HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 20 September 2013

NVGP *184. CÔNG TỬ HA ĐÔNG * PHÙNG CUNG

184. CÔNG TỬ HA ĐÔNG * PHÙNG CUNG ::Công Tử Hà Đông:::

Phùng Cung: Xem Đêm

Viết Ở Rừng Phong

Phùng Cung là một văn thi sĩ miền Bắc Xã Hội Chủ Nghiã. Truyện ngắn “Con ngựa già của Chuá Trịnh” của ông đăng trên Nhân Văn Giai Phẩm, là một trong những nguyên nhân làm ông bị Tố Hữu và đồng bọn căm thù, chúng đầy ải ông 12 năm trong tù ngục. Bị lao phổi, ốm yếu nhưng ngục tù cộng sản không giết được ông, sau hơn mười năm dài lây lất trong lao tù trở về Hà Nội Phùng Cung vẫn sống không khuất phục bạo quyền. Ông sáng tác tập Thơ XEM ĐÊM, thi phẩm chưa được xuất bản mà đã có nhiều người biết. Mời quí vị đọc bài Viết ở Rừng Phong hôm nay về Thi sĩ Phùng Cung và thi phẩm XEM ĐÊM.
Mở đầu, đây là lời anh Văn Nô Tay Sai Tô Hoài viết về Thi sĩ Phùng Cung trong hồi ký của y.

Cát Bụi Chân Ai. Tô Hoài. Hồi ký. Trích:
Tan lớp ở Thái Hà ít lâu, Phùng Cung bị bắt. Phùng Cung công tác chạy hiệu ở văn phòng cơ quan hội văn nghệ từ trên Tuyên Quang. Ở rừng, những việc tủn mủn không tên, sổ sách công văn, giữ thư viện, làm lán mới, đi chặt cây, vác gạo, khiêng người ốm ra trạm xá, thui chó liên hoan...Nghĩ đến Phùng Cung, tôi nhớ những việc linh tinh hàng ngày ở cơ quan kháng chiến. Chẳng biết nhiều người ở đâu vào làm cơ quan, tuy khổ nhưng chắc chân hơn long đong đò giang chạy chợ. Nhưng mà cũng là đâu yên thân, người ta tụ lại, không “dinh tê” về thành. Báo Cứu Quốc Việt Bắc của chúng tôi ở Bắc Cạn, khối anh em bỏ cơ quan ra lấy vợ trong làng, đi cắt tóc, đi sơn tràng. Phùng Cung ở cơ quan nào dạt đến, không nhớ. Chơi vui, cũng không để ý, kể cả việc hệ trọng khi tôi nhờ Phùng Cung đi đưa chị Nam Cao xuống Hoàng Đan tìm mộ anh ấy. Đoc chuyện ngắn “Con ngựa già của Chúa Trịnh” của Phùng Cung đăng trên báo Nhân Văn tôi cũng gật gù đại khái “thằng này viết được. Nhưng còn hộc máu ra mới nên cơm cháo đấy, con ạ”. Cũng điếu đóm, tập tành như mình ngày xưa, đâu đã mà có sừng, có mỏ ngay.
Phùng Cung bị bắt khi “nhân văn, nhân võ” đã được dọn dẹp êm ắng, đã tàn. Nghe nói Phùng Cung hay chén chú, chén anh với đám Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, được phong chức “tay truyện ngắn hay nhất Đông Dương.” Chắc là ở chiếu la đà với nhau, ăn nói càng ganh nhau, ngổ ngáo, bạt mạng. Đương viết tập Dạ Ký nghe đồn là tài lắm, dữ lắm.
Tôi không thể tưởng tượng một Phùng Cung thế nào, tôi không biết được, tôi vẫn mơ màng chúng tôi, cây số ba, cây số bẩy trên Tuyên, phở Dơi, cà phê Pháo, anh chàng mặt xanh sám vỏ dưa hấu về vệt vết nặn trứng cá, cứ ngồi lừ rừ bên bàn đọc sách, có lúc gãi ghẻ hay lúi húi làm gì, con mắt đỏ đỏ mà tinh vặt, như chú mèo vờ lù rù rình chuột. Về Hà Nội, đôi ba lần chúng tôi láng cháng lên cà phê Phúc Châu phố trên. Hình như Phùng Cung quê ở Sơn Tây và nỗi nhà địa chủ phú nông thế nào ấy, cũng không bao giờ nói mà tôi cũng không hỏi.
Lại bao nhiêu năm sau. Chập tối, một người bước vào cửa. Dáng cù rù, mặt tái ngoét, không phải Phùng Cung mà là cái bóng của Phùng Cung trên tờ giấy tẩy chì mờ mờ.
- Phùng Cung phải không?
- Tôi đây.
- Còn sống về được
- Cũng không biết tại sao, anh ạ.
Từ đấy, thỉnh thoảng có gặp lại. Trước kia tôi đã không biết, bây giờ chẳng muốn đụng đến vết đau. Lại bình thường. Có hôm Phùng Cung nói chuyện ở tù, cứ như chuyện ai, ở đâu. Hồi ấy, thuốc viên rửa, loại thuốc độc bảng A rất hiếm, dù đấy là dược phẩm của ta. Phùng Cung hỏi và kể luôn: “Anh có biết sao thuốc hiếm không? Trong viên rửa có thuốc phiện. Người ta mua, gửi cho thằng người nhà ở tù cai nghiện. Có thằng uống viên rửa, cả tháng không iả được, gãi tuột da, phát điên.” Hôm ấy, chúng tôi đi ăn phở, Phùng Cung trả tiền rồi rủ lên cà phê bà Sính ở Cột Cờ. Tết, Phùng Cung đem biếu chai rượu thuốc. Tôi mừng – cái thằng chớm lao ngày ấy – bệnh lao đã nặng lên trong tù, tuy không phải bệnh chết mấy nữa, nhưng vẫn là bệnh ho lao. Phùng Cung hỏi tôi:
- Anh có biết tôi phải tù bao nhiêu năm
- Không biết.
- Vâng, tù biệt giam mười một năm.
Đã tù, lại biệt giam, lại bệnh lao, thế mà không chết rũ tù. Thế nào, người tù biệt giam mười một năm vẫn hiện được về. Lại lâu lắm không gặp gỡ. Ngỡ như Phùng Cung đã làm sao. Nhưng, một hôm có người Sở Công An đến nhờ tôi ký chứng nhận quãng công tác ở cơ quan sau cùng Phùng Cung làm việc, trước khi phải tù.
Tôi hỏi người công an trẻ tuổi cầm giấy:
- Chứng nhận để làm gì
- Có liên tục công tác mới đủ năm cầm sổ hưu. Thủ tục ạ.
- Liên tục cả ở cơ quan nhà tù?
Anh công an cười hồn nhiên, chào “cám ơn bác”. Ngưng trích.

