HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Wednesday, 26 February 2014

DOCUMENTS OF VIETNAMESE ANCIENT CULTURE VI



 DOCUMENTS OF VIETNAMESE ANCIENT CULTURE VII
 Collected by Nguyễn Thiên Thụ

38. NGUYỄN VĂN TUẤN. 

Địa đàng không phải ở phương Tây...

Ảnh minh họa người nguyên thủy Hòa Bình
LTS: Phát hiện mới nhất về nguồn gốc của heo ở các vùng Nam Đảo vừa được báo chí phương Tây đồng loạt đưa tin, một lần nữa cung cấp thêm bằng chứng khoa học và khách quan cho thấy Đông Nam Á từng là một trung tâm văn minh nông nghiệp. Đây cũng là đề tài mà TS Nguyễn Văn Tuấn nghiên cứu từ nhiều năm qua. Tòa soạn xin giới thiệu cùng bạn đọc Đông Nam Á là một trong những vùng đất với nhiều sắc dân và nhiều nền văn minh phong phú nhất và cổ nhất của nhân loại. Về mặt địa lý, có hai khu vực riêng biệt: một khu thuộc về đất liền và một khu thuộc về hải đảo. Khu vực đất liền thực ra gồm hai bán đảo: khu rộng lớn bao gồm Myanmar thuộc hướng Đông Bắc, Thái Lan ở giữa, và Lào, Campuchia, và Việt Nam thuộc hướng Đông và Đông Nam; khu nhỏ hơn bao gồm bán đảo Mã Lai, chạy dài từ Thái Lan xuống tận Myanmar.

Thành kiến của giới thiệu nghiên cứu phương Tây

Myanmar có nhiều chùa chiền được kiến trúc một cách phi thường, nhiều lâu đài được chạm khắc rất tinh vi. Ở miền Bắc Thái Lan cũng còn lưu lại nhiều công trình kiến trúc vĩ đại mang đậm ảnh hưởng của Phật giáo. Vịnh Hạ Long thuộc phía Bắc Việt Nam trồi lên những tác phẩm thiên nhiên như được chạm bằng đá vôi, mà có lẽ từng là một vùng lục địa khoảng 10.000 năm trước đây. Cổ Loa, một huyện nhỏ của Việt Nam ngày nay, có lẽ là một trung tâm đô thị (hay một tp) đầu tiên của vùng Đông Nam Á, với niên biểu được ước đoán vào khoảng niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Những công trình kiến trúc ở Huế và Đà Nẵng cho thấy sự tương phản giữa hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Tp Huế, tuy lâu đời hơn, nhưng có nhiều công trình kiến trúc trẻ hơn tp Đà Nẵng, nơi mà nhiều tháp Chăm còn lưu lại như những dấu ấn của văn minh Ấn Độ. Campuchia có đền Angkor Wat nổi tiếng và nhiều dấu vết của một nền văn minh sáng chói trước đây.

Các vật dụng và vũ khí thời đá muộn - cổ vật Phùng Nguyên


Chủ nhân của những công trình này là ai? Sách giáo khoa thường viết rằng chủ nhân hoặc là người Trung Hoa hoặc là người Ấn Độ, chứ không phải người địa phương Đông Nam Á! Quan điểm này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, và đã bám rể vào một bộ phận không nhỏ trong chúng ta.
Với một lịch sử lâu đời và nhiều nền văn minh phong phú như thế, song Đông Nam Á lại không được các nhà sử học để ý đến như các vùng đất khác. Đây là một ví dụ về thành kiến của giới sử học Tây phương. Khoảng 200 năm trước đây, các nhà sử học phát hiện rằng phần lớn hai họ ngôn ngữ Ấn và Âu (Indian và European) thuộc vào một họ ngôn ngữ mà ngày nay chúng ta gọi là nhóm Ấn - Âu (Indo-European language group). Khám phá này được đánh giá như là một thành quả vĩ đại của tri thức vào thời gian đó. Nhưng mỉa mai thay, trước đó vài năm, người ta đã phát hiện một nhóm ngôn ngữ khác, có tên là Austronesian, nhưng phát hiện này chẳng đem lại một sự chú ý nào đáng kể trong giới khoa bảng Tây phương cả! Nhóm ngôn ngữ này rất phổ biến, từ các vùng như Madagascar, Đài Loan, Hawaii và Tân Tây Lan, vượt Thái Bình Dương đến tận Ấn Độ Dương khá lâu, có thể trước khi Phật Thích Ca ra đời.

Sách viết về nguồn gốc văn minh thế giới hoàn toàn không đề cập đến Đông Nam Á. Ngay cả khi đề cập đến khu vực này trong vài năm gần đây, các sách cũng chỉ viết một cách sơ sài vài hàng, với giọng văn thiếu nghiêm túc, nhưng lại tập trung vào hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, nhất là vào khoảng 2.000 năm trước đây. Mãi đến thời gian gần đây, văn minh của Thời đại Đồng thiết Đông Sơn (Bronze Age) và các nền văn hóa trước đó (vào niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên) của Việt Nam mới được công nhận như là văn minh nguyên thủy của khu vực Đông Nam Á.
Nhưng một loạt phát hiện mới trong những năm gần đây cho thấy giả thuyết Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đã khai hóa hay truyền bá văn minh cho các nước thuộc vùng Đông Nam Á không còn đứng vững nữa. Các phát hiện này cụ thể như sau:

Nguồn gốc lúa nước: Đông Nam Á
Theo Stephen Oppenheimer trong Eden in the East (Địa đàng ở phương Đông, Nxb Lao động, 2005), Đông Nam Á từng là trung tâm của cuộc cách mạng thời đại đồ đá mới (Neolithic Revolution), bắt đầu phát triển kỹ thuật trồng trọt, dùng đá để nghiền hạt lúa, vào khoảng 24.000 năm trước đây, tức là trước cả Ai Cập và Palestine khoảng 10.000 năm.
Thực vậy, phát hiện về hạt lúa ở hang Sakai (miền Bắc Thái Lan) gần đây cho thấy cư dân ở đây đã biết trồng lúa có thể trước cả thời kỳ nước biển dâng cao vào khoảng 8.000 năm về trước, ít nhất là từ thiên niên kỷ thứ 6 hay thứ 7 trước Công nguyên. Hệ thống nông nghiệp được tìm thấy ở Indonesia có niên biểu lâu đời hơn cả thời đại mà những thành tựu được xem là “cách mạng” về trồng lúa ở Trung Quốc. Thực vậy, ở Indonesia, kỹ thuật về trồng khoai lang và khoai nước được ước đoán có tuổi từ 15.000 đến 10.000 năm trước Công nguyên. Ở Việt Nam, phát hiện ở Phùng Nguyên bằng kỹ thuật định tuổi (dùng Carbon-14) cho thấy cư dân ở đây từng trồng trọt ngũ cốc khoảng 5.000 đến 6.000 năm trước đây, tức là còn sớm hơn nhiều niên biểu của những thành tựu của người Trung Hoa. Ngoài ra, nhà khảo cổ học uy tín gốc Mỹ, giáo sư Wilhelm G. Solheim II, trong một loạt nghiên cứu từ năm 1965 đến 1968, cho thế giới thấy nền văn minh Hòa Bình là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước Công nguyên. Một nhà khảo cổ học danh tiếng khác người Úc, giáo sư Peter Bellwood, cho rằng quê hương nguyên thủy của cây lúa nước rất có thể là ở chung quanh vùng Đông Dương - Mã Lai - Myanmar, vì ở đây khí hậu nhiệt đới là môi trường thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

Di truyền học

Trước và đặc biệt là trong, thời kỳ nước biển dần dần dâng cao (khoảng 8.000 năm trước), người Đông Nam Á di dân đến những vùng đất láng giềng: miền Nam Trung Quốc ngày nay, Ấn Độ, Mesopotamia và vài hòn đảo từ Madagascar đến Philippines, Tân Guinea, và sau này họ chiếm luôn vùng Polynesia cho đến Hawaii và Tân Tây Lan. Các dữ kiện di truyền học chứng minh rằng các sắc dân trong quần đảo như Tân Guinea, Polynesia, Melanesia, v.v... có cấu trúc di truyền tố giống với các sắc dân thuộc vùng Đông Nam Á ngày nay. Gần đây, còn có một số nghiên cứu di truyền học cho thấy người Hán miền Nam Trung Quốc có nguồn gốc từ Đông Nam Á.


Trong quá trình di cư, họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn giáo, kinh nghiệm thiên văn, yêu thuật và đẳng cấp xã hội đến các vùng đất mới. Thực vậy, ngày nay, dấu vết của cuộc di dân trên vẫn còn ghi đậm trong các quần đảo Melanesia, Polynesia và Micronesia; dân chúng những nơi này nói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Austronesian có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Có lẽ người ta không ngạc nhiên khi thấy trong các dân tộc vùng Đông Nam Á, Trung Đông, Úc châu và Mỹ châu đều có những câu chuyện thần thoại về trận lụt vĩ đại này, và các câu chuyện này có độ tương tự rất cao. Điều này chứng tỏ rằng các sắc dân này xuất phát từ một nền văn hóa nguyên thủy. Có thể người Đông Nam Á, những nhà nông đầu tiên thế giới, chính là những người thầy ở các vùng đất mới, dạy người địa phương những kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.

Nguồn gốc heo: Đông Nam Á
Trong quá khứ (trước khi công nghệ sinh học ra đời), các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ học (chủ yếu là xương sọ) được khai quật từ nhiều vùng khác nhau để đặt giả thuyết và tìm câu trả lời về nguồn gốc heo. Theo các di chỉ này, heo được thuần hóa vào khoảng 9.000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, cũng có các di chỉ khảo cổ học cho thấy (hay được diễn dịch) là heo cũng từng được thuần hóa vào khoảng thời gian này tại Trung Quốc ngày nay.

Nhưng vài thập niên gần đây, với sự phát triển phi thường của di truyền học và sinh học phân tử, giới khoa học đã có một phương tiện mới, chính xác hơn và đáng tin cậy hơn để truy tìm nguồn gốc heo. Phương tiện đó chính là gien, hay nói chính xác hơn là DNA.
Một nghiên cứu quy mô nhất từ trước đến nay về nguồn gốc heo được tiến hành với sự hợp tác giữa các nhà di truyền học Mỹ và Thụy Điển. Qua phân tích xu hướng phân bố và đồng dạng DNA của các giống heo (700 con) trên thế giới, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tổ tiên của heo ngày nay chính là heo rừng và quê hương của heo rừng nguyên thủy này chính là vùng Đông Nam Á ngày nay. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, heo tản mát theo con người đến các vùng Âu - Á (Eurasia), vượt biển đến Âu châu và ra các bán đảo Thái Bình Dương. Sau khi tản mát ra khỏi Đông Nam Á, heo được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc, vùng cận đông và Âu châu.


Một nghiên cứu di truyền mới nhất qua phân tích DNA các giống heo thuộc các hải đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là heo không lông thuộc đảo Vanuatu, các nhà nghiên cứu Úc và Mỹ khẳng định rằng heo tại các hải đảo này cũng xuất phát và được thuần hóa từ lục địa Đông Nam Á (đặc biệt là từ Việt Nam) khoảng 3.000 năm trước đây. Sau đó, chúng theo con người “di dân” ra khỏi lục địa và đến các hải đảo như Vanuatu và Ryukyu. Ngoài ra, các giống heo tại các hải đảo này cũng có “hồ sơ” DNA rất giống với heo ở Âu châu.

Nguồn gốc gà: Đông Nam Á
Hiện nay trên thế giới, người ta thống kê có tất cả 175 giống gà khác nhau, và tất cả đều xuất thân từ loài chim rừng màu đỏ có tên [tiếng Anh] là Red Jungle Fowl, và tên khoa học là Gallus gallus. Theo các tài liệu khảo cổ học và dựa vào các di vật khảo cổ, giới khoa học cho rằng loài chim này được con người thuần dưỡng vào khoảng 4.000 năm trước đây tại vùng thung lũng Indus (tức Pakistan ngày nay). Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học Trung Quốc dựa vào các di chỉ tìm thấy trong các vùng thuộc sông Hoàng Hà (Yellow River) cho rằng Trung Quốc mới là nơi đầu tiên thuần dưỡng các loài gia cầm như gà và ước tính thời điểm thuần hóa gà xảy ra vào khoảng 6.000 đến 7.500 năm trước đây. Nhưng thời điểm này cũng bị nghi ngờ, bởi vì khí hậu và môi trường miền Bắc Trung Quốc không thể là nơi lý tưởng cho loài gà rừng Red Jungle Fowl được.
Trong hai công trình nghiên cứu quan trọng công bố trên tập san Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, một nhóm khoa học gia Nhật so sánh cấu trúc di truyền của 21 giống gà nuôi thuộc gia đình Gallus gallus từ Thái Lan, Nam Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Sri Lanka, v.v... và phát hiện rằng giống gà ở Thái Lan có hệ số phong phú di truyền cao nhất, tức là giống gà ở đây có độ tuổi di truyền cao nhất. So sánh DNA gà Đông Nam Á và DNA các giống gà khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Nhật đi đến kết luận rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới ngày nay xuất phát từ một giống gà từng sống (hay được thuần dưỡng) tại một vùng đất mà ngày nay thuộc Thái Lan và Việt Nam. Họ còn ước tính rằng thời điểm thuần hóa gà rừng tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam bắt đầu vào khoảng 8.000 năm về trước.
Trong cuốn Origin of species, Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một bài viết cho tập san National Geographic, W. G. Solheim II nhận xét rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất.
Tất cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người và cư dân tại đây rất có thể là những người phát minh ra kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi và truyền các kỹ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay). Phát hiện mới nhất về nguồn gốc heo và gà (và trước đó, chó) từ Đông Nam Á cung cấp thêm một cơ sở để suy luận rằng trong quá trình định cư và phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng và từ đây giống gà này được truyền bá đến miền Nam Trung Quốc và từ Trung Quốc “di cư” sang Âu châu. Những phát hiện này, cộng với những di chỉ khảo cổ học và di truyền học mới nhất củng cố thêm cho giả thuyết Đông Nam Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Địa đàng ở phương Đông (*)
Cuốn sách gây chấn động trong giới nghiên cứu phương Tây. Phải chăng phương Đông, cụ thể là khu vực Đông Nam Á, là cái nôi cổ của văn minh nhân loại?
Bạn đọc đang cầm trên tay một cuốn sách rất quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công trình nghiên cứu văn minh và văn hóa thời tiền sử, và có liên quan mật thiết đến Việt Nam. Cuốn sách này đã làm cho Tây phương, và sẽ làm cho bạn đọc, thay đổi cái nhìn cố hữu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm sáng tỏ hơn câu phát biểu trên, tôi muốn có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về những diễn biến dẫn đến sự ra đời và ý nghĩa của tác phẩm này.
Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể.
Cuốn sách này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại và sẽ thay đổi những định kiến trên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ nhất thế giới và là tổ tiên của người miền Nam Trung Quốc ngày nay. Qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau được trình bày trong sách, bạn đọc sẽ nhận thức rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền nông nghiệp sớm nhất và có thể là quê hương của kỹ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới. Những kỹ thuật này đã được truyền đi khắp thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát từ Đông Nam Á. Những khám phá mà nói theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wilhelm G. Solheim II, làm cho người ta phải suy nghĩ lại vai trò và vị trí của người phương Tây trong quá trình tiến hóa của văn hóa thế giới, bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy một cách hùng hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh của nhân loại.
Người viết lời giới thiệu này có may mắn đã đọc Eden in the East và đã có dịp giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc Việt Nam qua Tạp chí Tia Sáng. Nay, có cơ hội viết lời giới thiệu cho bản tiếng Việt của một cuốn sách viết bằng tiếng Anh là một vinh hạnh cho người viết, bởi vì tôi thấy những câu trả lời khoa học của cuốn sách đã vượt biên giới quốc gia, âu cũng là một ước muốn của tác giả và những người tổ chức dịch và xuất bản cuốn sách này sang tiếng Việt. Trước khi viết những dòng giới thiệu này, người viết đã đọc hết bản dịch và người viết rất phấn khởi thấy bản dịch có chất lượng cao, vì người dịch tỏ ra trân trọng với tiếng Việt và cẩn thận với các thuật ngữ chuyên môn. Cuốn sách quả xứng đáng có trong tủ sách văn minh và văn hóa của bạn đọc.
Nguyễn Văn Tuấn
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Úc)
(*) Tác giả: Stephen Oppenheimer. Lê Sĩ Giảng, Hoàng Thị Hà dịch từ nguyên tác tiếng Anh: Eden of the East. Hiệu đính: GS Cao Xuân Phổ. Sách dày 800 trang, giá bìa: 100.000 đồng.
Nhà Xuất bản Lao động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành, Hà Nội, 1-2005.
 http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Dia-dang-khong-phai-o-phuong-Tay/62185353/188/


 39. Giới thiệu sách: Địa đàng phương Đông
Nguyễn Văn Tuấn

Sunday, 10 October 2010 14:45


 

Cuốn sách gây chấn động trong giới nghiên cứu phương Tây. Phải chăng phương Đông, cụ thể là khu vực Đông Nam Á, là cái nôi cổ của văn minh nhân loại?
Tên sách: Địa đàng phương Đông
Tác giả: Stephen Oppenheimer
Lê Sĩ Giảng, Hoàng Thị Hà dịch từ nguyên tác tiếng Anh: Eden Of The East

Hiệu đính: GS. Cao Xuân Phổ
Sách dày 800 trang, giá bìa: 100.000 đồng
Nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành, Hà Nội, 1/2005.

Lời giới thiệu
Tìm hiểu cội nguồn văn minh và văn hóa dân tộc hiện đang là một đề tài thời sự nóng trên thế giới, bởi vì trong xã hội hiện đại và thế kỷ 21, văn hóa sẽ là một yếu tố nhận dạng của một dân tộc. ở nước ta, sách vở và các công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa dù đã và đang phát triển, nhưng nói chung vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, bạn đọc đang cầm trên tay một cuốn sách rất quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công trình nghiên cứu văn minh và văn hóa thời tiền sử, và có liên quan mật thiết đến Việt Nam.

 Cuốn sách này đã làm cho Tây phương, và sẽ làm cho bạn đọc, thay đổi cái nhìn cố hữu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm sáng tỏ hơn câu phát biểu trên, tôi muốn có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về những diễn biến dẫn đến sự ra đời và ý nghĩa của tác phẩm này. Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể. Cuốn sách này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại, và sẽ thay đổi những định kiến trên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ nhất thế giới, và là tổ tiên của người miền Nam Trung Quốc ngày nay.


Qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau được trình bày trong sách, bạn đọc sẽ nhận thức rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền nông nghiệp sớm nhất, và có thể là quê hương của kỹ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới. Những kỹ thuật này đã được truyền đi khắp thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát từ Đông Nam Á. Những khám phá mà nói theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wilhelm G. Solheim II, làm cho người ta phải suy nghĩ lại vai trò và vị trí của người phương Tây trong quá trình tiến hóa của văn hóa thế giới, bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy một cách hùng hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh của nhân loại. Trước đây, Đông Nam Á là một lục địa nhỏ chạy dài từ miền Nam Trung Quốc và một phần đất của Ấn Độ ngày nay đến gần châu Úc.


Vào thời đó, biển Đông, vịnh Thái Lan và biển Java là một vùng đất khô nối liền các khu vực của lục địa. Nói cách khác, phần đất phía Nam sông Dương Tử thuộc Trung Quốc ngày nay cũng được xem là một phần đất của Đông Nam Á cổ. Sau khi kỷ Băng hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị ngập bởi nước biển. Những vùng đất thấp của lục địa trở thành đáy biển Đông ngày nay, và những vùng cao phía Nam lục địa nay là các quần đảo thuộc Indonesia. Những vùng đất liền hiện nay thuộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar (Miến Điện), Thái Lan và Malaysia. Do đó, Địa đàng ở phương Đông bắt đầu bằng một giả thuyết rằng nền văn minh Đông Nam Á cổ hiện nay đang nằm dưới lòng biển. (Khoảng 5 năm trước đây, người ta phát hiện một số công trình xây cất, tòa nhà được kiến trúc rất độc đáo dưới lòng biển thuộc Đài Loan). Giả thuyết này có nhiều cơ sở khoa học mà chúng ta sẽ thấy trong sách. Người Tây phương, dẫn đầu là người Bồ Đào Nha, bắt đầu biết đến Đông Nam Á từ thế kỷ 16, khi họ đến đây và thành lập những trạm tìm kiếm hương liệu hiếm để buôn bán. Người Bồ Đào Nha trở thành độc quyền trong việc mua bán hương liệu (như hạt nhục đậu khấu, cây đinh hương, cây chùy... ) cả trăm năm liền. Đến đầu thế kỷ 17, Anh và Hà Lan dùng lực lượng hải quân của họ đẩy lui người Bồ Đào Nha, và lập các trang trại để bành trướng khai thác hương liệu sang khai thác cao su, trà (chè) và thiếc.


Các đế quốc lần lượt xâm chiếm Đông Nam Á: Anh chiếm Ấn Độ và Miến Điện, Hà Lan chiếm đóng Java và Sumatra ở Indonesia, Pháp thì chiếm đóng Việt Nam, Campuchia và Lào, một vùng đất mà họ đặt tên là “Indochina”. (Qua cách đặt tên của thực dân Pháp, chúng ta cũng có thể thấy định kiến của người Pháp lúc đó xem ba nước Việt, Miên, Lào chỉ là phần phụ của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa!) Chỉ có một phần đất duy nhất không bị thuộc địa hóa là Siam hay Thái Lan ngày nay. Năm 1858, trong khi người Pháp đã thiết lập ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á, một học giả tên là Henri Moubot tiến hành một cuộc thám hiểm khoa học vào các vùng đất liền Đông Nam Á. Những ghi chép trong cuộc hành trình này được ông sắp xếp cho xuất bản vào năm 1864 (sau khi ông qua đời) làm cho thế giới bắt đầu chú ý đến những di tích lịch sử quan trọng như đền Angkor phía Bắc Biển Hồ (Tonle Sap), lúc đó đang bị bỏ hoang và bị cây rừng bao phủ, nhưng qua kiến trúc hoành tráng và nghệ thuật điêu khắc độc đáo nó nói lên sự thịnh vượng của một nền văn minh tiên tiến. Song, Moubot chỉ ghi lại chi tiết và đề nghị nghiên cứu thêm, chứ không diễn dịch, những gì ông thấy. Bốn thập niên sau chuyến thám hiểm của Moubot, năm 1898, Nhà cầm quyền thuộc địa Pháp cho thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Êxtrême Orient, hay EFEO) và nhiều cuộc nghiên cứu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á được tiến hành.


