SBTN: Đài Loan Loan Tin Cháu Nội Hồ Chí Minh Thăm Đài Bắc
Date: Aug 05,2010 06:20 pm
Tin Đài Bắc - Hồ Chí Minh có vợ con, không phải là chuyện bí mật đối với các sở tình báo Trung Cộng, Đài Loan, Liên Xô. Điều này đã được viết trong nhiều sách và tài liệu, mặc dù còn bị bưng bít ở Việt Nam. Trong tuần qua tờ Công báo Đài Bắc đã loan một tin cho biết cháu nội của Hồ Chí Minh thăm viếng Đài Loan, khi cho rằng Trần Phương là con ruột của Nông Đức Mạnh hiện đang làm trưởng uỷ hội dân tộc thiểu số, xử lý thường vụ quốc tế đã đến thăm đảo quốc này, mà báo chí Đài Loan gọi họ Trần là cháu nội của lãnh tụ Hồ Chí Minh một cách rất bình thản.
Báo chí Đài Loan không để ý hoặc cố ý nhấn mạnh chuyện Nông Đức Mạnh là con ngoại hôn của Hồ Chí Minh, chỉ nói Trần Phương tới thăm Huyện Phủ Đài Bắc quan sát sự phát triển thành thị, và đã được Phó huyện trưởng Tăng Tham Bảo tiếp đón và giới thiệu kinh nghiệm phát triển của huyện Đài Bắc. Bài báo viết rõ ông nội của họ Trần là Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng Cộng sản Việt Nam. Họ Trần tuyên bố vài năm gần đây, người ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam như thương nhân Đài Loan tỉ lệ rất cao, và nói nhà cầm quyền Việt Nam đặc biệt chú ý đến ba hạng sản nghiệp như cơ giới, điện tử và nông nghiệp.
Đối với hoàn cảnh đầu tư tại Việt Nam, cần chính phủ Đài Loan có lòng tin, và Trần Phương còn có ý muốn mời thủ trưởng huyện phủ Đài Bắc đến viếng thăm Việt Nam. Trần Phương đến Đài Loan lần này là lần thứ hai. Mới đây một người con khác của Nông Đức Mạnh là Nông Quốc Tuấn đã được đưa lên làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang, phụ trách công tác xây dựng Đảng. Đây là khu vực đã diễn ra cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người chống lại Công an, khi chúng lợi dụng quyền lực đã đánh chết một thanh niên tại địa phương chỉ vì lái xe không đội nón an toàn.
Source: http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=193&ArticleID=51194&Page=1
https://www.tncvonline.com/cms/index.php?op=news_details&id=1989
Date: Aug 05,2010 06:20 pm
Tin Đài Bắc - Hồ Chí Minh có vợ con, không phải là chuyện bí mật đối với các sở tình báo Trung Cộng, Đài Loan, Liên Xô. Điều này đã được viết trong nhiều sách và tài liệu, mặc dù còn bị bưng bít ở Việt Nam. Trong tuần qua tờ Công báo Đài Bắc đã loan một tin cho biết cháu nội của Hồ Chí Minh thăm viếng Đài Loan, khi cho rằng Trần Phương là con ruột của Nông Đức Mạnh hiện đang làm trưởng uỷ hội dân tộc thiểu số, xử lý thường vụ quốc tế đã đến thăm đảo quốc này, mà báo chí Đài Loan gọi họ Trần là cháu nội của lãnh tụ Hồ Chí Minh một cách rất bình thản.
Báo chí Đài Loan không để ý hoặc cố ý nhấn mạnh chuyện Nông Đức Mạnh là con ngoại hôn của Hồ Chí Minh, chỉ nói Trần Phương tới thăm Huyện Phủ Đài Bắc quan sát sự phát triển thành thị, và đã được Phó huyện trưởng Tăng Tham Bảo tiếp đón và giới thiệu kinh nghiệm phát triển của huyện Đài Bắc. Bài báo viết rõ ông nội của họ Trần là Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng Cộng sản Việt Nam. Họ Trần tuyên bố vài năm gần đây, người ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam như thương nhân Đài Loan tỉ lệ rất cao, và nói nhà cầm quyền Việt Nam đặc biệt chú ý đến ba hạng sản nghiệp như cơ giới, điện tử và nông nghiệp.
Đối với hoàn cảnh đầu tư tại Việt Nam, cần chính phủ Đài Loan có lòng tin, và Trần Phương còn có ý muốn mời thủ trưởng huyện phủ Đài Bắc đến viếng thăm Việt Nam. Trần Phương đến Đài Loan lần này là lần thứ hai. Mới đây một người con khác của Nông Đức Mạnh là Nông Quốc Tuấn đã được đưa lên làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang, phụ trách công tác xây dựng Đảng. Đây là khu vực đã diễn ra cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người chống lại Công an, khi chúng lợi dụng quyền lực đã đánh chết một thanh niên tại địa phương chỉ vì lái xe không đội nón an toàn.
Source: http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=193&ArticleID=51194&Page=1
https://www.tncvonline.com/cms/index.php?op=news_details&id=1989
ÐÀI LOAN LOAN TIN CHÁU NỘI HỒ CHÍ MINH THĂM ÐÀI BẮC.
ÐÀI LOAN LOAN TIN CHÁU NỘI HỒ CHÍ MINH THĂM ÐÀI BẮC.
Tin
Ðài Bắc - Hồ Chí Minh có vợ con, không phải là chuyện bí mật đối với
các sở tình báo Trung Cộng, Ðài Loan, Liên Xô. Ðiều này đã được viết
trong nhiều sách và tài liệu, mặc dù còn bị bưng bít ở Việt Nam. Trong
tuần qua tờ Công báo Ðài Bắc đã loan một tin cho biết cháu nội của Hồ
Chí Minh thăm viếng Ðài Loan, khi cho rằng Trần Phương là con ruột của
Nông Ðức Mạnh hiện đang làm trưởng uỷ hội dân tộc thiểu số, xử lý thường
vụ quốc tế đã đến thăm đảo quốc này, mà báo chí Ðài Loan gọi họ Trần là
cháu nội của lãnh tụ Hồ Chí Minh một cách rất bình thản. Báo chí Ðài
Loan không để ý hoặc cố ý nhấn mạnh chuyện Nông Ðức Mạnh là con ngoại
hôn của Hồ Chí Minh, chỉ nói Trần Phương tới thăm Huyện Phủ Ðài Bắc quan
sát sự phát triển thành thị, và đã được Phó huyện trưởng Tăng Tham Bảo
tiếp đón và giới thiệu kinh nghiệm phát triển của huyện Ðài Bắc. Bài báo
viết rõ ông nội của họ Trần là Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng Cộng sản
Việt Nam.
Họ Trần tuyên bố vài năm gần đây, người ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam như thương nhân Ðài Loan tỉ lệ rất cao, và nói nhà cầm quyền Việt Nam đặc biệt chú ý đến ba hạng sản nghiệp như cơ giới, điện tử và nông nghiệp. Ðối với hoàn cảnh đầu tư tại Việt Nam, cần chính phủ Ðài Loan có lòng tin, và Trần Phương còn có ý muốn mời thủ trưởng huyện phủ Ðài Bắc đến viếng thăm Việt Nam. Trần Phương đến Ðài Loan lần này là lần thứ hai.
Mới đây một người con khác của Nông Ðức Mạnh là Nông Quốc Tuấn đã được đưa lên làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang, phụ trách công tác xây dựng Ðảng. Ðây là khu vực đã diễn ra cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người chống lại Công an, khi chúng lợi dụng quyền lực đã đánh chết một thanh niên tại địa phương chỉ vì lái xe không đội nón an toàn.(SBTN)
Họ Trần tuyên bố vài năm gần đây, người ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam như thương nhân Ðài Loan tỉ lệ rất cao, và nói nhà cầm quyền Việt Nam đặc biệt chú ý đến ba hạng sản nghiệp như cơ giới, điện tử và nông nghiệp. Ðối với hoàn cảnh đầu tư tại Việt Nam, cần chính phủ Ðài Loan có lòng tin, và Trần Phương còn có ý muốn mời thủ trưởng huyện phủ Ðài Bắc đến viếng thăm Việt Nam. Trần Phương đến Ðài Loan lần này là lần thứ hai.