Tô Hoài viết láo. Bọn công an Việt Cộng ở Hà Nội không thằng nào biết nói “cám ơn”.
Có nhiều tên đểu giả, đê tiện trong bọn viết lách ở Hà Nội sau năm 1954, Tô Hoài là một tên trong số những tên đê tiện nhất. Tô Hoài không bị người cùng thời “chửi” nhiều vì y không phải là loại đảng viên đầu xỏ, y không phải là nhân vật nổi bật trong giới văn nghệ. Không được là cái bóng của Tố Hữu, Tô Hoài chỉ là thằng tay sai của Tố Hữu. Sau 1954, đúng hơn là sau 1945 Tô Hoài không viết được một cái gì cho ra hồn, những gì còn lại hôm nay của Tô Hoài: Dế mèn phiêu lưu ký, Trăng thề, Quê người ..vv.. đều là những gì y viết trước năm 1945. Người ta chửi Tố Hữu, chửi Nguyễn Công Hoan, chửi Chế Lan Viên, chửi Hoài Thanh, không ai thèm nhắc đến Tô Hoài. Nhưng không biết thân, không biết phận, nhất là không biết nhục, Tô Hoài vẫn tỏ ra khinh bạc, kiêu mạn trong hồi ký cuả y. Trong đoạn viết về Phùng Cung y dùng toàn những lời đểu cáng để đánh hạ giá Phùng Cung. Y muốn cho người đọc thấy trong kháng chiến Phùng Cung chỉ là một anh “chạy hiệu” trong cơ quan, tức là người chuyên làm những công việc vặt như kiếm củi, vác gạo, hầu người ốm, giết chó, thui chó..vv.., y “sai phái” Phùng Cung đưa bà vợ nhà văn Nam Cao đi tìm mộ ông chồng, Nam Cao bị lính Pháp bắn chết trong một trận càn quét. Tư cách thô bỉ của Tô Hoài hiện rõ trong câu y viết về truyện “Con ngựa già của Chuá Trịnh”, tác phẩm là nguyên nhân chính làm cho Phùng Cung bị Tố Hữu thù ghét cho đi tù 11 năm: “ Đọc chuyện ngắn “Con ngựa già cuả Chúa Trịnh” của Phùng Cung đăng trên báo Nhân Văn, tôi cũng gật gù đại khái “thằng này viết được. Nhưng còn hộc máu ra mới nên cơm cháo đấy, con ạ”. Cũng điếu đóm tập tành như mình ngày xưa, đâu đã mà có sừng, có mỏ ngay.”