Qua nhiều nghiên cứu khảo cổ, các học giả thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ mới phát hiện ra một số thành phố Khmer bị chôn vùi trong rừng, và Angkor từng là thủ đô của đế quốc hùng mạnh Khmer vào đầu thiên niên kỷ (khoảng 2000 năm về trước). Họ còn phát hiện thêm rằng một nền văn minh rực rỡ khác, Văn minh Chăm, cũng hiện hữu cùng thời với nền Văn minh Khmer. Một trong những học giả danh tiếng thời đó là Georges Coedès, giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ từ thập niên 1920 đến 1950, bỏ ra nhiều năm để phiên dịch những văn bia tiếng Phạn mà ông tìm thấy ở các tháp Chăm tại Việt Nam. Coedès và nhiều đồng nghiệp của ông thời đó tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) đến Ai Cập, rồi lan sang Hy Lạp và La Mã. Niên đại của các tượng đài tại Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy đây là hai nền văn minh phát triển sau nền văn minh Lưỡng Hà. Coedès từ đó suy luận rằng Đông Nam Á chỉ là hậu thân của hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc mà thôi. Năm 1966, Coedès còn viết: người Đông Nam Á “có vẻ thiếu thiên tư sáng tạo và năng khiếu tiến bộ”. Mãi đến năm 1971, nhà sử học người Anh Grahame Clark vẫn đánh giá thấp văn minh Đông Nam Á. Ông cho rằng người tiền sử Đông Nam Á chưa bao giờ thoát khỏi Thời đại Đồ đá (Stone Age) để tiến lên Thời đại Đồ đồng như các nền văn minh khác.


Clark viết rằng không như văn minh Lưỡng Hà hay Trung Hoa, “người Đông Nam Á vẫn tiếp tục sử dụng công cụ bằng đá cho đến thời đại Kitô giáo”. Từ năm 1879, trước một số di vật được sản xuất bằng đồng và một số đồ gốm thuộc thời tiền sử được tìm thấy ở Đông Nam Á, Clark vẫn bác bỏ sự hiện hữu của một nền văn minh Đông Nam Á: ông cho rằng đó chỉ là những phát hiện “khác thường” và tin rằng đó là những công cụ do các nền văn minh khác đem lại cho Việt Nam mà thôi. Vào thập niên 1920, Nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani bắt đầu khảo cứu các vùng duyên hải Việt Nam và qua các di vật thu thập được, bà chứng minh rằng tại đây đã có cư dân sống qua từ Thời đại Đồ đá. Tiếp theo phát hiện đó, bà Colani tiến hành khai quật quanh vùng Hòa Bình và phát hiện một nền văn hóa săn bắt cá biệt mà bà gọi là “Văn hóa Hòa Bình”. Sau này, qua bằng chứng về các công cụ săn bắt làm bằng đá từ Văn hóa Hòa Bình được phát hiện tại nhiều nơi dọc theo bờ biển Nam Hải chạy dài đến Mã Lai Á, các nhà khảo cổ học kết luận rằng những di chỉ từ Văn hóa Hòa Bình không phải xuất phát từ một nhóm người mà từ một công nghệ đồ đá. Thoạt đầu, những phát hiện của Colani có vẻ xác định những giả thuyết của Grahame Clark và Georges Coedès rằng văn minh Đông Nam Á lạc hậu so với hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng mặt khác Colani còn phát hiện đồ gốm từ Văn hóa Hòa Bình có niên đại 8000 năm về trước - tức còn cổ hơn thời kỳ mà các nhà khảo cổ tin rằng cư dân Đông Nam Á vẫn còn học cách làm đồ gốm!

Thế rồi, đến khi những trống đồng lớn có hoa văn tinh vi được phát hiện tại Đông Sơn cho thấy một công nghệ luyện kim khá hoàn chỉnh từ thời tiền sử đã được hình thành. Phải diễn dịch sao cho hợp lý trước những phát hiện này? Năm 1932, Nhà nhân chủng học người Áo Robert Heine-Geldern đề ra một giả thuyết để giải thích những sự thật trên như sau: Đông Nam Á là vùng đã kinh qua nhiều “làn sóng văn hóa”, và một làn sóng di cư liên tục đem đến cho Đông Nam Á những kỹ thuật hiện đại. Ông tin rằng những cái rìu mang hình lưỡi vòm hay những người thợ làm ra chúng chắc chắn phải xuất phát từ miền Bắc Trung Quốc. Thế còn trống đồng Đông Sơn? Heine-Geldern đề ra giả thuyết rằng đó là thành quả của một làn sóng văn hóa khác, lần này thì xuất phát từ người Đông Âu, những người - theo ông - di cư về phía Nam vào khoảng 1000 năm trước CN và đến Đông Nam Á vào khoảng 500 năm sau đó. Mặc dù giả thuyết của Heine-Geldern, ngày nay mới đọc qua ai cũng phải lắc đầu về sự thiếu cơ sở khảo cổ và phi lý của nó, cực kỳ sơ sài, nhưng được chấp nhận như là một cách giải thích khoa học nhất thời đó! Nhưng nhiều bằng chứng thu thập sau đó cho thấy giả thuyết “làn sóng văn hóa” của Heine-Geldern không thể đứng vững được. Năm 1930, học giả người Hà Lan F. D. K. Bosch tái thẩm định những văn bia được khắc trên các đền đài ở Nam Dương, và ông khám phá rằng các văn bia này không hề đề cập đến sự xâm nhập hay chinh phục của Ấn Độ. Những ảnh hưởng của Ấn Độ trong ngôn ngữ và biểu tượng thường thấy trong các vương quốc trong lục địa hơn là trong các vùng duyên hải.


Nếu ảnh hưởng của Ấn Độ đến Đông Nam Á có thật thì nó phải biểu hiện ở các vùng duyên hải hơn là các vùng trong đất liền. Do đó, phát hiện này cho thấy cách diễn giải của Heine-Geldern và vài học giả trước đó như Coedès hay Clark là không đúng. Ngoài ngành khảo cổ học và nhân chủng học, giới thực vật học cũng thu thập nhiều bằng chứng cho thấy giả thuyết của Heine-Geldern thiếu cơ sở khoa học. Các nhà thực vật học nghiên cứu nguồn gốc của cây cỏ và cây ăn trái từng suy luận rằng Đông Nam Á là quê hương của một số loài thực vật như cây lúa, khoai mỡ, khoai nước, mía và chuối. Năm 1952, nhà địa lý học người Mỹ Carl Sauer, qua quan sát khí hậu và nhiều giống cây trồng, đưa ra ý kiến rằng Đông Nam Á có thể là nơi phát sinh nền nông nghiệp trên thế giới. Nhưng lúc đó, chưa có bằng chứng khoa học nào để làm cơ sở cho đề xuất này. Năm 1965, Chester Gorman, một học trò của Wilhelm Solheim II, quyết chí đến Thái Lan truy tìm những di chỉ về nông nghiệp Thời đại Đồ đá để làm bằng chứng cho giả thuyết của Sauer. Để làm việc này, Gorman phải học tiếng Thái và bỏ ra nhiều năm tháng sống với người Thái trong các làng xã xa xôi. Ông lang thang từng thôn làng và hỏi thăm có ai biết bất cứ di chỉ nào từ các hang động cổ hay không. Tháng 4/1966, một người thợ săn làng Mai Sang Nam dẫn ông đến một hang động đá vôi gồm có ba ngăn. Ông bèn đi ngay đến hang động và đặt tên là Động Linh hồn (Spirit Cave).


Qua những phương pháp khảo cổ hiện đại, Gorman và các cộng sự nghiên cứu viên ước đoán rằng Động Linh hồn đã được con người sử dụng khoảng 10.000 năm trước CN. Tại đây, Gorman phát hiện một cây rìu và dao có niên đại 7.000 năm trước CN (niên đại này còn cổ hơn các cây rìu tìm thấy ở Trung Quốc đến 2.000 năm. Trước đó, người ta vẫn cho rằng các công cụ như thế do Trung Quốc “xuất cảng” sang Đông Nam Á khoảng 3.000 năm trước CN). Cũng tại Động Linh hồn, Gorman còn phát hiện con người tại đây đã biết nấu ăn và đã bắt đầu dùng (hay sản xuất) đồ gốm có trang trí hoa văn. Sau ba năm phân tích và viết về khám phá từ Động Linh hồn, Gorman quay lại Thái Lan vào năm 1972 để khai quật các hang động chung quanh. Ông tìm thấy hai động khác, và có thể kết luận rằng có một quá trình định cư tại đây khoảng 10.000 năm trước CN đến 1.000 năm sau CN. Ông đặt tên nền kinh tế thịnh vượng này là nền kinh tế Hòa Bình (vì các công cụ dùng có cùng hình dạng với công cụ tìm thấy tại Hòa Bình trước đó). Năm 1966, một học trò khác của Solheim là Donn Bayard tiến hành khai quật một nghĩa trang thời tiền sử có tên là Non Nok Tha (Thái Lan). Tại đây, dù chỉ đào xuống 1,5 mét, ông đã phát hiện 800 bình, lọ làm bằng gốm được chôn cất cùng với những chủ nhân của chúng. Qua phân tích cẩn thận, Bayard ước tính niên đại của các di chỉ này từ 3.500 trước CN đến 2.000 năm trước CN (thời gian này cũng là lúc các thành phố vùng Lưỡng Hà bắt đầu xuất hiện).


Ngoài ra, Mayard còn khám phá một số công cụ như rìu, vòng đeo tay làm bằng đồng và thiếc. Những công cụ tìm thấy ở đây hoàn toàn không có dấu hiệu thô sơ chút nào; ngược lại, chúng cho thấy người sản xuất đã nấu chảy kim loại và đổ khuôn. Những phát hiện tại Động Linh hồn và nghĩa trang Non Nok Tha là một thách thức nghiêm trọng đến những giả thuyết từng được lưu hành và chấp nhận trước đây. Wilhelm Solheim II không ngần ngại tuyên bố rằng Đông Nam Á là cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại. Nhưng quan điểm của Solheim và những phát hiện quan trọng vừa trình bày trên có ít người trên thế giới biết đến, vì những tài liệu khảo cổ thường chỉ lưu hành trong giới chuyên môn, chưa được truyền bá đến mức độ đại chúng. Cuốn Địa đàng ở Phương Đông là một tác phẩm được viết ra cho quần chúng. Kế tiếp sự nghiệp của Solheim và những người trước đó, qua cuốn sách bạn đang cầm trên tay, Stephen Oppenheimer, một bác sĩ nhi khoa, đã bỏ ra 15 năm trời để thu thập, phân tích và tổng hợp dữ kiện từ các ngành nghiên cứu như di truyền học, nhân chủng học, thần thoại học, văn học dân gian, ngôn ngữ học, hải dương học và khảo cổ học để cho ra đời một tác phẩm làm cho nhiều nhà nghiên cứu Đông Nam Á học và khảo cổ học phải ngẩn ngơ. Giả thuyết mà Oppenheimer trình bày trong cuốn sách này lần đầu tiên đặt Đông Nam Á vào trung tâm của các nguồn gốc văn hóa và văn minh thế giới.


Oppenheimer chứng minh rằng khoảng 9.000 đến 10.000 năm về trước, một số dân vùng Đông Nam Á đã là những nhà canh nông chuyên nghiệp, không chỉ là những người sống bằng nghề săn bắn ban sơ như giới khảo cổ học Tây phương mô tả. Vào khoảng 8.000 năm trước đây, mực nước biển tăng một cách đột ngột và gây ra một trận đại hồng thủy, và trận lụt vĩ đại này đã làm cho những nhà nông đầu tiên trên thế giới này phải di tản đi các vùng đất khác để mưu sinh. Trong quá trình di cư đến các vùng đất mới, họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn giáo, kinh nghiệm thiên văn, yêu thuật và đẳng cấp xã hội đến vùng đất mới. Thực vậy, ngày nay, dấu vết của cuộc di dân trên vẫn còn ghi đậm trong các quần đảo Melanesia, Polynesia và Micronesia; dân chúng những nơi này nói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Theo Oppenheimer, những “người tị nạn” này có thể là những hạt giống cho những nền văn minh lớn khác mà sau này được phát triển ở Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Địa Trung Hải. Những kết luận và phát biểu của Oppenheimer cũng phù hợp với hàng loạt nghiên cứu di truyền học mới được công bố gần đây. Chẳng hạn như qua phân tích DNA, các nhà khoa học Mỹ đã có thể tái xây dựng quá trình di cư thời tiền sử. Con người hiện đại di dân khỏi châu Phi đến châu Á vào khoảng 100.000 năm trước đây.


Có thể trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á. Cũng có thể họ đi thẳng từ Đông Phi, dọc theo đường biển ảrập ngày nay băng ngang qua Ấn Độ, và đến định cư ở Đông Nam Á. Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng nam ra châu úc và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á. Nhưng những phát hiện mới nhất về văn minh Đông Nam Á có ý nghĩa gì đến đời sống tinh thần của người Việt chúng ta? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ chúng ta cần phải nói rõ rằng tọa độ văn hóa Việt Nam nằm trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á. Là người Việt, chúng ta cần phải hiểu và biết về nguồn gốc văn minh và văn hóa nước nhà, bởi vì văn hóa là tài sản quí báu nhất mà tổ tiên ta đã truyền lại qua bao thế hệ. Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của ý thức hệ, thì thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa. Suốt 100 năm tranh chấp dai dẳng trong thế kỷ 20, người ta phân biệt các quốc gia qua chủ nghĩa, và cao điểm của sự phân biệt đó là cuộc “Chiến tranh lạnh”. Trong tương lai, các quốc gia trên thế giới có thể sẽ quy tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa và tôn giáo. Trong thế kỷ 21, người ta sẽ hỏi “Anh là ai” thay vì “Anh thuộc phe nào” như trong thời Chiến tranh lạnh. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ phe phái sang diện mạo. Câu trả lời trước tiên là dựa vào diện mạo văn hóa, bởi vì văn hóa gắn liền với con người trong thế giới hiện đại. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay góp phần trả lời cho câu hỏi đó.


Người viết lời giới thiệu này có may mắn đã đọc Eden in the East và đã có dịp giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc Việt Nam qua Tạp chí Tia Sáng vài năm trước đây. Nay, có cơ hội viết lời giới thiệu cho bản tiếng Việt của một cuốn sách viết bằng tiếng Anh là một vinh hạnh cho người viết, bởi vì tôi thấy những câu trả lời khoa học của cuốn sách đã vượt biên giới quốc gia, âu cũng là một ước muốn của tác giả và những người tổ chức dịch và xuất bản cuốn sách này sang tiếng Việt. Trước khi viết những dòng giới thiệu này, người viết đã đọc hết bản dịch, và người viết rất phấn khởi thấy bản dịch có chất lượng cao, vì người dịch tỏ ra trân trọng với tiếng Việt và cẩn thận với các thuật ngữ chuyên môn. Cuốn sách quả xứng đáng có trong tủ sách văn minh và văn hóa của bạn đọc. Cuốn sách tuy cung cấp cho chúng ta câu trả lời đầy đủ cho toàn vùng, những vẫn chưa cụ thể cho người Việt chúng ta. Tổ tiên gần nhất của chúng ta xuất phát từ đâu, hay họ đến Việt Nam bằng cách nào vẫn còn là những vấn đề khoa học “nóng”, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm trở lại đây, chúng ta có thể tin rằng việc nghiên cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. Nhưng muốn làm sáng tỏ vấn đề, xã hội cần đến sự đóng góp của nhiều người, kể cả bạn đọc. Vì thế bạn đọc không nên chỉ đọc sách, mà cần phải bỏ thì giờ để suy nghiệm về những dữ kiện trong sách, để đặt vấn đề và giả thuyết, để tự mình tiến hành nghiên cứu thêm. Tôi thực sự hân hạnh mời đón bạn đọc cùng tác giả và dịch giả đi ngược thời gian để tìm về cội nguồn của một nền văn hóa và văn minh huy hoàng ở Đông Nam Á và Việt Nam, để tìm thấy hình dáng tổ tiên mình trong những trang sách kế tiếp. Nguyễn Văn Tuấn
Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan
Sydney, Australia


40. BÀN VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT
 TS. NGUYỄN VĂN TUẤN ( giáo sư thỉnh giảng  tại Đại học New South Wales, Úc)

Mấy hôm nay dư luận có vẻ xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam [1] mà cô dùng những từ tương đối trịch thượng và mỉa mai như “mù quáng”, “bài xích”, “rên rỉ”. Lập luận của cô ĐNB có thể gói gọn trong giả định quan trọng này: “Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…”, rồi đi từ giả định đó, cô cho rằng những phản ứng của người Việt trước hành động xâm lấn và giết hại người Việt là cực đoan, là mù quáng, gây tác hại hơn là đem lại lợi ích. Có lẽ cái thông điệp ngầm mà cô muốn nói cho người Việt là nên buông tay, quay về với tổ tiên Trung Hoa, và trở thành một huyện hay gì đó của Trung Quốc. Tôi biết cô chưa viết ra điều này, nhưng cái thông điệp đó bàng bạc trong bài viết. 


Vậy thì chúng ta phải xem xét giả định của cô Bích có đúng không. Cách đây trên 15 năm, tôi có viết một loạt bài về nguồn gốc người Việt, và xin trích lại vài ý chính trong entry dưới đây. Xin tóm tắt như thế này: cho đến nay, không có bằng chứng nào để nói rằng người Việt xuất phát từ Trung Quốc. Thật ra, có bằng chứng di truyền học cho thấy ngược lại: người Nam Trung Quốc có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nên nhớ rằng ngày xưa không có người Thái, Việt, mã Lai … mà chỉ có Đông Nam Á. Do đó, nói Đông Nam Á ở đây tôi muốn nói đến người Thái, Mon-Khmer, Tạng-Miến, Mã Lai, hay gọi chung là Bách Việt.

Xin nói thêm rằng người Trung Hoa không phải là dân tộc đầu tiên phát triển kĩ thuật trồng lúa nước. Người Đông Nam Á mới chính là chủ nhân của kĩ thuật này. Hạt lúa lâu đời nhất được tìm thấy trong một hang động ở Thái Lan. Nghiên cứu di truyền gần đây cho thấy tất cả các loài gia cầm như gà, chó, heo, v.v… trên thế giới đều có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trong cuốn “Origin of species”, Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một bài viết cho Tập san National Geographic, W. G. Solheim II nhận xét rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất [18]. Điều này phù hợp với giả thuyết Đông Nam Á là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người, và cư dân tại đây tất là những người phát minh ra kĩ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kĩ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay).

Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn. Theo Trần Quốc Vượng, chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng.

Do đó, tôi nghĩ rằng giả định (assumption) của cô Bích không có cơ sở khoa học. Thật ra, tôi thấy những lập luận của cô Bích – nói theo người Tây phương là – chưa học thuộc bài. Ấy thế mà BBCVietnamese trịnh trọng giới thiệu cô Bích như sau: “tác giả […] là Tiến sỹ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ học, hiện đang giảng dạy Việt học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại học Yale, Hoa Kỳ.” Thật ra, ngay cả lời giới thiệu này hình như không đúng. Trong website của Đại học Yale không thấy tên cô Đỗ Ngọc Bích, chứ nói gì đến chuyện cô ấy “giảng dạy” ở đó. Một bạn đọc gửi email cho tôi chỉ ra rằng cô Bích hình như đang theo học PhD ở Hawaii. Website Đại học Hawaii cho biết cô là công dân Việt, từng học ở Hà Nội và đang theo học PhD ở Hawaii:

Bich Ngoc Do is currently in the department’s PhD program. She was born and raised in Hanoi, Vietnam, where she also did her undergraduate work. Bich has a BA in Foreign Language Studies, with a major in English and a minor in French, and another degree in Sociology. For several years before coming to Hawai`i she taught English for Specific Purposes in the Departments of Sociology and International Studies at Hanoi University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University. She also served as a part-time project assistant for an Australian NGO in Hanoi that was working on women’s reproductive health (1997) and as a director assistant to the International Relations Office – Asia Pacific Committee, at her university (1999). At UH she is focusing her studies on cultural studies, diplomatic history, and popular culture. She fulfilled a Certificate of International Cultural Studies at the East West Center in May 2002 with a project on the politics of nostalgia and visual representations in Vietnamese American music productions. In November 2002, she defended her MA thesis on Volunteers in Asia – Vietnam Program (1990-2002) and Vietnam – U.S. relations, and entered the PhD program. At the moment, she is completing her coursework and preparing for her qualifying as well as the comprehensive exams. The dissertation topic she is contemplating is “The cultures of Vietnam-U.S. normalization,” with an emphasis on tourism, mass media, army museums, and politics. Upon the completion of her ABD, Bich plans to return to Hanoi to teach and do fieldwork research before coming back for the doctoral defense.”
Nếu đúng thế thì chẳng trách lập luận của cô Bích còn nhiều thiếu sót. Tôi chợt nhớ câu “Chưa đỗ cô / ông nghè đã đe hàng tổng”.
NVT
===

Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam văn hóa sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc [1] hay từ Tây Tạng [2], dù họ có chút dè dặt và thận trọng trong phát biểu.
Có lẽ cái quan điểm dân tộc Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc đã ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, nên văn minh Việt Nam cũng được nghiễm nhiên suy luận là bắt nguồn từ văn minh Trung Quốc. Quan điểm này phù hợp với sách vở của Trung Quốc. Chẳng hạn như trong Hậu Hán thư , các sử gia của Trung Quốc, với một giọng văn cực kì trịch thượng và kì thị chủng tộc, viết rằng tổ tiên ta ngày xưa giống như loài “cầm thú”, xã hội thì chẳng có tôn ti trật tự gì cả, phải đợi đến khi hai quan Thái thú của họ là Tích Quang và Nhâm Diên dạy cho tổ tiên ta cách ăn mặc và cách trồng lúa. Sau đó các nhà sử học này thản nhiên kết luận: “Miền Lĩnh Nam theo phong hóa Trung Quốc là bắt đầu từ hai Thái thú ấy” [3].

