CHƯƠNG XV: Nhà Sàn Hồ Chí Minh
Thứ sáu, 17 Tháng 12 2010 09:45
Tòa nhà đồ sộ, kiến trúc theo kiểu mẫu Tây Phương, tuy hơi xưa nhưng
đẹp và uy nghi nhất Thủ đô Hà Nội. Nó đã trải qua bao nhiêu năm binh
biến... mà vẫn còn giữ được nguyên vẹn. Ðó là dinh Bắc bộ phủ cũ, sau là
dinh Thủ Hiến Bắc phần, đến biến cố Hiệp Ðịnh Genève năm 1954 nó trở
thành phủ Chủ tịch. Thời Pháp thuộc ngôi nhà này mang biển số 12 phố Ngô
Quyền, nội thành Hà Nội.
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch có một ngôi nhà sàn mới của ông vua vô sản.
Nghe chữ “nhà sàn”, người ta thường liên tưởng đến những ngôi nhà sàn
của các dân tộc thiểu số ở miền núi, làm bằng gỗ, cách mặt đất khoảng
trên 1m, phía dưới dùng để cất giữ dụng cụ hay nhốt gia súc. Những ngôi
nhà sàn này rất đơn sơ, mộc mạc, giản dị. Ấn tượng giản dị khiến người
ta lầm tưởng rằng ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh có lẽ cũng thế.
Thật là một sự giản dị “mẫu mực” tuyệt đẹp, rất đáng triển lãm để dân
chúng ngưỡng mộ. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Những du khách
đã từng viếng thăm ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh, sẽ có cảm nghĩ khác
hẳn... Và tôi cũng muốn mời các bạn đọc cùng tôi làm một cuộc du ngoạn.
Từ phòng lớn khánh tiết dinh Chủ tịch, theo hành lang ra phía sân sau.
Có một con đường đẹp rải sỏi trắng phau, hai bên trồng xoài, dẫn tới một
ngôi nhà sàn, giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà. Cổng
vào kết bằng cành cây đan xen nhau mang phong vị dân giã. Hai cây dừa
giống quí mua từ Thái Lan đem về trồng tỏa bóng mát xanh rờn. Cảnh những
khóm nhài, tầm xuân từ mảnh vườn trước cửa thoang thoảng hương thơm.
Sau nhà sàn là vườn quả. Cây vú sữa đem từ miền Nam ra cành lá sum xuê
đứng giữa những hàng cam Hải Hưng trĩu quả vàng tươi và hàng trăm loại
cây quí thuộc trên bốn mươi họ thực vật do các Bộ Nông Nghiệp, Bộ Lâm
Nghiệp và các địa phương trong nước đưa về trồng. Có nhiều cây đặc sản
nổi tiếng như Bưởi Phúc Trạch, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mê Linh; Cam Xuân
Mai, Vân Du, Xã Ðoài, Sông Con; Quít Hương Cầm, Lý Nhân; Táo Thiện
Phiến, Ngọc Hồ, Sông Mai, Ðông Mỹ; Hồng Tiên Ðiều chiết từ cây hồng của
quê hương thi hào Nguyễn Du...
Ngoài ra còn có cả những loại cây hiếm quí mua từ nước ngoài như 11
cây ngâu hoa, trồng cạnh nhà sàn, 5 cây bụt mọc quanh ao, 36 loài cau
khác nhau, cây tre bụng Phật v.v...
Tầng dưới nhà sàn được lát bằng loại gỗ quí đánh bóng sáng như gương,
trong phòng lớn 12 chiếc ghế tựa xếp quanh chiếc bàn rộng, góc nhà có 4
máy điện thoại đặt trên bàn nhỏ. Cạnh đó còn úp chiếc mũ sắt bộ đội
thời kỳ Mỹ bắn phá miền Bắc, dưới lòng đất có một hầm xây kiên cố (cũng
tại phòng này năm 1958, Hồ Chí Minh triệu các ủy viên Bộ Chính trị đến
họp để quyết định dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung
Cộng, thời kỳ này họ Hồ kiêm luôn 3 chức vụ quan trọng: Chủ tịch Ðảng,
Tổng bí thư, Chủ tịch nhà nước. Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí Thư
sau Cải Cách Ruộng Ðất đến ngày 10/9/1960 đại hội Ðảng Lao Động Việt Nam
(tức Ðảng CS) mới bầu Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư Thứ Nhất).