Quyển Hồi Ký “Cát bụi chân ai” của Tô Hoài tôi dùng để viết bài này được in lại ở Hoa kỳ, in bậy, chụp lại bản in của bọn Hà Nội đem in, bán, bỏ hết những dòng ghi ngày tháng quyển sách được in lần đầu, nên tôi không biết Tô Hoài viết những dòng đểu cáng trên đây vào thời gian nào. Trang đầu CBCA Tô Hoài viết đến Nguyễn Tuân, trang cuối viết chuyện Nguyễn Tuân chết, năm 1987, như vậy Tô Hoài viết Cát Bụi Chân Ai vào khoảng những năm 1988, 1989. Năm 1986 Tổng Bí Đái Nguyễn văn Linh nói lời “cởi trói, tháo rọ mõm cho văn nghệ”, bắt chước Góc-ba-chóp Nga Cộng kêu gọi “nói thẳng, nói thật”, tuy Trùm Văn Nghệ Tố Hữu còn trơ mặt ra đấy nhưng đã hết thời, không còn uy quyền, một số văn nghệ sĩ bị Tố Hữu bỏ tù như Phùng Cung, Trần Dần, Phùng Quán được trở lại là văn nghệ sĩ, được trở vào Hội, có sổ lương. Nếu là người, nếu còn có thể được coi là người, những tên bám đít Tố Hữu để được sống no đủ hơn người cùng thời như Tô Hoài, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hoài Thanh, Vũ Khiêu... phải tự thấy chúng tồi tàn, chúng hèn mạt, nhưng không, chế độ của chúng tuy ngắc ngoải nhưng chưa chết, chúng đã quen láo xược vênh váo nên chúng vẫn trơ trẽn vênh váo. Như Tô Hoài trâng tráo viết về Phùng Cung: “…thằng này viết được. Nhưng còn hộc máu ra mới nên cơm cháo đấy, con ạ..” Y không biết rằng có những người viết thành công ngay từ tác phẩm đầu tay, có nhiều người viết thành danh mà không phải điếu đóm, bợ đít ai cả, chỉ có bọn viết lách cộng sản mới phải nịnh bợ bọn đảng viên cầm quyền để được hưởng cơm thừa, canh cặn. Những văn thi sĩ có danh trong thế giới dân chủ nổi tiếng do tài năng của họ, họ không phải nịnh nọt bọn cầm quyền, họ lại càng không phải làm vừa lòng, làm theo ý bọn có tiền để tác phẩm của họ được in ra, để họ được sống. Những tên văn nô suốt một đời bợ đít bọn cộng sản đầu xỏ ác ôn, những tên suốt một đời ca tụng đảng cộng sản, suốt một đời bưng tai, bịt mắt, ngậm mồm trước cuộc sống cơ cực, thảm não của nhân dân như tên Tô Hoài có quyền gì gọi người khác bằng “con”, nếu y còn là người y đã không dám viết những dòng như thế về người viết Phùng Cung, một người có can đảm hơn y, khí phách hơn y, một người có tính người hơn y, y đã không dám viết những dòng như dưới đây:

