Huyền thoại cuộc sống độc thân giản dị
Hồ Chí Minh cũng như Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương
luôn luôn đề cao rằng ông ta suốt đời sống độc thân, không lập gia đình,
để có thể toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Sự thật, dù Hồ Chí Minh đi
đâu, ở nơi nào, cũng đều có bóng dáng của người đàn bà trong suốt cuộc
đời hoạt động của ông.
Theo Giáo sư Nguyễn Thế Anh, khi hành nghề nhiếp ảnh ở Paris,
Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã gửi thư tỏ tình với cô Bourdon ngày
10.05.1923. Sau vài cuộc gặp gỡ và thư từ qua lại, cô Bourdon viết thư
ngày 11.06.1923 cự tuyệt mối tình của Nguyễn Ái Quốc. Giáo sư Nguyễn Thế
Anh còn trưng dẫn nhiều tài liệu cho thấy khi qua Moscow, nhà cầm quyền
Liên Xô đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc một „người vợ“.15
Đến Quảng Châu (Trung Hoa), Nguyễn Ái Quốc, lúc đó lấy tên là
Lý Thụy kết hôn với một người phụ nữ Trung Hoa là Tăng Tuyết Minh (1905 –
1991) vào tháng 10-1926. Lễ kết hôn diễn ra tại nhà hàng Thái Bình ở
trung tâm thành phố Quảng Châu với sự hiện diện của các bà Đặng Dĩnh
Siêu (vợ ông Chu Ân Lai), Bào La Đình, Thái Sướng.16 Hai người chia tay
khi chiến tranh Quốc Cộng bùng nổ ngày 12.04.1927. Lý Thụy đi Vũ Hán,
đến Thượng Hải, theo đường Hải Sâm Uy (Vladivostok) qua Moscow khoảng
giữa tháng 6-1927, vòng đường Âu Châu, đến Thái Lan, trở về Hồng Kông
tháng 11-1929. Trong thời gian này, Lý Thụy viết cho Tăng Tuyết Minh một
lá thư, nhưng không hiểu vì sao, lá thư đó lọt vào tay cơ quan Mật thám
Pháp ở Đông Dương ngày 14.08.1928. Cho đến tháng 05-1950, nhìn thấy
hình Hồ Chí Minh trên Nhân Dân Nhật Báo (Trung Hoa), Tăng Tuyết Minh gửi
nhiều lá thư cho ông Hồ thông qua đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh là Hoàng
Văn Hoan, nhưng đều không được trả lời.16
Khi cảnh sát Hồng Kông bắt Lý Thụy ngày 06.06.1931 tại thị trấn
Cửu Long, gần Hồng Kông, ông đang sống với một phụ nữ Trung Hoa tên là
Li Sam. Khi Lý Thụy đến Vân Nam, tướng Long Vân (Lung Yun) đã tìm cho
ông một nhân tình người Tàu.17
Từ năm 1930, ở Hồng Kông, Lý Thụy dạy chính trị cho Nguyễn Thị
Minh Khai tại trụ sở chi nhánh Bộ Đông phương của Quốc tế cộng sản. Sau
một thời gian, hai người trở thành vợ chồng, và khi qua Liên Xô tham dự
Đại hội Cộng sản Quốc tế lần thứ bảy ngày 25.07.1935, hai người công
khai sống chung.18 Năm 1944, Hồ Chí Minh về hoạt động tại vùng Pắc Bó,
Cao Bằng. Ở đây, theo sử gia và nhà hoạt động chính trị Trần Trọng Kim,
ông Hồ sống chung với bà Đỗ Thị Lạc, bí danh „chị Thuần“, và sinh hạ một
người con gái.19
Sau cuộc sống chung tạm bợ với Đỗ Thị Lạc, Hồ Chí Minh bị cuốn
hút vào những biến chuyển lịch sử cho đến năm 1954, ông Hồ về Hà Nội.