Điều thú vị là nhận xét này đã được giới có học của Việt Nam tiếp nhận và lấy làm một thứ kinh điển, một câu văn giáo khoa, mà không có một chất vấn tính trung thực, hay thách thức tính khoa học của nó. Tính dễ dãi chấp nhận sử liệu ngoại bang của giới có học người Việt đã vô tình gieo vào lòng nhiều người Việt một tâm lí tự ti, đánh giá thấp nền văn hóa Việt Nam khi so sánh với các nền văn hóa khác, như của Trung Hoa chẳng hạn.
Thực ra, chẳng riêng gì giới trí thức Việt Nam, ngay cả một phần lớn trong giới sử học Tây phương cũng từng quan niệm, hay nói đúng hơn là giả định, rằng các nền văn minh Đông Nam Á (kể cả của Việt Nam) chỉ là những chi nhánh của hai nền văn hóa lớn hơn: Trung Hoa và Ấn Độ. Giả định này đã được dùng như là một sử liệu, một thuyết đáng tin cậy để dạy học cho học sinh (trong đó có cả học sinh người Việt); và một cách vô tình, nó được lưu truyền hết thế hệ này sang thế hệ khác như là một sự thật! Bởi vì qua nhiều năm, chẳng ai chất vấn lý thuyết này, nên một cách nghiễm nhiên, nó được xem là một “thuyết chính thống”.

Mãi đến thập niên 1960s, một số nhà khảo cổ học rất uy tín (phần lớn là Mĩ), dựa vào nhiều kết quả của một loạt nghiên cứu ở Việt Nam và Thái Lan, đã bắt đầu chất vấn sự chính xác và tính logic của thuyết chính thống trên đây [4]. Có thể nói họ là những “con cừu đen” trong giới tiền sử học, vì đã can đảm thách thức một quan điểm mà đại đa số đồng nghiệp đều mặc nhiên công nhận. Nhưng họ không phải là những người đơn độc. Gần đây, đã có một số nhà nghiên cứu từ Việt Nam, Thái Lan, và Nam Dương công bố nhiều dữ kiện khảo cổ học cho thấy rằng thuyết văn hóa Đông Nam Á xuất phát từ văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ không còn đứng vững nữa.


Nhưng trong những nhà nghiên cứu chuyên môn này, chưa ai trình bày dữ kiện một cách có hệ thống và nghiên cứu một cách sâu xa bằng một nhà nghiên cứu “tài tử” là ông Stephen Oppenheimer trong cuốn sách Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia (tạm dịch là “Thiên đàng ở phương Đông: Lục địa chìm đắm của Đông Nam Á) [5]. Trong tác phẩm này, qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau, Oppenheimer trực tiếp thách thức cái thuyết chính thống, và làm thay đổi những quan niệm về thời tiền sử mà chúng ta từng hiểu và từng được dạy. Đặc biệt, cuốn sách đặt trọng tâm vào việc thẩm định lại các quan điểm về văn minh vào thời tiền sử ở Đông Nam Á, tác giả cho rằng:

(a) Trận đại hồng thủy [6] được đề cập đến trong Kinh Thánh là có thật và xảy ra vào cuối thời đại Băng hà (Ice Age).
(b) Trận đại hồng thủy này xảy ra khoảng 8000 năm về trước làm chìm đắm lục địa Đông Nam Á, và làm cho dân chúng phải di tản đi các vùng đất khác để sống. Họ chính là những người gầy dựng nên nền văn hóa Tân Đồ Đá (Neolithic cultures) của Trung Quốc, Ấn Độ, Mesopotamia, Ai Cập và vùng đông Địa Trung hải, và do đó, họ là những người cha đẻ và vun đắp các nền văn minh vĩ đại ở phương Tây.

(c) Những dân tộc thuộc quần đảo Polynesian không phải xuất phát từ Trung Quốc, nhưng có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
(d) Người Trung Quốc không phải là người sáng chế ra kĩ thuật trồng lúa. Khoảng 9,000 đến 10,000 năm về trước, một số dân thuộc vùng Đông Nam Á đã là những nhà canh nông chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới (chứ không chỉ sống bằng nghề săn bắn), họ đã phát triển kĩ thuật trồng khoai và qua đó làm một cuộc cách mạng nông nghiệp.
Nói một cách khác cho rõ ràng hơn, qua công trình nghiên cứu này, Oppenheimer đề xuất một thuyết cho rằng Đông Nam Á là cái nôi của văn minh nhân loại ngày nay. Thuyết này thể hiện một thách thức rất lớn đến các tri thức về thời tiền sử đã và đang được lưu truyền trong giới khoa bảng. Và do đó, Oppenheimer đã, lần đầu tiên, đặt vùng Đông Nam Á vào vị trí xứng đáng của một vùng đất thường bị lãng quên bên cạnh hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ.

Theo thuyết của Oppenheimer thì người Trung Quốc và Ấn Độ ngày nay có gốc gác từ Đông Nam Á, chứ không phải nguồn gốc của người Đông Nam Á là ở Trung Quốc hay Ấn Độ. Đây cũng là một đảo vòng xoay 180 độ về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Mà, xem ra thuyết của Oppenheimer có nhiều “đồng minh.” Một số học giả khác (như M. Colani, J. Hornell, P. van Stein, H. Geldern, B, Karlgren, NJ Krom) cũng cho rằng làn sóng người từ Bắc Việt tràn xuống phía Nam và vào Ấn Độ trước khi vùng này bị giống dân Aryan xâm chiếm. Giáo sư Solheim II căn cứ trên những dữ kiện khảo cổ thì thấy rằng giống người Hòa Bình tràn lan xuống phía Nam, lên hướng Bắc, và sang hướng Tây. Tại mỗi nơi, người Hòa Bình phối hợp với dân địa phương để tạo thành các chủng tộc mới của mỗi vùng.



Thuyết của Oppenheimer có cơ sở khoa học. Sau khi cuốn sách Eden in the East xuất bản, một loạt nghiên cứu di truyền học cung cấp nhiều bằng chứng quí báu về hành trình của con người. Tưởng cần nhắc lại rằng trong quá khứ người ta thường tập trung vào nghiên cứu các đặc tính nhân trắc và ngôn ngữ để xác định nguồn gốc con người, và xu hướng này làm xao lãng các dữ kiện có thể cho chúng ta nhiều thông tin hơn: đó là gien. Không giống như xương sọ, những thay đổi trong gien thường xảy ra theo những qui luật mà chúng ta hiểu khá rõ, và vì thế gien và các đặc điểm của gien, như tầng số gien, cấu trúc DNA, phân phối gien, v.v… cho chúng ta những thông tin cực kì quí giá về sự tiến hóa của con người.

Ngày nay, những tiến bộ phi thường trong ngành di truyền học và sinh học phân tử (molecular biology) trong mấy năm gần đây đã cung cấp cho ngành nhân chủng học một phương tiện cực kì quan trọng trong việc xác định lịch sử tiến hóa của con người và mối liên hệ giữa các dân tộc.
Giá trị của di truyền học trong việc truy tầm nguồn gốc dân tộc đã được đánh giá cao về mức độ tin cậy. Di truyền học là một cửa sổ để chúng ta nhìn lại quá khứ của chúng ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu về di truyền học trong người Việt còn cực kì khiêm tốn, nếu không muốn nói là không đáng kể. Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số bằng chứng, tuy gián tiếp, nhưng cũng đủ để chúng ta có lí do để xem xét lại lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt. Những bằng chứng này là:

(a) Năm 1998, Giáo sư Chu và đồng nghiệp (thuộc Trường Đại học Texas) [7] phân tích 15 đến 30 mẫu “vi vệ tinh” DNA (microsatellites) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á (hai thuộc thổ dân Mĩ, một thuộc thổ dân Úc châu, và một thuộc Tân Guinea), 4 nhóm dân da trắng (Caucasian), và 3 nhóm dân Phi châu. Bằng một phương pháp phân tích thống kê có tên là “phân tích phát sinh chủng loại” (Phylogenetic analysis)”, một số kết quả đáng ghi nhận như sau:
(i) hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi châu và các dân không thuộc Phi châu;
(ii) tất cả các nhóm dân Đông Nam Á “tập hợp” thành một nhóm, và nhóm dân có đặc tính di truyền gần họ nhất là người thổ dân Mĩ châu, kế đến là thổ dân Úc châu, và Tân Guinea (Những kết quả này cũng phù hợp với thời gian định cư ở Úc châu (khoảng 60,000 đến 50,000 năm trước đây, và thời gian định cư ở Mĩ châu (từ 30,000 đến 15,000 năm trước đây);
(iii) các nhóm dân miền nam Trung Quốc phân phối thành ba nhóm, gọi là S1, S2, và S3 (ngoại trừ nhóm S2 là người Hán từ tỉnh Henan, phần còn lại (S1 và S3) gồm các sắc dân trong vùng Yunnan); và


(iv) các sắc dân miền bắc Trung Quốc phân phối thành hai nhóm, gọi là N1 và N2. Nhóm N1 gồm 6 sắc dân nói tiếng Altaic, một nhóm Hán tộc miền Bắc từ tỉnh Yunnan. Nhóm N2 gồm 4 sắc tộc thiểu số có lịch sử sinh sống lâu đời ở miền Bắc, trong đó có một sắc tộc từ tỉnh Ninxia.

Từ những phát hiện trên, một số mô hình có thể đặt ra để giải thích, nhưng mô hình thích hợp với dữ kiện của Giáo sư Chu và đồng nghiệp là các dân tộc miền Bắc Á được tiến hóa từ các dân tộc Đông Nam Á châu. Các dữ kiện liên quan đến răng, sọ [8-9] cũng nhất quán với mô hình này. Do đó, Giáo sư Chu và đồng nghiệp kết luận rằng: “Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á”. Nói một cách khác, các dữ kiện di truyền học của Giáo sư Chu và đồng nghiệp cho thấy tổ tiên của những người nói tiếng Altaic từ Đông Á đã di cư vào Á châu từ ngả Đông Nam chứ không phải từ ngả Trung Á.

(b) Nhưng nghiên cứu của Giáo sư Chu và đồng nghiệp có một điểm yếu, đó là họ dựa vào vi vệ tinh DNA, một chất liệu di truyền rất “nhạy” (sensitive) và dễ bị đột biến (mutation). Để khắc phục nhược điểm này, một nhóm nghiên cứu khác đã tiến hành một nghiên cứu độc lập và qui mô hơn để xác định nguồn gốc Đông Nam Á của dân tộc Trung Hoa. Nhóm nghiên cứu Mĩ – Trung Quốc phân tích DNA trong nhiễm sắc thể Y trong các nhóm dân Hán (thuộc 22 tỉnh của Trung Quốc), 3 nhóm dân Đông Bắc Á (Buryat, Đại Hàn, và Nhật Bản), 5 nhóm dân Đông Nam Á (Cambốt, Thái Lan, Mã Lai, Batak, và Java), và 12 nhóm dân ngoài Á châu (3 nhóm từ Phi châu, 3 từ Mĩ châu, 2 từ Âu châu, và 4 từ châu Đại dương). Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng mức độ biến thiên đa hình thái (polymorphic variation) trong các nhóm dân Đông Nam Á cao hơn trong các nhóm dân thuộc vùng Bắc Á. Điều này có nghĩa là các sắc dân ở Đông Nam Á có một quá trình định cư lâu dài hơn là các nhóm dân Bắc Á. Dùng các phương pháp phân tích di truyền quần thể (population genetics), các nhà nghiên cứu kết luận rằng con người thời đó đã di cư từ Phi châu sang đến Đông Nam Á [10] vào khoảng 60 ngàn năm về trước, và sau đó đã di chuyển lên phía Bắc Á (kể cả Trung Quốc ngày nay) và Siberia [11]. Ngoài ra, còn có bằng chứng di truyền cho thấy các nhóm dân Polynesians cũng có nguồn gốc từ Đông Nam Á [12].

(c) Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội [13], các nhà nghiên cứu Việt – Pháp phân tích DNA trong hai gien (HLA-DR và DQB1), và so sánh kết quả này với các sắc dân thuộc châu Đại Dương (Oceania) và Đông Á. Sau khi ước tính khoảng cách di truyền [14] giữa các sắc dân, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với người Thái và người Hoa. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam Dương.

Tuy nhiên, sau khi xem xét kĩ phần phương pháp nghiên cứu, tôi có lí do để cho rằng kết luận này rất có thể không đúng. Những lí do này là: Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn gien), và với những điểm yếu của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền không ổn định. Thứ hai, ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được.
(d) Khoảng 2 năm sau, các nhà nghiên cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội [15], và cũng qua dùng kĩ thuật PCR (polymerase chain reaction) họ phân tích 6 “restriction enzymes”, và ghi nhận khoảng cách di truyền giữa người Việt và người Hoa rất thấp (chỉ 0.0022), nhưng giữa người Việt và Ấn Độ thì tương đối cao hơn (0.0468), có nghĩa là quan hệ giữa giống người Việt và Hoa gần nhau hơn so với quan hệ Việt và Ấn.

Nghiên cứu này cũng có những điểm yếu như nghiên cứu trình bày phần (c), tức là số lượng gien quá ít (trong trường hợp này chỉ có một gien), và tác giả cũng không tính toán mức độ biến thiên của chỉ số khoảng cách di truyền, nên không thể nào phát biểu khoảng cách giữa Việt – Hoa gần hơn khoảng cách giữa Việt – Ấn. Thực ra, sau khi tính toán lại, tôi thấy hai khoảng cách di truyền (Việt – Hoa và Việt – Ấn) không có sự khác biệt đáng kể (non-significant)!
(e) Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 5 gien trong nhiễm sắc thể Y trong hai nhóm dân: Bắc Á (Bắc Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và Mông Cổ), và Nam Á (Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái, và Việt Nam) cho thấy người Việt gần với các nhóm dân Bắc Á (nhất là Hàn Quốc) hơn là các nhóm dân Nam Á [16]! Chúng ta biết rằng, qua nghiên cứu của Giáo sư Chu, người Hoa phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Hoa phía Nam Trung Quốc. Do đó, phát hiện này quả rất khó giải thích. Càng khó giải thích hơn nữa khi phần lớn những người Việt trong nghiên cứu này là cư dân ở Hà Nội, tức gần miền Nam Trung Quốc.

(f) Trong một nghiên cứu dùng mtDNA, Ballinger và đồng nghiệp [17] ghi nhận rằng chỉ số biến thiên (trong di truyền học gọi là F-value) trong người Việt cao nhất trong các sắc dân vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, các tác giả kết luận một cách mơ hồ rằng các dữ kiện này cho thấy “người Á châu có nguồn gốc từ nhóm dân Nam Mông” (nguyên văn: “The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNA with HpaI/HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians”). Thực ra, các dữ kiện mà tác giả trình bày không cho phép họ kết luận như thế, bởi vì họ chỉ 7 nhóm dân Á châu mà thôi, và cũng chỉ nghiên cứu trên vài mẫu gien rất nhỏ. Nhưng qua số liệu của các nhà nghiên cứu này, chúng ta có thể phát biểu rằng trong hai gien mà họ nghiên cứu, người Việt có lẽ là một sắc dân cổ nhất trong vùng Đông Nam Á.

Qua các nghiên cứu di truyền dựa vào nhiễm sắc thể Y và mtDNA mà tôi vừa tóm lược và nhận xét cho chúng ta thấy rằng các nhóm dân Đông Á có cùng một nguồn gốc chung: đó là tất cả đều xuất phát từ Phi châu. Cũng dựa theo các dữ kiện mới này, các nhà nghiên cứu ước đoán rằng đợt người đầu tiên di cư đến Đông Nam Á xảy ra vào khoảng 18.000 đến 60.000 năm trước đây, và sau đó từ đây một đợt di cư về phía Bắc. Một đợt khác cũng từ Đông Nam Á di cư sang các quần đảo Thái Bình Dương qua ngả Mã Lai Á ngày nay. Tất nhiên, đây chỉ là “câu chuyện” mới được phác họa, nhiều chi tiết vẫn còn trong vòng nghiên cứu thêm.

Các kết quả của các nghiên cứu này đã cung cấp thông tin cho chúng ta để phát biểu một giả thuyết mới, rằng người Hoa ngày nay, nhất là người Hoa ở phía Nam Trung Quốc, có thể xuất phát từ Đông Nam Á; và có bằng chứng [tuy chưa đầy đủ] cho thấy người Việt có thể là một dân tộc cổ nhất trong vùng Đông Nam Á; cho nên có thể người Việt cũng có thể chính là tổ tiên của người Hoa ngày nay, nhất là các sắc dân ở miền Nam Trung Quốc. Cố nhiên, đó chỉ là một giả thuyết cần được thử nghiệm.
Nguồn gốc con người hiện đại, mà đặc biệt là nguồn gốc dân tộc Việt, là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời thì không đơn giản chút nào. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đề khoa học “nóng”, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm qua, chúng tôi tin rằng việc nghiên cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt chúng ta sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. Chúng tôi đang làm việc này và hi vọng sẽ có dịp trình bày kết quả nay mai.
NVT

Chú thích:
1. Trong Việt Nam văn hóa sử cương (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 1992), ở trang 24-25, Đào Duy Anh viết: “Nay ta hãy căn cứ vào sự nghiên cứu của các nhà sử học, nhất là các vị giáo sư ở trường Viễn Đông bác cổ, mà xem gốc tích của dân tộc ta như thế nào. Có người cho rằng tổ tiên ta phát xuất từ Tây Tạng, sau theo lưu vực sông Nhị mà di cư xuống miền trung châu Bắc Việt. Nhưng theo ông Aurousseau dẫn chứng có điều rất kỹ càng thì tổ tiên ta lại là người nước Việt ở miền hạ lưu sông Dương Tử, sau bị nước Sở (đời Xuân thu) đánh đuổi phải chạy xuống miền nam ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, rồi lần lần đến Bắc Việt và phía Bắc Trung Việt.


Theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở thời thượng cổ, giống người Indonesian bị giống Aryan đuổi ở Ấn Độ mà tràn sang bán đảo Ấn Độ Chi-na, làm tiêu diệt giống người thổ trước đầu tiên ở đây là giống Melanesian rồi một phần trong đám di dân ấy đi thẳng mãi sang Nam Dương quần đảo, còn một phần ở lại Ấn Độ Chi-na, ở phía nam thành người Chiêm Thành và Cao Man sau đồng hóa theo văn hóa Ấn Độ, ở phía bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Hoa xuống mà thành người Việt Nam”.

2. Trong Việt Nam sử lược (Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1971), ở trang 5, Trần Trọng Kim viết: “Theo ý kiến những nhà kê cứu của nước Pháp, thì người Việt Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt Nam theo sông Hồng Hà lần xuống phía Đông nam, lập ra nước Việt Nam ta bây giờ; còn người Thái thì họ theo sông Mê-kông xuống, lập ra nước Tiêm la (tức là Thái Lan) và các nước Lào. Lại có nhiều người Tàu và người Việt Nam nói rằng nguyên khi xưa đất nước Tàu có giống Tam Miêu ở, sau giống Hán tộc (tức người Tàu bây giờ) ở phía Tây Bắc đến đánh đuổi người Tam Miêu đi, chiếm giữ lấy vùng sông Hoàng Hà lập ra nước Tàu, rồi dần dần xuống phía nam, người Tam Miêu phải lẩn núp vào rừng hay là xuống ở miền Việt Nam ta bây giờ. Những ý kiến ấy là theo lý mà suy ra đó thôi, chứ cũng chưa có cái gì làm chứng cho đích xác. Chỉ biết rằng người Việt Nam ta trước có hai ngón chân cái giao lại với nhau, cho nên Tàu mới gọi ta là Giao Chỉ; mà xem các loài khác, không có loài nào như vậy, thì tất ta là một loài riêng, chứ không phải là loài Tam Miêu”.

3. Sách Hậu Hán thư (tức sử của Trung Quốc) chép: “Phàm đất thuộc bộ Giao Chỉ, tuy đã đặt quận, huyện, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, nhưng ngôn ngữ vẫn khác nhau, phải có thông ngôn mới hiểu. Người như cầm thú, không phân biệt trưởng ấu (tức không có tôn ti trật tự), búi tóc ở gáy, đi chân không, lấy vải quấn qua đầu làm áo. Sau đó những người tội phạm Trung Quốc đến ở lẫn với họ, mới biết ngôn ngữ dần dần thấy hóa theo lễ. Đến thời Quang Vũ Trung Hung, Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ, Nhâm Diên làm thái thú Cử Chân, bấy giờ mới dạy cho dân biết cày cấy, biết đội mũ đi giày, đặt mối lái, dân mới biết hôn nhân, dựng học hiệu dạy lễ nghĩa …”
4. Về các bài báo khoa học mang tính tiền phong trong ngành khảo cổ học ở Đông Nam Á, xin xem những bài sau đây: (i) “On the improbability of Austronesian origins in South China”, của Giáo sư William Meacham, đăng trong Tập san Asian Perspectives, quyển 25, năm 1984-5; (ii) “The nusantao and North-South dispersals,” của Giáo sư Wilhelm G. Solheim II, in trong Indo-Pacific Prehistory Association Bulletin, quyển 2, năm 1996; (iii) “Southeast Asia and Korea: from the beginings of food production to the first states,” cũng của Giáo sư Solheim II, in trong The History of Humanity: scientific and cultural development, quyển I: “Prehistory and the Beginning of Civilization,” do UNESCO/Routledge (London) xuất bản năm 1994.

