Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Sinh Cung: ba không thể là một
Bài 1Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Sinh Cung: ba không thể là một
Trước hết xin nói rõ, ngày 19 tháng 5 không phải là sinh nhật của Hồ Chí Minh. Vì "sứ mệnh đặc biệt" ông ta không để lộ ngày sinh và nơi sinh chính thức nên lấy ngày tuyên bố thành lập Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh tức Việt Minh tại hang Cốc Lếu, bản Pắc Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (19/5/1941) làm sinh nhật.
Xin thưa: Việt Nam Độc Lập Đồng Minh là của Hồ Học Lãm thành lập ở Nam Kinh (Trung Quốc), năm 1936. Hồ Chí Minh giành làm của mình gây dựng vị thế "cha già dân tộc" đồng thời xóa Mặt trận Phản đế Đông Dương đã có từ trước và để tạo huyền thoại lòe bịp nhóm Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Bùi San... lần đầu tiên được lên Cốc Lếu gặp ông ta.
* Điều này đặt ra mấy giả thiết như sau:
- Thứ nhất Hồ Chí Minh là Hồ Học Lãm, hậu duệ của Thái thú Hồ Hưng Dật do Tàu "bồi dưỡng, vun vén" đưa trở về.- Thứ hai Hồ Chí Minh là một người Tàu thừa kế sứ mệnh Hồ Học Lãm, mạo nhận là Nguyễn Ái Quốc để dắt mũi dân ta.
- Thứ ba Hồ Chí Minh là Liêu Trọng Khải, Hội trưởng "Hội Liên hiệp Các Dân tộc Bị Áp bức ở Á Đông" do Tàu lập vào tháng 7 năm 1925.
*
Năm 1925, với bút danh Nguyễn Ái Quốc, ai đó đã có bài viết ca ngợi Phan Bội Châu là thiên sứ, là anh hùng dân tộc. Năm 1948, T.Lan (tức Hồ Chí Minh) viết trong sách Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện lại lên án Phan Bội Châu dựa vào Nhật đánh Pháp là "đuổi hỗ cửa trước rước beo cửa sau". Nếu hai là một thì không thể "tiền hậu bất nhất" như thế. Vậy Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc.
· Nói về Nguyễn Sinh Cung ( Nguyễn Tất Thành )
Lý Thụy tức Nguyễn Sinh Cung xuất hiện tại Quảng Châu (Trung Quốc) cuối năm 1924 chỉ là người giúp việc vặt cho Bô rô đin (người Nga) bên cạnh chính phủ Tôn Trung Sơn, thi thoảng có xưng với một vài người Việt đồng hương đang làm ăn ở Quảng Châu là Vương, chưa tự xưng là Nguyễn Ái Quốc. Vả lại, sau tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái (19/6/1924), người Việt ở Quảng Châu rất sợ mật thám Pháp và sợ cả những người Việt đã từng làm công cho Pháp nên tránh tiếp xúc với Lý Thụy.
Đã đến lúc mỗi một người Việt Nam phải biết rõ lai lịch Nguyễn Sinh Cung. Bởi biết rõ Nguyễn Sinh Cung sẽ nhận ra Hồ Chí Minh chân hay ngụy một cách dễ dàng.
Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba của Nguyễn Sinh Sắc với Hoàng Thị Loan. Nguyễn Sinh Sắc trên danh nghĩa là con thứ hai của Nguyễn Sinh Nhậm và Hà Thị Hy (vợ lẻ). Hà Thị Hy vì có tài ca hát và múa đèn nên người làng Hoàng Trù gọi là o Đèn. Thời đó người ta coi o là "xướng ca vô loài" không ai muốn lấy làm vợ, thành ra quá xổi. Thế rồi, vì nhà họ Hà nuôi Cử nhân Hồ Sĩ Tạo làm gia sư nên "lửa gần rơm đã bén" o Đèn "dính" đành chịu phận làm lẻ Nguyễn Sinh Nhậm. Nguyễn Sinh Nhậm góa vợ từ lâu đang "khát"có ngay người con trai thứ hai với vợ kế Hà Thị Hy đặt tên con là Nguyễn Sinh Sắc cho xứng với tài của mẹ. Nhưng nhận ra đã trót, ông Nhậm rất buồn, thụ bệnh rồi chết.
Vợ chồng Nguyễn Sinh Thuyết (Trợ) là con trai trưởng của Nguyễn Sinh Nhậm (con vợ cả) biết Nguyễn Sinh Sắc không phải nòi giống Nguyễn Sinh Nhậm nên không làm bổn phận "quyền huynh thế phụ", đã đuổi mẹ con Hà Thị Hy, Nguyễn Sinh Sắc ra khỏi nhà Nguyễn Sinh. Hà Thị Hy buồn, nhục và đói khổ chết. Nguyễn Sinh Sắc ba tuổi mồ côi cả cha lẩn mẹ, được ông Tú Hoàng Xuân Đường đón về làm con nuôi.
Nguyễn Sinh Sắc lên tuổi 17 đã làm cho em nuôi mình là Hoàng Thị Loan (con gái đầu lòng của ông bà Hoàng Xuân Đường) có chửa lúc 14 tuổi. Bà Nguyễn Thị Bạch Liên tức o Thanh ra đời tại nhà ông bà Hoàng Xuân Đường. Đã trót là phải trét. Nguyễn Sinh Sắc còn tiếp tục cho cha mẹ nuôi thêm Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Nhuận.
Sau ngày Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng (khoa thi năm 1901), tại Huế thì Nguyễn Sinh Khiêm mang tên mới là Nguyễn Tất Đạt. Nguyễn Sinh Cung mang tên mới là Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Sinh Nhuận mang tên mới là Nguyễn Tất Danh. Nguyễn Tất Danh ra đời trong lúc bà Loan mới vào Huế lại đau yếu đói khổ nên khắt sữa. Chị Thanh và hai anh Khiêm, Cung bồng em đi hàng xóm xin bú sữa dư nên có thêm tên là Nguyễn Sinh Xin. Năm 1901, bà Hoàng Thị Loan mới 33 tuổi bị bệnh chết và Nguyễn Sinh Xin cũng chết non.
Ba chị em Liên, Khiêm, Cung, bơ vơ dắt díu nhau về quê ngoại Hoàng Trù ở với dì Hoàng Thị An. Đây là thời gian anh em Khiêm, Cung được gọi là Khơm, Công. Khơm Công nói lái là không cơm. Có nghĩa là nghèo đói.
Như vậy là từ khi ra đời 1892 đến năm 1905, Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành hai lần vào Huế hai lần ra quê học hành chưa được mấy chữ và chưa hề ở nhà tại làng Kim Liên. Vả lại nhà đó không phải của dòng họ Nguyễn Sinh mà là của làng làm trên đất công để có chỗ cho Nguyễn Sinh Sắc vinh quy theo lệ làng. Tại sao họ Nguyễn Sinh không mặn mà với vinh quang mà vị Phó bảng mang về? Năm 1905 ông Nguyễn Sinh Sắc có việc làm đưa Nguyễn Tất Thành vào Huế học trường Tiểu học Đông Ba. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành vừa bước chân vào trường Quốc học thì bỏ đi xem biểu tình chống thuế Trung Kỳ nên bị đuổi.Như vậy là từ năm 1908 đến năm 1918, Nguyễn Sinh Cung không hề học tiếp, nên trình độ tiểu học đã bị mai một sau 8 năm bếp núc dưới hầm tàu. Có chăng về vốn ngôn ngữ giao tiếp thêm một số tiếng bồi thuộc ngành củi lửa, bốc vác. Từ lẽ đó, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Sinh Cung) không thể là tác giả Thỉnh nguyện thư gửi Hòa hội Véc Xây năm 1919 và đương nhiên không phải là Nguyễn Ái Quốc.
Bởi đứng tên bản Thỉnh nguyện thư lúc đó là "Patriote Nguyên".
· Nói về Thỉnh nguyện thư 1919 và nguồn góc của ''Nguyễn Ái Quốc'' :
Do một nhóm người Việt Nam yêu nước, đồng tác giả "Thỉnh nguyện thư" gồm: Luật sư Phan Văn Trường, Phó bảng Phan Chu Trinh, Kỷ sư Nguyễn Thế Truyền, Luật sư Nguyễn An Ninh...vì đang có mặt trên đất Pháp nên không tiện đứng tên thật do đó họ cùng đứng tên là '' Patriote Nguyên''( người ái –quốc họ Nguyễn ). Trình độ tiểu học của Nguyễn Sinh Cung ,một phụ bếp không thể là tác giả .
Năm 1920 Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh) là Trần Đình Bá đã khẳng định bằng văn bản rằng Nguyễn Ái Quốc là tên chung của một nhóm không phải là một người Nghệ.
*Câu hỏi :Nguyễn Sinh Cung ( Nguyễn Tất Thành ) có phải là Hồ Chí Minh không?
Ai cũng biết rằng 10 năm đầu đời Nguyễn Sinh Cung hai lần vào Huế, ra Nghệ học chữ Hán chưa qua "Tam thiên tự". 10 năm tiếp theo học quốc ngữ bậc tiểu học, rồi học tiếng bồi dưới tàu hàng. Chấm hết! Từ đó về sau phiêu bạt kỳ hồ, không qua trường lớp nào nữa.
Làm thơ chữ Hán với "Ngục Trung Nhật ký" và một hai lần nỗi hứng viết thư pháp điêu luyện, bay bướm càng gợi nên cho những người sáng suốt quan tâm thêm và tự đặt cho mình nghi vấn: Hồ Chí Minh là ai? Bởi ngoại trừ thần đồng của người trời, từ trên trời rớt xuống. Còn người trần thì không ai thoát khỏi lẽ đời : "Nhân bất học bất tri lý. Ấu bất học lão hà vi".
Thật khó mà tin được Nguyễn Sinh Cung -là Nguyễn Ái Quốc- là Hồ Chí Minh.
Một điều tưởng cũng dễ hiểu là tại sao Hồ Chí Minh lại tránh gặp mặt chị, khi bà Thanh xách một bu gà từ Nghệ An ra, phải xách trở về xứ Nghê (tháng 11 năm 1945). Tại sao Hồ Chí Minh lại tiếp ông Cả Khiêm vào ban đêm trong một căn nhà hẹp thiếu sáng ở phố Hàng Ngang mà không là nhà khách ban ngày ban mặt. "Lập lờ đánh lận con đen" chăng?
Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Sinh Cung không thể là một.
* Vậy ai là người đóng vai Hồ Chí Minh?
Hồ Học Lãm, Liêu Trọng Khải hay một người nào khác.Bắc Việt đưa được Vũ Ngọc Nhạ vào dinh Độc Lập của Việt Nam Cộng Hòa thì thầy Hán của họ chắc chắn còn cao tay hơn.
Tôi không tin Hồ Chí Minh là người Việt kể từ giờ phút ông ta làm ngơ khi mấy tên cố vấn Tàu giết bà Nguyễn Thị Năm – một người yêu nước mình (1953).Nguyên thủ quốc gia mà vô trách nhiệm với dân như vậy sao!
Xin mọi người Việt Nam tỉnh táo nhận ra rằng ngày trước các vị đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam là Trịnh Đình Cửu, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn đều ghét Tống Vân Sơ (tớ vẫn sống) Hồ Chí Minh.
Vì sao Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong tẩy chay Tống Vân Sơ và đuổi ông ta ra khỏi Đại hội I nhóm họp tại Ma Cao, năm 1935. Về sau, Hồ Chí Minh nhận đại biểu dự khuyết là man khai. Ông Nguyễn Chánh Nhì là đại biểu Xứ ủy Nam Kỳ có mặt tại Đại hội Ma Cao, năm 1935 sống ở Sài Gòn cho đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, đã khẳng định điều đó.*
Tại Đại hội II lấy tên là đảng Lao động Việt Nam (1952) Đặng Xuân Khu tức Trường Chinh, Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng tức Lâm Bá Kiệt, Võ Nguyên Giáp tức Lý Quang Hoa là những người mang tên Tàu, biết rõ gốc tích Hồ Chí Minh mới bầu ông ta làm chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước. Đây là khoảng thời gian Hồ Chí Minh ráo riết thực hiện chủ trương diệt chủng bằng nhiều hình thức như :
-hợp tự phá đình chùa (1952) để xóa di sản văn hóa truyền thống.
- Cải cách ruộng đất giết sạch người hiền tài, đốt phá thư tịch cổ (1953-1956). --Phát động chiến tranh để dân tự diệt theo kiểu "ném đã giấu tay" với ngoa ngôn "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, dù đốt hết dãy Trường Sơn cũng giành cho được độc lập" (1955-1975).
Người Việt Nam cuối cùng không còn, có nghĩa lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam vô chủ.
Âm mưu của người Tàu là điều đó và chờ điều đó đã hàng nghìn năm.
*
Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Sinh Cung. Năm 1923 là Line. Năm 1924 là Lý Thụy. Năm 1927 là Vương. Năm 1930 - 1932 là Tống Vân Sơ. Chết vì bệnh lao ở Thượng Hải hay mất tích.
Năm 1939 Hồ Quang xuất hiện và nhận là Nguyễn Ái Quốc. Năm 1939 Hồ Học Lãm từ Nam Ninh xuống Quảng Châu thì cũng thời gian đó Hồ Quang từ Diên An theo Diệp Kiếm Anh về Hoa Nam.
Hồ Chí Minh là Hồ Quang về đường Vân Nam để tránh các cơ sở người Việt ở Quảng Châu. Về Pắc Bó ông ta chỉ tiếp xuc với những người không có mặt ở Quảng Châu trước đây. Trường Chinh, Bùi San, Hoàng Quốc Việt... Tất cả chỉ nghe hơi nồi chõ nên nhầm.*Từ sau Đại hội lần thứ III năm 1960 Lê Duẩn, Lê Đức Thọ là những người bạn thừa kế Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ đã vô hiệu hóa Hồ Chí Minh nhưng để an dân, họ đã dành cho ông ta quyền làm thơ chúc tết và "đóng kịch".
Rất đau lòng dân tộc là lớp có thế lực đầu thế kỷ XX lại ăn phải bả Tàu như Đặng Xuân Khu - Trường Chinh, Hạ Bá Cang – Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng - Lâm Bá Kiệt.
Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần biết Hồ Chí Minh là ai. Bởi kịp nhận ra ông ta là còn cơ may cứu nguy dân tộc tránh khỏi nạn diệt chủng tiếp.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2011Nguyễn Gia Định
Hồ Chí Minh, ông là ai ? » Tác giả: Nguyễn Gia Định
Hồ Chí Minh, ông là ai ?
» Tác giả: Nguyễn Gia Định
Bốn năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam ráo riết tổ chức cho toàn đảng, toàn quân, toàn dân, nhất là lớp trẻ “học tập đạo đức Hồ Chí Minh”..Nhiều tác giả đã có bài dự tuyển xuất sắc được vinh dự đi báo cáo điển hình trên toàn quốc. Ngoài chế độ ăn ở “hưởng theo nhu cầu” họ còn được nhận thưởng lớn bằng vật chất và tinh thần. Là một người Việt Nam tôi tự thấy mình cũng nên tham gia, để may ra còn có người đồng tình góp thêm tư liệu bổ sung làm sáng tỏ “phẩm chất đạo đức” Hồ Chí Minh cho mọi người Việt Nam cùng biết. Nhất là các đồng chí Công an Nhân dân. Bởi các đồng chí Công an biết là dân được nhờ.
Dân ta thường nói “Cái kim bỏ trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Đảng Cộng sản Việt Nam sợ cái kim Hồ Chí Minh lòi ra nên tất tưởi bỏ công, bỏ của vận động học tập đạo đức của một người thất đức nhất trong lịch sử dân tộc. Học tập hấp tấp, tràn lan gợi nên tình thế của những người canh đê hốt hoảng chèn ổ mối, bịt hang chồn, gia cố rò rỉ trước nạn hồng thủy. Tôi nghĩ, chân đê ngậm nước lâu ngày rệu rả rồi. Khó bồi trúc chống đỡ lắm. Vở là cái chắc.
HỒ CHÍ MINH, ông là ai ?
PHẦN MỘT :
Trong thời gian qua , một số đọc giả đã biết về bài 1 ‘“Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Sinh Cung, ba không thể là một”. Bài này dã xuất phát từ sự gửi gắm của những người đương thời từng sống trong cuộc , biết rõ hành tung , lai lịch , phẩm chất Nguyễn Sinh Cung ( Nguyễn Tất Thành, Lý Thụy, Vương, Chín Thậu, Line, Tống Vân Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Trần Lực, T. Lan. Trần Dân Tiên…) nhưng do điều kiện và tình hình bất lợi trong chế độ nên họ không thể nói ra. Tôi là người may mắn tiếp cận trong nhiều năm các nguồn tư liệu dặc biệt và gặp gỡ một vài nhân vật đồng đại. Bài 1 : “Ba không thể là một” là kết quả thu gọn của một số sự kiện lịch sử.
Để làm sáng tỏ thêm, cung cấp một cái nhìn mạch lạc hơn, tôi xin tiếp tục với bài 2 ‘’ Hồ chí Minh , ông là ai ? ‘’ để trình bài cụ thể hóa : năm tháng, trình độ, sự kiện, hành vi của nhân vật tự nhận mình là Nguyễn Sinh Cung. Bởi có nhận rõ hoàn cảnh, nhân cách, những bước đi và việc làm của Nguyễn Sinh Cung một cách minh bạch, cụ thể thì mới nhận ra bộ mặt thật của Hồ Chí Minh – người của Tàu giành được vị trí độc tôn dắt mũi người Việt làm mọi việc để chuẩn bị cho Tàu thôn tính nước ta.
Vì lẽ đó mong mọi người quan sát thấu đáo những bước đi của Nguyễn Sinh Cung để nhận ra hành tung của ông ta. Từ đó nhận ra chân tướng Hồ Chí Minh một cách dễ dàng. Bởi, Hồ Chí Minh chắc chắn không phải là Tất Thành – Nguyễn Sinh Cung qua năm tháng cụ thể sau đây:
….
Thời thơ ấu & tuổi trẻ của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành )
Trong bài 1 “Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Sinh Cung, ba không thể là một” tôi dã có dịp trình bài chi tiết về gia thế , cuộc dời của Nguyễn Sinh Sắc , cha của Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Nhuận. Nên xin tóm lại, sau ngày Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng (khoa thi năm 1901), tại Huế thì Nguyễn Sinh Khiêm mang tên mới là Nguyễn Tất Đạt. Nguyễn Sinh Cung mang tên mới là Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Sinh Nhuận mang tên mới là Nguyễn Tất Danh.
Đoạn đầu đời này của Nguyễn Sinh Cung có thể tóm lại như sau :
- 1890 (thực ra là 1892) – 1895 còn bé chưa học hành gì.