Trở lại câu chuyện nhà sàn, từ tầng dưới có cầu thang lên gác có
chiếc chuông nhỏ để báo cho Hồ Chí Minh biết có khách đến thăm, tầng
trên lầu có hai phòng chính làm bằng gỗ trắc, ướp xạ hương, đánh bóng
nhẵn như ngà. Nơi ông thường hành lạc với các cô gái miền núi, và các
con cháu liệt sĩ Miền Nam tập kết ra Bắc. Chọn những cháu xinh đẹp vào
múa hát. Thật là vinh dự cho các linh hồn tử sĩ !...
Từ nhà sàn nhìn ra ao cá, nghe tiếng vỗ tay là cá kéo lên đớp mồi,
xôn xao cả một góc ao. Hàng mấy chục loài hoa phong lan đẹp, như quế lan
hương, phi diệp, da báo, tai trâu, vây rồng được ghép lên những cây
bàng nở hoa quanh năm bên bờ ao.
Nhà sàn, nơi hành lạc của ông vua vô sản là một sáng kiến lạ lùng,
không giống ai nhưng nếu được kinh doanh trong thời kỳ kinh tế đổi mới
thì lợi nhuận rất cao, nên làm thí điểm ở Hà Nội và Sài Gòn.
Về chuyện làm nhà sàn cũng có nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn. Ðó là những
kỷ niệm hành lạc của Hồ Chí Minh với các cô gái miền núi. Hồi ấy Trần
Ðăng Ninh, một công thần trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở vùng
rừng núi Bắc Bộ, đã có công săn tìm được nhiều cô gái Thái xinh đẹp mê
hồn bên dòng suối Nạn Cỏ, hay bên con thác Cà Nàng ở Quỳnh Nhai (Sơn La)
để cho Hồ Chí Minh hành lạc ở nhà sàn. Ðến khi về tiếp quản Hà Nội, ông
có sáng kiến làm ngôi nhà sàn và ra lệnh cho các cận thần tìm gái miền
núi để ông hành lạc cho đúng hương vị.
**********
Năm 1952, Trần Ðăng Ninh lúc bấy giờ làm Tổng Cục Hậu Cần cho nhân
viên đi khắp các tỉnh miền núi để tuyển chọn các cô gái xinh đẹp. Họ đã
phát hiện ra nàng Xuân, một cô gái Mường tuyệt đẹp, “mấy lần Ninh đích
thân đến gặp cô, cuối năm 1954, thì đem xe đến đón cô Xuân về Hà Nội,
nói là để phục vụ Bác Hồ.” (dẫn trong thư tuyệt mệnh của vợ chồng Nguyễn
thị Vàng.)
Thời phong kiến Ðế Vương là chúa tể thiên hạ, có tất cả mọi quyền
hành đế vương thích hưởng thụ cái gì tất nhiên được thoải mái hết mức mà
dục vọng của con người là vô bờ vô bến, lòng ham muốn vô cùng vô tận.
Vui đến cùng tận, tất nhiên là sẽ dẫn đến ăn chơi xa xỉ cực độ. Mỹ nhân
nhiều vô kể. Thời cách mạng vô sản cũng vậy; Ðiều khác nhau là ông vua
dép lốp xứ Nghệ lại mang trên mình đầy những huyền thoại: “huyền thoại
về gia đình cách mạng”, (mặc dù hoàn toàn không phải vậy), “huyền thoại
về lên đường cứu nước”, (mặc dù hoàn toàn không phải vậy), “huyền thoại
về giải phóng nô lệ”, (mặc dù hoàn toàn không phải vậy), “huyền thoại về
người cha già dân tộc”, đã in sâu vào tâm thức nhiều thế hệ. Nhưng
không ai biết rõ lai lịch tông tích của hắn, cũng không có nguồn tài
liệu nào đáng tin cậy, nguyên ngày, tháng, năm sinh của hắn, tên họ của
hắn, Nguyễn hay Hồ? cũng vẫn còn là một bài toán hóc búa đối với các sử
gia đương đại.
