HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 20 September 2013

NVGP *237. VÔ DANH-NVGP

237. VÔ DANH * NHÂN VĂN GIAI PHẨM .
Nhân Văn Giai Phẩm
Tấm lòng muốn đổi mới, đòi trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ của những người chủ trương đã chuyển
hoá thành sự náo nức của người dân thành thị đón chào một luồng gíó mới đầy hứng khởi, và khơi dậy
niềm khát khao dân chủ tự do nơi không ít thành phần trí thức.
Phong trào bùng phát mạnh mẽ, nhưng chỉ sau ba tháng đã bị dập tắt và phong trào Nhân Văn Giai
Phẩm trở thành vụ án Nhân Văn Giai Phẩm bởi tất cả những ai liên hệ sau đó đều chìm vào cơn ác mộng
đoạ đầy suốt mấy chục năm. Ban Việt ngữ nhân dịp này mở lại bộ hồ sơ đầy oan khuất này bằng một
loạt 10 bài do Nguyễn An thực hiện. Mời quý thính giả nghe bài thứ nhất do Thy Nga trình bày.
Một kỷ lục
Báo Nhân văn và các ấn bản Giai Phẩm có mặt tại miền Bắc Việt nam, lúc bấy giờ là nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà đúng 50 năm trước.
Nhân Văn là một bán nguyệt san xuất bản tại Hà nội, và sống vỏn vẹn chưa đến ba tháng với năm số
báo, tính từ số 1 ra ngày 15 tháng 9 năm 1956 và số sáu chưa in xong thì báo bị đóng cửa ngày 15 tháng
chạp cùng năm.
Ðời tôi thì chưa bao giờ tôi thấy một tờ báo mà được hoan nghênh như thế. Tức là khi số 1 Nhân Văn, từ
nhà in Xuân Thu ra đến Nhà Hát Lớn, vào khoảng độ gần 2 cây số, thì có khi người bán báo phải đi đi
về về đến 10 lần để lấy báo, tại vì hết ngay và người ta chen ra đường người ta mua, thậm chí người ta
đưa tiền ra mà không ai lấy tiền trả lại cả!
Nhà thơ Lê Đạt
Trước đó, vào tháng hai năm 1956, đã xuất hiện Giai Phẩm Mùa Xuân, nhưng ấn bản này bị tịch thu
ngay. Cuối tháng tám, xuất hiện Giai Phẩm mùa Thu, 10 ngày sau tái bản Giai Phẩm Mùa Xuân, rồi cuối
tháng 10, lại có Giai phẩm Mùa Thu tập 2. Qua tháng 11 thì có Giai Phẩm Mùa Thu tập 3 và đến tháng
12 là Giai Phẩm Mùa Đông.
Phải nói thêm một tờ báo nữa xuất hiện đồng thời với Giai phẩm Mùa Thu tập 2, nhưng do giới sinh
viên đại học thực hiện, và chỉ ra được đúng một số duy nhất, là tờ Đất Mới, và môt tờ báo khác cũng
2
nương theo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm mà mạnh dạn ăn nói là tờ Trăm Hoa của nhà thơ Nguyễn
Binh.
Tính theo thời gian, thì tuổi thọ của Nhân Văn Giai Phẩm chưa đầy một năm. Nói chính xác là chỉ có
hơn 10 tháng, kể từ lúc xuất hiện Giai Phẩm Mùa Xuân cho đến lúc báo Nhân Văn bị đóng cửa. Tính
theo số ấn phẩm, thì chỉ có 10, gồm 5 Giai Phẩm và 5 số báo Nhân Văn.
Tuy nhiên, Nhân Văn Giai Phẩm đã ghi lại những kỷ lục mà cho đến nay, với 61 năm lịch sử của nhà
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chưa có một diễn biến nào vượt qua được. Riêng nhà văn Hoàng Tiến
trong bài viết gần cuối thế kỷ 20 đã gọi đây là một “vụ án văn học, có thể nói là kinh thiên động địa,
chưa bao giờ xẩy ra ở Việt Nam với tầm vóc quy mô như thế.”
Tác động mạnh mẽ đến xã hội
Nhân Văn Giai Phẩm thường được nói đến như một phong trào, nhưng nếu coi đó là một phong trào, thì
phải nói là thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo, và thiếu cả phương tiện.