- 1896-1901 từ 6 tuổi đến 11 tuổi (4 tuổi đến 9 tuổi), giữ em, giúp mẹ quay xa kéo sợi dệt vải thuê, học hành chưa bao nhiêu.
- 1901-1905 về quê ở với dì không có điều kiện học.
- 1905-1908 vào Huế học trường Tiểu học Đông Ba. Trường Tiểu học Đông Ba nằm tại vị trí vườn hoa phố Phan Bội Châu ngoài cửa Đông Ba (sau năm 1975 phố Phan Bội Châu nhường cho Phan Đăng Lưu). Học tại Đông Ba mà phải ở nhờ tận dưới chợ Nọ thì biết gia cảnh Nguyễn Sinh Huy sung túc đến cở nào rồi.
- 1908 vừa bước vào trường Quốc học thì đúng dịp phong trào chống thuế Trung Kỳ được các vị sĩ phu hô hào xuống đường biểu tình. Nguyễn Sinh Cung bỏ học đi coi nên bị đuổi ra khỏi trường.
Mong mọi người ghi nhận cho sức học của Nguyễn Sinh Cung trong thời gian này về chữ Hán, chưa chắc đã xong “Tam thiên tự” có nghĩa là chưa thuộc “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, về chữ quốc ngữ trình độ tiểu học Đông Ba, về chữ Pháp tháng đầu trường Quốc học Huế.
Có một thời người ta dựa vào sách “Những mấu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch” do Trần Dân Tiên sưu tầm và biên soạn công phu, đã thổi phồng nghĩa cử Nguyễn Tất Thành vì vận động học sinh Quốc học tham gia phong trào chống thuế và chính anh ta trực tiếp viết đơn giúp những người biểu tình nên mới bị đuổi học. Đáng tiếc là Trần Dân Tiên (chính là Hồ Chí Minh ngụy tạo) không kịp suy ra một điều sơ đẳng rằng phong trào chống thuế Trung Kỳ do các sĩ phu, nhân sĩ trí thức đề xướng. Rằng chữ nghĩa của họ chắc chắn trên tầm của một học sinh tiểu học Đông Ba, cần chi phải đợi đến đầu cầu Tràng Tiền mới nhờ người viết đơn. Do đó đón đường người biểu tình để viết hộ đơn là một sáng tạo theo kiểu “ngọn đuốc sống”của Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam thời chuyên chính vô sản dưới tay Hồ mà thôi. Nhiều tài liệu sưu tầm trong dân gian người ta còn biết rằng thời ở làng Dương Nổ (Huế), Nguyễn Tất Thành là một thiếu niên ngổ ngáo, lếu láo hay trèo lên án thờ giữa đình làng, gạt đồ tự khí sang một bên để nằm ngủ. Tính cách đó có tương xứng với nghĩa cử “viết đơn giùm” những người biểu tình chống thuế không?
*
Nguyễn Tất Thành bị đuổi học tìm đường vào Bình Khê nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định với cha, thì cũng là năm Nguyễn Sinh Sắc, ngồi ghế tri huyện Bình Khê, bê tha say rượu đánh chết người, bị thải hồi. Vậy là “ốc không mang nổi mình ốc” làm sao “mang cọc cho rêu”. Nhớ lại một người bạn vừa đồng hương vừa đồng môn là Lê Trọng Trung, Nguyễn Sinh Sắc xin cho Nguyễn Tất Thành vào làm ở Công ty Nước Mắm Liên Thành và được tá túc tại trường Dục Thanh, Phan Thiết một thời gian ngắn. Trong sách của Trần Dân Tiên viết là tham gia dạy học tại trường Dục Thanh, không biết dạy môn gì khi kiến thức đang ở bậc tiểu học. Bởi tư cách và năng lực, Nguyễn Tất Thành không được Công ty Nước Mắm Liên Thành tuyển dụng nên lại chạy vào Sài Gòn tìm cha. Tại sao cha bị đuổi việc, con bị đuổi học không dắt díu nhau về quê mà lưu lạc vào nam? Lúc này ông Nguyễn Sinh Sắc thất nghiệp xin ngồi trước cửa một tiệm bán thuốc Bắc kê toa cho con bệnh để chủ tiệm tính huê hồng mà độ nhật. Vì vậy mức thu nhập ngày có ngày không, cuộc sống thực sự bấp bênh không nuôi nổi bản thân nên khó cưu mang Nguyễn Tất Thành. Trong bước đường cùng tứ cố vô thân đó, Nguyễn Sinh Sắc nghĩ đến một người bạn đồng khoa là Phó bảng Phan Chu Trinh hiện đang ở Pháp mới viết thư tay rồi xui Nguyễn Tất Thành tìm đường sang Pháp nhờ Phan Tây Hồ may ra có kế sinh nhai.
- 1908 – 1911 lêu lổng, lang thang.
Nguyễn Sinh Cung sang Pháp
Theo ý cha, năm 1911 Nguyễn Tất Thành đổi tên là Ba xin làm phụ bếp dưới tàu chở hàng La Tusơ Tơ rê vin của hãng vận tải Pháp. Xin được ghi nhận rằng trình độ học vấn của anh Ba lúc này vẫn nguyên vẹn là tiểu học Đông Ba. Bảy năm lênh đênh trên biển và một thời gian ngắn rửa chén bát cho nhà hàng ăn trên nước Anh, trình độ học vấn xem ra chưa có gì bổ sung ngoài một số tiếng bồi giao dịch trong lao động thấp hèn.
- 1911 – 1918 phụ bếp dưới tàu chở hàng Pháp lênh đênh trên biển, chắc chắn là dưới hầm tàu không có lớp học. Tàu cập cảng này, cảng nọ, thân phận phụ bếp không phải là chân giao dịch bạn hàng. Sự học thêm thực sự bị hạn chế là cái chắc.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc. Anh Ba trở về Pháp và được làm công ở tiệm ảnh của Phan Chu Trinh. Những ngày này Nguyễn Sinh Cung mới bắt đầu được chứng kiến các cuộc tiếp xúc giữa những người có học. Đó là Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh…Đây cũng là thời gian Nguyễn Sinh Cung thể hiện đầy đủ tính láu cá sở trường được hun đúc bởi bẩm sinh và bởi thực tế 7 năm lăn lóc sóng gió với những người đi biển.
Xin nhắc lại một lần nữa rằng sau 7 năm bếp núc Nguyễn Sinh Cung giàu thêm về ngôn ngữ giao tiếp lao động, nhưng về học vấn vẫn nguyên vẹn là tiểu học Đông Ba. Mong mọi người xác nhận cho điều đó. Cái hớ của Trần Dân Tiên là không viết thêm trong bảy năm bôn ba ấy Hồ Chủ tịch của ông ta đã gắn bó mật thiết với bao nhiêu thư viện của các nước Anh Pháp Mỹ. Bởi có xác nhận rõ điều này thì mới minh định được tầm tri thức, vốn ngôn ngữ về thể loại văn chương bác học hàm súc của luật lệ như “Thỉnh nguyện thư” gửi đến Hòa hội Véc xây năm 1919 và nhận chân Nguyễn Ái Quốc là ai.
Trong Hồ Chí Minh toàn tập sau này cũng như “Những mẫu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch” do Trần Dân Tiên cho phát hành trước đây, thì cho là tác giả của “Thỉnh nguyện thư” và là người trực tiếp đưa “Thỉnh nguyện thư” đến Hòa hội Vécxây là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh…???!!!
Lấy một cái đúng về hành vi “chạy thư” để che giấu hai cái sai về nhân cách, về bản chất là thuộc tính láu cả của Hồ Chí Minh. Những hành vi cướp công về sau sẽ bổ sung cho kết luận này.
Chuyện chỉ có thế nhưng Trần Dân Tiên (Hồ Chí Minh ngụy tạo) cố tình bơm lên thành hành động cao cả “đi tìm đường cứu nước”. Thiết nghĩ, nếu là đi tìm đường cứu nước thì đến với Phan Chu Trinh là một cơ hội. Nhưng xin dược làm phụ bếp an phận lại có thù lao gửi về cho cha, nên anh Ba gắn bó với hầm tàu suốt 7 năm. Con “đường cứu nước” đó thật là thênh thang. Cái “tài của Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh là phịa ra người khác nói về mình.
Ngay lời nói đầu nhà báo Trần Dân Tiên đã vẽ nên chân dung một vĩ nhân hết sức khiêm tốn. Ông ta đã kiên nhẫn chờ đợi ngày này qua ngày khác mà không thể gặp được chủ tịch đành đi khắp nơi tìm hỏi hết người này đến người khác mới phác họa chân dung chủ tịch nhưng không hoàn hảo mà chỉ như con rồng trong mây lúc ẩn lúc hiện. Phịa ra người khác đóng vai khách quan để nói về chính mình, thì trên đời này không ai gian trá hơn, không ai tài giỏi hơn. Nói như người quê tôi, không ai xạo hơn.Có lẽ những người cộng sản Việt Nam nhờ học được đức tính bẩm sinh này nên ai cũng như ai đều có tài dối trá.
Thỉnh nguyện thư Véc Xây
Chuyện sự thật như thế này: Chiến tranh thế giới thứ nhất có dấu hiệu kết thúc. Các nước thắng trận sắp nhóm họp tại cung điện Véc xây (Pháp). Phan Văn Trường (Luật sư), Phan Chu Trinh (Phó Bảng), Nguyễn Thế Truyền (Luật sư), Nguyễn An Ninh (Kỷ sư) cùng một vài người giàu nhiệt huyết tụ tập tại nhà Phan Chu Trinh ở số 6 Gô-bơ-lanh bàn về hiện tình đất nước. Phan Chu Trinh là người nặng lòng với lý tưởng đấu tranh bất bạo động theo phương châm “Khai dân khí, chấn dân trí, hậu dân sinh” đã đề xuất gửi Thỉnh Nguyện thư lên Hòa hội Véc xây. Tất cả “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” và Luật sư Phan Văn Trường là người vừa có vốn ngôn ngữ vừa có tri thức về luật pháp được mời khởi thảo văn bản. Sau một vài lần thêm bớt, cuối cùng mới chọn một tên chung đại diện cho nhân dân Việt Nam. Quốc hiệu Việt Nam do Nguyễn Phúc Ánh khai sinh. Triều đình Nguyễn đang tồn tại trên Kinh đô Huế. Họ Nguyễn chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư Việt. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Anh Ninh là những người đã làm nên danh vọng. Vậy thì chọn một tên chung là Patriote Nguyen ( người ái quốc họ Nguyễn ), đại diện cho nhân dân Việt Nam vừa hợp lý vừa hợp tình mà không tạo cớ cho nhà cầm quyền Pháp gây gỗ với bất cứ ai là người Việt đang mưu sinh trên đất Pháp, trước hết là nhóm Phan Chu Trinh.
Sau khi thống nhất về nội dung và danh tính bản “Thỉnh Nguyện thư” của nhóm Phan Chu Trinh hoàn tất. Lúc này Nguyễn Sinh Cung là người giúp việc và được Phan Chu Trinh dạy nghề tráng phim, in ảnh nên ngoan ngoản vâng lời với hy vọng mai sau sẽ được tiếp nhận tiệm ảnh, đã hăng hái nhận đưa thư đến Hòa hội Véc xây. Đây là công việc của một bưu tá. Xong chuyện đưa thư cho nhân viên giao tiếp trước cửa cung điện đó, Nguyễn Sinh Cung lại trở về tiệm ảnh với công việc thường ngày của mình. Anh ta chưa một lần nhìn thấy nội dung chữ nghĩa của bản “Thỉnh nguyện thư” bên trong bao thư mà anh ta đưa đến cửa cung điện Véc xây bữa đó.
Nhận mình là Patriote Nguyen, là tác giả “Thỉnh nguyện thư” dễ như viết đơn giúp người biểu tình trong vụ chống thuế Trung Kỳ, 1908. Kết luận xin nhường quý vị độc giả là những người Việt Nam luôn luôn đi tìm lẽ sống “đói cho sạch, rách cho thơm”.
Tôi muốn nhắc lại rằng trình độ tiểu học Đông Ba chưa một lần nâng cấp mà đã thảo được “Thỉnh nguyện thư” bằng tiếng Pháp với tầm tri thức luật bác học vậy mà nghe được sao! Kẻ láu cá thì láu cá quá thể mà người nước ta thì ngây thơ và cả tin quá thể. Ngót một thế kỷ bị lừa cứ vểnh tai nghe.
So sánh : một người hay hai người khác nhau ?
Nguyễn Sinh Cung sang Trung Quốc
Như mọi người đều biết, bảy năm lủi thủi dưới hầm tàu, chỉ có một thời gian ngắn lên bộ làm nghề rửa chén bát soong nồi cho một tiệm ăn ở Anh (thì chỉ loanh quanh trong xó bếp, thời gian đâu mà bôn ba gặp gỡ chính khách hay sách vở thư viện). Nói như vậy để mọi người nhớ cho rằng, ngoài một vài tiếng bồi giao tiếp mang tính nghề nghiệp bếp núc, trình độ tiểu học Đông ba của Nguyễn Sinh Cung chưa có gì thêm. Để tranh thủ cảm tình của chín mươi phần trăm dân chúng Việt Nam là người lao động nghèo khổ, coi Hồ Chủ tịch là người của giai cấp mình, Trần Dân Tiên còn khai thêm nghề quét tuyết tại một trường Tiểu học ở Luân Đôn. Xin thưa rằng quét tuyết chưa bao giờ là một nghề, chẳng qua (nếu có) thì tranh thủ làm thêm vài ba giờ sau khi rửa xong chén bát nồi soong hoặc vài buổi của ngày nghỉ quét dọn sân trường kiếm ít tiền gửi về cứu cha đang đói ở Cao Lãnh.
Bảy năm dưới tàu, Nguyễn Sinh Cung dường như bị cô lập với thế giới năng động sôi nổi bên ngoài. Nghĩa là cho đến đầu năm 1918, sức học của Nguyễn Sinh Cung vẫn nguyên xi trình độ tiểu học Đông Ba, chưa có điều kiện bổ túc.Trở về Pháp được Phan Chu Trinh, cho làm công ở tiệm ảnh mới có cơ hội tiếp xúc với nhóm trí thức bậc thầy và nghe lóm được một số từ ngữ chính trị về hội đoàn, về cứu nước, về đấu tranh giải phóng, về Hội người Việt Nam trên đất Pháp, về Phan Bội Châu với nhóm thanh niên xứ Nghệ đang có mặt ở Hoa Nam. Và cũng nhờ đứng ở vị trí giao dịch của một tiệm ảnh đang là túi của mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, Nguyễn Sinh Cung làm quen một số người Pháp, người Việt, người châu Phi … Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền ngày càng nhận ra chân tướng láu cá của anh con trai vị Phó bảng thất sủng bê tha nên đã từ từ lãng tránh. Rút cục, Phan Chu Trinh không giao tiệm ảnh cho Nguyễn Sinh Cung như anh ta nuôi mộng mà sang cho người khác để chuẩn bị hồi hương. Nguyễn Sinh Cung biết các bậc cha chú không còn tin mình nên đã dựa vào số bạn mới người Pháp thường la cà tiệm ảnh. Một vài người trong số đó sau trở thành đảng viên cộng sản Pháp đi dự Hội nghị Nông dân Quốc tế ở Mạc Tư Khoa, Nguyễn Sinh Cung bám theo để tìm đường về Trung Quốc liên lạc với nhóm đồng hương của Phan Bội Châu.
Đây là thời gian sau cách mạng Tân Hợi với chủ trương Tam Dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Dật Tiên vừa giành được thắng lợi. Quốc tế Cộng sản muốn nhân cơ hội này gây ảnh hưởng rộng về phương đông mới cử đoàn cố vấn do Bô rô đin làm trưởng đoàn bên cạnh chính phủ Tôn Trung Sơn. Đoàn cần một người châu Á để giúp việc vặt. Nguyễn Sinh Cung có mặt vào dịp đó như là một cơ duyên. Xin nói rõ là cho đến lúc này Nguyễn Sinh Cung chưa hề có vai vế gì ở tổ chức Quốc Tế Cộng sản mà thời đó thường gọi là Đệ Tam Quốc tế. Cái gọi là Ủy viên Đông Phương bộ là của Lê Hồng Phong sau Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (xin nói rõ ở phần sau)
Hai năm giúp việc cho Bô-rô-đin (1925-1926), Nguyễn Sinh Cung tranh thủ ngày nghỉ tìm tung tích của nhóm người Nghệ từng tham gia phong trào Đông Du bị trục xuất khỏi nước Nhật, hiện đang hoạt động tại Quảng Châu, Hương Cảng. Nhưng kể từ ngày 19-6-1924 sau khi Phạm Hồng Thái thực hiện mưu kế ám sát Méclanh, Toàn quyền Đông Dương tại khách sạn Victoria ở Sa Điện thuộc tô giới của Pháp trên đất Quảng Châu không thành, thì mọi người Việt Nam ở Quảng Châu đều bị giám sát săn đuổi nghiệt ngả. Các thành viên của Tâm Tâm xã phải phân tán lẩn tránh nên ít có điều kiện tiếp xúc. Nguyễn Sinh Cung với tên Tàu là Lý Thụy đầu năm 1925 mới lảng vảng ở đây trong tình thế trắng tay về tài chính cũng như bạn bè. Nghĩa là chưa có cơ sở gì về một tổ chức cách mạng.
Nên nhớ rằng quảng thời gian sau tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái (19-6-1924) đến ngày Phan Bội Châu bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải (1925), những người Việt Nam trên đất Trung Quốc hoạt động hết sức khó khăn. Nhất là sau tháng 3 năm 1825 khi Tôn Dật Tiên qua đời Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc chuyển sang tay phái hữu mà đại diện là Tưởng Giới Thạch, thì những nhà cách mạng có thiên hướng thân cọng đều bị thanh trừng. Lý Thụy – Nguyễn Sinh Cung không dễ dầu gì mà múa may như đã viết trong Trần Dân Tien. Bởi vậy, Nguyễn Sinh Cung với tên mới là Lý Thụy dựa vào Bô rô đin, ngày nghỉ việc giỏi lắm là tìm gặp được vài ba o con gái xứ Nghệ đang lưu lạc trên đất khách gom lại thành một nhóm như là những kẻ tha hương đến với nhau. Với nhóm Tâm Tâm xã thì một là đang bị Pháp săn đuổi hai là vẫn gắn bó với Phan Bội Châu (vì họ ra đi trước hết là hưởng ứng lời kêu gọi Đông Du của Phan). Vả lại hoạt động chống Pháp, khi Pháp đã thiết lập bộ máy thống trị trên toàn lãnh thổ nước ta, không đơn giản như là một phườn buôn bò. Ai đến cũng được. Ai đi cũng xong. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, những người rời đất nước ra đi tìm Phan Bội Châu rồi tụ lại Quảng Châu với Tâm Tâm xã được chọn lọc và dắt dẫn bởi đường dây riêng cũng có thể coi là tuyến riêng. Lý Thụy từng là người làm thuê cho Pháp không thể biết đường dây này.
