Phần I
Văn học đại chúng (Văn chương truyền khẩu hiện đại)
Chương I
Nguồn gốc
Văn
học quần chúng, hay văn học nhân dân tức văn học đại chúng là một nền
văn học do quần chúng nhân dân sáng tạo. Quần chúng gồm người trí thức
và nhân dân lao động không tên tuổi đã sáng tạo nên ca dao, tục ngữ mới
và các truyện trào phúng, mang tính hiện đại và tranh đãu.
Tự ngày
xưa, chúng ta đã có văn chương truyền khẩu. Văn chương truyền khẩu Việt
Nam có một sức sống mãnh liệt. Chúng ta không biết nó ra đời lúc nào.
Văn chương truyền khẩu còn được gọi là văn chương bình dân vì nó xuất
phát trong lòng đại chúng, không ai biết tên tuổi tác giả, nhưng được
dân chúng hưởng ứng trong việc sáng tác và truyền bá. Ngày nay cũng vậy.
Nhân dân Việt Nam ngày nay tiếp tục sáng tạo, làm giàu cho văn học nước
nhà và góp phần đãu tranh cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Nhiều người
nghĩ rằng những truyện khôi hài và ca dao trào phúng là do những văn
nghệ sĩ bất mãn như Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Tú Mỡ sáng tạo, nhưng sự
thực thì số tác giả sáng tác nhiều không kể xiết. Trong khoảng
1945-1954, nơi nào cũng có văn chương truyền khẩu. Sau 1975, văn chương
truyền khẩu từ miền Bắc tràn vào miền Trung, và miền Nam, thành phong
trào quần chúng, người người sáng tác, nhà nhà truyền tụng. Ai cũng kể
chuyện trào phúng, đọc ca dao mới và lấy đó làm một niềm vui, ngay cả
công an, bộ đội và cán bộ. Trong thời gian cộng sản nổi lên, tại Việt
Nam , cộng sản đặt ra các khẩu hiệu và bài ca để tuyên truyền mà họ gọi
là vè, là ca dao :
-Trí , phú, địa, hào, Đào tận gốc, Trốc tận rễ.
-Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất là tên bác Hồ.
Loại
này không thể xếp là văn chương truyền khẩu, bởi vì nó được in trong
sách giáo khoa, trong các tài liệu tuyên truyền và bắt dân chúng phải
tung hô, phải hát ca, phải đọc. Loại này không thuộc văn chương bình dân
vì không do dân sáng tác, và dân ca hát, truyền tụng, mà đó là công
trình của những cán bộ tuyên truyền mà không được dân chúng hưởng ứng.
Trong
quyển Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam của ông,Vũ Ngọc Phan đã sai lầm
khi xếp loại này vào ca dao, tục ngữ. Loại văn chương truyền khẩu chính
thống là loại văn chương hiện nay được dân chúng bí mật sáng tác, bí mật
đọc cho nhau nghe, chưa được ghi chép đầy đủ, chưa được sưu tầm và
quảng bá sâu rộng trong lòng đại chúng. Chỉ một số rất ít thỉnh thoảng
xuất hiện trong tiểu thuyết, báo chí. Văn chương truyền khẩu lưu truyền
khắp Việt Nam nhưng thịnh phát tại miền Bắc. Ít nhất, hiện nay, mỗi
người dân cũng nghe qua được một hai câu ca hoặc truyện khôi hài hiện
đại. Ở đây, chúng tôi chỉ nói đến loại văn chương này.
I. Thực tiễn lịch sử
Văn
chương truyền khẩu hiện đại có lẽ hình thành từ 1945 qua các chặng
đường lịch sử 1954, 1975 và hiện nay nó càng phát huy mạnh mẽ. Rất nhiều
ca dao, tục ngữ và truyện hài không cho một vài dấu vết nào về thời
gian sáng tạo. Tuy nhiên ở một vài câu, một vài truyện, chúng ta có thể
thấy rõ hoặc có thể suy đoán được.