Cát bụi chân ai. Tô Hoài. Trích:
Tù binh đôi bên được thả ở Lộc Ninh, ở Hà Nội, sân bay Gia Lâm chín giờ sáng còn sương mù. Một chiếc máy bay Mỹ, quân sự hạ cánh cuối đường băng, nhả cái thang dưới bụng. Nhân viên ủy ban quốc tế xuống trước. Mấy sĩ quan ta và Sàigòn đi sau. Một người thấp bé, áo quần rằn ri, mũ nồi đỏ, cái cần máy ảnh giơ cao. Phóng viên chiến tranh Phan Nhật Nam, tác giả phóng sự Muà hè đỏ lửa tôi vừa đọc. Về Sàigòn, Phan Nhật Nam viết báo kêu Hà Nội rất buồn. Nhưng ăn gà luộc ở khách sạn thì quả là thấy thịt gà ngon đậm như ông Vũ Bằng đã viết trong Miếng ngon Hà Nội. Anh ta xin phép gói mấy miếng bỏ vào cái áo tám túi. Lại ngao ngán than phiền không thấy văn nhân nghệ sĩ nhà báo được ra sân bay.
Rõ hồ đồ, Nguyễn Tuân và ông đây từ sáng sớm đã đứng uống bia Trúc Bạch trong quầy nhìn ra đám tù binh giặc lái áo xanh, áo đỏ, cổ đeo tràng hạt gộc tre, sắp hàng chui vào bụng máy bay. Và xem mày ngọ nguậy lên xuống, giơ máy ảnh. Ngưng trích.

Hai anh bồi bút Nguyễn Tuân, Tô Hoài được Tố Hữu cho phép đến phi trường Gia Lâm xem cảnh các tù binh phi công Mỹ lên phi cơ về nước, nhưng hai anh chỉ được nó cho phép đến đứng trong nhà hàng nhìn ra thôi, hai anh không được léng phéng thò mặt ra khỏi nhà hàng. Người ta nói “không có văn nhân, nghệ sĩ , nhà báo nào được ra sân bay” là không thấy ai đàng hoàng ra đứng ở chỗ lên phi cơ, chụp ảnh, hỏi tù binh Mỹ những câu như: “Hôm nay được về nước, anh có cảm nghĩ gì..?” “Ra sân bay” không phải là ngồi như con chó tiền rưỡi trong hàng ăn nhìn ra sân bay. Hèn hơn con chó mà còn phét lác, còn trơ tráo xưng “ông”, gọi người khác là “con!” Chỉ có bọn bợ đít cộng sản mới có thể nham nhở đến như thế!

Anh cu Tô Hoài là một anh Bắc kỳ nham nhở điển hình, những anh Bắc kỳ hèn mạt kiểu Tô Hoài vênh váo xưng “ông” khi đắc thế, khúm núm xưng “con” khi xuống chó.

Tô Hoài láo khoét viết cho người đọc nghĩ Phùng Cung khi đi tù về phải đến “trình diện” y, như đàn em đến “trình diện” đàn anh, Phùng Cung được đi ăn uống với y là một ân huệ, Phùng Cung đàn em tranh việc chi tiền, tết nhất mang chai rượu đến kính biếu đàn anh. Đọc những lời y viết về bệnh lao của Phùng Cung ta thấy y không tỏ ra có một chút xót thương nào, ngược lại ta thấy y có vẻ ngạc nhiên vì việc Phùng Cung bị lao, bị tù mười hai năm mà sao vẫn không chết!

Nguyễn Chí Thiện từng sống với Phùng Cung trong tù, từng sống với Phùng Cung ở Hà Nội, viết một chương riêng về Phùng Cung, dài 40 trang, trong Hồi Ký Hoả Lò, xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2001. Đáng lẽ tôi phải đăng nguyên văn cả chương nhưng vì quá dài, tôi chỉ có thể trích. Đây là một vài đoạn Nguyễn Chí Thiện viết về Phùng Cung.