Bởi chọn người từ gốc. Lê Duy Điếm, Vương Thúc Oánh, Trần Sĩ Dực, Lê Văn Huân, Đinh Chương Dương, Phan Trọng Bình, Đặng Châu Tuệ, Nguyễn Ngọc Ba là đầu mối chọn người và bảo lãnh là “người mình” cho phong trào Đông Du của Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Người ngoài luồng đương nhiên không được lọt vào. Nếu khâu nào đó sơ hở để người “lạ” lọt vào là biết ngay. Một điều xin được lưu ý với quý bạn đọc là vào hai năm 1903, 1904, Phan Bội Châu có mặt nhiều lần ở Kinh đô Huế để vận động thành lập Hội Duy Tân và mời Hoàng thân Cường Để làm Hội chủ, Phan đều tránh gặp người đồng hương gần gủi là Nguyễn Sinh Sắc. Tránh né có nghĩa là đề phòng. Người Nghệ như Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, Trần Đình Phác. Quan lại như Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Thắng, Đào Tiến. Bằng hữu như Nguyễn Hàm, Đỗ Đăng Tuyền đều nhất cử nhất động không để hở cho Nguyễn Sinh Sắc biết. Năm 1904 người Pháp chưa dán mắt vào mọi hang cùng ngõ hẽm còn thế thì năm 1925 sau tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái, những người đang vì đại nghĩa dễ gì không đề phòng “tai vách mạch rừng”.
Lý Thụy biết không dễ gì lôi kéo được số thanh niên yêu nước ra đi từ phong trào Đông Du chừng nào Phan Bội Châu còn đó. Kẻ hiếu danh bất tài nhưng hiếu thắng. Bọn láu cá thường thích hớt tay trên. Phan Bội Châu bị bắt cóc ở nhà ga Thượng Hải, không thuộc nhượng địa của Pháp. Đó là điều đáng cho hậu thế suy ngẫm. Lâm Đức Thụ bị quy là người đã bán Phan Bội Châu và đã bị xử chết. Một câu hỏi được đặt ra là, nếu Lâm Đức Thụ (tên thật Nguyễn Công Viễn) thực sự phản bội bị xử là chính đáng, sao lại có sự ưu đãi Nguyễn Công Thu (em ruột Nguyễn Công Viễn) phụ trách văn phòng nội chính Trung ương đảng cộng sản, một cơ quan không có bảng tên ở đường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) nhưng rất có vai vế. Nguyễn Công Thu tự hào về anh mình và vị trí đó của mình?
Ai đã cứu Lý Thụy
Lý Thụy mưu lôi kéo lớp thanh niên làm nên Tâm Tâm xã nhưng không mấy kết quả. Vả lại, phận sự chính của Lý Thụy là giúp việc cho Bô rô đin. Nếu vì vậy mà coi Nguyễn Sinh Cung là người của Đệ tam Quốc tế thì một câu hỏi nên được đặt ra là tại sao khi bị Tưởng Giới Thạch tẩy chay, Bô rô đin rút về Mạc Tư Khoa, Lý Thụy không về theo mà lẩn quất ở Quảng Châu cho đến trước một đêm vào tháng 5 năm 1927, người của Tưởng Giới Thạch biết được chổ ở của Lý Thụy, thì Trương Văn Lĩnh vội vàng báo cho đồng hương mới quen biết của mình kịp tẩu thoát. Không có Trương Văn Lĩnh Lý Thụy khó thoát khỏi tay Tưởng Giới Thạch. Bởi dưới con mắt Tưởng Giới Thạch, tay chân của Bô rô đin là cộng sản. Cộng sản là diệt. Sai lầm đầu tiên của Trương Văn Lĩnh là chỗ đó. Đây là lần thứ nhất Trương Văn Lĩnh cứu Lý Thụy – Nguyễn Sinh Cung.
*
Từ Quảng Châu, Lý Thụy chạy sang Phì Chịt, thuộc Đông Bắc Thái Lan với tư cách là người lánh nạn. Trại cày Phì Chịt do Đặng Thúc Hứa lập nên nhằm để giúp đỡ Thanh niên xứ Nghệ tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu có nơi tá túc trong chặng đầu dừng chân. Vương Thúc Oánh con rể Phan Bội Châu giám sát tuyến đường này. Lý Thụy sang Phì Chịt đổi tên thành Chín Thầu hay Thầu Chin chưa làm nên trò trống gì ở đây lại tự nhận mình là người sáng lập hội Thân Ái và báo Thân Ái. Vị Tiến sĩ cuối cùng của Vương triều Nguyễn là Lê Mạnh Trinh thường gọi là cụ Tiến già và Nguyễn Tư Hồng tức Đông Tùng đã xác minh điều này. Không nói thì ai cũng biết, hai năm lánh nạn thấy không mùi gì lại ra đi lấy chi để xây dựng cơ sở Việt kiều yêu nước.
Lược qua vài điều như trên để xem lại hai năm 1925 và 1926 Nguyễn Sinh Cung ( Lý Thụy – Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh ) múa may được những gì. Một điều cần khẳng định dứt khoát rõ ràng, minh bạch rằng phong trào Đông du là theo tiếng gọi của Phan Bội Châu. Những thanh niên có mặt tại Quảng Châu (Trung Quốc) trước năm 1925 đều ra đi theo tiếng gọi đó. Họ là những người sáng lập Tâm Tâm xã và sau vụ Sa Điện của Phạm Hồng Thái (19-6-1924), một phần bị Pháp săn lùng, một phần do không khí đấu tranh chống Pháp sôi nổi từ trong nước sau ngày Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long… trình làng (1923), nhóm Phục Việt của Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai,… xuất hiện (1925), nhóm Thanh niên của Trần Huy Liệu, Bùi Công Trừng, Lê Văn Chất … công khai hoạt động tại Sài Gòn (1926). Tân Việt Cách mạng đảng Đào Duy Anh, Trần Phú…ra đời. Tâm Tâm xã phải tự thân chuyển hình thái hoạt động. Hoàn toàn không nhận bất cứ tác động nào của Lý Thụy. Có chăng anh ta chỉ chập chờn lai vãng gặp gỡ một vài thành viên ngoài lề mà thôi.-
Hồ Chí Minh, ông là ai ? P2
Việt Nam Thanh niên cách mạng dồng chí hội
Sách vở báo chí của các nhà báo, nhà giáo, nhà sử thuộc loại cơ hội không mảy may có tâm khí Tư Mã Thiên đã nhao nhao rằng “năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc, và năm 1925, Người thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, tổ chức cách mạng có quy củ, có hệ thống đầu tiên của Việt Nam. Từ đó, nhiều đoàn thanh niên trong nước trốn sang theo…”
Phủ nhận công lao Phan Bội Châu để tô son cho Lý Thụy là một việc làm thiếu nhân cách của người cầm bút.
Một điều cần nói rõ là nhóm Thanh niên ra đi theo tiếng gọi của Phan Bội Châu đã lập nên Tâm Tâm xã và tự họ (Lê Văn Phan, Hồ Bá Cự, Lê Duy Điếm, Nguyễn Công Viễn…) đã chuyển thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội chứ không phải Nguyễn Ái Quốc nào cả. Đã đến lúc cần xem lại cái gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội của Nguyễn Ái Quốc. Bởi cho đến lúc này Nguyễn Sinh Cung chưa dám nhận mình là Nguyễn Ái Quốc.
Từ đó suy ra người sáng lập “Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức ở Á Đông” do Liêu Trọng Khải (Trung Quốc) làm Hội trưởng ra đời vào tháng 7 năm 1925 cũng không phải do Lý Thụy – Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh sáng lập. 10 khóa huấn luyện với 200 học viên có không, tại đâu và do ai tổ chức, chu cấp tài chính? Trong tình thế lưu vong trên đất khách cho dù Quảng Châu sau cách mạng Tân Hợi có được cải thiện đôi chút nhưng từ tháng 3 năm 1925, nghĩa là sau ngày Tôn Trung Sơn tạ thế, Tưởng Giới Thạch không mấy nương tay với cộng sản. Riêng 88 số báo Thanh Niên mà đảng Cộng sản Trung Quốc tặng Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay vẫn là điều khó hiểu. Nơi ẩn náu của Lý Thụy thì quân của Tưởng Giới Thạch đã khám xét và kiểm soát nghiêm ngặt. Cơ sở của Việt Nam Thanh niên Cách mạng thì bị xóa sổ từ tháng 3 năm 1925, khi Tưởng Giới Thach thay Tôn Trung Sơn.
Năm 1949 Những người Cộng sản Trung Hoa giành thắng lợi thì Quảng Châu cũng đã nằm trong tay Tưởng Giới Thạch 22 năm. Tôi nghĩ đến thủ đoan ai đó đã “vẽ chân cho rắn làm rồng” để cũng cố uy tín vị thế Hồ Chí Minh hoặc giả trong những năm ở Pắc Bó nhân làm báo Việt Lập, “Già Thu” tiện thể làm luôn như kiểu phịa ra Trần Dân Tiên vậy. Bởi 2 năm 1925-1926 Lý Thụy giúp việc cho Bô rô đin không có nhiều thời gian và chưa hề có đồng chí cộng sự để làm được việc trọng đại đó. Nói trọng đại là điều kiện kinh phí, thời gian, tính hợp pháp, nguồn vật tư và hệ thống thực hiện…
Bởi thời gian, bổn phận, kể cả thân phận, uy tín tự thân và niềm tin của bè bạn đối với một kẻ từ đầu không cùng hội cùng thuyền trong phong trào Đông Du, lại có nhiều dấu hiệu khả nghi nên rất ít người muốn gắn bó với Lý Thụy. Thú thực đôi khi tôi nghĩ đến 10 khóa huấn luyện tại Quảng Châu từ năm 1925 đến năm 1927 với ngót 200 học viên do Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điếm “trực tiếp giảng dạy” thì Nguyễn Ái Quốc là ai khác Lý Thụy – Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh. Liêu Trọng Khải chẳng hạn. Và, 88 số báo Thanh Niên in ở đâu, cất giấu ở đâu, ai cùng Lý Thụy làm…Tại sao Tưởng Giới Thạch khi phát hiện ra nơi ở của Lý Thụy lại không thấy? Tại sao Pháp tróc nã nhóm thanh niên Việt Nam ở Quảng Châu ráo riết thế mà cũng không tìm ra. Để mãi đến cuối những năm 60 của thế kỷ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc mới gửi tặng Việt Nam như là món quà hữu nghị đặc biệt Trung – Việt. Thực tình tôi coi đây là một sáng tạo bổ sung như “Những mẫu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch” mà “nhà báo Trần Dân Tiên” đã tốn công tốn sức biên soạn. Vì chính nhóm Thanh niên xứ Nghệ có mặt ở Quảng Châu lúc đó không những không ưa Lý Thụy mà còn hoài nghi ông ta. Bởi dù sao với họ, Phan Bội Châu là thần tượng của một chí sĩ ái quốc, là linh hồn của cuộc vận động cứu nước. Để lôi kéo họ, Lý Thụy đã có khi làm tổn thương uy tín Phan Bội Châu và chính điều đó đã tự mình không những làm họ mất tin mà còn hoài nghi.
Trong số 5 người về sau thành lập chi bộ cộng sản Việt Nam đầu tiên tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa thì 3 người đã từng có mặt tại Quảng Châu những năm 1924 – 1927 là Ngô Đức Trì, Bùi Lâm, Nguyễn Thế Rục. Trần Phú từ Tân Việt và Bùi Công Trừng từ đảng Thanh niên Sài Gòn qua Quảng Châu nhập vào nhóm này cùng sang Mạc Tư Khoa và cùng tham gia thành lập chi bộ cọng sản Việt Nam đầu tiên tại trường này.
Năm 1929, Lý Thụy từ Thái Lan sang Mạc Tư Khoa ngỏ ý muốn đến thăm nhóm thanh niên Việt Nam tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa thì hai trong số ba người vốn là thành viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Quang Châu dứt khoát không cho. Ngô Đức Trì và may có Bùi Công Trừng đã năn nỉ thuyết phục bạn mình với lý do đồng hương nên cuối cùng cả nhóm đồng ý tiếp Lý Thụy, nhưng chỉ tiếp ở ngoài trạm gác thường trực trước cổng trường mà không đưa ông ta vào ký túc xá. Tại sao nhóm Quảng Châu của Bùi Lâm, Nguyễn Thế Rục ghét Lý Thụy đến vậy? Nếu họ là học trò của Lý Thụy như Trần Dân Tiên và các nhà Sử học Mác xít – Lê nin nít đã viết thì tình thầy trò “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” không cư xử cạn tàu ráo máng với nhau như vậy. Đã có lúc người ta còn viết “Người đã sáng lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở trường Đại học Phương Đông”. Về sau khi biết còn hai người trong chi bộ đó đang sống sờ sờ tại Hà Nội thì việc đó như lơ dần. Sao lại thế.
Thử rà lại hai năm ở Quảng Châu với phận sự chủ yếu là phục vụ phái bộ Bô rô đin, Lý Thụy có bao nhiêu thời gian, bạn bè, để làm được nhiều việc mà chỉ có những người cho dù nằm vùng từ trước, có cơ sở vững vàng tin cậy từ trước cũng khó mà làm được. Thực hư còn phải xét nhưng với mối quan hệ mới mẻ đầy hoài nghi ban đầu, với trách vụ giúp việc cho một tổ chức nước ngoài, với trình độ học vấn và ngôn ngữ hạn chế mà làm toàn việc vĩ đại chắc chắn là quá sức và không thể hoàn thành trong bối cảnh cam go sau vụ Sa Điện với thời gian nghiệt ngả đó. Hai năm ở Thái Lan nên được nghiêm chỉnh mà nhận là 2 năm lánh nạn. Những năm tiếp theo của Lý Thụy, Tống Văn Sơ lại càng đáng lưu ý hơn. Trong nhiều tài liệu thành văn và lời kể mà bạn bè nhận được từ nhiều nhân vật đương thời còn sống cho đến những năm 70, 80 của thế kỷ XX chúng ta có thể phác họa chân dung lắt léo của Hồ Chí Minh.
Tại sao một tổ chức cách mạng nổi tiếng như “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội” mà nay viết thế này, mai viết thế khác. Phải chăng nó chỉ là cái bóng của Tâm Tâm xã, mà người khác muốn giành nhưng không giành được đã phịa ra những cái tên hay ho đó cho mình.
Phan Bội Châu bị Pháp bắt. Tâm Tâm xã phân hóa coi như tan rã. Và từ đó (1927) đến năm 1929 Lý Thụy – Nguyễn Sinh Cung đóng vai Chín Thậu tá túc tại cơ sở Việt Kiều ở đông bắc Thái Lan. Phải nói rõ rằng đây là những ngày Nguyễn Sinh Cung lánh nạn, chứ không phải sứ mệnh đi xây dựng cơ sở cách mạng trong cộng đồng Việt Kiều hải ngoại như Trần Dân tiên đã khoe. Lê Mạnh Trinh là vị tiến sĩ cuối cùng của Vương triều Nguyễn (khoa 1919) vì tham gia Việt Nam Quang phục hội đã bị truy nả chạy sang Thái Lan lánh nạn có mặt tại Phì Chịt trước và sau Nguyễn Sinh Cung. Lê Mạnh Trinh về sau người ta thường gọi là cụ Tiến Già và Đông Tùng tên khai sinh là Nguyễn Tư Hồng, Đặng Thị Quỳnh Anh là vợ của nhà ái quốc Võ Tòng (Quảng Ngãi) và là mẹ của Đặng Quốc Thân (người sáng lập đảng Cộng sản Thái Lan) và Đặng Quốc Tài (sau năm 1975 thường trú tại đường Tự Đức, Sài Gòn) là những nhân chứng xác nhận cơ sở Việt Kiều Thái Lan ban đầu là trại cày do Đặng Thúc Hứa sáng lập làm điểm hẹn dừng chân cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Vương Thúc Oánh, con rể Phan Bội Châu là giao liên Vinh – Phì Chịt – Đông Kinh thường xuyên có mặt ở Trại cày này.
Với tôi, 2 năm rưỡi (1925 – 1926 – nửa đầu 1927) Lý Thụy chưa hề là đồng minh của anh em Đông Du từ trong nước được lựa chọn sang, cũng không phải là cơ sở tại chỗ. Vậy thì dựa vào ai, ai tin mà khai ra nhiều việc vậy. Hoạt động cứu nước của những người lưu vong trên đất khách dưới tay Tưởng Giới Thạch chống cộng, bên cạnh tô giới Anh, Pháp không dễ như Trần Dân Tiên viết. Tôi muốn nhắc lại lần nữa rằng tổ chức hoạt động chống Pháp khi Pháp đã xây dựng bộ máy thống trị chặt chẽ từ trên xuống dưới lại có một giàn quan lại các cấp trong hệ thống quân chủ chuyên chế không phải là cái chợ buôn bò.
Nguyễn Sinh Cung sang Pháp từ năm 1911 đến năm 1925 là 14 năm làm cho Pháp hoặc sống trên đất Pháp đủ để người ta đề phòng khi hệ thống mật thám Pháp đã có tầm hoạt động quốc tế. Hơn nữa, tuy Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bất đồng về phương pháp cứu nước nhưng chưa hề bất hòa về lòng yêu nước. Họ thường xuyên trao đổi với nhau. Đương nhiên tính cách của những người cần biết họ không hề giấu nhau. Đừng tưởng.
Thời đoan thứ 2 từ năm 1930 đến năm 1939 những bước đi của Tống Vân Sơ lại càng có nhiều điều đáng ngờ hơn. Như mọi người đều biết, sau ngày Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ra đời ở Nam Bộ, Nguyễn An Ninh, Phan Chu Trinh về nước, nhất là sau ngày Phan Bội Châu bị Pháp bắt và đám tang Phan Chu Trinh, phong trào chống Pháp khắp ba kỳ như thổi những luồng gió mới vào mọi tấm lòng yêu nước Việt Nam. Tăm tiếng của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng đủ thời gian loang sang nhiều nước thuộc địa Viễn Đông. Các tổ chức cách mạng của người Việt Nam trong và ngoài nước đều có những bước chuyển mình. Sự phân hóa của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội nằm trong bối cảnh đó. Nhóm Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự…thành lâp chi bộ cộng sản 5D Hàm Long và sau đó Đại hội Thanh niên tại Hương Cảng phân liệt (5-1929).
