HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 20 September 2013

NVGP * 193. TÁC PHẨM HỮU LOAN

193. TÁC PHẨM HỮU LOAN

MÀU TÍM HOA SIM

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...





CŨNG NHỮNG THẰNG NỊNH HÓT



(Sau khi đọc bài: “Những thằng nịnh hót” của Maiakovski)

Dưới thời kỳ Pháp thuộc
Những thằng nịnh hót nghênh ngang
Lưng rạp trước quan Tây
Bắc vợ như thang
Chân trèo lên danh vọng
Đuôi vợ chúng đi
Lọt theo đầu chúng
Bao nhiêu nhục nhằn
Nhục mất nước muôn phần
Nhục cùng đất nước với những thằng nịnh hót

Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ Dân chủ Cộng hoà
Những thằng nịnh còn thênh thang đất sống
Không quần chùng, áo thụng
Không thang đàn bà
Nhưng còn thang lưng thang lưỡi

Những mồm không tanh tưởi
Ngậm vòi đu đủ
Trợn mắt phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên
“Dạ, dạ, thưa anh…
Dạ, dạ, em, em…”
Gãi cổ gãi tai:
"… anh quên ngủ quên ăn nhiều quá!
Anh vì nước vì dân hơn tất cả từ trước đến nay"
Chân xoa và xoa tay,
Hít thượng cấp cứ thơm như múi mít

Gọi như thế là phê bình cấp trên kịch liệt
Gặp cấp trên chủ quan
Mũi như chim vỗ cánh
Bụng phềnh như trống làng
Thấy mình đạo đức tài năng hơn tất

Như thế là chết rồi:
Quân nịnh tha hồ lên cấp
Như con gì nhà gác lên thang
Còn muốn lên thủ trưởng cơ quan
Còn đi đây đi đó
Lưỡi và lưng
Lắm thằng gian khổ
Chúng nó ở đâu:
Thối thóc thuế
Mục kho hàng
Phong trào suy sụp

Nhân dân mất cắp đang giữa ban ngày
To cánh và to vây

Những ai không nịnh hót
Đi, mang cao liêm sỉ con người
Chúng gieo hoạ, gieo tai
Kiểm thảo hạ tằng
… Còn quy là phản động!
Có người đã chết oan vì chúng
Vẫn thiết tha yêu chế độ đến hơi thở cuối cùng.

Nguy hiểm thay,
Thật khó mà trông:
Chúng nó nguỵ trang
Bằng tổ chức bằng quan điểm nhân dân
Bằng lập trường chính sách

Chúng nó còn thằng nào
Là chế độ ta chưa sạch
Phải làm tổng vệ sinh cho kỳ hết mọi thằng
Những người đã đánh bại xâm lăng
Đỏ bừng mặt vì những tên quốc sỉ
Ngay giữa những thời nô lệ
Là người, chúng ta không ai biết cúi đầu.

Hữu Loan
9-1956

(Trích Giai phẩm mùa Thu tập II)




HOA LÚA

Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một
Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn...

Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.

(1955)



NGÀY MAI

Khi nắng chiều tắt thở
Trên hàng cau úa vàng
Bóng từng đoàn nạng gỗ
Đi kêu trên đường làng
Đàn ai
Trong chiều tàn
Tiếng âm rơi
Tan vỡ
Có đêm dư hưởng về
Xa thẳm
Em đến
Mồ xưa biếc cỏ vàng
Em hiền như chị
Mắt ngời xanh lam
Em mang trong tóc
Nắng thơm hoa ngàn
Em là đôi mắt
Xưa ngời xanh lam
Của chàng lính trẻ
Say em hát
Ngồi lặng hình dung
Mắt một nàng
Em là chân mất
Là tay mất
Của một chàng trai
Của một chàng
Áo quần loang vết mủ
Vết thương nhày
Hôi tanh
Em đem về giặt giũ
Chong đèn
Vá thâu canh
Mai những người vui
Có áo lành
Bờ ao vang tiếng cú
Một bông hoa
Lìa cành
Kim chùng
Tay rớm máu
Long lanh
Ngày mai em đi khỏi
Ai thương người
Thương binh?
Rằng:
- Em từ đâu lại?
Mắt lam màu
Xa vời
Ngày xưa có
Chuyện đẹp
Nàng tiên đi
Thử người!




Đèo Cả

Tác giả: Hữu Loan

Núi cao vút
Mây trời Ai Lao
                      sầu
                           đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương
Bên quán Hồng Quân
                               người
                                        ngựa
                                               mỏi
Nhìn dốc ngồi than
                           thương ai
                                          lên đường
Chầy ngày
               lạc
                   giữa suối
Sau lưng
             suối vàng
                          xanh
                                  tuôn
Dưới khe
              bên suối độc
                                cheo leo
                                            chòi canh
                                                          ven rừng hoang
Những người
                   đi
                      Nam Tiến
Dừng lại đây
                  giữa
                         đèo núi quê hương
Tóc tai
          trùm
                 vai rộng
Không nhận ra
                     người làng
Rau khe
            cơm vắt
                        áo
                           pha màu
                                       sa trường
Ngày thâu
               vượn hót
Đêm canh
                gặp hùm
                             lang thang
Gian nan lòng không nhợt
Căm hờn trăm năm xa
Máu thiêng trôi dào dạt
Từ nguồn thiêng ông cha
Giặc
        từ trong
                    tràn tới
Giặc
         từ Vũng Rô
                          bắn qua
Đèo Cả
           vẫn
                giữ vững
Chân đèo
                máu giặc
                             mấy lần
                                         nắng khô
Sau mỗi trận thắng
Ngồi bên suối đánh cờ
Kẻ hái cam rừng ăn nheo mắt
Người vá áo thiếu kim mài sắt
Người đập mảnh chai vểnh cằm cạo râu
Suối mang
                bóng người
Trôi những về đâu….
Hữu Loan





