HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 20 September 2013

NVGP *267 TÁC PHẨM TRẦN PHƯƠNG

267.TÁC PHẨM TRẦN PHƯƠNG Trần Phương
Coi trọng ý kiến và con người anh chị em biểu diễn nghệ thuật [2]

Cuối năm 1954, một số anh em trong Văn công Trung ương cộng tác sáng tác vở ca kịch Lửa rừng để góp phần xây dựng cho Đại hội Văn công Toàn quốc và cũng mang một mong ước góp thêm những viên gạch đầu tiên cho nền nhạc kịch mới của đất nước. Công trình viết vở và làm nhạc mất gần hai tháng trời (không kể thời gian đi nghiên cứu và sưu tầm tài liệu). Vở kịch được sơ bộ dựng lên sau một tháng trời luyện tập có sự tham gia ý kiến xây dựng của những người lãnh đạo ngành văn nghệ tức là Vụ Nghệ thuật bây giờ. Ai cũng mang một hy vọng vở ca kịch Lửa rừng sẽ mang một tiếng nói quan trọng cho Đại hội về vấn đề ca kịch mới. Lửa rừng dược đem diễn thử tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Thời gian trôi qua, Lửa rừng không đuợc tập và cũng không được biểu diễn nữa... Tôi có hỏi Lê Yên, người sáng tác phần âm nhạc của vở kịch, Lê Yên trả lời là cũng không nắm được vấn đề cụ thể. Thế là chúng tôi, những anh chị em diễn viên của vở kịch chỉ hiểu vẻn vẹn là cấp trên nhận dịnh sai cho nên không tập, cũng không biểu diễn nữa và tất cả diễn viên lúc đầu cũng chưa ai phân tích nổi cái sai của vở kịch.

Sau khi đi hỏi người này, người khác câu chuyện mới vỡ nhẽ ra là như thế này:

Hôm diễn ở Nhà hát Lớn chỉ vì một cái lắc đầu và một câu phê: “Tiểu tư sản!” của một đồng chí lãnh đạo cao cấp trong văn nghệ, ấy thế là các đồng chí lãnh đạo cấp dưới quyết định đóng cửa ca kịch Lửa rừng và cũng bất cần cả ý kiến của những con người đã đổ mồ hôi nước mắt, đã thao thức từ đêm này qua đêm khác cho vở kịch.

Tôi nghĩ đến những buổi học tập của diễn viên, lời nói của Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư còn như sang sảng bên tai: “... Người diễn viên, lao động sáng tạo nghệ thuật của mình, ý kiến người diễn viên góp phần vô cùng quan trọng cho sự thành công hay thất bại của vở kịch...” Tôi nghĩ đến lần đi xem biểu diễn những vở ca kịch lớn của nước bạn Trung Hoa, sau Bạch mao nữ và Lưu Hồ Lan rồi Tiếng hát trên đồng cỏ v.v...; những người diễn viên chúng tôi chua xót nhìn nhau nghĩ đến nền ca kịch mới của nước mình gần như chưa có gì, nghĩ đến trách nhiệm của mình, nghĩ đến cái lãnh đạo kém cỏi đã hạn chế sức sáng tạo trong đường lối trăm hoa đua nở của những con người sáng tác và biểu diễn ca kịch.

Ở đây tôi nói câu chuyện Lửa rừng làm một thí dụ trong nhiều sự việc ở những con người biểu diễn nghệ thuật trong các đoàn văn công để yêu cầu các đồng chí lãnh đạo đã nói thì phải làm, phải coi trọng, đề cao, lấy và phát triển ý kiến của những con người biểu diễn nghệ thuật. Một điệu múa, một bài hát, một vở kịch nên biểu diễn hay nên bỏ không phải ở một vài cá nhân lãnh đạo muốn hay không muốn mà phải do những người đã lao động vì nó nói tiếng nói trước nhất, đóng góp một phần quyết định quan trọng trong sự biểu diễn tác phẩm nghệ thuật.