Nhóm Hàm Long làm nòng cốt thành lập Đông Dương Cộng sản đảng tại 312 Khâm Thiên (17-6-1929) thì Việt Nam Thanh niên Cách mạng Hội coi như cáo chung. Những việc này Nguyễn Sinh Cung – Lý Thụy – Tống Vân Sơ không hay biết. Sau ngày Đông Dương Cộng sản đảng ra đời không lâu thì An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn lần lượt xuất hiện. Trước tình hình đó nhóm Trần Phú tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa báo cáo đầy đủ với Quốc tế Cộng sản và nhận được chủ trương hợp nhất các tổ chức cọng sản ở Việt Nam. Cuộc họp tại Hương Cảng vào tết Âm lịch đầu năm 1930 chỉ có 4 người từ trong nước ra là Trịnh Đình Cửu tức Lê Đình, Trần Văn Cung tức Quốc Anh, đại diện Đông Dương Cộng sản đảng và Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm đại diện An Nam Cộng sản đảng. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn bị lộ tại Đò Trai (Đức Bình, Đức Thọ, Hà Tĩnh) không thể cử đại biểu tham dự. Tống Vân Sơ – Hồ Chí Minh không có tư cách gì cả nhưng đã có mặt nên chỉ được coi là quan sát viên mà thôi. Sau Đại hội III của Đảng Lao Động Việt Nam, người ta có tổ chức mấy cuộc họp những người có mặt tại Hội nghị hợp nhất Đảng 3-2 để vẽ lại quang cảnh cuộc họp như là một tác phầm nghệ thuật tạo hình minh họa sự kiện lịch sử trọng đại đó. Ba người còn sống có mặt là Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Nguyễn Thiệu không tìm được tiếng nói chung về vị trí các nhân vật có mặt. Lúng túng nhất là vị trí Hồ Chí Minh tại cuộc họp đó. Không bằng lòng thì sợ. Bằng lòng thì sai. Và cuối cùng tùy họa sĩ của trường Mỹ Thuật cho ai ngồi đâu thì ngồi. Hồ Chí Minh đương nhiên được ngồi chính diện!
Sau hội nghị hợp nhất này, Trần Phú, Bùi Công Trừng, Ngô Đức Trì, Bùi Lâm, Nguyễn Thế Rục về nước. Đường dây quan hệ quốc tế giữa những người cộng sản Việt Nam với Quốc tế cộng sản do Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong đảm nhận. Tống Văn Sơ bị mật thám Anh bắt định giao cho Pháp. Trương Văn Lĩnh lại phải chạy đến nhà luật sư Lô giơ bai (Logebey) nhờ vả. Lý Thụy thoát chết lần thứ hai cũng lại do Trương Văn Lĩnh cứu. Duyên nợ chi đây? Xin xem hồi sau để xét.
Trần Phú về Hà Nội. Trịnh Đình Cửu giấu Trần Phú dưới hầm nhà một người Pháp ở số 9 Hàng Bông Ruộm. Sau nhiều lần bàn thảo hai người nhất trí với nhau là cần có một văn bản lý luận để trước bạ sự ra đời của một chính đảng, nên họ đã đưa nhau xuống nhà máy dệt Nam Định, tìm hiểu tình hình công nhân, sang Tiền Hải Thái Bình tìm hiểu tình hình nông dân, tiện đường ra nhà máy xi măng Hải Phòng rồi trở về 9 Hàng Bông Ruộm Hà Nội. Với lý luận học được tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa và thực tiễn đời sống công nhân, nông dân qua khảo sát, Trần Phú chấp bút dự thảo Luận cương Chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương với sự góp ý bổ sung trực tiếp của Trịnh Đình Cửu (Lê Đình) và thỉnh thoảng có thêm Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Cừ… Hoàn thành Luận cương và Điều lệ đảng Trịnh Đình Cửu bàn với ban chấp hành trung ương lâm thời triệu tập Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng tháng Mười năm 1930. Với tư cách là Tổng Bí thư lâm thời được bầu trong Hội nghị hợp nhất ngày 3 tháng 2 năm 1930, Trịnh Đình Cửu chủ trì hội nghị lần thứ nhất thông qua hai văn bản mang tính văn kiện lịch sử chính thức và đề xuất cử Trần Phú làm Tổng Bí thư. Trịnh Đình Cửu nhận phụ trách huấn luyện và tổ chức. Bởi trong những ngày đầu thành lập đảng công tác huấn luyện, tổ chức được coi là trọng tâm. Như vậy là trong thực tế Trịnh Đình Cửu là tổng Bí thư đầu tiên của đảng Cộng sản Đông Dương. Trần Phú là tổng bí thư thứ hai…
Tống Văn Sơ không có vai trò gì tại Hội nghị này nhưng lại mưu giành danh hiệu sáng lập mà ở hội nghị hợp nhất Trịnh Đình Cửu đã không chấp nhận ông ta là người của Quốc tế cộng sản vì không có bất cứ một chứng từ gì cho dù một mẫu hóa đơn gọi là có dấu vết quốc tế cộng sản, cũng không coi ông ta là đại biểu cho tổ chức cộng sản nội địa nào. Đông Dương cộng sản đảng đã có Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung. An Nam cộng sản đảng đã có Châu Văn Liên, Nguyễn Thiệu. Đông Dương cộng sản liên đoàn bị mắc kẹt không cử được đại biểu. Nguyễn Sinh Cung-Lý Thụy-Tống Văn Sơ chưa hề là đảng viên của một tổ chức cộng sản nào trong và ngoài nước. Không phải người của Quốc tế cộng sản, không phải người của đảng cộng sản trong nước, Tống Văn Sơ thực sự làm cho mọi người có mặt lo sợ nghi ngờ hơn là tin cậy.
Không giành được vai trò gì tại hội nghị hợp nhất, không có mặt trong hội nghị tháng 10 năm 1930 ông ta đạo văn, đạo ý Luận cương chính trị do Trần Phú chấp bút với sự cộng tác chặt chẽ của Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung thành ra cái gọi là “Chính cương vắn tắt” và “sách lược vắn tắt” để giành chính danh thành lập đảng sau khi Trần Phú và những người làm nên Luận cương chính trị chính thức và tham gia hội nghị lần thứ nhất bị Pháp bắt. Như vậy là để tô mầu cho mình, Tống Văn Sơ đạo ý Luận cương Chính trị của Trần Phú thành Chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của mình, đổi tên đảng cộng sản Đông Dương của nhóm Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, thành đảng cộng sản Việt Nam, để tranh bằng được vai trò sáng lập đảng rồi lại đổi thành đảng cộng sản Đông Dương như lúc sinh thành.
Dừng tại đây để nhìn lại quảng đường từ bến Nhà Rồng năm 1911 Nguyễn Tất Thành đổi ra tên Ba xuống tàu thủy làm bồi bếp đến hết năm 1930 ông ta có mặt ở đâu, học hành ra sao mà nhận mình là tác giả Thỉnh nguyện thư gửi Hòa hội Véc xây, 1919? Lẽ nào trình độ tiểu học Đông Ba với nghề giỏi nhất trong quảng thời gian đầu đời là bồi bếp, tiếng Pháp mới có một nắm tiếng bồi mà đã soạn ra một văn bản mang tầm quốc tế được sao? Đứa trẻ con cũng không tin được. Đã làm việc cho Pháp dù dưới nước hay trên cạn là người của Pháp không đời nào những người của phong trào Đông Du lại nhận vào hàng ngũ mình. Tâm Tâm xã và Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội là của họ. Họ tôn sùng thần tượng Phan Bội Châu và trung thành với chí hướng xã thân vì nước của thần tượng này. Một tay bồi tàu thất học lúc đó chẳng là gì trong mắt họ. Vị thế trong hội Thân ái của số người Việt ở đông bắc Thái Lan do Đặng Thúc Hứa gây dựng cũng không phải. Rút cục Lý Thụy chẳng là gì cả ngoài cái bung xung dây máu ăn phần. Tứ cố vô thân mưu sinh qua ngày bằng cách lê la mà thôi.
Về sau những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam vì muốn nâng uy tín của mình để giành cảm tình của dân chúng đã đưa Lý Thụy nhập vào Nguyễn Ái Quôc “hữu danh vô thực” thành ủy viên phương đông bộ của quốc tế cộng sản.Xin thưa trước năm 1930 Lý Thụy-Chin Thâu chưa là cái gì cả. Ủy viên Đông Phương bộ là Lê Hồng Phong sau Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (Quốc tế III). Bởi Lê Hồng Phong là đại biểu chính thức của đảng cộng sản Đông Dương được bầu tại đại hội một tổ chức ở Ma Cao năm 1935 tham dự đại hội VII và là ủy viên của đại hội đó. Lý Thụy-Tống Văn Sơ bị Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong đuổi ra khỏi đại hội Ma cao (cái gọi là “đại biểu dự khuyết của đại hội Ma cao dự đại hội VII” thực sự là man khai. Nếu là đại biểu của đảng cộng sản Đông Dương thì đời nào Stalin lại bắt giam và đày ra tận Sibiari. Mãi cho đến những năm tám mươi của thế kỷ XX, Nguyễn Chánh Nhì, đại biểu chính thức của Xứ ủy Nam Kỳ dự đại hội Ma cao 1935 là người duy nhất của đại hội đó còn sống khẳng định “như đinh đóng cột” rằng “bác” bị Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong tẩy chay kịch liệt.
Đã đến lúc mỗi người Việt Nam nên đặt câu hỏi và tìm cách tự trả lời: vì sao một người nhận mình là tác giả thỉnh nguyện thư Véc xây 1919, nhận mình là người sáng lập đảng mà các thành viên của phong trào Đông Du mà trung tâm là Tâm Tâm xã đều né tránh và một điều cũng đã đến lúc cần nói là tất cả các tổng bí thư đảng cộng sản từ Trịnh Đình Cửu, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn đều căm ghét. Vì cái thế nào đó phải bêu nhưng cũng vì cái lẽ gì đó muốn xúc đổ đi mà không đổ được. “Bác” chỉ được người ta bêu lên như là một cục “nam châm” để hút bụi sắt thép trong trái tim dân mà thôi. Thức tịnh họ luôn luôn giám sát quản thúc “bác”.
Thử xem lại tại sao một người tự nhận là sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, sáng lập đảng cộng sản Việt Nam mà khi giành được quyền lãnh đạo lại không có bóng dáng của những người từng làm nên hai tổ chức đó mà lại là vài người mang tên Tàu lạ hoắc như Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng), Lý Quang Hoa (Võ Nguyên Giáp), Trường Chinh, Vũ Anh (người Quảng Trị làm công nhân cơ khí sửa chữa ô tô ở Vân Nam tên thật là Trịnh Đông Hải). Một người duy nhất của Tâm Tâm xã là Hồ Tùng Mậu thì bị máy bay Pháp bắn chết khi một mình một ngựa đi trong vùng tự do. Thật đáng ngờ.
Hồ Tùng Mậu bị máy bay Pháp bắn chết, Hồ Chí Minh có điếu văn “Chú Tùng Mậu ơi! Lòng tôi đau xót linh hồn chú biết chăng? Tôi lại nghĩ đến điếu văn của Lê Duẩn đọc tại lễ tang Hồ Chí Minh. “Tổ quốc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta, đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ tổ quốc ta, nhân ta và non sông đất nước ta…” Năm ngày sau lễ tang nổi tiếng đó thì ở một xã của huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình một ông chủ tịch xã tên là Nguyễn Văn Này chết. Người ta lại đọc điếu văn y chang “Tổ quốc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Nguyễn Văn Này và chính Nguyễn Văn Này đã làm rạng rỡ tổ quốc ta… -
Hồ Chí Minh, ông là ai - P3
Chân dung Hồ Chí Minh dược tạo nên từ hình chụp môt người Tàu.
Xét cho cùng thời đoạn 1930 – 1939 Lý Thụy chẳng có trò trống gì đối với Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1939 với tên mới là Hồ Nam, Lý Thụy từ Diên An chuyển dần về Hoa Nam với tư cách là phụ tá Diệp Kiếm Anh. Đây là lúc cần minh định Lý Thụy, Tống Văn Sơ (Tớ Vẫn Sống), Hồ Nam, Hồ Chí Minh, Hồ Học Lãm. Bởi chính năm này Hồ Học Lãm cũng từ Nam Kinh xuống Hoa Nam.
Năm 1941 những người cộng sản trong nước nghe hơi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước đang có mặt ở Vân Nam. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản lần thứ 8 họp tại Pắc Bó vào ngày 19-5-194, Hồ Nam tự nhận là mình Nguyễn Ái Quốc với tên mới là Hồ Chí Minh, tuyên bố thành lập Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh gọi tắt là Việt Minh. Mọi người có mặt tại hang Côc Lếu giờ phút đó đều sáng mắt hồ hỡi như vị thánh cứu tinh dân tộc đã xuất hiện. Việt Minh tức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hàm súc quá, cách mạng quá, xóa ngay Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương của Hội nghị lần thứ 6 của Ban Thương vụ Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Bà Điểm tháng 11 năm 1939
Tháng 2 năm 1979 đồng chí Đặng Tiểu Bình, người nhiều năm gắn bó với Diệp Kiếm Anh, Lưu Thiếu Kỳ, Hồ Nam “của” chúng ta, xua quân sang “dạy cho Việt Nam bài học” đã có hành vi phá sơ sơ hang Cốc Lếu làm ra vẻ ghét ông Hồ Chí Minh lắm lắm. “Vải thưa che mắt thánh rồi”. Động tác giả che thần tượng thật mà thôi. Làm ra bộ ghét Hồ Chí Minh để dân An Nam tin Hồ Chí Minh hơn nữa là để cho Tàu thâm nhập sâu hơn nữa. Từ hành vi đó, người viết những dòng này giật minh và tự nghĩ “thôi rồi. Ông ta là người của Tàu đã chui sâu leo cao theo chủ trương Tàu. “Anh đưa được Vũ Ngọc Nhạ… vào dinh Ngô Đình Diệm, người khác không đưa được Hồ Chí Minh vào phủ Chủ tịch nước Việt Nam hay sao”. Thì ra “ở nhà nhất mẹ nhì con. Xem ra lắm kẻ còn giòn hơn ta”. Kỷ xảo Việt chỉ là bản sao vụng về kỷ xảo Tàu. Người ta mười anh chưa được một. Vậy thì anh làm được một người ta còn tinh vi hơn anh trăm nghìn lần. Động tác phá hang Côc Lếu năm 1979, cho tôi liên hệ đến 88 số báo Thanh Niên do đảng Cộng sản Trung quốc tặng đảng Cộng sản Việt Nam
Non xa xa nước xa xa
Nào phải phong lưu mới gọi là.
Nọ suối Lê nin kia núi Mác
Hai tay gây dựng một sơn hà.
Bài thơ Pắc Bó tức cảnh của Hồ Chí Minh vừa vô ơn vừa vô lễ. “Nhàn cư vi bất thiện” tôi nhẫm lại mấy câu đầu của cuốn Lịch sử nước ta cũng do ông Hồ viết tại hang Cốc Lếu vào năm 1941 dưới dạng văn vần : “Triệu Đà là tổ nước ta. Nước tá lúc đó gọi là Văn Lang” và “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau dựng nước” trước bậc thềm đền Hùng (Phú Thọ, 1955) nó cứ bận tâm như đọc được manh tâm của con người này lại không luận ra được “Hồ Chí Minh. Ông là ai?”
Tại sao viết “Triệu Đà là tổ nước ta” (1941) chính trong thời điểm vổ ngực “Hai tay gây dựng một sơn hà”. Mười bốn năm sau lại nói “các vua Hùng đã có công dựng nước”.
Vì thế, cho đến nay tôi vẫn luôn luôn đặt câu hỏi, Hồ Chí Minh là ai? Vì sao ông ta tự phịa ra Trần Dân Tiên để lắp các sự kiện lịch sử liên quan đến vận mệnh dân tộc Việt Nam vào những chặng đường vừa bí hiểm vừa mờ ám của mình?
Câu hỏi này không dành riêng cho tôi mà là của toàn dân. Vì danh dự Tổ quốc và vận mệnh dân tộc, mọi người Việt Nam yêu nước chân chính hãy góp tài trí, công sức tìm cho ra tung tích Hồ Chí Minh. Còn kịp nếu không muốn nói là quá muộn. Bởi, một việc thất tín thì chín viếc thất tin. Đó là lẽ đời. Những người cộng sản một phần đã trót thì phải trét, một phần vì thần tượng Hồ Chí Minh là chỗ núp để vinh thân phì gia của họ. Mất thần tượng này họ phải giơ lưng cho dân chúng đấm hoặc bị đuổi ra khỏi lãnh thổ quốc gia.
Xuất phát từ việc Hồ Chí Minh phịa ra nhà báo Trần Dân Tiên (vị Tiên dưới trần của dân) để tự thêu dệt nên “huyền thoại” về mình, tôi muốn xem xét lại mọi hành tung của ông ta và lôi ra mấy điều như sau :
Trình độ nào thì chấp bút được bản “Thỉnh nguyện thư” 8 điểm gửi Hòa hội Véc xây, năm 1919? Xét trong lịch sử nhân loại thật lắm người tài xuất chúng. Nhưng trước khi xuất chúng họ đều học đến đầu đến đũa.
Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1892 đã trót ghi nhận 1890 thì cứ tính vậy để xem việc học hành của anh ta ra sao? Lẽ cũng nên biết.
1890 – 1895 chưa học.
1895 – 1901 theo mẹ vào Huế trông em để mẹ xe chỉ dệt vải độ nhật.
1901 – 1905 về ở nhà dì không học.
1905 – 1908 Tiểu học Đông Ba.
1908 – 1911 thất học lang thang.
1911 – 1918 phụ bếp thất học.
Ông Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tất Đạt, anh ruột Nguyễn Sinh Cung có học sớm hơn nhưng học vấn cũng không đáng gì. Vậy một người từng ấy năm (1890 – 1911) lêu lổng như vậy mà viết nên “Thỉnh nguyện thư” với văn chương, chữ nghĩa, lệ luật, nguyện vọng bằng Pháp ngữ hàm súc mạch lạc như vậy ư?
Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm là những thành viên chủ chốt của phong trào Đông Du đã lập nên Tâm Tâm xã đều nghi ngờ và bất hợp tác với Lý Thụy. Bởi, một là hành tung của Lý Thụy thiếu minh bạch, hai là không có người đáng tin cậy làm môi giới, ba là một kẻ xa lạ, nhiều năm làm việc cho người Pháp, lại từ Pháp đến, trong khi Pháp đang truy lùng các thành viên Tâm Tâm xã của Phạm Hồng Thái. Cho nên, mấy năm giúp việc cho Bôrôđin, ở Quảng Châu, Lý Thụy chưa hẳn đã là người thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội như các giáo sư sử học đầu đàn ở Hà Nội viết.
Nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc thì tại sao năm 1925 ca ngợi Phan Bội Châu là anh hùng cứu nước là vị thiên sứ quốc tế mà sau năm 1945, với bút danh T. Lan viết “Vừa đi đường vừa kể chuyện” nhằm bổ sung “Những mẫu chuyện về đời hoạt động Cách mạng của Hồ Chủ tịch” mà ông ta cho Trần Dân Tiên đứng tên, lại lên án Phan Bội Châu cầu viện Nhật là “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Tuy là việc nhỏ nhưng thiếu nhất quán thể hiện tiền hậu bất nhất. Từ đó suy ra Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc.
Tại sao một người được mệnh danh là nhà hoạt động cách mang lỗi lạc, một thành viên của Quốc tế Cộng sản lại bị đày ra Xibiari?
Ngày 19 tháng 5 năm 1941 tại hang Côc Lếu bản Pắc Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, trước mặt Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ, Phan Công, Bùi San… Nguyễn Sinh Cung tự giới thiệu mình là Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc. Ba tiếng Nguyễn Ái Quốc bật ra từ miệng ông ta làm mọi người có mặt bái phục và cảm tạ. Các nhà cách mạng Việt Nam bất kể đảng phái gì nghe đến Nguyễn Ái Quốc đã hâm mộ từ lâu. Nay con người bằng xương bằng thịt đó đã hiển hiện trước mặt thì vinh dự nào bằng.
Hồ Chí Minh phán thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận Thông nhất dân tộc phản đế của Đảng Cộng sản Đông dương. Vốn sẵn sùng bái Nguyễn Ái Quốc mọi người răm rắp tuân theo. Từ đó Hồ Chí Minh trở thành thần tượng. Một số đảng phái đối lập như Việt Nam Quốc dân đảng gọi tắt là Việt Quốc; Việt Nam Cách mạng đảng gọi tắt là Việt Cách và một số nhân sĩ trí thức không đảng phải nhiệt liệt tham gia Việt Minh của Nguyễn Ái Quốc. Riêng sự việc này nên phân xử sao đây? Bởi Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh tức Việt Minh vốn đã được Hồ Học Lãm thành lập tại Nam kinh năm 1936. Vậy thì Hồ Chí Minh chính là Hồ Học Lãm, người của Tưởng Giới Thạch. Nếu không, Hồ Chí Minh lại cướp công Hồ Học Lãm như đã cướp công, cướp tên Patriote Nguyen (Nguyễn Ái Quốc) về “Thỉnh nguyện thư, 1919. Quả là một sự chuyển hóa đặc biệt từ Nguyễn Ái Quốc của Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh sang Nguyễn Tất Thành. Và nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Cung thì ông ta đã vạch áo cho người xem lưng rằng mình đich thực là cháu nội Hồ Sĩ Tạo. Cái lắt léo là chỗ đó.
Tại Hội nghị Cốc Lếu tháng 5 năm 1941 Lý Thụy – Tống Vân Sơ – Hồ Nam đã vỗ ngực nhận mình là Nguyễn Ái Quốc với tên mới là Hồ Chí Minh. Như vậy là Tổng đốc An Tĩnh Trần Đình Bá có lỗi với mẫu quốc, khi ông từng khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc là tên chung của một nhóm các nhà chí sĩ nào đó bịa ra chứ ở Nghệ An nhất thiêt không có.
Đầu năm 1942, Hồ Chí Minh về Trung Quốc lúc đó ai cũng biết là Nguyễn Ái Quốc bị người của Tưởng Giới Thạch bắt. Nếu đúng là Nguyễn Ái Quốc mà người Pháp cho là một đồng phạm cộng sản nguy hiểm đang phát lệnh truy nã thì một là bị Tưởng Giới Thạch thủ tiêu, hai là bắt để đổi cho Pháp với một sự ngang giá. Mọi người nếu biết Tưởng Giới Thạch thù ghét cộng sản đến mức nào thì mới tính được giá Nguyễn Ái Quốc trong tay Tưởng. Đằng này chỉ giam và thuyên chuyển liên tục qua các nhà tù như là quá trình đánh tráo, huấn luyện, nhồi nặn, tẩy não, xác định lập trường. Năm 1943 Hồ Học Lãm chết! Tháng 10 năm 1944 Tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh Hoa Nam của Tưởng Giới Thạch hoan hỷ thả Hồ Chí Minh về Pắc Bó.
Hồ Học Lãm (1884-1943) hơn Hồ Chí Minh 6 tuổi, cũng là người Nghệ nhưng không đồng hội đồng thuyền với Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm… Nghĩa là không tham gia thành lập Tâm Tâm xã, nhưng lại có uy tín đối với Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và đã là con bài của Tưởng chuần bị cho hậu chiến thế giới lần thứ hai như là nhân vật dự bị thay thế Nguyễn Hải Thần khi cần thiết.
Về thái độ chính trị có hai thời kỳ hằn lên rất rõ. Từ 1941 đến 1950 ông ta là một người chủ trương cách mạng dân tộc theo ngọn cờ “tam dân” của Tôn Dật Tiên. Từ năm 1950 lại ngả sang chủ trương “Thế giới đại đồng” của Mao Trạch Đông. Biến chuyển này tự nguyện theo xu thế thời đại hay vì một lẽ thất thế trước một áp lực nào đó không theo không được của sự chuyển nhượng giữa hai thế lực ngoại bang đang ôm mộng bá chủ hoàn cầu. Chí ít là viễn đông. Xin hậu thế soi xét.
Lịch sử Trung Quốc cho ta một sự hiểu biết rằng, các triều đại của họ có thể lật đổ, thay thế nhau nhưng tư tưởng bành trướng Đại Hán thì không bao giờ thay đổi. Tần đã thế và Minh Thanh cũng vẫn thế.
Một sự kiện đáng nói nữa là do biến động lịch sử sau ngày Nhật đánh Pháp ở Lạng Sơn, Pháp bại trân chạy về Bắc Sơn, người Bắc Sơn nổi dậy đánh Pháp. Đảng Cộng sản cử Trần Đăng Ninh lên Vũ Nhai cứu vãn tình thế trước sự đàn áp của Pháp. Đội Du kích Bắc Sơn ra đời. Vũ Bật học viên khóa Quân chính của Trần Tử Bình ở Bình Lục Hà Nam, được Trần Đăng Ninh lựa chọn làm chỉ huy du kích Bắc Sơn. Nhu cầu khởi nghĩa vũ trang đặt ra cho những người cộng sản tổ chức quân đội. Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi chuyển đơn vị du kích của Vũ Bật (tức Nguyễn Cao Đàm) thành Việt Nam Cứu Quốc quân và làm lễ tế cờ thành lập tại khu rừng Khuổi Nọi, bản Tứ Tổng, xã Vũ Lễ, huyện Bắc sơn vào ngày 16-2-1941. Đơn vị Cứu Quốc này về sau phát triển thêm Cứu Quốc quân 2 do Lưu Xuân Trường chỉ huy.
Trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 Cứu Quốc quân là lực lượng vũ trang đã hoạt động trên địa bàn Đông bắc và Việt bắc, Trung du Bắc bộ. Vậy mà Hồ Chí Minh lại cố ý xóa lực lượng này với mấy chữ viết tay giao cho Võ Nguyên Giáp thành lập đội “Võ trang tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22-12-1944. Và khăng khăng lấy đó làm ngày thành lập lực lượng vũ trang cách mạng để giành danh nghĩa “Cha đẻ của quân đội cách mạng”. Cái gọi là chiến công Pay Khắt, Na Ngần của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân năm 1944 là đánh vào hai đồn biên phòng trống chỉ còn vài lính dõng trông nom như người giữ nhà. Làm rùm beng lên để lấy tiếng là chiến công thủ thuật Hồ Chí Minh. Và tấm ảnh chụp Võ Nguyên Giáp với đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phong quân là ảnh giả do nhà quay phim Cácmen của Liên xô dựng lại vào dịp sang quay phim chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Nghĩa là gần 10 năm sau.
Nhiều tướng lĩnh đã từng đặt câu hỏi “Cứu Quốc quân” với “Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” tổ chức nào ra đời trước và thể hiện chất đấu tranh vũ trang hơn? Rõ ràng Cứu Quốc quân xét về ngữ nghĩa là đội quân cứu nước. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ là đội quân nặng về tuyên truyền giải phóng. Vả lại, ngày 16-2-1941 của Cứu Quốc quân trước ngày 22-12-1944 của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân 3 năm 10 tháng 10 ngày.
Một điều đáng ngờ là sau Hội nghi 8, Bùi San ủy viên xứ ủy Trung Kỳ và Phan Công Bí thư Hà Nội từ Hà Quảng về đường Ngân Sơn đều bị Pháp bắt và đã khai báo cánh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt về đường Bình Gia, Bắc Sơn. Pháp tập trung lực lượng chặn bắt ráo riết ở Bắc Sơn thì Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi lại gặp nạn ở Bắc Cạn. Có người hoài nghi Chu Văn Tấn chỉ điểm. Chu Văn Tấn, Chu Văn Lường từ Trung Quốc qua làm lính dõng cho Pháp.
Biến cố Bắc Sơn vào ngày 22 tháng 9 năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp ráo riết truy bắt những người cộng sản nên Thái Nguyên mà chủ yếu là Vũ Nhai trở thành “khu an toàn”. Hoàng Văn Thụ là người Tày (Lạng Sơn) đã chọn nhà Chu Văn Tấn để làm nơi ẩn náu. Sự hội ngộ của Chu Văn Tấn, Hồ Chí Minh tại Pắc Bó năm 1941 nhanh chóng trở thành gắn bó keo sơn.
Qua nhiều cuộc tọa đàm tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương của một số cán bộ cao cấp, trước ngày bị quản thúc, Chu Văn Tấn bao giờ cũng khẳng định ngày thành lập Trung đội Cứu Quốc quân đầu tiên là 01 tháng 5 năm 1941 (Quốc tế Lao động) và do ông ta làm trung đội trưởng. Nhà văn quân đội Đại tá Ngọc Tự đã viết hồi ký Chu Văn Tấn nhấn rất mạnh điều đó. Tại sao Hồ Chí Minh và Chu Văn Tấn đều cố ý xóa ngày 16 tháng 2 năm 1941 của Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi, Nguyễn Cao Đàm, Hoàng Văn Thái… Tại sao người có công duy trì và phát triển Cứu Quốc quân từ năm 1942 đến 02-9-1945 là Lưu Xuân Trường lại bị gạt bằng sự vu cáo của Chu Văn Tấn để cuối cùng chỉ là một trợ lý “ngồi chơi xơi nước” ở Tòa soạn báo Nhân Dân. Nếu là người có trí, có nhân và có dũng, hơn ai hết Hồ Chí Minh ở vị trí của mình lúc đó biết rất rõ điều này cần có tiếng nói bảo vệ lẽ phải. Nhất nhất về hùa với Chu Văn Tấn. Vậy thì ông ta là người của ai?
Nói về Hồ Chí Minh cả năm không hết nghi ngờ. Chung quy lại tôi thấy ông ta là một người bí hiểm và trong cuộc đời bí hiểm đó ông ta luôn luôn xí phần và tệ hơn nữa là tranh công. Xin tóm tắt như sau:
Trình độ Tiểu học Đông Ba năm 1908, 10 năm bôn ba bếp núc, trở thành tác giả Thỉnh nguyện thư gửi Hòa hội Véc xây năm 1919.
Đầu năm 1925 có mặt ở Quảng Châu Trung Quốc với phận sự là người giúp việc mà Thành lập được Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội; thành lập được Hội Liên hiệp Các Dân tộc bị áp bức ở Á Đông rồi giao cho một người có tầm chính khách là Liêu Trọng Khải (người Trung Hoa) làm Hội trưởng; mở được 10 khóa huấn luyện đào tạo 200 chiến sĩ cách mạng có tri thức về chủ nghĩa cộng sản và cách mạng tháng Mười Nga làm hạt nhân của phong trào cộng sản Đông Dương; tổ chức in ấn và phát hàng trăm tờ báo Thanh Niên. Do bị thất lạc Đảng cộng sản anh em Trung Quốc chỉ mới sưu tầm được 88 số. Xuất bản sách Đường Kachs mệnh làm tài liệu gối đầu dường cho các nhà cách mạng Việt Nam…
2 năm 5 tháng trong phận sự là người giúp việc cho Bôrôđin ở Thành phố Quảng Châu trong tay Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch, lại bị Pháp ráo riết truy tìm những người đồng chí của Phạm Hồng Thái mà làm được những điều như thế quả là lạ.Thử đặt uy tín và trình độ Lý Thụy vào bối cảnh Quảng Châu năm 1925-1926 chung quanh chưa có quần chúng cách mạng càng chưa có đồng chí tin cây, mà tài chính chỉ là số không làm sao múa may được vậy.
Tôi hoài nghi vế sự ngụy tạo báo Thanh niên mà người đạo diễn có lẽ bên ngoài biên giới nhằm mục đích cũng cố uy tín cho người của mình.
Xin nói lại điều đã nói là nhóm thanh niên Việt Nam thành lập chi bộ cộng sản tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa đều từ Quảng Châu sang. Họ là thành viên của Việt Nam Thanh niên Cách Mạng Đồng chí hội hoặc đồng minh của hội này. Nếu Lý Thụy là người sáng lập hội đó và nhất là giảng viên của họ thì lẽ nào họ lại tẩy chay không tiếp khi ngỏ ý muốn đến trường thăm viếng họ.
Sau ngày hợp nhất Đảng 3-2 người được bầu làm Tổng bí thư là Trịnh Đinh Cửu đã đón Trần Phú từ Liên xô về ở 9 Hàng Bông Ruộm (Hà Nội). Với kiến thức đã học tại Mạc Tư Khoa và với thực tiễn phong trào công nhân nhà máy dệt Nam Định, nông dân Tiền Hải Thái bình, công nhân xi măng Hải Phòng mà Trịnh Đình Cửu cùng Trần Phú trực tiếp tìm hiểu đã viết nên Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương. Để giành cho được mình là người sáng lập Đảng Nguyễn Sinh Cung – Hồ Chí Minh đạo văn thành chánh cương vắn tăt và sách lược vắn tăt.
Tóm lại, Hồ Chí Minh là một nhân vật sinh ra để tranh giành thành quả của người khác.
Điểm cuối cùng tôi còn áy náy là liệu Hồ Chí Minh có phải là người của Tưởng Giới Thạch nhưng sau khi thất thế ở Hoa lục đã bán cho Mao Trạch Đông, Diệp Kiếm Anh để người Hán vẫn duy trì chủ trương bành trướng và thôn tính Việt Nam hay không?
9 năm kháng chiến chống Pháp vùng nào gọi là tự do dưới sự quản lý của Chính phủ Hồ Chí Minh là ở đó có chủ trương hợp làng, hợp xã, hợp tự để xóa mọi địa danh truyền thống Việt nhất là những địa danh và di sản văn hóa còn dấu vết cuộc kháng chiến chống Minh thế kỷ XV. Cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh xét cho cùng đều nhằm tiêu diệt đội ngũ nhân sĩ trí thức, di sản văn hóa truyền thống dân tộc. Chỉ cần lưu ý một chút thôi là người ta rất dễ nhận biết cái gì quân Minh thế kỷ XV chủ tâm phá mà phá chưa hết thì Hồ Chí Minh phá tiếp.
Làm một vị chủ tịch nước mà người Tàu tuyên án giết người mình ông ta với tư cách nguyên thủ quốc gia vẫn bình chân như vại không hề băn khoăn áy náy. Thời quân chủ tập quyền Thượng thư Bộ Hình muốn kết án gì thì tùy nhưng riêng án tử hình phải để vua quyết. Hồ Chí Minh chưa làm được điều đó.
Và cái gọi là cải cách ruộng đất mà Hồ Chí Minh hô hào tổ chức thực hiện là chủ trương diệt chủng do Mao Trạch Đông đề xướng. Hồ Chí Minh nhận lệnh từ Mao. Bởi vậy ông ta không hề đau xót khi dân mình bị giết mà trái lại còn hoan hỷ. Chân tướng tội ác của bọn họ bị dư luận phản đối có nguy cơ bị lật mặt thì vội vả xoa dịu gọi là sửa sai. Sửa cái gì. Khi những người ưu tú của dân tộc Việt đã bị bắn, bị chém, bị chôn sống, bị đập bằng cào, cuốc, gậy gộc, gạch đá… Để chạy tồi Hồ Chí Minh đưa Võ Nguyên Giáp là người được coi là tác giả chiến công Điện Biên Phủ xin lỗi toàn dân. Hồ Chí Minh đứng đàng sau vỗ tay theo bài dạy của quan thầy “Ngọa sơn quan hổ đấu”. Điều đáng buồn là dân ta bị ông ta tổ chức giết, làng xã ta bị ông ta cho thay đổi để xóa di sản văn hóa lâu đời. Đình chùa bị ông ta triệt giải để thủ tiêu nên văn hóa dân tộc… Vậy mà cứ dương dương tự đắc coi ông ta là cha già dân tộc. Suy cho cùng cái chết của dân ta dưới tay Hồ Chí Minh một phần do dân ta ngây thơ và dại dột làm nên.
Sơ kết mẫu viết này mọi người nghĩ lại xem vì cớ gì mà một gia đình quan Phó bảng ruỗng ra đến thế. Ông Phó bảng bê tha tứ cố vô thân. Vậy mà nghe đâu, thời gian ở Cao Lãnh vị Phó bảng vô gia cư này cũng còn khoèo được một nàng nhẹ dạ nào đó đã cho họ Nguyễn Sinh, sinh thêm một sinh linh. Vì không nơi nương tựa nên đứa con hoang này được thả vào nhà chùa về sau trở thành nhà tu hành danh tiếng. Con gái lớn không lấy được chồng. Con trai lớn không có vợ. Quả là con nòi của giống.
Còn tiếp : Phần ba- Các sự kiện và các nhân chứng đương thời với Hồ Chí Minh
Nguyễn Gia Định Hồ Chí Minh, ông là ai ? P4
Phụ lục
Lời non sông
“Làm dân nước hiến thân cho nước
Nước có còn thân mới được vinh
Giận quân thù lấy máu rửa thù
Thù phải diệt máu dù có chảy
Nước Việt Nam chúng ta
Lập quốc bốn nghìn năm
Tính dân hai lăm triệu
Con dòng của giống
Nòi Lạc Long
Nào phải bọn tầm thường
Biển bạc rừng vàng
Cõi Đông Á
Đã vào hàng phú hữu.