 CHIẾC CHIẾU
"Có ai thấy một người cha
Từng buổi, từng buổi
Trước tủ kính cửa hàng mậu dịch dòm như nổ mắt
Tì mũi dẹp như quả bóng xuống hơi
Thầm đọc đi đọc lại giá hàng từng thứ đồ chơi
Dù nhiều lần đã hạ giá
Trong óc nổi bòng bong từng mớ
Những cơm đến gạo đến quần đến áo
Những đôi chiếu nằm rách từ giữa rách ra
Tục ngữ nói rằng những chiếc nhà dột từ nóc trên dột xuống
Từng sáng mai nhìn gầm giường
Đốt cói rụng đầy như chiếu rụng đốt xương
Gió thổi từ dưới thổi lên
Muỗi cũng đốt từ dưới đốt lên
Nhưng con đái dầm lại tiện
Ròng rã mười năm kháng chiến
Cầm vững hai tay
Một cái tình thần
Choảng nhau với súng với bom
Gian khổ còn ư ?
Bố con ta lại vung cái tinh thần như tráng sỹ vung gươm
Chong chóng không quay
Con vứt đi phụng phịu
Sáng kiến làm đồ chơi
Bố thì không thiếu
Bố lại lấy lá dứa vận cho con cái kèn
Bố thổi nó kêu lên
Tò he...tò he
Con đắc trí giật kèn đi thổi khắp Ô Kim Mã
Tò he...tò he
Như một thiên sứ hài đồng
Xuống lệnh điềm tin
Tò he...tò he...
Nhớ truyện Đông Chu sao đỏ, sao đen
Tò he...tò he...
 



  • Ôm Tết vào lòng
    [...]
    Ta đã cướp lại mùa xuân
    Cướp lại Tết về
    Ghì chặt trong tay
    Tết và mùa xuân đẫm máu
    Thịt da chằng chịt vết thương
    Những cặp vợ chồng
    Những người mẹ, người con,
    Gặp lại nhau ngày Tết
    Trống trải bao nhiêu
    Chỗ những người đã chết
    Bên người đi trở về
    Một năm nào
    Giữa Tết ra đi
    Trai gái tiễn nhau
    Còn xanh đôi mái tóc
    Tay cầm cổ tay
    Tròn như măng mọc
    Môi ngon như mận chín trong vườn
    Vai đứng kề vai nghiêng xuống giếng làng
    Đôi lứa gặp nhau
    Khác
    xa xôi
    ngày xưa tiễn biệt
    Và mùa xuân trở về cùng đi với Tết
    Lội ngập chân
    trong thương tích luống cày:
    Những bàn tay
    đã chặt phải
    những bàn tay
    Dù không vì hữu ý!
    [...]


  • Chuyện tôi về


    [...]
    Tôi đang thồ
    Công an không cho tôi đi
    Bắt quăng đá xuống
    Khắp người tôi lạnh
    Nổi da gà
    Tôi run bắn
    Nhưng kịp thời trấn tĩnh
    - Như thế là các người không
    Cho tôi làm ăn lương thiện
    Chỉ có bọn làm ăn bất lương là tha hồ tự do?
    Cấm làm ăn lương thiện
    Chưa có nước đế quốc
    Thực dân nào
    Dám to gan vi phạm?
    Tôi chỉ còn mỗi cách
    Làm ăn lương thiện
    Là mai tôi đi ăn mày
    Và đừng nói là tôi
    Bôi vàng
    Bôi đen
    Ai cả!
    - Tại sao lại không đi làm
    Cán bộ?
    - Đi làm cán bộ và đi ăn cắp là tôi không đi
    Người công an vội vã lên xe và như ném lại đằng sau:
    - Thôi anh cứ việc thồ
    Thế là tôi lại xếp đá lên xe
    Và lại khom lưng đủn
    Như Giê-xu cõng cây
    Thập tự
    Vừa đủn xe
    Tôi vừa hát lên í ử:
    [...]
    Tòng quân
     Tác giả: Hữu Loan
    Nếu anh ra đi
    Mẹ già anh khóc
    Trai thời loạn ly
    Thương con khó nhọc
    Nếu anh ra đi
    Người vị hôn thê
    Những giọt nước mắt
    Đọng trên hàng mi
    Nhưng
    Nếu anh không đi
    Mẹ già anh khóc
    Trai thời loạn ly
    Mà con không đi
    Mẹ thà thương con tóc trắng
    Ngày mai cờ về chiến thắng
    Mà con không về
    Mẹ thà như lá rụng chiều quê
    Đến khi con về
    Cỏ vàng nấm đất
    Nhưng khi nước mất
    Vì vị hôn thê
    Mà con không đi
    Nếu anh không đi
    Người vị hôn thê
    Mặt nghiêng tay che
    Đêm thương lời thề
    Thà đợi người đi
    Già trên lời thề
    Nhưng khi nước mất
    Mà anh không đi…
    (Nhà thơ Dương Tường nhớ và ghi lại)
     