Những sự thật lịch sử đã trở
thành chất liệu cho văn chương truyền khẩu Việt Nam hiện đại. Hầu hết
nội dung của văn chương truyền khẩu là sự kiện lịch sử đã và đang xảy ra
trong chế độ cộng sản.
Lúc Việt Minh lên, khoảng 1945, quần
chúng đã làm thơ, soạn truyện công kích chế độ. Để chế riễu chủ trương
nam nữ bình quyền của cộng sản, người ta hóm hỉnh truyền câu ca dao:
Việt Nam Dân chủ cộng hòa,
Đàn ông nằm dưới , đàn bà nằm trên.
Sở thích của các anh 'vẹm' ( Việt Minh) lúc bấy giờ là hàng ngoại ở trong khu tề và thành phố bị chiếm đóng:
Đồng hồ Wyler
Viết máy Parker
Nằm giường tre
Lãy vợ 'tạch tạch sè'
Đi xe đạp 'course'
Chính
bề ngoài thanh nhã của các cán bộ đã làm cho bao thiếu nữ say mê, cho
nên lúc bấy giờ quần chúng có lời khuyên các cô thôn nữ nhẹ dạ:
Ham chi xắc cốt, đồng hồ,
Mai họ về quê họ, họ để ba lô lại cho mình.
Trong
những năm 1953, cộng sản đã phát động giảm tô giảm tức và cải cách
ruộng đất tại nhiều nơi. Đội cải cách có nhiều quyền hành, họ muốn bắt,
muốn giết ai tùy thích. Do đó có câu:
Nhất đội nhì trời!
Sau cải cách ruộng đất là đi vào hợp tác. Tình trạng sản xuất sút giảm vì không ai chịu làm việc:
Xã hội chủ nghĩa, mười người khiêng một cọng rơm.
Ai cũng không tích cực làm việc vì làm việc chỉ có lợi cho cộng sản gộc:
Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ mua nhà sắm xe. . . .
Trong
kháng chiến chống Mỹ, Hà Nội đã thiêu rụi bao triệu thanh niên trên
đường mòn Hồ Chí Minh. Thiêu niên 15, 16 tuổi và phụ nữ phải đi lính.
Người ta lợi dụng khẩu hiệu nam nữ bình đẳng dể bắt phụ nữ phục vụ chiến
trường. Người phụ nữ từ đây phải sống cuộc đời sương gió:
Trai công binh như khỉ leo cây,
Gái bộ đội như giường bệnh viện.
Năm 1975, cộng sản vào miền Nam, dân chúng bỏ nước vượt biên:
Muôn điều cũng bởi vua Hùng
Sinh ra một lũ nửa khùng nửa điên.
Đứa khôn thì đã vượt biên,
Những đứa còn lại chẳng điên thì khùng.
Ngoài bắc thiếu hàng hóa, dân chúng và cán bộ ngoài bắc đổ xô vào nam mua hàng về:
-Vội vàng vào vơ vét, vội vàng về.
-Miền nam nhận họ, miền bắc nhận hàng.
Khoảng 1980, dân chúng đói khổ, cộng sản đánh bóng vai trò Phạm Tuân để cho người ta quên đói. Quần chúng bắc nam đều mai mỉa:
Ngày ngày hai bữa khoai mì,
Mày lên vũ trụ làm gì hỡi Tuân?
Lúc
này, dân chúng ngoài bắc đua nhau đi lao động quốc tế ở các nước xã hội
chủ nghĩa vì đó là một phương cách duy nhất để cứu đói và làm giàu.
Nhưng cái lợi kinh tế làm hại giá trị tinh thần:
Có vợ mà cho đi tây,
Xe đạp không khóa bỏ ngay Bờ Hồ.