Theo tài liệu của Vũ Thư Hiên và Nguyễn Minh Cần, Bộ Chính trị đảng Lao
động (danh xưng của đảng cộng sản từ 1951) đã đưa một cô gái thuộc sắc
tộc Nùng ở Cao Bằng là Nông Thị Xuân (có sách viết là Nguyễn Thị Xuân)
về phục vụ Hồ Chí Minh năm 1955. Lúc đó, ông Hồ khoảng 65 tuổi và bà
Xuân có lẽ khoảng trên dưới 22 tuổi, khá xinh đẹp: „Cô Xuân rất xinh
gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa“.20 Năm sau, bà Xuân sinh hạ một
người con trai được đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Sau một thời gian chung
sống, Hồ Chí Minh sa thải bà Xuân. Viên Bộ trưởng Công an Hà Nội là
Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm bà Xuân, rồi cho người thủ tiêu tàn bạo.20
Năm 1959, Đào Chú, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng cộng sản, Phó thủ tướng chính phủ Trung quốc sang Việt Nam nghỉ dưỡng. Một Bộ trưởng trong chính phủ Hà Nội đã nói riêng với Đào Chú rằng Hồ Chí Minh muốn tái hôn với một người vợ Quảng Đông. Đào Chú rất hoan hỷ giúp đỡ, nhưng Thủ tướng Trung quốc là Chu Ân Lai đã thận trọng yêu cầu phía Việt Nam xem xét vấn đề cẩn thận. Hội nghị do Lê Duẩn triệu tập đã đi đến quyết định là phải bảo vệ hình tượng Hồ Chí Minh, nên việc ông Hồ muốn tái hôn với một phụ nữ Quảng Châu đã không thành.22 Hồ Chí Minh cho Đào Chú biết ông muốn tái hôn, có nghĩa là ông Hồ tự thú nhận đã kết hôn một lần nào đó rồi.
Khi ông Nông Đức Mạnh, bí thư đảng ủy đảng CSVN tỉnh Bắc Thái
được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng tại Đại hội sáu đảng CSVN
vào tháng 12-1986, đã có dư luận cho rằng ông Mạnh là con rơi của Hồ
Chí Minh, được một gia đình người Tày nuôi nấng. Theo sách Encyclopedia
of Vietnam War [Bách khoa chiến tranh Việt Nam], ông Nông Đức Mạnh
„không bao giờ chối bỏ dư luận này“.23 Ông Mạnh thăng tiến rất nhanh.
Vừa qua, trong Đại hội đảng CSVN lần thứ chín từ 19 đến 22.04.2001, ông
Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng bí thư đảng. Dư luận về việc ông Mạnh là
con rơi của Hồ Chí Minh sống trở lại. Ký giả Dominic Whiting, trong bản
tin của hãng thông tấn Reuters, cho biết đã có lần cựu Đại sứ Úc tại
Việt Nam tên là Sue Boyd, hỏi thẳng ông Mạnh về dư luận này, câu trả lời
của ông Mạnh được mô tả là „lửng lơ“, nghĩa là không phủ nhận mà cũng
không thừa nhận.
Như thế huyền thoại thứ ba về Hồ Chí Minh, hy sinh cuộc sống cá
nhân, sống độc thân để toàn tâm toàn ý lo việc nước, là một câu chuyện
bí mật dấu đầu lòi đuôi. Hồ Chí Minh có vợ là một chuyện bình thường,
nhưng bản thân Hồ Chí Minh và đảng cộng sản trước sau luôn luôn che đậy
việc này để lừa bịp nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới. Kết hôn, lập
gia đình là điều chẳng có gì xấu xa, nhưng xử sự tàn bạo với những người
đã từng sống với mình, che đậy việc kết hôn, lừa bịp trắng trợn mọi
người là điều mà không một nền luân lý nào chấp nhận.
Su khi Hồ Chí Minh từ trần, trong lời kêu gọi đưa ra ngày
03.09.1969, đảng Lao động đã viết: „... Cuộc đời của Người là một tấm
gương chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần đoàn kết,
của đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
...“ (BNCLSD, tr. 160). Hãy nhìn vào cách sống của Hồ Chí Minh để biết
ông có phải là người „giản dị, khiêm tốn“ hay không ?
Trước hết, chế độ Hà Nội tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh sống
trong một ngôi nhà sàn bằng gỗ. Nghe chữ „nhà sàn”, người Việt thường
liên tưởng đến những ngôi nhà của người miền núi, làm bằng gỗ, cách mặt
đất khoảng một thước, phía dưới dùng để cất giữ dụng cụ hay nhốt gia
súc, hoặc liên tưởng đến những nhà sàn của một số dân cư ven sông hay
dọc các kênh đào. Những ngôi nhà sàn này rất đơn sơ, giản dị. Ấn tượng
giản dị khiến nhiều người tưởng tượng rằng ngôi nhà sàn của Hố Chí Minh
có lẽ cũng thế, và cũng tưởng rằng Hồ Chí Minh sống rất bình dân.