     
    • Tình thủ đô


      Trên những chuyến xe bò
      Đi về đường Trèm Vẽ
      Việt Bắc âm u
      Đường dài Thanh Nghệ
      Người Thủ đô tản cư
      Đoàn xe đi
      Chở nặng tâm tư
      Một góc nhà
      Một hè phố
      Mắt em biếc
      Một chiều xưa
      Quan Thánh
      Cổ Ngư
      Bạch Mai
      Bóng liễu Tháp Rùa
      Một thằng bạn
      Một thằng con
      ở lại
      Khấp khểnh xe đi
      Vấp vào đêm tối
      Thủ đô
      Ngày mùa thu
      Thủ đô
      Cờ bốc lửa
      phố dài
      Cờ bốc lửa
      công trường Nhà Hát lớn.
      Thủ đô
      Ngày Tổng Khởi Nghĩa
      Ngày Thủ đô chờ đón
      Đoàn Giải phóng quân về
      Qua cầu Long Biên
      Sông bóng người đi
      Vai cao rộng
      Mặc núi rừng Việt Bắc
      Ai về Thủ đô
      Khăn thầm nước mắt
      Quốc ca mình
      Đoàn lính Việt đầu tiên
      - Có người làng đi
      Trong đoàn lính trẻ.
      Thủ đô
      Tuần Lễ Vàng
      Hà Nội dãy dọc toà ngang
      Quên giai cấp
      Trong căm thù dân tộc
      Thủ đô
      Ngày Tuyên Ngôn Độc Lập
      Thủ đô
      Ngày Tổng Tuyển Cử đầu tiên
      Những ngày Thủ đô
      Như ộc máu triền miên
      Máu những người Tây giết
      Chảy về từ lịch sử
      Tiếng hát
      Vùng lên
      Xích xiềng rơi vỡ.
      Thủ đô
      Ngày Tàu trắng
      Quốc dân đảng
      Và thực dân
      Nghênh ngang phố chật
      Bắt cóc
      Tống tiền
      Khiêu khích
      Bắn người
      Đám ma đi
      Cờ đỏ phủ quan tài
      Phố Ôn Như Hầu
      Những người bị giết
      Xác quăng đầy hố
      Đoàn Giải phóng quân đi
      Như gại dao trên đường nhựa.
      Thủ đô
      Quân lệnh đêm
      Lựu đạn đen ngòm trong nắm tay
      Rình sau mái ngói
      Nắng loé tường vôi
      Chữ cào xương nhức nhối:
      THANH NIÊN SỐNG CHẾT VỚI THỦ ĐÔ!
      Mắt em thiếu nhi
      Hồ trăng Trung Thu:
      Các anh hãy giữ non sông
      Cho chúng em!
      Bàn tay lớn
      Nhận lòng tin bé nhỏ.
      Cụ Hồ hỏi anh em bộ đội:
      - Các chú liệu giữ được Thủ đô
      Bảy ngày?
      Một rừng nắm tay
      Thét tiếng:
      - Thề với Bác!
      *
      Lửa cháy Thủ đô
      Chân trời hấp hối
      Xác thằng bạn
      Xác thằng con
      Trên hè phố Thủ đô
      Giặc khởi hấn rồi!
      Đường tản cư khuya
      Lửa toé sắt bánh xe bò
      Một Quyết tử quân hy sinh
      Là một đoàn giặc chết
      Một Quyết tử quân hy sinh
      Và bắt đầu từ đó
      Những ngày đêm Thủ đô
      Tàn sát
      Khu Đồng Xuân
      Lính Trung đoàn Thủ Đô
      Đâm giặc trên bàn thịt
      Như chọc tiết bò
      Đuổi giặc
      Vật lăn trên nóc chợ
      Hai tháng giết nhau
      Một đêm thủ đô
      Có đoàn Quyết tử
      Cắt máu tay ăn thề
      Ngõ vắng Thủ đô
      Những đơn vị rút đi
      Góc phố Thủ đô
      Bóng những người ở lại
      ánh hoàng hôn lên
      Liệm tròn huyết thệ
      Người Quyết tử quân
      cuối cùng.
      *
      Những người dân Thủ đô
      Về với giặc ở chung
      Phải đốt cờ đỏ sao vàng
      Thức đêm may cờ ba sắc
      Và những sớm mai
      Tay xót xa
      Đem treo cờ giặc trước nhà
      Ai về Hà Nội
      Thấy Hà Nội xa hoa
      Thấy hà-nội hơn Hà Nội trước
      Nhưng Hà Nội
      Giặc xây thêm ngục tù
      Xe Phòng Nhì
      Chở từ ngoại ô
      Từng đoàn người xiềng tay
      Về qua phố tối.
      Ai về Hà Nội
      Thấy Hà Nội xa hoa
      Thấy hà-nội hơn Hà Nội trước
      Nhưng Hà Nội Ngã-Tư-Sở
      Hà Nội Khâm-Thiên
      Đèn khuya chảy vàng
      Những hộp đêm
      Mọc theo tiếng giày đinh
      Của đoàn Tây mũ đỏ
      Tiếng xe tăng viễn chinh
      Chiều đi bụi phố
      Và giữa trưa Hà Nội yên lành
      Hồi còi rú thất thanh
      Kêu như người tắc họng
      Một xác Việt gian
      Ngã tư
      nắng đọng
      Lũ lượt kéo nhau về Hà Nội
      Từng đoàn thiêu thân
      Mang trong mình định mệnh
      Mủ đờm nhớt lạnh
      Và uế khí hôi tanh
      Sợ ánh sáng và gió lành
      Tôi thành thép
      Cánh tay người Kháng Chiến
      Từ vùng tự do
      Có người vào nội thành
      Ném chứng thư Việt Minh
      Trên dòng sông
      Chào thằng bạn chiến khu
      Mà phục tấm lòng.
      Đêm Thủ đô
      Rét đến
      Trong chăn bông
      Nghe lạnh chiến khu Vũ
      Cơm gia đình
      Đũa bát nhớ người đi.
      Và những sớm mai
      Từng đoàn phi cơ giặc
      Chở tóc tang đầy trong thân sắt
      Ra những miền quê xanh
      Tiếng bom dội về
      Chuyển Hà Nội mênh mông
      Tìm người Hà Nội
      Rung lên như đất chuyển
      - Những người Thủ đô tản cư
      - Những đồng bào kháng chiến.
      Những em mùa thu
      Đi trong đoàn thiếu nhi
      Lớn lên
      Tìm đường chiến khu Việt Bắc.
      Những người ngày xưa
      Ghét Việt Minh
      Bắt đầu chờ đợi
      Bao giờ Việt Minh
      Mới đánh vào Hà Nội
      Cho ánh sáng xa hoa
      Vỡ rơi thành bóng tối
      Trên xác người máu me
      Ngổn ngang gạch ngói?
      Đến bao giờ Việt Minh
      Mới đánh vào Hà Nội?
      Những người bắt sống Le Page
      và Charton
      Những chiến sĩ Cao Bằng – Đông Khê
      Những binh đoàn biên giới
      Đang chuyển về Trung Du
      Như đi từng dãy núi
      Kẹp vòng quanh ngoại vi Thủ đô.
      Mắt vời xa
      Cô gái Hà Nội tản cư
      Đẹp trong màu áo vải quê mùa
      Sẽ còn những ai
      Trong đoàn quân trở lại
      Ngày thủ đô chiến thắng tưng bừng?
      *
      Em về Thủ đô
      Chân phố cũ
      Ngập ngừng
      Khoảng cuối 1950 – đầu 1951
      (Dương Tường & Mạc Lân ghi lại theo trí nhớ.)