5. Sách Eden in the East: the Drowned Continent of Southeast Asia, của Stephen Oppenheimer, Nhà xuất bản Phoenix (London), 1998. Sách khổ 13 x 20 cm, dày 560 trang, kể cả 47 trang tài liệu tham khảo và 28 trang bảng danh mục, chữ loại nhỏ (Times cỡ 8). Giá đề 15 đô-la Canada, hoặc 9 sterling Anh.
6. Theo sách Genesis, và theo truyền thuyết của nhiều nền văn minh cổ, ngày xưa có xảy ra một số trận lụt vĩ đại (hay đại hồng thủy) phủ ngập cả trái đất. Huyền thoại về lụt nổi tiếng nhất là câu chuyện về Noah, một giáo trưởng, được của Thượng đế, xây dựng một chiếc thuyền lớn tên là Ark để gia đình ông ta và mọi sinh vật có thể sống sót qua cơn lụt.
7. Xem bài “Genetic relationship of populations in China,” tác giả J. Y. Chu và đồng nghiệp, Tập san Proceedings of the National Academy of Science (USA) 1998; số 95, trang 11763-11768.
8. Xem bài “Major features of Sundadonty and Sinodonty, including suggestions about East Asian microevolution, population history, and late Pleistocene relationships with Australian aboriginals”, C. G. Turner, Tập san American Journal of Physical Anthropology, năm1990; bộ 82, trang 295-317.
9. Xem bài “Population prehistory of east Asia and the Pacific as viewed from craniofacial morphology: the basic populations in east Asia, VII” T. Hanihara, American Journal of Physical Anthropology, năm 1990, năm 1993, bộ 91, trang 173-87.
10. Xem bài “African origin of modern humans in East Asia: a tale of 12000 Y chromosomes,” tác giả Yuehai Ke và đồng nghiệp, [Tập san] Science, năm 2001, bộ 292, trang 1151-1153.
11. Xem bài “Y-chromosome evidence for a northward migration of modern humans into eastern Asia during the last Ice Age,” tác giả Bing Su và đồng nghiệp, [Tập san] American Journal of Human Genetics, năm 1999, bộ 65, trang 1718-1724.
12. Xem bài báo khoa học “Polynesian origins: insights from the Y chromosome,” tác giả Bing Su và đồng nghiệp, Tập san Proceedings of the National Academy of Science (USA), năm 2000, bộ 97, trang 8225-8228.
13. Xem bài “HLA-DR and DQB1 DNA polymorphisms in a Vietnamese Kinh population in Ha Noi”, tác giả A. Vu-Trieu và đồng nghiệp, Tập san European Journal of Immunogenetics, năm 1997, bộ 24, trang 345-356.
14. Khoảng cách di truyền (hay còn gọi là genetic distance) là một thông số di truyền học đo lường mức độ khác nhau giữa các nhóm dân. Chỉ số này có giá trị tối thiểu là 0 (tức hai nhóm dân giống nhau về mặt di truyền), và giá trị tối đa là 1 (tức hai nhóm dân hoàn toàn khác nhau).
15. Xem bài “Mitochondrial DNA polymorphism in the Vietnamese population”, tác giả R. Ivanova và đồng nghiệp, Tập san European Journal of Immunogenetics, năm 1999, bộ 26, trang 417-422.
16. Xem bài “Y chromosomal DNA variation in East Asian populations and its potential for inferring the peopling of Korea”, tác giả W. Kim và đồng nghiệp, Tập san Journal of Human Genetics, năm 2000; bộ 45, trang 76-83.
17. Xem bài “Southeast Asian mitochondrialDNA analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration,” tác giả S. W. Ballinger và đồng nghiệp, Tập san Genetics, năm 1992, bộ 130, trang 139-45.
18. Solheim II WG. New light on a forgotten past. National Geographic, 1971;139:number 3. Trích đoạn, “Theo truyền thống, người ta cho rằng trong thời kỳ tiền sử, kỹ thuật miền Đông Nam Á là kết quả của những làn sóng di dân từ phương Bắc mang đến. Riêng tôi cho rằng văn hóa nguyên thủy thời đồ đá mới Ngưỡng Thiều (Yangshao) ở Trung Quốc mà người ta biết đến chính là kết quả của một nền văn hóa tiền Hòa Bình đã di chuyển từ miền bắc Đông Nam Á lên phía Bắc vào khoảng 6000 hay 7000 năm trước Công nguyên.” và […] “Văn hóa Long sơn (Lungshan) vẫn được xem là phát triển từ Ngưỡng Thiều, […] thực ra là đã [được] khai sinh ở Nam Trung Quốc và di chuyển lên phía Bắc. Cả hai nền văn hóa này đều bắt nguồn từ gốc văn hóa Hòa Bình.”
Nguồn: http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/04/to-tien-nguoi-viet-la-nguoi-trung-hoa.htm

 

Nhân năm Khỉ:
41. Bàn về nguồn gốc con người hiện đại


nguồn http://chuyenluan.net với sự đồng ý của tác giả
Nguyễn Văn Tuấn
Gửi bài này cho bạn bè 01 tháng 11, 2007

http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-07/23/content_351122.htmCó thể nói rằng trong 12 con vật được dùng làm biểu tượng cho chu kì 12 năm, khỉ là con vật quan trọng nhất, thông minh nhất, và gần gũi nhất với con người. Từ điển Tiếng Việt giải thích rằng khỉ là “thú cao cấp gần với người, biết leo trèo, bàn chân bàn tay có thể cầm nắm được”. Giải thích như thế không sai, nhưng cũng như bao nhiêu từ ngữ chuyên môn khác, nó không đầy đủ [1]. Quả thật, trong tất cả động vật, khỉ là loài động vật giống con người nhất. Khỉ được đề cập ở đây bao gồm những động vật như ape (mà chúng ta thường gọi là “khỉ không đuôi”), tinh tinh (chimpazee), vượn (gibbon), khỉ đột (gorilla), và đười ươi (orang-utan). Cùng với vượn, tinh tinh, đười ươi và con người, khỉ được các nhà động vật học xếp vào loại động vật linh trưởng cao nhất trong các loài vật có vú.
Ngày nay, càng ngày chúng ta càng có nhiều bằng chứng khoa học có tính thuyết phục cao cho thấy khỉ, mà cụ thể là tinh tinh, chính là tổ tiên của con người hiện đại. Nói một cách thẳng thừng hơn, bạn đọc và tôi, là bà con của khỉ. Nói cho cụ thể hơn, tất cả chúng ta –dù là người da vàng, da đen, da đỏ, hay da trắng – đều có chung một tổ tiên: khỉ.
Đó là một giả thuyết về nguồn gốc con người hiện đại trên thế giới ngày nay. Mới nghe qua phát biểu đó, chắc có người sẽ cau mày nói thầm: Lại một giả thuyết giật gân của mấy ngài khoa học! Ừ, một giả thuyết hay đấy, nhưng có thực như vậy không? Nói một cách ví von, trái tim của phương pháp khoa học nằm ngay trong câu hỏi đó. Những câu hỏi đơn giản mang tính hoài nghi như thế chính là yếu tố làm nên cái mà chúng ta gọi là khoa học. Một lời giải thích về một hiện tượng nào đó chưa đủ để làm nên một giả thuyết khoa học. Tương tự, ý kiến của các chuyên gia, dù là chuyên gia hàng đầu, cũng không hẳn là khoa học. Khoa học hiện đại là một mảnh đất bình đẳng. Nó đòi hỏi bằng chứng. Không chỉ đơn thuần bằng chứng, mà là bằng chứng được thu thập một cách khách quan và chính xác, những chứng cớ mà tất cả chúng ta có thể thấy được, sờ được, và đo lường được. Một giả thuyết khoa học phải được phát biểu cụ thể và rõ ràng, và phải có bằng chứng để yểm trợ, tốt nhất là bằng chứng được thu thập một cách độc lập từ nhiều nơi khác nhau.
Nếu một giả thuyết đáp ứng những điều kiện trên đây, thì giả thuyết đó có phải là sự thật, là chân lí? Không hẳn. Theo triết gia Karl Popper, không bao giờ và không ai có thể chứng minh một giả thuyết là sự thật cả. Chúng ta chỉ có thể chứng minh một giả thuyết nào đó là sai lầm, chứ không chứng minh được nó là sự thật. Theo Popper, khoa học chỉ có thể phát biểu rằng bằng chứng có nhất quán hay phù hợp với một giả thuyết hay không, chứ bằng chứng không có khả năng chứng minh một giả thuyết là sự thật. Còn Frederick Nietzsche thì cho rằng cái đẹp tuyệt vời của một giả thuyết là nó có thể bị bác bỏ. Về mặt lí thuyết và đứng trên phương diện trừu tượng, có lẽ Nietzsche nói đúng; nhưng trong thực tế, kinh nghiệm của người viết bài này cho thấy trong giới khoa học không phải ai cũng vui lòng chôn vùi giả thuyết của mình sau khi tiêu ra nhiều năm và công sức để làm nghiên cứu, để phát triển một giả thuyết. 


Trong nghiên cứu về quá trình tiến hóa và nguồn gốc con người, những tranh luận giữa hai hay nhiều giả thuyết là một chuyện rất thường, bởi vì đứng trước một bằng chứng, giới khoa học có nhiều cách diễn dịch khác nhau. Trong lĩnh vực nghiên cứu về nguồn gốc con người hiện đại, những tranh luận ngày càng càng trở nên gay gắt, đến nỗi có người than rằng lĩnh vực nghiên cứu này sắp trở thành một môi trường tranh cãi hơn là làm sáng tỏ vấn đề. Tình trạng này xảy ra một phần vì những bất đồng ý kiến trong việc diễn dịch các bằng chứng liên quan đến giả thuyết về nguồn gốc con người. Những dữ kiện và hiện vật trong bộ môn nghiên cứu cổ nhân chủng học (paleoanthropology) thường rất hiếm và rất khó mà truy tìm. Do đó, vấn đề không phải chỉ đơn giản là thu thập thêm bằng chứng để yểm trợ và bác bỏ một giả thuyết, mà là việc truy tìm các hài cốt và bộ xương hóa thạch (trong bài này tôi sẽ gọi tắt là thạch cốt) đòi hỏi một kiến thức rộng và một nỗ lực lớn, cộng với khả năng tổ chức, tiền bạc, và quan trọng hơn hết là ... may mắn. Các giả thuyết mới thường đến với công chúng rất dễ, nhưng qua những bằng chứng mới nhất, chúng cũng ra đi cũng rất nhanh. 


Thành ra, theo dõi và chứng kiến những cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu nhân chủng học về nguồn gốc con người hiện nay là một điều thú vị và ... bổ ích. Cuộc tranh luận “nóng” hiện nay xoay quanh một câu hỏi quan trọng: Con người hiện đại xuất hiện từ lúc nào, từ đâu, và tiến hóa ra sao? Tôi dùng cụm từ “con người hiện đại” ở đây là để chỉ chúng ta – bạn đọc và tôi – trong đại gia đình con người đang sống hay mới qua đời cách đây vài trăm năm.
Charles Darwin là người đề xướng một giả thuyết được xem là cổ điển, và ngày nay được biết đến qua cụm từ Giả thuyết Phi châu (“Out of Africa hypothesis.”) Darwin là người đầu tiên lí giải rằng loài tinh tinh là những người anh em họ gần nhất của con người hiện đại. Bởi vì tinh tinh chỉ sinh sống ở Phi châu, cho nên con người hiện đại có nguồn gốc từ Phi châu. Giả thuyết này còn lí giải rằng con người hiện đại tiến hóa ở Phi châu và từ đó tản mát định cư khắp thế giới. 


Theo thuyết này, tổ tiên con người và tổ tiên loài tinh tinh tách rời khoảng 5 triệu năm trước. Khoảng 2,5 triệu năm sau đó, con người phát triển thành giống người Homo habilis. Giống người Homo habilis có khả năng làm những dụng cụ thô sơ bằng đá, và có hai chân. Dung lượng não của Homo habilis cao hơn loài tinh tinh, nhưng thấp hơn so với con người hiện đại. Khoảng 2 triệu năm trước, Homo habilis tiến hóa thành loài Homo erectus (loài người đi đứng thẳng lưng), và chính giống người này tản mát khỏi Phi châu và đi khắp thế giới. Đến khoảng 500.000 năm trước Homo erectus tiến hóa thành Homo Sapiens (loài người thông minh). Người Homo Sapiens có dung lượng và hình dạng não giống với con người hiện đại ngày nay.
Nói một cách ngắn gọn, Giả thuyết Phi châu phát biểu rằng con người hiện đại chỉ có mặt khoảng 100.000 đến 200.000 năm trở lại đây, và tất cả đều xuất phát từ Phi châu. Darwin còn tiên đoán rằng hài cốt của con người hiện đại sẽ được phát hiện ở Phi châu.
Một giả thuyết “kình địch” khác là Giả thuyết Nhiều vùng (Multiregional hypothesis) lí giải rằng con người hiện đại tiến hóa trong nhiều địa bàng trên thế giới từ các loài vật tiền thân có tên là Homo erectus (tức người đứng thẳng) khoảng 1 đến 2 triệu năm trước đây. Theo trường phái này, các sắc dân tiến hóa theo một chiều hướng song song nhau đến thời kì hiện đại cùng một thời gian. Bởi vì các sắc dân sống cô lập với nhau, họ phát triển những đặc tính cơ thể và sinh lí riêng cho từng vùng, mà ngày nay chúng ta ghi nhận là những khác biệt mang tính “chủng tộc”. Giả thuyết Nhiều vùng tiên đoán rằng các thạch cốt của con người hiện đại sẽ được phát hiện khắp các vùng thuộc Thế giới Cổ (Old World) và độ tuổi của chúng cũng sẽ tương đương nhau. Giả thuyết Nhiều vùng còn tiên đoán rằng các sắc dân cổ sẽ có nhiều đặc tính cơ thể như xương chẳng hạn mang tính liên tục và giống với các sắc dân hiện đại trong vùng. Chẳng hạn như, theo Giả thuyết Nhiều vùng, giống người Neandertals [2], một sắc dân cổ ở Âu châu, sẽ có nhiều đặc tính di truyền giống như người Âu châu hiện nay.
Vấn đề còn lại là thu thập bằng chứng một cách khách quan để xem giả thuyết nào đáng được tin cậy hơn. Trong vài mươi năm gần đây, với sự phát triển phi thường của bộ môn khoa học di truyền và công nghệ sinh học, việc nghiên cứu nguồn gốc con người đã chuyển từ việc thu thập các bằng chứng ngôn ngữ học và cơ thể học sang việc thu thập bằng chứng di truyền học. Kết quả của nhiều nghiên cứu quan trọng về di truyền học trong thời gian gần đây có vẻ không phù hợp với Giả thuyết Nhiều vùng, nhưng có vẻ nhất quán với Giả thuyết Phi châu hơn. Hiện nay, có 4 nhóm bằng chứng độc lập “yểm trợ” cho Giả thuyết Phi châu. 


Bằng chứng 1: Mối liên hệ huyết thống giữa khỉ và con người
Một giả thuyết được phần đông giới nhân chủng học chấp nhận là khoảng 10 triệu năm trước đây, có ít nhất là hai giống khỉ sinh sống ở Phi châu. Một giống là tổ tiên của loài khỉ đột ngày nay, và một giống là tổ tiên chung của tinh tinh và con người. Khoảng 5 triệu năm sau, giống khỉ tổ tiên của tinh tinh và con người tách ra hai giống khác nhau: một trở thành tổ tiên của loài tinh tinh, và một trở thành tổ tiên của con người.


Giả thuyết trên được xây dựng bằng các dữ kiện di truyền học. Trong bất cứ gen nào hay dãy DNA nào được khảo sát, con người và tinh tinh có cấu trúc gen và DNA giống nhau hơn là giữa tinh tinh với khỉ đột. Nếu so sánh DNA của con người và DNA của tinh tinh, sự trùng hợp lên đến 98.4%, tức chỉ khác biệt 1.6%. Phân tích chuỗi DNA trong hệ thống máu globin, mức độ trùng hợp giữa con người hiện đại và tinh tinh là 98.76%, tức chỉ khác biệt trên dưới 1%. Những khác biệt về chuỗi DNA và đột biến này giúp cho các nhà khoa học ước tính được thời gian mà con người và khỉ tách rời ra thành hai nhóm độc lập. 


Chính vì sự trùng hợp di truyền này, nhiều nhà nhân chủng học đề nghị xếp loại tinh tinh thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm Pan troglodytes (hay những tinh tinh ‘thường’), nhóm 2 gồm Pan paniscus (còn gọi là bonobo hay pygmy chimpazee – tinh tinh nhỏ), và nhóm 3 là ... chúng ta, tức Homo sapiens, người thông minh.
Tuy nhiên, con người có 23 cặp nhiễm sắc thể (chromosomes), còn tinh tinh (và ngay cả khỉ đột, đười ươi) có đến 24 cặp nhiễm sắc thể. Nghiên cứu kĩ cho thấy hai cặp nhiễm sắc thể trong tinh tinh nhập thành nhiễm sắc thể số 2 trong con người. Không ai biết tại sao có sự khác biệt nhỏ này, nhưng nó có thể là là yếu tố quyết định sự khác biệt giữa con người và loài tinh tinh mà chúng ta thấy ngày nay. 


Thời điểm mà con người và loài tinh tinh trở nên độc lập nhau (tức khoảng 5 triệu năm về trước) cũng phù hợp với những dữ kiện khảo cổ nhân chủng học. Năm 1995, một nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học California tại Berkely và đồng nghiệp ở Ethiopia công bố một công trình nghiên cứu cho thấy, qua phân tích sọ và xương đùi phát hiện ở Ethiopia, con người và loài tinh tinh bắt đầu tách riêng ra khoảng 4,3 triệu năm về trước.
Bằng chứng 2: Bà Eve 

Tháng Tư năm nay, Một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Maryland (Mĩ) do Nhà nghiên cứu Sarah Tishkoff dẫn đầu công bố một phân tích di truyền học trên hơn 600 người Tanzania (hiện đang sống) trong 14 bộ lạc thuộc 4 nhóm ngôn ngữ khác nhau [3]. Họ phân tích khuynh hướng phân bố của các mảng DNA nhỏ có tên là mitochondrial DNA (hay còn gọi tắt là mtDNA) [4]. Đây là một phương pháp phân tích đáng tin cậy nhất và chính xác nhất để truy tìm nguồn gốc con người, bởi vì các mảng DNA nhỏ này chỉ hiện diện trong buồng trứng, và vì thế chỉ di truyền trong giống cái. Tỉ lệ đột biến (tức những biến đổi mtDNA) là một thước đo khoảng thời gian từ khi có con người trên trái đất. Chủ nhân của mảng mtDNA (dĩ nhiên là một phụ nữ) thường được gọi là Bà Eve. Cố nhiên, vào thời đó có thể có nhiều phụ nữ cũng có thể là chủ nhân hay có cùng mảng mtDNA với Bà Eve, nhưng theo thói quen, người ta gọi Bà Eve cho gọn. 


Tiến sĩ Tishkoff và đồng nghiệp của bà chọn các sắc dân Đông Phi châu để làm nghiên cứu vì những lí do sau đây: Thứ nhất, ở đây, mức độ khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, thể chất con người rất cao. Có bộ lạc người Đông Phi châu rất cao, nhưng cũng có bộ lạc mà phần lớn có chiều cao rất thấp; có bộ lạc da rất đen, nhưng cũng có bộ lạc da chỉ ngâm đen; có bộ lạc mặt tròn, nhưng cũng có bộ lạc mặt nhỏ và hẹp, v.v... Những khác biệt về đặc tính nhân trắc và văn hóa này trong cùng một vùng là một đặc tính lí tưởng cho việc nghiên cứu cổ nhân chủng học và di truyền học. Nói theo ngôn ngữ của di truyền học, Đông Phi châu là nơi có gen rất đa dạng, và càng đa dạng thì việc phân tích và phân loại càng dễ dàng hơn. Thực vậy, các bộ lạc trong năm sắc dân này có quá nhiều đột biến gen so với các sắc dân, đó là một dấu hiệu cho thấy vùng Đông Phi châu là một vùng đất mà con người từng có mặt rất lâu đời. Công trình nghiên cứu này cho thấy 5 sắc dân Đông Phi có một nguồn gốc lâu đời hơn cả người !Kung San ở vùng Nam Phi châu, những người mà trước đây chúng ta tin rằng có mtDNA lâu đời nhất. 

Nếu nhận dạng theo bộ lạc, 5 sắc dân này là: người Sandawe, nói tiếng "click" có liên hệ với người tóc rậm (còn gọi là người rừng, hay Bushmen chuyên sống gần vùng sa mạc) của dân tộc Kalahari; người Burunge và Gorowaa, họ di dân từ Ethiopia đến Tanzania chỉ trong vòng 5.000 năm trở lại đây; và người Maasai và Datog, những người có thể xuất phát từ Sudan. Nỗ lực của nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Tishkoff còn góp phần xây dựng nên một ngân hàng chứa các dữ kiện về mtDNA. Qua mtDNA, các nghiên cứu chứng minh rằng 5 sắc dân này là những sắc dân có mặt lâu đời nhất trên thế giới mà chúng ta từng biết đến. Điều này có nghĩa là Bà Eve là một người gốc Đông Phi châu hay Đông Bắc Phi châu. Có thể vùng đất thuộc Ethiopia hay Sudan ngày nay là nơi mà con người hiện đại khai sinh.
Nếu tỉ lệ đột biến mtDNA không thay đổi theo thời gian (một giả định được xem là đáng tin cậy), và bằng một phương pháp thống kê học, các nhà khoa học có thể ước đoán rằng tổ tiên lâu đời nhất của con người hiện đại khai sinh khoảng 170.000 năm về trước. Nên nhớ rằng chỉ “có thể” thôi. Nhưng điều quan trọng là ước tính này nhất quán với bằng chứng từ các thạch cốt. 


Bằng chứng 3: "Trưởng lão" Idaltu
Tháng 6 vừa qua, một nhóm nghiên cứu liên quốc gia gồm Tim White và F. Clark Howell thuộc Đại học California tại Berkeley, và một nhóm nghiên cứu do Berhane Asfaw thuộc Rift Valley Research Service ở Addis Ababa, công bố khám phá liên quan đến 3 sọ người hóa thạch trong vùng Herto Bouri của Ethiopia [5]. Một điểm đáng chú ý nhất của 3 sọ người đó là tất cả đều là phái nam; trong đó có một sọ có lẽ của một em bé 6 hay 7 tuổi. Ngoại trừ một vài trường hợp mất răng, và vài thiệt hại phần trái của sọ, những sọ hóa thạch này đều có đầy đủ đặc tính của con người hiện đại. Dùng phương pháp quang tuyến isotope, các nhà nghiên cứu ước tính ba sọ người này có độ tuổi từ 154.000 đến 160.000 năm. Nói một cách khác ba người này sống trong khoảng thời gian kể trên. 