Hoả Lò. Nguyễn Chí Thiện. Trích:
Tôi mến và phục Phùng Cung ngay từ khi được đọc truyện “Con ngựa già cuả Chuá Trịnh” đăng trên báo Nhân Văn. Trong tất cả các bài văn, bài thơ in trên tờ Nhân Văn, trong các tập giai phẩm Mùa Xuân, Muà Thu, Mùa Đông tôi thấy “Con ngựa già của Chuá Trịnh” là đặc sắc nhất, về nghệ thuật cũng như về nội dung. Nó vừa thâm trầm, vừa tinh tế đúng như con người anh. Nó còn điểm đúng huyệt cuả Đảng. Chính vì vậy, Đảng đã căm giận bỏ tù anh không xét xử hơn muời hai năm.
......
Đảng không thể không trừng trị nặng anh là vì anh đã dám nêu bật lên một sự thực nhục nhã: Văn nghhệ sĩ, trí thức, toàn bộ dân tộc, giống như con ngựa già của Chuá Trịnh, bị Đảng gắn vào hai bên mắt hai cái lá đa bằng da, chỉ được nhìn thẳng một hướng hạn hẹp, trời mây, sông núi, hoa lá..không được thấy cái gì hết!
.......
Các anh nói Phùng Cung cũng ở trại này, đang nằm bệnh xá vì bệnh lao phổi. Mắt tôi sáng lên. May quá rồi, thế là tôi sắp được chuyện trò với anh, người tôi mến phục đã lâu mà chưa được biết mặt. Vài hôm sau, tôi lảng vảng xuống bệnh xá tìm anh.
......
Tôi nhìn tất cả họ, từng khuôn mặt một. Không ai có vẻ là Phùng Cung cả. Tôi vòng ra phiá sau bệnh xá. Một người trung niên mặc áo bông, đứng trước cây ớt chỉ thiên, nhưng đầu lại ngẩng lên nền trời xám nặng, nét mặt xám nhợt, bất động. Phùng Cung đây rồi! Tôi đoán vậy, và bước lại gần, khẽ hỏi:
- Xin lỗi, có phải anh Cung không?
Phùng Cung nhìn mặt tôi một thoáng, rồi đáp:
- Vâng, sao anh biết?
.....
Ngồi hút thuốc lào, uống trà ngon, nghe thơ, đó là những giờ phút hạnh phúc nhất trong tù. Hạnh phúc vì chúng tôi quên hẳn chúng tôi đang tù tội, ốm yếu, quên hẳn mọi ô trọc trong cuộc đời. Chúng tôi chìm đắm, hay đúng hơn, bay bổng trong say sưa: say trà, say thuốc, say thơ. Anh Cung đọc liền một lúc ba, bốn bài: giọng trầm nhẹ, nghe rất rõ. Càng nghe, tôi càng ngạc nhiên, càng bị lôi cuốn vào dòng thơ anh. Tôi chưa từng được đọc thơ nào như thế. Nó mới tinh. Mới về ý, về tình, về ngôn ngữ, và nhất là về hình tượng, âm điệu. Thơ anh thực là đẹp. Anh đọc tới đâu, tôi thấm tới đó. Thơ đẹp, cũng như mọi vẻ đẹp trên thế gian này, đâu cần phải nghiên cứu nát óc mới thấy. Nó đi thẳng vào tim, vào óc ngay. Tôi biết anh tốn nhiều tâm huyết lắm mới tạo được những câu thơ như thế. Anh tìm tòi nhiều về chữ nghĩa, nhưng không mắc “ngữ bệnh” như Âu Dương Tu hàng ngàn năm trước đã than phiền. Anh tìm tòi nhiều về hình tượng, về âm điệu nhưng không trở thành cầu kỳ, quái gở, thậm chí tới mức ngớ ngẩn như một số người
.....
Anh Cung thấy tội nghiệp cho Tố Hữu. Nhân dân chẳng còn ai nhắc tới thơ hắn nữa. Gần 40 năm trời, cả một bộ máy tuyên truyền khổng lồ nâng đỡ, hà hơi tiếp sức mà vẫn chết. Thực hoài công!
Tội nghiệp nhà thơ
Hợm mình
Lầm lạc
Bởi không biết sống
Nên không biết chết
Nửa thế kỷ bị lưu đày
Trong cõi tung hô!
.....
Năm 1992 anh (Phùng Cung) và Phùng Quán tổ chức mừng thọ bác Nguyễn Hữu Đang 80 tuổi (tuổi ta). Anh viết thư mời các văn nghệ sĩ, mời cả Đỗ Mười, Lê Đức Anh. Trong giấy mời anh đề là “Mừng sống dai”. Điều này làm chính quyền tím ruột. Tuy trong buổi ăn uống họp mặt, không ai trực tiếp lên án Đảng, nhưng sự việc hàng mấy trăm văn nghệ sĩ, trí thức tới mừng thọ một tên phản động bị bỏ tù 15 năm, quản thúc tại Thái Bình hơn chục năm, đã là cái tát vào mặt Đảng! Đỗ Mười, Lê Đức Anh tất nhiên không tới. Nhưng công an thì tới đông, dù không được mời. Họ ngang nhiên quay cả phim video để làm tài liệu! Buổi “Mừng sống dai” đông vui này còn chứng tỏ một điều: nỗi sợ đã giảm nhiều. Bạo lực đã ít hiệu quả.
Ngày anh Phùng Quán mất, Phùng Cung đứng ra tổ chức tang lễ. Đám táng Phùng Quán làm Đảng lo ngại. Nó quá đông. Có những vòng hoa đề những dòng chữ như “Những người cùng chung hoạn nạn”, “Một kẻ sĩ bất khuất”..vv. Nhiều bài thơ ca ngợi Phùng Quán, chửi bóng gió Đảng cũng xuất hiện. Ngưng trích.