Còn những chuyện tồi bại hắn làm càng ngày càng trở nên rõ ràng, mặc
dù có nhiều người còn ngộ nhận là do hậu quả tuyên truyền của chế độ
cộng sản về sự hoàn hảo của người cha già dân tộc, chẳng lẽ lại làm
những chuyện đồi bại độc ác thế ư? Xét về mặt tâm lý thì ở một phương
diện nào đó, với Hồ Chí Minh, 9 năm trên rừng chịu nhiều gian khổ, nay
chiếm đoạt được cả thiên hạ. Ðó là cả một pho sử đầm đìa máu và nước mắt
của lê dân. Trong đó có nhiều cô gái bất hạnh!
Các triều đại phong kiến, mỹ tửu là những thứ không thể thiếu được
trong cung đình. Thời đại cách mạng cũng giống như các Hoàng Ðế phong
kiến Trung Hoa đều rất thích ca múa yến tiệc và gái...
Nhưng nó hóa trang rất khéo, bên ngoài là những màn kịch cần, kiệm...
bên trong là một cuộc sống cực kỳ xa xỉ. Xung quanh nhân vật Hồ Chí
Minh, có nhiều chuyện về đức khiêm nhường cần kiệm của ông trong đó có
chuyện đôi dép cao su mà dân Bắc ai cũng được nghe, sau này được một trí
thức miền Nam theo Việt cộng vào bưng là Lữ Phương thuật lại trong bài
“Huyền thoại Hồ Chí Minh” như sau: “Chuyện đôi dép râu, Bác Hồ đi dép
râu thì ai cũng biết. Bác đi một đôi dép đến mòn lẳn. Cậu bảo vệ đề nghị
Bác thay nhiều lần nhưng Bác nhất định không chịu. Cuối cùng nài nỉ mãi
không được, cậu đã phải lén lấy mấy đôi dép ấy đi đổi, khi phát hiện,
Bác không vừa lòng và nhất quyết bắt cậu bảo vệ đi lấy lại đôi dép cũ.”
Cung cách ứng xử của Hồ Chí Minh mặc dù chỉ được cán bộ kể lại nhưng
nó thường được coi như tấm gương để toàn đảng, toàn dân học tập. Trong
đó tác phong giản dị, cần, kiệm được coi như phương châm sống. “Bác là
một tấm gương sáng, tôi nguyện suốt đời noi theo.” Tổng Bí Thư Lê Khả
Phiêu. Xin xem hình ảnh trên internet về tư gia hoành tráng kiêu sa của
cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, “Scandal” ngàn vàng, “Người đầy tớ của
dân”, người nguyện theo Bác Hồ... Tuy nhiên, ngay từ đầu triều đình vô
sản, mọi chế độ vẫn noi theo thời phong kiến, hình như nó có duyên nợ
gắn bó... ngay cả về ẩm thực.
Việc ẩm thực nơi cung đình vua vô sản thật nhiều dạng, nhiều vẻ. Món
ăn của vua rất phong phú. Người dân chưa hề nhìn thấy hay ngửi thấy. Bởi
các đầu bếp, các nhân viên trong cung đình tuyệt đối không được lộ ra
bên ngoài. Không vì một lý do gì đó mà để lọt ra ngoài. Đó là một trọng
tội, tội tiết lộ bí mật quốc gia sẽ bị nghiêm trị. Chỉ có Ủy viên Bộ
chính trị mới biết.
Lo việc ăn uống trong cung đình. Có hai bộ phận do một Ủy Viên Trung
Ương Ðảng cầm đầu. Một đoàn chuyên gia bác sĩ ẩm thực phái các chuyên
viên sang Bắc Kinh nghiên cứu học tập những tài liệu cổ của vua chúa
Trung Hoa về thực hành, xây dựng các nông trường chăn nuôi gia súc riêng
như Gấu, Hươu, Dê, các loại chim, lấy giống vịt từ Bắc Kinh, lúa gạo
thơm thượng hảo hạng có nơi trồng và cung cấp. Cán bộ cao cấp có cửa
hàng riêng ở phố Tôn Ðản Hà Nội, không lẫn lộn với dân. Còn về chủng
loại thực phẩm phong phú, lại thêm nhiều đặc sản từ bốn phương cống
tiến. Hoàng đế vô sản có thể nói là được tận hưởng khẩu phúc, thưởng
thức hết mọi sơn hào hải vị trong thiên hạ. Rượu cũng có rất nhiều loại
quý mua từ nước ngoài...