Khi các nhà nghiên cứu rửa sạch và ráp nối những mảnh sọ với nhau, họ có thể cho ra một câu chuyện hoàn chỉnh. Cũng giống như con người hiện đại, những chủ nhân của 3 sọ này có khuôn mặt nhỏ, hơi dài. Dung lượng sọ của một người có mã số BOU-VP-16/1 là 1.450 cm3, tức là rộng hơn dung lượng của một con người hiện đại. Mặc dù sọ của người Herto (một sắc dân Phi châu) lớn và dài hơn con người hiện đại, các nhà nghiên cứu cho rằng người Herto có lẽ là một giống người thông minh hiện nay, Homo sapiens, đầu tiên vừa được phát hiện, tức là tổ tiên trực tiếp của chúng ta ngày nay. Cũng như nhóm nghiên cứu Đại học Maryland, qua 3 sọ người này, Tim White và đồng nghiệp ông ta kết luận rằng nguồn gốc của con người hiện đại quả bắt nguồn từ Phi châu. 
 Bởi vì sọ người Herto vừa được phát hiện không đồng dạng với các hài cốt con người cổ xưa từ bất cứ một vùng nào trên thế giới, các nhà nghiên cứu phải xếp 3 sọ người này vào một nhóm mới và đặt tên là Homo sapiens idaltu. Chữ idaltu xuất phát từ tiếng Afar ở Ethiopia, và có nghĩa là “trưởng lão.” 


Ngay cả các nhà nghiên cứu không tham gia vào công trình nghiên cứu trên cũng đồng ý rằng 3 sọ người Herto là một bằng chứng thuyết phục nhất về con người hiện đại, và phù hợp với Giả thuyết Phi châu về nguồn gốc con người hiện đại. Sọ người Herto còn cung cấp một bằng chứng nhất quán với sự chuyển tiếp về niên đại trong các sắc dân Phi châu được khám phá trong vài năm qua. Chẳng hạn như các sọ người và thạch cốt thuộc giống người đứng thẳng (Homo erectus) từ Daka, có niên đại khoảng 1 triệu năm về trước, và sọ người cổ Bodo với niên đại khoảng 500.000 năm. Ngoài ra, thạch cốt từ Omo Kibish, cũng thuộc Ethiopia, có niên đại thấp hơn sọ người Herto. (Tuy nhiên niên đại của thạch cốt từ Omo Kibish được xem là mơ hồ, một phần vì những thạch cốt này là những mảnh vụn, rời rạc, và một phần là do phương pháp đánh giá niên đại không có độ tin cậy cao). Nhưng một vài thạch cốt được khám phá cũng gần vùng Omo Kibish vào năm 1967, và qua các phương pháp ước tính đáng tin cậy hơn, có niên đại khoảng 125.000 năm. Hơn thế nữa, một số thạch cốt từ Qafzeh thuộc Do Thái – tức là một hướng di dân từ Phi châu – có niên đại khoảng 92.000 năm. 


Tất cả những phát hiện trên đây cho thấy Phi châu là nơi mà con người xuất hiện sớm nhất. Nhưng những phát hiện này không loại trừ khả năng các giống dân cùng tiến hóa một lượt trong các vùng khác trên thế giới, như những người theo Giả thuyết Nhiều vùng đề nghị. Một cách thử nghiệm đáng chú ý nhất của các nhà khoa học theo Giả thuyết Nhiều vùng là nghiên cứu trên giống dân cổ Neandertals, một giống dân chỉ tìm thấy ở Âu châu. Theo họ, giống dân Neandertals (sống vào khoảng 200.000 đến 27.000 năm trước đây) thể hiện một sự chuyển tiếp từ người Âu châu Homo erectus đến người thông minh ngày nay (Homo sapiens sapiens). Thế thì câu hỏi được đặt ra là: Có phải sọ người Herto chỉ đơn thuần là tổ tiên của những người Phi châu mà thôi (cũng như giống dân Neandertals là tổ tiên người Âu châu ngày nay?)
Câu trả lời là "Không." Lí do đơn giản là những sọ người Herto cho thấy người Phi châu đã phát triển bộ xương của một con người hiện đại, còn các thạch cốt của giống dân Neandertals vẫn chưa thể xem là con người hiện đại.
Bằng chứng 4: Giống người Neandertals
Năm 1997, Svante Paabo thuộc Viện nghiên cứu tiến hóa nhân chủng học (Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology) tại Leipzig, Đức, là người đầu tiên chiết mtDNA từ giống dân Neandertal [6]. Công trình nghiên cứu này được đánh giá là công phu, độc đáo, là “tour de force” về phương pháp nghiên cứu trong tiến hóa học. Mảng mtDNA của giống dân Neandertal được so sánh với mtDNA của 2.000 người hiện đang sống vòng quanh thế giới. Kết quả cho thấy, tính trung bình, tỉ lệ đột biến giữa các nhóm dân số trên thế giới khác nhau khoảng 27 (trong tổng số 379 đột biến được nghiên cứu). Ngoài ra, mtDNA của giống dân Neandertals không đồng dạng với mtDNA của người Âu châu. Nói một cách khác, qua bằng chứng di truyền học, giống dân Neandertals không phải là tổ tiên của người Âu châu ngày nay. Đây là một khám phá quan trọng, vì nó loại bỏ vai trò của người Neadertals trong việc suy luận về nguồn gốc con người hiện đại. Đó là một khám phá đánh một “đòn chí tử” vào Giả thuyết Nhiều vùng. 


Nhưng các nhà khoa học theo Giả thuyết Nhiều vùng vẫn chưa chịu thua. Giáo sư Milford Wolpoff thuộc Đại học Michigan và Giáo sư Alan Thorne thuộc Đại học Quốc gia Úc châu ở Canberra, chất vấn kết luận của công trình nghiên cứu trên. Họ đề nghị nghiên cứu thêm các mảng mtDNA từ một số người Neandertals khác, vì họ nghi ngờ rằng mẩu mtDNA của nhóm Paabo dùng còn quá nhỏ và có thể quá cá biệt, không đại diện cho tổng thể giống dân Neandertals được. Họ còn tiên đoán rằng mtDNA của giống dân Neandertal sẽ đồng dạng với người Âu châu cổ hơn là người Âu châu đang sống ngày nay. Đó là một phê bình công bằng.
Để khắc phục nhược điểm mà Wolpoff vae Thorne nêu lên, một số nhóm nghiên cứu khoa học trên thế giới bèn tiến hành nhiều nghiên cứu để thử nghiệm giả thuyết của Milford Wolpoff và Alan Thorne, bằng cách dùng phương pháp nghiên cứu của nhóm Max Planck. Kết quả của tất cả các nghiên cứu này đều nhất quán một điều: mẩu mtDNA của giống dân Neandertal khác xa với mẩu mtDNA của người Âu châu cổ hay người Âu châu hiện nay. Chẳng hạn như công trình nghiên cứu của Giorgio Bertorelle và đồng nghiệp thuộc Đại học Ferrara (Ý) cho thấy mẩu mtDNA của hai nhóm người Âu châu cổ (Cro-Magnons ở Ý) có niên đại 23.000 đến 24.720 năm rất khác với 4 mẩu mtDNA của giống dân Neandertals có niên đại từ 42.000 đến 29.000 năm [7]. Mức độ khác biệt giữa hai mẩu mtDNA khá cao: 22 đến 28 trong số 360 đột biến nghiên cứu. Điều quan trọng là các mẩu mtDNA của người Cro-Magnon, như dự đoán, rất tương đương với mẩu mtDNA của người Âu châu ngày nay, với tỉ lệ đột biến chỉ khác nhau có 1 trong số 2.566 mẩu mtDNA! 


Nói một cách khác, mtDNA của người Âu châu đang sống hiện nay cũng chính là mtDNA của người Cro-Magnons, và do đó, giống dân Neandertals không phải là một giống người nằm trong quá trình tiến hóa từ Homo erectus sang người Homo sapiens hiện đại. Giống dân Neandertals không phải là tổ tiên của người Âu châu hiện đại.
Bằng chứng và tính thuyết phục
Giả thuyết Phi châu về nguồn gốc con người hiện đại càng ngày càng trở nên thuyết phục. Thuyết phục là vì hầu hết các nghiên cứu, nhất là nghiên cứu di truyền học, đều cho ra một câu trả lời kiên định, trước sau như một. Câu trả lời này phù hợp với giả thuyết rằng con người hiện đại, dù là ở Á, Âu, Mĩ châu đều có tổ tiên xuất phát từ Phi châu, đặc biệt là từ Đông Phi châu nói chung, và Ethiopia hay Sudan nói riêng, bởi vì nơi đây là quê hương của những thạch cốt con người cổ nhất thế giới. Các nghiên cứu này cũng loại bỏ khả năng vế mối liên hệ giữa người Neandertals và con người hiện đại, và do đó, không nhất quán với Giả thuyết Nhiều vùng. 


Mặc dù sức thuyết phục của các nghiên cứu này rất cao, chúng ta cần phải cảnh giác rằng những thạch cốt dùng trong nghiên cứu chỉ nói cho chúng ta biết hình dạng của tổ tiên chúng ta ngày xưa, và nơi và thời gian mà họ từng sinh sống. Công trình nghiên cứu của White-Howell-Asfaw cho thấy thạch cốt khám phá từ Ethiopia có niên đại khoảng 160.000 năm. Các nhà khoa học theo Giả thuyết Phi châu đang ăn mừng.
Nhưng các nhà khoa học theo Giả thuyết Nhiều vùng chắc chắn là chưa đầu hàng, hay ít ra là họ cần một thời gian để tuyên bố đầu hàng. Hiện nay, họ bị mất rất nhiều cảm tình viên. Giáo sư Wolpoff vẫn kiên trì bảo vệ Giả thuyết Nhiều vùng mà ông từng đề nghị nhiều năm trước đây. Có thể nhiều khám phá sắp tới sẽ làm cho cán cân khoa học nghiêng về phía Giả thuyết Nhiều vùng, nhưng họ cần phải có nhiều – rất nhiều bằng chứng – để bác bỏ Giả thuyết Phi châu. 


Tản mát ra khỏi Phi châu
Nếu tổ tiên con người hiện đại xuất phát từ Phi châu, thì một câu hỏi được đặt ra là sau đó họ đi đâu, vào lúc nào? Bằng chứng khảo cổ học cho chúng ta nhiều thời điểm mà con người di dân ra khỏi Phi châu, và những thời điểm này có thể đối chiếu với bằng chứng di truyền học để cho ra một câu chuyện di dân tương đối hoàn chỉnh. “Bằng chứng di truyền” ở đây là những phân bố DNA và gen trong các sắc dân hiện đại trên khắp 5 châu. Qua những phân bố DNA và gen, chúng ta có thể ước tính những khoảng cách di truyền giữa các sắc dân [8]. Khoảng cách di truyền càng gần có nghĩa là hai sắc dân càng giống nhau. Kết quả phân tích này có thể tóm gọn như sau [9]: 



Khoảng cách di truyền
Thời điểm định cư đầu tiên (1000 năm)
Phi châu – Á châu
0.206
100
Á châu – Úc châu
0.100
55
Á châu – Âu châu
0.097
43
Âu châu – Mĩ châu
0.089
15 – 50


Theo kết quả phân tích khoảng cách di truyền giữa các sắc dân và các hiện vật cổ, chúng ta có thể khẳng định rằng con người hiện đại di dân ra khỏi Phi châu và đến Á châu vào khoảng 100.000 năm trước đây.  Có thể trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á châu.  Cũng có thể họ đi thẳng từ Đông Phi châu, dọc theo đường biển Ả Rập ngày nay băng ngang qua Ấn Độ, và đến định cư ở Đông Nam Á.  


 Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng nam ra Úc châu và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây.  Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á châu [10-11].  Ngoài ra, gần đây, một nghiên cứu mtDNA [tuy chưa đầy đủ] còn cho thấy người Việt có thể là một dân tộc cổ nhất trong vùng Đông Nam Á [12].
Cuộc định cư ở Âu châu có lẽ xuất phát từ ngả Tây Á châu và Bắc Phi châu, vào khoảng 43.000 năm về trước.  Thời điểm di dân từ Đông Bắc Á châu vào Mĩ châu là khó đoán nhất.  Dựa vào bằng chứng khảo cổ, giới khảo cổ học cho rằng cuộc di dân đó xảy ra vào khoảng 15.000 đến 50.000 năm trước đây, nhưng đây chỉ là một ước tính rất “thô”, và sự nhất quán với bằng chứng về khoảng cách di truyền không mấy cao.  


            Nói tóm lại, một số nghiên cứu quan trọng gần đây cho thấy con người hiện đại như chúng ta có nguồn gốc từ Phi châu, cụ thể là Đông Phi châu.  Từ Phi châu, tổ tiên chúng ta di cư đến Á châu, và từ Á châu họ tản mát đi khắp 4 châu còn lại, kể cả các hòn đảo vùng nam Thái Bình dương.  Tất nhiên, đây chỉ là câu chuyện mới được phát họa, nhiều chi tiết vẫn còn trong vòng nghiên cứu thêm.  Một trong những chi tiết mà chúng ta cần tìm hiểu thêm là mối liên hệ giữa người Việt hiện nay và các dân tộc trong vùng Đông Nam Á châu.  Tổ tiên gần nhất của chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đề khoa học “nóng”, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học.  Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm qua trở lại đây, tôi tin rằng việc nghiên cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt chúng ta sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta.
  

Chú thích và tài liệu tham khảo
[1]  Trong thực tế, không phải loài nào cũng hái lượm bằng bàn tay hay bàn chân.  Trong số hơn 200 loài khỉ, giới khoa học phân biệt hai loài khỉ chính: một loài sinh sống trong vùng Nam và Trung Mỹ (còn gọi là New World monkeys – tức khỉ thế giới mới, còn một loài sinh sống ở các vùng Á châu và Phi châu (còn gọi là Old World monkeys, khỉ thế giới cũ).  Khỉ ở Phi châu và Á châu có 32 răng (như con người), nhưng khỉ ở Mỹ châu có đến 36 răng.  Khỉ Phi châu và Á châu không có khả năng lượm đồ vật bằng đuôi, trong khi đó một số khỉ Mỹ châu có khả năng này.  Khỉ Phi châu và Á châu có hai lỗ mũi gần nhau, nhưng khỉ Mỹ châu có lỗ mũi cách xa hơn và cân đối hơn. 
[2]  Năm 1856 (3 năm trước khi Charles Darwin xuất bản cuốn The Origin of Species), người ta phát hiện một sọ người có vẻ khác với người hiện đại.  Sọ người này được phát hiện tại Sông Neander.  Sau này, người ta phát hiện thêm nhiều sọ người tương tự chung quanh sông Neander.  Do đó, sau này giới khảo cổ học đặt tên cho giống người này Neandertal
[3]  Tishkoff, S. A., K. Gonder, J. Hirbo, H. Mortensen, K. Powell, A. Knight and J. Mountain. The genetic diversity of linguistically diverse Tanzanian populations: A multilocus analysis. American Journal of Physical Anthropology Supplement 2003; 36:208–209.
[4]  Không như DNA nằm trong nhân của tế bào, Mitochondrial DNA nằm ngoài nhân của tế bào.  MtDNA chỉ lưu truyền trong giống cái (ví dụ như từ mẹ sang con gái) do đó chúng rất có ích trong việc trùy tìm những mối quan hệ di truyền giữa các nhóm dân.  Nhưng mtDNA có hai nhược điểm: (i) mtDNA có nhiễm sắc rất nhỏ, chỉ khoảng 16500 mẫu tự (tức chỉ khoảng 16 kilobases); và (ii) sự phân phối của các mẫu tự cũng không đồng đều.
[5]  White, T. D., B. Asfaw, D. DaGusta, H. Gilbert, G. D. Richards, G. Suwa and F. C. Howell.  Pleistocene Homo sapiens from Middle Awash, Ethiopia. Nature 2003; 423:742–747.
[6]  Krings, M., A. Stone, R. W. Schmitz, H. Krainitzki, M. Stoneking and S. Paabo. Neandertal DNA sequences and the origin of modern humans. Cell 1997; 90:19–30.
[7]  Barbujani, G., and G. Bertorelle. Were Cro-Magnons too like us for DNA to tell? Nature 2003; 424:127. 
[8]  Khoảng cách di truyền (hay còn gọi là genetic distance) là một thông số di truyền học đo lường mức độ khác nhau giữa các nhóm dân.  Chỉ số này có giá trị tối thiểu là 0 (tức hai nhóm dân giống nhau về mặt di truyền), và giá trị tối đa là 1 (tức hai nhóm dân hoàn toàn khác nhau).
[9]  Cavalli-Sforza LL.  Genes, people and languages.  Penguin Books, 2001. Chương 1 (trang 1 – 33) và Chương 3 (trang 57 – 91).
[10]  Chu JY, et al.  Genetic relationship of populations in China,” tác giả J. Y. Chu và đồng nghiệp, Proceedings of the National Academy of Science (USA) 1998; 95: 11763-11768.
[11]  Su B, et al.  Y-chromosome evidence for a northward migration of modern humans into eastern Asia during the last Ice Age. American Journal of Human Genetics 1999; 65:1718-1724.
[12]  Ivanova R, et al.  Mitochondrial DNA polymorphism in the Vietnamese population”, tác giả và đồng nghiệp, European Journal of Immunogenetics 1999; 26:417-422.



Bàn về nguồn gốc con người hiện đại (Nguyễn văn Tuấn)
Bưởi không gây ung thư vú (Nguyễn văn Tuấn)
Bảo tồn môi sinh (Nguyễn văn Tuấn)
Chất béo không ảnh hưởng.. (Nguyễn văn Tuấn)
Giải Nobel Y học (Nguyễn văn Tuấn)
Giải Nobel Y học: GS Mario R. Capecchi (Nguyễn văn Tuấn)
Học vị tiến sĩ và học hàm ở các đại học Úc và Mĩ (Nguyễn văn Tuấn)
Nhân năm Tý bàn chuyện  (Nguyễn văn Tuấn)
Những ngộ nhận về học vị tiến sĩ tại VN (Nguyễn Văn Tuấn)
Quản lí dự án nghiên cứu khoa học (Nguyễn văn Tuấn)
Vấn đề tác giả một bài báo khoa học (Nguyễn văn Tuấn)




.......... .

42. Tìm về nguồn gốc dân tộc Việt Nam qua di truyền học:
Một vài phát hiện ban đầu và đường hướng nghiên cứu
 
Nguyễn Văn Tuấn
Cách đây vài tháng, nhân điểm qua cuốn sách “Eden in the East” (tạm dịch: Địa đàng ở phương Đông) của Tác giả Stephen Oppenheimer, tôi có đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam [1].  Bài điểm sách đã được một số tạp chí in lại, và qua đó đã được nhiều bạn đọc quan tâm đến vấn đề ở trong và ngoài nước đón nhận một cách nồng nhiệt.  Một số bạn đọc viết thư riêng đề nghị  chúng tôi nên tiến hành một nghiên cứu sinh học để xác định rõ hơn mối quan hệ giữa dân tộc Việt và các dân tộc khác trong vùng Đông Nam Á châu.  Một số bạn đọc khai triển thêm đề tài này và đề nghị nên cẩn thận trong khi diễn dịch các số liệu và dữ kiện khảo cổ học (xem chẳng hạn như bài viết của Tác giả Nguyễn Quang Trọng trên Hợp Lưu [2]).   Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có người cho rằng không cần phải đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt, vì trong quá khứ đã có tác giả, chẳng hạn như Bình Nguyên Lộc, đã “chứng minh” nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt [3]. 

 Tuy nhiên, người viết bài này tin rằng một quan điểm mang tính khẳng định cao như thế rất nguy hiểm cho tiến bộ khoa học, vì nó hàm ý cho rằng câu chuyện đã chấm dứt, câu trả lời đã dứt khoát, không còn vấn đề gì để bàn thảo nữa, cũng như không có gì để phải nghiên cứu thêm.  Thực ra, vấn đề [nguồn gốc dân tộc Việt] chưa được giải quyết thỏa đáng.   Chưa ai chứng minh một cách khoa học rằng dân tộc Việt có nguồn gốc Mã Lai, và thậm chí câu hỏi vẫn chưa được đặt ra một cách có hệ thống.  Tôi cho rằng vấn đề cần phải được đặt lại.   Tại sao?  Ngoài những dữ kiện trong sách “Eden in the East” của Oppenheimer mà tôi đã trình bày, tôi thấy còn có vài lý do quan trọng khác để chúng ta đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt.
Thứ nhất, giả thuyết về nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt chỉ là một giả thuyết trong nhiều giả thuyết khác nhau.  Giả thuyết này, phần lớn, dựa vào các dữ kiện khảo cổ và ngôn ngữ.  Những dữ kiện về đặc tính cơ thể và các chỉ số nhân trắc (như màu da, xương, sọ, khuôn mặt, v.v..) từng được dùng làm các đơn vị thông tin để nghiên cứu nguồn gốc dân tộc và sự tiến hóa của loài người.  Nhưng các đặc tính này thay đổi theo thời gian, và chịu ảnh hưởng vào môi trường sinh sống.  Chẳng hạn như chiều cao của con người trong vòng 200 năm qua đã tăng một cách đáng kể do những cải thiện về dinh dưỡng và môi trường sinh sống.  Ngay cả cấu trúc xương cũng thay đổi theo thời gian và môi trường.  Do đó các đặc tính nêu trên không phải là những thông tin lý tưởng cho việc nghiên cứu lịch sử di truyền của con người.

Những dữ kiện về ngôn ngữ cũng có nhiều khiếm khuyết, vì mức độ tương đương về từ ngữ không thể nói lên một cách đầy đủ khuynh hướng di cư của các sắc dân.  Ngay cả việc xác định mức độ tương đồng từ ngữ giữa các ngôn ngữ cũng là một vấn đề mang tính kỹ thuật mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa đồng ý về phương pháp làm.  Vả lại, sự tương đồng giữa các ngôn ngữ có thể là một hằng số mang tính văn hóa, chứ không hẳn do các cơ chế sinh học và di truyền.  Nói tóm lại, những bằng chứng khảo cổ và ngôn ngữ không phải là những loại thông số đáng tin cậy để xác định nguồn gốc dân tộc. 
 Thứ hai, có thể nói ngay rằng các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam của một số tác giả người Việt trước đây thiếu tính khoa học hay “bán khoa học” [4].  Những dữ kiện dùng để đặt giả thuyết trước đây chưa bao giờ được xử lý bằng cách phương pháp khoa học, không đánh giá được mức độ biến thiên của dữ kiện, nghĩa là định lượng xem mức độ biến chuyển của những dữ kiện đó có tỷ lệ bao nhiêu là do các yếu tố ngẫu nhiên gây nên, và bao nhiêu là do các yếu tố không ngẫu nhiên tạo thành. 
Người thông minh có thể có nhiều cách giải thích rất hay cho những quan điểm sai lầm.   Ai cũng có thể phát biểu một giả thuyết, nhưng một giả thuyết khoa học khác với một giả thuyết phi khoa học ở chỗ một giả thuyết khoa học có thể thử nghiệm được.  Điều quan trọng là một giả thuyết khoa học cần phải được thử nghiệm một cách khách quan, và cần phải được “phản nghiệm” (falsify) một cách độc lập.