Thực tế hoàn toàn không như vậy. Những du khách đã từng viếng
ngôi nhà sàn của ông Hồ, hoặc những ai đã từng nhìn ngôi nhà sàn này qua
phim ảnh, rồi so sánh với nhà sàn của người miền núi hoặc của những
người sống ven sông, sẽ có cảm nghĩ khác. Ngôi nhà sàn của ông Hồ có vẻ
giản dị một cách cố ý, lại rất sang trọng, xây dựng bằng loại gỗ cực
tốt, trang bị đầy đủ theo tiện nghi thời đại, có người chăm sóc cẩn
thận, và gần như là nhà nghỉ mát mùa hè, hoặc nơi ông đón tiếp du khách.
Như vậy, ngôi nhà sàn của ông Hồ chỉ là loại trang trí mắc tiền.
„Áo quần lên sân khấu rất quan trọng: luôn luôn giản dị (áo
quần màu chàm). Đối với Hồ cũng như Staline, Mao, hoặc Kim Nhật Thành
[Kim Il-sung], sự giản dị được nghiên cứu kỹ lưỡng. Áo quần cắt may thô
sơ theo kiểu Kroutchev hoặc Ceaucescu, biểu tượng của một thế hệ lãnh
đạo cộng sản. Điều đặc biệt của Hồ trong giới lãnh đạo cộng sản là Hồ đi
dép lốp (trên nguyên tắc cắt từ lốp xe hơi) ... Còn gì ăn ảnh hơn dù là
tiền chiến hay hiện đại „Bác“ Hồ đi dép lốp trên màn ảnh.“24
Sau đây là một màn biểu diễn „dép lốp“, còn được gọi là „dép
râu“, của Hồ Chí Minh, do một nhà văn, khi còn ở trong nước đã từng làm
nghề quay phim, kể lại: „Một lần tôi quay cảnh ông [Hồ Chí Minh] thăm
đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa
to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Đến một đoạn đường lấy lội
ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi
nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ
đường vì ông muốn chưng đôi dép.“ (VTH, sđd. 459).
Chỉ với ba thứ trên đây (nhà sàn, áo quần, dép râu), Hồ Chí
Minh đã chứng tỏ đúng như nhận xét của nhà văn đã từng quay phim cho họ
Hồ trên đây: „Trong hành xử ông [Hồ Chí Minh] là một diễn viên kỳ tài.“
(VTT, sđd. 459). Một người khác tận mắt chứng kiến cảnh ông Hồ ứng xử
đối đáp với sinh viên tại Đông Dương Học xá ở Hà Nội vào tháng 10-1945,
đã đưa ra nhận xét: „Cảm tưởng của tôi hôm ấy đối với ông [Hồ Chí Minh]
rất rõ ràng. Ông lanh lợi, đóng kịch thật giỏi và chắc chắn về sau này
ông sẽ không thiếu thủ đoạn chính trị.“25 Người ngoại quốc cũng thấy
được điều này nơi Hồ Chí Minh. Bernard Fall đã viết: „Người ta biết rằng
ông Hồ là một kịch sỹ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại.“26
Hồ Chí Minh duy nhất chỉ để lộ một sở thích phàm tục rất người,
đó là ông thích hút thuốc thơm Hoa Kỳ, đặc biệt là Camel hay Lucky
Stricke.27 Không biết đây là dàn kịch để chứng tỏ ông ta cũng bình
thường như mọi người, hay quả thật ông ta thích hút thuốc Mỹ. Dầu sao,
cuộc sống của ông Hồ không giản dị như người ta tưởng.
Một người dùng một cái tên khác viết sách, tự khen mình là khiêm tốn không muốn nói về mình, rồi sau đó, suốt trong quyển sách lại kể lể tự đề cao sự nghiệp của mình, thì không biết nên xếp ông ta vào loại người gì đây ?