Hàng mấy chục người nấu nướng với đầu bếp chính, thức ăn đồ uống
trong triều đình vua vô sản rất phong phú, đa dạng, hương vị luôn luôn
thay đổi. Tập trung tất cả những đầu bếp giỏi trong nước, nghệ thuật
không đâu sánh kịp, gấu béo, hươu non, thịt dê nướng hết sức cầu kỳ.
Tổng thống các nước đế quốc phải thèm “nhỏ dãi” trước những món cao
lương mỹ vị của các ông vua vô sản như Hồ Chí Minh. Các vị đó chưa biết
tận hưởng.
Yến tiệc tối 30 Tết, trước thềm năm mới năm 1955, như tưới thêm máu,
bơm thêm sinh khí cho Hồ Chí Minh. Các cháu thiếu nhi ca hát vừa xuống
khỏi sân khấu thì viên Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn mang nàng Xuân
đến dinh Chủ tịch.
Vừa mới thấy Xuân, họ Hồ không thể tự kiềm chế được, đã bảo nàng vào
phòng tắm gội trong suối nước nóng, để được ngắm nhìn thân thể kiều diễm
của nàng. Da thịt Xuân nõn nà như tuyết, mịn màng mềm mại, sau khi bước
ra khỏi suối trông mong manh yểu điệu như tiên, lại thêm khí chất miền
núi ngây thơ.
Ở trên dinh Chủ tịch, hay nhà sàn ở đâu cũng lộng lẫy đáng yêu. Nàng
mang một ma lực quyến rũ riêng hết sức tự nhiên thanh khiết của cô gái
miền núi. Tưởng chừng không một người đàn ông nào kháng cự được. Thời
gian ấy không một mỹ nhân nào có thể cạnh tranh được với nàng, ngay cả
đến các cháu miền Nam còn non mơn mởn cũng không có được. Khi mùa hạ
nóng nực họ Hồ và Xuân ở nhà sàn hoan lạc thâu đêm. Ở cái tuổi ngoài 60,
sức khỏe của ông còn tốt. Da hung hung đỏ mái đầu hoa râm, chòm râu
bạc, đôi mắt linh hoạt, sắc bén, hiếu sát.
Ông đã từng ngủ với gái Pháp, gái Nga, gái Tầu, gái Thái, các cháu
miền Nam... đủ mùi vị như các loài hoa ông trồng. Nhưng không một nàng
nào được lâu, chỉ có Xuân là gần được 2 năm. Ông đã ban cho nàng ân
sủng, nàng có thai thằng Trung khi cùng chung chăn gối với ông ở ngôi
nhà sàn này, khoái lạc đến tột đỉnh, để lại kỷ niệm thằng Nguyễn tất
Trung không có giấy khai sinh, không có nhân khẩu, hiện còn bị Bộ Nội Vụ
quản lý ở Hà Nội!
Sau khi được đắc sủng, dung nhan nàng Xuân càng rạng rỡ yêu kiều
không ai bằng. Nhưng ai đoán được lòng người. Có lẽ lúc đó chỉ có tên Bộ
Trưởng Công An Trần quốc Hoàn là đoán được ý họ Hồ... nên y được hưởng
sái nhì.
Cuộc đời hồng nhan bạc phận! Những cảnh hoan lạc trôi theo gió. Chỉ
còn lại những giọt nước mắt cho người thân của nàng! Cùng với bao nhiêu
tấm thảm kịch đã xảy ra cho các cô gái bất hạnh khác! Trong khi đó,
những vầng hào quang phủ kín tội ác, che lấp tất cả sự thối tha rữa nát,
mà bộ máy tuyên truyền của Ðảng Cộng Sản hết lớp này đến lớp khác,
chúng biến kẻ sát nhân thành thánh nhân.
No comments:
Post a Comment