Liêu lạc ở Rừng Phong, tình cờ tập Thơ XEM ĐÊM của Phùng Cung đến với tôi. Tập Thơ chép tay, 231 bài, tôi trích vài bài:
Bèo
Lênh đênh muôn dặm nước non
Dạt vào ao cạn
Vẫn còn lênh đênh.
Mẹ
Mồ hôi Mẹ
Tháng ngày đăm đăm nhỏ giọt
Con níu giọt mồ hôi
Đứng dậy làm người.
Gặp thu
Trở dậy gặp thu
Không gian ngập mùi ổi chín
Mùi năm ngoái
Đáy nù ao bèo
Mây trắng lênh đênh
Bâng khuâng mình tự hỏi mình
Trời thu thả nắng
Giếng tình vắng ai.
Giăng tơ
Chút lòng đãy gấm khăn điều
Cảm thương cái nhện chiều chiều giăng tơ
Không gian đứt nối sững sờ
Khăn điều đãy gấm ngẩn ngơ mấy chiều.
Tri âm
Phách đàn lơi nhịp tri âm
Lưng trời lặng tiếng nguyệt cầm phù điêu
Gấm bào hoen giọt lệ điều
Bâng khuâng xa mã nửa chiều quân vương
Ngâu
Thác sinh trong cõi tình trường
Tình trường ly hợp đôi hàng chứa chan
Cầu đò mỏi nhịp Ngân giang
Mưa ngâu khuấy đục giếng làng chưa em.
Chùa Kim Liên
Sen vàng từ thuở lên ngôi
Bâng khuâng du khách
Ngậm ngùi vần thơ
Cổng chuà nhện mải giăng tơ
Chuông thiêng ngân mãi
Tiếng thừa trong không.
Dạo khúc sông Hồng
Dưới trời đẹp nhất phương Đông
Phương Đông đẹp nhất sông Hồng quê ta
Đêm thiên giới, hội Ngân hà
Quê ta rực sáng Hồng Hà mưa sao
Hỏi sông sinh hạ năm nào
Hay Tiên phơi giải yếm đào để quên.
Bạc tuổi
Ai làm cho bạc tuổi nhau
Nhìn trời xanh nhớ mái đầu xanh xưa
Tuổi xanh bạc giữa bất ngờ
Trời xanh quên nửa bài thơ đoạn trường.

Tập Thơ XEM ĐÊM tôi có được chép từ tập Thơ XEM ĐÊM do chính Phùng Cung viết gửi người đem sang Hoa Kỳ. Tôi tôn trọng từng dòng xuống câu, từng dấu chấm, phẩy trong bản chép tay tôi có.
Tôi vẫn quan niệm Thơ là phải có vần, có điệu. Thơ chỉ có ý mà không vần, với tôi chưa phải là Thơ. Đống gạch đá, xi măng, vôi cát, gỗ sắt để đó không thể gọi là cái nhà. Không có những vôi gạch đó không thể có cái nhà nhưng từ những cái đó làm nên cái nhà cần phải có tình cảm, trí thức và bàn tay người thợ. Thơ còn hơn thế. Tôi không coi những lời không vần là Thơ. Năm, sáu bài Thơ Lục Bát ít ỏi trong 231 bài Thơ XEM ĐÊM làm tôi ao ước tại sao Thi sĩ không làm dùm cho tôi thêm năm, sáu chục bài Thơ Lục Bát?
Tôi nằm đọc XEM ĐÊM trong đêm khuya. Như tất cả những đêm từ ngày tôi bánh xe lãng tử đến xứ người, đêm Rừng Phong yên tĩnh hai chăm phần chăm, phòng ấm, đèn vàng, khi đọc bài thơ