Cuối sách này, Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) viết: „Nhân dân
gọi Chủ tịch là cha già của dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung
thành nhất của Tổ quốc Việt Nam.“ Lời này cho thấy Hồ Chí Minh muốn gợi ý
để được người Việt Nam gọi ông là cha già của dân tộc, nhưng không được
dân chúng hưởng ứng, nên ông quay qua dùng chữ „bác“. Ở đây lại thấy
ông Hồ thậm khôn, vì trong cơ cấu gia tộc Việt Nam, bác là anh của cha,
bác lớn hơn cha và đứng trước cha trong sinh hoạt đại gia đình, hoặc lễ
nghi tế tự.
Theo Thành Tín, tức Bùi Tín, cựu đại tá quân đội cộng sản Hà
Nội, cựu phó tổng biên tập báo Nhân Dân, Hồ Chí Minh công khai tự xưng
là „bác“ năm 1945 trước quần chúng, lúc đó ông khoảng 55 tuổi.28 Nói
chuyện với dân chúng, trong đó có cả những người già cả, đáng tuổi ông,
cha, chú, anh, chị mình mà tự xưng bác thì xin khỏi bàn về tư cách của
„bác“.
Sau năm 1975, người miền Nam rất lấy làm lạ là trong sinh hoạt
thường nhật cũng như trên đài phát thanh, cán bộ cộng sản luôn luôn gọi
những địch thủ chính trị của họ bằng „thằng“, „nó“, „hắn“. Ví dụ khi kể
tội nhà văn Trương Tửu trên báo Văn Nghệ số 11 (Hà Nội, 04-1958), nhà
phê bình văn học Hoài Thanh đã viết: „Vẫn một lối huênh hoang và bịp bợm
cũ, nó [Trương Tửu] làm như chỉ có nó mới là triệt để cách mạng. Một
mặt nó bóp méo, bịa đặt để vu khống ... Một mặt khác nó xuyên tạc lời
nói của các lãnh tụ. Nó trích dẫn lời Mác để đả kích chính quyền phản
động cũ để gián tiếp đả kích chính quyền ta ...“ (NMC, sđd. 32). Hoặc
tác giả Xuân Dung tố cáo nữ văn sỹ Thụy An Lưu Thị Yến trên báo Thủ Đô
(Hà Nội, 23.04.1958): „... Có người (hiện đương ở Hà Nội), lại trông
thấy Thụy An ngồi chung xe với tên tướng giặc Cô-nhi [Cogny], ấy là chưa
kể có tin nó vào Sài Gòn rồi trở ra Hà Nội, một tháng trước khi tiếp
quản ... Giải phóng thủ đô, nhiều ngưòi lạ lùng vì sự có mặt của con
này.“ (NMC, sđd. 30).
Sau đây là lời giải thích của một nhà văn đã từng sống dưới
thời Hồ Chí Minh: „Cách gọi thằng, con trong ngôn ngữ chính trị có cội
nguồn của nó. Nó xuất hiện vào cuối cuộc kháng chiến chống Pháp. Chính
ông Hồ Chí Minh dùng cách gọi này trong những cuộc nói chuyện với cán bộ
và trong những bài viết trên báo Cứu Quốc: thằng Mỹ, thằng Pháp, thằng
Xihanúc [Sihanouk], thằng Lý Quang Diệu [Lee Kuan Yew], thằng Măng-đét
Phrăng [Mandes France] ... Theo gương ông, về sau người ta gọi bất kỳ kẻ
thù chính trị nào cũng bằng thằng hết: thằng Bảo Đại, thằng Diệm, thằng
Khánh, thằng Kỳ, thằng Thiệu.“ (VTH, sđd. 265).
Chẳng những thiếu kính trọng với người đang sống, Hồ Chí Minh
còn tỏ ra thiếu lễ độ với những người trước ông hàng mấy trăm năm. Hãy
đọc những câu thơ của bài Hồ Chí Minh qua bài „Ngẫu hứng“ ông viết vào
dịp viếng đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1226 – 1300) khoảng
trước năm 1950:
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công."
Trong lúc đắc ý, Hồ Chí Minh đã để lộ cái „tôi“ quá lớn của ông, tự mình sùng bái mình theo chủ nghĩa sùng bái cá nhân không khác gì Staline ở Liên Xô.
Ở đây cần chú ý các cách chơi chữ của ông Hồ:
1. Ông ta gọi Đức Trần Hưng Đạo bằng „bác“, xưng „tôi“.