Mới đây một người con khác của Nông Ðức Mạnh là Nông Quốc Tuấn đã được đưa lên làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang, phụ trách công tác xây dựng Ðảng. Ðây là khu vực đã diễn ra cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người chống lại Công an, khi chúng lợi dụng quyền lực đã đánh chết một thanh niên tại địa phương chỉ vì lái xe không đội nón an toàn.(SBTN)
http://www.diendannguoidanvietnam.com/index.php?option=com_content&view=article&id=4037:eai-loan-loan-tin-chau-ni-h-chi-minh-thm-eai-bc&catid=33:bantin&Itemid=70
Cháu Nội Hồ Chí Minh Thăm Đài Bắc
TAIPEI (VB, Trần Đông Đức) Hồ Chí Minh có vợ con, không phải là
chuyện bí mật đối với các sở tình báo Trung Quốc, Đài Loan, Liên Xô.
Điều này đã được viết trong nhiều sách và tài liệu, mặc dù còn bị bưng
bít ở VN. "Cháu nội của Hồ Chí Minh thăm viếng Đài Loan" là bản tin đặc
biệt của nhà văn Trần Đông Đức, dịch từ công báo Đài Bắc Huyện Phủ,
Trung Ương Xã Đài Loan. Toàn văn bản tin như sau.
Lời giới thiệu: Trong lúc dân Việt Nam trong nước chưa được quyền bàn
tới những bí ẩn về chuyện Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nông Đức Mạnh là con
của Hồ Chí Minh, thì tại Đài Loan - Nhân chuyến viếng thăm của Trần
Phương, con ruột của Nông Đức Mạnh hiện đang làm trưởng uỷ hội dân tộc
thiểu số, xử lý thường vụ quốc tế được báo chí Đài Loan đưa tin "Trần
Phương, cháu nội của lãnh tụ Hồ Chí Minh" một cách rất bình thản.
Thông tin này coi cá nhân của Trần Phương như là một yếu nhân của
Việt Nam đã đến Đài Loan hai lần và người đó là con của Nông Đức Mạnh.
Có dư luận cho rằng Nông Đức Mạnh cũng đã từng để báo chí ngoại quốc
"bắn tiếng" giùm có quan hệ cha con với Hồ Chí Minh và sử dụng lá bài
huyền thoại tinh thần để đạt được mục tiêu chính trị. Đến đời con cháu
cũng làm tương tự.
Báo chí Đài Loan không để ý hoặc cố ý nhấn mạnh chuyện Nông Đức Mạnh
là con ngoại hôn của Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin dịch bản tin này lưu trữ
lại trong website của huyện phủ Đài Loan từ tháng trước. Mọi suy đoán
về nhân vật Trần Phương, dụng ý và tham vọng của cha con Nông - Trần xin
giành cho độc giả. Chúng tôi hy vọng có nhiều nhân sĩ trong nước sẽ
kiểm chứng được thông tin về con cái của Nông Đức Mạnh và chức vụ họ
đang nắm tại Việt Nam.
Khi dịch bản tin chúng tôi không có tư liệu để rà soát tên chính xác
của bộ phận cơ quan và chức vụ mà Trần Phương đang nắm giữ, chỉ mô phỏng
địa vị theo bản tin Hoa Ngữ.
Bản tin của Trung Ương Xã, do ký giả Hoàng Húc Thăng tại Đài Bắc Huyện Phủ báo đề ngày 24/09/2004.
Cháu nội của Hồ Chí Minh, Trần Phương tới thăm Huyện Phủ Đài Bắc quan sát sự phát triển thành thị.
Trần Phương, xử lý trưởng uỷ ban dân tộc thiểu số, xử lý thường vụ
quốc tế của Việt Nam hôm nay (09/24/2004) đã tới thăm huyện phủ Đài Bắc.
Phó huyện trưởng Tăng Tham Bảo tiếp đón và giới thiệu kinh nghiệm phát
triển của huyện Đài Bắc. Trần Phương là con của hiện nhiệm tổng bí thư
Nông Đức Mạnh, là nhân viên tiếp ban chính trị góp ý trợ giúp cho phụ
thân của mình. Ông nội của Trần Phương là Hồ Chí Minh, lãnh tụ tinh thần
của Việt Nam. [Tha đích tổ phụ thị Việt Nam tinh thần lãnh tụ Hồ Chí
Minh].
Trần Phương nói rằng vài năm gần đây, người ngoại quốc đầu tư tại
Việt Nam như thương nhân Đài Loan tỉ lệ rất cao. Ông ta nói rằng chính
phủ Việt Nam đặc biệt chú ý đến ba hạng sản nghiệp như cơ giới, điện tử
và nông nghiệp. Đối với hoàn cảnh đầu tư tại Việt Nam, cần nhà cầm quyền
tại Đài Loan có lòng tin, và Trần Phương còn có ý muốn mời thủ trưởng
huyện phủ Đài Bắc đến viếng thăm Việt Nam.
Trần Phương đến Đài Loan lần này là lần thứ hai. Ông ta nói: làng
thôn Việt Nam còn quá bần cùng, so với sự giàu có của nông dân Đài Loan.
Cho nên đặc biệt tới đất này để quan sát tận mắt.
Tăng Tham Bảo kể rằng, trước kia còn làm trong bộ kinh tế, ông ta đã
từng tới Việt Nam, đối với hoàn cảnh đầu tư ổn định (tại Việt Nam),
trước mắt (Đài Loan) đã có nhiều dự án rất thành công.
Qua những lời giới thiệu, Trần Phương hiểu rõ khái lược về huyện phủ
Đài Bắc, chuyến đi này theo ông là tới Đài Loan cốt để học hỏi. Sau khi
về nước, sẽ dự tính tuyển chọn một thành thị nào đó học tập theo hướng
đi của Đài Bắc huyện phủ.
***Ghi chú của người dịch: Huyện Phủ Đài Bắc bao gồm cả thành phố Đài
Bắc, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan. Việt Nam cũng như
nhiều nước không có ngoại giao với Đài Loan mà thừa nhận Đài Loan là bộ
phân của Trung Quốc theo sức ép của Trung Cộng
Quan hệ Ngô gia và Hồ gia
Tuệ Chương Hoàng Long Hải
Tuệ Chương Hoàng Long Hải
Xin nói ngay, Ngô gia là dòng Ngô Đình, kể từ đời cha là ông Ngô Đình Khả kế đến các con ông. Hồ gia thì hơi rắc rối, kể từ đời ông Hồ Sĩ Tạo đến đời ông Nguyễn Sinh Huy, con ông Huy là Nguyễn Sinh Côn, tức Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, cho tới hiện nay là Vương Chí Nghĩa (con độc nhứt). Trong số 7 người con của Vương Chí Nghĩa có Vương Chí Việt hiện tu ở chùa Phật Quang vùng núi Dinh, Vũng Tầu, pháp danh là Thích Chân Quang.
Họ Hồ sĩ nầy thiệt là lộn xộn, từ Hồ Sĩ Tạo đổi qua Nguyễn Sinh (Huy) rồi chia thành hai nhánh: Nhánh Vương Chí (Nghĩa) và nhánh Hồ Chí Minh, lại từ Hồ Chí mà sinh ra Nông Đức (Mạnh), con là Nông Quốc Tuấn, lại có Trần Phương, cũng là con Nông Đức Mạnh (1). Không rõ cái họ Hồ Sĩ nầy mai đây “biến thiên” ra cái họ gì nữa…
Hồ Sĩ Tạo là ai?
Hậu bán thế kỷ 19 có hai ông Hồ Sĩ Tạo, một ông quê ở Bình Định, một ông quê ở Nghệ An. Người đời gọi cả hai ông là “danh sĩ” (thứ thiệt). Hồ danh sĩ quê Bình Định không thấy người ta nói gì thêm, còn Hồ danh sĩ Nghê An thì thật quả lắm trò ma quái. Nói cho thật là ma quái.
Chuyện ma quái!
Ông Hồ Sĩ Tạo quê ở Nghệ An (2) đổ đầu thi hương, trường Nghệ. Đổ đầu thì gọi là đổ “giải nguyên”. Ông Tạo làm quan một thời gian ngắn thì cáo quan. Sau khi thực dân Pháp chiếm kinh đô, vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) rồi Quảng Bình, xuống chiếu Cần Vương thì tình hình nước ta xáo trộn lắm. Người Pháp lần hồi chiếm đóng cả nước, giới sĩ phu nhiều người không chịu hợp tác với Pháp, không làm tay sai cho Tây, xin cáo quan. Dĩ nhiên, trong số sĩ phu đó, có cả hai ông danh sĩ họ Hồ.
Trớ trêu là ông Tạo quê Nghệ An, tuy cáo quan nhưng lại là một người ăn chơi lịch lãm, ưa hát xướng. Xứ Nghệ có trò hát ví, ca trù rất nổi tiếng, là món giải trí của ông Hồ Sĩ Tạo. Ông làm gia sư cho nhà ông Hà Văn Cẩn, là cha cô Hà thị Hy, và cũng vì môn giải trí đó mà ông có tư tình với cô Hy. Cô Hy đẹp, hát hay và múa đèn cũng rất giỏi, nên cô có tên tục là cô Đèn. Thế rồi cô Đèn có bầu. Cô Đèn lúc ấy đã 29 tuổi mà chưa có chồng. Ông Hồ Sĩ Tạo lúc ấy đã 23 hay 24 tuổi gì đó, đã có vợ, có con. Cô Đèn không thể làm bé ông Tạo được, không thấy nói lý do vì sao? Vì ông Tạo sợ vợ ghen? Vì gia thế ông Tạo không đủ sức cho ông nuôi thêm một bà vợ bé? Vì cô Đèn thuộc hàng “xướng ca vô loại”? (cũng có thể vì vậy mà lúc cô cặp với ông Tạo cô cũng chưa có chồng) hay vì cô lớn tuổi hơn ông Tạo, v.v… và v.v… không biết được!
Nhưng tục lệ làng xã Việt Nam ngày xưa không khoan dung cho việc không chồng mà chửa, thường gọi là “chửa hoang” (không rõ cha thai nhi là ai?), nói lái “chửa hoang” là “hoảng chưa?”
Ông Hồ Sĩ Tạo và cô Đèn không hoảng chưa mà hoảng thiệt, bèn tìm cho đứa bé trong bụng một người cha.
Bấy giờ có ông già Nguyễn Sinh Nhậm, đã 70 tuổi, góa vợ, có một người con trai lớn, con của người vợ cũ, tên là Nguyễn Sinh Thuyết, đã có gia đình, ở riêng.
Thế rồi có người đánh tiếng với ông Nhậm, ông “ừ” ngay. Ông già rồi, “nhân sinh thất thập cô lai hy”. Đỗ Phủ đã nói thế. Nay ông đang sống côn đơn. Nếu có người gần gủi, chăm sóc hôm sớm cũng đỡ cho ông lắm! Thế rồi họ làm một cái đám cưới nhỏ để che mắt dân làng, và cô Đèn mang cái bụng bầu, con của ông Hồ Sĩ Tạo mà về làm vợ ông già gần đất xa trời Nguyễn Sinh Nhậm. Ít lâu, cô Đèn sinh đứa bé trai, ông Nhậm đặt tên con là Nguyễn Sinh Sắc, là con trai của ông ta, như câu tục ngữ “Cá ai vô oi mình là cá của mình.” Con cá của ông Hồ Sĩ Tạo, vô tay ông Nhậm là cá của ông Nhậm.
Chưa được bao lâu thì ông Nhậm qua đời. Khi cậu Nguyễn Sinh Sắc được 3 tuổi, cô Đèn cũng qua đời nốt. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Sinh Sắc về ở với anh là ông Nguyễn Sinh Thuyết.
Khổ một nỗi là cái đám cưới nhỏ do ông Tạo, cô Đèn và ông già Nhậm bày ra để che mắt dân làng lại không che được ai! Cả làng có ai không biết là khi cô Đèn về với ông Nhậm, trong bụng đã mang sẵn cái bào thai con của ông Hồ Sĩ Tạo. Ông Thuyết cũng biết rất rõ giữa ông ta và đứa em cùng họ khác mẹ là không có bà con máu mũ gì hết. Nhất là vợ ông Thuyết, dĩ nhiên không vui gì khi chăm sóc và nuôi nấng một đứa gọi là em chồng lộn sòng như thế.
May mắn cho đứa bé, là khi nó càng ngày càng lớn lên, học giỏi. Nó cũng được cha ruột của nó là ông Hồ Sĩ Tạo chăm nom, giúp đỡ.
Ông Hồ Sĩ Tạo lo cho đứa con hoang của ông là có lý do: Các con của ông Hồ Sĩ Tạo hoang đàng, rượu chè, cờ bạc, chẳng ra cái gì cả, mặc dầu ông Hồ Sĩ Tạo tự hào về dòng dõi của ông: Hậu duệ ông Hồ Quí Ly. Khi Trương Phụ bên Tầu đem quân đánh dẹp nhà Hồ, dòng dõi họ Hồ có người chạy trốn vào Nghệ An, gốc gác của họ. Những người đó là tổ tiên ông Hồ Sĩ Tạo.
Nếu cứ xét ngược lên như vậy thì ông Hồ Chí Minh cũng thuộc dòng dõi Hồ Quí Ly, mà tổ tiên ông Hồ Quí Ly thì gốc ở nước Ngu bên Tầu. Cũng bởi cái lý do đó mà khi lên làm vua, ông Hồ Quí Ly đặt tên nước là “Đại Ngu” (nước Ngu vĩ đại, không phải là “ngu lắm”).
Người Tầu di dân có một cá tính đặc biệt. Định cư ở đâu, họ cho họ là người ở đó, không muốn liên hệ gì tới Trung Hoa. Người Tầu Singapore, họ cho họ là người Singapore, thậm chí còn sợ liên hệ với nước Tầu lục địa. Người Tầu định cư ở Đài Loan tự cho họ là người Đài Loan, sợ “thống nhất” với Trung Hoa lục địa. Dòng dõi nhà Trần, nhà Hồ, và cả mấy ông Minh Hương sau nầy như Mạc Cửu, Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản, Lý Văn Phức đều tự cho mình là người Việt Nam. Mặc Cửu, sau khi bình định và mở mang vùng Hà Tiên, bèn đem đất đó mà dâng cho chúa Nguyễn mà không dâng cho Bắc Kinh, nên ông được chúa Nguyễn phong làm Khai quốc Công thần.
Tuy nhiên, những người Tầu Cộng Sản ở khắp thế giới thì lại khác. Hồi còn đi học ở Huế, năm1957, tôi từng ở chung nhà với một người Tầu, tên là Trần Cẩm Th., quê và sinh đẻ ở Hội An. Đêm đêm tôi thấy ông ngồi quay mặt vào tường mà không biết ông ta làm cái gì vậy. Sau nầy mới biết ông ta làm cái công việc Bắc Kinh dạy ông là “diện hướng tổ quốc”, tức là dạy không được quên tỏ quốc của mình. Đã là Cộng Sản thì ở đâu trên thế giới, không bao giờ được quên quê hương Tầu (Bắc Kinh) của mình.
Nếu như đúng họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Nghệ An thuộc hậu duệ Hồ Quí Ly, thì ông Hồ Chí Minh là người gốc Tầu, Nông Đức Mạnh là người gốc Tầu, mà lại sinh sống khá lâu ở bên Tầu như ông Hồ Chí Minh, không biết hai cha con ông Hồ nầy có “diện hướng tổ quốc” như người Tầu từng ở chung một nhà với tôi như tôi đã nói trên kia hay không. Cái khác lạ của người Cộng Sản Tầu ở hải ngoại, tức là người Hoa kiều, tôi muốn nói ở trên chính là cái đó. Nó có nguy hiểm cho tương lai nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam hay không? Chắc là có chứ?
1)- Trại Bò … Quan hệ lần thứ nhứt
Ông Trần Đông Phong, tác giả “Việt Nam Cộng Hòa, Mười Ngày Cuối Cùng”, khi trả lời ông Tường Thắng, trên VNExodus, về Phạm Xuân Ẩn, tiết lộ rằng, nội tổ ông Phạm Xuân Ẩn làm nghề thợ bạc ở Hải Dương, được triều đình nhà Nguyễn gọi về Huế để phục vụ cho hoàng gia và vua quan.
Kinh đô là nơi sinh hoạt của vua, hoàng gia và quan lại, thường có những nhu cầu đặc biệt, do đó, các thợ giỏi các nơi thường được triệu về kinh như trường hợp nội tổ ông Phạm Xuân Ẩn vậy.
Cụ Vũ Văn Giáp, quê ở làng Phong Lâm, Hải Dương, làm nghề đóng giày, cũng được gọi về kinh để đóng giày ống, giày hạ và hia… Làng Phong Lâm có nghề thuộc da là nghề gia truyền của dân làng. Giày ống là loại giày như chúng ta thấy táo quân mang khi ông ta lên tấu trình trên thiên đình, còn giày hạ, thật ra chỉ là một loại giép da, mũi che kín nhưng gót thì bỏ trống.
Để có phương tiện làm giày, hia… cụ Vũ Văn Giáp được vua Tự Đức ban cho một khu đất rộng ở làng Vạn Xuân, để nuôi trâu bò lấy da. Người Huế thường gọi nơi nầy là Trại Bò, - cũng có khi gọi là Trại Trâu – Trên Quốc Lộ 1, từ Huế ra Quảng Trị, sau khi qua khỏi cống Thủy Quan – có con sông nhỏ đưa nước vào thành nội -, gần tới cầu An Hòa, rẽ qua trái là tới Trại Bò.
Cụ Vũ Văn Giáp là người quảng giao, trọng văn học, thường hay giúp đỡ những ai đến kinh đô nhưng gặp khó khăn. Trại Bò của cụ đông người lui tới. May mắn nhờ sẵn đất ruộng trồng cỏ là chính nhưng cũng trồng thêm lúa rau, có thịt trâu bò do mổ để lấy da nên cụ dễ giúp người khác. Trại bò cũng là nơi cụ sinh sống hằng ngày, đón tiếp các bậc sĩ phu, sĩ tử vào kinh đô để triều yết hay thi Hương, thi Hội, thi Đình.
Do công việc của mình, cụ Vũ Văn Giáp quen biết hầu hết tầng lớp quan lại, từ vua cho đến hoàng thân quốc thích, cũng như các quan lớn, nhỏ trong triều
Tình hình hồi ấy, khi tới Huế, tìm được một nơi cư trú không dễ dàng gì. Phần đông tầng lớp sĩ tử, nếu không thuộc gia đình giàu có, không có thân thuộc để nhờ cậy, thường tìm đến Trại Bò của cụ Vũ Văn Giáp để xin giúp đỡ, tạm trú.
Cụ Phan Bội Châu, sau khi đổ thủ khoa ở Trường Nghệ, vào Huế tìm đồng chí để hoạt động chống Pháp, đã từng lui tới và ở lại nhà cụ Vũ Văn Giáp nhiều lần. Do đó, cụ Phan Bội Châu và cụ Võ Bá Hạp, con trai của cụ Vũ Văn Giáp, trở thành đồng chí thân cận.
Vậy mà có một điều, ít ai nói tới là khi cụ Nguyễn Sinh Sắc, từ Nghệ An, đậu cử nhân năm 1894 thi Hương ở trường Nghệ, sau vào kinh thi Hội thì cũng xin (1) “tạm trú” tại Trại Bò của cụ Vũ Văn Giáp. Vậy rồi cụ Nguyễn Sinh Sắc thi hỏng chứ không đậu liền như những “sử da” Việt Cộng tán dốc.
Với cụ Vũ Văn Giáp, việc thi hỏng nầy thật là đáng thương, và đáng tội nghiệp cho cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhưng chăm học.
Do đó, qua cụ Vũ Văn Giáp với lòng hào hiệp, vã lại cũng ái mộ ông Hồ Sĩ Tạo là một danh sĩ nổi tiếng nên cụ xin với quan thượng thư bộ Lễ Ngô Đình Khả, và chánh chủ khảo Cao Xuân Dục xét lại cho ông Nguyễn Sinh Sắc.
Cụ Ngô Đình Khả, nguyên là trưởng phòng thông sự cho tòa khâm sứ Pháp ở Huế, được Pháp đưa qua làm việc ở Nam Triều (Triều đình An-nam). Năm 1896 ông được phong Thái thường Tự khanh, chức Thương biện thuộc Cơ Mật Viện. Năm 1898 vua Thành Thái phong ông làm Thượng thư Phụ đạo Đại thần rồi đến năm 1902 thì thăng hàm Hiệp tá Đại học sĩ, coi như “quan đầu triều”, thế lực lớn lắm.
Sau khi xét lại, không rõ cụ Ngô Đình Khả, cụ Cao Xuân Dục có bàn bạc với ai không mà cụ Nguyễn Sinh Sắc được đậu vớt. Tuy nhiên, có điều hơi rắc rối là có hai người cao điểm hơn cụ Sắc cũng rớt. Nếu vớt cụ Sắc thì phải vớt thêm hai người trước cụ. Một trong hai người trước cụ Sắc chính là cụ Phan Chu Trinh. Thành ra, thay vì hỏng, nhờ vớt cụ Sắc nên cụ Trinh cũng được vớt luôn trong kỳ thi Hội nầy.
Đề rõ hơn, xin độc giả xem đoạn trích dẫn sau đây:
“Quốc triều khoa bảng lục là sách do Cao Xuân Dục, một quan đại thần của triều đình nhà Nguyễn, ghi lại tên họ, quê quán của tất cả những thí sinh thi đỗ các khoa thi Đình dưới thời nhà Nguyễn từ khoa Nhâm Ngọ (Minh Mạng thứ ba - 1822) đến khoa sau cùng năm Kỷ Mùi (Khải Định thứ bốn - 1919).”