*
* *
Nào thuở trước
Đánh đông dẹp bắc
Gái Trưng Vương
Trai Hưng Đạo
Khí hào hùng sử sách vẫn ghi tên
Tám mươi năm
Nước mất nhà tan
Trước Pháp tặc
Sau Phù Tang
Nỗi thống khổ giấy tờ không kể xiết
…….
1945(*)
(Sáu mươi sáu năm sau
Kẻ hậu sinh lại viết)
Người nước ta,
Dòng giống Long quân
Cội nguồn Lạc Việt.
Đã đứng lên làm cuộc trường kỳ
Vẫn anh dũng trước sau bất diệt.
Nguyễn Tri Phương, Trương Công Định xung trận, thắng không kiêu, bại không nản vững chí bền gan.
Rừng Yên Thế, núi Vụ Quang xông pha, chung một dạ, đồng một lòng can trường nhiệt huyết.
Thế kỷ mười chín chưa xong.
Thế kỷ hai mươi phải quyết.
Người bôn ba Nam Bắc tìm kiếm anh tài.
Kẻ mở lối Đông Du luyện rèn hào kiệt.
Bọn giặc lắm mưu gian
Dân ta thảy đều biết.
Đại chiến thứ hai kết thúc.
Nhật hàng, Pháp chạy, noi gương thuở trước, toàn dân nhất loạt đứng lên
Anh rút, Tàu lui, nối gót người xưa, cả nước đồng lòng đoàn kết.
Ngót thế kỷ sục sôi rửa hận, chớp thời cơ nổi dậy làm chủ giang san.
Gần trăm năm ôm mối cừu thù, đều nhất loạt vùng lên bảo toàn khí tiết.
Pháp thua Nhật, nhờ Đồng Minh thắng quay trở lại Đông Dương
Nhật thắng Pháp, vì phe Trục hàng rút quân về nước hết.
Niềm vui chưa trọn, bọn cơ hội ùa ra dây máu ăn phần.
Nỗi khổ sắp tan, quân phản dân ập tới cướp quyền rối rít.
Giá như,
Tất cả đều yêu Tổ quốc một dạ vô tư
Mọi người biết trọng giống nòi đồng lòng tha thiết.
Bất hạnh thay!
Kẻ ít học nhưng hám danh láu cá đưa Mác ra múa võ gây nên đại họa binh đao.
Người nhiều mưu lại mù quáng hung hăng lấy Lê dọa hàm hồ đấu tố gia tài khánh kiệt.
Than ôi!
Hồ Chí Minh tráo trở lộn sòng chiếm quyền cao, vẽ trước mặt, tô sau lưng, giả bộ siêu nhân!
Đảng cộng sản mưu gian đổi lốt tranh chức trọng, lừa người già, bịp lớp trẻ, tôn sùng hiền triết.
Khắp nơi khấp khởi hân hoan “thánh nhân giáng thế”, từ nay sẽ đến thiên đường.
Mọi chốn rộn ràng truyền tụng “nhờ đảng tiên phong”, tối mắt lao vào cõi chết.
Dân chúng đói nghèo hí hửng vùng lên rắp làm chủ nhân ông.
Người người ngây thơ không nghĩ mưu gian lão láng diềng xảo quyệt.
Cộng sản lùa toàn dân ra trận hòng lập ngay xô viết Đông Dương.
Quốc gia lãnh vị trí tiền đồn quyết tâm chặn giáo điều Mác xít.
Một lẽ chống xâm lăng mà “huynh đệ tương tàn”.
Hai phía nhận khác thù nên “nồi da nấu thịt”.
Năm Mậu Thân,
Dân ta tin trời đánh tránh bữa ăn
Bọn chúng chọn phút giao thừa mà giết.
Thì ra,
Đánh địch thủ cho Tàu
Dùng con em đất Việt.
Pháp về, sức mọn đơn thương quỵ lụy oai hùm.
Mỹ rút, tài hèn độc mã xun xoe lực kiệt.
Môi hở, mưa ngàn gió biển giơ lưng chịu đấm cúi đầu hô mười sáu chữ vàng!(**)
Răng lạnh, dâng đất xuất rừng há miệng mắc quai quỳ gối cả bầy im thin thít.
Hồ Chí Minh là ai?
Đã đến lúc phải xét.
Tám mươi năm xông pha ông cha ta vững chí bền gan,
Một phút cướp chính quyền cọng sản xóa cho tiêu dấu vết.
Kẻ gây ra tội ác binh đao,
Còn trắng trợn giành ngôi kiệt hiệt.
Bọn tầm gưởi ăn bám hung hăng,
Quân vũ phu phỉnh lừa mất nết.
Thành thị bài trừ công thương, chiếm nhà cao, tranh phố đẹp, tiếng rên la dậy khối dưới phường trên,
Nông thôn cải cách ruộng đất, giành của cải, giết người hiền, lời oán trách đầy đường quân vơ vét.
Ngang nhiên lập chợ vua Tôn Đản (1), thu gom đồ ngon vật lạ, giành riêng đặc sản cho lủ gian thần.
Ngỗ ngược khoanh đồng cấy tám thơm (2), vét hết hải vị sơn hào, xã nọ làng kia nạp theo nghị quyết.
Bắt săn cá anh vũ Chợ Bờ (3) cống nạp đôi môi,
Giao đánh loài hải sâm (4) Mông Cái dâng từng giọt huyết.
Cho hay!
Đạo lý ở đời sai đúng không thể làm ngơ,
Lương tâm nhân thế trắng đen lẽ nào chẳng biết.
Dân đói vật vờ khắp hang cùng ngõ hẻm chốn chốn rên la
Quan tham hí hửng đầy tầng cao lớp thấp nơi nơi đục khoét.
Đã biết ăn ngon, mặc đẹp đích thị là người.
Cớ sao thế thái nhân tình ngu si tậm tịt.
Hoặc cố đấm ăn xôi,
Hay đầu đầy hột mít.
Người trồng trọt công ghi dày sổ điểm, mùa màng thất bát mãi, hoàn thành nghĩa vụ không còn thóc để chia!
Dân chăn nuôi nhận phiếu giắt phên tre, thực phẩm ưu tiên trên, buộc bụng hy sinh
chẳng có tiền liền quỵt.
Tuần giổ mẹ, tem thịt dâng bàn thờ làm lễ: “dưới âm phủ dễ mua”, quan viên ngơ ngác ngước trông theo.
Lễ đưa dâu, cửa hàng bận kiểm điểm cả tuần: “trên thế gian khan hiếm”, khách khứa rút lui về tự thết.
Quán bia hơi: rổ, rá, dép, giày, thay mặt chủ nhân cùng người uốn lượn xếp thành hàng theo dáng mình rồng.
Quầy rau muống: bao, bì, ky, túi, bảo kê kẻ vắng mặt bình quyền bình đẳng vòng vo tựa như chân rết.
Huênh hoang “thời kỳ quá độ” cho đến nay chưa hề nghe nói điểm dừng.
Khoác lác “giai đoạn cong lưng” ngẫm càng thấy quả đáng tự hào ra phết.
Gần xa mọi nẻo hãy mở mắt nhìn.
Đây đó bà con đừng tin vờ vịt.
Nhìn xem,
Cháy nhà ra mặt chuột, ỷ chiến thắng, cướp của giết người, gây thù hận, nhân dân cả nước đều thua.
Cõng rắn cắn cổ gà lũ cuồng tín còng lưng quỳ gối, mở rộng đường, biển đảo vào tay chú chệt.
Hởi ôi!
Triệu triệu sinh linh chiến sĩ hai bên, hồn xiêu phách lạc nơi rừng sâu, nơi suối vắng, nơi đồng hoang, nơi biển lạnh… không cần bia mộ, vật vờ thể phách rất đỗi thê lương.
Nghìn nghìn tính mạng phế binh nam bắc, cơ thể không toàn, kẻ mù mắt, kẻ mất chân, kẻ bại liệt, kẻ vô sinh…vất vả đó đây, đau đớn tâm can lời nào mới xiết.
Rêu rao hòa hợp lừa người vào bẩy tù đày.
Giả bộ khoan hồng đại bợm trước sau thất thiệt.
Bốn nghìn năm đẽo đá, đúc đồng, luyện sắt, làm nên làng nước, có già trẻ, có dưới trên, rõ ràng minh bạch hết lẽ vì dân.
Ngót thế kỷ rèn dao, sắm súng, gài người, phá nát nhân tình, không kính già, không thương trẻ, lừa bịp mập mờ một phường quân phiệt.
Ô hô! A ha!
Cọng đến đâu mà sản của chúng có bao nhiêu?
Xin nêu lại để bàn dân nhìn cho rõ rệt.
Vì lòng tham ỷ thế làm càn, gây loạn lạc chiếm đoạt của người không nề phải trái nên biết điều hối lỗi ăn năn, chủ cũ trả về.
Mà lượng cả bao dung có mức, lúc hoàn lương cố che giấu chẳng hiểu trắng đen mưu tính tẩu tán thì chổi hành pháp đành ra tay quét.
Của phi nghĩa cho dù nghìn vạn không hiểu từ đâu mà có chỉ biết ăn cướp nhà người đến lúc tan đàn, bể ổ đương nhiên bắt phải bồi hoàn.
Đức đã dày dẫu gặp thời cùng quẩn đội ơn trên tôn thờ đạo lý, sống có lương tri tất yếu vận khó sẽ qua, hội phong vân ắt sẽ kết.
Đã tỉnh tất tàn canh.
Bất nhân là phải triệt.
Bởi,
Tội ác chứa trăm năm trúc không đủ mà ghi!
Nói mãi dễ bị nhàm vậy nên xin bái biệt.
Mong được bố cáo trên dưới gần xa
Tình yêu non sông trẻ già da diết.
(*)Hịch đánh Pháp
truyền miệng trong dân gian miền na Trung Bộ 1945-1946
(**) Mười sáu chữ vàng : “Láng diềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai”.
1. Từ năm 1960 đến năm 1986 nhà cầm quyền lậy khu số 9 đường Tôn Đản, Hà Nội lập cái gọi là cửa hàng cung cấp Tôn Đản dành riêng cho khoảng 200 người thuộc Ủy viên Bộ Chính trị (Khu A) và Ủy viên Trung ương Đảng (Khu B). Những người này được mua đặc sản quý n với giá như cho không của hàng vạn người từ Vĩ tuyến 17 trở ra cống nạp.
Ngoài chợ ở số 9 Tôn Đản họ còn cho thành lập ba khu cung cấp loại 2 tại khu Vân Hồ, phố Nhà Thờ và đường Đặng Dung cho cấp trung gian từ thứ trưởng cục, vụ, viện trưởng. Ở mỗi tỉnh lại có một nhà Giao tế dành riêng cho Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh.
Vì vậy thời đó ở Hà Nội đã có đồng giao truyền miệng :
“Tôn Đản là chợ vua quan
Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần.
Đồng Xuân là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ bàn dân anh hùng”
Hoặc câu đố dân gian : “Bụng to, trán hói, hay nói ba hoa, đi xe Volga. Ăn gà Tôn Đản”, là con gì, để lên án bọn tham nhũng này.
2. Để có gạo tám thơm đặc sản người ta đã khoanh các xã Xuân Phương của huyện Hoài Đức, Xuân Đỉnh của huyện Từ Liêm, Tiên Phong của huyện Tiền hải (Thái Bình) trồng đặc sản lúa tám thơm. Xã viên hợp tác xã nông nghiệp các xã được đảng tín nhiệm này nhận ưu tiên gạo kho của Công ty Lương thực.
3. Đặc sản sông Đà có loài cá anh vũ môi dày mà bổ dưỡng. Loài cá này ở dòng chảy nên khi ngủ thường cắn môi vào mầm đá nên môi dày béo ngậy. Cá Anh Vũ chợ Bờ sông Đà đoạn qua tỉnh Hòa Bình là đặc biệt. Đội săn cá được hưởng công theo xã viên nông nghiệp là ghi ngày công vào sổ điểm rồi đến mùa thu hoạch sau khi làm nghĩa vụ và nạp thuế nông nghiệp xong thì chia sản phẩm với nhau.
4. Hải sâm là đĩa biển. Một loại đặc sản nằm trong sổ “hải vị” quý.
Hồ Chí Minh ông là ai ???…
Nguyễn Gia Định 2011/11/17Những sự kiện và các nhân chứng đương thời với Hồ Chí Minh
PHẦN BA
***Nghĩ về Thế Việt tâm Tàu
”Công lao vĩ đại nhất của Hồ Chí Minh là đã tạo nên được một đảng cộng sản người Việt cho Tàu. Những gì đang diễn ra trên đất nước hôm nay là kết quả mỹ mãn của công lao đó”.
Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa ngày nay là một địa chỉ du lịch nỗi tiếng trên toàn thế giới. Sự kỳ vĩ, ngoạn mục, tuổi thọ, quy mô đằng nào cũng chiếm kỷ lục nằm sờ sờ ra giữa trung nguyên hùng vĩ để nhân loại hôm nay nhìn thấy sức người Tàu trên hai nghìn năm trước đã ghê gớm như thế. Vâng! Hơn hai nghìn năm trước địa giới nước Tàu ở đó nên mới làm nên tên nước là Trung Hoa. Cái đẹp ai cũng mê. Hùng vĩ ai cũng nể. Và, trong cái độ dài làm nên trường thành ấy, người ta tĩnh tâm còn nghe rõ tiếng khóc ai oán, còn nhìn thấy dấu tay của cư dân nước Tần với sáu nước láng diềng Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy bị xóa sổ. Ngày ấy biên cương Trung Hoa xa Văn Lang vạn dặm mà quân nhà Tần đã tràn xuống phương nam rồi. Ngày nay “Vạn Lý Trường Thành không là biên cương nữa. Trung Hoa thành Đại Trung Hoa. Bách Việt bị thôn tính.
Sử ký một nghìn năm Bắc Thuộc, con nít nước ta đứa nào cũng thuộc. Vạn Lý Trường Thành oai hùng, các nhà cầm quyền nước ta đứng đầu từ cấp huyện trở lên hình như người nào cũng đã được đặc ân chiêm ngưỡng. Không biết, khi đi trên “Vạn Lý Trường Thành” trong số họ có ai thầm nhắc câu hát mà Trinh Công Sơn đưa vào ca khúc hay không!
“Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu”
Vạn Lý Trường Thành xóa xong ranh giới sáu nước vào năm 221 trước Công nguyên thì ngay lập tức, Tần Thủy Hoàng cho quân tiến lên phía bắc chiếm đất người Hung Nô lập nên Hà Sáo đồng thời xua quân xuống phía nam thôn tính Bách Việt. Nhâm Ngao và Triệu Đà được sai đánh chiếm Âu Lạc (214 trước CN).
Trong cuốn “Lịch sử nước ta” (diễn ca) của Hồ Chí Minh viết vào năm 1941, bản in thạch cở nhỏ dạng sổ tay khoảng 8cm x 12cm, tôi được đọc một lần khi mới phát hiện, nhớ mấy câu đầu là “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Lạc Long… Triệu Đà là tổ nước ta. Nước ta khi đó gọi là Văn Lang…”
Tôi và vài người bạn đều trố mắt nhìn nhau. “Triệu Đà là tổ nước ta” ?. Từ đó tôi biết sợ.
Quân của Nhâm Ngao, Triệu Đà xông vào cướp Âu Lạc. Nhân dân Âu Lạc tản vào rừng, nhờ rừng để tránh và để chống ngoại tộc cướp nước.
Triệu Đà không làm gì được bèn thay mưu. Cho con trai là Trọng Thủy sang lấy vợ, ở rể. Vì mất cảnh giác, thành Cổ Loa vào tay Triệu Đà, An Dương Vương cõng con gái chạy về phía Hồng Lĩnh. Vào đến đất Nghệ mới được thần nhân cho biết giặc ngồi sau lưng mình. Thì ra giặc là người trong nhà. Ta mất nước thì ra do người trong nhà. Chỉ một chút nhẹ dạ cả tin thôi dân ta phải chịu “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu”. Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường thay nhau cai trị nước ta. Cho hay triều nọ suy, triều kia thịnh, nội bộ người ta sát phạt nhau, nhưng mục tiêu bành trướng Đại Hán với tính tham lam, tàn bạo, nham hiểm trong thống trị ngoại tộc thì không thay đổi. Di dân, chiếm đất, đồng hóa song hành với tiêu diệt bản địa … trước Công nguyên hay sau Công nguyên vẫn thế.
Năm 938 may có ông Ngô Quyền không thèm bả vinh hoa phương Bắc đã hô hào dân chúng làm cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đời Đường. Rừng góp sức làm nên chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất. Thế rồi, rừng lại làm nên chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai dưới thời Lê Đại Hành (981).
Sang thế kỷ XIII, quân Nguyên đã gây nên sợ hãi ám ảnh không chỉ các nước phương Đông mà lan tràn khắp lục địa Á, Âu. Nhờ rừng và biển vua Trần mới bảo toàn lực lượng tổ chức kháng chiến. Lại nhờ rừng Trần Hưng Đạo Đại Vương mới làm nên chiến công Bạch Đằng lần thứ ba (1288).
Thơ ông Tố Hữu tôi mê không được, nhưng câu “Rừng che bộ đội, rừng ngăn quân thù” thì tôi nghĩ là ông rất biết tác dụng của rừng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giữ nước.
So về bằng cấp học vị, ông Tố Hữu không bằng các “nhà” trị dân trị nước ngày nay, nhưng ông có tầm nhìn, nếp nghĩ như bàn dân ta, như tổ tiên ta mà không như bộ này bộ nọ đang cai trị dân ta. Đang lừa phỉnh dân ta thì đúng hơn. Lẽ nào họ không biết vị thế rừng giúp dân tộc ta giữ nước ? Họ bán rừng đầu nguồn, bán Bô xít Tây Nguyên, bán một số cảng nước sâu, miễn thị thực nhập cảnh… gợi lên cho tôi ý nghĩ rằng từ ngày có cụ Hồ, DÂN ta đã “nuôi quá nhiều ong trong tay áo”. Từ kinh nghiệm xâm lược, người Tàu nhận ra thế chiến lược phòng thủ và tiến công từ rừng của ta. Từ âm mưu thôn tính ta hàng nghìn năm qua, người Tàu nhận ra tầm quyết định của nội thuộc. Thời trước tìm mọi cách đưa Trọng Thủy sang làm con rể, lấy cho được bí quyết nỏ thần. Ngày nay đổi hướng, người ta tìm mọi cách vun đắp tô điểm vị “cha già dân tộc” còn cao tay hơn. Đã có “cha già” càng cần nhiều con trẻ. Làng Tàu theo dự án đầu nguồn mà lập nên mọi nơi có rừng. “Thâm Nho” là chỗ đó.
Thưa ông Tố Hữu. Thơ ông bị đàn em của ông sửa lại rồi:
“Rừng che mưu giặc, rừng ngăn dân mình”
Hài lòng chưa các ông!