Thánh mẫu hài đồng

Tác giả: Hữu Loan
Thánh mẫu hài đồng
(Tục bút thơ Màu Tím Hoa Sim)

Nàng ngả cánh tay
còn rất nhiều ngấn sữa
cho ta gối đầu
ngay đêm đầu tân hôn
chuyện ngược đời:

- Sao không phải tay ta
đỡ trước vai nàng
ngả cánh tay to rắn
của mình cho đầu
nàng gối
ta to gấp bốn gấp năm, và gấp đôi nàng tuổi
Ta lo lắng sợ tay nàng không chịu nổi
tay nàng như một nhánh huệ trong bình
Anh nương nhẹ đầu anh
cho khỏi đau nhánh huệ
Nhưng kỳ lạ thay
nàng chẳng hề gì chi,

có ta thấy mình
bỗng nhiên trở nên

cùng
nhỏ

Nằm gọn trong vòm ngực
măng tơ
và rúc tìm
tham lam
cuống quít
ngẩn ngơ
ta chỉ là một hài nhi
khát
mẹ !

Nàng càng riết chặt thêm
ta càng thêm bé
trong vòng tay thành đai
tôi nghe nàng
thổn thức bên tai :

- Anh của riêng em
Anh rất lớn của em
(Anh lớn thật, nhưng hiện đang rất bé)
Và hai tay ghì cổ nàng
Tôi kêu:
Mẹ ơi!
Mẹ, mẹ!
bằng một giọng hài nhi
mới học kêu bập bẹ
trong hơi thở bừng bừng
như bốc men

- Lời vô thức?
hay là tôi đối thoại?
Sau đêm ấy là nàng đi
đi mãi!

*
**

Em đi tím đất chiều hoang
ta như mất mẹ khóc tang hai lần

*
**

Xin được kính cẩn hôn chân
những cô gái
ngay từ tấm bé
đã mang chất Mẹ
Loài
Người

Em trong Mẹ
Mẹ trong Em
- Em
ngôi
thánh
mẫu
Hài
Đồng!