Trong cách nói của người Việt, đặc biệt của người Bắc, gọi một người
khác bằng "bác", và xưng "tôi", có nghĩa là hai người ngang hàng nhau,
và chữ "bác" là gọi thế cho con của mình.
2. Đức Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên bằng thanh kiếm bạc,
tượng trưng cho sức mạnh vũ lực, trong khi Đức Trần Hưng Đạo là người đã
dùng tâm đức để đoàn kết toàn bộ lực lượng dân Việt kháng Nguyên và
không bao giờ Ngài tự kể công sức của mình; còn Hồ Chí Minh tự khoe rằng
chính ông ta là người có công trừ giặc Pháp bằng ngọn cờ hồng, tức là
bằng chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải nhân dân Việt Nam đã chiến thắng
người Pháp.
Hồ Chí Minh còn có tham vọng cực lớn là đưa năm châu tiến đến đại đồng,
theo chữ nghĩa cộng sản là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như thế ông muốn
vượt qua luôn các bậc thầy của ông như Mao Trạch Đông và Staline. Có lẽ
vì bộc lộ quá rõ tính sùng bái cá nhân mà bài thơ được phổ biến một thời
gian rồi không được in lại và chìm luôn nên ít người biết đến.
Tự phong mình là anh hùng đã là chuyện lạ, gọi một vĩ nhân của
lịch sử sống cách đây hơn 600 năm bằng „bác“ là một sự vô lễ lạ lùng
chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Khi Quốc sử quán triều
Nguyễn trình Khâm định Việt sử Thông giám cương mục lên vua Tự Đức (trị
vì 1848 – 1883) duyệt, trong khung cảnh xã hội quân chủ, vua là con trời
(thiên tử), đại diện Trời để trị vì thiên hạ, vua Tự Đức đã phê bình
nhiều nhân vật lịch sử, đôi khi với lời lẽ gay gắt, nhưng chưa bao giờ
nhà vua có ngôn ngữ sỗ sàng thiếu lễ độ như Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh tưởng rằng gọi Trần Hưng Đạo bằng „bác“ là có thể
tự nâng mình lên ngang tầm với người xưa, nhưng ngược lại những lời này
cho thấy hố cách biệt lớn lao giữa một vị Thánh và một kẻ tự phụ hợm
mình. Chẳng những thế, người Việt xưng tụng Đức Trần Hưng Đạo là Thánh,
nên cách xưng hô của ông Hồ xúc phạm đến cả niềm tin của dân chúng Việt
Nam. Nếu nói rằng bài thơ nầy là „thơ khẩu khí“, thì càng thấy „khẩu
khí“ của Hồ Chí Minh chẳng khiêm cung tý nào.
Một phát hiện thú vị của một nhà văn thưở nhỏ đã từng sống gần
gũi với Hồ Chí Minh là: Hồ Chí Minh đã từng ôm mộng làm vua. „Ông mơ
thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Con
rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông
đâu phải là một người trong chúng ta. Than ôi, lũ dân thường chúng ta
làm gì có những giấc mơ như thế. Chúng ta chỉ mơ thấy cưỡi bò, cưỡi
trâu, cưỡi ngựa. Sang lắm thì cưỡi bình bịch [xe gắn máy] là cùng. Lẽ ra
tôi phải hiểu sớm hơn mới phải: bác Hồ của tôi từ lúc đang phải sống
lẩn lút để làm cách mạng đã ôm ấp mộng ước làm vua.“ (VTH, tr. 458).
Hồ Chí Minh là chủ tịch miền Bắc, ông có quyền sống một cách
tiện nghi đầy đủ để làm việc; thậm chí ông có quyền tận hưởng mọi lạc
thú trên đời sau khi đã dày công cực khổ tranh đấu; ông có quyền lực to
lớn của một chủ tịch nhà nước cộng sản độc tài; ông có thể vượt qua luật
pháp ra lệnh sinh sát mọi người; ông có thể làm bát cứ việc gì ông muốn
dưới chế độ độc tài; nhưng nói rằng họ Hồ là người „giản dị, khiêm tốn“
là điều hoàn toàn sai sự thật.
Kính mời quí vị bấm vào cái link dưới đây để tìm hiểu thêm về bác kính yêu của csvn.
No comments:
Post a Comment