Vấn đề thứ hai tôi muốn nói ở đây là những vấn đề trong đời sống sinh hoạt của người diễn viên. Tôi đã có dịp được gặp những anh chị em trong các đoàn nghệ thuật Liên Xô, Trung Hoa, cuộc sống thoải mái của họ gần như không phải bận bịu với những sinh hoạt hằng ngày. Họ không còn băn khoăn như những anh chị em diễn viên đội xiếc ở Vụ Nghệ thuật đã vào đội chín tháng trời, đã đi biểu diễn ở Hà Nội, Việt Bắc, khu Tả ngạn, Hữu ngạn (đồng bằng) mà vẫn chưa được tuyển dụng chính thức, vẫn còn phải mang theo một lo lắng: “Khi biểu diễn phải cẩn thận, ngã què chân mà lúc ấy không được tuyển dụng thì rồi sẽ làm gì?”

Trong chín tháng trời qua vẫn chưa đủ thời gian để nghiên cứu lý lịch hay sao mà vẫn để anh em canh cánh bên lòng một mỗi lo, ảnh hưởng tới việc biểu diễn như vậy. Nghệ thuật xiếc là một nghệ thuật vô cùng lao lực, rất dễ mang đến nguy hiểm cho người diễn viên, do vậy cần phải có chế độ bồi dưỡng và bảo hiểm tương đối thích đáng với lao động của họ. Đã sáu, bẩy tháng trời nghiên cứu mà đến nay vẫn chưa có thái độ dứt khoát, cũng vẫn một số sinh hoạt phí tạm tuyển trên dưới ba vạn đồng. Đó là một vấn đề rất thực tế, mang thêm một thắc mắc trong lòng anh em. Có phải là hoàn cảnh chúng ta hiện nay thiếu thốn quá đến mức như vậy không? Hay là sự chú ý của các đồng chí lãnh đạo còn chưa đoái hoài tới? Câu chuyện này không phải chỉ là diễn viên thắc mắc mà còn ở cả quần chúng nữa. Sau khi xem biểu diễn xiếc, thường có nhiều tiếng xì xào: “Trông diễn viên xiếc gầy quá, thương quá!” Thiếu tướng Chu Văn Tấn nói khi xem anh em biểu diễn: “Phải bồi dưỡng thêm cho sức khoẻ của anh chị em”.

Câu chuyện phải luôn luôn lo lắng về đời sống sinh hoạt rất phổ biến trong diễn viên. Sau một đem biểu diễn đã quá khuya, họ mệt mỏi nằm suy nghĩ lo lắng sáng mai không dậy được đúng còi, đúng kẻng. Người chuyên đánh đàn, lúc làm trực tinh cũng phải hô “nghiêm nghỉ” cho giống tác phong quân sự, người chuyên thổi kèn luôn luôn phải thắc mắc về cái chuồng lợn, chuồng gà cho đoàn. Những anh em khác bận rộn về chỗ ăn chỗ ngủ, cái bát, đôi đũa, cái bàn ngồi viết v.v... “trăm thứ bà dằn” đó đã làm bận bịu khá nhiều trong đời sống nghệ thuật của người biểu diễn.

Các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí chính trị viên chưa thiết thực làm nhiệm vụ giúp cho tinh thần của diễn viên được trau dồi. Chưa có người chuyên trách lo cho anh em những vấn đề sinh hoạt linh tinh để tâm hồn khỏi bận bịu, tập trung được nhiều trong việc sáng tạo làm cho nghệ thuật biểu diễn của chúng ta phát huy được hết khả năng.

Tôi mạnh dạn phát biểu một vài ý kiến của một người biểu diễn nghệ thuật, rất mong được sự góp ý thêm của các bạn diễn viên, để xây dựng một nề nếp công tác và sinh hoạt tốt cho diễn viên bấy lâu bị coi nhẹ và kìm hãm.

5. NHÂN VĂN 3 * PHẦN 1

No comments:

Post a Comment