Hữu Loan



Phê bình “Thơ chiến sĩ” của Hồ Khải Đại


1956 là một năm bản lề đối với toàn bộ khối XHCN trước đây. Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô cuối tháng Hai 1956 với “Báo cáo mật” của Nikita Khrushchev về những tội trạng của Stalin mở ra một giai đoạn “tan băng” ngắn ngủi nhưng cũng đủ để dẫn đến những biến động quan trọng trong các nước XHCN. Tháng Tám 1956, Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức một lớp học 18 ngày về đường lối cải cách chống tệ sùng bái cá nhân tại Liên Xô. Trong chừng mực nào có thể xếp phong trào Nhân văn-Giai phẩm tại Việt Nam vào bối cảnh quốc tế do sự kiện nói trên mở ra, đó là đề tài còn cần được nghiên cứu. Trong loạt tư liệu do Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài đăng trên báo Văn nghệ trong khoảng thời gian từ tháng Tám 1956 đến đầu năm 1957, với thư kí toà soạn là Nguyễn Đình Thi. Đây cũng là giai đoạn mà các số Giai phẩm và 5 số Nhân văn ra đời. Số Giai phẩm mùa Xuân đầu năm 1956 bị tịch thu cũng được in lại trong thời gian này.talawasLâu nay, khi đánh giá một tập thơ người ta chỉ thiên về nội dung, − nội dung hiểu theo nghĩa đề tài. Người ta cho rằng tập thơ này hay tập thơ kia hay là vì trong đó đã ca tụng cách mạng, ca tụng Tổ quốc, ca tụng các lãnh tụ, đã nói đến người nông dân, người công nhân, người bộ đội… đã nói đến những phong trào lớn, đến những chính sách lớn như chính sách đại đoàn kết, chính sách thuế nông nghiệp, chính sách CCRĐ, v.v…

 Và tập thơ nào bỏ sót không nói đủ ngần ấy mục là một tập thơ còn có khuyết điểm. Nói thế cũng là đúng vì nội dung tư tưởng của một tập thơ là một vấn đề căn bản để đánh giá nó và những nhân vật và những phong trào nói trên đều là những đề tài lớn của thời đại, những đề tài có thể cho ta những xúc cảm lớn, những xúc cảm mãnh liệt đang lôi cuốn cả một dân tộc đứng lên làm nhiệm vụ lịch sử, đang tạm thời lấn át các tình cảm khác trở thành thứ yếu. Nhưng nếu chỉ kiểm điểm những đề tài đó trong một tập thơ và bằng vào đó để đánh giá tập thơ ấy thì ta có thể nói rằng trong kháng chiến tất cả mọi tập thơ đều hay vì nội dung đều giống nhau hết, đều ca tụng Tổ quốc, ca tụng lãnh tụ, ca tụng chính sách… Vả lại nếu làm khác đi thì cũng không ai để cho nó sống, không ai để cho nó được in ra, được phổ biến trong nhân dân…Nếu đánh giá một tập thơ theo quan niệm nói trên, thuần túy về đề tài thì tập Thơ chiến sĩ của Hồ Khải Đại cũng là một tập thơ hay và được giải thưởng cũng đáng vì trong 14 bài thơ Hồ Khải Đại cũng đã nói gần đầy đủ đến mọi việc lớn trong kháng chiến; nói về cải cách ruộng đất như những bài “Nhờ chính sách cải cách ruộng đất”, “Bắt được thư em”, “Nước về”…; nói đến Nam Bắc như “Bà mẹ thành Hồ”, “Nước về”; đến tình người mẹ yêu nước như trong bài “Con vô bộ đội”; đến tình người vợ biết đặt nhiệm vụ lên trên tình riêng như trong bài “Tình thực”, “Bắt được thư em”; đến Đảng, đến Bác…

 Đã đành trong tác phẩm văn nghệ cần chú trọng đến nội dung tư tưởng, nhưng cái phần không có thể không có được, cái phần mang được bản sắc riêng biệt của một tác phẩm văn nghệ, đó là phần nghệ thuật của tác phẩm. Người ta chỉ chú ý đến viết cho ai, viết về ai mà coi nhẹ hẳn, hầu như quên hẳn việc viết như thế nào? Nếu cái phần nghệ thuật, cái phần viết như thế nào này thiếu thì tác phẩm không thành tác phẩm nghệ thuật nữa mà có thể chỉ là một tập chép lại chính sách, hay là chính sách diễn ca (nếu là thơ) hoặc là một tập tin tức của đài phát thanh. Cũng làm nhiệm vụ như báo như đài phát thanh, như những tài liệu chính trị, là tuyên truyền cho chính sách, nhưng cái sở trường của tác phẩm văn nghệ là đánh về mặt nghệ thuật, dùng nghệ thuật để đi sâu vào tình cảm, người đọc không thấy chán nản vì sự việc khô khan, vì cái chặt chẽ, cái hệ thống hóa phát nhức đầu của lý luận. Người đọc bị lôi cuốn mà không biết. Ta chưa đòi hỏi được một độ nghệ thuật quá cao như thế ở tập Thơ chiến sĩ, nhưng thật ra ở tập này giá trị về nghệ thuật hầu như không có.

Từ những vấn đề nhỏ như dùng danh từ văn phạm cho đến những vấn đề lớn khác trong tập Thơ chiến sĩ theo tôi đều có thiếu sót và cần phân tích kỹ đến, nhưng ở đây tôi chỉ muốn nêu lên mấy điểm mà tôi cho là rõ nhất: Sự việc trong từng bài thơ, con người và chính sách.Sự việc trong thơ cũng là những sự việc đặc biệt. Nó phải diễn ra bằng những hình ảnh, bằng những xúc động mạnh mẽ. Thiếu những khía cạnh này thì sự việc của thơ cũng không khác gì những sự việc thường. Vì vậy cho nên không phải bất cứ sự việc nào cũng mang vào thơ được, cũng như không phải bất cứ sự việc nào cũng mang vào kịch được.