Vì thế, cần phải nói rõ rằng việc phát triển một giả thuyết khoa học không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc in vài ý kiến thành sách và cho đó là “khoa học”, là những giả thuyết mà ai cũng cần phải đọc, cần phải ghi nhận.  Stephen Jay Gould (nhà tiến hóa học danh tiếng vừa mới qua đời), trước khi phát biểu một giả thuyết về sinh học tiến hóa đã từng làm nhiều nghiên cứu và từng công bố kết quả nghiên cứu trong hàng trăm bài báo khoa học trên các tập san chuyên môn.  Stephen Oppenheimer cũng thế: trước khi cho in những giả thuyết của mình thành sách, ông ta đã phải bỏ ra hàng chục năm đi thu thập dữ kiện, thử nghiệm, phân tích, và công bố nhiều bài báo khoa học trên các tập san chuyên môn danh tiếng trên thế giới.   Nhìn lại trường hợp Việt Nam, chúng ta có thể nói không một giả thuyết nào về nguồn gốc dân tộc Việt Nam được kiểm tra bởi các đồng nghiệp chuyên môn trên thế giới (peer review), hay được công bố trên các tập san hàn lâm trên thế giới, hay dựa vào những bằng chứng chặt chẽ về sinh học.  Thành ra,  chưa một giả thuyết nào của các tác giả Việt Nam được trình bày một cách có hệ thống và được đồng nghiệp trên thế giới công nhận. 

Thứ ba, như đã nói trên nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam mà Bình Nguyên Lộc đề xướng là một giả thuyết.  Không có ai có thể chứng minh một giả thuyết.  Những gì mà người ta có thể “chứng minh” là các dữ kiện có nhất quán hay phù hợp với giả thuyết hay không.   Khi có dữ kiện mới giả thuyết sẽ được phát biểu lại.  Do đó, cần phải nhấn mạnh rằng không có một giả thuyết nào được xem là bất biến.  Ngay cả giả thuyết về nguồn gốc con người hiện đại cũng đã trải qua nhiều nghiên cứu, thảo luận hàng nửa thế kỷ nay, với hàng ngàn bài báo khoa học và hàng trăm cuốn sách đã viết về đề tài này.   Điều này cũng không nên lấy làm ngạc nhiên, bởi vì quá trình phát triển khoa học nằm trong một chu trình đặt vấn đề hay giả thuyết, thu thập dữ kiện, thử nghiệm giả thuyết, và đặt lại vấn đề.  Sự tích lũy dữ kiện theo thời gian sẽ soi sáng và góp phần kiểm tra lại giả thuyết ban đầu.  Thành ra, cần phải đặt lại vấn đề, cần phải nêu những câu hỏi tốt để đi tìm những câu trả lời thích hợp và hữu dụng. 

Trong quá khứ, giới khảo cổ học và nhân chủng học dựa vào các bằng chứng về khảo cổ, xương, hóa thạch, v.v… để phát triển lý thuyết, nhưng những đối tượng này hàm chứa nhiều hạn chế thông tin về tiến hóa, vì mối quan hệ phức tạp giữa môi trường và tiến hóa.  Hậu quả của sự tập trung vào các đối tượng như thế trong một thời gian dài đã làm cho chúng ta xao lãng các dữ kiện cho chúng ta nhiều thông tin hơn: đó là gien.  Không giống như xương sọ, những thay đổi trong gien thường xảy ra theo những qui luật mà chúng ta hiểu khá rõ, và vì thế gien và các đặc điểm của gien, như tầng số gien, cấu trúc DNA, phân phối gien, v.v... cho chúng ta những thông tin cực kỳ quí giá về sự tiến hóa của con người.  Ngày nay, những tiến bộ phi thường trong ngành di truyền học và sinh học phân tử (molecular biology) trong mấy năm gần đây đã cung cấp cho ngành nhân chủng học một phương tiện cực kỳ quan trọng trong việc xác định lịch sử tiến hóa của con người và mối liên hệ giữa các dân tộc.  Nhưng trong khi khả năng và kỹ thuật càng ngày càng hiện đại thì những thay đổi trong xã hội trong các nước đang phát triển có nguy cơ làm nhòa đi tính “tinh khiết” của những người dân chính gốc ở Việt Nam.  Vì thế, đặt vấn đề nguồn gốc dân tộc cũng có nghĩa là tìm một sự phối hợp có tổ chức để thu thập và duy trì những thông tin sinh học về quá khứ của chúng ta, những người Việt Nam.

Giá trị của di truyền học trong việc truy tầm nguồn gốc dân tộc đã được đánh giá cao về mức độ tin cậy.  Di truyền học là một cửa sổ để chúng ta nhìn lại quá khứ của chúng ta.   Tuy nhiên, những nghiên cứu về di truyền học trong người Việt còn cực kỳ khiêm tốn, nếu không muốn nói là không đáng kể.  Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số bằng chứng, tuy gián tiếp, nhưng cũng đủ để chúng ta có lý do để xem xét lại lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt.  Những bằng chứng này là:
(a)  Năm 1998, Giáo sư Chu và đồng nghiệp (thuộc Trường Đại học Texas) phân tích 15 đến 30 mẫu “vi vệ tinh” DNA (microsatellites) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á (hai thuộc thổ dân Mỹ, một thuộc thổ dân Úc châu, và một thuộc Tân Guinea), 4 nhóm dân da trắng (Caucasian), và 3 nhóm dân Phi châu.   Bằng một phương pháp phân tích thống kê có tên là “phân tích phát sinh chủng loại” (Phylogenetic analysis)”, một số kết quả đáng ghi nhận như sau:

  1. hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi châu và các dân không thuộc Phi châu;
  2. tất cả các nhóm dân Đông Nam Á “tập hợp” thành một nhóm, và nhóm dân có đặc tính di truyền gần họ nhất là người thổ dân Mỹ châu, kế đến là thổ dân Úc châu, và Tân Guinea (Những kết quả này cũng phù hợp với thời gian định cư ở Úc châu (khoảng 60,000 đến 50,000 năm trước đây, và thời gian định cư ở Mỹ châu (từ 30,000 đến 15,000 năm trước đây);
  3. các nhóm dân miền nam Trung Quốc phân phối thành ba nhóm, gọi là S1, S2, và S3 (ngoại trừ nhóm S2 là người Hán từ tỉnh Henan, phần còn lại (S1 và S3) gồm các sắc dân trong vùng Yunnan); và
  4. các sắc dân miền bắc Trung Quốc phân phối thành hai nhóm, gọi là N1 và N2.  Nhóm N1 gồm 6 sắc dân nói tiếng Altaic, một nhóm Hán tộc miền bắc từ tỉnh Yunnan.  Nhóm N2 gồm 4 sắc tộc thiểu số có lịch sử sinh sống lâu đời ở miền bắc, trong đó có một sắc tộc từ tỉnh Ninxia [5]. 

Từ những phát hiện trên, chúng ta có thể đặt ra một số mô hình để giải thích [6], nhưng mô hình thích hợp với dữ kiện của Giáo sư Chu và đồng nghiệp là các dân tộc miền Bắc Á được tiến hóa từ các dân tộc Đông Nam Á châu.  Các dữ kiện liên quan đến răng, sọ [7,8,] cũng nhất quán với mô hình này.  Do đó, Giáo sư Chu và đồng nghiệp kết luận rằng: “Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á.”  Nói một cách khác, các dữ kiện di truyền học của Giáo sư Chu và đồng nghiệp cho thấy tổ tiên của những người nói tiếng Altaic từ Đông Á đã di cư vào Á châu từ ngã Đông Nam chứ không phải từ ngả Trung Á. 

(b)  Nhưng nghiên cứu của Giáo sư Chu và đồng nghiệp có một điểm yếu, đó là họ dựa vào vi vệ tinh DNA, một chất liệu di truyền rất “nhạy” (sensitive) và dễ bị đột biến (mutation [9]).   Để khắc phục nhược điểm này, một nhóm nghiên cứu khác đã tiến hành một nghiên cứu độc lập và qui mô hơn để xác định nguồn gốc Đông Nam Á của dân tộc Trung Hoa.  Nhóm nghiên cứu Mỹ – Trung Quốc phân tích DNA trong nhiễm sắc thể Y [10] trong các nhóm dân Hán (thuộc 22 tỉnh của Trung Quốc), 3 nhóm dân Đông Bắc Á (Buryat, Đại Hàn, và Nhật Bản), 5 nhóm dân Đông Nam Á (Cambốt, Thái Lan, Mã Lai, Batak, và Java), và 12 nhóm dân ngoài Á châu (3 nhóm từ Phi châu, 3 từ Mỹ châu, 2 từ Âu châu, và 4 từ châu Đại dương).   Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng mức độ biến thiên đa hình thái (polymorphic variation) trong các nhóm dân Đông Nam Á cao hơn trong các nhóm dân thuộc vùng Bắc Á.  Điều này có nghĩa là các sắc dân ở Đông Nam Á có một quá trình định cư lâu dài hơn là các nhóm dân Bắc Á.  Dùng các phương pháp phân tích di truyền quần thể (population genetics), các nhà nghiên cứu kết luận rằng con người thời đó đã di cư từ Phi châu sang đến Đông Nam Á [11] vào khoảng 60 ngàn năm về trước, và sau đó đã di chuyển lên phía Bắc Á (kể cả Trung Quốc ngày nay) và Siberia [12].  Ngoài ra, còn có bằng chứng di truyền cho thấy các nhóm dân Polynesians cũng có nguồn gốc từ Đông Nam Á [13].

(c)  Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội [14], các nhà nghiên cứu Việt – Pháp phân tích DNA trong hai gien (HLA-DR và DQB1), và so sánh kết quả này  với các sắc dân thuộc châu Đại Dương (Oceania) và Đông Á.   Sau khi ước tính khoảng cách di truyền [15] giữa các sắc dân, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với người Thái và người Hoa.  Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam Dương.

 Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ phần phương pháp nghiên cứu, tôi có lý do để cho rằng kết luận này rất có thể không đúng.  Những lý do này là: Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn gien), và với những yếu điểm của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền không ổn định.  Thứ hai, ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được.

(d)  Khoảng 2 năm sau, các nhà nghiên cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội [16], và cũng qua dùng kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) họ phân tích 6 “restriction enzymes”, và ghi nhận khoảng cách di truyền giữa người Việt và người Hoa rất thấp (chỉ 0.0022), nhưng giữa người Việt và Ấn Độ thì tương đối cao hơn (0.0468), có nghĩa là quan hệ giữa giống người Việt và Hoa gần nhau hơn so với quan hệ Việt và Ấn.
Nghiên cứu này cũng có những yếu điểm như nghiên cứu trình bày phần (c), tức là số lượng gien quá ít (trong trường hợp này chỉ có một gien), và tác giả cũng không tính toán mức độ biến thiên của chỉ số khoảng cách di truyền, nên không thể nào phát biểu khoảng cách giữa Việt – Hoa gần hơn khoảng cách giữa Việt – Ấn.  Thực ra, sau khi tính toán lại, tôi thấy hai khoảng cách di truyền (Việt – Hoa  và Việt – Ấn) không có sự khác biệt đáng kể (non-significant)!

(e)  Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 5 gien trong nhiễm sắc thể Y trong hai nhóm dân: Bắc Á (Bắc Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và Mông Cổ), và Nam Á (Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái, và Việt Nam) cho thấy người Việt gần với các nhóm dân Bắc Á (nhất là Hàn Quốc) hơn là các nhóm dân Nam Á [17]!  Chúng ta biết rằng, qua nghiên cứu của Giáo sư Chu, người Hoa phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Hoa phía Nam Trung Quốc.  Do đó, phát hiện này quả rất khó giải thích.  Càng khó giải thích hơn nữa khi phần lớn những người Việt trong nghiên cứu này là cư dân ở Hà Nội, tức gần miền Nam Trung Quốc.
(f)  Trong một nghiên cứu dùng mtDNA, Ballinger và đồng nghiệp [18] ghi nhận rằng chỉ số biến thiên (trong di truyền học gọi là F-value) trong người Việt cao nhất trong các sắc dân vùng Đông Nam Á.   Tuy nhiên, các tác giả kết luận một cách mơ hồ rằng các dữ kiện này cho thấy “người Á châu có nguồn gốc từ nhóm dân Nam Mông” (nguyên văn: “The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNA with HpaI/HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians”).

Thực ra, các dữ kiện mà tác giả trình bày không cho phép họ kết luận như thế, bởi vì họ chỉ 7 nhóm dân Á châu mà thôi, và cũng chỉ nghiên cứu trên vài mẫu gien rất nhỏ.  Nhưng qua số liệu của các nhà nghiên cứu này, chúng ta có thể phát biểu rằng trong hai gien mà họ nghiên cứu, người Việt có lẽ là một sắc dân cổ nhất trong vùng Đông Nam Á.
Qua các nghiên cứu di truyền dựa vào nhiễm sắc thể Y và mtDNA mà tôi vừa tóm lược và nhận xét, chúng ta có thể rút ra một vài điểm chung như sau:
Thứ nhất, các nhóm dân Đông Á có cùng một nguồn gốc chung, đó là tất cả đều xuất phát từ Phi châu.  Cũng dựa theo các dữ kiện mới này, các nhà nghiên cứu ước đoán rằng đợt người đầu tiên di cư đến Đông Nam Á xảy ra vào khoảng 18.000 đến 60.000 năm trước đây, và sau đó từ đây một đợt di cư về phía Bắc.  Một đợt khác cũng từ Đông Nam Á di cư sang các quần đảo Thái Bình Dương qua ngả Mã Lai Á ngày nay.  Tất nhiên, đây chỉ là “câu chuyện” mới được phát họa, nhiều chi tiết vẫn còn trong vòng nghiên cứu thêm.

Thứ hai, vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt vẫn còn là một bí mật chưa được khai thác.  Tất cả các nghiên cứu qui mô của đều không có dữ kiện gien của người Việt.  Ngược lại những nghiên cứu có dữ kiện của người Việt thì lại chưa được tiến hành có hệ thống và qui mô, nếu không muốn nói là còn rất hạn chế.  Vì thế, các nghiên cứu gần đây hoàn toàn không cho phép chúng ta phát biểu gì về nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt như có người đặt giả thuyết.
Thứ ba, những kết quả của các nghiên cứu này đã cung cấp thông tin cho chúng ta để phát biểu một giả thuyết mới, rằng người Hoa ngày nay có thể xuất phát từ phía Nam, mà cụ thể hơn là Đông Nam Á; và có bằng chứng [tuy chưa đầy đủ] cho thấy người Việt có thể là một dân tộc cổ nhất trong vùng Đông Nam Á; cho nên có thể người Việt cũng có thể chính là tổ tiên của người Hoa ngày nay, nhất là các sắc dân ở miền Nam Trung Quốc.  Cố nhiên, đó chỉ là một giả thuyết cần được thử nghiệm. 

Do đó, vấn đề quan trọng trước mắt là cần xác định mối liên hệ di truyền (genetic relationships) giữa các nhóm dân trong vùng Đông Nam Á (và Việt Nam), các nhóm dân miền Nam và Bắc Trung Quốc, cũng như các nhóm dân thuộc Nam Đảo, Polynesians, v.v... Với những kết quả này cộng với các dữ kiện trình bày trong kho tàng khảo cổ và nhân chủng học cũng như trong cuốn “Eden in the East” chúng ta sẽ có một phối cảnh rõ ràng hơn về quá khứ.  Hiện nay, chúng tôi đang xúc tiến một nghiên cứu di truyền học và cộng tác với các nhà nghiên cứu khác trên thế giới để nhằm tìm một câu trả lời cho vấn đề này.  Chúng tôi dự tính sẽ thu thập và phân tích dữ kiện di truyền (chủ yếu qua phân tích DNA với khoảng 50 gien và các nhiễm sắc thể Y) trong khoảng 200 đến 300 người Việt, và sẽ dùng kết quả này để so sánh với các dân tộc khác trong vùng Đông Nam Á cũng như người Hoa để xác định xu hướng di cư của các nhóm dân này.  Chúng tôi sẽ dùng những dữ kiện DNA để tiến hành một phân tích phát sinh chủng loại nhằm thử giả thuyết giả thuyết “Bắc tiến” (người Hoa có nguồn gốc từ phương Nam) hay “Nam tiến” (người phương Nam xuất phát từ người Hoa).  Hy vọng trong tương lai, chúng tôi sẽ có các dữ kiện di truyền học để đi đến một so sánh có ý nghĩa và có thể phát biểu một cách có cơ sở khoa học hơn.

Nguồn gốc con người hiện đại, mà đặc biệt là nguồn gốc dân tộc Việt, là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời thì không đơn giản chút nào.   Tổ tiên chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đề khoa học “nóng”, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học.  Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm qua, chúng tôi tin rằng việc nghiên cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt chúng ta sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta.

Tài liệu tham khảo và chú thích:
[1] Xem “Nhân dọc Eden in the East, đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam," Tập san Tư Tưởng, số 15, Tháng 8, năm 2001; và Thế Kỷ 21, số 152, tháng 12, 2001.
[2] “Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và ‘Địa đàng ở phương Đông’”, Nguyễn Quang Trọng, Hợp Lưu, số tháng Tư năm 2002.
[3] Xem bài “Giải đáp thắc mắc của ông Nguyễn Văn Tuấn …,” Lê Quấc Tuấn, Thế Kỷ 21, số 157, tháng 5, 2002.  (Thực ra, ngay cả cái tựa đề cũng không hợp lý, vì tôi chẳng “thắc mắc” gì cả.)  Trong bài viết này, tác giả dùng một văn phong rất trịch thượng và thiếu nghiêm túc và trong thảo luận.  Nhưng quan trọng hơn, tác giả đã hiểu lầm bài viết của tôi và hình như chưa nắm vững nội dung cuốn sách của Stephen Oppenheimer.   Trong Eden in the East, Stephen Oppenheimer không đưa ra một giả thuyết Nam tiến hay Bắc tiến nào cả, ông cũng chẳng đưa ra một giả thuyết nào về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.  Những luận án chính của Oppenheimer là: (a) Đông Nam Á là cái nôi của văn minh nhân loại ngày nay; (b) Những dân tộc thuộc quần đảo Polynesian không phải xuất phát từ Trung Quốc, mà có nguồn gốc từ Đông Nam Á; và (c) Người Đông Nam Á, chứ không phải Trung Hoa, là những người đã phát triển kỹ thuật trồng lúa đầu tiên trên thế giới, và là những nhà canh nông chuyên nghiệp đầu tiên của nhân loại.  Dựa vào một số kết quả nghiên cứu gần đây và luận điểm của Stephen Oppenheimer, tôi muốn đặt lại vấn đề nguồn gốc Trung Hoa của dân tộc Việt Nam.  Cần phải nói thêm rằng đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc không phải vì những chuyện nhảm nhí như “lo xa”, hay trẻ con như “bực bội”, hay để, một cách cải lương, khôi phục “tự hào dân tộc”, mà để đi tìm sự thật, và để đi tìm phương pháp cho một câu trả lời.  Câu trả lời chỉ có ý nghĩa nếu câu hỏi được suy nghĩ cẩn thận.

[4]  Thế nào là “khoa học”?  Nói một cách ngắn gọn và theo quan điểm của người viết bài này, khoa học là tập hợp những phương pháp trí tuệ và phương pháp thực tiễn dùng để diễn tả và giải thích những hiện tượng quan sát được hay suy đoán được, trong quá khứ hay hiện tại, nhằm xây dựng một hệ thống tri thức mà chúng ta có thể bác bỏ hay xác nhận được.  Những phương pháp trí tuệ bao gồm linh cảm, ước đoán, tư tưởng, giả thuyết, lý thuyết, và mô hình.  Những phương pháp thực tiễn bao gồm bối cảnh của nghiên cứu, quá trình thu thập dữ kiện, hệ thống hóa dữ kiện, cộng tác cùng đồng nghiệp, thí nghiệm, tìm tòi và khám phá, phân tích thống kê, viết báo cáo khoa học, trình bày trong các hội nghị khoa học, và công bố kết quả nghiên cứu. 

Khoa học dựa vào sự thật (facts).  Những sự thật phải được quan sát hay thu thập bằng những phương pháp khách quan.  Điều quan trọng và cần thiết trong khoa học là không chỉ sự thật, mà là sự thật có liên quan đến vấn đề đang được điều tra.   Những sự thật này phải được thu thập (i) có tổ chức, trực tiếp, và khách quan; (ii) độc lập với lí thuyết; và (iii) một cách tin cậy để làm nền tảng cho suy luận.  Một đặc tính quan trọng trong phát biểu trên về khoa học là những lý thuyết của khoa học có thể bác bỏ được.  Cụm từ “có thể bác bỏ” ở đây cần phải hiểu một cách rộng rãi hơn, rằng tất cả các lý thuyết, nếu mang danh nghĩa khoa học, là những thuyết có thể thử nghiệm được, có thể tái xác nhận được bằng dữ kiện mới và độc lập.  Và chính đặc tính này phân biệt rành mạch sự khác biệt giữa khoa học và ngụy khoa học (pseudoscience).  Trong ngụy khoa học, các lý thuyết, chẳng hạn như thuyết tạo hóa (creationism) trong tôn giáo, đều không thể kiểm chứng hay thử nghiệm được.  Nói một cách khác, một trong những tiêu chuẩn cho một lý thuyết khoa học là “khả năng phản nghiệm” (falsibility) của nó.  (Có thể xem thêm vấn đề “phản nghiệm” này trong sách “The logic of scientific discovery,” Karl Popper, London: Hitchinson, 1972).
[5]  Xem bài “Genetic relationship of populations in China,” tác giả J. Y. Chu và đồng nghiệp, Tập san Proceedings of the National Academy of Science (USA) 1998; số 95, trang 11763-11768.