Là dân nước ta, từng chia sẻ với vị thế nước ta “Việt cộng Trung cộng, núi liền núi, sông liền sông. Chung một biển Đông chung tình hữu nghị”. Ca khúc hay ho đó họ chế cho ta ra rả hát để họ ra rả bắn giết, đánh đập, cướp bóc Ngư dân ta trên biển, thủ tiều lâm dân ta trong rừng. Lịch sử Trung cộng cho ta biết rằng họ không thực thi chủ nghĩa cộng sản trên đất nước họ mà chỉ tâm đắc thuyết “Thế Giới Đại Đồng” để thực hiện chủ nghĩa bá quyền mà thôi.
Bởi chủ nghĩa bá quyền là không định được biên giới quốc gia. Thôn tính và thôn tính, đó là “học thuyết Trung Hoa”.
Ta bé nhỏ mà phải đội cái thúng đá to quá cở trên đầu. Thế nước Nam là thế! Nhìn xem bản đồ nước ta và nước Tàu có phải thế không! Đầu ta bị lún sâu vào đít thúng nên không nhìn thấy gì nữa. Ta cong lưng đến bao giờ? Vạn Lý Trường Thành 200 năm trước Công nguyên đã liếm xuống biển Đông theo cái lưỡi bò và tham vọng Trung Hoa chắc chắn không dừng lại đó.
Người đội đá không nhanh tay hất sang một bên hẳn là tự sát.
“Cha già dân tộc” lập mưu “dắt năm châu đến đại đồng” là cốt phỉnh ta phải yêu Tàu, nhưng đã đến lúc ta nên “bất hiếu” với “cha”. Bởi láng diềng “bốn tốt” của ta cần không gian sinh tồn cho người Hán, không cần thuộc dân. Có thế mới cứu được cộng đồng các dân tộc Việt Nam qua khỏi nạn diệt chủng.
Thời Minh Mạng (1820 -1841), mỏ đồng Tụ Long nằm trong lãnh địa Đại Nam, do nhà nước Đại Nam tổ chức khai thác. Ngày nay Tụ Long nằm sâu trong lục địa Tàu. Lẽ nào các nhà cầm quyền hiện thời không biết! Năm 1955 “anh ta” giúp ta khôi phục tuyến đường sắt Nam Quan – Hà Nội. Bởi quá “thiện chí” “anh ta” làm mẫu 10 km từ ải trở vào rộng 1,40m như đường bên nước anh ta, nói là để khi thế giới đại đồng thì đường sắt xuyên lục địa đều thống nhất cùng một cở. “Bác” bảo thế! Ta tưởng thật, để “anh ta” vô tư làm. Ngót ba mươi năm sau, “anh ta” cãi đường rộng 1,40m đến đâu là biện cương của “anh ta” đến đó.
Lẽ nào các nhà cầm quyền hiện thời không biết ? Ngày trước, mỗi lần xuống Ninh Bình, tôi nhìn cái ống khói của nhà máy thiêu hủy than đá Quảng Ninh chính phẩm do Tàu giúp ta xây dựng vừa đốt than vừa ban phát bụi cho toàn thành phố đồng thời làm cái “dương” cắm giữa cái “âm” của Ngọc Mỹ Nữ (núi Cánh Diều) đã bị họ, vâng! chính họ chặt đôi chân Thần Nhân nằm ngả giữa trời (1955). Yểm. Người Tàu yểm. Dân Ninh Bình thuở đó bảo thế!
Những điều như thế, lẽ nào các nhà cai trị không biết!
“Bác vẫn còn chúng cháu hành quân” sao đặng
Quảng Châu với Hồ Chí Minh
Dường như mọi loại sách báo, giáo trình, giáo khoa các cấp học từ vở lòng đến đại học, học viện… khi viết về Hồ Chí Minh đều dựa vào cuốn “Những mẫu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch” do Trần Dân Tiên biên soạn.
Trần Dân Tiên đóng vai nhà báo nhiều lần xin gặp Hồ Chí Minh nhưng vì “người bận trăm công nghìn việc” nên không thể được, đành phải tự lần mò khắp hang cùng ngõ hẽm mới góp nhặt được ít nhiều mẫu chuyện về một con người mà “cả cuộc đời chỉ vì dân vì nước bôn ba khắp năm châu bốn biển”. Từ lẽ đó, Trần Dân Tiên không thể đi hết, viết hết mọi chuyện về vị lãnh tụ tối cao này mà chỉ chắp nối từng đoạn như vẽ một con rồng khi ẩn khi hiện trong mây.
Được đọc “Những mẫu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch” ai ai cũng cảm động và cảm phục Trần Dân Tiên tận tâm, chịu khó. Rõ ràng là, nếu không có Trần Dân Tiên mấy ai biết được công lao vĩ đại của “Bác Hồ”.
Trường mẫu giáo là nơi bắt đầu “trồng người” hay học viện chính trị quốc gia là chốn đào tạo quan liêu các cấp để “gài người”, tất thảy đều dựa vào Trần Dân Tiên mà ngợi ca Hồ Chí Minh.
Trên cõi đời này chưa có nhà báo nào sánh được với Trần Dân Tiên.
Trên cõi đời cũng không có ai như Hồ Chí Minh bịa ra Trần Dân Tiên để thêu dệt về mình.
Với người Việt Nam ta “mèo khen mèo dài đuôi” đã bị lên án, đã bị chế riễu và được liệt vào loại tiếu lâm. Trần Dân Tiên quả là nhân vật tiếu lâm và là tay viết tiếu lâm có nghề. Nghề tinh từ nền tảng năng khiếu. Năng khiếu xuất chúng do tâm làm điểm xuất phát. Cái tâm Hồ Chí Minh làm nên nhà báo Trần Dân Tiên không ngoài lẽ đó.
“Vào nửa sau năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, lần lượt tham dự hội nghị Quốc tế nông dân (15-101923), Đại hội lần thứ năm Quốc tế Cộng sản (17-6 đến 18-7-1924), Đại hội lần thứ tư Quốc tế thanh niên, Đại hội lần thứ ba Quốc tế phụ nữ cộng sản, Đại hội lần thứ ba Quốc tế công hội đỏ và Đại hội lần thứ nhất Quốc tế các chiến sĩ cách mạng (tức Quốc tế cứu tế đỏ).
…
Sau các hội nghị quốc tế, Nguyễn Ái Quốc còn ở lại Liên Xô làm việc trong Quốc tế Cộng sản, nghiên cứu chế độ xô viết, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức một chính đảng kiểu mới theo học thuyết Lê nin, tiếp tục tuyên truyền những luận điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa trên báo sự thật của đảng Cộng sản Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản.
…
Sau khi dự Đại hội lần thứ năm Quốc tế Cộng sản và các hội nghị quốc tế khác, cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc).
Tháng 6-1925, tại đây người đã lựa chọn một số chiến sĩ trẻ tuổi trong tổ chức Tâm tâm xã và một số thanh niên yêu nước đã từng hoạt động dưới ảnh hưởng của Phan Bội Châu để lập ra một đoàn thể cách mạng có xu hướng mácxit – đó là Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (gọi tắt là Thanh niên).
Tháng 7 năm đó, cùng với các nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Indônêsia, Mã lai, Ấn Độ… Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông do ông Liêu Trọng Khải (Trung Quốc) làm hội trưởng. Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội có quan hệ mật thiết với tổ chức này”.
(GS Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam Giản Yếu, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nôi, 2000, trang 451-452).
Thiết nghĩ nếu không có Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh), sáu giáo sư đồng tác giả lấy đâu ra tư liệu viết được những dòng hay đến thế ?
Nhân những ngày vừa qua, Tàu thực hành “bốn tốt” với ta ngoài biển Đông, Hà Nội thường hay có người tụ tập thể hiện tinh thần yêu nước, để tránh mọi hành vi biểu tình, tôi ngại ra đường. Vốn nhát gan, sợ các “đồng chí còn đảng còn minh” lôi về đồn nên tôi nằm nhà đọc sách và ngủ. Gặp những dòng trên đây, lấy làm đắc chí chép lại hầu bạn đọc gần xa.
Đã đọc là phải ngẫm, tôi nhận ra lắm lẽ đáng quan tâm. “Vào nửa sau năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô”, với tư cách gì mà lần lượt tham dự nhiều hội nghị Quốc tế thế? Có đảng nào cử đại biểu trước hàng năm trời để đi dự liền tù tì tất cả các hội nghị Quốc tế. Đến khi kết thúc mọi hội nghị thì đại biểu được cử đi không quay về nơi xuất phát để báo cáo thu hoạch mà lặng lẽ về Quảng Châu (mùa Thu, 1924). Đảng Cộng sản Pháp dư quỹ đài thọ đại biểu và quản lý đảng viên hời hợt, lỏng lẻo vậy sao? Đại hội lần thứ năm Quốc tế Cộng sản kết thúc vào cuối tháng 7 năm 1924. Sau đó “đồng chí Nguyễn Ái Quốc” còn dự một loạt hội nghị quốc tế khác và còn ở lại “nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức một chính đảng kiểu mới theo học thuyết Lê nin, tiếp tục tuyên truyền những luận điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa trên báo sự thật của đảng Cộng sản Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản (sách đã dẫn, trang 451).
Cái tài của các giáo sư sử học – tác giả công trình này là nói được những điều lạ tai. Một người Việt Nam trình độ tiểu học Đông Ba (Huế), bị đuổi khỏi trường đi làm phụ bếp độ nhật, nhảy lên Paris sau ngày chiến tranh thế giới kết thúc, viết được “Thỉnh nguyên thư gửi Hội nghị Quốc tế tại cung điện Véc Xây (1919)” rồi sang Nga lại viết báo “tuyên truyền những luận điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa” cho dân Nga đọc, rồi về Trung Quốc thành lập tổ chức quốc tế rồi giao cho một nhân sĩ Trung Quốc làm hội trưởng… Quả là ghê gớm.
Chú tôi, một giáo sư vào lớp đàn anh, có mặt ở Nga khá sớm đang ôm trong lòng một nỗi day dứt chưa dám ngõ cùng đời, rằng năm 1955 Hồ Chí Minh sang Nga báo cáo về cải cách ruộng đất, chú tôi được đi làm phiên dịch. Cảm tưởng đầu tiên là tiếng Nga của Hồ Chí Minh chỉ đủ để giao tiếp thôi. Viết lách chắc còn vất vả lắm. Trong một buổi đàm thoại bằng tiếng Pháp với một người Pháp, “Bác” tưởng chú tôi thuộc loại trẻ con nhà quê ra tỉnh mới sang hoc tiếng Nga, không biết gì về tiếng Pháp nên đã dùng tiếng bồi nhà nghề nói với người Pháp kia một số lời làm chú tôi giật mình. “Lẽ nào Bác lại là mật thám Pháp”. Điều day dứt đó chú tôi dặn “sống để bụng, chết mang theo” đừng hở ra mà mang tai họa khó lường. Nghe lời chú, tôi ngậm miệng từ đó cho đến hôm nay Tàu gây hấn mới dám ngõ vụng cùng đời. Và nếu Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vì Tàu mà ra lệnh cho thuộc hạ gây tai nạn giao thông hại tôi, tôi cũng cam lòng hả dạ là đã nói được điều nên nói.
Tôi muốn nhắc lại điều này vì mấy lẽ – Đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản diễn ra từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 08 tháng 7 năm 1924 là mạnh Thu. Sau Đại hội đó “người” còn tham dự một loạt Đại hội của Thanh niên, Phụ nữ, Công hội, Cứu tế đỏ. Đã dự quá nhiều đại hội lại bỏ ra một thời gian để nghiên cứu và viết bài tuyên truyền cho người Nga hiểu Lênin, mà đến tháng 8 trọng Thu “người” đã có mặt tai Quảng Châu với tên mới là Lý Thụy rồi. Thánh thật! Một tháng thôi sao làm nhiều việc thế!
Quảng Châu những năm 1924 – 1927 là tai mắt dò la mà nội bộ là Quốc – Cộng, ngoại bộ là Anh, Pháp, Nga, Nhật… Nghĩa là luôn luôn có sự rình rập của mọi kẻ thù. Nguyễn Ái Quốc lại ngang nhiên lựa chọn người này loại bỏ người kia để đứng ra thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội dễ như mua bán giữa chợ trời vậy sao! Tôi nghĩ những việc này đều phải coi lại. Bởi Trần Dân Tiên (HCM) khoe cốt để giúp Hồ Chí Minh – Trọng Thủy của thế kỷ XX, chiếm lĩnh ngôi cao nhất nhằm lái Việt Nam nhập vào quỹ đạo “Xích quỷ” Tàu. Các giáo sư hăng hái quá nên không kịp nghĩ.
Về những thanh niên yêu nước có mặt ở Quảng Châu có thể chia thành hai thời đoạn trước và sau năm 1925. Trước năm 1925 là lớp thanh niên thuộc phong trào Đông Du, do Phan Bội Châu đề xướng và kêu gọi đã có mặt tại Nhật khoảng 200 người. Nhật tẩy chay theo yêu cầu của Pháp (1908), một số người đổi tên ở lại học hành và tìm việc làm độ nhật, một số chạy sang vài ba nước châu Âu, đại bộ phận theo Phan Bội Chau về Quảng Châu. Tại đây họ là những người làm nên Việt Nam Quang phục Hội (19/6/1912), về sau một số thành lập Tâm Tâm xã. Từ Tâm Tâm xã một bộ phận chuyển thành Việt Nam Quốc dân đảng (19/6/1924). Lớp thứ hai, sang sau năm 1925 là những người chứng kiến, tham gia phong trào đòi tha Phan Bội Châu và dự đám tang Phan Chu Trinh.
Xin mọi người nhớ rằng Quảng Châu sau khi quả bom Phạm Hồng Thái mưu giết toàn quyền Mec lanh nổ tai khách sạn Victoria ở Sa Điện thuộc tô giới Pháp (ngày 19 tháng 6 năm 1924) thì mạng lưới mật thám Pháp rải khá dày ở “thủ đô” cách mạng Việt Nam lưu vong này. Kế đến, là vị lãnh tụ thiên cộng Tôn Trung Sơn đột ngột qua đời tại Bắc Kinh trong một chuyến công cán (12/3/1925), chính phủ Quảng Châu thuộc quyền điều hành của Đới Quý Đào và Tưởng Giới Thạch. Hai nhân vật này là hai lưỡi gươm thanh cộng không nương tay. Mọi ngõ ngách Quảng Châu đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Bởi vậy không bao lâu sau đó phái bộ Nga do Mikhain Bôrôdin cầm đầu phải rời Quảng Châu về nước, chấm dứt công việc của Lý Thụy. Tiếp theo là vụ Phan Bội Châu bị chỉ điểm để Pháp bắt tại ga xe lửa Thượng Hải vào ngày 01 tháng 6 năm 1925. Đối với người Việt trong và ngoài nước, nhất là tại Quảng Châu, Phan Bội Châu bị Pháp bắt là một tổn thất nặng nề và ngay lúc đó người ta nghi do có người chỉ điểm. Nguyễn Thượng Huyền, Lâm Đức Thụ, Lý Thụy là ba nghi can hầu như đã được xác định. (Nhóm năm thanh niên Việt Nam được Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội gửi sang học tại trường Đại học Phương Đông ở Mạc Tư Khoa không cho Line (tức Lý Thụy, Thậu Chín) vào ký túc xá (1929) một phần xuất phát từ lý do trên).
Có điều mong được các giáo sư – tác giả công trình vừa nêu giải thích thêm là tại sao một người mà các tác giả đã viết là của Quốc tế cộng sản lại không rút về Nga theo phái bộ Bôrôđin mà bị bỏ lại, rơi vào tình thế “lưng không bén đất. Cật không đến trời”. Tại sao khi Trương Vân Lĩnh báo Tưởng Giới Thạch đã có lệnh truy nã, Lý Thụy không tìm được bất cứ một chỗ dựa nào trong anh em Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đang có cơ sở ở Quảng Châu để nương thân mà lại phải chạy sang Phì Chịt (Thái-lan) ăn nhờ ở đậu tại Trại cày Đặng Thúc Hứa? Và tại sao, một người được các tác giả đề cao là sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, mà 6 lần tổ chức này họp với Việt Nam Cách mạng đảng (Tân Việt) trong nước để bàn về hợp nhất, “người sáng lập” lại không hay biết gì. Đến như Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội họp tại Hương Cảng ngày 01 tháng 5 năm 1929 phân hóa bất thành mà người sáng lập cũng không can dự! Tôi sợ cái sáng lập khống lắm.
Với tư cách một người giúp việc cho phái bộ Bôrôđin, Lý Thụy chỉ có chỗ dựa trong thời gian Bôrôđin còn ở Quảng Châu. Bôrôđin rời Quảng Châu là Lý Thụy hết việc. Vậy thì, lấy gì để coi ông ta là ủy viên phương Đông bộ của Quốc tế cộng sản. Và, một điều nên lưu ý là một ủy viên phương Đông bộ của Quốc tế cộng sản mà chỉ dự một kỳ đại hội lần thứ V còn đại hội IV, đại hội VI, đại hội VII lại đứng ngoài nhìn!
Một câu hỏi lịch sử phải trả lời là Hồ Chí Minh là ai? Nguyễn Ái Quốc là ai? Hai người này chắc chắn không phải là một.
Nguyễn Ái Quốc xuất hiện lần đầu trong bản Thỉnh nguyện thư gửi Hòa hội Véc xây là Patriot Nguyen. Như vậy Nguyễn Ái Quốc này chỉ mang tính đại diện cho nhóm nhân sĩ trí thức Việt Nam yêu nước đang có mặt tại Pháp. Đó là Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Vài năm sau, Nguyễn Thế Truyền còn viết một số bài trên báo Người Cùng Khổ vẫn để bút danh mang tính đại diện đó. Có thể coi Nguyễn Ái Quốc trong khoảng thời gian 1919-1925 là của chung không phải riêng ai.
Năm 1924, Nguyễn Tất Thành về Quảng Châu với phái bộ Bôrôđin, bị xa lạ trước những thanh niên Việt Nam sang Quảng Châu theo các tuyến đường mà Phan Bội Châu và cộng sự của ông lập nên. Những tuyến đường đó là:
1. Vinh-Thanh Hóa-Nam Định-Thái Bình-Quảng Yên-Mông Cái-Mũi Ngọc-Đông Hưng.
2. Sài Gòn-Hương Cảng.
3. Vinh – Phì Chịt – Băng Cốc – Hương Cảng.
Xa lạ là khó tin. Cho dù Lý Thụy là người Nghệ yêu nước và hoạt động cứu nước đến mức nào, nhưng không nằm trong sự lựa chọn, gửi gắm từ cơ sở đều khó có thể gia nhập hội. Bởi mỗi tuyến có người tuyển chọn, có sự đảm bảo đủ độ tin cậy riêng từ cơ sở. Lý Thụy không thuộc tuyến nào cả.