Cái gì sáo, bằng phẳng, nói lên không ai để ý đến vì nó xảy ra trong những trường hợp tẻ ngắt thì không thể nào là thơ là kịch được. Cũng là việc ra tòng quân, việc nhận được thư nhà nhưng không phải là xảy ra ở trường hợp nào, ở tâm trạng một người nào đó mà đã thành thơ được. Người ta hay nói đến trường hợp điển hình sự việc điển hình là ý như thế. Trong thơ Hồ Khải Đại, tôi không muốn nói đến những khía cạnh đặc biệt những tính chất khá cao nói trên của sự việc (vì thật ra nó không có).

Tôi chỉ nói đến cái tính chất đơn giản nhất, thô sơ nhất của sự việc là những sự việc trong từng bài thơ có thật hay không, có xuôi tai hợp lý hay không? Theo tôi thì những sự việc của thơ Hồ Khải Đại đều là những sự việc chắp vá không đúng với thực tế. Không ai cấm nhà thơ không được sửa chữa, gọt rũa thêm bớt sự thật nhưng công việc đó Hồ Khải Đại đã làm quá vội vàng. Người ta có cảm giác là Hồ Khải Đại gặp đâu làm đấy, gặp giai đoạn nào làm thơ ngay được giai đoạn đó. Để hưởng ứng phong trào tòng quân thì có bài "Con vào bộ đội"; để tỏ ra là người bộ đội chiến đấu không khô khan cũng biết yêu đương tình tứ chung thủy thì có những bài thơ nói về vợ (“Xa em”, “Bắt được thư em”, “Tình thực”); muốn cho thơ có mầu sắc công nhân thì có ngay bài gửi đồng chí lái xe (“Xe đi”). Đây tôi chưa có ý kiến gì về phục vụ giai đoạn, nhưng dù có cấp bách mấy đi nữa, có cần thiết phục vụ mấy đi nữa mà phải gò ép sự việc (chưa nói là gò ép tình cảm) cũng không nên. Như trong bài "Tình thực" bên dưới ngoặc thêm “Thư nhà”. Lúc mới đọc bài ấy mà cả nửa phần bài cũng thế, người ta thấy đó là thư anh bộ đội gửi về:

"Em đang ngồi dệt cửiThoang thoáng đến bên taiThư anh về, bữa nayTin bay vào cửa sổ…"Như thế mà đến nửa sau bài thì lại lộn trật ra là thư chị vợ sắp hỏi gửi cho anh bộ đội định hỏi mình:"Em vẫn mong ngày maiTuổi mười chín, đôi mươiTrong lòng ta trở lạiBút ngượng ngùng viết vộiTình thực của tấm lòngTái bút câu cuối cùngChúc anh chăm học tập…"Cuối thư lại còn ký: “Em Hải gửi anh Hòa…"


Những trường hợp như thế ở bài thơ nào của Hồ Khải Đại cũng đều có. Nhà thơ không biết giới hạn mình trong sự việc, tiện đâu đi đấy. Từ việc mẹ tiễn đưa con đi bộ đội, chạy sang chuyện cải cách ruộng đất, từ chuyện bà mẹ nuôi tiễn con đi đến chuyện trở về Nam…Khuyết điểm về sự việc này kể cũng là một khuyết điểm khá phổ biến trong kháng chiến. Sở dĩ có như vậy là vì trong kháng chiến việc đưa thơ làm xong cho anh em phê bình rồi thêm thắt mãi vào theo ý muốn của từng người cho nên mới xảy ra tình trạng chắp vá như vậy.

Xem xong một bài thơ, người thì bảo còn thiếu chính sách đối với phú nông, người thì bảo phải thêm miền Nam vào, thêm Cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc vào, người thì bảo còn thiếu nông dân, thiếu công nhân; người thì bảo còn khô quá, cho thêm bà mẹ vào chưa đủ, phải có bóng người con gái kia. Ác một cái là những người có ý kiến như thế lại toàn là cán bộ cấp trên nắm chính sách thuộc đầy đủ, tác giả không cho vào cũng không được. Nhưng cái nguyên nhân chính mà người sáng tác phải nhận lấy là do mình thiếu cá tính, thiếu tinh thần trách nhiệm. Nếu xét thấy mình là đúng thì nhất định phải tranh đấu cho nghệ thuật. Phải nhớ rằng mình phải học quần chúng nhưng trái lại mình còn có trách nhiệm giáo dục quần chúng, nâng cao trình độ hiểu biết về văn nghệ của quần chúng….Sự việc đã giả tạo, chắp vá, con người trong thơ Hồ Khải Đại là những con người mang tình cảm giả tạo, gò ép. Trong thơ Hồ Khải Đại có nhiều con người. Những người nổi nhất là bản thân tác giả, người con gái định hỏi, vài bà mẹ, anh lái xe…Trước hết tôi nói đến con người tác giả.