Khoảng
1985, thi sĩ Tố Hữu làm phó thủ tướng đặc trách kinh tế trong khi Võ
Nguyên Giáp là tay trí thức duy nhất trong trung ương đảng ra khỏi bộ
chính trị, đặc trách ngừa thai cai đẻ. Đó là một sự mỉa mai cho hai danh
nhân Việt Nam, mà cũng là một mai mỉa cho dất nước và nhân dân Việt
Nam:
Nhà thơ làm kinh tế,
Quan thống chế đặt vòng xoắn.
II. Đời sống thực
Những
truyện này nhiều khi là chuyện đã xảy ra trong thực tế. Nhiều tác giả
đã kể lại những chuyện thật trong xã hội, trong Hợp Tác Xã, trong bộ
đội, và trong trại tù.
Sau cải cách ruộng đất, cả nước ''đi lên''
hợp tác. Người ta vận động nông dân góp ruộng, góp tài sản làm của
chung. Trước hết, Đảng kêu gọi đem trâu bò vào hợp tác, một số nông dân
ngần ngại không chịu. Riêng Tư Ròm hăng hái giơ tay biểu quyết. Hôm sau,
hội nghị lại kêu gọi đem gà vịt vào hợp tác. Tư Ròm im lặng không biểu
quyết. Có người hỏi Tư Ròm tại sao hôm trước biểu quyết đưa trâu bò vào
hợp tác thì giơ tay, còn nay biểu quyết đưa gà vịt vào thì không giơ
tay. Đã chịu dưa trâu bò vào hợp tác, gà vịt là vật nhỏ bé, không đáng
bao nhiêu, sao không chịu ?
Tư Ròm trả lời: Trâu bò là của người khác cho nên tui dễ dàng biểu quyết, còn gà vịt là của tui, làm sao mà biểu quyết được!
-Chàng
và nàng là hai đoàn viên thanh niên rất tích cực trong xã. Cả hai lúc
nào cũng đi sâu đi sát bên nhau. Sau một thời gian tìm hiểu, cả hai đi
đến hôn nhân. Ít bữa sau ngày cưới, chàng bèn cùng nàng tự phê và phê
bình theo đường lối của đảng để cùng nhau tiến bộ. Chàng hỏi:
Em thấy anh có ưu khuyết điểm gì chăng?
Người vợ cứ im lặng . Người chồng thuyết phục mãi, người vợ mới nói:
-Anh có nhiều ưu điểm, nhưng anh cũng có một số khuyết điểm khá trầm trọng. . .
Người chồng nói:
-Em cứ phát biểu, anh sẽ cố gắng đấu tranh khắc phục khuyết điểm để trở thành người đoàn viên tốt.
-Anh
rất tích cực, hăng hái nhưng đêm khuya nào anh cũng bắt em thức dậy
khiến cho hôm sau em mệt quá không công tác gì được. . .
Người chồng rất buồn, nghĩ rằng mình chiều chuộng vợ như thế mà bị phê bình. Nhưng chàng đành làm bộ vui vẻ nói:
-Anh sẽ quyết tâm khắc phục khuyết điểm, sẽ không bắt em thức dậy giữa khuya.
Người vợ vội vàng nói:
-Nói là nói vậy thôi. Anh cứ làm như cũ. Em thích thế! Đó là ưu điểm cần phát huy!
III. Vay mượn:
Văn
chương truyền khẩu hiện đại tự nó trưởng thành, nối tiếp văn chương
truyền khẩu truyền thống. Nó mang hình thái mới và nội dung mới nhưng
đôi khi nó là sự vay mượn văn chương truyền khẩu cũ hay truyện hài đen
ngoại quốc.
-Con ơi nên nhớ lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày công an!
- Con ơi con nhớ lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày đảng viên.
Hai câu trên bắt nguồn ca dao cũ:
Con ơi con nhớ lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Truyện hài sau đây có lẽ mượn truyện hài ngoại quốc:
Sau
cuộc họp thượng đỉnh, một hôm ba ông Hồ Chí Minh, Kennedy và
Khrouchtchev cùng đi dạo trên một cành đồng. Bỗng trước mặt xuất hiện
một đàn bò. Tổng thống Kennedy rút súng ra bắn ba phát, chúng nó cũng
không lui bước. Chủ tịch Khrouchtchev lớn tiếng đe dọa dùng hỏa tiễn,
chúng cũng không sợ. Sau cùng Hồ chí Minh bước lên nói nhỏ vào tai
chúng, tất cả đều sợ hãi rút lui có trật tự. Hai ông Kennedy và
Khrouchtchev ngạc nhiên hết sức, bèn hỏi:
'Bác nói gì mà chúng bỏ đi?'
Ông Hồ đáp: 'Tôi bảo nếu chúng không lui thì cho công an cắt hộ khẩu!'
IV.Sáng tạo.
Phần
lớn ca dao mới và truyện hài hiện đại là do tinh thần sáng tạo của
quảng đại quần chúng. Truyện có những yếu tố mới mẻ, bất ngờ, và mang ý
nghĩa sâu xa, chứng tỏ một tài năng sáng tạo tuyệt vời. Chẳng hạn như
các truyện dưới đây:
Người bạn học của TỔNG BÍ THƯ
Không
biết thời Lê Duẩn, hay Đỗ Mười làm tổng bí thư, có một ông khách ăn bận
sang trọng vào văn phòng tổng bí thư xin gặp mặt lãnh tụ.
Ông nói
rằng ông là bạn học của Tổng bí thư hồi còn nhỏ, nay qua đây xin gặp
mặt cho thỏa lòng nhớ mong người bạn thân thiết thuở ấu thơ. Nghe người
khách nói xong, viên trung úy phụ trách an ninh văn phòng Tổng Bí thư
liền kêu lính bắt nhốt người khách vì tội làm gián điệp CIA mưu sát tổng
bí thư!
Mãy nhà báo Việt Nam và Anh, Pháp, Mỹ nghe tin liền đến xin phỏng vấn vị anh hùng và là thiên tài tình báo của Việt Nam:
-Vì đâu mà ông biết ngay người khách là gián điệp CIA?
Viên trung úy ngước mắt cao ngạo trả lời:
-Tổng Bí thư có đi học đâu mà có bạn học! Rõ ràng người khách là CIA Mỹ!
Clinton và Phan văn Khải
Trước
khi gặp Clinton, Phan Văn Khải được thầy giáo Anh Văn chỉ dẫn về căn
bản Anh ngữ. Thầy giáo nói :" Khi thủ tướng bắt tay Clinton, thì nói:"
How are you?"(Ông có mạnh khoẻ không ?). Clinton sẽ nói :" I am fine and
you?" (Tôi mạnh khỏe còn ông có khỏe không?). Lúc đó thủ tướng sẽ đáp:"
Me too" ( tôi cũng khỏe). Bài dạy rất giản dị nhưng sự thực không phải
thế. Khi gặp Clinton, Phan văn Khải nhầm lẫn nói: " Who are you". (Ông
là ai?). Clinton bực bội nhưng cố bình tỉnh trả lời một cách khôi hài
rằng:"Hà... hà... Tôi là chồng của bà Hillary". Phan Văn Khải nói" Me
too". ( Tôi cũng thế! hà.. hà...hà...) . Trong phòng hội lúc đó im phăng
phắc, ai cũng nghe được tiếng ruồi bay.
Qua một vài dẫn chứng
trên, ta thấy văn chương truyền khẩu hiện đại luôn luôn đi sát tình hình
đất nước, phản chiếu nỗi khổ và bất mãn của nhân dân. Văn chương truyền
khẩu đi suốt chiều dài lịch sử dân tộc, lúc nào cũng chứng tỏ một sự
hiện hữu kiên cường và một tình thần sáng tạo mạnh mẽ.
No comments:
Post a Comment