Sau đây tôi trich dẫn một số các tân đăng khoa:
Chú thích:
I - Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (thời nhà Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên, cao nhất là Bảng nhãn, sau là Thám hoa)
II - Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân
III- Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân
PB - Phó bảng
Đời Thành Thái khoa Tân Sửu 1901
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân:
1)- Nguyễn Đình Tuân
2)- Ngô Đức Kế
3)- Nguyễn Viết Thông
4)- Nguyễn Đình Điển
5)- Trần Văn Thống
6)- Lê Ngãi
7)- Nguyễn Duy Tích
8)- Nguyễn Văn Tính
9)- Nguyễn Văn Bân
Phó Bảng:
1)- Nghiêm Châu Tuệ
2)- Vũ Tuân
3)- Nguyễn Đình Hiến
4)- Lê Đình Xản
5)- Hoàng Đại Bỉnh
6)- Đỗ Dương Thanh
7)- Vũ Vĩ
8)- Nguyễn Mậu Hoán
9)- Phạm Ngọc Thụy
10)- Nguyễn Xuân Thưởng
11)- Nguyễn Sinh Sắc
12)- Nguyễn Duy Thiện
13)- Phan Chu Trinh
Đời Thành Thái, khoa Giáp Thìn 1904
II - Đệ nhị giáp tiến sĩ:
1)- Đặng Văn Thụy
III - Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân:
2)- Trần Quí Cáp
3)- Hoàng Kiêm
4)- Huỳnh Thúc Kháng
5)- Hồ Sĩ Tạo (quê Bình Định –tg)
6)- Nguyễn Mai
Phó Bảng:
1)- Tạ Thúc Đĩnh
2)- Hoàng Văn Cư
3)- Nguyễn Đình Tiến
4)- Nguyễn Tư Tái
5)- Thân Trọng Ngật
Ơn nghĩa thứ nhứt cụ Ngô Đình Khả ban cho cụ Nguyễn Sinh Sắc là vớt cho đậu phó bảng.
Sau đó, cụ Nguyễn Sinh Sắc, sau khi thi đậu thì về quê để “phụng dưỡng mẹ cho tròn chữ hiếu.” Thật ra, các “sử da” Việt Cộng viết như vậy là viết ẩu vì khi bà Hà Thị Hy, tên tục là cô Đèn, lén lút ăn nằm với ông Hồ Sĩ Tạo có bầu, nhưng ông Tạo không cưới cô Đèn được bèn đem gả cho ông già Nguyễn Sinh Nhậm, góa vợ, đã 70 tuổi, lớn hơn cô Đèn 40 tuổi. Ông Nguyễn Sinh Sắc được 3 tuổi thì ông Nhậm qua đời, một năm sau, ông Sắc mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Tuy vậy, các “sử da” Việt Cộng nói rằng, sau khi thi đổ phó bảng năm 1901, cụ Sắc không chịu ra làm quan, về quê để phụng dưỡng mẹ. Mẹ cụ còn đâu mà phụng dưỡng?!!!
Nói cho đúng, vào thời kỳ Tây mới đô hộ nước ta, nhiều người không chịu làm quan với Pháp, không chịu “theo Tây” nên cáo quan về hưu. Một số người khác, tuy thi đổ nhưng cũng không chịu “theo Tây” không chịu ra làm quan. Đó là trường hợp các cụ Ngô Đức Kế, đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Tân Sửu (1901), cụ Phan Chu Trinh, phó bảng. Khoa nầy ông Nguyễn Sinh Sắc cũng như cụ Phan Chu Trinh đậu vớt phó bảng, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đẹ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Giáp thìn 1904.
Mãi bốn năm sau, có thể vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cụ Nguyễn Sinh Sắc (bấy giờ đổi tên là Huy) xin triều đình bổ làm quan. Ông được bổ làm thừa biện bộ Lễ. Hai năm đi tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Sau khi làm thừa biện, ông được cấp nhà. Đó là ngôi nhà sát cạnh ty Thủy Lâm Huế, ngay ngã tư Anh Danh (ngã tư Mai Thúc Loan [ngang cửa Đông Ba] và Đinh Bộ Lĩnh [ngang cửa Thượng tứ]). Theo vài người bạn hiện ở Huế, ngôi nhà nầy vẫn còn.
Khổ nỗi, cụ Nguyễn Sinh Sắc là một tay nát rượu, làm tri huyện chưa bao lâu thì chịu trách nhiệm về vụ đánh chết dân, trong khi say rượu. Nội vụ lại được bộ Lễ xét xử.
Ngày xưa tội đánh chết người là nặng lắm, theo luật thì “đánh người thành thương, thương nhân trí mạng” phải đền mạng. Cụ Nguyễn Sinh Huy bị bộ Lễ điều tra, vua Thành Thái ra lệnh “trãm giam hậu”. Lại nhờ cụ Ngô Đình Khả giúp đỡ lần nữa nên chỉ bị cách chức và phạt 100 trượng, thay vì 100 roi. Phạt đánh bằng trượng thay vì roi là có hậu ý. Trượng là đánh bằng gậy, bằng côn. Người thi hành án đã được dặn trước, đánh sao cho đầu cây côn gõ xuống ván đánh cộp một tiếng, tưởng như là mạnh lắm, nhưng cây côn chẳng đụng vào đít người bị phạt. Nếu không dùng cách ấy mà đánh thẳng tay thì cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tan xương nát thịt ra rồi.
Sau khi bị cách chức, cụ Nguyễn Sinh Sắc lưu lạc vào nam, có người con gái là bà Nguyễn Thị Thanh (hiệu Bạch Liên) đi theo chăm sóc cho cha một thời gian thì về quê. “Ngoài ra, theo ông Huỳnh Hữu Hiến kể cho anh em chúng tôi nghe thì sau khi tha, ông Nguyễn Sinh Huy gởi lại các con cho cụ Vũ Văn Giáp chăm sóc giùm. Các người con nầy, “tạm trú” ở Trại Bò những mấy năm, đến khi không còn hy vọng ông Nguyễn Sinh Huy quay trở lại đón họ nữa, thì họ bèn xin phép cụ Vũ Văn Giáp rời Trại Bò để về quê ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.” (Trích từ “Chuyện bên lề lịch sử”, cùng tác giả.)
Cần nói thêm cho rõ sự việc nầy: Khi vào kinh đô thi Hội, ông Nguyễn Sinh Sắc đã 30 tuổi, có vợ và 3 con là bà Nguyễn Thị Thanh (hiệu Bạch Liên), Nguyễn Sinh Khiêm tức cả Khiêm (nói trại là cả Khơm. Ông còn có tên là Đạt) và cậu út là Nguyễn Sinh Côn, có khi gọi là Nguyễn Sinh Công, Nguyễn Sinh Cung hay Nguyễn Sinh Cuông (theo thông tục, nói trại vì kỵ tên). Vợ ông Nguyễn Sinh Sắc là bà Hoàng Thị Loan, người làng Hoàng Trừu, thường gọi là làng Trừu, con cụ Hoàng Xuân Đường là thầy dạy ông Nguyễn Sinh Sắc mà cũng là cha nuôi ông Sắc khi ông còn đi học.
Ông Nguyễn Sinh Sắc, như trên đã nói mang ơn cụ Vũ Văn Giáp rất nặng. Có khi ông cùng vợ con lưu trú ở Trại Bò. Chính vì ơn nghĩa đó nên sau khi vua Bảo Đại thoái vị, Việt Minh cướp chính quyền ở Huế năm 1945, bọn họ bắt giam cụ Võ Như Nguyện, là cháu nội cụ Vũ Văn Giáp và con cụ Võ Bá Hạp thì ông Cả Khiêm đến Huế yêu cầu Trần Hữu Dực, vừa thay ông Trần Công Khanh làm chủ tịch ủy ban hành chánh Trung Bộ, thả cụ Võ Như Nguyện ra. Sau đó, Việt Minh bắt giam cụ Võ Như Nguyện một lần nữa, sau khi ông Cả Khiêm đã về Nghệ An. Lần nầy, cụ Võ Như Nguyện phải trốn tù mới khỏi chết.
Nếu gia đình ông Nguyễn Sinh Sắc không mang ơn cụ Vũ Văn Giáp làm sao có việc can thiệp của ông cả Khiêm với cụ Võ Như Nguyện?!
