HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 20 September 2013

NVGP *206. WIKIPEDIA * TRẦN ĐỨC THẢO

206. WIKIPEDIA * TRẦN ĐỨC THẢO
Trần Đức Thảo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Triết học
Triết học Việt Nam
Triết gia Trần Đức Thảo
Tên: Trần Đức Thảo
Sinh: 26 tháng 9, 1917 (Bắc Ninh, Việt Nam)
Mất: 24 tháng 4, 1993 (Paris, Pháp)
Trường phái: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa Marx
Quan tâm chính: hiện tượng luận

Trần Đức Thảo (26 tháng 9 năm 1917- 24 tháng 4 năm 1993) là nhà triết học Việt Nam.
Mục lục
[ẩn]

* 1 Tiểu sử
* 2 Tặng thưởng
* 3 Đánh giá
* 4 Các tác phẩm
* 5 Chú thích
* 6 Liên kết ngoài

[sửa] Tiểu sử

Trần Đức Thảo sinh tại thôn Song Tháp, xã Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1936, ông được nhận học bổng sang Paris, Pháp để thi vào trường Đại học Sư phạm Paris. Ông tốt nghiệp thạc sĩ triết học hạng nhất tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942).

Thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học ở Pháp, Trần Đức Thảo đã viết thư gửi về Tổ quốc, bày tỏ tình yêu nước nồng nàn đối với đất nước vừa giành được độc lập hồi tháng 8 năm 1945. Lá thư được in trên tờ Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1952 ông về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp.

Năm 1955, ông trở thành giáo sư Triết học và là Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

Ông bị quy tội dính líu đến phong trào Nhân văn Giai phẩm khi công bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông thôi giảng dạy ở trường đại học và làm chuyên viên nghiên cứu.

Năm 1992, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp với nghiên cứu và mất tại Paris vào năm sau. Di hài ông được nhà nước đưa về an táng tại Khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

[sửa] Tặng thưởng

* Năm 2000, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội.

[sửa] Đánh giá

* "Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, ở Việt Nam bản thân mình và các đồng nghiệp khác cũng chỉ là những người nghiên cứu và giảng dạy triết học, người duy nhất được coi là nhà triết học, chỉ có Trần Đức Thảo mà thôi."[1]

[sửa] Các tác phẩm

* Phương pháp hiện tượng học của Husserl (1942), tiếng Pháp
* Phénoménologie et matérialisme dialectique (Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng). Minh Tâm. Paris 1951.
* Khuyến khích tinh thần tự do dân chủ (1955)
* Nội dung xã hội và những hình thức của tự do (1956).
* Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, tiếng Pháp, NXB Xã hội của Pháp, năm 1973.
* Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người (1988).
* Logic của cái hiện tại sống động (La logique du présent vivant)(chưa hoàn thiện).
* Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
* Sự hình thành con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

[sửa] Chú thích

1. ^ Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Phạm Thành Hưng, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[sửa] Liên kết ngoài

* Tác phẩm và phê bình về Trần Đức Thảo
* Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo
* Triết gia Trần Đức Thảo
* Trần Đức Thảo"
* Trần Đức Thảo - triết gia dám nói lên sự thật.
* GIÁO SƯ TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO
* Người lữ hành vất vả của Nguyễn Đình Thi
* Trần Đức Thảo - Sự ngơ ngác của người lữ hành vất vả của Nguyễn Bản
* Thư mục tạm thời Trần Đức Thảo (1917-1993)

No comments:

Post a Comment