[6]  Chẳng hạn như mô hình thứ nhất: các nhóm dân miền Đông Bắc di cư xuống miền Nam, và hòa hợp với các nhóm dân Nam Á (Australoids, tức là người thổ dân Úc và Tân Guinea), những người đã từng định cư tại vùng Đông Nam Á châu trước đây.  Theo mô hình này, có một nhóm người “gây giống” hiện diện ở Đông Nam Á khoảng 30 ngàn đến 50 ngàn năm trước đây.  Mô hình này cũng phù hợp với bản đồ phân phối các ngôn ngữ ở Trung Quốc.   Từ bản đồ này, chúng ta có thể phỏng đoán rằng miền bắc Trung Quốc từng được các dân tộc nói tiếng Trung Hoa và các ngôn ngữ Trung Hoa – Tây Tạng (Sino-Tibetan languages) định cư, còn miền nam Trung Quốc thì được các dân tộc nói tiếng Nam Á (Austro-Asiatic languages), Austronesian, Miao-Yao, và Daic định cư.  Sau đó (khoảng 3000 năm trước đây, tức dưới triều đại Zhao) ngôn ngữ Trung Hoa – Tây Tạng dần dần thay thế các ngôn ngữ khác ở phía nam Trung Quốc, cũng giống như một quá trình truyền bá của các ngôn ngữ Ấn-Âu ở Âu châu.
Hay mô hình thứ hai: các nhóm dân miền bắc và nam Trung Quốc tiến hóa cùng một lượt kể từ thời đại Pleistocene (tức khoảng 10,000 năm trước đây).  Mô hình này phù hợp với các dữ kiện khảo cổ học, và theo đó, có ít nhất là ba trung tâm nông nghiệp và các nền văn hóa Đồ đá mới cùng hình thành ở Trung Quốc.  Đây là các văn hóa: (i) Yangshao (miền bắc, và miền trung sông Hoàng) khoảng 8000 năm trước đây, nơi mà cây kê là một cây trồng phổ biến nhất, lợn, chó được thuần hóa; (ii) Văn hóa Ta-Pen-Keng, cũng hình thành vào khoảng 8000 năm trước đây dọc theo bờ biển phía nam, kể cả Đài Loan, nơi mà sản phẩm chính là lúa gạo; (iii) Văn hóa Qing-Lien-Kang, hình thành vào khoảng 1000 năm trước đây, trong vùng hạ lưu sông Dương Tử, nơi mà cây lúa được trồng và thú vật như chó, lợn được thuần hóa.

[7]  Xem bài “Major features of Sundadonty and Sinodonty, including suggestions about East Asian microevolution, population history, and late Pleistocene relationships with Australian aboriginals”, C. G. Turner, Tập san American Journal of Physical Anthropology, năm1990; bộ 82, trang 295-317.
[8]  Xem bài  “Population prehistory of east Asia and the Pacific as viewed from craniofacial morphology: the basic populations in east Asia, VII” T. Hanihara, American Journal of Physical Anthropology, năm1990, năm 1993, bộ 91, trang 173-87.
[9]   Đột biến (mutation) là một sự kiện sinh học xảy ra ở trong tế bào.  Gien được cấu trúc bằng một chuỗi DNA gồm 4 mẫu tự A, G, C, T.   Khi một chuỗi DNA bị thay đổi, tức đột biến (chẳng hạn như từ GCAATGGCCC thành GCAACGGCCC) thì các đặc tính sinh học liên quan đến gien, chẳng hạn như mật độ xương, có thể bị thay đổi.
[10] Con người được cấu tạo bằng nhiều tỷ tế bào.  Tất cả các tế bào đều có cấu trúc giống nhau: trong mỗi tế bào đều có một cái nhân (nucleus) nằm chính giữa.  Cái nhân này có chứa những chất liệu di truyền mà ta thường gọi là DNA (viết tắc từ chữ deoxyribonucleic acid).  Mỗi nhân thường có hàng triệu DNA.  DNA gồm có bốn mẫu tự (yếu tố hóa học): A (adeline), C (cytosine), G (guanine), và T (thymine).  Một mảng DNA tạo thành một gien.  Và nhiều gien tạo thành một bộ di truyền hay nhiễm sắc thể, còn gọi là chromosome.  Con người có 23 nhiễm sắc thể.
Không như DNA nằm trong nhân của tế bào, Mitochondrial DNA (mtDNA) nằm ngoài nhân của tế bào.  MtDNA chỉ lưu truyền trong giống cái (ví dụ như từ mẹ sang con gái) do đó chúng rất có ích trong việc trùy tìm những mối quan hệ di truyền giữa các nhóm dân.  Nhưng mtDNA có hai nhược điểm: (i) mtDNA có nhiễm sắc rất nhỏ, chỉ khoảng 16500 mẫu tự (tức chỉ khoảng 16 kilobases); và (ii) sự phân phối của các mẫu tự cũng không đồng đều.
Nhiễm sắc thể Y (hay “Y chromosome”) là một đối tượng lý tưởng để truy tầm nguồn gốc dân tộc, bởi vì nó không có những nhược điểm như mtDNA.  Ngược lại với mtDNA, nhiễm sắc thể Y chỉ lưu truyền trong giống đực.  Nhiễm sắc thể Y chứa nhiều mẫu tự hơn mtDNA (khoảng 60 megebases, tức 4000 lần cao hơn mtDNA), và do đó cho chúng ta nhiều thông tin về di truyền hơn là mtDNA.  Ngoài ra, khi nhiễm sắc thể Y được phân tích bằng tập hợp nhiều kiểu di truyền (tức “genotypes”) thành “haplotype”, các nhà nghiên cứu có thể biết được “dấu vết di cư’” của một nhóm dân, và qua đó có thể ước đoán được tuổi của tổ tiên.  Tuy nhiên, nhiễm sắc thể Y cũng có một vài nhược điểm, nhất là phân phối của haplotypes có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng tái sản sinh của giống đực. 
[11] Xem bài “African origin of modern humans in East Asia: a tale of 12000 Y chromosomes,” tác giả Yuehai Ke và đồng nghiệp, [Tập san] Science, năm 2001, bộ 292, trang 1151-1153.
[12] Xem bài “Y-chromosome evidence for a northward migration of modern humans into eastern Asia during the last Ice Age,” tác giả Bing Su và đồng nghiệp, [Tập san] American Journal of Human Genetics, năm 1999, bộ 65, trang 1718-1724.
[13]  Xem bài báo khoa học “Polynesian origins: insights from the Y chromosome,” tác giả Bing Su và đồng nghiệp, Tập san Proceedings of the National Academy of Science (USA), năm 2000, bộ 97, trang 8225-8228.
[14]   Xem bài “HLA-DR and DQB1 DNA polymorphisms in a Vietnamese Kinh population in Ha Noi”, tác giả A. Vu-Trieu và đồng nghiệp, Tập san European Journal of Immunogenetics, năm 1997, bộ 24, trang 345-356.
[15]   Khoảng cách di truyền (hay còn gọi là genetic distance) là một thông số di truyền học đo lường mức độ khác nhau giữa các nhóm dân.  Chỉ số này có giá trị tối thiểu là 0 (tức hai nhóm dân giống nhau về mặt di truyền), và giá trị tối đa là 1 (tức hai nhóm dân hoàn toàn khác nhau).
[16]   Xem bài “Mitochondrial DNA polymorphism in the Vietnamese population”, tác giả R. Ivanova và đồng nghiệp, Tập san European Journal of Immunogenetics, năm 1999, bộ 26, trang 417-422.
[17]   Xem bài “Y chromosomal DNA variation in East Asian populations and its potential for inferring the peopling of Korea”, tác giả W. Kim và đồng nghiệp, Tập san Journal of Human Genetics, năm 2000; bộ 45, trang 76-83.
[18] Xem bài “Southeast Asian mitochondrialDNA analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration,” tác giả S. W. Ballinger và đồng nghiệp, Tập san Genetics, năm 1992, bộ 130, trang 139-45.




© Giao Điểm.  Thư tư - bài đã đánh vi tính, xin email về: giaodiem@giaodiem.net

. ..........

 

 43. Một số kết quả nghiên cứu về nguồn gốc Bách Việt

TS. Nguyễn Văn Vịnh

08/06/2013 12:01


TS. Nguyễn Văn Vịnh (tổng hợp) Trong hành trình tìm lại cội nguồn văn hóa các Việt tộc, đã có nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ truyền thuyết đến các Thần tích, Tộc phả được phối kiểm bởi ngành Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Nhân chủng học, Cổ nhân học, Dân tộc và Ngôn ngữ học được phối hợp kiểm chứng bởi kết quả phân tích cấu trúc phân tử di truyền DNA của các tộc người trong khu vực đủ rộng tại châu Ấ cho phép các nghiên cứu xác định tính hiện thực của cộng đồng Bách Việt (Người Việt hiện nay là sự kết hợp của tộc Âu Việt và Lạc Việt).
Khái niệm Bách Việt cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau: Thí Dụ Theo Từ Hải, danh xưng này là tiếng để chỉ “chỗ hỗn tạp gồm bảy tám ngàn dặm của trăm giống Việt từ Giao Chỉ đến Cối Khê, mỗi xứ đều có giòng họ riêng”; hoặc Ngô Thì Sỹ “Xét theo thiên Vũ Cống, nước Việt ở về phía nam đất Dương Châu. Theo sách Thiên Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi sửu, cùng một  tinh phận với nước Ngô. Cõi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi vì miền này ở phía nam Dương Châu, nên lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam thuộc về Nam Việt”; hoặc Đào Duy Anh thêm một số địa điểm “U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở An Nam” ;Gần đây, Lăng Thuần Thanh (Ling Shun Sheng), giáo sư đại học Đài Loan, còn ghi thêm một vùng nữa cho dân Bách Việt, đó là tỉnh Hồ Nam, nơi trước kia vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, Tam Lư Đại Phu nước Sở là Khuất Nguyên đã bị đầy tới. Trong khi bị đầy, Khuất Nguyên đã phóng tác ra Cửu Ca (trong bộ Sở từ), và theo họ Lăng, nếu xét kỹ Cửu ca thì người ta sẽ nhận ra những hình ảnh mô tả các cuộc tế lễ tại địa phương này giống hệt hình ảnh đã được vẽ trên trống đồng Đông Sơn của dân Lạc Việt. Ông Lăng cũng chủ trương rằng “trước kia trung tâm đồng bằng Dương tử là nơi cư ngụ của giống người Indonesia mà sử sách Trung Hoa gọi là Bách Việt hay Lạc Việt.”



Như vậy khái niệm Bách Việt được quan niệm khá mù mờ qua các giai đoạn và các nhà nghiên cứu khác nhau.Khái niệm Bách Việt được dùng ở đây để chỉ các cộng đồng người có địa bàn cư trú rất rộng lớn, gồm toàn bộ lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, tới sông Dương Tử, trải dài hết khu vực Đông Dương đến các quần đảo trên Thái Bình Dương. Do tính chất quan trọng và có phần nhậy cảm của vấn đề, bài viết ngằn này chỉ là những tóm tắt các kết luận của một số công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc và các nhà nghiên cứu khác và tổ chức khoa học trên thế giới.

Trước hết có vài vấn đề sử quan được coi như có tính chất tiền đề cho việc theo dõi: Sau sự bắt đầu như nhau từ xuất phát điểm là săn bắt hái lượm, các tộc người chia thành hai nhánh văn hóa là nông nghiệp và du mục.

Sự Phân biệt giữa Văn hoá Nông nghiệp và Văn minh Du mục như sau:


-Nông nghiệp là cuộc cách mạng lớn nhất của con người đã xảy ra cách đây hàng chục ngàn năm, nó biến đổi toàn bộ đời sống và đưa ra một cách thức tồn tại mới, khác hẳn trước: lấy việc ưa thích nghệ thuật và đời sống dễ dãi thanh bình thế vào đời sống cam go và hiếu chiến ngày xưa. Đặc trưng của nền văn minh Nông nghiệp là: Tổ chức xã hội theo lối Thôn Làng, rồi đến Liên làng , Thờ Tổ tiên , Ðịa vị phụ nữ cao, Khi múa đeo lông chim, Xâm mình , Cài áo bên trái ( tứ Di tả nhậm )  Huyền thoại mang nét lưỡng hợp ( dual unit ).  Văn hoá Nông nghiệp giữ phần đóng góp trội hơn trong lịch sử nhân loại.

-Nền văn minh du mục gồm mấy điểm khác biệt sau:  Có vua và nhà nước; Quân đội lớn và chuyên nghiệp; Thành thị xây tường lũy bao quanh ; Pháp hình; Nghệ thuật đồ sộ, tách khỏi vật dụng: cung điện lớn lao, mồ mả đồ sộ,  có Chữ viết ,Xe ngựa . . .


Do đó mà đã thành một thứ định luật trong lịch sử là Du mục thắng Nông nghiệp để rồi bị Nông nghiệp cải hóa, trở nên văn minh thuần phục, lúc ấy lại bị Du mục đợt mới đánh quỵ Ðó là một sự kiện xẩy ra thường xuyên trong mọi nền văn minh, mọi thời đại: Người Doriens đuổi người Mycéens. Người Hyksos đuổi dân Ai Cập. Người Cro-magnon đuổi người Néanderthal... khắp trên thế giới đâu đâu văn hóa nông nghiệp cũng bị văn minh du mục tiêu diệt.


Những năm gần các nghiên cứu về Việt tộc và Hán tộc của các nghà nghiên cứu trên thế giới đem lại những kết quả bất ngờ.

Kết quả của khoa Phân tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử. Luận chứng khoa học mới nhất có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau. Việt tộc có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có yếu tố này. Đồng thời xác định địa bàn cư trú của tộc người Malaynesian tức Malayo-Viets (Bách Việt) trải dài từ rặng Tần Lĩnh, hạ lưu sông Hoàng Hà ở Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt.


Các nhà khoa học của Viện Pháp Á gồm bác sĩ Trần Đại Sỹ, giáo sư Tarentino người Ý và giáo sư sinh vật học người Pháp Varcilla Pascale đã ứng dụng hệ thống DNA là hệ thống sinh học mới nhất cho chúng ta kết quả có tính thuyết phục nhất. Các nhà khoa học đã khảo sát y phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ cổ qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất. Sau đó dùng hệ thống DNA kiểm những bộ xương, đồng thời kiểm máu của 35 dòng họ tại Hoa Nam và Việt Nam rồi so sánh với những dòng họ khác tại Hoa Bắc đã kết luận:
1. Cư dân Hoa Nam, từ miền Nam Trường Giang xuống tới miền Trung Việt Nam, Lào,Thái đều có cùng một huyết thống, một chủng tộc.
2. Cư dân này hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc. Kết quả của những công trình khoa học có ý nghĩa lịch sử đã xác định vùng Đông Nam Á trải dài từ lưu vực sông Dương Tử xuống tới lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long mà đồng bằng châu thổ song Hồng là trung tâm nơi phát tích của nền văn minh Hòa Bình của cư dân Malaysian.

Năm 1998, giáo sư J.Y. Chu và 13 đồng nghiệp ở Đại học Texas đã phân tích 15-30 mẫu “Vi vệ tinh” DNA (microsatelltes) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á gồm 2 nhóm thổ dân châu Mỹ, một nhóm thổ dân châu Úc và một thuộc thổ dân Tân Guinea, 4 nhóm dân da trắng Caucasian và 3 nhóm dân Phi Châu. Kết qủa của công trình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích thống kê có tên là “Phân tích chủng loại” (Phylogetic Analysis). Nhà bác học Chu và 13 đồng nghiệp khác tại đại học Texas Hoa Kỳ và các trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất ở Trung Quốc đã công bố một công trình thành công về di truyền học mang tên “Genetic Relationship of Population in China” được đăng trong Tạp chí Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ (The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29 tháng 7 năm 1998) như sau:

1. Hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi Châu và các dân khác không thuộc Phi Châu”.
2. Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Người Trung Quốc ở phía Bắc TQ có cấu trúc di truyền khác với người Trung Quốc ở phía NamTQ”.
Năm 2001, giáo sư Lâm Mã Lý một nhà di truyền học công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học “Hệ thống miễn nhiễm Human Leucocytes Antigen HLA ở nhiễm sắc thể 6 (chromosoms qua máu dân Mân Nam (Hoklo), Hakka và các mẫu máu từ nhiều nước kết hợp được trong tổ hoạt động quốc tế về HLA năm 1998”, giáo sư Lý kết luận: “Người Mân Nam Hoklo và Hakka rất gần vói người Việt, Thái và các tộc người Mongoloid Nam Á. Người Đài Loan thuộc dân tộc Mân Việt trong đại chủng Bách Việt hoàn toàn khác với Hán tộc”.

Đặc biệt, các công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà nhân chủng về cội nguồn phát tích của cư dân vùng Đông Nam Á đã làm sáng tỏ một sự thật lịch sử là tất cả cư dân Đông Nam Á đều có chung một cội nguồn chủng tộc.
Giáo sư Douglas C. Wallace ở đại học Emory, Atlanta và Georgia đã phát hiện một đột biến di truyền đặc biệt cho lục địa châu Á. Đó là sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII và TRNALYS).
Nhà nhân chủng học Tréjaut đã nghiên cứu về thổ dân Đài Loan, dân Đông Nam Á và dân Đa Đảo đã công bố một sự thật làm đảo lộn mọi nhân định từ trước đến nay về vấn để này:
1. Thổ dân Đài Loan đã định cư trên 15 ngàn năm.
2. Thổ dân Đài Loan cũng trải qua 3 lần đột biến đặc biệt như dân Mã Lai,  dân Trung Hoa lục địa không có 3 lần đột biến này.
3. Yếu tố mtDNA B có ở vùng Đông và Đông Nam Eurasia, thổ dân châu Mỹ và dân Đa Đảo.
4. Nhà nhân chủng Melton và Redd tìm thấy cư dân Đa Đảo có một tỷ lệ cao về sự thất thoát của cặp căn bản số 9 ở hai thể di truyền COII/ TRNA.

Giáo sư Christian Pelzes chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á học ở đại học Hawaii đã nhận định rằng trong các tiểu bang và các nền văn hóa của xã hội đa văn hóa Hoa Kỳ thì quần đảo Hawaii có quan hệ thân thuộc nhất với Việt Nam. Nhà nghiên cứu Bob Krauss đã so sánh Hawaii với Việt Nam trên các phương diện địa lý và dân tộc đã tìm ra rất nhiều điểm tương đồng và các chứng liệu cổ sử học, nhân chủng học, ngôn ngữ tỷ hiệu và nhất là Mitochondrial DNA Haloptype B cũng như sự thất thoát của các cặp cơ bản số 9 giữa hai thể di truyền CO II tRNA LYS chứng minh dân Đa Đảo (Polynesian) là hậu duệ của dân Bách Việt.

Dựa trên những công trình nghiên cứu khoa học thuyết phục, tạp chí Science Progress đã công bố kết qủa xác định thổ dân Đông Nam Á, thổ dân Đa Đảo và thổ dân châu Mỹ có cùng một ngọn nguồn phát tích, cùng chung một nền văn hoá Lapita (1500-800TC) với đồ gốm thẩm mỹ độc đáo. Hiện ở Trung tâm văn hoá Đa Đảo ở Hawai còn trưng bày một mẫu thuyền độc mộc đục khoét bọng cây làm thuyền di chuyển, khi ra biển thì ghép 2 thuyền độc mộc lại tạo thế thăng bằng trên mặt biển.

Tháng 3 năm 2007, Hàn Lâm viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (Proceeding of the National Academy of Science,USA) đã công bố công trình của các nhà nhân chủng thuộc đại học Durham và Oxford Anh Quốc nghiên cứu mtDNA của heo và dạng răng heo trên toàn vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo đã đi tới kết luận: “Nghiên cứu mới về DNA của heo đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương và người Việt cổ (Bách Việt) là cư dân đầu tiên định cư trên các hải đảo Đông Nam Á rồi tới New Guinea, Hawai và Polynesia thuộc Pháp. Họ mang theo kỹ thuật làm thuyền độc mộc. Nghiên cứu mới về DNA heo đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương và cho thấy hầu hết cư dân trong vùng có nguồn gốc từ Việt Nam.
Nhà nhân chủng Ballinger và đồng nghiệp đã nghiên cứu mtDNA của 7 dân tộc Đông Nam Á đã kết luận thuộc chủng Mongoloid phương Nam mà Việt Nam là trung tâm của mtDNA từ đó lan toả ra khắp vùng Thái Bình Dương”.

Sự thật lịch sừ này đã được Khoa Đại Dương học và khảo cổ học đã chứng minh rằng người cổ Hoà Bình- Hoabinhian- do nạn biển tiến cách nay khoảng 8.500 năm đã tiến lên vùng núi cao Hòa Bình, Bắc Sơn và ngược lên hướng Tây Bắc. Khi mực nước biển dâng lên cao, cư dân khắp các nơi dồn về vùng cao nên đã tập trung nhiều phát kiến để hình thành nền văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa cổ đại tinh hoa của nhân loại. Mực nước dâng cao dần khiến cư dân Hoabinhian mà chúng tôi cho là những người Tiền-Việt Protoviets ở lưu vực 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long phài thiên cư theo hướng Tây Bắc lên miền cao sơn nguyên giữa 2 dãy núi Himalaya và Côn Luân. Họ mang theo đặc trưng của văn hoá Hoà Bình lên địa bàn mới vùng cao nguyên giữa hai rặng núi cao nhất là Himalaya và cổ nhất là Côn Luân ở Tây Bắc và vùng núi cao Thái Sơn ở Sơn Đông.