2)- Bỏ tù ông Ngô Đình Diệm, quan hệ lần thứ hai:
Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, ông Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt ở Quảng Ngãi, giải về Hà Nội. Theo ông Vũ Thư Hiên thì ông Diệm bị giam ở Bắc Bộ phủ, ông Hồ Chí Minh giữ chìa khóa phòng giam vì ông Hồ sợ các đồng chí của ông “manh động” mà nguy hại tới tính mạng ông Diệm. Tới bữa, ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký riêng của ông Hồ, lên phòng ông Hồ lấy chìa khóa đem cơm vô cho ông Diệm. Sau đó chìa khóa phải trả lại chỗ cũ. Ít lâu sau, ông Hồ nói với ông Huỳnh và ông Lê Giản, giám đốc sở Liêm phóng, phải thả ông Diệm ra vì uy tín nhà họ Ngô lớn lắm, và ông chứng minh bằng câu “Đày vua không Khả”. Mặc dù ông Huỳnh và ông Giản không nhứt trí, nhưng ông Diệm vẫn được trả tự do.
Theo ông Hoa Nhật Khanh (Việt Cộng) thì câu chuyện ông Ngô Đình Diệm bị bắt ở Hà Nội như sau:
“- Thưa anh, tôi được biết ông Ngô Đình Diệm đã bị cách mạng địa phương bắt, đưa ra Hà Nội và bị giam ở 44- Lê Thái Tổ, tức tòa soạn báo Hà Nội mới bây giờ. Thế rồi, như tôi nghe nói thì ông ta trốn thoát, khiến tôi nghi vấn. Làm sao có thể trốn thoát nổi, tôi ngờ rằng có thể ta ngầm thả?
“Nhật Hoa Khanh nói ngay:
“- Thả chính thức, cái này cụ Lê Giản - Giám đốc Sở Liêm phóng (đặt trong Bộ Nội vụ, chứ không tách riêng như về sau) hồi bấy giờ, đã có nói rõ. Theo Lê Giản, Bác hỏi: Bác có nghe ông Diệm đã bị bắt, cho Bác đến thăm. Ông ta dẫu gì cũng là người Việt Nam, thân phụ ông ấy là Ngô Đình Khả, làm đến thượng thư triều đình Huế nhưng đã từ quan vì thấy rõ nó nát rữa. Thân phụ Bác cũng từ quan(???!!!), các cụ có biết nhau. Sau khi đưa Bác đến 44 Lê Thái Tổ, ông Giản ở ngoài. Chỉ nghe Bác dặn lúc chào tạm biệt: Ngô Đình Diệm làm đến quan đầu triều, chỉ vì đòi thống nhất Nam kỳ vào Bắc và Trung kỳ, nhằm thu hẹp quyền của 3 thống sứ Pháp vào 1 thống sứ tại Huế; đòi không được nên đã từ quan. Người như thế không thể đánh đồng với đám quan lại cũ thối nát. Vả lại, là quan lại cũ, nhưng đã từ quan, nên coi là dân thường. Mà dân thường thì mọi tầng lớp, mọi giới đều nằm trong Việt Minh, không phải là đối tượng của cách mạng nữa.”
3)- Dời mộ ông Ngô Đình Khôi, quan hệ thứ ba.
Ngô Đình Khôi (1885-1945) là con trai trưởng của ông Ngô Đình Khả. Nhờ là con quan phụ chính đại thần triều Thành Thái, ông Khôi được tập ấm khi còn nhỏ. Đời Duy Tân, ông được bổ nhậm làm việc ở Bộ Binh, sau làm rể thượng thư Nguyễn Hữu Bài, quê ở Quảng Trị. Năm 1930, ông được làm tổng đốc Quảng Nam.
Sự quan hệ giữa cụ Phan Bội Châu, khi bị giam lỏng ở Bến Ngự với ông Ngô Đình Diệm, đưa tới việc ông Diệm là người được Kỳ Ngoại hầu Cường Để đang lưu vong bên Nhựt, chọn ông Diệm làm đại đại diện cho Kỳ Ngoại Hầu ở Huế. Từ điểm nầy, ông Ngô Đình Huân, con trai ông Ngô Đình Khôi có quan hệ với quân đội Nhựt khi quân đội Nhựt tới đóng ở Đông Dương. Ông Huân được chọn làm thư ký riêng và thông ngôn cho ông Yokoyama Masayuki, viện trưởn viện Văn hóa Nhựt tại Saigon. Cũng chính vì mối quan hệ nầy, năm 1943, thực dân Pháp đuổi ông Ngô Đình Khôi ra khỏi Nam triều, cho về hưu.
Khi Việt Minh cướp chính quyền tháng Tám năm 1945, ông Phạm Khắc Hoè, tổng lý văn phòng “đức Kim Thượng” (tức vua Bảo Đại), nghe lời Tôn Quang Phiệt, đảng viên Cộng Sản, đang dạy học ở trường Khải Định, xúi vua Bảo Đại thoái vị để khỏi gây khó khăn cho Việt Minh. Ông Hòe đem chuyện vua Louis 14 trong cách mạng 1789 ở Pháp ra dọa khiến ông Bảo Đại sợ hãi nên thoái vị. Một trong số những người chống thoái vị là ông Ngô Đình Khôi. Ông Khôi có chuẩn bị sẵn môt lực lượng là những người theo ông Ngô Đình Diệm và có Ngô Đình Huân có thể yêu cầu Nhựt can thiệp, nếu cần.
Vì lý do đó, cha con ông Ngô Đình Khôi cùng bị bắt với Phạm Quỳnh. Việt Minh giết cả ba người và chôn ở ga xe lửa Hiền Sĩ, trên sông Bồ, không có mộ bia gì cả.
Sau khi lên ngôi cửu ngũ, để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên, anh em nhà Ngô cho chỉnh trang cái nghĩa trang gia đình nằm kế bên con đường đi lên Ngã ba Thánh giá, gần nhà ông bà Ấm, là nhà cha mẹ đức cha Nguyễn Văn Thuận, tên là đường Nguyễn Trường Tộ. Khu mộ nầy được sửa sang lại đẹp lắm.
Bấy giờ thì anh em họ Ngô muốn đưa hài cốt anh cả là ông Ngô Đình Khôi và cháu đích tôn là ông Ngô Đình Huân về nghĩa trang nầy, cho sum họp một nhà. Biết bị giết ở ga Hiền Sĩ, nhưng đó là vùng đồi núi, biết chôn chỗ nào vì Việt Minh muốn mất dấu tích, không có mộ bia gì cả.
Người Huế đồn rằng cụ Ngô có cho người liên lạc với chính quyền bên kia vĩ tuyến 17 bởi vì những người giết, người chôn đã tập kết ra ngoài đó. Chính quyền Cộng Sản Hà Nội tất biết ít nhiều việc ấy. Bấy giờ là lúc ban đầu, hiệp định Genève vừa mới thi hành, Hà Nội còn hy vọng chính quyền miền Nam cho tổng tuyển cử hiệp thương thống nhứt, hay gì khác nữa… Gạo đang được chở ra bán ngoài ấy, vụ gạo Ưng Bảo Toàn chưa “bật mí”. Ngoài ấy liền trả lời, cho người hướng dẫn chỉ nơi chôn ba người vô một hố: Ông Ngô Đình Khôi, ông Ngô Đình Huân, ông Phạm Quỳnh.
Nhờ việc tìm và bốc bộ cha con hai ông họ Ngô mà hài cốt ông Phạm Quỳnh cũng được bốc về luôn. Đúng ra, nếu nhạc sĩ Phạm Tuyên là người có hiếu thì nên làm bài hát ca ngợi cụ Ngô giúp đỡ trong việc bốc mộ nầy chớ sao lại làm bài hát ca ngợi “bác” Hồ, người chịu trách nhiệm trong việc giết học giả Phạm Quỳnh là bố đẻ nhạc sĩ Phạm Tuyên?
Thế rồi đám ma to lắm, rước hài cốt cha con ông Ngô Đình Khôi về an táng tại nghĩa trang gia đình họ Ngô ở Phú Cam.
Ông Ngô Đình Khôi, tuy chết rồi, nhưng các em cũng làm cho ông vui vẻ lắm, “ngậm cười nơi chín suối” như người ta thường nói. Nhưng “người” ngoài Bắc thì được đền đáp lại cái gì?
Ông Nguyễn Sinh Huy trước khi chết, có sinh được một người con trai với một người vợ rất trẻ, trẻ hơn cả Hồ Chí Minh. Ở Huế ít ai biết chuyện nầy, không rõ ông cụ Sắc có số đào hoa, có con nhỏ như thế. Tuy nhiên, bỗng dưng có lệnh từ phủ tổng thống, biểu ông quận trưởng Cao Lãnh, tỉnh Sadec lo sửa sang phần mộ cụ Sắc, xây lăng, dựng bia đàng hoàng.
Có lệnh trung ương thì ông quận trưởng thi hành, không dám thắc mắc, không cần tìm hiểu rằng đây là hành động “ơn trả nghĩa đền” của anh em họ Ngô đối với việc được chỉ ra nơi chôn dấu cha con ông Ngô Đình Khôi.
4)- Cành đào, quan hệ thứ ba.
Người Huế không biết chuyện Tết Nguyên Đán năm 1956, ở miền Bắc ông Hồ chí Minh có nhờ Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến mang một cành đào Nhật Tân khá lớn đem vào biếu ông Ngô đình Diệm. Chuyên Hiệp thương Thống nhứt Nam Bắc không thành nên người ta thấy quan hệ hai bên vĩ tuyến ngày thêm khó khắn. Lâu lâu, có người vượt tuyến vào Nam như ông Lã Huy Quý, có tới rạp hát nào đó nói chuyện với đồng bào, phê phán chế độ ngoài ấy.
Sau tết Canh Tý năm 1960, có một tin đồn khác, là hôm tết vừa qua, “cụ” Hồ, qua ngã Hồngkông gởi biếu “cụ” Ngô một cành đào. Lý do, năm nay là năm tuổi “cụ” Ngô. “Cụ” sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901. Người ta suy nghĩ theo cách thông thường, các ông già ngày tết, năm tuổi thì mừng tuổi nhau. Chỉ có ai sâu sắc, không mấy tin người Cọng Sản mới nghĩ tới cái “âm mưu” đằng sau viẹc biếu cành đào đó của ông Hồ Chí Minh mà thôi.
4)- Họp bí mật năm 1963, quan hệ thứ tư:
Những người làm chính trị (không phải làm cách mạng) thường lắm âm mưu. Làm việc với nhau, đi với nhau, liên minh với nhau nhưng không mấy khi tin tưởng nhau, e dè nhau và cũng có khi đâm lén nhau.
Ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu biết như thế. Hai ông ấy có làm như thế không?
Vậy nên khi liên minh với Mỹ, nhận viện trợ Mỹ, hai ông nầy có nghĩ tới việc một ngày nào đó, phải bắt tay với Cộng Sản, đâm sau lưng Mỹ. Các ông ấy có nắm sẵn những đầu mối giây để với tới Hà Nội?
Có đấy, và vì thế nên họ “nuôi” Phạm Ngọc Thảo?
Ban đầu, ở Huế ít ai biết hay để ý đến chuyện ông Phạm Ngọc Thảo. Ông ở tuốt trong Nam. Ông giám mục Ngô Đình Thục cũng ở tuốt Vĩnh Long. Việc “cha nuôi, con nuôi” của họ với nhau, có dính dáng gì tới người Huế đâu.
Mãi đến khi ông Phạm Ngọc Thảo lên tiếng trên đài BBC, phê phán nhà Ngô, người ta mới trách cứ ông giám mục Ngô Đình Thục, “nuôi ong tay áo”, nuôi thằng Cộng Sản để nó nói bậy làm loạn. Ấy là lúc người ta còn cảm tình ít nhiều với nhà Ngô. Chỉ có vậy thôi. Ngoải việc ấy, khi chế độ nhà Ngô còn, ông Phạm Ngọc Thảo chưa tham gia đảo chánh, sinh hoạt chính trị, nên ngưòi ta cũng không biết đến ông ta nhiều.
Hồi ấy người ta cũng không biết gì về Mã Tuyên, thủ lãnh Thanh niên Cọng hòa Quận 5. Chuyện Thanh Niên Cộng Hòa là việc gây phiền phức cho mọi người. Nhìn quanh Huế, người ta đã thấy mệt, chướng tai gai mắt, nhất là với “Thanh Nữ Cộng Hòa” kiểu mặc “áo hở cổ như người Hời” của bà Nhu, mấy ai biết gì tới mã Tuyên, tuốt trong Chợ Lớn. Mãi đến khi bị đảo chánh, anh em nhà Ngô trốn vào nhà Mã Tuyên thì người ta cũng đặt nhiều câu hỏi vè nhân vật nầy:
- Y là kinh tài của nhà Ngô, thu tiền “cống hỉ” của các tay “đại xì thẩu” ở Quận 5 để “Xuân Thu nhị kỳ” cho anh em nhà họ Ngô?
- Té ra y là đầu mối để bắt tay với Cộng Sản! Với Tầu lục địa hay với Bắc Việt?
Nói cho ngay, khi “cậu Cẩn” làm “Cố vấn chỉ đạo miền Trung” thì đám “Cần lao Công giáo” có tụ tập quanh “cậu”, cậy thế, cậy quyền nhưng chưa lộng hành như sau nầy.
Khi ông đức cha Ngô Đình Thục về làm Tổng giám mục địa phận Huế, tuy giữ chức đạo, nhưng ông làm hết việc đạo việc đời: Cho người nầy người kia giữ chức vụ nầy chức vụ nọ trong chính quyền, lo cho việc mở rộng “nước Chúa, dân Chúa”, cho nên đám khuyển mã cũng như mấy ông cha đạo lộng hành khắp nơi. Khuyến dụ, yêu cầu, bắt buộc người nầy người kia “rửa tội”, “theo đạo” như câu tục ngữ nói:
“Theo cha có nhà mà ở,
Theo đạo kiếm gạo mà ăn.”
Đó là “ngàn năm bia miệng” đấy!
Dân Huế bắt đầu chán ngán nhà Ngô. (2)
Tham lam quyền lực làm cho anh em nhà Ngô thiếu lòng thủy chung. Khoảng năm 1956 hay 57 gì đó, tôi nhớ không chắc, hồng y Spellman đến thăm Huế. Bọn học trò Quốc Học và Đồng Khánh được lệnh ra đứng hai bên đường Lê Lợi cầm cờ quốc gia và cờ Công giáo (dù có theo đạo hay không, không cần biết), chờ khi xe hơi chở hồng y đi ngang qua thì phất cờ hoan hô. Do sự kiện nầy, người ta đồn đãi là chính nhờ thế lực ông hồng y nầy mà ông Ngô Đình Diệm được Mỹ chọn làm tổng thống. Thêm vào đó, năm 1957, khi ông Diệm qua thăm Mỹ, được ông tổng thống Mỹ Eishewnower đón tiếp rất trọng vọng, nên nhiều người thấy khó hiểu khi biết anh em nhà Ngô nuôi dưỡng Cộng Sản để chờ khi bắt tay với ngoài kia. Làm như thế thì không những thiếu thủy chung, mà lỡ khi Mỹ cúp viện trợ thì lấy chi chống Cộng. Dù theo đạo nào, Phật giáo hay Thiên chúa, người ta đều sợ Cộng Sản Bắc Việt cả.
Cũng vì vậy, khi vụ đàn áp Phật giáo xảy ra kể từ biến cố đài Phát Thanh Huế đêm 8 tháng 5 năm 1963, người ta truyền nhau câu đồng dao sau đây với vẻ lo sợ:
Nguyễn đi thì Nguyễn lại về,
Giặc đánh Bồ Đề thì giặc tự tan.
Có người đủnh đỉnh bên giang
Bắt cầu đuôi chuột mà sang trị vì!