Làng khuya
Lỡ đò khuya mới về làng
Ngõ quên bước vội
Va dấu chân em
Khô bùn để lại
Ao tím hoa bèo
Ngóng giọt sương khuya.

Tôi cảm khái, tôi xúc động, tôi lấy ý cuả bài thơ để làm thành bài Lục Bát:

Lỡ đò khuya mới về làng
Ngõ quen buớc ngọc, bước vàng tìm em.
Khô bùn trắng vệt hoa sen
Trăng xanh, mây tím, sương hoen ao bèo.

Cảm xúc đến, trong khoảng nửa giờ, tôi phóng tác được mấy bài Thơ Xem Đêm sang Thơ Lục Bát:
Trái Cấm
Gió đùa mảnh nguyệt
Vườn Thánh Kinh
Trái cấm rụng tròn
Ôi! Bài thơ trữ tình cuả Thượng Đế.

Thơ phóng tác làm ở Rừng Phong
Gió đuà mảnh nguyệt Thánh Kinh
Rụng tròn trái cấm trữ tình Thiên Thư.

Nắng tía
Tưởng em đi đâu
Chợt tiếng cười khúc khích hiên sau
Hàng râm bụt gió lay nắng tiá.
Thơ Công Tử Hà Đông:
Bồi hồi tưởng em đi đâu
Chợt nghe khúc khích hiên sau tiếng cuời.
Yêu em mấy chục năm trời
Nắng râm bụt tiá ngời ngời gió lay.

Nghiêng Bụt
Tình cờ gặp em
Em đã là sư bác
Nhìn trước nhìn sau
Em khẽ khóc
Mái tam quan
Thánh thót tiếng chim rơi
Ngại đường tu dang dở
Em vội lau nước mắt
Vạt áo nâu
Đẵm màu cát bá ngày xưa
Trót nhớ mãi
Một chiều nghiêng lụy
Nước mắt em sư
Lã chã trăng Kiều!
Thơ Công Tử Hà Đông
Tình cờ chuà vắng gặp nhau.
Nghìn xưa hay đấy nghìn sau mơ hồ.
Em là sư bác, sư cô
Mái tam quan, gốc xương bồ tiếng chim
Sông tu em nổi em chìm
Áo nâu cát bá tóc huyền dáng xưa
Nửa chiều nghiêng lụy sầu mưa
Trăng Kiều lã chã bây giờ thương em!

Bến Xuân
Sợi tơ trời
Nghiêng bay trong nắng
Hoa gạo bên sông đỏ thắm
Đợi chuyến sang
Lúng liếng mây trôi giải yếm
Mái tóc em đẹp gió bến đò.
Thơ Công Tử Hà Đông
Nắng nghiêng bay sợi tơ trời
Bên sông hoa gạo thương người sang sông
Mây trôi giải yếm em hồng
Gió vương tóc đẹp hương giong nửa đò

Khói cuối năm
Sương chiều nghe lạnh bước chân
Khách áo cũ
Tìm về bạn cũ
Ai đốt rác lá tre khuất ngõ
Lối đi đầy mùi khói cuối năm
Thơ Công Tử Hà Đông
Sương chiều vương lạnh bước chân
Ngõ xưa, bạn cũ tần ngần nhớ thương
Lá tre ai đốt cuối đường
Lối quê khói ủ mùi hương năm nào.

Lễ chùa
Bước nhẹ
Vườn quen
Em vẫn vấp
Hoa rong giếng mát mầu áo Phật
Mai đi lễ chuà
Anh có nhắn gì không?
Thơ Công Tử Hà Đông
Hoa rong giếng Phật áo mầu
Vuờn quen bước nhẹ lên lầu nghiệp duyên
Mai em đi lễ chùa trên
Hỏi anh có trả, có đền gì không?

