, cụ nên viết thư cho đồng chí Nông Đức
Mạnh, con rơi của “Bác Hồ”, đương kim Tổng Bí thư Đảng CSVN, ra
lệnh “thẻo” một miếng thịt trên cái xác ướp của “bác” đem thử
lấy từ xương khô của Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy, cha của “thằng
nhỏ tên Coong”, chôn tại vùng Cao Lãnh ở miền Nam, là biết ngay
100 phần 100 sự thật. Vừa khoa học, vừa khỏi mất thì giờ tranh
cãi, gây mất hòa khí trong khi các “nhà dân chủ” ở hải ngoại cần
đoàn kết để tranh đấu thành lập một chế độ tự do, đa nguyên, đa
đảng ở Việt Nam cho quý vị về kiếm ghế.
Đồng chí Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh cũng sẽ tán thành việc thử
DNA ngay để
ba triệu đảng viên khỏi hoang mang, biết chắc chắn “Bác Hồ vô
vàn kính yêu” chính là “thằng nhỏ tên Coong ở Nam Đàn Nghệ An”
ngày xưa mà yên tâm ăn hối lộ, thụt két, làm giàu trong thời
buổi kinh tế thị trường theo... định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ
Bùi Tín cũng không bị BS Trần Văn Tích lật tẩy: “Ông Bùi Tín
từng là Đại tá trong Quân đội Nhân dân, ông từng làm báo ở Việt
Nam. Đó là hai sự kiện lịch sử. Tôi tin hai sự kiện này gần 100
phần trăm. Nhưng khi cụ Võ Tử Đản ở làng Nại Cửu tỉnh Quảng Trị
lên tiếng tố cáo ông Bùi Tín từng chỉ huy du kích đến bắt cóc
thân sinh cụ Võ dẫn đi thủ tiêu thì đó là một dật sự. Chuyện ông
Bùi Tín vào tiếp thu Dinh Độc Lập và nhận sự đầu hàng của Dương
Văn Minh cũng là một dật sự nốt. Hầu như ai cũng tin ông Bùi Tín
từng là sĩ quan cấp tá, hầu như ai cũng tin ông Bùi Tín từng làm
báo. Nhưng không phải ai cũng tin hai chuyện thủ tiêu người và
tiếp thu dinh liên quan đến ông Bùi Tín. Tất nhiên tỷ lệ giữa
hai thành phần tin và không tin các dật sự này thay đổi tùy theo
suy nghĩ, lý luận của từng người. Cá nhân tôi tin cụ Võ Từ Đản
đến 90 phần trăm nhưng chỉ tin chuyện tiếp thu Dinh Độc Lập có
10 phần trăm.” >Cụ Bùi Tín
còn đợi gì mà không yêu cầu đồng chí Nông Đức Mạnh cho thử
DNA
xác ướp “Bác Hồ”? Và, nếu Nông Đức Mạnh không dám cho thử DNA(Hết)
No comments:
Post a Comment