Những người biết ít nhiều về lịch sử thì giải thích rằng bến Bồ Đề ở bên bờ sông Hồng, nơi Trần Cao nổi loạn rồi bị bắt. Bồ Đề cũng là bản doanh của Lê Lợi, nơi Nguyễn Trãi viết thưu cho Vương Thông gọi Vương ra hàng. Tuy nhiên, nhìều người nghĩ rằng đánh Bồ Đề là đàn áp Phật giáo. Giặc là anh em nhà Ngô. Nhà Ngô sẽ tự sụp đổ. Nhưng Nguyễn đi thì Nguyễn lại về là ám chỉ ai? Có phải Tôn Thất Đính đang làm tư lệnh Quân Đoàn 3 kiêm tổng trấn Saigon Gia Định, vừa xin nghỉ bệnh, lại trở về nắm quyền hành trở lại. Tuy nhiên, khi đoc câu 3 và 4 thì người ta lại sợ. Đủng đỉnh là dáng đi của Hồ Chí Minh. Cuối năm Tý (đuôi chuột) Hồ sẽ vượt qua cầu Bến Hải mà trị vì miền Nam Việt Nam. Chì có ai là Cộng Sản mới muốn như thế.
Người ta cho đó là sấm, nhưng mấy câu dó không có trong sấm Trạng Trình. Vậy thì nó từ đâu ra? Không có câu trả lời!
Đến khi việc ông Ngô Đình Nhu giả bộ đi săn để lén lút gặp đại diện của Hồ Chí Minh ở tạo trụ sở Ủy Hội Quốc Tế Giám Sát Đình Chiến, ở Võ Đắt Võ Xu hay ở Đà Lạt đồn về tới Huế thì người ta biết như vậy là số phận nhà Ngô sắp xong. Người Huế, tâm lý chung, không ưa Mỹ vì người Mỹ cũng mắt xanh mũi lõ, trông không khác mấy với người Pháp đa cướp nước ta, đàn áp Phật giáo là tôn giáo đa số người Huế, nhưng người ta cũng biết họ cần phải có người Mỹ vì không có Mỹ, không đủ sức chống Cộng. Họ cũng sợ Cộng Sản như bao nhiêu người miền Nam Việt Nam vậy.
Sau ngày 20 tháng 8, tiếng la, tiếng thét, tiếng chuông, tiếng phèn la, tiếng thùng thiếc vang dội cả một vùng giốc Nam Giao, chung quanh chùa Từ Đàm khi chùa bị quân Diệm Nhu tấn công thì người ta biết màn kịch nhà Ngô đang hạ xuống từ từ.
Kết quả:
Dĩ nhiên, sự phản bội đồng minh của nhà Ngô là cái chết của ba anh em: Diệm, Nhu, Cẩn.
Sự đam mê quyền lực làm cho anh em Diệm Nhu trở nên thiển cận, chỉ muốn bảo vệ quyền lực của mình mà quên đi cái vị thế miền Nam trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Thế giới Tự do và Cộng Sản. Anh em nhà Ngô không thể đi trước, nếu Mỹ chưa bắt tay với Trung Cộng, 9 năm sau khi anh em nhà họ Ngô qua đời.
(kỳ tới: Thần quyền, thế quyền hay tham vọng tôn giáo?)
hoànglonghải
---------------------------------------
(1) Đài Loan loan tin cháu nội Hồ Chí Minh thăm Đài Bắc
Tin Đài Bắc - Hồ Chí Minh có vợ con, không phải là chuyện bí mật đối với các sở tình báo Trung Cộng, Đài Loan, Liên Xô. Điều này đã được viết trong nhiều sách và tài liệu, mặc dù còn bị bưng bít ở Việt Nam. Trong tuần qua tờ Công báo Đài Bắc đã loan một tin cho biết cháu nội của Hồ Chí Minh thăm viếng Đài Loan, khi cho rằng Trần Phương là con ruột của Nông Đức Mạnh hiện đang làm trưởng uỷ hội dân tộc thiểu số, xử lý thường vụ quốc tế đã đến thăm đảo quốc này, mà báo chí Đài Loan gọi họ Trần là cháu nội của lãnh tụ Hồ Chí Minh một cách rất bình thản.
Báo chí Đài Loan không để ý hoặc cố ý nhấn mạnh chuyện Nông Đức Mạnh là con ngoại hôn của Hồ Chí Minh, chỉ nói Trần Phương tới thăm Huyện Phủ Đài Bắc quan sát sự phát triển thành thị, và đã được Phó huyện trưởng Tăng Tham Bảo tiếp đón và giới thiệu kinh nghiệm phát triển của huyện Đài Bắc. Bài báo viết rõ ông nội của họ Trần là Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng Cộng sản Việt Nam. Họ Trần tuyên bố vài năm gần đây, người ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam như thương nhân Đài Loan tỉ lệ rất cao, và nói nhà cầm quyền Việt Nam đặc biệt chú ý đến ba hạng sản nghiệp như cơ giới, điện tử và nông nghiệp.
Đối với hoàn cảnh đầu tư tại Việt Nam, cần chính phủ Đài Loan có lòng tin, và Trần Phương còn có ý muốn mời thủ trưởng huyện phủ Đài Bắc đến viếng thăm Việt Nam. Trần Phương đến Đài Loan lần này là lần thứ hai. Mới đây một người con khác của Nông Đức Mạnh là Nông Quốc Tuấn đã được đưa lên làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang, phụ trách công tác xây dựng Đảng. Đây là khu vực đã diễn ra cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người chống lại Công an, khi chúng lợi dụng quyền lực đã đánh chết một thanh niên tại địa phương chỉ vì lái xe không đội nón an toàn
(2) Vốn dĩ Huế, cả mấy trăm năm nay, cả trước khi ông Gia Long đặt kinh đô ở Huế. Lịch sử kể về chúa Tiên đi mở cõi phương Nam, cho xây ngôi chùa trên đồi Hà Khê gọi là chùa Thiên Mụ năm 1601, Nguyên trước là chùaThiên Mẫu (?) của người Chàm. Ấy là sự tích tiên khởi về kinh đô Huế.
Lại nữa, lịch sử xây dựng kinh đô Huế gắn liền với lịch sử xây dựng các ngôi chùa và phát triển đạo Phật ở Huế, trong tầng lớp vua quan cũng như dân dã. Nhìn vấn đề như thế, đạo Phật thấm nhuần cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong hàng vua quan và dân chúng Huế.
Đạo Thiên Chúa đến Huế chậm hơn, ban đầu là lẻ tẻ một số cố đạo
ngoại
quốc, phần đông là người Bồ. Dần dần, việc truyền giáo mạnh mẽ và rộng
hơn, nhất là vì mối quan hệ giữa vua Gia Long va giám mục Bá Đa Lộc, (Pignau
de Behaine) và từ ảnh hưởng qua số linh mục và người người Pháp đã giúp
đỡ và làm quan dưới triều Gia Long.
Ở Huế, trong số những người lớn tuổi, người ta thường nhắc đến ông Bá Đa
Lộc, các ông Tây làm quan triều Gia Long như ông Tín, tên Tây là Oliver
de Puymanuel. Ông nầy qua đời trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi. Ông Nguyễn
Văn Chấn, tên Tây là Philippe Vannier. Ông Nguyễn Văn Trí, tên Tây là
Marie Dayot. Ông Jean Baptiste Guillon, không có tên Việt (?).Ông
Forcant, tên Việt là Lê Văn Lang. Ông Nguyễn Văn Mân, tên Tây là Laurent
Basisy. Ông Nguyễn Văn Thắng, tên Tây là Jean Baptiste Chaigneau. Ông
nầy có vợ Việt Nam. Ông làm quan qua đời Minh Mạng, nhưng thấy vua mới
lạt lẽo nên xin trở về mẫu quốc, đem vợ con theo.
No comments:
Post a Comment