Khi mực nước biển hạ xuống, những vùng biển nước mênh mông nước rút dần để lộ ra những vùng đất màu mỡ phì nhiêu. Một bộ phận của nhóm người này đã từ vùng cao nguyên Himalaya  tiến xuống vùng đồng bằng, nước rút đến đâu từng đoàn người tiến tới đó để lập làng định cư khai phá đất đai. Chính sự kiện tiến về vùng sông nước này được truyền thuyết diễn tả qua việc Âu cơ cùng 50 con ở lại vùng cao,  Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống “Thủy Phủ” miền sông nước trong truyền thuyết Âu Việt và Lạc Việt. Hai Thạc sĩ sử địa người Pháp là J. Loubet và P. Gouron đã tìm ra địa danh Thủy Phủ chính là cảng Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên Phủ Trung Khánh TQ bây giờ. Hai bản đồ Pacific Ocean và Atlas 1949 ghi rõ là SUIFU=Thủy phủ. Thế là truyền thuyết từ chỗ u u đã trở nên minh minh chứ không còn u u minh minh như trước nữa.Từ truyền thuyết khởi nguyên dân tộc, đối chiếu với nguồn sách sử của Trung Quốc, kiểm chứng qua các công trình nghiên cứu Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Văn hoá Khảo cổ, Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Đại dương học và kết q ủa phân tích cấu trúc mã di truyền mới nhất, thuyết phục nhất của các nhà Di Truyền học đã xác định Việt tộc hoàn toàn khác hẳn với Hán tộc. Người Việt có 1 tỷ lệ cao nhất về biến đổi di truyền trong dân tộc (Intrapopulatinal genetic divergence 0.236% và về Hinc II/ Hpal nên được xem là dân tộc cổ nhất Đông Nam Á.

Như vậy, cư dân Hoà Binh Hoabinhian đã phải thiên cư mỗi khi có nạn biển tiến mà 3 lần biển tiến cách đây khoảng 14 ngàn năm, 11.500 năm và 8.500 năm theo 2 hướng. Một nhánh theo hướng Đông Bắc qua cầu đất Béring vào Mỹ châu do nạn biển tiến cách đây khoảng 13.500 năm rồi trở thành thổ dân Bắc Mỹ.và nhánh khác theo hướng Nam xuống bán đảo Mallacca Mã Lai Malaysia) rồi vượt biển tới các hoang đảo sau này có tên là Nam Dương Indonesia, Phi Luật Tân (Philippine), Hawai, Đa Đảo, NiuZealand rồi sang tới California, Trung Mỹ và Nam Mỹ.


Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất có đủ 4 Haplotype chính gồm A, B, C, D và không có cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII/ tRNA.LYS mà các nhà di truyền học gọi là “Đột biến đặc biệt Á Châu= “9bp deletation bettween CO I I tRNA LYS genes” bp= base pair). Cư dân Nam Trung Hoa tức người Trung Quốc ở Hoa Nam, Đài Loan, Cư dân Đông Nam Á gồm Miến Điện, Miên, Lào, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật tân, Brunei và Đông Timor, thổ dân Đa Đảo Polynesian, thổ dân Hawai, thổ dân Maya ở Trung và Nam Mỹ, Pima ở Bắc châu Mỹ có cùng Halogroup A, B, C, D và Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS mà các nhà Di truyền học gọi là Đột biến châu Á Mitochondrial DNA Á Châu (Asian Mitochondrial DNA) của Việt tộc.
 

Thực tế này xác định Việt tộc là một đại chủng lớn nhất của nhân loại và Việt nam là một bộ phận của Việt tộc có lịch sử lâu đời nhất của nhân loại.

Ngay trước thềm năm 2012, tại Quảng Tây Trung Quốc đã phát hiện được chữ của người Lạc Việt. Theo tin của Lí nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.com : Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.



Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Cầu giới thiệu: chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kí đỉnh cao của 'văn hóa xẻng đá lớn' (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng 'chữ Thủy' của dân tộc Thủy. 


Tháng 10 năm nay, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù.



Từ đây, có thể đưa ra suy đoán rằng: cho tới những thế kỷ cuối cùng trước Thiên chúa, tầng lớp ưu tú người Việt ở Đông Á, từ châu thổ Hoàng Hà tới sông Hồng đã sử dụng chữ vuông tượng hình, với mức độ hoàn chỉnh khác nhau. Vua quan và tầng lớp ưu tú ở Việt Nam đã dùng chữ tượng hình trong cúng tế, bói toán và thảo ra Luật của nước Việt. Khi xuống phương Nam, Triệu Đà nói tiếng Việt và viết chữ Việt. Khi dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã gặp ở đây Luật Việt viết bằng chữ vuông tượng hình. Bằng việc bắt hơn 300 gia đình quý tộc người Việt an trí ở Nam Dương Tử, y đã triệt hạ tầng lớp tinh hoa, xóa bỏ chữ viết của người Việt. Những thế hệ người Việt sau đó phải học chữ vuông lại từ đầu. Và chữ vuông lúc này được gọi là chữ Hán.



Nếu vậy, sau khi chứng minh  “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa” nay đã có đủ chứng cứ xác nhận “Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa.”

Tháng 9 năm 1998  B. Su, Y. Chu, J. Ly những tác giả người Hoa của Dự án Đa dạng di truyền người Hán (Chinese Human Genome Diversity Project) được thực hiện bằng tiền của Quỹ phát triển khoa học tự nhiên Trung Quốc đã công bố tư liệu: 70.000 năm trước, người hiện đại Homo Sapiens đã từ Trung Đông tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Mongoloid và Austrloid hoà huyết và sinh sôi nhanh. Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Nam Á - mà sau này sách sử Trung Hoa gọi là Bách Việt - đi lên mở mang miền đất ngày nay có tên là Trung Quốc. Trong khoảng 40.000 năm sinh sống từ sông Hoàng Hà tới sông Dương Tử, người Bách Việt trong đó tộc Lạc Việt là chủ thể đã triển khai Văn hoá Hoà Bình, tạo dựng xã hội nông nghiệp lúa nước phát triển nhất thế giới. Trong thời gian dằng dặc ấy, người Bách Việt đã sáng tạo rìu đá cũ, những công cụ đá cuội mài, ra kinh Thi, kinh Dịch, đồ đồng… đã biết kết thừng, biết quan sát vết chân chim làm ra chữ viết! Vì vậy từ lâu nhiều người dự đoán, việc tìm ra chữ viết trên mai rùa hay đồ gốm là tất yếu. Việc phát hiện ra chữ trên mai rùa 9.000 năm ở Giả Hồ, bản văn trên bình gốm 12.000 năm ở Bán Pha là điều không thể khác. Từ bản văn Bán Pha, ta có thể tin là chữ viết có từ trước nữa!



Lịch sử cứ trôi đi như thế cho đến năm 2600 TCN, Hiên Viên Hoàng đế từ thảo nguyên Thiểm Tây, Cam Túc đưa quân tràn xuống chiếm đất của Viêm Việt (Bách Việt), mở ra cuộc hoà huyết và hoà nhập văn hoá vĩ đại giữa chủng Mongoloid phương Bắc và Bách Việt để tạo ra chủng mới là Mongoloid phương Nam, tổ tiên trực tiếp của người Hán và người Việt hôm nay.


Công trình nghiên cứu Ða dạng di truyền người Hán (Chinese Human Genome Diversity Project ) của nhóm nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ  do giáo sư Y. Chu chủ trì, được công bố cuối năm 1998 đã làm đảo lộn nhận thức của giới khoa học về nguồn gốc của người Ðông Á. Một số nhà nghiên cứu người Việt ở nước ngoài đã mau chóng chuyển tải thông tin này. Hai bài viết của luật sư Cung Ðình Thanh và giáo sư Nguyễn Văn Tuấn sống tại Úc là những khảo cứu có giá trị.



·        Khi kết hợp giữa phát hiện mới của di truyền học với những kiến thức vốn có về nhân chủng học Ðông Nam Á như trên, vấn đề về thành phần nhân chủng của người tiền sử Ðông Nam Á trở nên rõ ràng:

·        Ðặt chân tới Ðông Nam Á, hai đại chủng tiền sử Australoid và Mongoloid lai nhau tạo ra các chủng Indoneisen và Melanesien, Vedoid, Negritoid. Tài liệu từ thống kê sọ cổ cũng như di truyền học cho thấy ưu thế vượt trội tới mức lấn át của yếu tố Australoid trong thành phần dân cư Ðông Nam Á. Sau 10.000 năm là thời gian đủ cho họ tăng về số lượng, tràn khắp Ðông Nam Á lục địa. Do sự tăng nhân số mà nhu cầu di cư nảy sinh. Từ đây họ tỏa ra châu Úc, Newguenea cùng các hải đảo Ðông Nam Á.


·        Khoảng 40.000 năm trước, nhờ băng hà tan, thời tiết ấm lên, người Ðông Nam Á đi lên khai phá lục địa Trung Hoa rồi tiếp đó vượt eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ. Suốt trong thời gian này không hề có bất kỳ đột biến (mutation) nào mà chỉ có hòa huyết tự nhiên giữa những thành phần người có mặt ở Ðông Nam Á. 

·        Có thể khẳng định: suốt thời gian này, thành phần chủ yếu, đa số tuyệt đối trong dân cư Ðông Á, châu Úc là Australoid với những chủng Indonesien, Melanesien, Vedoid.



·        Các nghiên cứu cho rằng, trong điều kiện tự nhiên và xã hội lúc đó, người tiền sử tới Ðông Nam Á một cách riêng biệt theo từng nhóm chủng tộc khác nhau, trong hành trình dài dằng dặc. Chỉ khi tụ lại trên đồng bằng Sundaland, Nanhailand và miền Trung miền Bắc Việt Nam, hai đại chủng người tiền sử mới có sự chung đụng và lai giống (cố nhiên, không loại trừ sự lai giống ngẫu nhiên trên đường đi). Kết quả là hình thành một cộng đồng lai chiếm tuyệt đại đa số cư dân. Ðấy là bức tranh chung. Nhưng đó không phải là tất cả mà bên cạnh còn những ngoại lệ: Có thể một số nhóm Mongoloid hay Australoid suốt trên đường thiên di không hề có sự gặp gỡ nào với chủng người khác. Tới Ðông Nam Á, họ cứ sống biệt lập như vậy. Một vài nhóm Mongoloid vượt lên tây bắc Ðông Nam Á sau đó theo đường Ba Thục lên định cư ở vùng tây bắc Trung Quốc. Ở đây họ sống cách biệt với phần còn lại của nhân loại và hình thành chủng Mongoloid phương Bắc. Suốt trong nhiều ngàn năm, họ từ săn bắt rồi chuyển sang phương thức du mục trên thảo nguyên Thiểm Tây, Cam Túc và nước Mông Cổ. 



·        Cuộc thiên di của những nhóm người biệt lập như trên được nhiều học giả xác nhận.

·        Gs. Ranjan Deka Ðại học Cincinnati Hoa Kỳ, một trong những người tham gia Dự án Ða dạng di truyền người Hán công bố: "Những quần thể từ Ðông Á tới luôn luôn bắt nguồn từ một dòng riêng rẽ, điều này tạo nên nguồn gốc riêng biệt của những quần thể đó. Sự kiện này cũng tìm được dẫn chứng trong khảo cổ học: Ðiều khó khăn nhất là rất ít sọ người được tìm ra ở đấy, dù có di chỉ đồ đá ở Mông Cổ (văn hóa Hetao) và ở bắc Trung Hoa vào hậu kỳ đá cũ. Ngoài ba sọ thuộc lớp khảo cổ trên ở trong hang Zhoukoudian xem như thuộc chủng tiền (proto) Mongoloid, người ta chỉ tìm được sọ Liujiang (Quảng Tây). Sọ này có tuổi định khá trẻ (10.000 năm trước), nhưng di vật trong Bailiandong (Bạch Liên động) gần đó lại có tuổi 30.000 năm trước. Dù rất hiếm hoi nhưng những dấu vết trên cho thấy: người Mongoloid từ Ðông Nam Á theo hành lang phía tây lên tây bắc Trung Quốc. Việc nghèo nàn di vật cũng nói lên một điều: nhóm người này tuy đi làm nhiều đợt nhưng vì số lượng không nhiều nên chỉ tạo được quần thể thiểu số Mongoloid phương Bắc.



·        Quá trình Mongoloid hóa chỉ xảy ra vào thiên niên kỷ thứ III TCN khi người Hán Mông Cổ vượt Hoàng Hà xuống chiếm đất của người Bách Việt. Chính người da vàng từ Tây Bắc xuống đã lai với người da sậm màu tại chỗ tạo thành chủng Mongoloid phương nam. Ðó là quá trình lai tạo chuyển hóa lâu dài mà dấu vết còn đậm ở đời nhà Thương và sau nữa: Thang, ông vua đầu tiên của Trung Hoa được mô tả là có nước da đen bóng. Triết gia nổi tiếng Lão tử cũng có màu da đen.


·        Khoảng 2800 năm TCN, khi thấy những người da ngăm đen, tóc xoăn trồng lúa nước phía Nam sông Hoàng Hà có cuộc sống sung túc, ý thức thực dân trong đầu những người Hán Mông Cổ nổi lên. Họ kiên trì cuộc lấn chiếm với vó ngựa và cung nỏ, dáo mác. Khoảng 2600 năm TCN, bằng chiến dịch lớn Trác Lộc trên sông Hoàng Hà, người Hán Mông Cổ toàn thắng, tràn xuống vùng đất vừa chiếm được. Cuộc gặp gỡ  này phải chăng là định mệnh đã tạo ra một chủng người mới trên địa bàn Ðông Á: chủng Mongoloid phương Nam. Phải chăng cũng là định mệnh việc một nhóm người sống tách biệt với bầy đoàn ở tận vùng Tây Bắc xa vời đã giữ gìn vốn genes Mongoloid để khi gặp những người Indonesien, Melamesien, vedoid từ phương Nam đi lên thì xảy ra phản ứng dây chuyền của cuộc hòa huyết vĩ đại tạo nên tuyệt đại dân số Ðông Á hôm nay? Lịch sử chứng kiến một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục: trên toàn địa bàn Ðông Á có một quá trình Mongoloid hóa mạnh mẽ. Thành phần Australoid đang là chủ thể suốt  50.000 năm thì trong ba thiên niên kỷ cuối cùng gần như biến mất khỏi địa bàn Ðông Á, nhường chỗ cho thành phần Mongoloid!



·        Giáo sư Nguyễn Ðình Khoa của Ðại họcTổng hợp Hà Nội trình bày trong Nhân chủng học Ðông Nam Á: "Thời đại Ðá Mới, cư dân trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó có Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu... Sang thời Ðồng-sắt, người Mongoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư dân Việt Nam, người Australoid mất dần đi trên đất nước này, hoặc do thiên cư hoặc do đồng hóa. Ðó cũng chính là bức tranh toàn cảnh dân cư Ðông Nam Á hiện đại.

·        Vấn đề về nguồn gốc người Việt nói riêng và người Ðông Á nói chung đã được xác định.



·        Bách Việt trong giai đoạnTần Hán

·        Vào thời này, Thục Phán, thủ lãnh Âu Việt, đã thâu gồm được cả Lạc Việt và hợp tên hai nhóm Việt này lại là Âu Lạc. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất được Trung Hoa, Tần bèn sai Đồ Thư mang quân đi chinh phục Bách Việt (214 trước Công nguyên). Trong cuộc giao tranh với quân Tần, dân Bách Việt ở Hoa Nam ngày nay đã áp dụng lối đánh du kích dai dẳng, tiêu hao dần quân địch và đã giết được tướng Đồ Thư trong một trận phục kích. Tuy nhiên về sau quân Tần vẫn thắng vì đông đảo và có tổ chức hơn. Người Bách Việt bị bại trận bèn thiên di đi nơi khác hoặc lui vào ẩn trong miền rừng núi. Chỉ có Âu Lạc ở miền cực nam nên tránh được nạn binh đao. Nam Việt (tức Việt Nam Hải) bị trực tiếp cai trị và cải là quận Nam Hải. Sau quan uý quận Nam Hải là Triệu Đà thôn tính được Âu Lạc và nhập chung cả ba xứ Việt cũ thành đế quốc Nam Việt. Lúc Đế Quốc Nam Việt thành hình thì phần lớn các xứ Việt nhỏ miền Bắc đã suy sụp, tuy nhiên chắc chắn còn lại hai nước Mân Việt và Đông Việt. Nhưng chẳng bao lâu sau, năm 135 trước Công nguyên, Mân Việt bị nhà Hán đánh chiếm, năm 111 trước Công nguyên tới lượt Nam Việt, còn Đông Việt cũng chỉ tồn tại được ít năm sau là bị thôn tính nốt (do cùng tướng Dương Bộc, người đã đánh chiếm Nam Việt).



·        Như vậy sang đầu thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, không còn quốc gia Việt nào tồn tại, nhưng các tổ hợp Việt nhỏ vẫn sống rải rác đầy dẫy ở Hoa Nam và vùng Đông Nam Á. Nhiều tổ hợp vẫn tiếp tục đấu tranh và không bị Hán thôn tính. Bộ tộc Việt ở quận Chu Nhai thuộc Hải Nam đã bền vững chống Hán suốt nửa thế kỷ để giữ nền tự trị, cho đến năm 46 trước Công nguyên thì nhà Hán phải bỏ hẳn ý định xâm chiếm vùng này. Theo Hán Thư, Giả Quyên Chi đã tâu với vua Hán xin bỏ cuộc chinh phục vì “dân Lạc Việt ở quận Chu Nhai vốn còn man rợ không khác loài cầm thú, cha con quen tắm cùng sông, quen uống bằng mũi, do đó không đáng đặt đất này thành quận huyện.” Kẻ thất trận nào mà chẳng nại ra được lý do chính đáng để lui quân!



·        Kể từ thế kỷ 1 (sau Công nguyên), ngoài những nhóm đã thiên di xuống Đông Nam Á, các phần tử Việt còn lại ở vùng Dương Tử lần lần bị đồng hoá, còn các bộ tộc ở đông nam Trung Hoa thì bị người Hán di cư xuống chiếm mất các bình nguyên màu mỡ và đẩy vào những miền đất cằn cỗi.

·        Ở tây nam Trung Hoa, tộc Lý  tức Thái đã quy tụ thành Vương quốc Đại Lý. Còn ở Đông Nam Á, sau Lạc Việt hai vương quốc khác cũng lần lượt thành hình trong thế kỷ đầu Công nguyên là Phù Nam ở miền nam lục địa và Lâm Ấp (sau đổi là Chiêm Thành) ở miền Trung Việt Nam ngày nay.



·        Tài liệu tham khảo

·        1.Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hoá Sử Cương, Huế; Quan Hải Tùng Thư, 1938.

·        2. Bài thuyết trình New Interpretation of the Decoration Designs on the Bronze Drums of Southeast Asia của Lăng Thuần Thanh tại Hội Nghị Tiền Sử Viễn Đông (Far Eastern Prehistory Congress) lần thứ tư tại Phi Luật Tân năm 1953.

·        3.Kim Định: Việt lý tố nguyên .An Tiêm SG.1970

·        4. Bowen, Hui Li, Daru Lu & đồng nghiệp: Genetic evidence supports demic diffusion of Han culture. Nature /vol 431/ 16 September 2004

·        5.Đại Việt sử ký toàn thư.

·        6. Ngô Thời Sỹ, Việt Sử Tiêu Án (bản dịch của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu), Sài gòn: Văn Hoá Á Châu, 1960, trang 9.

·        7.Bài thuyết trình New Interpretation of the Decoration Designs on the Bronze Drums of Southeast Asia của Lăng Thuần Thanh tại Hội Nghị Tiền Sử Viễn Đông (Far Eastern Prehistory Congress) lần thứ tư tại Phi Luật Tân năm 1953.

·        8. Đặng Nghiêm Vạn, tập san Nghiên Cứu Lịch Sử, số 78, Hà Nội, 1965.

·        9. Lê Trọng Khánh. Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình Khoa đẩu (NXB Từ điển bách khoa, 2010)

·        10. Hà Văn Thùy . Bản thông điệp 12000 năm của tổ tiên người Việt. – 11.水族端节:http://www.huaxia.com/gz-tw/mjfs/1773034.html

·        12.Earliest writing’found in China. News.bbc.co.uk/1/hi/sci/tech/454594.stm

·        13.The bone age flute’. News.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/2956925.stm

·        14. Archaeology of Writing .www.geocities.com/cvas.geo/china.html

·        15. J.Y. Chu & đồng nghiệp: Genetic relationship of population in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 n.

·        16. Ts Nguyễn Thị Thanh- Việt Nam trung tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá xưa nhất thế giới - Việtcatholic 30.9. 2001.

·        17. Vương Đồng Linh: Trung quốc dân tộc học & Chu Cốc Thành: Trung Quốc thông sử. Dẫn theo Kim Định.

·        18. Nguyễn Đình Khoa: Nhân chủng học Đông Nam ÁĐH&THCN.H.1983

·        19. J.Y. Chu & đồng nghiệp: Genetic relationship of population in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 số 95.

·        20. Bing Su & đồng nghiệp: Y-chromosome evidence for a northward migration of modern human into Eastern Asia during the last Ice Age. American Jurnal of Human Genetics 1999.

·        21. W. Kim & đồng nghiệp : Y-chromosomal DNA variation in East Asia populations and its potential for inferring the peopling of Korea. Jurnal of Human Genetic.2000. số 45.

·        22. S.W. Ballinger& đồng nghiệp: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992 số 130.

·        23. Jin Li-Los Angeles Times  29.9.1998.

·        24. Peter Savolainen, Ya ping Zhang... Genetic Evidence for an East Asia origin of Dometic Dogs. Science Nov 22 2002;

·        25. Stephen Oppenheimer: Eden in the East: the Drowned Continent of Southeast Asia- Nxb Phoenix London 1998.

·        26. Vũ Hữu San Vịnh Bắc Việt tái bản 2004. Tripod.com

·        27. Encyclope'dia d'Archeologie.

·        28.. C. Sauer: Agricultural Origins and Dispersals. Newyork 1952     

·        29. W.G Solheim II: Southeast Asia and the West-Đông Nam Á và phương Tây- Science 157

·        30. Wilheim G. Solheim H. Ph. D: New light on Forgotten Past. National Geographic Vol 1339 n 3 tháng 3 năm 1971. 

·        31 . Đại Việt sử ký toàn thư.

·        32. Sử ký Tư Mã Thiên Nxb Văn học H.1988 tr.743.

·        33. Phủ Biên tạp lục Nxb KHXH. H. 1977 tr 31

 http://vanhoadongho.vn/news/nghiencuutraodoi/197/mot-so-ket-qua-nghien-cuu-ve-nguon-goc-bach-viet.aspx


No comments:

Post a Comment