Trong tình thế đó, Lý Thụy tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc để Phan Bội Châu nể và khoe mà dọa các thành viên khác của ông. Phan Bội Châu nhầm và tưởng đó là Nguyễn Ái Quốc thật, người mà ông đã hâm mộ qua một số bài viết với bút danh Nguyễn Ái Quốc. Tạm coi đây là Nguyễn Ái Quốc do Nguyễn Tất Thành – Lý Thụy mạo nhận.
Sau ngày bị Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong tẩy chay không cho Tống Vân Sơ tham dự Đại hội lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chúc tại Ma Cao (1935), Tống Vân Sơ lại sang Nga lảng vãng quanh hội trường Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản họp tại mạc Tư Khoa (25/7-25/8/1935) và bị Staline bắt đày ra Xibiari.
Năm 1939 có một hiện tượng trùng lặp trong tư liệu chữ viết là Hồ Quang (một bí danh của Hồ Chí Minh) và Hồ Học Lãm (1884-1943), người Nghệ làm lính rồi làm quan của Tưởng Giới Thạch cùng về Hoa Nam.
Hồ Quang đội lốt Nguyễn Ái Quốc nhập Pắc Bó trở thành Hồ Chí Minh.
Như vậy là có ba dạng Nguyễn Ái Quốc.
1. Nguyễn Ái Quốc đại diện tập thể (1919-1925)
2. Nguyễn Ái Quốc mạo nhận (1925-1931)
3. Nguyễn Ái Quốc đội lốt (1931-1969)
Từ đó tôi nghĩ rằng: Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Sinh Cung ba không phải là một. Có lẽ Nguyễn Tất Thành bị kết thúc đời hoạt động cách mạng của mình ngay sau phong trào “Xô viết Nghệ Tĩnh” (1930-1931) bị khủng bố khi mà tiếng tăm Nguyễn Ái Quốc cùng với đảng Cộng sản Đông Dương đã gây nên dấu ấn mới mẻ có khả năng thay các thế hệ đi trước. Người tinh khôn đón được rằng Việt Nam không còn Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh thì Nguyễn Ái Quốc thế nào cũng nắm đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương thế tất sẽ leo lên cái giàn chống Pháp mà người Việt đã tạo dựng trên đất Việt như một thứ trước bạ kể từ năm 1858 tại Đà Nẵng. Thay thế Nguyễn Ái Quốc của họ vào vị thế Nguyễn Ái Quốc của Nguyễn Tất Thành là có trong tay cái giàn Việt trọn vẹn. Năm 1931, chậm lắm là năm 1932 Tống Vân Sơ thay thế Nguyễn Ái Quốc từ toan tính đó. Bởi tại thời điểm này, tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã gieo được vào dư luận Việt Nam mà mặt thật của ông ta thì không mấy ai nhận rõ. Có chăng, một vài người Việt từ trong nước lén lút sang Quảng Châu thì chân ướt chân ráo giữa buổi nhập nhèm tranh tối, tranh sáng sau các sự kiện Phạm Hồng Thái giết hụt toàn quyền Đông Dương và Phan Bội Châu bị bắt, khó mà nhìn được mặt nhau. Tống Vân Sơ, Vương, Lý Thụy, Trần, Trần Lực, Hồ Quang, T. Lan. T. L … chưa ai lắm tên như thế cũng chính là một kiểu tung hỏa mù làm quan trọng hóa nhân vật Nguyễn Ái Quốc giả cho mau thành thật nhanh chóng xóa mọi bở ngỡ hoài nghi. Tống Vân Sơ nghiễm nhiên thay thế Nguyễn Ái Quốc để trở thành Hồ Chí Minh, “cha già” dân tộc không gây nên bất cứ trục trặc nào.
Lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đang tôn thờ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nhưng cả hai thần tượng trên thì một đã bị bắt, một đã tạ thế. Tống Vân Sơ mà mọi người tin là Nguyễn Ái Quốc như là hiện thân của hai đấng cứu nước trên trở thành mục tiêu tập hợp.
Thế là những người cộng sản Việt mang trọn cái giàn chống ngoại xâm cứu nước có sẵn giao cho Tống Vân Sơ. Người Tàu qua Tống Vân Sơ – Hồ Chí Minh nắm gáy những người cộng sản Việt. Người cộng sản Việt đã có sẵn trong tay cái giàn cứu nước đẩy toàn dân lao vào lò lửa chiến tranh, làm lính đánh thuê cho Tàu. Tàu đứng ngoài cổ vũ, bố thí súng đạn và lương khô. Chiến công càng lớn. Con em chết trận càng nhiều. Sinh lực Việt mỗi ngày mỗi kiệt quệ trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn càng oanh liệt Tàu càng hài lòng khích lệ. Chu Ân Lai ép Phạm Văn Đồng ký Hiệp định đình chiến Geneve (21/7/19540) chia đôi đất nước, rồi lại xui Việt cộng thẩy hết thanh niên ưu tú vào miền Nam gây chiến để miền Bắc, Tàu canh giữ cho.
Không có Lê Duẩn, Lê Đức Thọ thì Hồ Chí Minh qua Chu Văn Tấn, khu Tự trị Việt Bắc và khu Tự trị Tây Bắc “thắm thiết tình Việt Trung” với khu Tự trị Choang, Quảng Tây không mấy trở ngại.
Quảng Châu 86 năm trước là sân chung của nhân loại. Không dành riêng cho cách mạng Việt Nam. Bởi vậy, có ta là có địch. Tứ xứ chẳng ai nhận ra ai trong trò chơi mèo chuột thuở đó. Thay người dễ như thay áo. Vì thế không đơn giản như các vị giáo sư vẽ nên chân dung một người xa lạ từ đâu nhảy tới là đứng ra thành lập ngay tổ chức cách mạng chống Pháp ngang nhiên như mua bán giữa chợ trời.
Nhìn ba tấm ảnh tư liệu Nguyễn Ái Quốc, Tống Vân Sơ, Hồ Chí Minh xin mọi người chú ý vành tai phải của Nguyễn Ái Quốc khác hẳn vành tai phải của Tồng Vân Sơ, Hồ Chí Minh. Ấy là lẽ tạo hóa không để bọn bất lương bịt hết mắt thiên hạ rồi muốn làm gì thì làm. Thâm Nho mấy vẫn có sơ suất. Ấy là lẽ đời.
Điều đáng sợ là người biết cố tình không biết.
Năm 1969 Hồ Chí Minh chết nếu đúng tuổi là 77 hoặc như khai gian là 79. Nhưng nhìn thẳng vào dung nhan ngoài đời của ông ta lúc đó, tôi nghĩ phải trên 80 – 85. Khai thêm tuổi là sợ mình già trước tuổi chăng? Mặt khác tôi còn nghĩ Hồ Chí Minh không phải là Lý Thụy nên né tránh những ai đã từng có mặt ở Quảng Châu trước năm 1930. Nhiều người già ở quê tôi nghi ông ta là Hồ Học Lãm, hậu duệ của Thái thú Hồ Hưng Dật được Tầu nhồi nặn phục hưng tiếp tục sứ mệnh bành trướng đại Hán. 5 tháng vào Pắc Bó (1941) nắm được gáy Việt Nam, thì về Tàu ngay năm đó. Hai năm sau Hồ Học Lãm “chết” (1943) mãi đến cuối năm 1944 Hồ Chí Minh trở lại Pắc Bó dấn thân vào sự nghiệp cao cả: Lái con tuyền cách mạng Việt Nam lao vào chiến tranh “cứu nước” cho Tàu. Nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc thật thì không đời nào Tưởng Giới thạch lại cho diễu bên đó những ba năm.
“Ngục trung nhật ký” có lẽ cũng giống như báo Thanh Niên và sách Đường Kách Mệnh… rất đáng nghi là tư liệu người ta chuẩn bị gây niềm tin, uy tín cho Hồ Chí Minh để ông ta củng cố vị thế “cha già dân tộc” của mình!
Xin mọi người một lần nữa hãy nhìn vào thế thái nhân tình nước ta hiện thời, nhìn vào sự mất mát của Dân tộc ta kể từ ngày có Hồ Chí Minh, rồi nhìn ra chung quanh xem các nước láng diềng trước và sau năm 1945. trước và sau năm 1975 thì mới nhận ra “công lao vĩ đại của Bác”
Điều cần thiết lúc này là trả lại vị thế đảng nằm trong lòng Dân tộc chứ không phải Dân tộc nằm trong lòng đảng để mọi người Việt Nam gạt bỏ định kiến trong hay ngoài, đảng này hay đảng nọ, cùng nhìn rõ mưu ma chước quỷ của Tàu, tỉnh táo chung sức, chung lòng đặt lợi ích Dân tộc, Tổ quốc lên trên hết thì may ra còn có cơ cứu nước.
Thử nhìn lại phía sau lời hô hào "Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết" của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh bổng dưng xuất hiện trong hang Cốc Lếu, bản Pắc Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, sát biên giới Việt Trung mà trước đó dường như chưa ai biết gì về người mang cái tên lạ hoắc này. Nếu ông ta đích thực là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc “sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước trở về” như người ta tâng bốc, thì tại sao lại không do những người của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội hoặc cơ sở của tổ chức đó dẫn về mà lại vòng lên Vân Nam để nhờ một người Quảng Trị tên là Trịnh Đông Hải, làm thợ sửa chữa xe ở dọc đường Mông Tự – Xì Xuyên đưa vào hang Cốc Lếu? Tại sao lại không do những người cộng sản đã từng là “đồng chí” cùng có mặt ở Quảng Châu, Ma Cao, Hương Cảng, Mạc Tư Khoa, nghĩa là những người ít nhất một lần gặp Lý Thụy, đón mà lại là Đặng Xuân Khu, Hạ Bá Cang? Hồ Chí Minh là gì ở thời điểm trước ngày 28 tháng 01 năm 1941 và quan hệ với những ai thuộc đảng cộng sản Đông Dương để được toàn quyền triệu tập và chủ trì hội nghị Pắc Bó, tháng 5 năm 1941.Nguyên tắc đảng ở đâu! Chỉ thế thôi. Nếu không vì đạo diễn, không vì áp lực, không vì a dua thì khó có thể ra đời một hội nghị trung ương chẳng có ai trước đó đã chính thức hoặc được bàn giao thừa kế là trung ương.
Không nói chuyện thời xa xưa mà kể từ khi có đảng cộng sản trên đất Việt Nam, việc giữ bí mật của một hội kín, nhất là để chống Pháp đã trở thành lẽ sống còn. Phan Bội Châu sang Nhật, Pháp theo sang gây sự. Phan Bội Châu về Trung Quốc, Pháp bỏ tiền rải người lập mưu bắt. Ngô Gia Tự, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ … thận trọng, kín đáo hết sức vẫn sa lưới. Nhiều mẻ lưới xét cho thấu là có nội gián. Điều đó dạy cho mọi người hoạt động chống Pháp luôn luôn đề phòng. Và chính điều đó cũng làm cho mọi người Việt Nam khi bình tâm rồi mới nghĩ ra rằng hoạt động bí mật chống Pháp không thể dễ dải, đơn giản như vậy! Một người tự cho mình sáng lập, huấn luyện Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội đồng thời lựa chọn những thành viên xuất sắc gửi sang Nga đào tạo… mà nhóm năm Thanh niên Việt Nam thuộc tổ chức đó đang học tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư khoa (1929) lại không biết, không muốn tiếp “vị huấn luyện” mình (?). Khi miễn cưỡng tiếp thì chỉ gặp xã giao ngoài cửa trường, dứt khoát không cho vào Ký túc xá và không tiếp lần thứ hai. Vì sao vậy? Một người tự cho mình là sáng lập đảng Cộng sản Đông Dương, là ủy viên Đông Phương bộ của Quốc tế Cộng sản, mà Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập tẩy chay không cho tham dự Đại hội đảng lần thứ I họp tại Ma Cao năm 1935. Có nghĩa là không được bầu làm đại biểu cộng sản Việt Nam tham dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (1935). Một người tự cho mình là đại diện của Quốc tế Cộng sản, tại sao lại bị Stalin bắt giam rồi đày ra Xibiari?
Những điều như thế đủ nói rằng Lý Thụy – Tống Vân Sơ chẳng có vai vế gì ở tổ chức quốc tế này. Lảng vảng, dòm ngó quanh những địa chỉ mà mật thám Pháp thuở đó quan tâm gợi lên cho người ta nhận thấy hành vi của một thám tử quốc tế hơn là một nhà hoạt động chính trị.
Một người như thế lấy tư cách gì để đứng ra triệu tập, rồi chủ trì hội nghị Pắc Bó tháng 5 năm 1941 chỉ có dăm bảy người tham dự. Kể cũng lạ và cũng đáng nghi. Tại sao khi Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt vượt qua biên giới Việt Trung sang Tàu để vòng về Pắc Bó tổ chức hội nghị đó, thì Xứ ủy Bắc Kỳ lại triệu tập Hội nghị bất thường mở rộng tại Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, phê phán tính vô nguyên tắc và tẩy chay hội nghị Pắc Bó? Tại sao một người trung kiên như Chu Huệ (bạn Trương Văn Lĩnh) vượt ngục Đắc Min để ra tù hoạt động cách mạng thì cải cách ruộng đất lại bị vu rồi xử bắn mà một người như Bùi San dự hội nghị Pắc Bó, trên đường về bị Pháp bắt cung khai đầy đủ với Pháp lại vẫn được trọng dụng?
Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương do Hội nghị lần thứ 6 của ban Thường vụ Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương chính thức tuyên bố thành lập tháng 11 năm 1939, tại Bà Điểm là sản phẩm tập thể, Hồ Chí Minh lấy tư cách gì xóa bỏ để thay Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh do Hồ Học Lãm thành lập tại Nam Kinh (Trung quốc) trước đó 5 năm (1936).
Tình hình nước ta ở thời điểm 1939 – 1945 mục tiêu cấp bách là “phản đế” hay “đồng minh”? “Đồng minh” với ai? Tàu Tưởng hay Tàu cộng?
Phần nhiều những người tham gia Hội nghị lần thứ 6 của Ban Thường vụ Trung ương đảng Cộng sản bị Pháp bắt, một số bị xử bắn hoặc bị đày ra Côn Đảo chịu án cấm cố, có liên quan gì với sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ của nhóm Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hồ Chí Minh, tại Pắc Bó tháng 5 năm 1941. Ai đứng đàng sau, manh mối, đạo diễn hội nghị này?
Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt là những học sinh bỏ học tham gia biểu tình đòi thả Phan Bội Chấu (1925), rồi tham gia hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ, bị Pháp bắt giam tại nhà tù Sơn La, trước đó chưa hề biết Quảng Châu, có nghĩa là chưa một lần giao tiếp với Hồ Chí Minh ở bất cứ đâu. Vậy tại sao lại là những người được Hồ Chí Minh tin cậy và tin cậy Hồ Chí Minh. Chỉ thế thôi, hàng ngũ những người cộng sản Việt Nam tức khắc bị phân liệt. Trước hết là Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt với xứ ủy Bắc Kỳ. Kế đến là Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt với những người cọng sản Nam Kỳ, và mở rộng dần ra giữa những người cọng sản từng bị giam cầm ở nhà tù Sơn La với những người cộng sản bị Pháp bắt giam ở các nhà tù khác như Hỏa Lò, Buôn Ma Thuột, Côn Đảo.
Hội nghị tháng 5 năm 1941 được gán là hội nghị lần thứ 8 của ban Thường vụ trung ương có xứng đáng đại diện toàn đảng cộng sản Đông Dương không? Tại sao từ đó gây nên nạn phân liệt? Trường hợp điển hình cụ thể là Võ Xán, một người yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, quê ở huyện Bình Khê, bị Pháp bắt đày lên nhà tù Sơn La, ra tù đã tổ chức cướp chính quyền ở Bình Định lại bị nhóm cộng sản nhà tù Buôn Ma Thuột đứng đầu là Nguyễn Văn, Ngô Đức Mậu giết tại Bống Sơn vì cho rằng ông ta là Việt Minh giả của Trường Chinh (cùng tù Sơn La). Võ Xán uất quá lao đầu vào bụi tre, sau khi chết đầu bị kẹp chắt, không lôi xác ra được!
Một điều tưởng cũng nên nhắc lại là tại sao hội nghị Đình Bảng cuối năm 1940 do Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt chủ trì đã có lúc gọi là hội nghị lần thứ 7 nhưng về sau lại không được thừa nhận. Như vậy là mấy người trên chưa đủ tư cách thay thế Ban Thường vụ của Hội nghị lần thứ 6 (11/1939) thì cũng có nghĩa là chưa đủ tư cách làm nên hội nghị lần thứ 8 tại hang Cốc Lếu, bản Pắc Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tháng 5 năm 1941.
Pháp đại bại. Nhật thất thế. Nội các Trần Trọng Kim được thành lập sẽ là bước chuyển giao quyền lực ôn hòa vừa giành độc lập dân tộc vừa tránh đổ máu do một cuộc nội chiến hoặc ngoại xâm gây nên. Nếu Hồ Chí Minh, Trường Chinh thực lòng vì quyền lợi và sinh mệnh tối cao của dân tộc thì đã hợp tác với chính phủ đó. Tàu sợ một chính phủ thân Nhật. Hồ Chí Minh, Trường Chinh cũng sợ một chính phủ thân Nhật. Vì sao Hồ Chí Minh vu cáo Chính phủ Trần Trọng Kim là bù nhìn thân Nhật, lại ra sức lôi kéo các thành viên của Nội các đó làm trang sức cho chính của phủ mình? Từ đây mọi người Việt Nam nên nhìn cho rõ khẩu hiệu “Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết” của Hồ Chí Minh với việc làm cụ thể của ông ta! Nếu là một người yêu nước chân chính biết đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên trên hết thì đã đoàn kết với chính phủ đang ra sức thực thi quyền độc lập thực sự cho đất nước mình!
Mong mọi người hãy nhìn vào các thành viên Nội các Trần Trọng Kim đã được nhà vua Bảo Đại phê chuẩn, có nghĩa là danh chính ngôn thuận trước công luận trong và ngoài nước gồm:
1. Trần Trọng Kim, Học giả, Thủ tướng
2. Trần Văn Chương, Luật sư, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.
3. Trần Đình Nam, Y sĩ, Bộ trưởng Nội vụ.
4. Trịnh Đình Thảo, Luật sư, Bộ trưởng Tư pháp.
HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ
http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html
Thursday, 14 June 2012
29 * NGUYỄN GIA ĐỊNH * HỒ THẬT HỒ GIẢ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment