HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Wednesday, 21 August 2013

NGUYỄN THIÊN THỤ * THE THEORY OF HARMONY




CHỦ THUYẾT HÒA ĐỒNG
CON ĐƯỜNG HÒA BÌNH & PHÁT TRIỂN

NGUYỄN THIÊN THỤ


Một bức tranh, một bản nhạc là một sự hòa đồng. Thiên nhiên cũng là một sự hòa đồng. Hòa đồng nghĩa là kết hợp mọi yếu tố khác nhau để làm cho vũ trụ sống hòa bình và thịnh vượng. Trong xã hội cũng có những mâu thuẫn nhưng chúng ta cần phát triển mặt hòa đồng thì mới xây dựng được hòa bình, thịnh vượng, còn nhấn mạnh về chiến tranh, giành giật thì con người không thể sống an bình. Nên khâu lại vết thương, nên hướng về thiện tâm. Đừng làm loét thêm vết thương, xin đừng khơi dậy hận thù.
Hòa đồng có nghĩa là tổng hợp. Hoà đồng là đoàn kết và sống chung hòa bình theo chủ trương của tổ tiên ta:
"Bầu ơi, thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."
Hòa đồng cũng mang ý nghĩa trung hòa, trung đạo vì phải dẹp bỏ quá khích, cực đoan thì mới giữ thân tâm an lạc và hòa đồng với đồng bào và nhân loại.
Thuyết hòa đồng có thể gọi là thuyết tam đồng vì có ba điểm chính:

(1). Hòa đồng cá nhân:
-Cá nhân phải trau dồi thành người tài đức, và quốc gia cần đào tạo và sử dụng con người tài đức. Chống chủ trương ngu dân của chính sách " hồng hơn chuyên", bãi bỏ chính sách chọn người theo phe đảng và lý lịch.
-Cá nhân phải hòa đồng quyền lợi cá nhân và quyền lợi quốc gia, xã hội.

(2). Hòa đồng quốc gia:
Đoàn kết toàn dân, chống chủ trương đấu tranh giai cấp, chống độc tài, độc đảng, chống chủ trương vô sản chuyên chính. Thực hiện tự do, dân chủ cho toàn dân theo tinh thần cách mạng Pháp , Mỹ và bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp quốc.

(3). Hòa đồng thế giới:
Chủ trương đoàn kết các dân tộc, không phân biệt nước lớn, nước bé , nước giàu, nước nghèo, cùng sống chung hòa bình và cộng tác để xây dựng thế giới hòa bình thịnh trị.

CHƯƠNG I.
VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG-SẢN

Trong hơn một trăm năm nay, thế giói đã trải qua bao biến cố trọng đại. Tuy mang những nhãn hiệu khác nhau, nhưng con người đã chung một lòng tham, một ý chí xâm lựơc vàgây chiến tranh. Sụ kiện này đã khiến cho thế giới phải trải qua hai trận thế chiến khốc liệt. Trong các tập đoàn tội phạm chiến tranh, chúng ta phải kể đến tâp đoàn thực dân, tập đoàn phát xít và tập đòan cộng sản. Thực ra thực dân và phát xít cũng là một bọn mặc dầu khác danh hiệu.

Họ đều là những kẻ xâm lược, dùng sức mạnh quân sự để xâm chiếm đât đai kẻ khác, bắt kẻ khác phải làm nô lệ dưới ách thống trị của họ. Ngày nay, chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa phát xít đã tiêu vong, chủ nghĩa cộng sản đã tiêu tan gốc rễ mà chỉ còn cành lá còi cọc ở một vài nơi. Trong một thời gian nũa, chủ nghĩa cộng sản trên thế giới sẽ bị tiêu diệt tận gốc rễ bởi vì nhân dân Trung quốc, Việt Nam,Triều Tiên, Cu Ba. . . đã và đang đứng lên giành tự do, dân chủ.

Hiện nay, niềm quan tâm hàng đầu của chúng ta vẫn là thảm họa cộng sản. Chúng ta phải tích cực đẩy mạnh cuộc tranh đãu cho nhân quyền tại các quốc gia cộng sản để cho dân chúng nơi đây được thấy tự do dân chủ trong đầu thế kỷ mới. Chủ nghĩa cộng sản đầy rẫy những sai lầm cơ bản trong lý thuyết và trong thực tế.


I. SỬ QUAN :
a. Người cộng sản quả quyết nhân loại sẽ tiến theo chiều thẳng, cái mới phủ định cái cũ. Lịch sử trái lại cho thấy nhân loại có thịnh có suy, có thành có bại, không phải cái mới bao giờ cũng thắng cái cũ.

b.Người cộng sản tin rằng lịch sử nhất định tiến qua từ cọng sản
nguyên thủy đến phong kiến, tư bản rồi đến cộng sản. Nhưng thực tế có nhiều bộ lạc nay vẫn sống trong thời nguyên thủy, nhiều quốc gia vẫn theo chế độ quân chủ. Cách đây mấy chục năm,họ bảo chủ nghĩa tư bản dẫy chết thế mà đến nay, tư bản vẫn sống, và người cộng sản phải ngữa tay xin tiền tư bản.

c. Họ cương quyết bảo rằng xã hội cộng sản là lý tưởng, là đỉnh cao của nhân loại. Trong khi đó vận dụng biện chứng pháp họ nói xã hội luôn biến chuyển, luôn thay đổi từ xấu đến tốt, xã hội luôn tiến theo con đường thẳng, tuơng lai phủ định hiện tại ! Họ mâu thuẫn với chính họ. Vậy xã hội loài người tiến bộ hay không tiến bộ, đổi thay hay không đổi thay ? Nếu đổi thay thì xã hội cộng sản nay mai cũng bị đào thải,và sau cộng sản là xã hội nào thay thế ? Nếu chủ nghĩa cộng sản cũng bị đào thải, người cộng sản có gì để tự hào ?


II. THỰC TẾ :

Chủ nghĩa cộng sản ngày càng thất bại, để lộ những khuyết điểm , những sai lầm của họ :

1. ĐỘC TÀI, TÀN BẠO VÀ XẢO QUYỆT

Ở Liên Xô, Trung quốc, Triều tieân, Việt Nam.Cambodge, đâu cũng do chế độ độc tài đảng trị, dùng mọi âm mưu và thủ đoạn tàn ác, gian xão để cướp quyền và cầm quyền.
a. Chúng tàn sát đồng chí
Nơi nào có cộng sản đều có sự tranh đoạt quyền hành và sát hại lẫn nhau. KhởI đầu là Staline giết Trotsky, Mao Trạch Đông giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ . Sự kiện này xảy ra vì bản chất hung bạo của loài lang sói, của chế độ thiếu văn minh. Sự kiện này xảy ra cũng vì đất nước thiếu dân chủ, thiếu một sự chuyển quyền bính hòa bình , dân chủ và căn bản pháp lý. Kẻ nắm quyền thì muốn ngồi vĩnh viễn cho đến chết, và thường nghi kị những kẻ xung quanh.

b. Chúng tàn sát đồng bào
Tàn ác và độc tài là bản chất của cộng sản vì con đường của họ là chuyên chính vô sản. Chủ trương chuyên chính vô sản không tha thứ cho những kẻ đối lập, không thỏa hiệp với những người không thuộc phe cánh, không đồng chính kiến. Họ chỉ tranh đấu cho bản thân họ. Họ giết người, bắt người không cần bằng chứng, không cần tòa án vì chủ trương giết lầm hơn bỏ sót.

Cộng sản tại các quốc gia đều phạm tội diệt chủng. Chúng đã giết hại hàng triệu, hàng trăm ngàn dân chúng vô tội, Staline đã giết hàng triệu dân chúng, đầy ải hàng triệu sinh mạng trong vùng Siberia lạnh gíá. Mao Trạch Đông đã giết hàng triệu dảng viên và thường dân trong các vụ cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa. Hồ Chí Minh đã giết non triệu người gồm các nhà cách mạng, các lãnh tụ tôn giáo và đồng bào vô tội trong cách mạng tháng tám,trong cải cách ruộng đất và trong tết mậu thân 1968. Và Pon Pot đã giết khoảng hai triệu dân Kampuchia.


2. GÂY CHIẾN TRANH

-Cộng sản chủ trương chiến tranh,đem tất cả tài nguyên chế tạo vũ khí, sử dụng phần lớn ngân sách cho quốc phòng, bắt thanh niên đổ xương máu trên chiến trường, không chú trọng đến đời sống của dân chúng.
-Cộng sản là một đế quốc. Dưới danh nghĩa quốc tế vô sản, giải phóng dân tộc, cộng sản đã đem chiến tranh đến nhiều nơi trên thế giới,nhất là tại Á Phi. Nga sô đã xâm chiếm Đông Âu, chiếm cứ lãnh thổ Trung quốc. Còn Trung quốc thì xâm chiếm Tây Tạng, và Việt Nam xâm chiếm Lào và Cambodge.


3. THẤT BẠI CHÍNH TRỊCộng sản tự hào đảng của họ là tinh hoa,là trí tuệ.Đảng lãnh đạo tập thể, đảng sáng suốt. Nhưng thực tế cho thấy đảng lãnh đạo độc tài, giả dối,phi dân chủ. Tất cả quyền hành nằm trong tay đảng. Chính phủ, quốc hội, tư pháp là công cụ của đảng trong trò chơi dân chủ giả hiệu.
Đảng tự hào sáng suốt nhưng thực tế đảng đi từ thất bại này sang thất bại khác. Nếu lãnh tụ anh minh, tại sao dân chúng căm thù đảng ? Nếu đảng tài ba tại sao nhân dân Liên Xô và Đông Âu đã đứng lên lột đổ đảng ? Những thất bại trong bao lâu ở các quốc gia cộng sản cho chúng ta thấy đảng sai lầm lớn lao khi chủ trương “ vô sản chuyên chính”, đưa những người ngu dốt và vô đạo đức lên lãnh đạo quốc gia.
Đảng tự hào sáng suốt nhưng thực tế đảng đi từ thất bại này sang thất bại khác. Nếu lãnh tụ anh minh, tại sao dân chúng căm thù đảng ? Nếu đảng tài ba tại sao nhân dân Liên Xô và Đông Âu đã đứng lên lột đổ đảng ? Những thất bại trong bao lâu ở các quốc gia cộng sản cho chúng ta thấy đảng sai lầm lớn lao khi chủ trương “vô sản chuyên chính “, đưa những người ngu dốt và vô đạo đức lên lãnh đạo quốc gia.



4.THẤT BẠI KINH TẾNgười cộng sản tin tưởng rằng xã hội tiến theo con đường thẳng. Xã hội phong kiến tiến bộ hơn xã hội bán khai. Xã hội tư bản tiến nhanh hơn xã hội phong kiến.Và theo họ, xã hội cộng sản tiến bộ gấp năm gấp mười xã hôi tư bản. Nhưng thực tế cho thấy những nhận định của Marx và Lénine là sai lầm.

-Chủ nghỉa cộng sản độc tài,tàn ác khiến cho dân chúng bất mãn, chống đoái
công khai và thầm lặng.
-Chủ nghĩa cộng sản quan niệm hồng hơn chuyên cho nên không được
những trí thức chân chính ủng hộ. Cộng sản bóc lột khiến cho dân chúng không tích cực làm việc , không tích cực ủng hộ trong mọi chính sách đặc biệt là trong sản xuất.
-Cộng sản hô hào tăng năng suất, bắt nông dân ngày đêm đổ mồ hôi trên nông trường, bắt thợ thuyền lao động không kể giờ giấc . Khi chưa nắm chính quyền, cộng sản hô hào mỗi ngày làm việc 8 tiếng, chia ruộng đất cho dân nghèo . Nhưng khi đã nắm chính quyền, cộng sản bóc lột dân chúng hơn là địa chủ, thực dân .Cộng sản đã đàn áp bóc lột nhân nhân, phản bội dân nghèo,dân lao động :
' Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm,làm thêm ngày nghỉ. '

"Một người làm việc bằng hai,
Để cho cán bộ mua đài sắm xe.
'Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ tậu nhà sắm xe."




Thực tế cho ta thấy nơi nào có cộng sản thì dân chúng bị khủng bố, đàn áp , mất nhân quyền, mất tự do, mất dân chủ, kinh tế xuống thấp, trẻ em thiếu dinh dưỡng, thiếu trường học , dân chúng thiếu thuốc men, thiếu cơm ăm áo mặc ,trong khi giai cấp mới tham nhũng cướp bóc mà không bị trừng phạt.

Nói tóm lại, cộng sản là đại họa của nhân loại. Chủ trương vô sản chuyên chính là một chính sách độc tài,khát máu, phi dân chủ, nhằm cướp hết mọi thứ tự do của con người. Chủ trương vô sản chuyên chính là một chủ trương ngu xuẩn nhằm đưa người ngu dốt và tàn ác nắm chính quyền, khiến cho quốc gia suy sụp, nền kinh tế quốc dân ngày càng kiệt quệ, quốc gia trở thành tài sản riêng của tư bản đỏ. Thân phận người dân tại các quốc gia cộng sản còn thua thú vật bởi vì những con chuột, con khỉ trong xã hội tư bản được thí nghiệm bởi những nhà bác học, còn dân chúng quốc gia cộng sản được thí nghiệm bởi những người ngu dốt và tàn bạo.



Chủ trương giải phóng dân tộc thực sự là một chủ trương gây chiến tranh toàn cầu,nhắm gíúp các cường quốc cộng sản bành trướng lãnh thổ , bành trướng thế lực.Đó cũng là một hình thức của chủ nghĩa thực dân,khiến cho nhân loại triền miên đau khổ.
Tổ chức đảng chỉ là một tổ chức Mafia, còn chính phủ và quốc hội chỉ là tay sai của đảng trong trò chơi dân chủ.Người dân các nước dân chủ chỉ đóng thuế nuôi chính phủ, phục vụ chính phủ, còn người dân ở các quốc gia cộng sản phải chịu một cổ hai tròng, phải nuôi nấng bọn đảng ăn hại đái nát, lại phải phục vụ bộ máy nhà nước cồng kềnh với bao kẻ vô tích sự, cùng số quân đội và cảnh sát rất đông đảo. Muốn đi đến hòa bình, phát triển, chúng ta phải tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.



CHƯƠNG II

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

Mục tiêu của chúng ta là hòa bình và phát triển.
Trước tiên, chúng ta cố gắng đạt được hoà bình cho tâm hồn. Hoà bình là sự an lạc cho tâm hồn, không oán thù,không đau khổ. Đi xa hơn nữa, chúng ta phải đạt hòa bình cho đất nước chúng ta.Hoà bình là sống yên ổn,không loạn lạc, xáo trộn,không chiến tranh. Và sau cùng, chúng ta mong muốn mọi người trên trái đất được an cư,lạc nghiệp , không bị cảnh khói lửa điêu tàn làm cho cha xa con, vợ xa chồng. máu chảy thành sông, xương chất thành núi.


Phát triển nghĩa là tiến bộ, hôm nay đạt nhiều thành công hơn ngày hôm qua. Chúng ta cố gắng phát triển thể chất, phát triển tinh thần để cho bản thân ta ngày càng tiến bộ . Chúng ta cố gắng phát triển khoa học kỹ thuật,kinh tế, thương mại, chính trị,giáo dục.. .để đem lại thịnh vượng và hạnh phúc cho nhân dân ta. Nhiều quốc gia cùng phát triển như thế sẽ đem lại một thế giới no ấm và tiến bộ.

Có nhiều phương cách để đạt hoà bình và phát triển, nhưng chỉ có một con đường mà thôi, đó là chánh đạo, chánh nghĩa. Nhiều người dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn . Nhiều người dùng thủ đoạn gian xảõo để phát triển như phát triển đất đai, phát triển thế lực…Họ là những kẻ gây chiến tranh, những kẻ bành trướng,những kẻ xâm lược ẩn nấp dưới những danh nghĩa truyền bá văn minh, giải phóng dân tộc, giải phóng thế giới. . .


Ở đâu cũng có hai thế lực đối chọi nhau. Một bên là thiện, một bên là ác.. Trong xã hội có những người muốn lấy của người làm của mình , có những kẻ muốn chém giêt, đàn áp,chế ngự,thống trị đồng loại để thoã mãn thú tính của họ nhưng cũng có những hiệp sĩ cứu khổn phò nguy, những bậc thánh xã thân giúpngười. Thiện mà thắng thì tâm ta an lạc, quốc gia thịnh vưọng và thế giới thanh bình. Ác mà thắng thì ta đau khổ , quốc gia hỗn loạn, thế giới biến động.


Vậy muốn xây dựng một thế giới an bình và thịnh vưọng cho ta và cho mọi người, chúng ta cần phải xây dựng tư tưởng và hành động theo những nguyên tắc chủ yếu như sau :


I. ĐẠO ĐỨC
Luân lý, đạo đức là những khuôn mẫu xã hội có mục đích làm cho mốâi tương quan giữa người và người thêm tươi đẹp.Người cộng sản hủy bỏ luân lý cũ vì họ sợ nó cản trở hành động gian trá và vô nhân đạo của họ.Marx ,Engels, Lénine không nói đến luân lý. Cộng sản đàn em tạo ra một thứ thánh kinh mới , goi là đêạo đức cách mạng : căm thù, chém giêt, tôn sùng Đảng và lãnh tụ. Vì vậy, xã hội cộng sản là một xã hội tàn ác, dối trá, tham nhũng, bất công.

Xã hội Tây phương và Đông phương không thiêú những con người có phẩm chât đạo đức cao quý như Abraham Lincoln , Martin Luther King, Gandhi . . .

Nhiều người cho rằng chính trị là thủ đoạn. Sự thực không riêng gì chính trị làthủ đoạn mà bất cứ ở đâu có con người gian ác là có thủ đoạn ngay cả trong y dược, tôn giáo. Và trong chính trị cũng không thiếu gì người quang minh chính đại mà vẫn thành công. Nếu chúng ta muốn theo lý tưởng cao cả phục vụ đồng bào , phục vụ nhân loại, chúng ta phải theo con đường nhân nghĩa, đạo đức. Nếu làm chính trị mà không theo chiùnh đạo là tội nhân của thiên hạ.

Lẽ dĩ nhiên không ai đòi hỏi ngừời hoạt động chính trị phải là một bậc chân tu.
Ngừời hiền lành,thật thà quá không thể làm chính trị mặc dầu họ có thể là những cố vấn giỏi. Làm chính trị theo chánh đạo nghĩa là phục vụ đồng bào, đặït quyền lợi tổ quốc trên quyền lợi bản thân, không lừa dân dối nưóc,không tham nhũng, cướp bóc dân chúng, không khủng bố,tàn sát dân lành ,tôn trọng tự do,dân chủ của nhân dân.

Chính những con người có giá trị đạo đức cao mới có thể đem lại hòa bình và phát triểân cho quốc gia và nhân loại.Nếu ta dùng bá đạo, tà đạo,ta có thể thành công nhanh chóng, nhưng thành công đó là nhất thời. Gian tham , tàn ác sẽ gây thiệt hại cho cho người và cho mình.

Có nhiều tiêu chuẩn đạo đức. Nho gia đặt ra Nhân,Nghĩa,Lễ,Trí ,Tín. Phật giáo nêu Từ bi, Thiên chúa giáo hô hào Bác ái, Hồi giáo chú trọng Tình huynh đệ. Cách mạng Pháp đã đưa ra khẩu hiệu “ Tự do, Bình đẳng, Tình Huynh đệ”. Nếu chúng ta muốn thực hiện một cuộc cách mạng nhân bản, chúng ta không thể bỏ qua những điểm trên.

Nhân nghĩa, Từ bi, Bác ái, Tình huynh đệ đều là một,đều là tình thương yêu.Người làm chính trị phải thương nhân dân như cha mẹ thương con, như anh em ruột thịt một nhà. Đây là một điểm tương đồng lớn trong văn minh nhân loại.

Nghĩa ,Lễ, Tự do, Tình huynh đệ, Bình đẳng cũng là một ,vì đó là lẽ phải,là sự công bằng, sự tôn trọng người khác. Mình muốn tự do thì phải tôn trọng tự do của người.Không nên có tình thần riêng tư, bè phái,không có tình thần kỳ thị, phải coi mọi người là anh em, là ngang vai, là đồng đẳng.

Chúng ta có thể nói rằng công bằng và nhân ái là hai điểm quan trọng trong tiêu chuẩn đạo đức con người.

1.Công bằngMuốn sống chung hoà bình với người khác, ta phải tôn trọng con người họ, tôn trọng quyền sống, quyền tự do của họ,không kỳ thị,không phân biệt.
Nói đến công bằng, ta phải nói đến bình đẳng, bình quyền bơỉ vì tạo hóa sinh ra mọi người đều bình đăûng. Chế độ thực dân đã tạo ra khoảng cách giữa người cai trị và kẻ bị trị, giữa chủ và nô. Phát xít Đức tạo ra tinh thần phân biệt chủng tộc và diệt chủng.

Cộng sản tạo ra bất bình đẳng giữa quần chúng với đảng viên, giữa đảng viên thâm niên với đảng viên tân tòng, giữa đảng viên cao cấp với đảng viên hạ cấp.Cộng sản chủ trương tàn sát và khủng bố, bóc lột và đè nén nhân dân, cấm đoán mọi thứ tự do của con ngừời như tự do đi lại, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng.

Cộng sản trừng phạt nhân dân nhưng lại bao che cho các đảng viên phạm tội.
bằng thủ đoạn cho hưu trí, kỷ luật nội bộ hay thuyên chuyển. Chỉ có những đảng viên yếu thế ,hay tội lỗi quá lớn lao không thể che đậy mới bị ngồi tù haybị trừng phạt nhẹ.
Người biết tôn trọng công bằng, tôn trọng lẽ phải không bao giờ chấp nhân chủ nghĩa cộng sản độc tài,khát máu và xảo trá.

Và nói đến công bằng, ta phải nói đến công lý, đến luật pháp, hiến pháp.
Người có đạo đức là người có lương tâm con người và tôn trọng luật pháp.
Tôn trọng luật pháp nghĩa là không gian tham,tàn ác,không cậy quyền thế mà làm thiệt hại tài sản và tánh mạng nhân dân, không đi ngược quyền lợi nhân dân và phản bội tổ quốc, không làm trái hiến pháp.

Cộng sản cai trị bằng mệnh lệnh,không có pháp luật. Cộng sản coi thường pháp luật vì họ nói và làm là hai điều khác nhau.
Chế độ quân chủ và dân chủ xưa nay đều tôn trọng pháp luật. Những con người chân chính, những công dân hiền lành bao giờ cũng tôn trọng pháp luật. Những kẻ gian giảo thường tránh né pháp luật hay dùng quyền uy để vi phạm pháp luật. Nếu người làm chính trị, nếu công chức nhà nước vi phạm pháp luật như gian tham,hối lộ,lạm dụng quyền thế ,bắt giam người trái phép, làm thiệt hại tài sản và tánh mạng nhân dân tức là đã khuyến khích thuộc cấp đi vào con đường phản dân hại nước.

Một lãnh đạo như thế, một chính phủ như thế sẽ khiến dân chúng đau khổ, quốc gia suy vong. Mộât vị lãnh đạo tốt, một chính phủ tốt là phải tôn trọng hiến pháp và pháp luật. Đừng vì cá nhân mình, gia đình mình, tôn giáo mình mà đặt ra pháp luật . Đừng vì quyền lợi bản thân và phe nhóm mà sửa đổi hiến pháp như để cha truyền con nối, để làm tổng thống thêm nhiệm kỳ ba, nhiệm kỳ tư hay trọn đời. Đó là những hành vi vô đạo đức.
Khi một vị lãnh đạo vô đạo đức, coi khinh pháp luật và hiến pháp sẽ gây ra sự xáo trộn trong nước:
Dột từ nóc dột xuống.”
“Thượng bất chính,hạ tác loạn .

Để phát triển đạo đức, gia đình và học đường phải có nhiệm vụ huấn luyện thanh thiếu niên .Ngoài ra, quốc gia phải chú trọng tổ chức một nền pháp luật nghiêm minh để ngăn chận và trừng phạt thích đáng những kẻ phạm pháp.
Ở đây , báo chí và đảng phái đối lập có nhiệm vụ trọng đại là phê phán đường lối sai lầm của những kẻ làm chính trị vô lương tâm, nói lên ý kiến và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

2.Nhân ái
Tất cả tôn giáo đều khuyên ta nên yêu thương người khác trong tình huynh đệ, trong tình nhân loại. Có tình yêu đồng bào, tình yêu nhân loại, ta mới có thể làm trọn nhiệm vụ phục vụ quốc gia, nhân loại. Nếu không, ta là kẻ sâu dân, hại nước. Cộng sản độc tài tàn bạo, khủng bố đày đọa dân chúng, chúng ta theo nhân nghĩa, chúng ta tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do,bình đảng , mang tình thương đến cho mọi người, xóa tan mọi hận thù . Chúng ta không phải là bậc thánh nhưng phải là người công chính, vì con người, vì đất nước mà tranh đấu.

Nhân ái là tình yêu. Chúng ta có nhiều thứ tình yêu. Cộng sản bắt con người từ bỏ tình yêu, tất cả hi sinh cho đảng. Họ hủy bỏ tình yêu nam nữ, tình yêu gia đình theo chủ trương vô gia đình, vô tổ quốc. Trái lại, chúng ta yêu tất cả. Chúng ta yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu nhân lo ại, yêu thiên nhiên. Vì những tình yêu cao đẹp trên, chúng ta chiến đấu chống độc tài đảng trị, chúng ta cố gắng nâng cao khoa học kỹ thuật để quốc gia, vànhân loại được phát triển và thịnh vượng.


II.TRUNG ĐẠO

1. Trung đạo là chánh đạoTrung đạo là phươ ng cách sống tốt đẹp để đạt được hòa bình và phát triển.Theo trung đạo là theo chánh nghĩa , là làm việc thiện, không hại mình, hại người.Trung Đạo là chân thiện mỹ.
Ở đây, trung đạo và đạo đức có chỗ tương đồng. Người theo luân lý, đạo đức là theo chánh nghĩa, người giữ đạo lý thường hằng của con người. Muốn giữ chánh đạo , ta phải có trí tuệ, có óc lý luận, biết phán đoán, biêt phân biệt thiện ác, tốt xấu, Ngoài ra chúng ta còn phải kiên quyết, kiên định lập trường vững chắc, không thay lòng đổi dạ, không chao đảo, không sợ uy vũ, không tham tiền bạc,danh vọng.. .

Cộng sản tàn ác, kiềm hãm mọi thứ tự do của dân chúng, cộng sản giết người man rợ, cộng sản diệt chủng, công sản gian trá, xão quyệt.. .Chúng là bọn tà đạo , phi luân lý, đạo đức .Chúng ta tranh đãu cho tự do, dân chủ và nhân quyền , chúng ta chống lại cộng sản tức là chúng ta theo con đường chánh nghĩa, theo trung đạo để mưu cầu tự do, dân chủ thực sự cho nhân dân.


2. Trung đạo là con đường ngay thẳng, không thiên lệch, không cực đoan.

Thái quá và bất cập là hai trạng thái đem lại đau khổ về tinh thần và vật chất . Quá vui quá buồn. quá sung sướng, qúá cực khổ, quá hoang phí, quá hà tiện , quá chăm chỉ, quá lười biếng.. . là những thái quá trong cuộc sống.

Cộng sản là một thái quá. Chúng bắt con người hy sinh cho tập thể. Không phải một thế hệ mà nhiều thế hệ hy sinh cho tư bản đỏ làm giàu. Con đường trung đạo là tôn trọng tự do cá nhân đồng thời tôn trọng quyền lợi tập thể. Chúng ta chỉ hy sinh con người trong những trường hợp rất đặc biệt. Không nên lạm dụng xương máu đồng bào hỡi những kẻ chính trị phiêu lưu và gian ác ! Những danh từ " hy sinh", " chiến đãu." . .thực ra là những danh từ hoa mỹ để che đậy sự bóc lột dã man của bè lũ cộng sản từ đông sang tây!

Cộng sản bắt con người từ bỏ tư hữu. Đó là một cực đoan và một sự lừa dối vì tài sản quốc dân bị lọt vào tay những tên cộng sản gộc, sống sung sướng trên đau khổ của nhân dân.
Công sản bắt con người từ bỏ tư hữu và bắt lao động không ngơi nghỉ, không đủ cơm ăn áo mặc. Con người có nhiều quyền tự do, trong đó có quyền tự do tư hữu, không ai có thể tước đoạt quyền này. Nếu không có quyền tư hữu, con người sẽ không tích cực làm việc, không có trí sáng tạo, không có niềm vui, không có sự phấn đãu, sự thi đua.. .

Đà sản xuất sẽ suy gỉảm. Kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật sẽ sa sút. Chế độ cộng sản tước bỏ quyền tư hữu nghĩa là chủ nghĩa này bóc lột con người, khiến cho con người vĩnh viễn đói khổ, vĩnh viễn làm nô lệ cho cộng sản. Con người sẽ như một con thú không tài sản, không tình yêu, không lạc thú . Chúng biến cả nước, cả thế giới thành một trại tù khổng lồ mà chủ nhân là những tên cộng sản tham lam, ngu dốt.

Trung Đạo là con đường chính giữa hai cực đoan, nhưng không phải là trung lập. Có nhiều trường hợp trung lập. Chúng ta có thể giữ trung lập giữa hai phe đánh nhau,và chúng ta có thể giữ vai trò hòa giải để đem lại hòa bình trong cuộc chiến tranh.Nhưng không thể nào giữ trung lập giữa thiện và ác. Người theo chánh đạo phải theo con đường thiện.



Trong chính trị hiện nay, cộng sản là bọn gian ác. Chúng ta phải tiêu diệt chúng. Không thể có việc hòa hợp, hòa giải, hoặc cộng tác với cộng sản để cứu dân hoặc để hướng dẫn, lãnh đạo cộng sản như một số người ngây thơ hoặc một số làm tay sai cho cộng sản, đã bị cộng sản dẫn dụ.


Chủ nghĩa cộng sản là con đường đại gian, đại ác, không thể nào nửa theo quốc gia, nửa theo cộng sản, nửa theo tư bản, nửa theo cộng sản. Trước đây nhiều quốc gia xưng là trung lập nhưng sự thực là trung lập thân cộng.Tại miền nam, trước 1975, một số chính trị gia xưng là lực lượng thứ ba, sự thực chúng là tay sai cộng sản.

Và khoảng1950- 1960, nhiều chính trị gia, triết gia chủ trương dung hòa tư bản và cộng sản, đó chỉ là những ảo tưởng. Nhiều quốc gia đã chủ trương dung hòa đường lối kinh tế tự do và kinh tế chỉ huy,họ gọi là kinh tế bán chỉ huy nhưng đường lối này đã thất bại. Nước Pháp thời đảng xã hội cầm quyền đã là một gương xấu cho chủ trương này. Chúng ta chưa biết tương lai thế giới sẽ đi theo con đường kinh tế nào nhưng hiện nay kinh tế tư bản vẫn là một nền kinh tế gương mẫu,và thịnh vượng.


3.Trung đạo là quân bìnhTrong đời sống, chúng ta phải giữ quân bình tinh thần và vật chất, quân bình thu với chi , quân bình giờ làm với giờ nghỉ. Một quốc gia muốn có nền kinh tế giàu mạnh, trước tiên phải quân bình xuât cảng với nhập cảng, quân bình ngân sách chi thu.
Tuy nhiên, chúng ta phải tránh chủ nghĩa bình quân ( chia đều ). Cộng sản trước đây đã áp dụng chủ nghĩa bình qúân. Trong khi bọn cán bộ cao cấp cọng sản hưởng những đặc thù đặc lợi thì dân chúng và cán bộ cấp dưới được ban bố một chính sách bình quân. Mọi người đều được cấp phát thực phẩm và vải giống như nhau. Mọi người hưởng lương gần giống như nhau. Lương giáo viên cấp ba và cấp hai mới ra trường chỉ xê xích một vài đồng, một vài xu.. .


4. Trung đạo cũng có nghĩa là toàn diện

Chúng ta lo học tập khoa học,kỹ thuật nhưng chúng ta cũng phải tập thể dục, chúng ta nâng cao chuyên môn nhưng không quên thơ,nhạc,hội họa. Các nước cộng sản phát triển không cân đối, họ chỉ chú trọng phát triển quân sự, tăng cường bộ máy chiến tranh,không chú trọng đến vấn đề tiêu dùng , và đời sống quốc dân. Cộng sản chú trọng giáo dục chính trị, chúng ta chú trọng giáo dục toàn diện .đức, trí, thể,mỹ. Cộng sản chú trọng dân vô sản mà cụ thể là con em cán bộ, chúng ta chú trọng giáo dục toàn dân,không phân biệt trẻ già, nam nữ, tôn giáo, sắc tộc.,giai cấp.


5.Trung đạo là dung hòaGiữa hai thái cực, nhiều khi chúng ta phải chọn lấy sự dung hòa. Chúng ta ưa thích khí hậu ôn hòa và rất khó chịu khi khí hậu quá nóng, quá lạnh. Giữa chủ trương khắc kỷ và khoái lạc, đường lối trung dung là sống cuộc sống điều hòa, không khắc kỷ mà cũng không khoái lạc.
Giữa chủ trương hy sinh cá nhân và tự do cá nhân, chúng ta nên theo con đưòng trung dung. Chúng ta yêu tự do cá nhân nhưng cũng phải nghĩ đến gia dình, quốc gia, dân tộc, đôi khi chúng ta có thể hy sinh vì chính nghĩa.
"Công tư vẹn cả hai bề"
Mọi công cuộc giao thương hay hiệp nghị, hai phe phải dung hòa quyền lợi để đi đến một thỏa ước.


6.Trung đạo là kết hợp, là hòa đồng,là đoàn kết

Xã hội luôn có nhiều tầng lớp, nhiều tổ chức, và thiên nhiên luôn có nhiều yếu tố. Chúng ta cần phối hợp các yếu tố khác nhau, đôi khi là các yếu tố mâu thuẫn để đi đến một hòa đồng. Một bức tranh, một bản nhạc chính là một sự hòa hợp các màu sắc, âm thanh để đem lại hạnh phúc cho con người.
Cộng sản chủ trương đãu tranh giai cấp, gây chia rẽ quốc gia, chia rẽ gia đình, xã hội và tàn phá thế giới. Chúng ta chủ trương đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, đảng phái. . .

Chúng ta thực hiện chủ và thợ cộng tác, bảo đảm quyền lợi của hai bên. Cộng sản phá hoại sự đoàn kết , ta chủ trương đoàn kết. Muốn bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, sự hòa hợp con người, sự thống nhất quốc gia, xây dựng tình thân hữu.. . chúng ta phải chống lại cộng sản. Mọi chủ trương thỏa hiệp với cộng sản, bắt tay với cộng sản là trái đạo đức, trái với tinh thần tự do, dân chủ và đoàn kết. Đừng dùng chủ trương hòa đồng, đoàn kết mà mắc mưu cộng sản. Chúng ta có thể đoàn kết, hòa đồng với mọi người nhưng không bao giờ thỏa hiệp, bắt tay với cộng sản vì cộng sản là bọn gian ác như đã nói ở trước thiện không thể đi với ác.


Trước 1920, tư bản cũng gian tham bóc lột nhưng sau đó họ thay đổi chính sách. Họ biết lo cho đời sống công nhân và dân nghèo. Công nhân được trả lương và làm việc theo qui định của nhà nước . Những quy định của tư bản về mức lương tối thiểu, về giờ giấc làm việc , về thuốc men, đau ốm, tai nạn lao động, thất nghiệp, hưu trí . . là những điều rất tốt mà chủ nghĩa cộng sản không thể nào có được dù rằng chủ nghĩa tư bản chưa phải là thiên đàng của người nghèo.
Tư bản ngày nay đã đi gần trung đạo khi họ đánh thuế người giàu rất cao để giúp đỡ người nghèo trong chính sách an sinh xã hội.


Trung đạo là đoàn kêt nhân dân theo tinh thần bình đẳng, nhân ái .
Cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp, tôn trọng giai cấp vô sản , ta chủ trương đoàn kết dân tộc thực sự. Thực ra cộng sản dùng chiêu bài tranh đấu giai cấp, giải phóng áp bức, tranh đấu cho quyền lợi vô sản để lừa bịp những người nghèo và những trí thức ngu dại. Sau nửa thế kỷ tranh đấu và cai trị ở Liên Xô,Đông Âu,Trung quốc. . ., cộng sản đãû lộ bộ mặt gian ác, xảo trá. Trí thức, tư sản bị tàn sát mà dân nghèo lại nghèo khổ hơn thời phong kiến và thực dân ngoại trừ một số đảng viên cao cấp nay trở thành tư bản đỏ.

Đất nước là của chung mọi người, không phải là tài sản của một giai cấp,một đảng nào, một tôn giáo nào, một gia đình nào. Do đó, chúng ta thực hiện đoàn kết toàn dân không phân biệt tuổi tác,giai cấp,giàu nghèo, tôn giáo, đảng phái như ø hiến pháp mọi quốc gia văn minh trên thế giới. Và đó chính là truyền thống dân tộc :

Trung đạo là con đường đi chánh đáng và tốt đẹp, là con đường đưa đến hòa bình và phát triển. Các nuớc văn minh tây phương đã đi gần con đường chánh đạo cho nên đã đạt được hòa bình và phát triển. Chủ nghĩa cộng sản bất nhân, ngu dốt, đã làm trái nhân tính, trái khoa học, trái thiên nhiên, trái đạo lý cho nên đã suy sụp.

Cộng sản không theo trung đạo cho nên càng khủng hoảng và tạo nên mâu thuẫn.
Trong khi cộng sản chủ trương hy sinh quyền lợi cá nhân cho tập thể, cán bộ cộng sản càng tự do bóc lột, tự do hưởng thụ, tự do kìm kẹp và tàn sát nhân dân.

Trong khi cộng sản chủ trương tịch thu tài sản tư sản, bần cùng hóa nhân dân, cấm mọi thứ tự do trong đó có quyền tự do tư hữu thì cộng sản lại lãng phí của công, ăn cắp của công.
Trong khi cộng sản tuyên bố giai cấp công nhân làm chủ thì công nhân, nông dân càng ngày càng khốn khổ, bần cùng. . .Càng đè nén ,sức phản kháng càng vùng lên mãnh liệt. Sự phản kháng hay phản tác dụng đã nẩy sinh trong tâm lý người cộng sản và trong tâm lý nhân dân.

Ngày nay ta đã thấy phản tác dụng nẩy trong người cộng sản . Càng chủ trương vô sản, càng chủ trương tiêu diệt tư sản, càng cấm nhân dân làm giàu thì người cộng sản lại khao khát tài sản, khao khát làm giàu. .. từ đó nẩysinh ra ăn cắp, hủ hóa, hưởng thụ. . .một cách vô cùng mãnh liệt hơn quân chủ và tư bản.Và sự phản kháng nẩy sinh trong quần chúng tạo ra các cuộc trănh đãu Quỳnh Lưu, Thái bình, Xuân Lộc. .


Đàng khác, chúng ta còn thấy chủ nghĩa cộng sản là một sự dối trá, lừa đảo. Thái quá và lùa đảo đã kết hợp với nhau thành chủ nghĩa cộng sản. Bản thân Hồ chí Minh là một kẻ lừa đảo, thủ đoạn. Chính y đã bán Phan Bội Châu cho Pháp, chính y đã giả danh Trần Dân Tiên để quảng cáo cho y. Và chính y đã ra lệnh tàn sát nhân dân. Cộng sản nói một đàng làm một nẻo. Đừng tin những gì cộng sản nói, cộng sản viêt. Cộng sản nói tranh đãu cho độc lập thì chính cộng sản đem đất nước lệ thuộc Nga Tàu, và đem quân xâm lược lân bang. .

Cộng sản nói tự do thì thực tế cộng sản đày ải dân chúng, tước đoạt mọi thứ tự do của con người, trong khi bọn chúng tự do bóc lột, tự cho giết người,tự do bắt bớ,tra tấn người và tự do hối lộ, tự do xài phí tài sản nhà nước.. .Cộng sản nói hạnh phúc thì chúng hưởng đặc quyền đặc lợi, chúng trở thành một giai cấp mới trong khi nhân dân đói khổ gấp trăm, gấp mười thời quân chủ và thực dân đô hộ. . .
Nói tóm lại, đạo đức và trung đạo là hai yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hòa bình và phát triển bản thân, quốc gia và thế giới.


CHƯƠNG III

CON ĐƯỜNG HÒA BÌNH & PHÁT TRIỂN

Đây là một chương trình xây dựng toàn diện, là quốc sách tái thiết đất nước sau thời cộng sản.
Công việc rất khó khăn. Cộng sản đã phá hủy toàn diện, chúng ta phải làm lại từ đầu .
Mọi vật trong vũ trụ có những mối liên hệ chặt chẽ. Muốn xây dựng đất nước, chúng ta không thể không nhắm xây dựng con người, vì con người là trụ cột của đất nưóc, là phần tử nhỏ nhất nhưng quan-trọng nhất của quốc gia . Và muốn xây dựng quốc gia hòa bình, thịnh vượng,ta không thể không nghĩ đến một mô hình thế giới tốt đẹp, để mọi quốc gia,trong đó có đất nước ta hưởng tự do và hạnh phúc.
Do đó, ở đây, chúng tôi đề cập đến phương hướng xây dựng con người, xây dựng quốc gia và xây dựng thế giới.




I. XÂY DỰNG BẢN THÂN .

Bản thân chúng ta có tốt thì mới hữu ích cho gia đình và xã hội. Con người chính là cơ sở của gia đình và xã hội. Do đó, muốn xây dựng một quốc gia thịnh vưọng,một thế giới hòa bình, chúng ta phải chú trọng giáo dục con người, trau dồi bản thân không ngừng.
Các dân tộc Á Đông cổ chú trọng luân lý , đạo đức. Tiêu chuẩn giáo dục và chọn người là tài và đức,không phân biệt tuổi tác, nam nữ, giai cấp, địa phương. Tài là có học, thi đỗ, có kinh nghiệm tốt trong chuyên môn, trong hành động. Đức là có hành vi tốt đối với cha mẹ, anh em, họ hàng, tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội.


Tư bản chú trọng khoa học kỹ thuật và họ có nhiều phẩm chất cao quý. Trong khi chọn người,tư bản cũng theo tiêu chuẩn tài đức. Tài năng là nói về chuyên môn. Tại các quiốc gia tư bản, muốn hành nghề, dù nghề nào, chúng ta phải học tại trường sở. Còn đạo đức thì họ chú trọng về lý lịch trong sạch,không bị án tích.

Cộng sản không chú trọng đạo đức, cộng sản dạy căm thù và chém giết trong khi mọi tôn giáo, mọi nền đạo đức đều khuyên con người làm lành,lánh dữ.
Cộng sản chỉ nhồi sọ, dạy ca tụng lãnh đạo, ca tụng đảng, hoan hô mọi chủ trương, chính sách đảng. Họ muốn biến các thanh niên thành những con vẹt, nói thuộc lòng lời lãnh tụ, những con chó trung thành với đảng. Họ tuyển lựa người theo tiêu chuẩn lý lịch, bắt cung khai tam đại, khai trừ con em tư sản, tín đồ các tôn giáo, và khẩu hiệu của họ là “ hồng hơn chuyên “.Họ khai trừ mọi thành phần nhân dân, họ coi dân chúng là kẻ thù. Họ chỉ trọng những đảng viên, tức là những kẻ trung thành mặc dầu đó là những kẻ ngu dốt, gian tham,tàn bạo. Kết quả là đất nước suy vong, nhân dân oán ghét.


Mỗi quốc gia, mỗi xã hội có những quan điểm khác nhau về xây dựng con người , và có nhiều điều rất cần thiết cho bản thân, song những điểm sau đây là cần thiết cho mọi người:Đó là tài và đức. Mọi nền giáo dục đều nhắm đào tạo những thế hệ có khả năng chuyên môn cao và có đức hạnh tốt.
Ai cũng muốn con em chúng ta tuổi trẻ học hành đầy đủ, không lêu lỏng rong chơi ngoài đường phố, đến khi lớn lên có một nghề chuyên môn để nuôi thân, để đóng góp vào lợi ích xã hội. Và ai cũng mong muốn con em chúng ta sống một đời lương thiện,không hỗn láo,không gian xảo , không trộm cắp, không rượu chè say sưa,không đam mê cờ bạc,không làm thiệt hại đến tài sản và tánh mạng người khác.

Đấy là những nguyện vọng căn bản và thiết tha của những bậc cha mẹ và các nhà giáo dục khắp mọi nơi và mọi thủa . Từ đó, chúng ta thấy nổi bật những yêu cầu sau :

1.Giáo dục toàn diệnCộng sản chú trọng chính trị, tư bản chú trọng khoa học kỹ thuật, còn xã hội cũ của ta chỉ chú trọng văn chương và đạo đức. Đó là những điều cực đoan, phiếm diện.
a.Chúng ta nhắm đào tạo những thế hệ đầy đủ các mặt trí dục, đức dục, thể dục .Chúng ta nhắm đào tạo những con người tài đức song toàn, có một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể khỏe mạnh.
b.Chúng ta nhắm đào tạo những con ngưòi giỏi khoa học kỹ thuật nhưng cũng có đầy đủ kiến thức cơ bản về văn hóa, nghệ thuật.

2.Dung hòa quyền lợi cá nhân và tập thểCộng sản chủ trương hy sinh cá nhân cho tập thể trong khi tư bản chủ trương tự do cá nhân. Chúng ta nên dung hòa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể.
Chúng ta tôn trọng tự do cá nhân và quyền lợi cá nhân trong khi cộng sản hủy diệt chúng. Trong chế độ cộng sản, chỉ có lãnh tụ cao cấp là có quyền tự do rộng, trong đó có quyền bắt giam và chém giết, cùng hưởng mọi tiện nghi trong đời sống. Chúng ta có tự do trong khi tôn trọng quyền lợi của người khác. Cá nhân, gia đình và quốc gia có những mối liên hệ chặt chẽ không ai có thể phủ nhận, ngoại trừ cộng sản. Cộng sản đòi hủy bỏ cá nhân cho tập thể nhưng lại mắc bệnh tôn sùng cá nhân lãnh tụ.

Chúng ta yêu bản thân, yêu gia đình nhưng chúng ta cũng phải nghĩ đến bổn phận đối với quốc gia, xã hội bởi vì chúng ta với cộng đồng có những mối tưong quan mật thiết.
Trong nhiều trường hợp, quyền lợi riêng không mâu thuẫn với quyền lợi chung. Quyền lợi cá nhân và quyền lợi quốc gia là một. Chúng ta thực hiện cả hai môt cách bình thường, không cần một hy sinh nào .Chúng ta đi học, tốt nghiệp đi làm,kiếm lương tiền để nuôi thân,nuôi cha mẹ, vợ con đó là ta đã phục vụ ta, phục vụ gia đình.Nhưng trong khi làm việc như dạy học, chữa bệnh, nghiên cứu, làm ruộng, xây nhà cửa, sửa chữa xe cộ,máy móc…là ta đã góp công xây dựng xã hội,giúp ích cho đồng bào nếu ta làm việc một cách chăm chỉ và thành thực .

Đôi khi ta phải hy sinh cái riêng cho cái chung nhưng đó là trường hợp đặc biệt.
Chúng ta không thể an vui khi đất nước tao loạn : “ Nước mất nhà tan” Muốn cứu nhà,ta phải cứu nước.Trong một vài trường hơp cần thiết, chúng ta phải hy sinh bản thân vì lý tưởng . Nhưng sự hy sinh ở đây là tuỳ trường hợp và có mức độ.Những nhà khoa học cặm cụi ngày đêm trong phòng thí nghiệm chính là vì lý tưởng phục vụ nhân loại. Người cha, người mẹ vất vả ngày đêm vì tình phụ tử, tình mẫu tử .

Đó là những sự hy sinh cao quý trong cuộc sống hằng ngày trong xã hội. Đó là sự tự nguyện hy sinh khác với sự hy sinh bắt buộc. Cộng sản bắt trẻ con,ông già đi lính và gọi đó là xung phong, chúng xích lính vào xe tăng và gọi đó làhy sinh, bắt dân chúng hết giai đoạn này đến giai đoạn khác đói khổ, chết chóc cho chúng sống xa hoa và cũng gọi đó là hy sinh.

Mọi sự ép buộc. mọi sự đè nén đều gây nên phản ứng trái ngược trong tâm lý con người và xã hội..”Bất bình tắc minh “ ( Có áp bức là có đấùu tranh ) là nguyên tắc chung trong mọi xã hội. Trong xã hội cộng sản , dân chúng đã phản ứng bí mật và công khai, bằng tiêu cực và tích cực.
Người dân đã phá họại tài sản HTX, nhà nước, hoặc không tích cực làm việc (Xã hội chủ nghĩa là mười người khiêng một cọng rơm ), và đã nổi dậy như Quỳnh Lưu ( 1956), Thái Bình , Xuân Lộc (1997).
Vì đường lối “ chuyên chính vô sản “, “ hồng hơn chuyên” nên cộng sản đã dùng người ngu dốt, kết quả là nền giáo dục suy đồi, đạo đức băng hoại.

Và cũng chính vì chủ trương cộng sản, xoá bỏ tư hữu, xóa bỏ cá nhân , xóa bỏ mọi tự do con người là những quyền lợi cốt thiết của con người cho nên họ đã tạo nên sự mất thăng bằng cho bản thân họ và cho nhân dân. Cấm tư hữu thì nhân dân càng phá hoại hoặc lấy cắp tài sản HTX hoặc tài sản nhà nước, và cán bộ càng ra sức vơ vét ,tham nhũng, chiếm đoạt tài sản nhân dân và tài sản nhà nước.Cấm tự do cá nhân thì cộng sản cao cấp lại càng tự do chiếm đoạt của công, ăn chơi phung phí,không tôn trọng luật lệ , tự do buôn lâu, tự do lường gạt, xâu xé lẫn nhau.

Các xã hội quân chủ và tư bản đều tôn trọng giá trị giáo dục và bình đẳng cho nên moị người đều sống thoải mái, tích cực tham gia mọi sinh hoạt xã hội ,và đạo tào nhiều nhân tài, nhờ đó mà khoa học ,kỹ thuật ,văn hóa đều phát triển.

Nói tóm lại , chúng ta phải xây dựng những con người tài đức song toàn, nghĩa là những người có khả năng chuyên môn cao, có tay nghề giỏi trong mọi ngành mọi giới, và có đạo đức. Chúng ta phải tạo nên những thế hệ yêu tự do, dân chủ nhưng cũng biết gánh vác trách nhiệm đối với gia đình, tổ quốc.




3.Dung hòa tự- do và kỷ- luậtChúng ta phải tôn trọng sự tự do và tự giác, tự nguyện trong giáo dục và trong xã hôi.Mọi sự cưỡng bức đều không có kết quả tốt. Mọi sự nghiêm khắc cũng như mọi sự tự do quá trớn đều là hành vi thái quá, không hợp tinh thần trung đạo.
Xã hôi cũ quá khắt khe trong khi xã hội Tây phương quá tự do. Ta phải dung hòa . Chúng ta không nên quá khó khăn, nghiêm khắc cũng như quá dễ dãi. Xã hội ta trước đây bắt thanh thiếu niên học hành quá cực khổ, chương trình nặng nề, trong khi thanh thiếu niên Tây phương ở trung và tiểu học chơi nhiều hơn học. Đường lối này cũng có ưu và khuyết điểm.

Ở tiểu và trung học,thanh thiếu niên Á châu học quá nhiều,lại thêm thiếu phương tiện kinh tế , kỹ thuật cũng như thiếu trường lớp,thiếu thầy khiến cho thanh niên ta lên đến đại học là mõn sức, ít ai tiếp tục nghiên cứu,phát minh. Trong khi đó, chủ trương giáo dục tư do, Tây phươngï để trẻ tự do phát triển, tuy học tiểu trung học ít, nhưng lên đại học, họ đã thành công nhiều. Tuy nhiên, đường lối giáo dục tự do và phổ thông này làm cho học sinh trung, tiểu học kém. Nay Canada đang cố gắng nâng cao phẩm chất học sinh bằng cách tăng giờ học,thay đổi chương trình trung tiểu học. Vậy chúng ta phải dung hòa, đặt ra một chương trình giáo dục thích hợp cho các lứa tuổi và các loại thanh thiếu niên và nhi đồng, sao cho học sinh vừa có kỷ luật, vừa được tự do phát triển.





II. XÂY DỰNG QUỐC GIA

Để xây dựng moôt quốc gia hòa bình, thịnh vượng, chúng ta phải đặt ra những luật lệ rõ ràng và hợp lý.Sau khi đã tiêu diệt cộng sản, chúng ta phải cấp tốc triệu tập một đại hội Diên Hồng gồm đại biểu các tầng lớp nhân dân để:
- Chọn quốc kỳ, quốc ca, quốc huy
-Thành lập quốc hộilập hiến.
- Xây dựng các cơ cấu dân chủ như quốc hội, thảo thể thức bầu và ứng cử, luật về đảng phái, báo chí.
Trong khi xây dựng nền dân chủmới, chúng ta cần chú trọng những điểm sau:
1. Kiện toàn pháp l ý
Cong sän khơng cĩ pháp luỈt vì chúng muĨn cai trỴ dân theo š thích cûa chúng,
trong khi mọi chính thể quân chủ cũng như dân chủ đều chú trọng đến luật pháp.
Chúng ta phải xây dựng một hiến pháp, một nền tảng pháp lý có tính cách công bằng, dân chủ và nhân đạo nhằm phục vụ quyền lợi đất nước, quyền lợi mọi người, mọi giai cấp,đảng phái và tôn giáo.
Mục đích của pháp lý là làm căn bản cho mội sinh hoạt quốc gia,bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân.
Chúng ta phải có đầy đủ những luật lệ về an ninh, chính trị,kinh tế, giáo dục, báo chí, y tế. . .như những quốc gia văn minh trên thế giới.

Trong giai đoạn đầu tiên của thời hậu cộng sản, tất nhiên có nhiều sự phát triển ồ ạt và bất quân bình,dễ dàng đưa đến xáo trộn và lạm phát. Chúng ta chủ trương tự do nhưng tự do trong kỷ luật trật tự , trong tinh thần thượng tôn pháp luật. Chúng ta phải có những luật lệ về đảng phái, về báo chí để tránh tình trạng lạm phát đảng phái, lạm phát báo chí như trong những năm 1960 tại Việt Nam.

Luật pháp phải có tính cách vô tư. Muốn thế, quốc hội phải thực sự do dân lựa chọn những người có đức độ và có khả năng chuyên môn . Và mục dích làm luật không phải là vì mình hay vì gia đình mình. Đảng phái mình.
Khi đã ban luật thì chính nhà nước phải tôn trọng luật.Một khi vị lãnh đạo,hay một nhóm người có quyền lực vi phạm luật lệ mà không bị trừng trị tức là đã gây bất công, gây rối loạn cho quốc gia.


2.Xây dựng toàn diệnCộng sản phá hoại đất nước, chúng ta phải xây dựng lại từ đầu. Cộng sản chủ trương chiến tranh, gây chết chóc cho bao triệu sinh linh tại đất nước của họ và tại khắpnơi trên thế giới. Vi mục tiêu gây chiến, phá hoại hòa bình thế giới, cộng sản chú trọng phát triển quân sự mà bỏ quên việc phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Cộng sản khắp nơi trên thế giới đều chung một chính sách. Liên Xô, Trung quốc, Cu Ba, Bắc Hàn, Việt Cộng đều bắt dân chúng chịu chết chóc và đói khổ hết giai đoạn này đến giai đọan khác. Chúng ta phải xây dựng toàn diện, nào là giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế, công nghiệp, thương mại, chính trị và luật pháp.

3.Dung hòa giai cấpCộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp và gây ra bao thảm cảnh. Đa số dân nghèo vì mê khẩu hiệu chia ruộng đất,tài sản cho dân nghèo mà theo cộng sản, rút cuộc,dân nghèo lại càng thêm khổ, đem thân làm nô lệ cho cộng sản gian tham tàn ác.
Những người thuộc giai tầng trí thức,tư sản vì mê công bằng xã hội, tự cho mình là thông minh tài trí đã chạy theo cộng sản,mà suốt đời trở thành nạn nhân cộng sản.

Những người này đã vâng theo thánh kinh cộng sản đã giết hại cha mẹ,anh em,đồng bào.Nhưng rốt cuộc, trong chế độ cộng sản,dân nghèo lại thêm nghèo,chỉ bọn vua quan đỏ là giàu sang phú quý, và đất nước ngày càng đói khổ.Trên mặt lý thuyết, chúng ta thấy chủ trương đấu tranh giai cấp là sai lầm.

Cộng sản chú trọng đến phạm trù mâu thuẫn mà bỏ quên phạm trù hòa hợp. Trong xã hội cũng như trong thiên nhiên bao giờ cũng có những sự mâu thuẫn nhưng cũng có những hòa hợp.
Mâu thuẫn là khác nhau chứ không có nghĩa là chống lại nhau. Cao,thấp,ngắn dài , ốm mập là những khác biệt củađơn vị đo lường. Tay trái và tay phải, ngày và đêm . . . không phải là những sự kiện xung đột nhau.

Mâu thuẫn là hòa hợp chứ không phải là chống đối nhau. Cây cối cần nắng và mưa, muôn loài cần sự hòa hợp nam nữ.
Xã hội và thiên nhiên là đa dạng. Chúng ta xậy dựng công bình nhưng không có nghĩa là chúng ta đảo lộn trật tự xã hội và tự nhiên, đi trái lòng ngưiời và khoa học kỹ thuật. Nếu năm ngón tay bằng nhau thì chúng ta khó mà cầm nắm được. Chúng ta không thể cưa chân loài cò,con hạc và nối chân con vịt con gà. Chúng ta không thể bắt con chim xuống nuớc và đem con cá lên non và gọi đó là cải tạo xã hội. Chúng ta không thể đào núi để lấp biển, san bằng ruộng nương cho thành một thể thống nhất.

Chúng ta không thể tiêu diệt hết mọi loài hoa và ra lệnh khắp thiên hạ chỉ trồng một thứ hoa.Đừng ra lệnh giết chim vì chim chóc có nhiệm vụ bắt sâu bọ. Đừng ra lệnh giết mèo vì mèo có sứ mạng bắt chuột.Hãy mở con mắt thât rộng để thấy rằng vũ trụ đã an bài,và cơ tạo hóa rất màu nhiệm.Con người học tập thiên nhiên chưa xong mà lại còn hô hào thống trị thiên nhiên,làm chủ thiên nhiên với cái trí của loài sâu bọ!

Xã hôi cũng vậy.Có người thông minh tài trí, có kẻ hèn kém đần độn, có ngưới mạnh khỏe, có người ốm đau quanh năm. Cộng sản đã thất bại vì chủ nghĩa bình quân.
Chúng ta không theo chủ nghĩa bình quân, chúng ta cũng tránh sự chênh lệch quá đáng trong xã hội. Mỗi người tuỳ khả năng của mình đóng góp cho quốc gia. Xã hội cũng như thiên nhiên là một sự hòa hài kết hợp của nhiều người và vật khác biệt.

Người giàu cần người nghèo, người nghèo cần người giàu .Kẻ góp của,người góp công để tạo nên môt quốc gia hòa bình và phát triển. Xã hội tư bản ngày nay rất tiến bộ.Có những công ty chia lợi tức cho công nhân. Công nhân làm việc trong môi trưòng thuân lợi. Chính phủ qui định múc lưong tối thiều, đạt ra quỹ an sinh xã hôi,trợ cấp thất nghiệp, chăm lo thuốc men, chăm lo y tế cho thuyền và gia đình, trong khi chế độ cộng sản Việt Nam ngày nay đã bóc lột, đàn áp công nhân,nông dân và viên chức.

Muốn tranh mâu thuẫn giai cấp, nhà nước phải có những quy định bảo đảm quyền lợi cho hai phiá chủ nhân và công nhân. Nhà nước, luật pháp phải công bằng làm trọng tài giải quyết mâu thuẫn giữa chủ và thợ, đồng thời cả hai bên phải giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình, công chính và tương nhượng.
Về vấn đề này, chúng ta cần những nhà luật pháp giỏi, nghiên cứu kỹ càng pháp luật,phong tục,tập quán Việt Nam và pháp luật các nước dân chủ Aâu Á để thâu tóm tinh hoa và dung hợp.


4.Đoàn kết toàn dânMột quốc gia chia rẽ,mâu thuẫn sẽ đưa đến diệt vong. Một quốc gia đoàn kết là một quốc gia thái bình, thịnh trị. “Chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống .”
Chủ trương đấu tranh giai cấp là chủ trương xâu xé, chia rẽ,nội chiến.
Chủ trương vô sản quốc tế là chủ trương xóa bỏ quốc gia, đặt đất nước dưới ách thống trị của cường quốc đỏ.
Chúng ta chủ trương đoàn kết dân tộc theo chủ trương của tiền nhân :
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn .”
“Nhiễu điều phủ lấy gíá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

Muốn đạt được đoàn kết dân tộc, các lãnh đạo chính trị, tôn giáo, đoàn thể phải có tinh thần quốc gia, phải công bằng ,sáng suốt, đặt quyền lợi quốc gia trên quyền lợi phe phái, Và mội người dân cũng phải ý thức quyền lợi và bổn phận của mình đối với quốc gia, đừng vì tư lợi, đừng nghe dèm pha, xúi bẫy của bọn lưu manh hoạt đầáu mà gây nên xáo trộn,làm nguy hại cho hòa bình và phát triển của đất nước.MoÄt khi đất nước lâm nguy thì tai họa sẽ giáng xuống khắp nơi,không phân biệt tôn giáo,tuổi tác, chủng tộc, giai cấp. . .



5.Tự do,dân chủMục tiêu của người cách mạng chân chính là đấu tranh cho tự do,dân chủ. Thực dân và cộng sản đã áp búc dân tộc ta. Chúng ta phải tranh đấu đem lại tự do,dân chủ thực sự cho dân chúng.Chúng ta phải đem lại tự do báo chí, tự do tư tưởng, tụ do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do hội họp. Ở buổi đầu tiên, chúng ta phải đặt nền tảng pháp lý, chuẩn bị cho con đường tự do, dân chủï.
Các quốc gia Á Đông thường theo chủ trương độc tài. Thiết tưởng sau khi đã lập hiến pháp, đặt luật lệ ,một thứ luật lệ công bằng dân chủ, tự do, thì nhà cầm quyền cũng như dân chúng phải hết sức tôn trọng.

-Để tránh tình trạng độc tài, chúng ta phải theo đa đảng. Quốc hội phải sáng suốt qui định luật đảng phái,ứng cử,ø bầu cử. Chúng ta chủ trương tự do,nhưng phải tránh tình trạng xâu xe đảng phái,lạm phát đảng phái.Theo thiển kiến, một nước chỉ nên có hai,ba,hoặc bốn đảng phái là nhiều.Người lãnh tụ của đảng phái phải có tài đức, có thành tích, phải được dân chúng tín nhiệm.

-Để tránh tình trạng độc tài, mỗi vị tổng thống chỉ tại nhiệm 5 năm.và tái cử thêm một nhiệm kỳ,tổng cộng là 10 năm. Trong mười năm đó nếu tài giỏi cũng đã giúp ích cho đất nước.Nếu bất tài, chỉ làm cho nhân dân chán chường, đi đến căm thù gây nên xâu xé, xáo trộn cho quốc gia.Đừng dùng khẩu súng bảo vệ ngai vàng.

Đừng dùng công an cùm kẹp dân chúng. Đừng sửa đổi luật pháp để tổng thống ngồi thêm vài nhiệm kỳ hoặc ngồi đến chết. Đừng treo ảnh lãnh tụ vì càc vua chúa ngày xưa và các tổng thống dân chủ ngày nay không ai làm thế.Đừng bắt trẻ con phải thức dậy từ sớm tinh mơ đi đón quốc trưởng, tổng thống .Đừng ăn cắp của công, đừng tham nhũng,gian ác hỡi những ai thực sự thương đất nước. yêu dân tộc!

Đối lại, người dân phải có kỷ luật tự giác. Sau mộât thời gian bị kìm hãm,bây giờ được tự do, nhất là lúc quốc gia đương tái lập kỷ cương, sẽ có nhiều xáo trộn, sẽ có nhiều người hiểu lầm chữ tự do, nhiều kẻ lợi dụng nước đục thả câu để làm những việc tai hại cho quốc gia. Những người này trong thời cộng sản thì cúi đầu khom lưng,nhưng đối với một chính quyền nhân đạo lại tỏ ra ngang ngạnh, đòi hỏi quá đáng.

Chúng ta phải có tinh thần tự giác,biết đặt quyền lợi tổ quốc trên quyền lợi cá nhân, biết dung hòa tự do với kỷ luật, và biết tôn trọng lẽ phải. Trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền tài chánh Á châu suy sụp, dân chúng Nam Hàn đã hy sinh quyền lợi bản thân,đem vàng bạc, tư trang ra bán cho chính phủ để mong cứu vãn kinh tế đất nước.Đó là một tấm gương sáng mà chúng ta phải suy ngẫm nếu chúng ta muốn xây dựng một đất nước hòa bình,thịnh vượng.

Để tạo dựng một nền tảng dân chu, chính phủ lâm thời đứng ra tổ chức bầu cử phải có tinh thần vô tư. Thí sinh không thể làm chủ khảo, do đó chính phủ này phải là một chính phủ lâm thời,không đứng ra tranh cử. Và các cuộc bầu cử tương lai cũng vậy, chính phủ đương quyền không nên đứng ra tổ chức bầu cử. Lập pháp và tư pháp phải phối hợp trong việc tổ chức bầu cử.

Quốc hội cũng cần những vị chuyên môn các ngành nghề.Những vị dân biểu không có hiểu biết về y tế ,thương mại thì làm sao biểu quyết những vấn đề y tế,thương mại.Những đaị biểu quốc hội phải có công tâm,phải một lòng vì nước, vì dân.

Không làm tay sai cho chính quyền cũng không chống đối chính quyền nếu chính quyền đúng.
Những dân biểu quốc hội phải có đạo đức, không nên nói năng hung hãn,thô tục, hay đấm đá nhau. Khi tranh cử cũng phải nhã nhặn ,lễ độ, tránh những hành vi, cử chỉ và ngôn ngữ thô bỉ,hung bạo, và tránh những hành vi xão quyệt, gian ác như nói xấu, vu khống, mua chuộc, gây đổ máu. gây chia rẽ hay xáo trộn để trục lợi.

Nói tóm lại, chúng ta nên bắt chước xã hội dân chủ tây phương chuyển quyền trong hòa bình theo tinh thần hiến pháp và luật pháp, đồng thời giữ truyền thống Diên Hồng đoàn kết nhất trí , và tinh thần Trần Hưng Đạo vì nước quên nhà để xây dựng quốc gia .



III. XÂY DỰNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI.

Trước đây, thực dân và phát xít đã nhuộm máu nhân loại. Cộng sản cũng là một loại thực dân đế quốc. Cộng sản hô hào xoá bỏ biên cương, chủ trương theo quốc tế vô sản. Cộng sản Việt Nam đã thần phục Liên Xô, Liên Xô xâm chiếm đất đai Trung quốc và chiếm cứ Đông Âu. Trung quốc đe dọa Việt Nam và Ấn Độ ,xâm chiếm Tây Tạng. Việt Nam xâm lược Cambodge và Lào . Điều đó cho thấy cộng sản đã theo chủ trương cá lớn nuốt cá bé, họ là những thế lực nguy hại cho hòa bình thế giới.
Trước đây tư bản và cộng sản là hai thế lực đối chọi nhau. Một số nước đã theo chủ trương trung lập nhưng thực tế là thiên cộng.

Ngày nay, thế giới đã xích lại gần nhau, chúng ta không thể chủ trương bế môn tỏa cảng như thời xưa. Chúng ta phải đoàn kết với nhân dân thế giới,trao đổi ngoại giao với các nước.
Để thực hiện mối tương quan quốc tế, chúng ta nên theo những điểm sau :

1.Chung sống hòa bình
Có những con người và những quốc gia muốn thống trị thiên ha , chiếm cứ đất đai , hoặc tiêu diệt loài người cho thỏa tham vọng và thú tính của họ.
-Là những người yêu chuộng hòa bình, chúng ta phải tôn trọng chủ quyền vàlãnh thổ quốc gia bạn .Nếu có tranh chấp, chúng ta phải giải quyết trong hòa bình và tương nhượng. Thiết tưởng, tổ chức Liên Hiệp quốc phải đứng ra giải quyết vấn đề này, và đặt nền tảng cho việc sống chung hòa bình và cơ sở pháp lý cho tranh chấp quốc tế.
-Chúng ta đồng tâm hiệp lực cải thiện đời sống của nước ta và nước bạn,trao đổi thương mại,kỹ thuật.Chúng ta phải thực hiện nhiều công tác liên quan đến nhiều quốc gia như y tế , an ninh, bảo vệ môi trường. ,chống nạn buôn người, nạn buôn bán bạch phiến, buôn bán vũ khí.. .
-Việc viện trợ phải đặt trên căn bản tình thương và hòa bình,không phải là cơ hội lợi dụng, bóc lột.
-Tránh việc can thiệp nội bộ nước ngoài để chi phối có lợi.

2. Bình đẳng,bình quyền :
Tạo hóa sinh ra mỗi người đều bình đẳng. Chúng ta phải thực hiện bình đẳng, bình quyền trong đời sống nhân dân. Trong nước, nhân dân là tối thượng. Các đảng phái, tôn giáo hay các cơ quan, đòan thể đều phải có mục đích phục vụ nhân dân. Cộng sản nói bình đẳng , cán bộ là ''đầy tớ nhân dân'', sự thực thì cộng sản bóc lột đàn áp nhân dân còn hơn thực dân và phát xít. Còn đối với đàn anh Liên Xô, Trung quốc thì hết lòng thần phục.

Cộng sản thực ra cũng là một bọn đế quốc, mượn danh giải phóng để xâm chiếm đất đai và bắt các dân tộc khác làm nô lệ mình. Muốn hòa bình troing một quốc gia, chúng ta phải thủ tiêu sự độc quyền của một giai cấp hay một nhóm nào. Muốn thực hiện hòa bình trong thế giới, phải triệt tiêu tinh thần bá quyền nước lớn và lòng tham muốn xâm chiếm lãnh thổ nước người. Lịch sử cho thấy không đảng phái nào, cá nhân nào, tập đoàn nào thống trị đất nước lâu dài. Càng tàn ác thì càng sớm bị nhân dân lật đổ. Và trên thế giới, không nưóc nào giữ quyền bá chủ mãi mãi.

3. Đao lý
Trong mối bang giao quốctế, mỗi thành viên Liên HIệp Quốc,nhất là các cường quốc phải tôn trọng tính chất đạo đức con người, tôn trọng những văn bản đã ký kết, và những luật lệ đã thỏa thuận, triệt tiêu tình thần bá chủ, khuynh đảo Liên HIệp quốc, ho8ạc dùng những thủ đoạn xấu xa hay ngang nhiên dùng vũ lực xâm chiếm các quốc gia khác.
- Nhiều nước đã mang tội diệt chủng và xâm lăng nước người. Kẻ thắng trận thường bắt kẻ bại trân ký những hiệp ước bất bình đẳng.
- Nhiều nước thiếu thành tín, thường dùng thủ đọam bắt bí, khủng bố hay lường gạt. Nhiều nước lớn đã lợi dụng các quốc gia khác, coi họ như con cờ trong tay, sẵn sàng hy sinh khi cần thiết.
- Nhiều quốc gia nhân danh tự do, dân chủ kết tội nưốc này, nước nọ, nhưng đối với những tội to lớn của các nước lớn thì im lặng. Đó là do sợ hãi, hoặc thiên vị, hoặc lợi lộc.

4.Cải tiến tổ chức Liên Hiệp quốcSau đệ nhất thế chiến, người ta đã có sáng kiến tốt là lập một cơ quan quốc tế là Liên Hiệp quốc. Song tổ chức này cũng có nhiều khuyết điểm :
-Tổ chức này đã bị các cường quốc chi phối.
- Không hoạt động hữu hiệu.
-Tổ chức này này đã lỗi thời.Nên hủy bỏ đặc quyền của một số nước lớn.
Nước Nga và Trung quốc ngày nay đã khác, trong khi Nhật bản, Đức trở thành những cường quốc kinh tế.


Nói tóm lại,muốn thế giới hòa bình và phát triển, chúng ta phải thành thật chung sống hòa bình, dung hòa quyền lợi nước lớn với nước nhỏ,nước giàu với nước nghèo.
Muốn đi đến hòa bình và thịnh vượng cho bản thân, quốc gia và nhân loại, chúng ta phải :
1.Trau dồi tài năng và đức hạnh, dung hòa quyền lợi cá nhân và tập thể
2.Tôn trọng nhân quyền ,yêu tự do., dân chủ, dung hòa quyền lợi giai cấp, đoàn kết toàn dân, xây dựng quốc gia phát triển toàn diện.
3.Đoàn kết với mọi quốc gia trên thế giới, dung hòa quyền lợi quốc gia và quốc tế.

Ottawa ngày 9 tháng 7 năm 1998
 
THE THEORY OF HARMONY

THE PATH TO PEACE AND DEVELOPMENT




Vietnamese author: Thu Thien Nguyen
Translated in English: John Nguyen

SUMMARY

Our world is the world of harmony. There are different things living together with different color , sound and action. A painting is the harmony of colors , and a song the harmony of sounds. Nature is also the harmony of things.
Harmony is union, combination. Union makes strength because united we stand, divided we fall. This theory of harmony emphasizes three important points:

(1).Personal harmony:
Personal harmony is the total development.
Each person needs a humanist education including knowledge and morality because science without conscience is the soul's perdition. We also have to balance the personal benefits with the community ones.
The knowledge and morality of each citizen is necessary for the peace and development of a country.

(2). National harmony:
National harmony is the union of all people in a country. Our nation is a tune, it must be sung together. Each nation needs that solidarity to build a peaceful and developed country.
All citizens are the owners of their country. No person, party or class can have the exclusive authority to govern the country. We follow our traditional nationalism and the spirit of democratic revolutions in the world and the Universal Declaration of human rights of the United Nations. Democracy and human rights are our targets. We do not accept the proletariat dictatorship , and the class struggle because these theories are the disasters for the human kind. While we focus on democracy, we also resolve the social inequality by the humanist policies . We fight for the independence, freedom and happiness of our nation and our people. Love of nation, love of people, democracy and the solidarity of all citizens are the main factors to build a peaceful and developed country.


(3). International harmony:
We love peace, we struggle against all kinds of domination. All nations under the sun have to stand in solidarity for the development and peace of the world.

In conclusion, the theory of harmony is the path to peace and development for individual, nation and the world.



CHAPTER I

COMMUNISM.




During more than one hundred years, there are many great events in the world. Although they are explained by different reasons, people have the same ambition and the same aggression to make war. This results in two World War I and II. Among warlike groups, we have to count groups of Communists, of Fascists and of Imperialists. Imperialists and Fascists have the same purpose with different names. They are all invaders. They all use military force to invade other countries and force others to be slaved for them. Today, fascism and imperialism have gone. Communism has almost been destroyed in the world except some countries. One day, communism will come to an end because people of China, Vietnam, North of Korea, Cuba … have struggled against Communists in order to gain freedom and democracy. Today, our most worry is communism catastrophe. We have to fight intensively for human rights in communism countries. As a result, people in such countries will enjoy freedom and democracy in the beginning of new century. Communism has full of errors in theory and in practice.




1). Historical point of view:
a. Communists insist that human will go linearly, the new one will overcome the old one. But in history, we go up and down with success and failure, the new one sometimes does not defeat the old one.
b. Communists believe that history certainly began by the Primary Communism in the old days, followed by feudalism, capitalism and communism respectively. But now, we see many tribes living under poor condition, many countries still go on with the monarchy. Long time ago, Communists said that Capitalism would die but it still lives until now and communism countries have to get aids in many aspects from capitalism countries.
c. Communists insistently say that communism society is ideal, is the top of the world. However, by dialectic materialism, they say that society always changes. It goes from the bad to the good one, goes linearly. They declare that future will negate the past! It is contradiction. We wonder whether or not human society will develop and change. If society changes, communist society sooner or later will be gone. Which society will be the next one? What is the reason for Communists are proud of if the communism society is finally destroyed?



2). Reality:
Communism is defeated days after days by their weak points:
a.Dictatorial, barbarous and dishonest. Russia, China, North of Korea, Vietnam, Cambodia are governed by only one Communist party. They use cruel means to attain power. - They kill each other because of power: For example, Stalin killed Trotsky, Mao Trach Dong killed Lam Buu and Luu Thieu Ky. These are due to their inhuman and uncivilized nature. These also result from the loss of freedom, peaceful commutation of political power and lawful basis. The one who controls wants to maintain power and has a doubt about others. - They murder innocent people: Cruelty and dictatorship are their nature because of proletariat absolutism. This purpose does not forgive and does not tolerate the opposite group. They fight for their power. They seize and kill innocent people without any guilty evidence.

They do not need the court. They want to kill unintentionally rather than miss any opposite people. Communists in almost communism countries are convicted of race extermination. Stalin in Russia killed millions of people and banish millions of people to Siberia- a very cold land. Mao Tse--tung in China murdered millions of Communist Party members and normal people in land reform and culture reform. HoChiMinh in Vietnam shed blood approximately one million of people including revolutionists, religious leaders and innocent people in the August Revolution and in New Year 1968. Pol Pot in Cambodia killed nearly two millions people.

b. Making war.
Communists support war. They devote all resources to make weapons. They reserve a great budget for military force. They sacrifice young soldiers in battles. They do not care about people live. - Communists, with their purpose of liberating people and proletariat internationalism, carry the war to many countries in the world, especially in Asia and Africa. Russia invades East of Europe and China. China conquers Tibet. Vietnam attacks Cambodia.



c. Failure in government policy.
Communists are proud of their smart Party. But in reality, the Communist Party is dictatorial, dishonest and undemocratic. The Communist Party maintains a unique political power. Government, Parliament, Justice are just games to deceive people. Finally, the Communist Party gets repeated failure. If Party President is smart, why do people show hatred to him? Why do people in East of Europe and Russia overthrow the Communist Party? Their failures reveal that they are wrong to apply "proletariat absolutism", and promote stupid and immoral person to lead the country. Indeed, the Communist Party is just a group of stupid and savage flatterers led by the most savage and the most cheating guy. If they succeed, they say the leader is talent. If they get defeated, only individual is responsible for that failure. d. Economic failure: Communists believe that society progresses linearly. Feudalism society is better than the Primary society in the old days. Capitalism society makes more progress than Feudalism society.

And according to them, Communism society will make progress five to ten times more than Capitalism society. In reality, Marxism-Leninism is wrong. - Communism is dictatorial and savage. Therefore, people protest them officially and silently. - Communists favor people who obey them. As a result, they are not supported by intellectual class. They exploit people, so people do not work and do not support Communists actively in all policies, especially in production aspect. -When Communists did not gain the power to lead the country, they promise that people only need to work 8 hours a day and distribute field land to farmers. But when they hold the government, they betray people.

They force people work day and night. Communism exploits people more than Feudalism does. In summary, wherever there exists Communism, there exists terrorism, bloody repression, poor economics, poor education, poor health services, no freedom, no democracy. Therefore, Communism is a disaster to mankind. We must destroy the Communism to go on the way to peace and development.



CHAPTER II.

GUIDING PRINCIPLES.

Our purposes are peace and development. First, we try to make peace in our mind, i.e. no hatred, no grief. Further, we have to make peace to our homeland. Peace means no war, no disturbance, safe lives. And eventually, we hope people all over the world to live safely, to have a good job, to avoid bloody war. Development is making progress. Today is better than yesterday. We try to develop our health, our mind days after days. We try to develop science, techniques, economics, business, politics, education, etc. to make our country prosperous and happy. Many countries develop together will make the whole world in progress. There are many ways to gain peace and development, but there is one best way to do it: it is the standard and right way that we will discuss in details later. Many persons use violence to solve conflicts. Many persons use cheating acts to develop in power, in territory, etc.

They are war-makers, expansionists, invaders under deceiving purposes such as civilization propagation, people and world revolution, etc. There are always two opposite groups everywhere on the world. One is the good, the other is the evil. In society, there are persons who seize other properties, who kill innocent people barbarously. If the good wins, our mind will be relaxed, our country will become prosperous and the world will become peaceful. If the evil overcomes, we will be ambitious, aggressive, and fanatic; our country will be at war and the world will be threatened. All things considered, we should follow these guiding principles to achieve peace and development for us and for everybody in the world:




I. Morality:
Morality is principles of good behaviors that better human-to-human relations. Communists banish the conventional morality because this will prevent their inhuman and cheating acts. Marx, Engels, Lenin do not care about morality. Communists juniors invent a new bible, that calls communism morality including hatred, murders, Communist Party and President veneration. Therefore, Communism society is savage, deceitful, unequal, and corrupt. Western society has quite a lot of good men such as Abraham Lincoln, Martin Luther King.

Many persons think that politics and even medicine and religion need artifices and tricks. It is true if there are evil men. There are a lot of good and successful politicians. If we do politics to serve our countrymen and our mankind, we should choose the good and moral way to do it. If we do not choose the amnesty way to do it, we will be convicted forever. Politics without conscience is a disaster. Therefore, only the very good behavioral politician can make the nation and the world becomes peaceful and developed. If we do politics in cruel, heterodox, crafty, and ambitious ways, we maybe succeed rapidly but temporarily. We will do harm to others. If we sow the wind, we will reap the whirlwind. There are many moral criteria.

These followings are fundamentals in humanism society: 1.Equality. If we want to live in peace with others, we have to respect their individual rights, their living rights and their freedom. Everyone has equal rights, equal opportunities because we are born equally. Finally, we have to concern for law, justice, and constitution. 2.Humanity. In almost religions, we are considered to be friends because we are all human. With humanity and charity, we will serve our country, our mankind very well. Otherwise, we do harm to society.


Communists are dictators, cruel men, and terrorists. They mal- treat their people. Therefore, we struggle against them to get freedom, human rights, equality, love and no hatred to everyone. We are not angels. But at least we have to be honest and just to struggle for our people and our country. Humanity is a kind of love. There are many kinds of love. Communists force people to deny love and sacrifice to the Communist Party. They do not tolerate sexual love and family love. They favor no home, no homeland. Contrarily, we love all. We love our family, our country, our mankind and nature. With these noble loves above, we struggle against dictatorship, Communist Party leadership. We strive our best for prosperity and development of our country and our mankind.



II. Happy medium way:

Happy medium way is the standard, good way. We follow justice. We show goodwill to everyone. We do not cause harm to ourselves and to others. The happy medium way is not neutral between evil way and goodwill. It is a straight way. It does not support extremism. Communists favor extremism. They reverse the social hierarchy. They are opposite to human desires and natural tendencies. They call these stupid reversals "revolution". Because of extremism, Communists place our country in disaster.

They are tempted to eradicate capitalists. They want to nationalize all the individual properties. But indeed, this is the chance for them to become rich in spite of the poverty of people. They sacrifice individuals. They put their Communist Party's benefits above all. Communism officers take advantage of this benefit very clever. They favor themselves because they represent the power. They ignore the destiny of the country and people' sufferings. The happy medium way is to unite our people equally and charitably.

Communists favor struggle against social classes. Contrarily, we favor people united. Our country is the property of everyone. It does not belong to any one class, any one religion, any one party and any one family. We perform people's union without the discrimination of age, of class, of religion and of party indicated in the constitution of all civilized nations in the world. This is our tradition.
In conclusion, the medium way is certainly the way to peace and development for individual, for the nation and for mankind.



CHAPTER III

THE PATH TO PEACE AND DEVELOPMENT




This is a comprehensively national program to rebuild our country after the death of the Communism. This task is very difficult. Communists ruined everything. We have to start over. Everything in the world is related closely to each other. In order to rebuild our country, we have to aim at educating people because everyone is a necessarily building block. Besides, we have to think about a good world model in which all the nations will enjoy the freedom and happiness. Consequently, here we concern the useful plan for people, for country and for the world.




I. INDIVIDUAL EDUCATION:

If everyone is good, we will be useful because everyone is a building block for our family and our society. Therefore, we have to be interested in continuous education and improvement for individuals to make the country prosperous and the world peaceful. Asian people in the old days preserved morality. Criteria for education and selection of people are skills and good behaviors without discriminations of age, sex, class, and living regions. Skills are learning and/or professional experiences, qualified degrees, good management, etc. People who treat very well to their parents, to their brothers and sisters, to their relatives, etc., for example, are considered to have good behaviors. Capitalists concern science and technology. They have many good qualities. They also base on above criteria of skills and good behaviors to select people. Everyone has to study before doing his/her jobs. Everyone should have clear identification. Communists are not interested in morality.

They teach people hatred and murder. On the contrary, all religions and all kinds of morality favor the goodwill and do not do the evil. Communists want to brainwash everyone into Communist Party fanaticism. They force everyone obey all their policies blindly. They want everyone to learn by heart all the deceiving words of the Communist Party leader. They force everyone keep faithful to them absolutely like the dog with the dog owner. They select people by the identifications in three consecutive generations. They deny people related to Capitalists, and to religion.

Their slogan is " faithfulness better than ability ". They consider people as their enemies. They favor their members even though their obedient members are stupid, shifty, and wicket. As a result, the country declines and the people protest very strongly against them. Every nation and every society have different points of view about people training but they have the same requirements on skills and good morality. Everybody wants his/her son(s)/daughter(s) to study well in order to get a good job later and to contribute to society. Parents also want their young generations to live in an honest life and not to harm others. Therefore, these followings are imminent:


1). Comprehensive education: Communism is interested in politics, Capitalism concerns science and technology, and our old feudalism favors literatures and morality. These are just unilateral. a. We will train our young generation to become good in all aspects such as mentality, morality and health. b. We will educate people to be skillful in science and technology, and to know basically art and culture.

2). Respect the benefit of both individual and community: Communists support individual sacrifice for community. Capitalists favor individual. We should respect both individual and community. - We have individual right. We do not interfere with the right of anyone else. - We love ourselves and love our family. But we should be responsible for our country and our society. In many cases, individual benefits do not conflict with society benefits. We do both normally without any sacrifices. For example, while we are doing our works such as to repair out-of-order vehicles, to save lives of patients, to teach students, to do research, to do farm works, we earn salary to get on living and serve our country and our people provided that we work hard and honestly. In some special cases, we have to favor the common interests. If our country is threatened, we can not live safe and sound.

We sometimes devote our lives to ideal purposes such as responsible scientists, conscientious doctors, loving - child parents. These sacrifices are voluntary. Contrarily, Communists force people sacrifice for them. They force many young soldiers to be targets on the battle. They disregard to the starvation and poverty of people and continue to live luxuriously and dissolutely. In Communism society, people protest Communists silently or officially, actively or passively. People vandalize the common properties. People do not work voluntarily. People struggle against them in Quynh Luu (1956), Thai Binh , Xuan Loc (1997) in Vietnam. Because of the slogan "faithfulness better than ability" and proletariat absolutism, Communists make education and morality declined considerably.

Communism prevents individual possession. People vandalize or steal the common properties more. Communist officers corrupt and abuse authority more. Capitalism and Monarchical societies respect both morality and ability. Therefore, everyone lives happily. Their society and economics develop increasingly.

3.) Harmonize freedom with discipline: We respect freedom. We favor apperception. Strict discipline and heavy punishment are not the Happy Medium Way. Our previous society force pupils study very hard in secondary and high school. Only a few of pupils can enter University because of the lack of teachers and learning facilities, etc. In western country, teenagers are not forced to study very hard. In university, they have a chance to get more successes. Therefore, we have to plan an education so that everyone can develop the ability freely in appropriate discipline.




II. REBUILD THE COUNTRY:

After the death of the Communism, we have to hold the conference with many different representatives for every class to: - Choose national flag and anthem. - Organize Parliament to make constitution. - Construct democratic fundamentals such as Parliament, voting campaigns, regulations for Parties, Organizations, the press… While constructing the new democracy, we concern the followings:

1). Perfect the law basis:
Our law basis should be appropriate, equal, democratic and human to serve the common interests of our country, our people, of every Party and of every religion. Our law is to protect our country, and our people. Our law must be comprehensive in politics, in economics, in education, in publication, in health … like other developed countries in the world. In the post - communism period, we may have inflation and disturbances. We have to plan clear and full regulations to avoid these problems such as the inflation of parties and the press in 1960 in Vietnam. Parliament should be people - elected. Everyone including authority persons is equal before law.

2). Construct in every aspect: Communists concern military force rather than economics. Communists in Russia, China, Cuba, North of Korea, Vietnam invade other countries in spite of the poverty and declined economics in their own countries. We have to build everything, especially education, science and technology, politics, law, etc.

3). Harmonize classes: Communists favor struggle between classes. Many people in poor class, in intellectual class, and in capital class are persuaded to follow this cheating struggle. These people killed their parents, their brothers and sisters, and other non-communist class. And eventually, all people are betrayed. In communism, the poor are getting poorer and poorer while the Communism capitalists and political power men are getting richer and richer. In theory, we see that class struggle is wrong absolutely.

Communists favor concept of conflict and neglect concept of union. Conflicts are varieties, for example, high versus low, right versus left, thin versus thick, day versus night, male versus female, sunshine versus rain, etc. Conflicts are not negations. Everything may have conflicts but these conflicts contribute to the varieties. These conflicts unite together like trees need sunshine and rain; like our long and short five fingers; like our sexual partners: male and female. Communists reverse the order and hierarchy of nature and society and call them "revolution".

They should not command to kill all kinds and retain only one kind of flowers. They should not kill all the birds because birds eat worms. They should not control the nature with the little mind. In society, there are varieties of person: talent versus normal, healthy versus ill, etc. Communists fail to average out all things. We do not do average out. We do not favor the great difference. Everyone contributes to the country by his/her own ability. Nowadays, capitalism countries develop very well. Workers and their family get benefit in health, in welfare, etc. To avoid class struggle, we should have clear and full regulations and law for employers and employees. These laws and regulations will be done by well - experienced lawyers.

4.) Unite people:
We must follow the saying: United we stand, divided we fall. According to Communists, Proletariat internationalism is to eradicate nation and govern the whole world in sorrowful, dictatorial and bloody communism. In order to unit our people, our President and political party leaders should be smart, just and should concern the country interests above all.

5). Freedom and democracy:
We should have freedom and democracy of the Press, of thoughts, of religions, of travels, of meetings, etc. We should have law basis to prepare to the way of freedom and democracy. To avoid dictatorship, we should follow multi - parties. Parliament should consider carefully party regulation and voting campaigns. We should not have so much parties to avoid party inflation. Maybe four parties are enough. Party leaders should gain the confidence of the public. The Presidency should be in five years and may repeat once if that President is elected again. We do not use military force or police to protect the Presidency.

The President should not corrupt, abuse authority, and be honest. In turn, people should behave disciplinarily and consciously to serve the country. We should not abuse freedom. We should concern the common interests higher than individual benefits. People in South of Korea sell their valuables to save their economic crisis. This is a good example for us. The temporary government in the beginning should organize voting campaign and should not be the candidate. In future, current government should not control voting campaigns. Legislation and justice should be concerned in elections. Parliament should include representatives who are well - mastered the fields they take care of. These representatives should have good behaviors, justice, etc. to take care people and the country.




III. MAKE PEACE FOR THE WORLD:

Communism, Fascism, and Imperialism make the world in bloody war. Vietnamese Communists follow Russia. Russia invades China and East of Europe. China threatens Vietnam and India. Vietnam attacks Cambodia and Laos. These are disasters for the world. Therefore, we should concern the followings to better international relationships:



1). Living together peacefully:
There are people and countries that want to control other countries and kill innocent people barbarously. - We should respect the territory of other nations. If there exist any problems, the United Nations Organization should solve them peacefully on internationally lawful basis. - We have to unite to better our country and other countries in every aspect such as business, health services, science and technology, environment, etc. People trade, forbidden drugs trade and weapon trade are prohibited. - The aids from other countries should base on human principles. - We do not interfere the internal affairs of other countries to get benefits from them.

2.) Equality:
Everyone is born equally. We should not feel inferior to stronger countries. Vietnamese Communists force our country to depend on Russia and China. Everything has time to go. No country can control the whole world forever. The world will fight against all new invasion powers.

3.) Morality:
We have to base on morality in international affairs. We should avoid these followings: - Many countries are convicted of people extermination and force defeated countries to sign unequal treaty. - Many greater countries sacrifice smaller countries. - Many countries convict loudly other countries not perform human rights. But these countries are silent before the invasions of greater countries to the convicted ones because they are afraid of loosing the big profits from the strong countries.

4.) Improve the United Nations Organization: It has more or less weaknesses: - It is influenced by strong countries. - It does not work effectively. - It is out - of - date. Special rights for strong countries should be terminated. Russia and China today are differentthan they were before while Japan and Germany are strong in economics.

Written in Ottawa, July 9th 1998, Thu Thien Nguyen




NGUYỄN THIÊN THỤ * TÀI LIỆU VỀ THI CỬ THỜI NHO HỌC



LỜI NÓI ĐẦU


Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Giác ( 1888- 197? ) là giáo sư Hán Văn tại trường đại học Văn Khoa và Sư Phạm Sài gòn trong thập niên 60.Tiên sinh cũng như giáo sư Nguyễn Huy Nhu ,Viện Đại Học Huế là những vị tiến sĩ cuối cùng của nhà Nguyễn.
Nguyễn Sĩ Giác tiên sinh sinh năm mậu tí (1888) quán xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông , là con trai của cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp, cháu nội của tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp, đỗ tiến sĩ khoa canh tuất ,niên hiệu Duy Tân thứ tư (1910) vào lúc 23 tuổi, đồng khoa với các phó bảng Hoàng Tăng Bí, Bùi Kỷ , trước Đinh Văn Chấp một khoa (1913), trước Nguyễn Huy Nhu, Nguyễn Can Mộng hai khoa (1916).
Nguyễn Trọng Hợp là cháu bốn đời của Nguyễn Công Thái (1684-1758), đỗ tiến sĩ khoa Ất Vị (1715), làm quan đến chức Tể tướng. Như vậy, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Giác cùng thi sĩ Tản Đà chung một tổ tiên.
Lãng Nhân Phùng Tất Đắc khi viết về Nguyễn Quyền và phong trào Đông Kinh nghĩa thục có đoạn viết về cụ Nghè Giác:
Năm 1908 xảy ra việc Hà thành đầu độc, nhà cầm quyền đóng cửa nghĩa thục, ông bị bắt đày ra Côn đảo, cùng đồng chí Lê Đại án chung thân. Còn hai đồng chí nữa là Nguyễn sĩ Sác và Hoàng tăng Bí chỉ bị giam giữ ít lâu ở Hà Nội. Rồi Hoàng tăng Bí được nhạc gia Cao xuân Dục nhận lãnh, đưa về theo học tại Huế, thi đỗ phó bảng. Nguyễn sĩ Sác đỗ tiến sĩ.(Giai Thoại Làng Nho, chương 11).
Sau 1954, cụ Nghè khá thân với Lãng Nhân Phùng Tất Đắc.Vĩnh Phúc viết một đoạn về Phùng Tất Đắc và cụ Nghè:
Lãng Nhân tự học chữ Hán bằng cách dùng sách Pháp để tra cứu. Bởi vậy kết quả không ngờ là cụ giỏi cả hai thứ chữ Hán và Pháp. Ngoài ra, Lãng Nhân may mắn đã được sự chỉ giáo của hai nhà Hán học uyên thâm là các cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim. Cụ Bùi Kỷ sau khi di dạy học về, thường hay ghé chơi tòa soạn báo Đông Tây mà Lãng Nhân làm chủ bút. Do đó Lãng Nhân có dịp học hỏi. Nếu cần thì Lãng Nhân lại đạp xe đến tận nhà các cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim để nhờ giảng cho một chữ hay một điển tích nào khó hiểu. Sau này khi vào Sài Gòn, chỉ còn lại cụ Nghè Nguyễn Sĩ Giác, thì Lãng Nhân nhờ con trai thứ 3 là Phùng Khắc Điền (hiện đang sống ở Montreal, Canada) chở xe đến nhà cụ Nghè Giác để hỏi, mỗi khi bị bí vì một điển tích nào hắc búa. http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=print&sid=4823
Chưa có tài liệu nào viết về tiểu sử của cụ Nghè Giác. Năm 1954, cụ Nghè di cư vào Nam và dạy học tại Đại học Văn Khoa và Sư Phạm Saigon.Tôi đã thụ giáo lão sư trong thời gian tôi học tại đại học Văn Khoa và đại học Sư Phạm Sài Gòn.Tôi đã đến thăm thầy hai lần. Một lần vào khoảng 1965 để tìm hiểu về Tản Đà và dòng Nguyễn Công Thái. Và một lần nữa vào năm 1973 để viết về Khoa cử thời Nho Học.
Trước 1975, thầy thôi dạy học, lui về ở tại Khánh Hội, lúc đó thầy đã gần 90 tuổi, ở tại nhà người bà con, còn con trai của thầy làm việc ở tòa đại sứ VNCH tại Mỹ. Năm 1973, tôi đã đến thăm thầy và hỏi thầy về thi hương, thi hội. Thầy trao cho tôi bản thảo về Khoa cử đời Nguyễn, tiện tay, thầy cũng giao cho tôi một tập thơ và một tấm ảnh của thầy. Bài biên khảo và các bài thơ của thầy đã đăng ở các báo chí hay chưa đăng? Sau khi nhận xấp tài liệu này tôi không còn cơ hội gặp lại thầy nữa vì chiến tranh và vì công việc nghiên cứu của tôi! It lâu sau, sau 1975, tôi đi trong Mạc Đỉnh Chi thấy thấp thoáng trong đám cỏ úa mộ bia của thầy.Rồi tôi sang Canada mang theo tập di cảo của thầy.


Tác phẩm của thầy nay còn lại một tập bản thảo trong đó có biên khảo về khoa cử, một số bài thơ và các tác phẩm dịch Hán văn khi thầy cộng tác với trường Đại Học Luật khoa Sai Gòn . Những tác phẩm này rất đồ sộ, giúp sinh viên Luật và luật gia nước ta nghiên cứu về pháp luật Việt Nam ngày xưa. Đó là những quyển:
+Quốc Triều Hình Luật. Saigon: Đại học Luật Khoa, 1956.
+Phan Huy Chú. Quan Chức Chí (Lich Triều Hiến Chương Loại Chí.). Cao Nãi Quang, Nguyễn Sĩ Giác dịch, VĐH Saìgòn, 1957, 563 tr.
+Hồng Đức Thiện Chính Thư, Nguyễn Sĩ Giác dịch. Sài Gòn: Trường Đại Học Luật Khoa, 1959. 159 tr.
+Lê Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính. Nguyễn Sĩ Giác dịch. Viện ĐH Sai Gòn 1961, 505 tr.
+Đại Nam Điển Lệ. Nguyễn Sĩ Giác dịch, Viện ĐH Sai Gòn, 1962, 571 tr.


Quốc triều hình luật, bản dịch Quốc ngữ năm 1956:
Phóng to


Lê triều chiếu lịch thiện chính- Vũ Văn Mẫu đề tựa, xuất bản năm 1962:
Phóng to


Đây là cuốn Đại Nam điển lệ- cuốn sách ghi chép lại các quy chuẩn, điển pháp và các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của một triều đại. Cuốn này do Nguyễn Sỹ Giác phiên âm, dịch nghĩa, xuất bản năm 1962:
Phóng to


Cuốn Hồng Đức thiện chính thư này được dịch nghĩa bởi Nguyễn Sỹ Giác, Giáo sư Vũ Văn Mẫu đề tựa, xuất bản năm 1959:
Phóng to




Năm 2000, tôi đánh máy lại bài biên khảo về khoa cử của thầy và đăng tải lên tạp chí
Dòng Việt (California) số 10 năm 2001 và Bên Kia Bờ Đại Dương số 45 tháng 6 - 2002.

Nay tôi xuất bản tác phẩm của thầy theo dạng e-book
và để vào Sơn Trung Thư Trang với mục đích bảo tồn tác phẩm của người, và giới thiệu cùng độc giả một tác giả và tác phẩm ở đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền , Nguyễn Bá Trác. . .là các sĩ phu tích cực tham gia Đông Kinh nghĩa thục, Đông Du. . và tâm trạng của họ sau khi việc lớn không thành.

Tôi nay ở xa đất tổ, không thể tìm kiếm các tác phẩm của thầy đã đăng trong các tạp chí từ trước 1975, chỉ giới thiệu được những gì tôi có trong tay.
Tôi còn giữ di cảo cùa thầy, sẽ trao lại cho thân nhân của thầy để châu về Hiệp Phố. Xin liên lạc : sontrung@yahoo.com

Canada ngày 26 tháng 4 năm 2010.
Nguyễn Thiên Thụ


PHẦN THỨ NHẤT
BIÊN KHẢO

GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ ĐỜI NGUYỄN


Đề tài này là một đề tài đã cũ, trước đây đã có mấy nhà Hán học nói đến, thế mà ngày nay còn đem ra thuật lại thì mới nghe ai cũng cho là một câu truyện cũ rích, có lẽ cho là một đề tài buồn, không để ý đến. Song le tôi cứ trộm phép đem đề tài này ra trình bày là chủ ý muốn thuật lại một cách tường tận và đầy đủ gọi là giúp ích cho các nhà khảo cứu một ít tài liệu về một vấn đề quan hệ cho văn hóa một nước.
Bài này tôi chỉ trình bày về chế độ triều Nguyễn, bắt đầu từ đời Gia Long, vì từ đời Hậu Lê trở về trước, trong quốc sử ta không chép rõ, đến nay không khảo cứu vào đâu mà thuật rõ được chế độ này của các triều trước, tức là từ đời Lý, bắt đầu mở khoa thi tiến sĩ, mà thời ấy gọi là Thái học sinh.


Nuớc Việt ta từ lúc mới dựng nước, chuyên học chữ Hán, đó là một điều sai lầm., đến nỗi coi chữ Tàu là chữ nước nhà. Bởi thế, tập quán, phong tục, lễ nghi, luân thường đạo lý, cho đến pháp luật, chế độ, chính sự, văn chương, cái gì cũng theo giống như Trung Hoa, chỉ khác có một điều là người Việt ta nói tiếng Việt, mà tiếng này viết ra thành chữ, lại gọi là chữ nôm, tức là chữ bản quốc. Thứ chữ này cũng dùng chữ Tàu ghép lại mà thành ra tiếng Việt. Chữ nôm thông dụng ở nước ta trải hơn một ngàn năm, trước khi chữ quốc ngữ Việt Nam, ghép bằng chữ La tinh xuât hiện.


Bởi lý do này, khắp nước ta đều lấy chữ Hán dạy ở các trường, trường công cũng như trường tư, mà chữ nôm thời không dạy, cho nên chữ bản quốc chỉ theo tập quán mà viết mà dùng, chứ không có quy tắc nhất định và lối văn chương cũng không có văn phạm nữa.
Ta xét mà xem nước Việt Nam ta là một nước văn hóa có kém gì Trung Hoa. Từ đời Đinh. Từ đời Đinh về sau, trải mấy đời Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn, lúc nào ta cũng giữ được nền độc lập. Trong khoảng hơn một ngàn năm, có bao nhiêu là anh hùng liệt nữ chống giữ đất nước, đối chọi với người Tàu.
Vũ công đã lừng lẫy như vậy, há rằng văn hóa lại kém người Tàu? Thế mà sưu tầm đến tác phẩm văn hóa của ta thì những thơ văn bằng quốc ngữ lơ thơ như sao buổi sáng. Sao trải bao nhiêu triều đại, nhân tài và văn học sánh đôi với Trung quốc mà tác phẩm về văn nghệ bằng chữ bản quốc không thấy lưu truyền được bao nhiêu? Điều này rất dễ hiểu, chỉ vì các học giả nước nhà, xưa kia có trước tác, đều làm bằng Hán văn, cho nên tác phẩm bằng quốc văn ít có. Đó cũng vì quốc gia ngày trước chỉ chuyên chú về Hán học, xem bài này ta nhận thấy chế độ về giáo dục và khoa cử chép nguyên của Tàu, cho nên nhân tài đều do Hán học mà ra, thành ra bao nhiêu tác phẩm về văn nghệ, đến chin muơi chín phần trăm bằng chữ Hán.
Bởi thế trong thời đại triều Nguyễn, các bậc tiền hiền sang sứ Tàu nhiều vị được các nhà văn Trung Hoa tôn trọng.


I.Chế độ giáo dục

1. Trưòng công

Các trường công của nhà nước dựng ra gồm có trường Quốc tử giám ở kinh đô là một trường đại học cho cả nước và các trường tỉnh và trường phủ huyện.
Về ngạch học quan, tại trường Quốc tử giám trên nhất là Tế tửu và Tư nghiệp. Quan Tế tửu là chánh, quan Tư nghiệp là phó giám đốc trường Quốc tử giám ở kinh thành. Trường này dạy các cử nhân, tôn sinh tú tài, ấm sinh tú tài và học sinh tú tài. Trường Quốc tử giám chuyên dạy những học sinh luyện tập để thi hội. Ngoài ra các tỉnh,mỗi tỉnh có một trường , do quan đốc học dạy. Mỗi phủ có một trường do quan giáo thụ dạy. Mỗi một huyện có một trường do quan huấn đạo dạy. Các chức giáo thụ và huấn đạo thì thuộc quyền quan đốc học về phương diện giáo dục. và thuộc quan tổng đốc hay tuần vũ về phương diện hành chánh.

2. Trường tư

Các trường học công khai thuật ở trên này là những trường dạy học sinh lớn tuổi, đã đủ khả năng để thi hương. Đây là một vấn đề rất quan trọng, mà quốc gia ngày trước không săn sóc đến. Trải bao nhiêu triều đại, quốc gia đã không săn sóc đến lớp đồng sinh, từ lúc mới vỡ lòng cho đến khi học đã gần có khả năng để thi hưong. Vậy thì học trò ta ngày trước được có nơi học để thành tài đều nhờ ở trường tư thục. Mà nói cho đúng, thì các trường công có các trường kể trên nào có đủ chỗ cho hết thảy học trò lớn tuổi theo học. Ngày xưa có một phong tục rất tốt.

Các nhà khoa bảng sau khi thi đỗ , có nhiều vị không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học, suốt đời lấy sự đào tạo anh tài làm vui thú và lại coi là một điều vinh dự nữa. Ông Mạnh tử nói: Bậc quân tử có ba điều vui mà một là giáo dục bậc anh tài trong nuớc. Điều vui này coi hơn cả sự ra cầm quyền trị nước. Xem câu này ta đủ biết chí hướngcủa các bậc tiền hiền ngày xưa.

Trường tư thục ngày trước rải rác khắp các hương thôn. Mỗi trường có một thầy, hoặc là do khoa bảng xuất thân mà phần nhiều là các ông cử, ông tú hay hoặc các vị túc nho tuy không đỗ song có một học lực uyên thâm đủ để đào tạo bọn hậu tiến. Các vị cử, tú này mở trường vừa dạy học các lớp cao vừa tự luyện thi hương , thi Hội, còn có các các ông đồ mở trường dạy các đồng sinh mà tục ngữ ta gọi là làm nghề gõ đầu trẻ, cũng là một trong các trường tư thục ở nước ta. Bởi tập quán và sự thực hành này,cho nên các con em nhà thế gia nghĩa là những nhà nhiều phụ huynh học thành tài thì phần nhiều có phụ huynh đào luyện cho, do đó được nhiều ưu điểm hơn những đệ tử nhà bình dân. Các đệ tử nhà bình dân không những bị thiệt thòi vì thiếu phụ huynh giỏi, hoặc hiền sư hữu hiệu đào tạo, lại còn bị thiệt thòi vì sự thiếu sách học nữa.


Chế độ của quốc gia ngày xưa rất rộng, học trò không cứ học trường công hay tư đều được ứng thí một cách rất dễ dàng. Cứ như ý tôi thì học trò được thành tài phần đông là nhờ các trường tư, nhất là học ở các trường do các vị khoa bảng mở ra, học vấn đã uyên thâm mà sự dạy dỗ lại tận tâm là đằng khác. Phong tục ngày xưa, học trò đối với thầy không khác gì con cái đối với cha mẹ mà sự kính lễ và lòng nhớ ơn còn sâu xa hơn.

Thật tôi đã được thấy nhiều vị tiền bối, do khoa bảng xuất thân, làm quan đến cực phẩm, thế mà đối với thầy học cũ, chỉ là một ông tú hay một ông cử, hay là một ông đồ không đỗ đạt gì, vốn vẫn một niềm tôn kính như cha. Đó là do học đạo Khổng Mạnh, học trò đối với thầy, không những là ngoài mặt phải giữ lễ đã đành, mà thật trong thâm tâm, cũng một niềm thủy chung, không lúc nào phai nhạt. Các vị tôn sư dạy học cũng giữ một đạo đức cao thượng, yêu cái cảnh thanh bạch, lấy sự đào tạo nhân tài làm vui, như trên tôi đã thuật môt câu trong sách Mạnh tử thì đủ rõ các phong hóa ngày trước là thế nào. Các vị sư nho ta ngày xưa không những lấy văn học mà rèn luyện bọn hậu sinh, còn tự mình đem đạo đức ra làm gương mẫu, cho nên học trò đối với thầy, không những là nhớ ơn đã đào tạo cho nên người, còn quý trọng cái đạo đức của thầy khác nào một tín đồ đối với một giáo chủ vậy.

3. Việc học tâp

Lối học chữ Hán ngày trước, các đồng sinh học được mấy quyển như tứ thư chẳng hạn , bắt đầu học làm câu đối. Nghĩa là thầy ra cho một câu trong sách, học trò lại tìm một câu mà đối cho chỉnh. Trong câu đó danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ vân vân.
Thí dụ: Ra: Tuế hữu tứ thời
Đối : Thiên vô nhị nhật.
Ra: Học nhi thời tập
Đối: Bằng tự viễn lai.

Biết làm câu đối rồi thì học làm thơ, làm phú. đoạn rồi học làm kinh nghĩa.
Kinh nghĩa là gì? Là ra một câu ở trong ngũ kinh, hay tứ thư rồi học trò làm một bài giải thích câu ấy.
Thí dụ ra câu: Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ ( Con em khi vào phải hiếu với cha mẹ, khi ra thì phải thảo với anh em ). Học trò phải làm thành một bài giải thích câu ấy.
Kinh nghĩa làm theo lối văn bát cổ ( tám vế), mở đầu bằng hai câu phá, 3,4 câu thừa.
Thơ, có hai lối Đường luật là bảy chữ và năm chữ. Đường luật bảy chữ có tám câu, năm vần. Đường luật năm chữ có 16 câu tám vần.

Phú cũng là văn vần. Phú thường ra một câu đầu bài, và lấy một câu nữa làm vần. Thí dụ ra câu: Mạnh tử kiến Lương Huệ vương. Lấy câu :Tẩu bất viễn thiên lý nhi lai làm vần. Thế là bài phú này phải làm bảy vần. Vần nào ít ra cũng phải có ba vần, mà câu nào cũng phải đối nhau. Vần đầu là vần Tẩu, vần thứ hai là Bất vân vân.

Văn sách có cổ văn, kim văn. Cổ văn thì hỏi về sách cổ, kim văn thì phần nhiều hỏi về thời sự.
Ngoài thơ, phú, kinh nghĩa, và văn sách còn có lối làm chiếu, là lời của nhà vua tuyên bố cho thần dân. Biểu là bài của một vị bầy tôi tâu lên vua. Lối văn biểu là lối văn tứ lục, có câu ngắn, có câu dài mà câu nào cũng phải đối nhau.
Bài sớ: lối văn này là lối văn xuôi, không phải đối nhau, mà cũng là bài của một bày tôi tâu lên vua. Thí dụ tờ sớ xin nhà vua khai một con sông, mở một nơi dinh điền.


II. CHẾ ĐÔ THI CỬ

A.Thi Hương

Thi hương bắt đầu từ khoa đinh mão( 1807) , năm thứ 6 niên hiệu Gia Long. Suốt đời vua Gia Long chỉ có ba khoa thi Hương là khoa đinh mão, khoa quý dậu (1813) năm thứ 12 Gia Long và khoa kỷ mão( 1819), năm thứ 18 Gia Long. Từ đời Minh Mạng mới ấn định ba năm một khoa, cứ mở vào năm tí, năm mão, năm ngọ và năm dậu. Song từ đời Minh mạng đến đời Đồng Khánh, ngoài những khoa chính mở vào các năm tí, mão, ngọ, dậu, còn thỉnh thoảng lại mở khoa thi bất thường, gọi là ân khoa. Ân khoa hay mở vào dịp nhà nước có việc vui mùng, nhất là dịp nhà vua mới lên ngôi.

1. Điều kiện dự thi Hương

Các học trò đã đỗ tú tài, các tôn sinh ( học trò con cháu nhà vua), các ấm sinh ( học trò con các quan từ ngũ phẩm trở lên đã sát hạch đươc liệt vào hạng ấm sinh) đều được đi thi Hương không phải qua kỳ hạch ở tỉnh. Ngoài ra các học trò thường, mới bắt đầu mang lều chõng ( chưa thi bao giờ) hay đã thi một khoa hay nhiều khoa, đã được vảo nhị trường tam trường từ khoa trước, đều phải đỗ kỳ hạch ở tỉnh mới được thi. Thí dụ gặp năm dậu có kỳ thi, những học trò tuy đã thi khoa trước là khoa ngọ mà được vào nhị hay tam trường, đến khoa dậu này vẫn phải đỗ kỳ hạch ở tỉnh mới được dự thí.

Mỗi khi gặp khoa thi thường lệ hay ân khoa, trước đó năm hay sáu tháng, quan đốc học ở tỉnh phải mở một kỳ hạch học trò. Hạch có một kỳ, đầu bài thường ra mỗt bài kinh nghĩa, một bài thơ, hay hai vần phú với một đoạn văn sách. Quyển các học trò phải là phê thứ trở lên cho đến ưu, bình mới đuợc đỗ hạch. Kỳ hạch này ai đỗ đầu thì gọi là tỉnh nguyên hay tiếng Việt gọi là Đầu Xứ. Lúc thi, quyển thi của các thí sinh,sĩ nhân hay tú tài đều như nhau, không phân biệt.

Trước khi thi Hương, học trò phải nộp quyển thi. Chế độ của quốc gia rất rộng, học trò không cứ là học ở trường công hay học ở trường tư đều được ứng thí. Lúc nộp quyển thi, ai học trường công thì khai thụ nghiệp bản tỉnh, hay mỗ tính đốc học quan, bản phủ, hay mỗ phủ giáo thụ quan, bản huyện hay mỗ huyện huấn đạo quan. Học trò trường tư thì chỉ phải khai ba chữ Nguyên tư thục. Lối khai này rất giản tiện. Trước kỳ thi, thí sinh phải nộp quyển thi. Ngoài mặt ghi họ tên bằng chữ to. Rồi ở dưới họ tên, viết hai dòng chữ nhỏ. Giòng trên thì khai quán chỉ. Thí dụ như tôi thì khai ở dưới họ tên tôi :Hà Đông tỉnh, Thường Tín phủ, Thanh Trì huyện, Khương Đình tổng, Kim Lũ xã.

Giòng bên này , nửa trên khai tuổi. Thí dụ năm tôi đi thi 22 tuổi, thì khai: Niên canh mậu tí, nhị thập nhị tuế. Liền đó, nếu tôi thụ nghiệp quan đốc học Hà Đông thì khai thụ nghiệp Hà Đông tỉnh đốc học quan. Nếu tôi học trường tư thì chỉ khai hai chữ : tư thục hay ba chữ nguyên tư thục. Nối giòng này là đến giòng khai ba đời cụ, ông và cha. Truớc hết viết bốn chữ cung khai tam đại : Tăng tổ họ tên, nếu có đỗ hay làm công chức gì thì dưới họ tên khai mỗ khoa tiến sĩ, phó bảng hay cử nhân, tú tài, và chức nghiệp. Đến đời ông khai: Tổ, họ tên. Đời cha: Phụ: họ tên. Còn sống thì khai chữ tồn, mất rồi thì khai chữ cố. Nếu ba đời không có đỗ và làm công chức thì khai hai chữ: nghiệp nông tồn hay cố.

2 . Các kỳ thi Hương

Thi Hương từ đời Gia Long đến đời Kiến Phúc chỉ có ba kỳ. Trước tiên, phép thi đặt kỳ đệ nhất thi hai bài kinh nghĩa, đệ nhị thi ba bài chiếu, biểu, chế.Kỳ đệ tam thi văn sách.

3. Vị trí trường thi Hương

Khu trường thi Hương khá rộng. Mỗi khi gặp khoa thi, trường thi mới sửa sang lại. Nguyên trường thi ở vào một nơi đồng bằng rộng rãi. Những năm không có khoa thi thì trường thi trừ một nhà Thập đạo làm bằng gạch lợp ngói là còn nguyên ở giữa, xung quanh thì lại thành ruộng cho dân cày cấy. Đến khi có khoa thi, mới sửa sang lại, xung quanh rào lại thành bốn vi bao quanh nhà Thập đạo ; về phía sau đến năm thi thì mới làm nhà gỗ lợp lá để làm nơi các khảo quan, từ quan chánh phó chủ khảo đến các quan sơ khảo cư trú trong vụ thi. Trường có bốn vi là Giáp Ất, và Tả, Hữu là chỗ cho các thí sinh đóng lều mà làm bài ở xung quanh nhà Thập đạo. Cửa trong vi đi ra thì vi nào cũng phải qua nhà thập đạo. Cách kiến trúc này là để ngăn những học trò không dự thí lẻn vào mà làm bài gian cho người khác.

4. Các khảo quan

Tuỳ theo trường thi lớn nhỏ mà số khảo quan nhiều hay ít. Trung bình mỗi trường có một quan chánh chủ khảo, một quan phó chủ khảo, hai hay ba quan giám khảo, hai hay ba quan phân khảo, độ sáu hay tám quan phúc khảo, và độ mười quan sơ khảo. Các quan phân khảo có nhiệm vụ quan trọng, cho nên triều đình ngày trước thường chọn những ông đỗ đại khoa xuất thân sung vào. Các quan phân khảo chỉ chấm những quyển nào bị giám khảo phê liệt. Giấu của quan phân khảo cũng như chủ khảo, phó chủ khảo nghĩa là giấu chung thẩm. Thí dụ quyển ở nội trường giám khảo phê liệt, mà quan phân khảo phê ưu hay phê bình thì quyển ấy được ưu hay bình. Bởi thế chức vụ phân khảo là hệ trọng nhưng rất buồn vì suốt một vụ thi, chỉ được chấm những quyển dở, quan giám khảo đã phê liệt.
Ngoài ra có ban giám sát, gồm các quan Ngự sử và các quan Đề Điệu.

5. Các thủ tục trong trường thi

a. Lễ tiến trường

Lễ tiến trường là một lễ rất long trọng. Trước ngày thi độ mười ngày, các khảo quan vào làm lễ tiến trường. Có điều này là lạ, tôi phải thuật ra đây để quý vị độc giả nhận xét cái nhân tâm về đường tin tưởng trải hơn ngàn năm không thay đổi. Khi các quan vào trường để phụng hành việc thi, gọi là lễ tiến trường, thì trước khi vào có một viên chức đứng ở cửa tiền trường thi, lớn tiếng xướng mấy câu như sau:
Phụng hành tiến trường lễ,
Báo oán giả tiên nhập,
Báo ân giả thứ nhập,
Chư trường quan dĩ thứ nhi nhập.

(Dịch nghĩa: Phụng cử hành lễ tiến trường,
Ai báo oán vào trước,
Ai báo ân vào thứ hai,
rồi các khảo quan theo thứ tự mà vào).

Xướng xong mấy câu này, ai nấy im lặng mấy phút, rồi võng hai quan chánh chủ khảo, phó chủ khảo, rồi đến các quan dự việc thi như các quan phân khảo, các quan giám khảo, các quan phúc khảo, và các quan sơ khảo, là các quan ở ban chấm quyển, đến ban kiểm sát có các quan giám sát ngự sử, các quan đề điệu vân vân, cứ lần lượt theo thứ tự mà tiến vào trường. Các quan vào trường xong, cửa trường đóng lại.

Đây là theo cổ tục. Mãy câu xướng thuật trên này khiến cho chúng ta phải suy nghĩ. Vì có câu xướng như thế nhưng nào có thấy ai đuợc đi trước các khảo quan mà tiến vào trường. Vậy thì báo oán giả và báo ân giả là ai? Báo oán giả và báo ân giả đã không có hình người cho mọi người trông thấy thì xướng câu ấy làm gì và chủ ý như thế nào? Từ lúc này cho đến hôm xướng danh là ngày việc trường xong, chỉ có những viên chức phụ trách việc cung ứng cho các khảo quan đuợc ra vào, và sự ra vào này đã do ban kiểm sát khám xét cho khỏi sự gian lậu.

b. Lệ xướng danh

Trước hôm vào thi kỳ đệ nhất, quan trường đã yết bảng tên các thí sinh nào vào vi nào. Đến đêm, bốn vi đều xướng tên cho các thí sinh vào. Trường đông thí sinh dự thí, thì sự xướng danh nàycó khi phải bắt đầu từ chập tối. Như vậy thì đến gần sáng mới xong.

Học trò vào thi phải mang những gì? Một cái lều có những gọng bằng tre và một cái suốt ngang, một cái áo lều, hoặc làm bằng vải sơn, hoặc làm bằng giấy bản phất nước cậy. Áo lều là để phủ lên trên, che mưa che nắng mà ngồi trong lều để làm bài.Cần nhất các thí sinh ai nấy cũng phải có một ống quyển, để khi nhận quyển vào thi, thì bỏ quyển vào trong ống, đem quyển ra viết, khi nghỉ viết lại bỏ quyển trong ống, vì phải giữ quyển cho sạch sẽ. Nếu quyển thi có một chút dấu vết là bị phạm trường quy, dù văn bài có hay đến đâu cũng bị loại ngay. Ngoài ra các thí sinh phải mang cơm nước đủ dùng trong một ngày, cùng là đèn nến để viết bài trong lúc trời tối.

Khi thí sinh vào trường quan chánh chủ khảo phải ngồi ở trên ghế cao, ta gọi là ghế chéo ở vi Giáp; quan Phó chủ khảo vi Ất; quan Phân Khảo hay Giám khảo ở vi Tả và vi Hữu. Lúc xướng tên các thí sinh vào trong vi, vì có cấm đem sách vở nên có sự khám xét rất nghiêm nhặt các thứ của thí sinh mang vào, như lều, như chiếu,chõng và các thứ mang trong tráp hay trong yên.

c.Thời hạn thi:

Từ năm canh tí (1900) trở về trước, thời hạn thi hương thường gần đến nửa đêm, sự này là tùy độ lượng của các quan trường rộng rãi hay nghiêm ngặt. Từ năm quý mão (1903) trở về sau, thời hạn thi nhất định là từ sáng sớm đến bảy giờ tối.

d. Trống thu quyển

Thi kỳ nào cũng vậy, cứ độ ba, bốn giờ chiều trở đi là bắt đầu có trống thu quyển. Trống này có ba hồi, song cứ đánh rải rác độ năm phút có một tiếng thùng, cứ kéo dài như thế độ hai ba giờ mới hết một hồi. Từ hồi thứ ba trở đi thì ở trên chòi cao, lính cứ thỉnh thoảng lại đem loa ra gọi Các thí sinh hãy mau mau nộp qưyển, không thì sẽ bị ngoại hàm. Những loa gọi này làm cho những thí sinh mới thi một khoa phải mất vía, có người cuống quít không làm được bài nữa. Song đối với các ông đã lão luyện trong trường thi, nghĩa là đã thi hai, ba khoa rồi thì chẳng thèm để ý đến. Các ông ấy cứ ung dung ngồi làm bài cho hay, khác nào như những tướng đã ra trận quen. Còn như học trò mới thi một khoa, mới tối đã phải làm xong mà nộp rồi ra trường, chỉ sợ ngoại hạn.

e. Giấu Nhật Trung

Kỳ nào cũng vậy, từ 10 giờ sáng đến khoảng hai giờ chiều, các thí sinh phải đem quyển của mình, xin đóng cho một cái dấu vào trong quyển thi của mình. Giấu này gọi là giấu nhật trung. Lại phòng đóng giấu vào giữa dòng, rồi thí sinh đem quyển về lều, viết bài tiếp vào dưới giấu ấy.

6. Cách chấm bài thi

Cách phê bài thi bằng bốn chữ ưu, bình, thứ, liệt. Hạng ưu là lời văn rất hay, phê chữ Ưu to hay kém một chút, phê chữ ưu nhỏ, rồi đến chữ bình to, chữ bình vừa vừa, và chữ bình nhỏ. Hạng thứ cũng có nhiều hạng. Thí dụ phê chữ thứ to , gọi là thứ mác to, là hạng kém quyển văn phê chữ bình nhỏ, đến chữ thứ mác nhỏ , đến hạng thứ chấm to , đến hạng thứ chấm vừa vừa , cuối cùng là hạng thứ nhỏ , tục gọi là thứ muỗi. Quyển văn nào đáng loại, thì phê liệt . Quyển thí sinh nào bị phê liệt là bị loại.

Có nhiều quyển đệ nhất phê ưu, đệ nhị phê ưu, giá đệ tam được cái thứ muỗi là sẽ liệt vào hạng cử nhân cao, thế mà không may bị phê liệt, thôi thế là bị loại hẳn. Nhiều khi quản quyển thấy có trường hợp nói trên dù các khảo quan có bụng yêu nhân tài, cũng đành phải đánh hỏng, không sao cứu được. Chúng ta nên biết rằng quyển văn phê liệt so với quyển phê thứ muỗi nhiều khi không hơn kém gì nhau, cũng như thi bây giờ phê 10 điểm là đủ moyenne, mà 9 điểm là dưới moyenne. Bây giờ phép thi tuy món nào bị bị phê dưới moyenne, còn lấy món khác bù vào, chứ ngày xưa hễ phê liệt, dưới moyenne là bị loại hẳn, cho nên mới có trường hợp tôi thuật ở trên, thật đáng tiếc cho thí sinh ấy.

Các quyển thi đều phải có bốn dấu chấm. Bốn dấu chấm ấy là quan sơ khảo chấm trước tiên, đến quan phúc khảo, rồi đến quan giám khảo. Ba dấu này gọi là dấu nội trường. Ba dấu này chấm xong, mới đến dấu ngoại trường, là dấu chấm của các quan chánh chủ khảo hay phó chủ khảo hay quan phân khảo.. Dấu ngoại trường rất quan trọng, vì quyển nào cũng lấy dấu này làm chủ đích. Thí dụ ba dấu trong phê ưu hay bình, mà đến quan ngoại trường mà đến quan ngoại trường phê liệt thì quyển ấy phải bị loại. Ba dấu trong phê liệt mà mà đến dấu ngoại trường phê ưu hay bình thì quyển ấy cũng dược coi là ưu hay bình.

Có một quy chế rất nghiêm về trường hợp này là quyển nào ở ba dấu nội trường ( sơ khảo, phúc khảo và giám khảo) cớ dấu nào phê liệt hay cả ba dấu đều phê liệt mà đến quan ngoại trường trái lại phê ưu thì quan nào phê liệt phải phù xuất, nghĩa là phải mất chức khảo quan, không đưọc chấm nữa. Trái lại dấu nội trường sơ phúc hay giám khảo phê ưu mà quan ngoại trường xét lại phê liệt thì quan sơ khảo, phúc khảo giám khảo nào đã phê ưu phải phù xuất. Tuy có quy chế nghiêm thế này, mà tôi xem ra từ trước đến sau, chưa có trường hợp nào quan nội trường bị phù xuất bao giờ, nghĩa là chưa thấy bao giờ trong nội trường phê ưu mà đến quan ngoại trường lại phê liệt, cùng là nội trường phê liệt mà ngoại trường lại phê ưu bao giờ.

7. Cách lấy đỗ ở trường thi Hương

Các thí sinh vào kỳ đệ nhất, quyển nào bị phê liệt là bị loại ngay không được vào thi kỳ đệ nhị. Kỳ đệ nhị cũng thế. Thi xong ba kỳ, thí sinh nào trong ba kỳ, ít nhất phải có một kỳ phê bình, hai kỳ phê thứ mới đuợc để vào hạng cử nhân. Song mỗi khoa thi, mỗi trường thi, triều đình đều định số đỗ trước, gọi là giải ngạch. Cứ một cử nhân thì lấy đỗ ba tú tài.. Thí dụ trường Hà Nam, sau này là trường thi chung cho cả Bắc Việt, giải ngạch cử nhân định là 50 người, thì giải ngạch tú tài sẽ lấy đỗ 150 người. Giải ngạch cử nhân nếu tăng lên lấy 60 người, thì giải ngạch tú tài sẽ lấy đỗ 180.

Vì số giải ngạch nhất định như thế nên có quyển thí sinh ba kỳ có một kỳ bình, hai kỳ thứ mà phải xuống tú tài là vì số đỗ cử nhân đã đủ. Từ đời vua Gia Long đến đời vua Kiến Phúc, các thí sinh đuợc dự vào hàng cử nhân, sau ba kỳ thi rồi , khảo quan cứ lấy đỗ rồi xướng danh cho đỗ. Sau lúc xướng danh mới sát hạch lại hoặc một bài thơ, hay một bài chiếu, biểu để xem ông cử có thực tài không. Nhưng đến khoa giáp thân, năm đằu niên hiệu Kiến phúc, phép thi đổi lại, đặt ra kỳ phúc hạch. Những quyển thí sinh nào trong ba kỳ phải ít nhất một kỳ phê bình, hai kỳ phê thứ mới đuợc vào kỳ phúc hạch. Thi xong kỳ phúc hạch, quan trường mới xem xét cả bốn kỳ mà định quyển lấy đỗ và định trên dưới.

Tôi xem tất cả các kỳ thi thì số thí sinh được vào phúc hạch, khoa nào cũng nhiều hơn số định lấy đỗ. Thí dụ thi trường Hà Nam, năm ấy định lấy đỗ 60 hay năm mươi cử nhân thì số thí sinh được vào phúc hạch tất là trên số giải ngạch, ít ra cũng mươi quyển, có khoa đến 20 hay 30 quyển. Thế rồi kỳ thi phúc hạch xong, quan trường lấy số cử nhân theo số nhà nước đã định trước, còn thừa bao nhiêu, để xuống hạng tú tài.

Vì chế độ thi Hương như vậy, nên đến ngày xướng danh, có một sự hồi hộp lạ thường trong các thí sinh được vào kỳ phúc hạch. Sự hồi hộp này không những là chỉ ở các thí sinh mà đến cả gia quyến, thân thích, bè bạn các thí sinh cũng vậy. Sáng hôm xướng danh, trước giờ đã định, các thí sinh được vào phúc hạch đếu phải chực sẵn trước cửa trường. Vì kết quả không cho biết trước nên mới có sự hồi hộp này. Nhất là khoa nào số được vào phúc hạch nhiều hơn số giải ngạch quá nhiều. Thí dụ số giải ngạch cử nhân định là 50 mà số đuợc vào phúc hạch những 80 thế là có 30 thí sinh phải xuống tú tài.


B. THI HÔI

Trường Hội và trường Đình bắt đầu mở từ khoa nhâm ngọ, năm thứ ba đời Minh Mạng. Khoa này đỗ đầu là ông Nguyễn Ý, người huyện Thanh Trì tỉnh Hà nội ( sau đổi Hà Đông). Ông Ý đỗ nhị giáp tiến sĩ ( hoàng giáp). Thi Hội và thi Đình tuy là hai trường thi nhưng kết quả thì có một. Do hai trường thi này, nhà nước lấy các thí sinh trúng tuyển mà cho danh hiệu chánh bảng và phó bảng.

1. Trường thi Hội

Trường Hội mở ở kinh đô Huế cho nên vị trí lịch sự hơn trường hương. Song cách xếp đặt cũng như trường hương. Nhà thập đạo ở giữa, bốn vi ở bốn chung quanh, khi thí sinh làm bài xong nộp quyển mà ra đều phải qua nhà Thập đạo. Bốn vi đều xây tường gạch xung quanh, cứ đến năm có khoa thi thì trong vi làm lều cho thí sinh ngồi làm bài. Vì thế các thí sinh vào thi không phải mang lều chõng chỉ phải mang một chiếu để giải trong lều ngồi mà làm văn, ngoài ra phải mang một cái cháp hay cái yên, trong đựng giấy bút mực và ít thực phẩm đủ dùng trong một ngày, cùng là cây đèn nến để viết khi mặt trời đã lặn vì thời hạn thi từ khoa đinh vị ( 1907) về trước, đều rộng cho đến canh hai, có khi đến nửa đêm.


Các cống sinh vào thi hội lúc xướng đến tên mà lĩnh quyển rồi vào vi đều phải mang áo thụng xanh cả. Số cống sinh dự thí thì khoa nào cũng không đến một ngàn người, nên lều làm trong vi, cứ cái nọ cách cái kia đến hơn mười thước. Cống sinh phải ngồi riêng mỗi người mỗi lều, chừng độ bốn thước vuông, trên lều lợp tranh, xung quanh quây cót kín. Các cống sinh không được qua lều khác mà hỏi nhau về văn bài.

2. Điều kiện dự thi.

Các cử nhân được dự thi đã đành. Ngoài ra các tôn sinh tú tài, ấm sinh tú tài, và học sinh tú tài, ai muốn dự thi Hội phải qua một kỳ sát hạch. Kỳ hạch này cũng mở trước khoa hội độ hai tháng. Hạch có một kỳ, có ba bài, một bài chiếu, môt bài biểu, một bài sớ hay một bài luận. Văn phải được 15 điểm trở lên( bình hạng) mới đuợc trúng tuyển mà vào thi hội. Những tôn sinh tú tài, ấm sinh tú tài và học sinh tú tài đã được trúng kỳ sát hạch mà thi khoa hội năm ấy, nếu ở trường hội được vào đệ tam rồi hỏng thì khoa hội sau lại được thi, không phải qua kỳ sát hạch nữa.

3. Chương trình thi

Chương trình thi Hội có bốn kỳ, đệ nhất thi ba bài kinh nghĩa, đệ nhị thi ba bài: một bài chiếu, một bài biểu và một bài luận, đệ tam thi một bài ngũ ngôn Đường luật 8 vần, và một bài phú cũng 8 vần, đệ tứ thi một bài văn sách, cũng gồm cổ văn và kim văn như đầu bài thi Hương, nhưng văn sách hỏi dài hơn, và sách cũng hỏi rộng hơn.

Kỳ đệ nhất, quan trường ra bảy đề mục: năm đề lấy ở ngũ kinh, và hai đề lấy ở tứ truyện( tứ thư). Cống sinh (thí sinh thi hi gọi là cống sinh) mỗi người phải làm ba bài, hai bài kinh, một bài truyện. Cống sinh nào làm cả bảy bài, gọi là kiêm trị như lệ thi Hương cũng được. Nếu không làm cả bảy bài, thì chỉ làm được ba bài, không đuợc làm 4, 5 hay 6 bài.

4. Lễ tiến trường và cách chấm thi

Lễ tiến trường ở trường hội cũng như trường hương, không có gì đáng kể.
Duy ban chấm thi chỉ có hai dấu, một dấu ở nội trường có bốn quan đồng khảo, và ở ngoại trường có ba vị. Một quan chánh chủ khảo, một quan phó chủ khảo và một quan Tri cống cử. Ba vị này đếu chấm cả cũng như các vị đồng khảo ở nội trường. Thí dụ có 400 quyển thi, trước hết chia cho bốn vị đồng khảo chấm, mỗi vị chấm 100 quyển. Bốn vị chấm xong, ông này chấm quyển nào định phê bao nhiêu thì buôm lên số phân định phê, rồi đưa cho ba vị kia xem lại. Khi bốn ông đã đồng ý, quyển nào định phê bao nhiêu phân, lúc ấy mới cùng thự tên:
Đồng khảo Nguyễn Giáp
Đồng khảo Lê Ất
Đồng khảo Trần Bính
Đồng khảo Trương Đinh phụng nghĩ:
Văn lý đắc nhất phân hay nhị phân, tam phân vân vân.

Các quyển thi nội trường đã chấm xong đưa ra ngoại trường, ông chủ khảo giữ bao nhiêu quyển để chấm, còn thì chia cho ông phó chủ khảo và tri cống cử chấm. Các ông chấm xong cũng buôm lên từng quyển, rồi quyển do ông chủ khảo chấm lại đưa cho ông phó chủ khảo và tri cống cử xem lại. Những quyển do hai vị này chấm. Những quyển do hai vị này chấm cũng phải đưa trình quan chánh chủ khảo xem lại.

Khi ba vị ngoại trường đều đồng ý, mới đem từng quyển ra phê.
Quốc gia ta ngày trước, về việc khoa cử rất là chú trọng, trong kỳ thi, thi hương cũng như thi hội đã có bao nhiêu cách đề phòng để trừ cái tệ gian lậu, như nội trong kỳ thi, các khảo quan phải ở luôn trong trường, không đuợc giao thông với ngoài. Thi Hội, thi đình còn có cách đề phòng này nữa. Quyển thi của các cống sinh nộp rồi, rọc phách đi rồi, không đưa ngay cho nội trường là các vị đồng khảo chấm. Những quyển thi này đều giao cho một ban sao tả ra quyển khác. Quyển thí sinh viết bằng mực thì quyển sao ra viết bằng son.

Sao tả tất cả các quyển thi xong đã có ban kiểm sát soát lại xem lại phòng sao có nhầm chữ nào không. Khi đã soát xong mới đưa quyển cho các quan đồng khảo chấm. Nội trường chấm xong, đến các quan ngoại trường chấm, đều chấm quyển sao bằng chữ son. Thi Hội thi lấy dấu ngoại trường làm chung thẩm, thi đình lấy dấu hai quan Độc quyển làm chung thẩm. Cách đề phòng này là để các khảo quan không thể nhận được dấu chữ của thí sinh.

Văn bài thi hội không phê ưu, bình, thứ, liệt mà phê phân, từ một phân đến mười phân. Một phân là thứ con, hai phân là thứ lớn, ba phân là bình thứ, bốn năm phân là bình, sáu bảy tám phân là bình lớn, chín mười phân là ưu. Quyển nào văn dở đánh hỏng thì phê bất cập nhất phân. Bất cập nhất phân tức là liệt.

Thi hương nếu văn của thí sinh nào bị phê liệt thì liền bị loại, không được vào kỳ sau. Nhưng thi hội thì khác. Văn của thì sinh mới bị một kỳ bất cập nhất phân vẫn được vào kỳ sau. Nếu kỳ sau lại bị bất cập nhất phân mới bị hỏng.

Thí dụ đệ nhất bất cập nhất phân, vẫn được vào đệ nhị. Đệ nhị được một phân, hay dệ nhất được một phân, đệ nhị bất cập vẫn được vào đệ tam. Đệ tam lại được một phân, vẫn được vào đệ tứ. Thí sinh nào trong bốn kỳ, không bị kỳ nào bất cập mà cũng bốn kỳ được từ bốn đén bảy phân, sẽ được đỗ thứ trúng cách. Hoặc là trong bốn kỳ, có một kỳ phê bất cập nhất phân, mà ba kỳ khác cộng được từ 8 phân trở lên cũng đươc đỗ thứ trúng cách. Các thí sinh bốn kỳ không bị phê bất cập nhất phân mà cộng bốn kỳ đuơc từ 8 phân trở lên được đỗ chánh trúng cách.

Như vậy những thí sinh, trong bốn kỳ có một kỳ bất cập nhất phân, còn ba kỳ khác đuợc nhiều phân ( mười lăm hay hai mươi phân chẳng hạn) có đuợc đỗ chánh trúng cách hay không? Trường hợp này không có lệ nhất định. Tôi nhận thấy khoa giáp thìn ( 1904), một thí sinh là Trần Văn Thống, một kỳ bị bất cập, ba kỳ được 13 phân, đuợc đỗ chánh trúng cách, rồi vào thi đình đỗ tiến sĩ, song tôi không thấy lệ định về trường hợp một kỳ bất cập, thì ba kỳ khác phải được bao nhiêu phân mới được đỗ chánh trúng cách.

C. THI ĐÌNH

1. Điều kiện vào thi đình

Từ năm thứ 18 niên hiệu Tự Đức trở về trước chỉ có chánh trúng cách đỗ ở kỳ thi hội mới được vào thi đình, và mới được xếp đặt vào hạng tam giáp, nhị giáp hay nhất giáp, tùy theo kỳ văn đình mà định. Còn những cống sinh đỗ thứ trúng cách ở kỳ thi hội, đều xếp ngay vào hạng phó bảng mà không được vào thi đình. Đến năm thứ 18, niên hiệu Tự Đức đổi lại phép thi. Các thí sinh chánh trúng cách hay thứ trúng cách đều được vào thi đình, rồi nhà vua tùy theo văn đình mà chia ra cho đỗ nhất giáp, nhị giáp hay tam giáp hay phó bảng.

2 .Diễn tiến cuộc thi

Thi đình là một khoa thi của nhà vua nên chính vị thiên tử làm chủ khảo.
Đến ngày thi, các cống sinh phải chực ở Đại cung môn từ mờ mờ sáng. Kế đó vào trước sân điện Cần chánh đã có một ban giám sát phụ trách việc trông coi. Ban giám sát toàn là vũ quan. Các cống sinh vào ở trứơc sân điện Cần Chánh đứng sắp hàng, số lẻ từ số 1 số 3 trở xuống, và số chẵn từ số 2, số 4 trở xuống, chia ra hai bên, rồi một viên chức phát đầu bài chế sách cho các cống sinh, mỗi người một tờ đầu bài. Đầu bài này viết bằng giấy vàng, cun tròn lại đưa cho cống sinh. Nhận đầu bài xong, cống sinh lạy năm lạy ở trước sân Cần Chánh, rồi về chỗ.

Từ giáp điện Cần Chánh quanh hành lang cho đến cửa Đại cung môn là nơi cống sinh ngồi làm bài. Cống sinh ngồi hai bên hành lang đã có chiếu trải sẵn. Số lẻ ngồi một bên, số chẵn ngồi một bên. Thí dụ bên lẻ cống sinh đỗ số trúng cách số một, rồi đến số ba; bên chẵn, cống sinh đỗ trúng cách số hai, rồi đến số bốn. Cống sinh người này ngồi cách người kia độ năm thước. Ban giám sát trông coi luôn, không cho các cống sinh được hỏi nhau. Kỳ thi đình, cống sinh chỉ vào người không, các thứ cần dùng, nhà vua đều ban cho.

Quyển thi, giấy để nháp bài trước khi viết vào quyển, bút và mực, đều được ban cho. Sáng sớm có ban bánh và nước trà, buổi trưa ban một bữa cơm thường, rồi từ trưa đến tối thỉnh thoảng lại ban bánh và nuớc trà. Thí sinh làm bài từ sáng sớm đến tối mịt là hết hạn, vì không có đèn cho nên các thí sinh phải liệu sao cho trước lúc tối phải viết bài cho xong. Một đôi khoa nếu bài chế sách có dài quá, nhà vua gia ân cho cống sinh mỗi người một cây sáp, đó là đặc ân lâm thời, chứ theo lệ thì bài thi phải viết xong trước lúc tối quá.

3. Cách chấm thi

Đầu bài tự vua ra. Kỳ thi đình là kỳ thi của nhà vua, chính nhà vua thân hành ra đầu bài, gọi là chế sách. Bài của các cống sanh làm, gọi là đối sách nghĩa là giải đáp những câu trong chế sách hỏi. Trong bài chế sách hỏi cả cổ và kim. Bởi lý do nàyvua đặt ra một ban giám khảo để giúp vua chấm bài. Ban này chia làm hai tiểu ban, nghĩa là bài thi có hai dấu chấm, là ban Duyệt quyển (dấu nội) và ban Độc quyển. Duyệt quyển là chấm sơ, có hai vị, thường thường cử các quan tam phẩm hay tứ phẩm sung vào. Độc quyển là chấm phúc, cũng có hai vị, là các quan đọc các quyển thi cho vua nghe mà định sự thủ xả.

Chức độc quyển thì thì tất là cử các quan đại thần, hàng thượng thơ, ít nhất là nhị phẩm. Dãu phê lấy dấu ban Độc quyển làm nhất định. Thí dụ quyển thi nào ban duyệt quyển phê có một hay hai phân, ban độc quyển phê ba phân thì theo dấu phê của ban Độc quyển mà lấy đỗ. Ban độc quyển chấm xong, phê xong, mới định quyển nào nên cho đỗ hạng nào, rồi đệ tâu lên để nhà vua định đoạt. Khi số đỗ đã định và đã được chỉ vua chuẩn y, thì kết quả đuợc tuyên bố trước ngày truyền lô hai ngày. Thí dụ mồng mười là ngày truyền lô, thì sáng mồng tám các cống sinh đã phải chực ở bộ Lễ để xem kết quả.

4. Cách lấy đỗ tiến sĩ và phó bảng

Cách lấy đỗ này, từ khoa đinh vị (1907) về trước hoàn toàn căn cứ vào văn đình. Các thí sinh đỗ chánh trúng cách cũng như các thí sinh đỗ thứ trúng cách, hễ văn đình đuợc phê ba phân là đuợc liệt vào hạng tam giáp, đuợc phê bốn hay năm phân là đuợc liệt vào hạng nhị giáp, đuợc phê sáu hay bảy phân là đuợc liệt vào hạng nhất giáp đệ tam danh (thám hoa), đuợc phê tám hay chín phân là đuợc xếp vào hạng đệ nhất giáp đệ nhị danh (Bảng nhãn), đuợc phê mười phân là đuợc liệt vào hạng đệ nhất giáp đệ nhất danh ( trạng nguyên).

Nhưng những thí sinh đỗ chánh trúng cách ở kỳ thi Hội, đuợc một ưu điểm hơn hạng thứ trúng cách là khi vào thi Đình, nếu văn đình chỉ phê một phân hay hai phân mà vì là chánh trúng cách ở kỳ thi Hội cho nên đuợc đô tam giáp tiến sĩ. Ngoài cái ưu điểm này, các thi sinh đỗ chánh trúng cách cũng như các thí sinh đỗ thứ trúng cách đuợc đỗ nhất giáp, nhị giáp hay tam giáp đôi bên cũng như nhau cả. Xem cách này ta nhận thấy cách lấy đỗ ở trường hội, trường đình chú trọng văn đình nhiều lắm. Thí dụ hai cống sinh, một người văn hội nhiều điểm lắm( 15 hay 20 phân) được đỗ hội nguyên ( đầu kỳ thi Hội). Đến khi vào thi đình văn chỉ được có một phân, tuy rằng vẫn đưọc đỗ tiến sĩ song phải đỗ cuối bảng.

Cùng khoa ấy, một cống sinh ở trường hội, mỗi kỳ chỉ được có một phân, bốn kỳ bốn phân, đỗ cuối bảng thứ trúng cách, vào thi đình, văn đình được phê ba phân, thế là cả hội lẫn đình cộng đuợc có 7 phân, thế mà ông đỗ cuối thứ trúng cách này được đỗ tam giáp tiến sĩ, đỗ trên ông chánh trúng cách, văn đình chỉ có một phân.

Thi Hội và thi đình không có giải ngạch định trước. Khoa nào cũng như khoa nào, cứ tùy văn thi mà lấy đỗ. Bởi thế có khoa đỗ nhiều đỗ ít. Có khoa có thám hoa, hoàng giáp và tiến sĩ, phó bảng, có khoa chỉ có tam giáp đồng tiến sĩ và phó bảng mà thôi. Thi Đình là để nhà vua tùy văn Đình mà cho đỗ chánh bảng hay phó bảng.

Chánh bảng có ba hạng.
Một là Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ
Hai là Đệ nhị giáp tiến sĩ xuật thân. ( hoàng giáp)
Ba là Đệ tam giáp dồng tiến sĩ xuất thân.
Hạng đệ nhất giáp lại có ba bậc:
Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên)
Đệ nhị giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh( Bảng nhãn)
Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đê tam danh( Thám hoa)
Phó bảng chỉ có một hạng là phó bảng.

5. Nghi lễ

Sau khi cuộc chấm thi Đình xong, nhà vua đặt ra nhiều nghi lể long trọng:
a. Lễ truyền lô: Lễ truyền lô là lễ xướng tên các ông mới đỗ đại khoa, từ tam
giáp tiến sĩ trở lên.
b. Lễ dự yến : vua ban yến cho các tân khoa
c. Khán hoa: xem hoa ở vườn thượng uyển.
d. Du nhai: dạo chơi các phố phường.
e. Tạ biểu: các quan tân khoa làm biểu tạ ơn vua.
f. Lễ thích điện: ở văn miếu Khổng tử.
Nguyễn Sĩ Giác

TUYẾT HUY * KHẢO CỨU VỀ SỰ THI TA


Giới thiệu:
Tiên sinh tên thật là Dương Bá Trạc ( 1884-1944), quê ở làng Phú Thị, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, lá anh ruột của Dương Quảng Hàm, và Dương Tụ Quán .Tiên sinh đỗ cử nhân Hán học năm canh tí (1900) lúc 16 tuổi nhưng không ra làm quan, chỉ tích cực hoạt động cách mạng. Tiên sinh tham gia trường Đông Kinh Nghĩa Thục, năm mậu thân (1908) bị Pháp kết án 15 năm đày Côn Đảo.Sau tiên sinh về, cộng tác với Nam Phong tạp chí. Khoảng 1932, tiên sinh cùng Dương Tụ Quán lập Văn Học tạp chí tại Hà Nội (Tuyết Huy giữ chức chủ bút còn Dương Tụ Quán làm chủ nhiệm). Năm 1943, người Nhật đưa Tiên sinh cùng Trần Trọng Kim qua Singapore nhưng khi đến dây tiên sinh mất vì bệnh ung thư.

Tác Phẩm: +Tiếng Gọi Đàn (văn)
+ Nét Mực Tình (thơ)
+Chữ Nho Học Lãy
+Chức Trách Sĩ Lưu

Bài ''Khảo cứu về sự thi ta'' của tiên sinh đăng trong Nam Phong tạp chí số 23, tháng 5-1919, trang 373-385, nay gần 100 năm vẫn sáng ngời giá trị lịch sử, vì vậy người nghiên cứu xin được phép đưa vào GIA HỘI THƯ TRANG để độc giả tham khảo. Trong bài này, Tuyết Huy tiên sinh chú thích rất kỹ lưỡng (chữ đứng) , nếu cần, người nghiên cứu cũng xin chú thích thêm (chữ nghiêng.). cho rõ ràng..

Nguyễn Thiên Thụ


I. PHÁT ĐOAN


Xưa nay có nước tất phải có người làm việc nước bất luận nước nào cũng đều cần phải có quan trong quan ngoài, người giữ việc này, kẻ lo chức kia thì công việc trong nước mới đâu ra đãy được. Những hạng ngưòi ấy bởi đâu mà có? Đại khái bởi ba đường này:

(1). là do tiến cử, như lệ các quận quốc cử người hiền lương phương chính ở đời Hán bên Tàu, lệ quan Tổng lý nội các cử các viên ở nước Pháp, nước Anh bên Âu châu, lệ các quan kinh, tỉnh cử trí ở đời Lê và bản triều ta vậy.
(2). là do sự sát hạch trong trường học như phép tường tự học hiệu về đời Tam đại bên Tàu , phép hạch tốt nghiệp ở các trường học bên tây, phép học Giám của ta vậy.
(3). là do thi cử như thi hương, thi hội ở bên Tàu ở bên Tàu và bên ta, các sở thi lấy người làm việc ở Tây vậy.

Ba cách lấy ấy làm ra đều có thành hiệu mà cũng không có cách nào khỏi mối tệ: tiến cử thì thiện loại cùnbg nhau cất nhắc được nhưng có người lạm dụng cái quyền tiến cử của mình, bà con, quen thuộc, không khỏi cái tệ thiên tư; thi cử thì thủ xả khó điều tình vị được, nhưng bình thời không biết tài học của người ta, vàng thau ngọc đá, không khỏi có tệ hỗn hào; sát hạch trong trường học thì giỏi dở hơn kém, có thể biết tinh tường được, nhưng có nhiều người thác thỉ khôi kỳ, không chịu được khuôn khổ nhà trường thúc phọc cũng không khỏi cái tệ di tài.

Tuy nhiên, so sánh trong ba cách ấy, có cái thành hiệu nhiều mà mối tệ it, có cái thành hiệu it mà mối tệ nhiều. Việc thiên hạ không gì toàn lợi cũng không gì toàn hại; chỉ tính cái phân số lợi hại nhiều ít mà làm là phải. Cách tiến cử thiên tư phần nhiều, chớ đắc nhân phần it, cách thi cử kiểu hãnh phần nhiều chớ thực tài phần it; duy cách sát hạch trong trường học hàng ngày vét được tính nết tốt xấu, công khóa hơn thua, tính nốt ( note) có sổ, lên lớp có thi, đến kỳ tốt nghiệp, sát hạch tất không lầm nữa; dù quan giám khảo có muốn tư vị đi nữa nhưng sức học hồi bình nhật, thầy giáo đã công nhận, đồng bối đã biết nhau, khoé gian cũng dễ lòi ra được, kẻ làm gian có chỗ sợ mà không dám làm lung nên so sánh trong các cách lựa lấy người, có cách sát hạch trong trường học là công chánh, có thành hiệu nhiều, mối tệ it hơn cả.

Huống chi đời bây giờ sự giáo dục nước nào cũng mỗi ngày một tiến bộ, trong nước người nào cũng có ở qua trường học, làm nghề gì cũng phải có học trường học chuyên môn nghề ấy, thì những người thác thỉ kỳ khôi thì dù có cái tư cách không hợp ở trường học này, tất có hợp ở trường học khác, đã hợp tất chịu được quy củ trường ấy mà học đến tốt nghiệp thành tài; cái tệ di tài cũng không lấy làm quan ngại vậy.

Các nước văn minh bây giờ, cách lựa lấy người đều dùng cách sát hạch trong trường học cả (NP 373) tuy cũng có cách tiến cử, cách thi nhưng vẫn lấy cách sát hạch trong trường học làm cốt; tiến cử chẳng qua cũng cử trong những người đã có trúng tuyển ở các trường học mà lựa ai là người có tài đức, có kinh lịch, xứng đáng về cái chức vụ ấy hơn hết thì cử đó thôi; thì chẳng qua cũng thi trong những người tốt nghiệp ở một cái trường chuyên môn nào đãy mà lựa ai đủ sức làm việc về nghề chuyên môn ấy thì lấy đó thôi.

Tàu và ta thuở nay, cách lựa lấy người, thịnh nhất là cách khoa cử. Từ năm Quang Tự duy tân biến pháp, Tàu đã bỏ thi hương, thi hội, đổi làm phép tưởng lệ trong các học đường rồi. Ta nhờ nhà nước Bảo hộ khai hóa dần dần, trường học một ngày một mở thêm, lấy học trò tốt nghiệp ở các trường trung học, đại học bây giờ mà thay vào những tiến sĩ cử nhân thời trước; thi hương ở Bắc kỳ đã bãi hẳn hai khoa rồi, mới năm ngoái đây lại có chỉ dụ bãi cả thi hương ở Trung kỳ, còn để thi nốt một khoa hội năm nay nữa là chung cục khoa trường. Nhân thế khảo cứu hết lai do về sự thi ta mà tỏ bày chỗ phải quấy, chỗ nên chỗ hư, để làm cái tài liệu sau này cho các nhà khảo cổ bình luận, tưởng cũng không phải là một chuyện vô ích vậy.


II. CÁI LỊCH SỬ KHOA CỬ Ở NƯỚC TÀU

Tên tiến sĩ có từ đời Chu nhưng đời ấy chưa đặt phép thi, còn lựa lấy ngừời ở trong trường học quan Hương đại phu lựa những người tuấn tú ở trong trường hương học, cử lên quan Tư đồ gọi là tuyển sĩ, quan Tư đồ lại lựa những người tuấn tú trong hạng tuyển sĩ gọi là tuấn sĩ; những người tuấn sĩ được vào trường quốc học gọi là tạo sĩ; quan Đại nhạc chính lại lựa những người tuấn tú trong hạng tạo sĩ gọi là tiến sĩ, những người ở trường hương học cử lên làm quan lại các hương, các toại ; những người ở quốc học cử lên dùng làm quan đại phu, quan sĩ , hai chữ "tiến sĩ" thủy từ đãy mà chưa phải là cái huy hiệu đỗ thi hội như đời sau. Tên cử nhân có từ đời Hán nhưng thời ấy cũng chưa đặt phép thi, còn dùng cách tiến cử, giao cho các quan ở quận quốc cử ba hạng người: một hạng "hiền lương phương chính", một hạng hiếu liêm'', một hạng bác sĩ đệ tử gọi là cử nhân quận này, cử nhân quận kia. Đời vua Hán Văn Đế mới bắt cử hạng người "hiếu liêm " và hạng " phương chính", đời Hán Vũ Đế mới bắt cử hạng người"hiếu liêm" và hạng người "bác sĩ đệ tử ". Tuy cũng có thi một bài đối sách như ông Tiều Thố đối sách đời vua Văn Đế, ông Đổng Trọng Thư, ông Công Tôn Hoằng đối sách đời vua Vũ Đế, nhưng phải do quận quốc cử lên trước mới được dự thí, không phải đặt hẳn ra một khoa thi, ai cũng có thể vào thi được. Hai chữ '' cử nhân'' thủy từ đãy, mà chưa phải là cái huy hiệu đỗ thi hương đời sau. Đến vua Tùy Dượng Đế mới đặt khoa thi tiến sĩ, thi phú và thơ. Tiến sĩ đời sau đó là tị tổ (NP, 374) .


Đến đời Đường phép thi càng tinh mật hơn, đại ước chia làm ba khoa: sinh đồ , cống cử và chế cử Các nhà học ở kinh sư và các trường học ở châu huyện, học trò đỗ tốt nghiệp, đưa lên thi ở tòa thượng thư gọi là sinh đồ. Những người không phải học trò các trường, chịu thi ở châu huyện trước, ai trúng tuyển cũng được đưa lên thi tại tòa thượng thư, gọi là cống cử. Ngoài ra có một khoa nữa để đãi những bậc phi thường, thì Thiên tử thân ra một bài đối sách cho thi thì gọi là chế cử. Đỗ khoa sinh đồ và khoa cống cử chia ba hạng: tú tài, tiến sĩ và minh kinh . Cách thi mỗi hạng mỗi khác. Hạng tú tài thi năm đạo văn sách hỏi về phương lược cầu trị; hạng tiến sĩ thi hai bài tạp văn, năm đạo văn sách hỏi về thời vụ; hạng minh kinh thì thi mười câu văn sách hỏi về nghĩa năm kinh. Ngoài ra lại xét đến khổ người: tiếng nói , chữ viết, lời phán: khổ người phải trọng hậu mà phương phi, tiếng nói phải biện bác mà đứng đắn, chữ viết phải lối chân tươi đẹp, lời phán phải văn lý ưu trường. Phép thi đời Đường thịnh hành có ba hạng ấy; thỉnh thoảng có đặt thêm khoa thi pháp luật, khoa thi toán học, khoa thi hiếu liêm, khoa thi sử học, khoa thi ba truyện Xuân Thu nhưng không phải lệ thường vậy.


Đến đời Tống phép thi đại lược cũng giống đời Đường mà thịnh hành nhất là khoa thi tiến sĩ: thi thơ, phú, tạp văn,sách luân và thiếp kinh, thi ban đầu mỗi năm mỗi thi, sau cách năm một lần, sau nữa mỗi ba năm một lần. Ba năm thi một kỳ là bắt đầu từ đó. Ông Vương An Thạch làm tướng vua Tống Thần Tông lấy thi phú tệ chỉ chuộng về từ chương thì thiếp kinh tệ chỉ thiên về ký tụng nên đổi phép thi lại, thi tiến sĩ không dùng thơ phú, chỉ hỏi nghĩa kinh; sau vì nhiểu người để thi phú, bàn luận phân vân, lại chia làm hai khoa, một khoa thi nghĩa kinh, một khoa thi thơ phú . Đời Tống hai khoa thi ấy tịnh hành: khoa chế cử, Tống cũng đặt theo như Đường , tự đời Tống Thần Tông bãi đi, sau đổi, thành khoa hoành từ, sau lại đổi làm khoa tử học kiêm mậu.


Người Mông Cổ chiếm được nước Tàu, việc cai trị mỗi cái mỗi sơ sài phép thi cũng không xêp đặt gì cả. Vua Nguyên Nhân Tông mới châm chước phép cũ, định mỗi ba năm, một lần thi, chia tiến sĩ ra hai bảng, bảng phía hữu người sắv mục giống Mông Cõ, phiá tả người Hán tộc. Ai đỗ phải biết chữ Mông Cổ và thông đạo giáo Hồi, ấy cũng là một cái lối cai trị người khác giống vây.

Đời Minh thì phép thi rất tường, chia làm hương thí, hội thí, đình thí; cứ năm tí , ngọ ,mão , dậu , học trò các tỉnh, ở tỉnh nào thi tỉnh nấy, gọi là hương thí, qua năm sửu , mùi , thìn , tuất , ai đỗ hương rồi thi tại bộ Lễ trong kinh, gọi là hội thí.

Đỗ hội rồi Thiên tử thân ra một bài đối sách thi ở điện đình, gọi là đình thí. Hương thí, hội thí, đình thí là bắt đầu từ đó. Nhà Thanh theo phép thi của nhà Minh chỉ đầu bài có hơi khác một chút. Đầu bài thi đình thì cũng theo như hồi đầu đời Minh, thi một đạo văn sách hỏi thời vụ. Đầu bài thi hương, thi hội hồi đời Minh, trường nhất thi hai bài nghĩa tứ truyện, bốn bài nghĩa ngũ kinh, Thanh đổi ba bài nghĩa tứ truyện, một bài thơ ngũ ngôn tám vần, trường nhì một bài luận, năm câu phán đổi (NP, 375) làm năm bài nghĩa ngũ kinh; trường ba năm đạo văn sách luận hỏi kinh sử và thời vụ, đổi làm năm đạo sách luận muốn hỏi đâu thì hỏi. Đỗ thi đình chia làm ba bậc: bậc nhất là nhất giáp, chỉ ba tên: tên đầu trạng nguyên, tên thứ nhì bảng nhãn, tên thứ ba thám hoa, đều cho là tiến sĩ cập đệ. Bậc nhì là nhị giáp, cho tiến sĩ xuất thân. Bậc ba là tam giáp, cho là đồng tiến sĩ xuất thân. Nhị giáp, tam giáp không định ngạch, tuỳ khi lấy ít lấy nhiều. Cách thi nước ta từ Lê đến giờ, tức bắt chước hơi giống như thế.

III. CÁI LỊCH SỬ KHOA CỬ Ở NƯỚC TA

Năm thứ tư niên hiệu Thái Ninh đời vua Nhân tông, khoa ất mão (lịch tây năm 1076), thi kén lấy người minh kinh bác học, người Gia Định, huyện Gia Bình, Bắc Ninh bây giờ), ông Lê Văn Thịnh đỗ đầu; khoa cử nước ta mới có từ đãy.

Một đời Lý thấy ở trong sử chỉ có sáu khoa: khoa thi ấy với khoa bính dần (lịch tây năm1087) thì kén người văn học sung vào viện Hàn lâm, khoa nhâm thân (lịch tây năm 1093) thi đình, khoa ất dậu (lịch tây năm 1110) thi học sinh, khoa ất tỵ (lịch tây năm1130), khoa quý sửu (lịch tây năm1138) đều thi kén người vào thị học. Khoa bính dần, sử chép người đứng đầu là Mạc Hiển Tích, khoa ất tị, sử chép ba tên đỗ đầu là Bùi Quốc Khái, ông Đỗ Thế Diên, và ông Đặng Nghiêm; ngoài ra không truyền. Tưởng chừng đời Lý nối sau đời Đinh, đời Lê lấy võ công làm trọng, phần thì khi ấy đạo Thích , đạo Lão đương thịnh hành; coi đời vua Lý Anh Tông (lịch tây năm1138-1155) còn lấy ba giáo thi học sinh thì biết. Cho nên lựa người bổ quan, phần nhiều còn lấy ở trong quân nhân và trong tăng đạo, phép thi thảo lược, chưa lấy gì làm tinh tường.

Đến đời Trần thì phép thi đã hơi kỹ. Vua Trần Thái Tông tức vị năm thú tư niên hiệu Thiên Ứng (lịch tây năm 1232) thi thái học sinh (tức như thi tiến sĩ đời sau ) chia làm ba giáp ( như phép thi hội đời Minh bên Tàu), năm thứ 11 (năm 1239) lại định hẳn bảy năm một khoa thi; thấy ở trong sử có chép một khoa lấy đỗ năm mươi mốt tên : ba tên tam khôi, bốn mươi lăm tên thái học sinh, mà ông Nguyễn Hiền mười ba tuổi đỗ trạng nguyên, ông Lê Văn Hưu mười tám tuổi đỗ bảng nhãn cũng là lắm vậy. Năm bính thìn ( 1248), lại chia người tứ chánh (Bắc kỳ bây giờ) là người kinh, người Hoan Ái (Thanh Nghệ bây giờ) là người trại, hai dằng lấy riêng ngạch đỗ, cũng đều có trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; đường thời có cái danh hiệu "trạng nguyên kinh", và "trạng nguyên trại".

Đời vua Trần Thánh Tông ( 1258- 1282), lại hợp kinh trại cùng thi làm một, lấy đỗ ba tên tam khôi, hăm bảy tên thái học sinh. Đầu bài thi trước kia thế nào, không xét được rõ. Tự năm thứ mười hai niên hiệu Hưng Long đời vua Trần Anh Tông ( năm 1311), định lại phép thi, chia làm bốn kỳ; kỳ thú nhất ám tả, kỳ thú nhì kinh nghĩa và thơ phú; kỳ thứ ba chế, chiếu, biểu; kỳ thú tư văn sách. Khoa ấy ông Mạc Đỉnh Chi đỗ trạng nguyện, ông Nguyễn Trung Ngạn đỗ hoàng giáp, nhi giáp gọi là hoàng giáp bắt đầu tự đãy. Năm thứ hai niên hiệu Long Khánh đời vua Trần Duệ Tông ( năm 1370), đổi thái học sinh gọi là tiến sĩ: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, hoàng giáp cho đến cập đệ xuất thân, tiến sĩ cho là đồng cập đệ xuất thân (NP, 376). Khoa ấy đình thí tại hành cung Thiên Trường (phủ Xuân Trường, Nam Định), lấy năm mươi tên tiến sĩ.

Phép thi hương cũng định từ đời ấy, trúng tuyển gọi là cử nhân, mới được dự vào thi hội. Sau lại định lại đầu bài thi hội, trường nhất bỏ ám tả, thi kinh nghĩa, trường nhì thơ phú, hai trường kia để như cũ. Phép thi lúc ấy, qua mấy lần sửa đổi, đã rất là tinh tường; tự Lê cho chí bản triều đều phỏng theo thế cả. Hồ Quý Ly cũng định lại phép thi, đặt thêm một kỳ toán pháp, cũng có ý hay. Vua Lê Thái Tổ bình Ngô dựng nước, sau vì loạn người Minh chiếm nước, điển lệ trong nước tán dật không còn. Năm thú hai niên hiệu Thuận Thiên ( năm 1489), mới thi quan viên sĩ dân thiên hạ tại Đông Đô (tại Hà Nội bây giờ), quan văn, quan võ trong ngoài từ tứ phẩm trở xuống có ai tinh thông kinh sử võ kinh, cho vào thi cả; năm thú tư lại thi chân nho chính trực, hai khoa ấy hoặc thi kinh nghĩa, hoặc luận phú, hoặc sách đề, đều tuỳ tài lấy đỗ, bất thứ cất dùng, mà khoa hương, khoa hội lúc ấy chưa kịp cử hành vậy.

Đến năm đầu niên hiệu Thiệu Bình đời vua Lê Thái Tông ( năm 1433), định lệ sáu năm thi một khoa, năm trước các đạo ( đời Lê gọi tỉnh là đạo), thi hương, năm sau thi hội, trúng tuyển ấy đều cho là tiến sĩ xuất thân. Đầu bài thi trường nhất một bài nghĩa kinh, bốn truyện mỗi truyện một bài nghĩa truyện, bài nào cũng hạn ba trăm chữ trở lên, trường nhì chế, chiếu biểu, trường ba thơ phú, trường tư một đạo văn sách, hạn một ngàn chữ trở lên.

Năm thứ năm mới mở khoa thi, hơn một tháng thi đình, vua ngự điện đình hỏi một bài đối sách, duyệt quyển rồi sai quan đọc sắc xướng danh, lấy đỗ bảy tên vừa trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ, hai mươi ba tên phó bảng, mang ân mạnh ăn yến, lĩnh mũ đai xiêm áo vinh quy làng. Tiến sĩ vinh quy thành lệ từ đấy. Năm thú bảy niên hiệu Quang Thuận đời vua Lê Thánh Tông ( năm 1466) định lệ ba năm một khoa thi: năm tí, năm mão, năm ngọ, năm dậu thi hương, năm sửu, năm mùi, năm thìn, năm tuất thi hội. Ba năm một khoa thủy từ đãy.


Đầu bài thi: năm thứ ba niên hiệu Quang Thuận ( 1462), định thi hương trường nhất năm đạo kinh nghĩa, trường nhì chiếu chế biểu, dùng tứ lục cổ thể, trường ba thơ dùng luật Đường, phú dùng cổ thể và tao tuyển, hạn ba trăm chữ sắp lên, trường tư một đạo văn sách hỏi kinh sử và thời vụ, hạn một ngàn chữ sắp lên; năm thứ ba niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông ( năm 1462) định thi hội, trường nhất ra mỗi kinh ba bài nghĩa, học trò lựa lấy mỗi kinh một bài làm văn, duy kinh Xuân Thu hai bài phải làm cả, gộp thành một bài, mỗi truyện hai bài nghĩa, học trò lựa lấy mỗi truyện một bài làm văn; trường nhì chiếu chế biểu mỗi thứ ba bài; trường ba thơ phú đều một bài, trường ba một bài văn sách hỏi ý nghĩa kinh sách và chính trị lịch triều. Về sau các đời hơi thêm bớt, nhưng cũng không qua kinh nghĩa, tứ lục, thơ phú, văn sách, ra vào trong mấy lối văn ấy mà thôi (NP 377).


Bia tiến sĩ dựng tự đời Lê Thái Tông (năm 1433- 1442) bộ Công đục đá, văn thần soạn bia theo thứ tự đỗ cao thấp đề tên các ông nghè, ý để làm trọng cái thanh giá tiến sĩ, lưu cái công luận ngàn đời vậy.

Tiến sĩ đến đời Lê, lễ đãi rất là long trọng: quan Hồng lô truyền tờ chế vua, xướng những tên đỗ, quan Lại bộ ban ân mệnh, mũ áo, quan Lễ bộ bưng bảng vàng có phường nhạc dẫn đến cửa hoàng thành treo yết, các ông tiến sĩ được ban yến ở Lễ bộ đường, quan coi tàu ngựa sắp ngựa Ngự để đưa về quán ngụ, vinh diệu không gì bằng. Đến đời Hậu Lê, càng thêm long trọng nữa:cấp phẩm phục vinh quy, dân bản quán phải cờ trống tiếp rước, quan sở tại phải bắt dân hàng tổng làm dinh, tam khôi được vào viện Hàn lâm, đồng tiến sĩ cũng bổ chức khoa đạo, không phải đi làm phủ huyện; ra làm quan ngoài, được làm quan đường giữ ấn, không phải phó nhị ai; những cái ấy đều là ân vinh đặc biệt tự lúc có khoa mục đến giờ chưa từng có vậy.

Bản triều đức Thế tổ nhất thống nam bắc, phép thi cũng châm chước theo đời Lê: năm thứ sáu niên hiệu Gia Long ( năm 1807) mở khoa thi, đầu bài thi định bốn trường, trường nhất định một bài nghĩa kinh, một bài nghĩa truyện là túc quyển, trường nhì chiếu, chế, biểu; trường ba một bài thơ luật Đường, một bài phú, trường tư văn sách, quán quyển bốn trường mới lấy đỗ, đánh hỏng. Năm thứ sáu niên hiệu Minh Mạng (1825), định lệ quán quyển: bốn trường ưu cả là hơn nhất, thứ đến ba ưu một bình, thứ đến ba ưu một thứ, hoặc hai ưu hai bình, thứ đến hai ưu, một bình, một thứ, hoặc hai ưu, hai thứ, hoặc một ưu ba bình, hoặc ba ưu một liệt, thứ đến một ưu hai bình, một thứ, hoặc bốn trường bình cả, hoặc một ưu ba thứ, hoăc ba bình một thứ, hoặc hai bình hai thứ, hoặc một bình ba thứ, tính suốt bốn trường lấy người đậu trên đậu dưới.

Đời Tiền Lê đỗ hương gọi là cử nhân, tú tài. Đời Lê gọi cử nhân là hương cống, tú tài là sinh đồ; đờI Gia Long còn theo gọi như cũ, đến năm ấy lại đổi gọi là cử nhân, tú tài.

Năm thứ mười ba ( năm 1832), sửa lại phép thi: bốn trường rút bớt đi một trường, trường nhất kinh nghĩa, trường nhì thi hương một bài thơ thất ngôn, một bài phú tám vần, trường ba văn sách; thi hội một bài thơ ngũ ngôn, một bài phú cũng tám vần, trường ba văn sách. Năm thứ tư niên hiệu Thiệu Trị năm 1844), định phàm thi Hội thông ba trường được trên mười phân trở lên là trúng cách, bốn phân đến chín phân hoặc một trường bất cập phân mà hai trường kia lại được trên mười phân trở lên lấy đậu phó bảng; lại định các quan giáo, huấn có chân cử nhân, tú tài, đến kỳ thi hội, cũng bđược tình nguyện vào thi.

Năm thứ tu niên hiệu Tự Đức ( năm 1851) lại thi bốn trường, bỏ lệ quán quyển cả bốn trường mới lấy đậu đánh hỏng.; thi hương trường nhất trúng cách mới cho vào trường nhì, trường nhì trúng cách mới cho vào trường ba, trường ba trúng cách mới cho vào trường tư; trúng được bốn trường đậu cử nhân, chỉ trúng ba trường cũng được đậu tú tài; thi hội thì thông bốn trường dược tám phân trở lên là trúng cách, bốn phân đến bảy phân hoặc một trường bất cập phân mà ba trường kia được trên chín phân, lấy đậu phó bảng.

Lệ cũ phó bảng không được vào thì đình, tự năm ấy sắp về sau cho trúng cách cùng phó bảng đều được vào thi đình cả. Sau định thi hội thi bốn trường, thi hương chỉ thi ba (NP, 378) trường thôi: trường nhất kinh nghĩa, trường nhì chiếu chế biểu, luận, trường ba văn. Được it năm trường nhì lại bỏ thiếu, biểu, luận, thi, thơ phú như hồi năm Minh Mạng. Năm đầu niên hiệu Kiến Phúc định phàm thi hương quyển nào văn có ưu bình phải thi thêm kỳ phúc hạch xét coi văn lý nét chữ giống mấy kỳ trước thì lấy đậu cử nhân, văn lý kém đánh xuống tú tài, văn lý bất thông cùng vớI nét chữ không phù trích giao bộ Lễ cứu nghĩ. Năm đầu niên hiệu Đồng Khánh ( năm 1886), định trường Hà, trường Nam thi chung làm một, lấy đậu năm mươi ba cử nhân, một trăm năm mươi chín tú tài; từ năm thứ ba ( năm 1888) sấp về sau vì sĩ số tăng nhiều, mỗi khoa lại lấy thêm it tên nữa.


Ngoài thi hương, thi hội, lại còn có những bất thời mở ra thi như khoa hoành từ ?? đời Tiền Lê, khoa sĩ vọng ??, khoa tuyển cử ??., khoa đông các ?? đời Hậu Lê; khoa hoành từ, khoa cát sĩ ??, khoa nhã sĩ ??, khoa yêm bác ?? đời bản triều; đầu bài tùy khoa muốn ra thế nào thì ra, không thể lệ nhất định, người trúng tuyển danh vị cũng kể như ông nghè, có ý để đãi những người yêm trệ, có tài học phi thường, mở lối cầu hiền thật thấy rộng lắm.


Tóm lại cái lịch sử khoa cử nước ta, phép thi đời Lý, điều lệ chưa định, kỳ hạn chưa rành, còn sơ lược lắm; phép thi đời Trần, khoa kỳ hạn là bảy năm, ngạch đỗ chia là ba giáp, thể thức đã hơi tường; tự Lê đến bản triều đặt ra có trường quy, có văn thể, bài thi thì mấy trường quán quyển, kỳ thi thì ba năm một khoa, thể thức rất tường, thành cái phép nhất định, lấy khoa mục lựa ngườI cũng hệt y Minh Thanh Tàu vậy.


IV. CÁC ĐIỀU LỆ VỀ THI HƯƠNG

Phép thi hương có tự đời Trần mà điều lệ chưa được tinh mật lắm. Tự Lê sấp sau mỗi khoa mỗi ngày thêm tinh mật. Tới khoa thi, trước chín, mười tháng, hoặc trước năm, sáu tháng, lý trưởng các làng phải loại khai những tên học trò thi. Các quan đốc học các tỉnh phải hội đồng với quan tỉnh định ngày hạch học trò, các quan giáo huấn chấm sơ, quan đốc chấm phúc, quan tỉnh duyệt lại, tỉnh lớn lấy đỗ chừng năm sáu trăm, tỉnh nhỏ chừng hai, ba trăm, người nào đỗ hạch, trước ngày thi nửa tháng, phải nộp quyển thi tại quan đốc tỉnh mình, có thừa lễ thâu quyển.

Trước ngày thi sáu bảy hôm, quan tổng đốc các tỉnh đệ quyển tại trường thi, có quan đề điệu đốc sức lại phòng thâu quyển thi ( mặt quyển thi đề rõ họ tên, niên canh, quán chỉ và cung khai tam đại mình) đóng giấu diện, giấu giáp phùng, biên những tên học trò thi vào sổ trường, trước ngày thi một hôm. Yết bảng cửa, biên những tên nào vào vi nào. Trường chia làm bốn vi, mỗi vi hai cửa, đêm dạng ngày vào trường, tám cửa có tám ông quan lớn coi việc trường ngồi, lại phòng xướng tên từng người, đến lượt ai thì người ấy lĩnh quyển vào trường, tảng sáng ra đầu bài, học trò làm văn đến trưa phải viết chừng một phần quyển xin đem đóng giấu nhật trung, đến tối, trống thu không ba hồi, phải làm văn xong đem quyển nộp xin đóng giấu vỹ ở cuối quyển rồi ra trường, quá hạn thì bỏ ngoại hàm không được chấm.

Trường nhất chấm xong, ai không bị loại thì lại vào trường nhì, cho đến trường ba, trường tư đều vậy cả. Trong trường chia (NP 379) năm khu, bốn khu xung quanh là bốn vi chỗ học trò ngồi làm văn, mộ khu chính giữa là khu quan trường ở và làm việc, chính giữa khu ấy có một cái nhà thập đạo, nghĩa là các ngả đi thông tới cái nhà ấy được cả, các quan chủ khảo ngồi ra đầu bài, các người chức dịch làm công việc trường, học trò lấy giấu, nộp quyển đều ở đó cả.

Quan chánh, phó chủ khảo, quan phân khảo, quan ngự sử, quan đề điệu, quan giám khảo ở ngoại trường; các quan sơ khảo, phúc khảo ở nội trường. Quan chánh phó chủ khảo, coi hết việc trường và giữ quyền thủ xả, thường lựa quan triều tự tam phẩm sắp lên sung chức ấy.


Quan phân khảo giúp chánh phó chủ khảo về sự chấm quyển, tùy trường lớn nhỏ, có trường đặt một ông, có trường đặt đến hai ba ông, thường lựa quan triều tự ngũ phẩm sắp lên sung chức ấy. Quan ngự sử chủ việc xem xét gian phi, ngày thi giữa hai vi có một cái chòi , hai ông ngồi hai chòi coi cả các vi; khi chấm quyển trinh xát các quan có điều gì tình tiết, thường lựa quan triều từ ngũ phẩm sấp lên sung chức ấy. Các quan sơ khảo, phúc khảo, giám khảo chia phần việc nhau chấm quyển; tùy trường quyển thi nhiều, quyển thi ít, giám khảo lấy hai ông, hoặc ba ông, phúc khảo lấy bốn ông hoặc sáu ông, sơ khảo lấy mươi mười hai ông, hoặc mười bốn mười sáu ông, thường lựa các quan giáo, huấn hoặc tiến sĩ, cử nhân tại quán sung chức ấy.


Quan đề điệu chủ việc truyền bảo coi sóc các người lại phòng làm sổ thi, sổ lấy đậu, yết bảng, phát quyển, tống quyển chấm, v. v. . thường lựa quan võ tứ phẩm sấp lên sung chức ấy, mỗi kỳ thi học trò nộp quyển hết, quan đề điệu thu tất cả quyển thi bỏ vào rương, truyền lại phòng giọc phách, mã số hiệu rồi cất phách vào một rương niêm lại, tống quyển cho các quan sơ khảo chấm, sơ khảo chấm rồi đến các quan phúc khảo chấm, phúc khảo chấm rồi đến các quan giám khảo chấm, giám khảo chấm đến các quan chủ phân khảo chấm, đủ bốn dấu chấm rồi hợp phách lại xem quyển nào đậu, quyển nào hỏng, làm sổ gián bảng, yết ra cửa trường.

Thi đủ mấy kỳ quán quyển lại quyển nào văn lý vào hạng vừa thì lấy đậu tú tài, vào hạng tốt thì cho vào thi kỳ nữa gọi là kỳ phúc hạch lấy đậu Cử nhân , dư người nào thì bỏ xuống tú tài, có ngườI văn kỳ ấy xấu quá đánh hỏng tuột. Chấm quyển định đậu hỏng hơn kém, dùng bốn chữ phê ưu ?, bình ?, thứ ?, liệt ? ; ưu là nhất, bình là khá, thứ là vừa, liệt là hỏng hẳn. Lại còn trường quy nghiêm nhặt, ai phạm cũng không hòng đậu được: mang sách vào trường bị đuổi; trong vi người nọ chạy hỏi người kia bị đuổi; làm văn nhỡ viết chữ húy nhà vua, nhỡ nói câu gì lăng mạn đến nhà vua, bị tội; xóa, chữa, móc lên, móc xuống quá mười chữ bị đánh hỏng; lầm chỗ giấu cũng bị đánh hỏng; làm tỳ ố quyển bị đánh ; hỏng; lầm chữ đầu bài bị đánh hỏng; nói việc kim thờI gặp những chữ nhà vua hay kể đức tính vua không viết đài cao lên hàng bị đánh hỏng; ai giữ khỏi bấy nhiều đậu phạm mà văn lý lại tốt mới đậu được.


Hôm yết bảng đậu, các quan trường ngồi tại cửa giữa trường, lại trường xướng tên cử nhân, từ thủ khoa cho chí đội bảng, đến tên ai người ấy dạ mà vào, lĩnh mũ áo (NP. 380)., khâm cấp, cách hai ba ngày bận mũ áo tề chỉnh lạy tạ ơn vua tại hành cung, lễ xong được ban ăn yến. Những đồ vật dụng cung ứng các quan trường, tre nứa làm nhà cửa phên rậu trường, và mũ áo, cổ yến các cử nhân mớI đều trích tiền công khố, giao quan sở tại tỉnh có trường chu biện. Trường thi hương đời Lê định bẩy chỗ: Phuịng Thiên ( tức Hà Nội bây giờ, kinh đô đờI Lê), Sơn Nam (tức Hưng Yên, Nam Định bây giờ), Sơn Tây, Hải Dương Thanh Hóa và Nghệ An; đời bản triều định sáu chỗ: Thừa Thiên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Định, Nam Định và Bắc Thành ( Hà Nội bây giờ).


V. CÁC ĐIỀU LỆ VỀ THI HỘI

Điều lệ thi hội đến đời Lê đã rất là tinh mật, bản triều cũng châm chước làm theo: cứ năm trước thi hương năm sau thi hội . Năm sửu, thìn, mùi, tuất mùa xuân tháng ba mở khoa. Những cử nhân tại quán, ai không muốn đi thi phải làm giấy cáo, những người đi thi quan tỉnh phải kê tên vựng thành sách, đệ vào bộ Lễ và cấp giấy hộ chiếu cho từng người. Trước mười ngày, các người có tên thi phải nộp quyển thi tại bộ Lễ .

Những thể thức thu quyển, phát quyển, yết bảng cửa, học trò vào trường, làm văn, lấy giấu, nộp quyển cũng như thi hương. Các trường quy trong khi học trò viết quyển thì cũng phải giữ cho khỏi phạm. Trường cũng chia ra nội trường, ngoại trường, giữa nhà thập đạo, giống như trường thi hương, duy khác có chỗ học trò ngồi làm văn chia hai vi, có lều sẵn, lúc vào trường không đến nỗI cổ đeo vai vác lếc thếch như vào trường hương.


Quan trường: một quan chánh chủ khảo, một quan phó chủ khảo, một quan tri cống cử, sáu quan đồng khảo , quan chánh, phó đề điệu, quan giám đằng lục, quan giám đối độc, đều một viên, giám thí, tuần xát hai viên, nội liêm giám thí bốn viên, ngoại trường tuần sát bốn viên. Học trò vào trường, ra trường do quan đề điệu trông mở cửa, đóng cửa; quan giám đằng lục trông chép quyển lại, rồi điưa lại quan giám đối độc; quan giám đối độc soát quyển chép lại đúng hết, rồi đưa lại quan đề điệu phân phát cho các quan nội trường chấm trước, ngoại trường chấm sau; quan giám thí tuần sát giữ việc canh gác xem xét tất cả trong trường, ngoài trường có phi vi đâu thì bắt trị tội; quan nội liêm giám thí chủ việc cdò xét tệ lậu ở nội trường; quan ngoại trường tuần sát chủ việc dò xét tệ lậu ở ngoại trường. Quyển thi chấm xong hợp với nguyên quyển, quyển nào đúng phân thì lấy đậu, thiếu phân thì đánh hỏng. Xong bốn trường quán quyển, ra bảng trúng cách, định ngày vào thi đình.


Đến ngày sở quan thượng thiết bày ngự tọa ở chính giữa điện Cần chánh, đặt bàn hương án trước ngự tọa, để hai bên thềm điện hai cái bàn xếp quyển (NP 381) thi, nghiên, bút mực ở trên, một viên quan tuyên chế sách, một viên quan bộ Lễ đứng bên tả thềm điện; các quan đề điệu, tri cống cử, giám thí đứng hai bên thềm điện; các quan đề thí, lính Cẩm y vệ bày cờ xí trương hoàng; một hồi trống, các quan văn võ mặc đồ phẩm phục phân ban đứng ngoài cửa điện,, hai hồi trống, phụng ngự giá ra điện,: quan tự ban dẫn các quan ban văn vào thị lập bên tả thềm điện,ban võ bên hữu thềm điện, các viên trúng cách, cuốu ban bên tả. Làm lễ năm lạy xong, quan tự ban dẫn các viên trúng cách tiến vào quỳ giữa thềm điện; quan Lễ bộ tâu học trò thi hội trúng cách những tên này tên này phụng chỉ cho vào thi đình. Các quan trường cấp mỗi người quyển thi, nghiên, bút mực đều một cái; quan tuyên chế sách quỳ tâu tuyên chế, bưng tờ chế đứng tuyên; quan tuần củ dẫn các viên trúng cách mỗi người tới mỗi phòng ngồi làm văn. Quyển thi đình do các quan đọc quyển phụng nghĩ văn lý, ba phân sấp lên hoặc một hai phân mà đã đậu chánh trúng cách hộI cũng lấy chánh bảng.

Ngày truyền lô đặt lễ đại trào ở điện Thái hòa , các quan văn võ mặc phẩm phục chia ban thị lập , phụng Hoàng thượng ngự điện; quan giám thí và quan độc quyển truyền các viên tiến sĩ mới vào quỳ giữa bên tả thềm điện lĩnh mũ áo: quan truyền lô chiểu danh sách thứ tự trên dưới tuyên xướng, rồi phụng chỉ yết bảng những tên đậu tại lầu Phu văn ba ngày.Sau khi ra bảng, ban yến các viên tiên sĩ tại Lễ bộ đường, quan bộ Lễ và các viên tiến sĩ mới mặc mũ áo tề tựu chỗ ban yến vọng bái làm lễ tạ, phụng cho mỗi viên tiến sĩ một cành trâm hoa cài mũ. Yến xong, một quan bộ Lễ dẫn các viên tiến sĩ mới tới vườn Ngư xem hoa, đều mũ áo, lọng, ngựa chỉnh tề , xem hoa rồi
do cửa đông thành ra đi khắp các phố, ngày thứ các viên tiến sĩ mớI bệ từ về quán; quan Hồng lô phụng chỉ truyền ơn cho vinh quy.
VI. NHỮNG ĐIỀU HAY TRONG LỊCH SỬ KHOA CỬ NƯỚC TA.

Trong lịch sử khoa cử nước ta, cũng nhiều cái ý tình, cái phép tốt. Tiền Lê cứ lệ bảo kết, bản triều có lệ loại khai, người nào thực có đức hạnh, do chức dịch trong làng kết nhận, mới dược đi thi, những kẻ bất hiếu bất mục, loạn luân, điêu toa, dù có tài học văn chương, cũng không được dự tuyển: lựa người đức hạnh mà không chuyên chuộng về văn chương xét người cốt bình nhật mà không bằng chỉ một ngày; còn cái di ý người xưa ''hương cử lý tuyển''; một điều hay vậy. Phép thi văn sách theo như lối đối sách người Hán, ra bài vụ lấy đại thể hồn thuần mà không buộc những hiểm đề tuyệt cú ; chấm văn quý có đại tài yêm bác mà không hạn những hành xích tầm thường, coi những văn đối sách của ông Lương Thế Vinh, ông Vũ Công Duệ đời Tiền Lê, rộng rãi tung hoành, không phải cái văn tầm chương trích cú sánh nổi, văn học như thế, còn có thực dụng được nhiều, hai điều hay vậy.

Trước kỳ thi, học trò các nơi hạch tại tỉnh, quan đốc cùng quan giáo, huấn xét học trò trong hạt ai thực học hạnh khá mới cho đậu hạch đi thi, những trò (NP 382) vào thi duệ bạch hay bất túc hay bất thành văn lý, thuộc về hạt nào mấy tên thì quan giáo, huấn, đốc ở hạt ấy bị giáng mấy cấp, năm tên sấp lên là bị cách; coi đời Lê các quan phủ doãn, thừa ty, hiến ty ( bố chánh, án sát bấy giờ) như lũ ông Lê Doãn Bưu vì hạch học trò , có sót, có lạm đều bị biếm chức, thì biết phép khảo hạch rất tường như thế lựa lọc cũng đã kỹ lắm mà kiểu hãnh cũng đã bớt nhiều; ba điều hay vậy.

Việc trường mở của, đóng của, thu quyển, dọc phách, hợp phách ủy cho quan đề điệu xem xét trong ngoài ủy cho quan giám thí, mà những quan ấy dùng quan võ cả; nội trường, ngoại trường không được thông đồng đi lại; quan ngự sử trinh sát sự gian lậu của các quan trường, giám đốc lẫn nhau, khiên chế lẫn nhau, thiên vị cũng khó dụng tình mà gian ngụy cũng khó làm trôi được; coi quan trường đời Lê như ông Nguyễn Văn Phang, Lương Công Nghi, ông Ngô Sách Du đều vì lấy đậu không công bình bị tội thì biết cách giữ gian rất tinh; như thế cái lệ thi tiền cũng chẳng có mấy; bốn điều hay vậy. Mãy ngày học trò vào trường, các hưu quan, các cử nhân tại quán, các tú tài cáo thi đều phải tại tỉnh ứng điểm: coi một việc ông Nguyễn Văn Quang ( người làng Hội Xá, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đời Lê đậu trúng cách hội, đã ra bảng rồi, chỉ vị ngày thi hương khiếm ứng điểm, bị tước tên không được vào thi đình, thì biết lệ điểm nghiêm lắm; như thế cái tệ mượn người làm văn cũng chẳng có mấy; năm điều hay vậy.Đầu bài thi không ở quan trường ra, cứ đến ngày thi, vua triệu quan kinh nghĩ đầu bài thi trên lên ngự chấm rồi sai binh chạy ngựa trạm đem giao các trường như lệ đặt năm niên hiệu Vĩnh Thịnh đời vua Lê Dụ tông ( năm 1705) lấp cái đường chạy chọt với quan trường, tuyệt cài lối mua trước đầu bài, sáu điều hay vậy. Đăng khoa có sổ, tiến sĩ có bia, truyền làm thịnh sự đương thời, để lại vĩnh danh muôn thuở, người đời sau chỉ tên, chỉ họ, ông này trung, ông này nịnh, ông này ngay, ông này gian vừa lích khuyến mà vừa ngăn ngừa, khiến người ta biết lấy danh nghĩa làm trọng, bảy điều hay vậy.
VII. NHỮNG ĐIỀU TỆ TRONG KHOA CỬ NƯỚC TA

Đại để việc thiên hạ không mấy cái là giữa khỏi tệ, lỗi khoa cử cũng có nhiều điều tệ bởi đó mà sinh ra, như lúc đời Hậu Lê thiu kinh nghĩa thì cho học trò chuyên trị tùng kinh, các bậc tiền bối soạn sẵn bài vở, hậu học cứ duyên tập lẫn nhau; thi văn sách thì đầu bài lựa những chỗ hiểm tích mà ra, may gặp chỗ nhớ, dù tài học tầm thường cũng đậu, không may phải chỗ quên thì dù tàI cao hoc rộng cũng cũng hỏng. Cụ Phạm Thạch Động có thơ rằng: Sinh đồ ba chuỗi nhờ hòn đất; Tiến sĩ nửa câu cậy bảng trời, ám chỉ cái tệ thi cử thời ấy; một điều tệ vậy. Phép thi lúc đời Tiền Lê, con cháu những nhà phường chèo, con hát, nghịch đảng, ngụy quan không được thi, nhân tài có hạn gì giống nòi, mà bó buộc như thế, thì lối cầu hiền khí hẹp hòi quá: Cụ Đào Duy Từ là một danh thần lúc Lê trung hưng, tài cao học rộng tới bực ấy mà khi thi Hội, con cháu đã đậu trúng cách, chỉ bị giác ra là con phường chèo đánh hỏng khuất ức biết là dường nào! Hai điều tệ vậy (NP, 383)


Lệ thi lúc cuối đời Hậu Lê, mỗi người nộp ba quan tiền vào thì khỏi phải khảo hạch, hôm vào trường đông quá, có kẻ bị dẫm đạp chết ở cửa trường, trong trường đem sách hỏi chữ, mượn người thi giùm, làm công nhiên không thể nào xét nét được, đương thờicó lời mỉa ''sinh đồ ba quan'', coi rẻ rúng quá; ba điều tệ vậy. Trường ốc là chỗ cân lường tài học, mà thần thế to quá, tình vị nặng quá, thường đánh đổ được lẽ công bình, tức như khoa thi năm thứ bảy niên hiệu Bảo Thái đờI vua Lê Dụ Tông ( năm 1711), con quan thượng thư Lê Anh Tuấn, con nuôi quan Thiếu Bảo Đỗ Bá Phẩm đều mang tiếng đậu gian, lúc phúc hạch quả bị truất; khoa thi Hội đời Lê HIển Tông, ông Nguyễn Duy Nghi, ngườI làng La Khê, Hà Nội), làm khảo quan, trường tư 18 quyển có chữ "trinh chu bách độ " đều đậu cả; ngách gian như lỗ chuột, giữ sao cho xiết; bốn điều tệ vậy.

Khoa thi tiến sĩ đời Hậu Lê, lễ đãi hậu quá, đến nỗi bắt dân bản quán phải làm dinh, trong tổng trong làng có người đậu làm khốn khổ; cụ Phạm Khiêm Ich khi đậu Đông Các, thương dân bản quán cùng, không bắt làm dinh, dân cảm ơn cụ, sau phụng làm hậu thần, xem thế thì biết dân đời bấy giờ cực về sự ấy lắm; năm điều tệ vậy. Trâm bào chơi phố, cờ biển vinh quy, chẳng qua là những cái hư vinh thế tục, mà tưởng lệ quá đáng như vậy, nuôi thành tập quán cho xã hội cái tính hiếu danh xằng; thậm chí những con gái giàu,xuất tiền trăm bạc ngàn mà mua lấy cái tiếng bà cử, bà nghè; các ông tân khoa vì thế mà mang điều sang đổi vợ, như ông Phạm Công Tiến, ông Vũ Tôn Diễm, ông Vũ Bá Tôn lúc đời Hậu Lê, đều vợ cả, vợ lẽ lôi thôi, phải một nết xấu trong chỗ danh giáo; đương thời có câu mỉa ''bà nghè cưới chồng'' nghe tức cười quá; sáu điều tệ vậy.


VIII. KẾT LUẬN VỀ SỰ THI TA

Nói tóm lại, cái cách lấy khoa cử cầu tài vẫn có nhiều khuyết điểm chỉ xét ở văn chương mà không xét tới phẩm hạnh thì làm sao biết được người dở người hay, coi như Ngô Thời Nhậm, Phan Thụ Ích đều là ông nghè có tiếng hay chữ đời Hậu Lê, mà sau ra làm quan với Tây Sơn, làm nhiều việc xấu quá.

Chỉ bằng về một ngày mà không xét tới bình nhật, thì làm sao định được ngừơi thực người hư? Coi như ông Lương Hữu Độ, là một vị danh thần lúc Lê trung hưng, văn chương, đức nghiệp hiển hách như thế, mà trước đi thi Hội mãi không đậu. Chỉ hạn có một cách mà không rộng lối cầu tài thì làm sao cho khỏi có kẻ trầm luân ức tắc; coi về đời Hậu Lê có giặc Đồ Càn, về bản triều có giặc Sử Thái cũng chỉ vì có tài thác thỉ, thi mãi không đậu, bức chí mà làm càn. Ấy là chính những cái tệ ở phép không hay, còn những cái tệ ở người không hay thì biết bao nhiêu mà kể cho xiết.

Song le, người trên đã mở cái đường ấy để lựa người thì người tài cũng do đường ấy mà ra cả. Tiến sĩ đời Trần, văn học như ông Hàn Thuyên, ông Nguyễn Trung Ngạn, chính sự như ông Trương Hán Siêu, ông Phạm Sư Mạnh, liêm khiết như ông Trương Đỗ, ông Mạc Đỉnh Chi. Tiến sĩ đời Lê văn chương như ông Đỗ Nhuận, ông Thân Nhân Trung, liêm trực như ông Vũ Tụ, ông Vũ Công Đạo, trung nghĩa như ông Lê Tuấn Mậu, ông Đàm Thận Huy. Cho đến ông Hà Tôn Quyền, ông Trương Quốc Dụng, ông Phạm Phú Thứ ở bản triều ta, đức vọng công danh, thực không thẹn với bảng vàng bia đá. Từ lúc có khoa cử, biết bao nhiêu dạo học, tiết nghĩa, hiền thần, liêm lại chói lọi (NP., 384) trong sử sách, công nghiệp với nước nhà. Khoa cử không phải không được nhân tài, thế mới biết tệ ở người phần nhiều, chớ tệ ở phép vẫn phần ít.

Bây giờ làm cái cách lựa lấy người ở trong trường học, thì phép thực là không tệ rồi; nhưng thiết tưởng cái tệ ỡ người thì dù phép hay đến đâu cũng không khi nào giữ hết được những cái tệ khoa cử ngày trước, gương tày liếp còn nên để soi chung. Miễn là người không tệ thì phép mới không tệ (NP, 385),

Tuyết Huy
(Nam Phong tạp chí số 23, tháng 5-1919, trang 373-385)








VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU
Dương Quảng Hàm
CHƯƠNG THỨ TÁM NHÀ NHO,
KHOA CỬ, LỊCH SỬ KHOA CỬ Ở NƯỚC TA
Nhà nho
A) Thích nghĩa – Nho nghĩa đen là học giả, Nhà nho là người đã theo Nho học, hiểu đạo lý của thánh hiền đời xưa, có thể dạy bảo người đời cư xử cho phải đạo và nếu được đặc dụng , thì đem tài đức của mình mà giúp dân giúp nước.
B) Địa vị trong xã hội. – Tùy theo cảnh ngội, nhà nho có thể chia làm ba hạng:
1) Hiển nho là những người đã hiển đạt, thi đổ làm quan, giúp vua trị dân, có quyền hành, địa vị cao quí trong xã hội.
2) Ẩn nho là những người tuy có học thức tài trí mà không muốn ra gánh vác việc đời, ẩn náu ở nơi sơn lâm hoặc chốn thôn dã để vui thú an nhàn.
3) Hàn nho là nhữngngười cũng theo Nho học, nhưng không đổ đạt để ra làm quan được, ở nhà theo nghề dạy học, làm thuốc, v.v. để lâý kế sinh nhai.

Nhưng dù cảnh ngộ có khác, các nhà nho đều có một tư cách và một chí hướng chung, đều muốn bồi đắp cho cương thường, giữ gìn lấy chính giáo, hoặc lấy sự nghiệp mà giúp vua giúp dân hoặc lấy phẩm hạnh mà làm mẫu mực cho người đời, hoặc lấy giáo hoá mà tác thành bọn hậu tiến, nên đều được xã hội tôn trọng, dù chẳng được triều định ban cho chức vị, bổng lộc cũng được dân chúng quí mến phục tòng (xem bài đọc thêm số 1) .

C) Cách tuyển người làm quan. – Xã hội ta xưa tổ chức theo khuôn phép Nho giáo, nên người cầm quyền trong nước để giúp vua trị dân phải là người trong phái nhà nho, tức là người đã am hiểu đạo lý của Nho giáo. Bởi thế quan trường ở nước ta ngày xưa là do nho phái xuất thân.
Cách lựa chọn các người ra làm quan là khoa cử. Vậy ta phải xét lịch sử và chế độ khoa cử ở nước ta hồi xưa như thế nào.
Lịch sử khoa cử ở nước ta.- Như chương trước đã nói, trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, triều đình chưa kịp tổ chức việc học việc thi, mãi đến đời nhà Lý thì việc khoa cử mới bắt đầu qui định.

A) Lý (1009-1225)- Năm 1075, vua Lý Nhân tôn mở khoa thi Tam trường để kén người minh kinh bác học (rõ nghĩa sách và học rộng): nước ta bắt đầu có khoa cử tự đấy. Song trong triều nhà Lý, khoa cử chưa có thường lệ, cứ khi nào nhà vua cần người thì mở khoa thi: trừ khoa trên. Sử còn chép đến năm khoa nữa mở vào những năm 1086, 1152, 1165, 1185 và 1193.
Năm 1195, vua Lý Cao tôn mở khoa thi Tam giáo tức là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo; xem đấy thì đủ biết Phật giáo bấy giờ được coi ngang hàng với Nho giáo.

B) Trần (1225-1400), phụ nhà Hồ (1400-1407) - Đến đời nhà Trần thì khoa cử đã có thường lệ và hai khoa thi chính là thi hương và thi hội , đã đặt ra.
1) Thi hội – Năm 1232, vua Trần Thái tôn mở khoa thì Thái học sinh (tức sau này là tiến sĩ) và đặt ra tam giáp, nghĩa là chia các người đỗ ra làm ba hạng: đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, và đệ tam giáp. Đến năm 1247, ngài lại đặt ra tam khôi (ba người đổ về đệ nhất giáp) là trạng nguyên (trùm đầu), bảng nhỡn (mắt bảng) và thám hoa (thăm hoa).

Đến năm 1304, vua Trần Anh tôn đặt thêm tên Hoàng giáp để gọi người đỗ đầu về đệ nhị giáp. Năm 1374, vua Trần Duệ tôn mở khoa Đình thi (thi ở sân vua) lấy tiến sĩ Tên “tiến sĩ” bắt đâù có từ đấy. Nhưng mãi đến năm 1442, đời Lê Thái tôn mới chuyên dùng chữ “tiến sĩ” mà bỏ chữ “thái học sinh”. Năm 1396, vua Trần Thuận tôn qui định lại phép thi, cứ năm trước thi hương, năm sau thi hội: tên “thi hội” bắt đầu có từ đấy.
Còn kỳ hạn các khoa thi, thì năm 1246 vua Trần Thái tôn định cứ 7 năm một khoa. Đến năm 1404, Hồ Hán Thương định cứ 3 năm một khoa, nhưng vì nhà Hồ sắp mất ngôi, nên lệ ấy không thực hành được, mãi đến năm 1463 đời Lê Thánh tôn, lệ ấy mới theo.

2) Thi hương.- Năm 1396, vua Trần Thuận tôn đặt ra thi hương lấy cử nhân; thi hương bắt đầu có tự đấy.
3) Thi tam giáo- Đạo Phật về đời nhà Trần vẫn còn thịnh nên năm 127, vua Trần Thái tôn cũng có mở khoa thi tam giáo.

C) Hậu Lê (1428-1527) : phụ nhà Mạc (1527-1592) - Buổi đầu vua Lê Thái tổ chưa kịp lập lại các khoa thi thường lệ, ngài chỉ mở những khoa bất thường; khoa minh kính (rõ nghĩa sách) năm 1429, khoa hoành từ (lời lẽ lớn lao) năm 1431.
Đến năm 1434, vua Lê Thái tôn mới xuống chiếu định điều lệ thi hương, thi hội, hẹn đến năm 1438 thì mở khoa thi hương, năm 1439 thì mở khoa thi hội, rồi cứ ba năm lại mở một khoa. Nhưng thực ra thì khoa thi hội đâù tiên ở triều Lê mãi đến năm 1442 mới mở, mà lệ ba năm một khoa, đến năm 1463 (đời Lê Thánh tôn) mới thực hành được.
1) Thi hội.- Về khoa thi hội năm 1442, các tiến sĩ cũng chia làm tam giáp và cũng lấy tam khôi như lệ nhà Trần. Năm 1448, vua Lê Nhân tôn chia Tiến sĩ là cập đệ, chánh bảng và phụ bảng. Năm 1484, vua Lê Thánh tôn đổi trạng nguyên, bảng nhỡn, thám hoa làm tiến sĩ cập đệ, chánh bảng làm tiến sĩ xuất thân, phụ bảng là đồng tiến sĩ xuất thân. Năm 1466, ngài đặt ra lệ xướng danh (gọi tên các người trúng tuyển một cách long trọng) (xem Bài học thêm số 2) và lệ vinh qui (rước về nguyên quán). Năm 1484, ngài lại định khắc bia tiến sĩ; tên các ông tiến sĩ mỗi khoa đều khắc trên một tấm bia đá dựng ở Văn miếu Hà nội (hiện hãy còn). Ngài sai khắc tên các tiến sĩ tự khoa 1442 là khoa đầu tiên trở xuống.

2) Thi Hương.- Năm 1462, vua Lê Thánh tôn chia các người đổ thi hương làm hương cống (tức là cử nhân trước) và sinh đồ hai tên “hương cống và “sinh đồ” bắt đầu từ đấy.
Nhà Mạc, sau khi tiếm ngôi nhà Lê, cũng theo phép thi cũ của nhà Lê, cứ ba năm mở một khoa như trước .

D) Lê Trung hưng (1533-1789)- Sau khi nhà Lê trung hưng, mãi đến năm 1554, vua Lê Trung Tôn mới mở khoa thi. Buổi đầu thỉnh thoảng mở một khoa. Rồi đến năm 1590, lại mở thi Hội; từ đó về sau, lại theo lệ ba năm một khoa như đời Tiền Lê. Nhưng cách thi cử còn sơ lược; đến năm 1664 đời vua Lê Huyền tôn, Trịnh Tạc mới định lại qui thức thi Hội. Còn thi Hương thì đến năm 1678, đời Lê Hi tôn, mới định lại điêù lệ rõ ràng.
Trừ các khoa thi Hương, thi Hội, trong đời Lê Trung hưng lại mở những khoa thi bất thường; khoa Sĩ vọng, khoa Đông các, khoa Hoành từ và khoa Tuyển cử.
Nhưng sự thi cử đời bấy giờ không được nghiêm như đời Tiền Lê. Như năm 1750 đời Lê Hiển tôn, vì nhà nước thiếu tiền đặt ra lệ thu tiền thông kinh: hể ai nộp ba quan thì được đi thi Hương, không phải khảo hạch. Thành ra những người làm ruộng, đi buôn, ai cũng được nộp quyển vào thi ; rồi người thì dùng sách, kẻ thì thuê người làm bài, kẻ thực học mười người không được một .

Đ) Nguyễn triều.- Trong triều nhà Nguyễn, chế độ khoa cử cũng châm chước theo triều Hâu Lê, vẫn có hai khoa thi, thường lệ là thi hương và thi hội; thỉnh thoảng lại có mở các khoa bất thường nữa.
1)Thi hội- Trong đời Gia Long, chưa mở thi hội. Mãi đến năm 1882, vua Minh Mệnh mới mở khoa thi hội đầu tiên: các tiến sĩ cũng chia làm ba giáp như đời Lê; lệ xướng danh, vinh qui, khắc bia cũng theo như trước (các bia tiến sĩ về triều Nguyễn đều dựng ở Văn miếu trong kinh đô Huế. Năm 1229, Minh Mệnh thứ 10, dưới bực tiến sĩ , lại lấy thêm phó bảng (bảng phụ viết tên các ông này, đối với chánh bảng viết tên các ông tiến sĩ): danh hiệu “phó bảng” bắt đâù có từ đấy .
2) Thi hương – Khoa thi hương đâù tiên mở về triều Nguyễn là khoa năm 1807, Gia Long thứ 6. Trước còn định 6 năm một khoa, rồi đến năm 1825, Minh mệnh thứ 6, lại định ba năm một khoa, cứ các năm tý, ngọ, mão, dậu thì thi hương, các năm thìn, tuất, sửu, mùi thì thi hội. Năm 1828 Minh Mệnh thứ 9, đổi hương cống làm cử nhân, sinh đồ làm tú tài .

3) Các khoa thi bất thường - Trừ các khoa thi thường lệ, trong triều Nguyễn, lại mở các ân khoa (khoa thi gia ơn), cả hương lẫn hội, khi trong nước có việc vui mừng, như lễ đăng quang (vua lên ngôi), lễ vạn thọ, v.v. và các khoa thi đặc biệt như khoa hoành từ mở năm 1851, Tự đức thứ 4, khoa nhã sĩ mở năm 1865, Tự Đức thứ 18.

Thể thức và chương trình các khoa thi.- Tóm lại, ngày xưa nước ta có hai khoa thi chính thức: 1 thi hương hoặc hương thi (hương: từng vùng), để lấy cử nhân (hoặc hương cống) và tú tài (hoặc sinh đồ); 2 thi hội hoặc hội thi (hội; họp lại) để lâý tiến sĩ (trước là thái học sinh) và phó bảng. Vậy ta phải xét quả thể thức và chương trình hai khoa thi ấy.
A) Thể thức- Thi hương thì mở ở nhiều nơi (như về triều Nguyễn thì có các trường Thừa thiên, Gia Định, An Giang, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nội, còn lại thi hội thì các thí sinh họp lại cả ở kinh đô.
Hương thi chia làm bốn kỳ hoặc trường (có khi chỉ có ba trường; hoặc thi cả bốn trường, rồi mới theo văn bài mà lấy đỗ, đánh hỏng; lệ ấy gọi là quán quyển; hoặc trúng kỳ trước mới được vào kỳ sau, trúng được bốn trường thì đậu cử nhân, trúng ba trường thì đậu tú tài. (Xem bài đọc thêm số 3). Đậu cử nhân rồi mới được dự khoa thi hội.
Hội thi cũng chia làm bốn trường. Trúng cả bốn trường mới được vào thi đình hoặc đình thi (đình: sân vua) vì học trò làm văn ở sân điện nhà vua, không phải thi ở trường thi như mâý kỳ trước. nhưng ta nên nhận định thi không phải là một khoa thi riêng mà chỉ là kỳ cuối cùng của khoa thi tiến sĩ. Người nào nhiều số phân được lấy đỗ tiến sĩ, ít số phân được lấy đổ phó bảng.
B) Chương trình – Chương trình thi trước kia thế nào. Sử không chép rõ. Đến năm 1304, vua Trần Anh tôn định lại phép thi, thì chương trình bốn kỳ như sau: 1. kỳ đệ nhất : ám tả; 2. đệ nhị: kinh nghĩa, thơ, phú; 3. đệ tam: chiếu, chế, biểu; 4. đệ tứ: văn sách.
Năm 1396, đời vua Trần Thuận Tôn, bỏ ám tả và định kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa, đệ nhị thi thơ, phú, còn hai kỳ sau như cũ.
Năm 1404, Hồ Hán Thương thêm vào một kỳ thứ năm thi thư (viết) và toán (tính).
Năm 1434 vua Lê Thái Tôn định lại phép thi: kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị thi chiêú, chế, biểu; đệ tam thi thơ, phú, đệ tứ thi văn sách. Suốt đời nhà Lê, cả thi hương và thi hội đều châm chước theo chương trình ấy .
Vua Gia Long khi mở khoa thi hương thi chương trình theo đúng như đời hậu Lê. Đến năm 1832, vua Minh Mệnh sửa lại phép thi; cả thi hương và thi hội, bốn kỳ rút bớt đi một kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị thi thơ, phú; đệ tam thi văn sách.
Năm 1850, vua Tự Đức lại lập lại bốn kỳ: cả thi hương và thi hội, kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; kỳ đệ nhị văn sách; kỳ đệ tam thi chiếu, biểu luật; kỳ đệ tứ thi thơ, phú; còn thi đình thì đối sách một bài.
Năm 1858, Tự Đức thứ 11, lại rút các kỳ thi xuống ba: kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa: kỳ đệ nhị thi chiếu, biểu, luận; đệ tam thi văn sách; còn kỳ đệ tứ thi thơ, phú bỏ đi.
Năm 1876, Tự Đức thứ 29, kỳ đệ nhị của khoa thi hương lại bỏ chiếu, biểu, luận mà thi thơ, phú.
Năm 1884, Kiến Phúc nguyên niên, thi hương, trừ ba kỳ trước, lại đặt thêm kỳ phúc hạch (xét lại) thi lược bị một bài kinh nghĩa, một bài phú, một bài văn sách (1).
Kết luận. _ Khoa cử ở nước ta bắt đầu có tự đời Lý, đến đời Trần thì đã có thường lệ, đời Hậu Lê thì đặt thêm các điều vinh dự để hậu đãi người có khoa mục. Chương trình thì trong các triều đều đại đồng tiểu dị, chỉ chú trọng về văn chương mà không hỏi về các khoa thực dụng. Duy có họ Hồ muốn cải cách đôi chút, thêm vào một kỳ thi toán pháp là có ý lưu tâm đến thực học, nhưng vì họ Hồ mất ngôi ngay, nên sự cải cách âý không có hiệu quả. Chính vì chế độ khoa cửa ấy mà cái học từ chương, thói chuộng hư văn một ngày một lưu tệ và bao nhiêu người thông mình tuấn tú, trong nước đêù xô nhau vào trường khoa cử không ai lưu tâm đến khoa học và kỹ nghệ, thương mại nữa.
--
(1) Trên đây là nói về chương trình các khoa thi lối cũ của ta. Theo đạo dụ ngày 31 tháng năm 1906 (xem lại Chương thứ VII, Lời chú (1) thì chương trình thi hương đôỉ lại, về phần chữ Nho thì bỏ kinh nghĩa và thơ phú, chỉ có văn sách và luận, về phần chữ quốc ngữ thì có bài luận và những bài hỏi về địa dư, cách trí, và toán pháp; lại thêm những bài dịch chữ Pháp (trước còn cho bất nguyện giả bất cưỡng, sau thì bắt buộc). Chương trình thi hội cũng đổi lại: về phần chữ Nho chỉ giữ văn sách, chiếu biểu, dụ, tấu , sớ, biểu văn và luận, còn thêm vào những bài chữ quốc ngữ và chữ Pháp.
--

CÁC BÀI ĐỌC THÊM


1. Chức vụ của nhà nho
Cái tên “nhà nho” không những là để chỉ người biết chữ, học đạo thánh hiền trong Nho giáo; lại là chỉ một giai cấp trong xã hội, tức là hạng thượng lưu trí thức trong nước. Vì xưa kia ngoài Nho học không có cái học nào khác nữa, nên phàm người đi học là học đạo Nho hết cả. Đạo Nho có cái địa vị độc tôn, nên hâù như thành một tôn giáo; mà thực ra cũng chính là cái quốc giáo của nước Nam từ xưa đến giờ.
Những người phụng sự cái quốc giáo đó, tức là nhà nho. Vậy thời nhà nho là kẻ có học hành, biết chữ nghĩa; nhà nho là bậc thức giả xã hội trong nước; nhà nho là tín đồ của cái tôn giáo họ Khổng. Về đường xã hội, về đường chính trị, về đường trí thức, tinh thần đêù có một cái địa vị đặc biệt, đối với một chức vụ đặc biệt.

Chức vụ này cao quí, có thể gọi là một thiên chức được, vì là chức vụ hướng đạo cho quốc dân, làm tiêu biểu cho cả nước. .. Xã hội nước ta chỉ có hai giai cấp lớn: một hạng bình dân, là dân quê làm ruộng, một hạng học thức, tức là nhà nho. Hạng bình dân coi hạng học thức là thầy dạy bảo, là người đưa đường , sẳn lòng phục tòng, không có đố kỵ. Hạng học thức cũng tự nhận cái chức trách đó, không lạm dụng, không kiêu căng, vì coi ,mình như kẻ giáo sĩ của đạo Khổng, Mạnh, thiên hạ thờ là thờ đạo, kính là kính đạo, mà nhớ cái dư oai của tôn giáo mới khiến cho mình có một địa vị tôn trọng vậy.

Muốn cho xứng đáng với địa vị đó, thời như ông linh mục tuyên truyền đạo giáo, phải đem cái đạo thánh hiền, cái học của tiên nho mà truyền dạy trong dân gian, đem thân tiêu biểu cho danh giáo, hộ vệ cho đạo đức. Mà thật thế; nhà nho chân chính thật là chức linh mục của đạo Khổng , Mạnh. Đạo này là một đạo thông thường, một đạo nhập thế không có gì là siêu nhiên thần bí cho nên những người tuyên truyền phụng sự cũng không cần phải phát nguyện tu hành gì. Nhưng cái chức vụ truyền đạo dạy đời thời cũng chẳng khác gì nhà giáo sĩ, chức linh mục của các đạo khác vậy.

Phạm Quỳnh
Nhà Nho
(Nam Phong tạp chí, t.XXX, số 172, tháng 5 năm 1932)


2. Lể xướng danh trong khoa thi hội về Bản triều
Ngày xướng danh gọi là ngày truyền lô. Hôm đó, bày nghị vệ đại triều ở đền Thái Hòa, các quan mặc đồ triêù phục, chia ban đứng chầu, phụng Hoàng thượng ra ngự điện, rồi quan Khâm mạng tâu lại việc thi, quan Giám thí thì triệu các tân khoa tiến sĩ vào nhà công văn, phụng mệnh vua mà ban thưởng mỗi người một bộ áo mũ. Các tiến sĩ qui lãnh rôì, quan Lễ bộ dẫn vào quì sắp hàng trước sân rồng rồi qua Truyền Lô cầm sổ theo thứ tự mà xướng danh. Đâu đấy mới treo bảng ở trước lầu Phú văn ba ngày.

Sau khi ra bảng, ban ăn yến tại dinh Lễ bộ và ban cho mỗi người một cành kim trâm. Sáng hôm ấy , các quan trường và các tân khoa tiến sĩ mặc đồ triều phục, lễ vọng tạ ơn ban yến. Ăn yến đoạn, mỗi ông tân khoa phải dâng một bài biểu tạ ơn.
Quan Lễ bộ lại dẫn các quan Giám thị và các ông tân khoa vào vườn Ngự uyển xem hoa, mỗi người đều mặc đồ triều phục cưỡi ngựa che lọng, xem hoa xong thì ra từ cửa thành đông mà đi diễu xem các phố xá .

Phan Kế Bính
Việt Nam Phong Tục
(Đông dương tạp chí, lớp mới, số 41)


Cách thức thi hương về Bản triều
Đại để phép thi của ta, cứ năm nào đến khoa thi thì quan Đốc học các tỉnh phải sát hạch học trò, ai đỗ hạch mới được đi thi. Gần đến tháng thi, học trò đỗ hạch và những tú, ấm phải nộp quyển trước cho quan Đốc học bản hạt, mỗi người nộp ba quyển, mỗi quyển độ một hai chục tờ, đóng bằng giấy thi,mặt quyển để họ tên, niên canh, quán chỉ và phải khai họ tên, nghề nghiệp tổ phụ tam đại nhà mình. Quan Đốc sai lễ sinh thâu quyển, rồi đóng hòm tử tế, làm danh sách, đợi đến ngaỳ thi thì đem nộp cho quan trường.

Quan trường thì do tự Bộ cử ra một ông Chánh chủ khảo, một ông Phó chủ khảo, còn mấy ông Giám khảo, Đề diệu, Phân khảo, Giám sát, Phúc khảo, Sơ khảo thì tùy tràng to nhỏ mà cử nhiêù hoặc ít. Chánh, phó chủ khảo giữ quyền ra đâù bài, chấm quyển lần sau cùng là lấy người đổ; Phân khảo có quyền xét lại những quyển hỏng; Giám, Sơ, Phúc thì chỉ được phép chấm quyển ba lần trước mà thôi. Để điệu, Giám sát thì coi về việc giữ quyển và kiểm xét sự gian phi của quan trường và của học trò; lại phải vài chục người lại phòng để coi việc nhận quyển, làm sổ sách, viết bảng, vân vân.
Trước hôm thì vài ngày, các quan trường vào trang thi gọi là ngày tiến trường. Tiến trường rồi thì bốn mặt trường có linh canh giữ nghiêm cẩn, cấm không ai được tự tiện ra vào nữa.
Hôm học trò vào trường thi chia làm bốn vi hoặc tám vi, mỗi vi có một cửa, ai vào cửa nào, quan trướng phải yết bảng trước cho học trò biết.
Học trò mỗi người vác một lều chiếu, cổ đeo ống quyển, bầu nước, vai đeo một cái tráp chứa đồ ăn, thức dùng, phải chực sẳn ở ngoài cửa trường từ đêm.
Tan ba hồi trống thì quan trường chia nhau, mỗi ông võng lọng ra một cửa; quan Chánh ra cửa giáp, quan phó ra cửa ất, quan Phân, quan giám ra hai cửa tả, hữu, mỗi cửa đốt hai cây đinh liệu sáng rực trời, quan trường áo mũ đai mằng ngồi trên ghế chéo, sai lại phòng xướng danh, giao quyển cho học trò vào trường.
Học trò vào đóng lều đâu đấy, sáng rõ thì có đâù bài Học trò phải tĩnh túc mà làm văn. Đến trưa phải đem quyển vào nhà thập đạo lấy dấy nhật trung. Tối làm văn xong thì nộp quyển. Bấy giờ quan trường hội ở cả nhà thập đạo, học trò nộp quyển rồi thì cứ do cửa tiền mà ra.

Phan Kế Bính
Việt Nam Phong tục
(Đông Dương tạp chí, lớp mới, số 41)


CÁC TÁC PHẨM ĐỂ KÊ CỨU
1) Phạm Quỳnh, Nhà nho, NP , t.XXX, số 172, tr.449-458.
2) Tuyết huy, Khảo cứu về sự thi ta. N.P.t.IV số 23, tr.373-385/
3) Nghĩa viên Nguyễn văn Đào, Hoàng Việt khoa cử kinh N.P. tVIII, phần chữ nho, tr.60-64, 97-100; 138-143.225.-227, t/IX, tr.59-62, 168-168, t.XIV, tr.85-85. 105-107;t.XV,tr.12-15;23-26.
4) 4) Hch.1.26-38 Khoa mục chí (đã in trong N.P, tXXVIII)
5) Trần Văn Giáp, Lược khảo về khoa cử Việt Nam từ khởi thủy đến khoa Mậu ngọ (1918) , KTTĐTS, số 2 và 3, tr.41.tđ.


Khoa bảng Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845 năm đó, đã có nhiều loại khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau, song trong các đời , Trần, Hồ có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi. Hệ thống thi cử tuyển người làm quan này gọi là khoa cử (chữ Nho: 科举).

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Khái quát

Khoa bảng là cái bảng danh dự, liệt kê tên họ các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử này, phần lớn được tuyển chọn làm quan chức cho triều đại phong kiến Việt Nam. Khoa bảng là tĩnh từ để chỉ những người đỗ đạt này. Thí dụ: "Gia đình khoa bảng" là gia đình có học, có người trong họ đỗ đạt cao trong những kỳ thi cử do triều đình tổ chức và chấm khảo.
Các sách xưa dùng chữ Nho dạy Nho giáo cho thí sinh dự các kỳ thi Hương, thi Hội gồm có: Nhân thiên tự, sử học vấn tân, ấu học ngũ ngôn thi, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, Tam tự kinh và bộ sách giáo khoa là Tứ Thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Đại họcTrung dung), Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh DịchKinh Xuân Thu). Nhiều nho sĩ còn đọc thêm cả bách gia Chu Tử, các sách Phật giáo, Đạo giáo nữa. Khối lượng sách học thật là đồ sộ, lại phải học thuộc lòng và hiểu đúng nghĩa nên nho sinh mất rất nhiều công phu học và vất vả gian nan.[1]. Cực khổ nhất là phải chờ hai ba năm mới có kỳ thi. Khi đi thi thí sinh lại phải mang theo lều, chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành. Tác giả Ngô Tất Tố có viết truyện Lều chõng [2]để nói lên những oái ăm của các kỳ thi này.
Ngày nay nghe đến hai từ "lều chõng", có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những từ ấy từ biệt chúng ta mà đi tới chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay. Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, "lều", "chõng" đã làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta tán khoe là "bốn nghìn năm văn hiến". Những ông ngồi trong miếu đường làm rường cột cho nhà nước, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám "lều chõng" mà ra. Lều chõng với nước Việt Nam chẳng khác một đôi tạo vật đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hay vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa. Rồi lại chúng nó đã đưa nước Việt Nam đến chỗ diệt vong. Với chúng, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài kinh qua nhiều cảnh tượng kỳ quái, khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rụng rời hồn vía. (Ngô Tất Tố, Thời vụ số 109 ra ngày 10-3-1939)
Thời Lý - Trần tổ chức thi Tam giáo để tuyển những người thông hiểu cả ba tôn giáo Nho, Phật và Lão. Khoa thi Tam giáo đầu tiên diễn ra năm 1195 đời Lý Cao Tông. Người đỗ Tam giáo gọi là Tam giáo xuất thân. Khoa thi Tam giáo cuối cùng tổ chức năm 1247 đời Trần Thái Tông. Hình thức này sau đó không áp dụng nữa[3].
Cuối thời nhà Trần, Hồ Quý Ly nắm quyền điều hành triều đình đã đặt ra lệ thi Hương đầu tiên ở các địa phương năm 1396 đời Trần Thuận Tông, lấy người đỗ được học vị cử nhân. Năm sau (1397) tổ chức thi Hội ở kinh đô. Đây là khoa thi Hội đầu tiên[4].
Từ thời Hậu Lê, việc thi cử được tiến hành đều đặn và quy củ. Các kỳ thi theo thứ tự là Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Người đỗ đầu cả ba thì gọi là Tam Nguyên (như Tam Nguyên Nguyễn Khuyến).
Thi Hương được tổ chức mỗi 3 năm, vào các năm , Ngọ, Mão, Dậu. Thi Hội sau thi Hương 1 năm, vào năm Sửu, Mùi, Thìn, Tuất.

[sửa] Thi Hương


Dân chúng xem bảng yết danh những người thi đỗ kỳ thi Hương năm 1897
Cuộc thi được tổ chức tại các trường nhiều nơi (từ Hương do nghĩa khu vực quê hương của người thi). Nhưng không phải tỉnh nào cũng được tổ chức thi Hương. Trường thi chia ra làm nhiều vùng. Ba bốn trấn hoặc tỉnh cùng thi ở một nơi, thí dụ trường Nam là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Nam Định, trường Hà các tỉnh chung quanh Hà Nội v.v. Số thí sinh mỗi khoa có đến hàng nghìn người.
Theo quy định từ năm 1434, thi Hương có 4 kỳ.
  • Kỳ I: kinh nghĩa, thư nghĩa;
  • Kỳ II: chiếu, chế, biểu;
  • Kỳ III: thơ phú;
  • Kỳ IV: văn sách.
Thi qua 3 kỳ thì đỗ Tú Tài (trước 1828 gọi là Sinh đồ) - tên dân gian là ông Đồ, ông Tú. Thường mỗi khoa đỗ 72 người. Tuy có tiếng thi đỗ nhưng thường không được bổ dụng. Nhiều người thi đi thi lại nhiều lần để cố đạt cho được học vị Cử nhân. Lần thứ nhất đỗ gọi là "ông Tú", lần thứ hai vẫn đỗ Tú tài thì gọi là "ông Kép", lần thứ 3 vẫn thế thì gọi là "ông Mền".
Thi qua cả 4 kỳ thì đỗ Cử Nhân (trước 1828 gọi là Hương cống) - ông Cống, ông Cử. Mỗi khoa đỗ 32 người, được bổ dụng làm quan ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp trung ương, hoặc được đi làm quan các huyện, sau dần dần mới lên các chức vụ cao hơn.
Người đỗ đầu gọi là Giải Nguyên.
Một người muốn dự thi Hương phải qua hai điều kiện (gọi là Khảo hạch):
  1. Có đạo đức tốt và lý lịch trong sạch. Bản khai lý lịch này phải được xã trưởng và quan địa phương xác nhận.
  2. Có trình độ học lực: trình độ học lực lúc đầu được kiểm tra bằng một kỳ thi liền với kỳ thi Hương nhưng không tính vào nội dung thi Hương 4 kỳ trên. Đây là kỳ thi ám tả cổ văn ai đỗ kỳ này mới được vào thi Hương. Đây là thi sát hạch, không phải là kỳ thi chính thức. Đỗ kỳ này chẳng có học vị gì, cả tỉnh cùng dự thi, ai đỗ kỳ này cũng đã vinh dự lắm, nhất là đỗ đầu. Người đỗ đầu cả xứ được tặng danh hiệu đầu xứ (về sau đỗ đầu tỉnh cũng được gọi là đầu xứ) gọi tắt là ông xứ, như: xứ Nhu (Nguyễn Khắc Nhu), xứ Tố (Ngô Tất Tố). Ông xứ Tố chỉ đỗ đầu xứ thôi, chẳng có học vị gì, nhưng thật là một nhà Nho uyên thâm. [5]
Khoa thi Hương đầu tiên năm 1396 đời Trần Thuận Tông, khoa thi Hương cuối cùng tổ chức năm 1918 đời vua Khải Định.

[sửa] Thi Hội


Các tân khoa nhận áo mũ vua ban
Thi Hội là khoa thi 3 năm một lần ở cấp trung ương do bộ Lễ tổ chức. Từ đời Lê Thánh Tông thi Hương được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu và thi Hội vào năm sau Sửu, Mùi, Thìn, Tuất (dựa theo quy định thi cử của Trung Quốc). Khoa thi này được gọi là "Hội thi cử nhân" hoặc "Hội thi cống sĩ" (các cử nhân, cống sĩ, tức là người đã đỗ thi Hương ở các địa phương, tụ hội lại ở kinh đô để thi) do đó gọi là thi Hội.
Trước năm 1442 thí sinh đỗ cả 4 kỳ được công nhận là trúng cách thi Hội, nhưng không có học vị gì. Nếu không tiếp tục thi Đình thì vẫn chỉ có học vị hương cống hoặc cử nhân. Chỉ sau khi thi Đình, người trúng cách thi Hội mới được xếp loại đỗ và mới được công nhận là có học vị các loại tiến sĩ. Từ năm 1442 thí sinh đỗ thi Hội mới có học vị Tiến sĩ (tức Thái học sinh - tên dân gian là ông Nghè). Người đỗ đầu gọi là Hội Nguyên.
Vào thời nhà Nguyễn những thí sinh thiếu điểm để đỗ tiến sĩ có thể được cứu xét và cho học vị Phó Bảng (ông Phó Bảng hay Ất tiến sĩ).
Khoa thi Hội đầu tiên năm 1397 đời Trần Thuận Tông, khoa thi Hội cuối cùng tổ chức năm 1919 thời vua Khải Định, đánh dấu sự chấm dứt của khoa bảng phong kiến Việt Nam[6].

[sửa] Thi Đình

Kỳ thi cao nhất là thi Đình tổ chức tại sân đình nhà vua. Nơi thi là một cái nghè lớn, nên sau này người ta thường gọi các vị vào thi là các ông nghè . Nhà vua trực tiếp ra đầu đề, và sao khi hội đồng giám khảo hoàn thành việc chấm bài, cân nhắc điểm sổ, chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ.
Người đỗ đầu gọi là Đình Nguyên.
Theo số điểm, người đỗ được xếp vào 3 hạng gọi là Tam Giáp:
  • Bậc 3: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Tam Giáp (Đồng tiến sĩ xuất thân - tên dân gian là ông Tiến Sĩ)
  • Bậc 2: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Nhị Giáp (Tiến sĩ xuất thân, Hoàng Giáp - ông Hoàng)
  • Bậc 1: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Nhất Giáp (Tiến sĩ cập đệ - gồm 3 thí sinh đỗ cao nhất gọi là Tam khôi: Đỗ hạng ba là Thám Hoa (ông Thám), hạng nhì là Bảng Nhãn (ông Bảng), đỗ đầu là Trạng Nguyên (ông Trạng)[7]
Đôi khi lúc chấm bài, chủ khảo (trong đó có cả vua) thấy người thủ khoa không đạt được điểm số tối thiểu để gọi là Trạng. Những khoa này sẽ không có trạng nguyên - thủ khoa giữ cấp Đình nguyên (thí dụ: Lê Quí Đôn đỗ cao nhất nhưng chỉ được cấp vị Đình nguyên Bảng nhãn).
Vào năm 1828 vua Minh Mạng chỉnh đốn lại khoa cử và bỏ Đệ nhất giáp. Học vị trạng nguyên, bảng nhãn không còn trên khoa bảng từ đó.

[sửa] Quá trình thi cử Nho học tại Việt Nam

  • Thi Nho học bắt đầu có từ thời nhà Lý, quy chế thi có lẽ sơ sài, không rõ rệt, và tùy theo nhu cầu tuyển lựa quan lại của từng thời kỳ như: thi Nho học tam trường, thi tuyển người có văn học sung vào viện Hàn Lâm, thi tuyển người vào hầu vua, hầu đông cung Thái tử học...
  • Kỳ thi chọn người tài đầu tiên của nước Việt là kỳ thi Tam Trường năm Ất Mão (1075) dưới triều Lý Nhân Tông. Kỳ này chọn được 10 người. Thủ khoa là Lê Văn Thịnh, làm quan lên đến chức Thái Sư nhưng sau đó bị đày vì tội phản nghịch triều đình.[8]
  • Đến đời nhà Trần có hai loại khoa thi là:
  1. Thi Thái học sinh: là khoa thi cho Thái học sinh, tức là các học sinh ở nhà Thái học, cũng gọi là nhà Quốc học, nói cách khác là sinh viên ở trường đại học quốc gia duy nhất của thời đó. Người thi đỗ các khoa thi này gọi là đỗ Thái học sinh.
  2. Thi Đại tỷ: còn gọi là Đại tỷ thủ sĩ được tổ chức cho 5 loại đối tượng:
    1. Thuộc quan ở Tam quán (cho con cái các quan được lấy vào vừa làm việc vừa học tập ở ba "quán" (ngày nay là viện) như Sùng văn quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục),
    2. Thái học sinh,
    3. Thị thần học sinh (con cái các quan được lấy vào vừa làm việc vừa học tập ở 6 cục Ngự tiền cận thị chi hậu, ở Trung thư giám),
    4. Tướng phủ học sinh (con cái của các thân vương, thân công, hoàng tử, công chúa, các tướng công hầu bá thuộc họ hàng thân thích của nhà vua được nhà nước cử học quan đến dạy tại phủ đệ của mình),
    5. Người làm quan có tước phẩm.
Năm Đinh Mùi 1247, niên hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 16 dưới triều vua Trần Thái Tông, có kỳ thi Tam Khôi đầu tiên (gọi là thi Đình, nhưng thi Đình lúc này còn là kỳ thi cuối cùng của khoa thi Đại tỷ, do triều đình tổ chức, chưa tách ra thành một khoa thi riêng) để chọn Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa. Ông Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn năm này, và là người chép lịch sử đầu tiên của Việt Nam. Trạng nguyên của khoá đầu tiên này là Nguyễn Hiền. [9]
Nguyễn Trung Ngạn là người đỗ Hoàng giáp đầu tiên khoa Đại tỷ năm 1304 khi mới 16 tuổi. Khoa thi Đại tỷ cuối cùng là năm 1374, đỗ đầu là Trạng nguyên Đào Sư Tích.
  • Năm 1396 Trần Thuận Tông ban chiếu quy định cách thức thi Hương, thi Hội bằng thể văn 4 kỳ, và định rõ: "Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, người đỗ thì vua ra một bài văn sách để xếp bục". [10]
  • Vào thời Hồ Quý Ly (1400 - 1407) thi cử được sửa lại. Ngoài 4 kỳ thi (tứ trường) ra con có thêm thi toán pháp. Những ai thi đỗ đã thi Hương, năm sau phải vào bộ Lễ thi lại, đỗ lần thứ hai mới được tuyển bổ. Năm sau nữa mới được vào thi Hội. Nếu đỗ kỳ thi Hội mới được phong Thái học sĩ.[11]

Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân (khoa Kỷ sửu 1889) Trần Sĩ Trác
  • Đến năm 1442 hệ thống thi Tiến sĩ gồm 2 cấp thi và 3 khoa đầu tiên mới được thực hiện đầy đủ. Thi Hương, thi Hội, thi Đình từ lúc này mới trở thành các khoa thi chính quy và thường xuyên (gọi là chính khoa hay như Trung Quốc gọi là thường khoa).
  • Trong những năm Nam Triều Bắc Triều, vấn đề thi cử rất lộn xộn.
Phía Nam: Năm Đinh Hợi 1674 chúa Nguyễn ra hai loại khoa thi:
  1. thi chính đồ: Đỗ ba hạng: 1. nhất giám sinh bổ làm tri phủ tri huyện; 2. nhì sinh đồ bổ làm huấn đạo; 3. ba cũng gọi là sing đồ bổ làm nhiêu học.
  2. thi hoa văn : Thi ba ngày, mỗi ngày thí sinh phải làm 1 bài thơ. Ai đỗ cho làm việc ở Tam ti.
Phía Bắc: Vào năm 1750, đời Cảnh Hưng (Chúa Trịnh), triều đình đặt ra lệ thu tiền cho người đi thi. Ai nộp tiền thì không bị khảo hạch, nên người có tiền đi thi nhiều đến nỗi đông quá, đạp lên nhau khi vào thi, làm chết một số thí sinh. Khi thi thì có kẻ mướn người viết hộ. Vào thời này có tiền là có được bằng cấp.[12]
  • Thời vua Quang Trung thi cử thường phải bằng chữ Nôm. Nhiều giám khảo, thí sinh hủ nho không nhận thức rất bất bình cho rằng triều đình khắc nghiệt.
  • Đến đời nhà Nguyễn vua Minh Mạng chỉnh đốn lại khoa cử và năm 1828 mở thi Hội, rồi thi Đình để chọn tiến sĩ. Trước đó (đời Gia Long) chỉ có thi Hương. Vua Minh Mạng cũng ra thêm học vị Phó bảng năm 1829 để chọn đỗ thêm người. Đặc biệt của thay đổi thời này là việc bỏ Đệ nhất giáp. Học vị Trạng Nguyên, Bảng nhãn không còn trên khoa bảng nữa.
  • Sau khoa thi năm 1919, do ảnh hưởng đô hộ của Pháp thi nho học Việt Nam chấm dứt. Thay thế vào là các loại thi cử dùng quốc ngữ .

[sửa] Thống kê và các kỷ lục

Trong các khoa thi suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, có những dấu mốc và kỷ lục đáng lưu ý[13]:

[sửa] Xem thêm

[sửa] Chú thích

  1. ^ Chính quyền thực dân Pháp và nhà nước phong kiến Việt Nam bãi bỏ nền giáo dục khoa cử bằng chữ Hán
  2. ^ Lều chõng
  3. ^ Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 145
  4. ^ Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 145
  5. ^ Sự hình thành hai cấp thi và ba khoa thi chính quy về Nho học
  6. ^ Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 144
  7. ^ Văn Hoá Tổ Chức Đời Sống - Sư phạm - Đại Học Cần Thơ
  8. ^ Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim (NXB Văn Hoá Thông Tin - 1999. Trang 109)
  9. ^ Người thầy có nhiều học trò thi đỗ đại khoa nhất nước
  10. ^ Đại Việt sử ký toàn thư
  11. ^ Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim (NXB Văn Hoá Thông Tin - 1999. Trang 193)
  12. ^ Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim (NXB Văn Hoá Thông Tin - 1999. Trang 339)
  13. ^ Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 145-158

[sửa] Tham khảo và liên kết ngoài