Đứng trước những trường hợp lớn, những tình cảm lớn: khi tác giả vào bộ đội, bà mẹ tiễn đưa ta thấy tác giả không có một xúc động gì, tinh thần lên cao quá, tác giả đã ra ngoài thường tình, thành siêu nhân quá xa chúng ta.Đối với vợ cũng thế, khi đi cũng như khi viết thư về người ta thấy tâm trạng anh thẳng một đường như tầu mực, không chút gì thắc mắc:"Ngày về thực có xaGiặc đã bỏ đất làTuổi xuân ta có giàBảo nhau rằng: chả kể!- Vì Cách mạng hy sinh!Trừ những lúc nào khách quan thờ ơ, tác giả cũng có khi sôi nổi, nhưng diễn tả không có khía cạnh gì riêng biệt của từng hoàn cảnh, từng cá nhân, mà chỉ chung chung rất tự nhiên như bất cứ một người nào:"Những thằng địa chủ làng tôiNông dân đấu gục, gục rồi sướng chưa!""Đứa nào mà còn mơCướp đoạt cả tuổi thơTa vạch mặt chúng raTa chặn tay chúng lạiĐể em ta vui caThôi buông tay anh raCho anh đi công tác:Con người tác giả lại còn có những ý nghĩ thật là không ai ngờ đến khi tự nhiên tác giả bảo em bé nói trêu:Này! Cho chiếc kẹo lạc…

Có thể có những cảm xúc như thế nhưng nếu có thì cũng là cảm xúc gây buồn cười hơn là gây tứ thơ.Người con gái định xây dựng với tác giả cũng thế. Thật là một người giác ngộ "quá cao", trả lời cho người yêu cũng thao thao tinh thần không kém gì người yêu:Đồng ý câu anh nói:Chưa thống nhất nước nhàThì hạnh phúc đôi ta…Nhớ anh đi hôm nớAnh cũng đã dặn dò:…Việc nước anh chăm loViệc làng em sốt sắngCàng vui càng cố gắngCanh cửi rồi chăm đồngLo đóng góp thuế nông…Những nhân vật khác cũng tương tự như thế. Có người cho rằng những lớp người mới ít bị ảnh hưởng phong kiến đế quốc, ảnh hưởng nô lệ nên họ "tinh thần" một cách dễ dàng như kiểu nhân vật Sản trong Xung kích của Nguyễn Đình Thi hoặc nhân vật Đinh Núp. Quan niệm như thế thật là quá đơn giản. Cách mạng chỉ làm cho con người phong phú thêm và có tinh thần không phải là trở thành những người gỗ, người máy làm cho người đọc khó chịu. Những nhân vật trong thơ Hồ Khải Đại làm tôi nhớ đến những nhân vật có thật trong kháng chiến, những thứ người công thức hiện thân. Trong thâm tâm họ thì họ sống với những ham muốn giông bão nhưng bề ngoài thì vuông vắn, chán ngắt như một cái vỏ thùng sắt rỉ. Ở ngoài đời con người không thật, đã là khó chịu, trong văn nghệ những con người không thực còn mất cảm tình hơn nhiều.


Nói về thể hiện chính sách trong thơ thì thật ra bài nào không có nhiệm vụ thể hiện chính sách. Nhưng thể hiện không phải chính sách có thế nào thì cứ chép nguyên văn như thế và ở bài thơ nào cũng nhắc lại chính sách như nhau. Trái lại thể hiện chính sách là phải biến chính sách thành tình cảm, phải thể hiện tình cảm vô cùng phong phú của nhân dân đối với chính sách. Trong thơ của Hồ Khải Đại sự phản ảnh về chính sách còn nguyên chất quá. Trong 14 bài thơ mà đến mười bài trong đó có nói đến Đảng đến Bác. Một nhà thơ, dùng đúng phương tiện của mình để ca ngợi Đảng ca ngợi Bác thì không cần phải nhắc đến Đảng đến Bác nhiều lần mà người ta vẫn cảm thấy sâu sắc. Văn nghệ là lĩnh vực mà sự giải thích thuyết minh là một điều kỵ nhất. Phải giải thích ở một bài cũng là việc bất lực, nhưng ở đây lại phải nhắc đi nhắc lại ở nhiều bài. Như thế thì chỉ cần đọc một bài cũng đủ:"Nhờ ơn Đảng với cụ HồLúa năm này tốt, bông ngô vàng rồi"(“Con vô bộ đội”)Nhờ ơn Đảng với bác HồMang bao nguồn sống về cho gia đìnhTôi đi mỗi bước chập chùngGiẫm bao thằng giặc, Đảng mong, Bác chờ…


Quyết đi theo Đảng vững đà đấu tranh(“Nhờ chính sách C.C.R.Đ.”)Đọc thư thấy Đảng hiện hìnhNhớ quê, nhớ Bác, lúc mình xa xôi… Đảng nay đem lại cho phần sướng vui(“Bắt được thư em”)Nhắc con nhìn lá cờ bayTheo lời Bác gọi, càng say giết thù(“Bà mẹ Thành Hồ”)… Theo Bác Hồ kêu gọiĐược Đảng dạy ân cần…Yêu Bác Hồ, yêu Đảng…… Của Bác Hồ, của Đảng… Nhưng được Đảng dìu dắt(“Lớn lên”)v.v…Từ đầu bài tôi toàn nói đến khuyết điểm, như thế không phải là không có ưu điểm. Thí dụ trong bài "Lớn lên" tác giả có một tứ thơ rất đẹp, rất hùng tráng, là thấy mình cùng với những người con dân tộc khác đang lớn lên qua từng giai đoạn của Cách mạng:Giờ đây không thể nóiHết cái lớn mênh môngCủa quân dân anh hùng……