Bàn tay
Bàn tay em biết nói biết cười
Chiếu hát đêm nay
Đầy đò giang sóng gió
Lỡ tay trong không
Đổ vỡ cũng trong không
Tôi trộm nghĩ
Chẳng có chân trời em ạ.
Thơ Công Tử Hà Đông
Bàn tay em nói, em cười
Đêm sương chiếu hát nửa vời đò giang.
Lỡ không lẻ chuyến về ngang
Chân trời không ngọc mà vàng cũng không.

Đây là bài Lục Bát dài nhất của Thi sĩ Phùng Cung trong tập Thơ XEM ĐÊM
Vấn vương
Sáo diều ai ruổi trong đêm
Nghe như chuông của đền thiêng làng trời
Thiên cung ngày trước mảng vui
Hái hoa vườn cấm nên Trời phạt ta
Đầu xanh rời bến Ngân hà
Suôi thuyền đi trả nợ hoa dưới trần
Chuá Xuân ơi! Hỡi Chúa Xuân
Biết tin ta phải về trần hay chưa?
Trách lòng quên lỗi lầm xưa
Lại trao vàng gấm bên chùa Nhật Chiêu.
Cánh thương vướng mãi lưới điều
Làm cho nợ sớm, nợ chiều với hoa.
Nợ nào hơn mắc nợ hoa
Trả chưa song nợ tóc đà nhuộm sương.
Đã sinh ra cái tình trường
Thì đi bằng hết nẻo đường đang đi.
Đất trời ta có hai quê
Khi đi vương vấn, khi về vấn vương!



Đây là những dòng cuối Nguyễn Chí Thiện viết trong chương Phùng Cung. Lò. Hồi ký Nguyễn Chí Thiện. Trích.


Từ ngày sống ở Mỹ, tôi vẫn gọi điện thoại về thăm hỏi gia đình, thăm hỏi các bạn. Cách đây bốn tuần, vào tối thứ bảy, các bạn tôi tập hợp nhau ở nhà Đaiï úy Kiều Duy Vĩnh đợi nói chuyện với tôi. Vưà bắt đầu câu chuyện, nhà thơ Lê Quang Dũng báo tin cho tôi biết là Phùng Cung đã mất hôm thứ sáu tại nhà, sau hai tuần bạo bệnh. Các anh sắp đi đưa đám. Tôi bàng hoàng, lòng quặn đau. Thế là anh đã ra đi vĩnh viễn, tôi chẳng bao giờ còn được trông thấy anh, nhìn thấy nét mặt đầy ưu tư của anh, nâng cốc uống trà với anh, nghe anh đọc thơ nữa...Đành rằng cửa tử ai cũng phải qua, nhưng sao lòng lại đau, nước mắt lại ứa ra! Đêm đó, tôi nằm quay mặt vào tường, hồi tưởng lại những năm tháng gần anh, từ buổi đầu gặp gỡ trên trại Phong Quang, một chiều đông ảm đạm, anh đứng trước cây ớt chỉ thiên, ngẩng đầu nhìn lên nền trời xám nặng, nét mặt xám nhợt, bất động, tới buổi từ biệt anh, vào Sàigòn đi Hoa Kỳ, anh nắm tay tôi không muốn rời, nước mắt rơm rớm...Ngưng trích.

Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, đêm Tháng Sáu, năm 2003, phòng vắng, đèn vàng, yên lặng, nằm bên Tập Thơ XEM ĐÊM, tôi có mấy câu thơ gửi người thơ đã khuất:

Thiên cung kiếp ấy mải chơi
Hái hoa vườn cấm nên Trời phạt nhau.
Những là lỗi trước, lầm sau
Nợ hoa chưa trả, mái đầu đã sương.
Ai sinh trong cái tình trường
Ai đà đi hết nẻo đường đã đi.
Đất trời ai có hai quê,
Ai đi vương vấn, ai về vấn vương?
Ấy ai đi nhớ, về thương,
Cầu chung ai đoạn, ai trường với ai?
CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG

No comments:

Post a Comment