Đêm qua thức gần sángHồi tưởng mình lớn lên…Tứ thì đẹp nhưng diễn tả còn mỏng quá, chưa đưa lên được những xúc cảm thật sâu sắc. Nhưng những ưu điểm còn thưa thớt quá, chưa đủ để đánh dấu cá tính của một tác giả, và chưa đủ để tặng giải văn học.Về giải thơ thì quần chúng dị nghị nhất là về tập Ngôi sao của Xuân Diệu rồi đến tập Thơ chiến sĩ là tập gây lên nhiều thắc mắc bực nhì. Có người phản ảnh lại rằng chính tác giả tậpThơ chiến sĩ cũng lấy làm lạ lùng và lo lắng thấy tác phẩm mình xấp xỉ sắp được bằng tác phẩm Ngôi sao của nhà thơ đã từng nổi tiếng Xuân Diệu.Thật ra thì tập Thơ chiến sĩ có phần giá trị của nó nhưng đứng về giải thưởng thì chưa xứng đáng được giải.Đưa nó vào giải thưởng ban chấm giải của Hội Văn nghệ Việt Nam đã phạm những khuyết điểm sau đây:Làm cho tác giả chủ quan cho tài nghệ mình đã đạt không cần trau dồi thêm và chủ quan thì không thể nào tiến bộ được mà chỉ đứng chừng lại hoặc càng ngày càng tụt

.Làm hại cho phong trào thơ văn vì một tác phẩm được giải thì quần chúng sẽ coi đó là khuôn vàng trước ngực để noi theo trong khi sáng tác. Nhưng nói chung thì quần chúng hoang mang nhiều hơn, ngơ ngác không hiểu thế nào là đáng tin, thế nào là đáng nghi.Ban chấm giải đã khinh quần chúng. Thiếu trách nhiệm trước quần chúng, trước văn học. Nắm toàn quyền định đoạt giải thưởng, ban chấm giải cho rằng mình muốn làm thế nào cũng được, muốn làm thế nào quần chúng cũng phải chịu…Những giải thưởng như thế ban chấm giải cần nên xét lại. Đó là tôi phản ảnh dư luận rất xôn xao của quần chúng và cũng là ý kiến riêng của tôi.


Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Nội, s. 142 (11.10.1956), tr. 3.



HỮU LOAN, A SAD COMPARISON

Poet Huu Loan:


A Sad Comparison As a prelude to the Conference of French Speaking Countries in Hanoi later this year, the Vietnamese Program of Radio France International has held a writing contest on past and present relations between the two countries. Following is the submission of poet Nguyen Huu Loan, a pillar of the Giai Pham Magazine and one of the most unfortunate victims during the Vietnamese Communist Party's purges of intellectuals in the 50s and 60s in northern Vietnam.

The Nhan Van Giai Pham affair, as it is known today, continues to haunt the Party Politburo and its credibility in the current calling for cooperation from intellectuals.Forever speaking the truth without much attention to the pending punishments, Huu Loan, renowned in the 50s with his short story "Upside-down Waves" and poem "Those Flatterers Again," illustrated that in the independent Vietnam today, civil rights and human rights are not even on par with those in the colonial era.

Again, the poet questioned the Party's claim of serving the Vietnamese people.

He wrote:"A variety of freedoms did exist even under the colonial regime. Let me list a number of memorable points in the French-occupied Vietnam that still remain in the memory of this slave:First, freedom of election. Most administrative offices were subject to popular vote. The provincial French officials simply played umpires. Other lesser [Vietnamese] officials dared not accept bribes. People can sue and even impeach officials from their positions. Corrupted officials were scorned by everyone. 
Corruption resulting in loss of lives was treated even worse. One such district official in Hue city was made known to the whole country.Second, freedom of the press and expression. Private individuals were allowed to set up their own papers. They refused to accept government subsidy. Among these papers were the famous Nam Phong (Southern Wind) Magazine, Dan Ba (Women) Magazine, Phu Nu Thoi Dam (Women's Contemporary Discussion) Magazine, Tieng Dan (People's Voice) Newspaper, Phong Hoa Ngay Nay (Today's Custom) Newspaper, etc. Among the well-respected writers and reporters were Pham Quynh, Nguyen Van Vinh, Phan Khoi, Thuy An, Huynh Thuc Khang, etc.Candidates to any position must take qualifying exams. Those with talents would pass. Workers' salaries were enough to pay for their livings and some for their savings. A teacher of two classes, preliminary and preparation, earned 12 piasters a month, equivalent to 2 "chi" of gold today.

Students did not have to pay tuition. Only higher education would cost them a few piasters a month. Good students were awarded scholarships, even scholarships to study in France.Sick people were given medicine without pay at district dispensaries. Provincial hospitals had reserved areas for poor patients who received treatment and food for free. These hospitals were known as charity hospitals.

Today, medical ethics has long disappeared. Hospitals everywhere take patients' money but make no effective treatments.The French colonial regime was horrible indeed, but it is still a far dream for people under regimes that are thumping their chest bragging about independence [and turn around oppressing their own people]."(Signed)Huu LoanThanh Hoa, Vietnam




No comments:

Post a Comment