Mặc dù thế, Nhân Văn Giai Phẩm đã tác động mạnh mẽ đến xã hội đến nỗi ngày đầu tiên phát hành báo
Nhân Văn tại Hà nội đã là một ngày hội của quần chúng, như lời nhà thơ Lê Đạt, một trong những người
chủ trương kể lại, trong cụôc phỏng vấn do nhà nghiên cứu Thụy Khuê thực hiện tại Paris năm 1999 cho
tạp chí Văn học của đài RFI như sau:
“Ðời tôi thì chưa bao giờ tôi thấy một tờ báo mà được hoan nghênh như thế. Tức là khi số 1 Nhân Văn,
từ nhà in Xuân Thu ra đến Nhà Hát Lớn, vào khoảng độ gần 2 cây số, thì có khi người bán báo phải đi
đi về về đến 10 lần để lấy báo, tại vì hết ngay và người ta chen ra đường người ta mua, thậm chí người
ta đưa tiền ra mà không ai lấy tiền trả lại cả!
Lúc đó tôi đứng đấy tôi nhìn thì tôi mới thấy đúng là " ngày hội của quần chúng", không biết ngày hội
ấy có kéo dài nhiều không nhưng đúng là ngày hội của quần chúng thật, tức là: không thể đi được! Bản
thân tôi, tôi cũng không đi được.
Tất cả những ai, chỉ cần có một tờ Nhân Văn, đọc một tờ Nhân Văn hay là gửi tiền đến Nhân Văn, thì
sau đó, khi Nhân Văn bị đánh rồi thì người đó coi như bị vào sổ đen hết. Có thể là anh phải chuyển
công tác, có thể anh phải đi lao động, tôi đã gặp rất nhiều sinh viên, những cô sinh viên trẻ phải đi lao
động rất lâu năm vì đã đọc Nhân Văn, thì cái số người ấy tôi không đếm xuể được.
Nhà thơ Lê Đạt
Cứ ra thì người ta lấy hết báo, lại vào, lại cứ liên tục như thế mà chẳng phải quảng cáo gì cả. Số 1 báo
Nhân Văn ấy, sau khi nó ra rồi, đi đâu tôi cũng thấy người ta nhắc lại hai câu thơ của tôi:
Ðem bục công an đặt giữa trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường nhà nước
Nhất là sinh viên ủng hộ rất nhiều. Tờ báo Nhân Văn số 1 lập tức là phải in lại sau đâu có một hai ngày
gì đó.”
Bị tiêu diệt, đầy đoạ
3
Đáp lại, nhà nước Cộng sản tại miền Bắc thời bấy giờ đã huy động toàn bộ lực lượng để đối phó, nói
thẳng ra là để tiêu diệt. Người trực tiếp đứng ra thực hiện chiến dịch này là nhà thơ Tố Hữu, lúc ấy là
trưởng ban Tuyên Huấn trung ương của đảng. Không có ai bị lãnh án tử hình theo nghĩa là đem ra pháp
trường bắn, nhưng tất cả những ai liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm đều bị đầy đọa. Đầy đoạ nhiều ít
tuỳ theo mức độ liên quan.
Người liên quan nhiều thì bị đầy đọa nhiều, ít thì bị đầy đọa ít. Nhiều có nghĩa là bị đưa ra toà kết án tù,
bị khóa sổ sáng tác, bị gạt ra ngoài lề mọi sinh họat văn học nghệ thuật và bị bao vây kinh tế - nghĩa là
đói, còn ít thì bị đưa đi lao động cải tạo, gọi là để xâm nhập thực tế, rồi cho sống lay lất, và cũng bị gạt
ra khỏi sinh họat văn học nghệ thuật, còn nếu chỉ đụng đến nhưng thật nhẹ, như là từng đọc qua một hai
bài, từng phát biểu một ý kiến không tích cực chống, thì lý lịch cũng bị coi là có tì vết và ảnh huởng suốt
đời.
Số người nằm trong trường hợp này không phải là ít, nhưng không rõ là bao nhiêu. Mời quý thính giả
nghe nhà thơ Lê Đạt nói về chuyện này như sau, cũng trong một cụôc phỏng vấn do nhà nghiên cứu
Thuỵ Khuê thực hiện năm 1999:
“Tất cả những ai, chỉ cần có một tờ Nhân Văn, đọc một tờ Nhân Văn hay là gửi tiền đến Nhân Văn, thì
sau đó, khi Nhân Văn bị đánh rồi thì người đó coi như bị vào sổ đen hết. Có thể là anh phải chuyển
công tác, có thể anh phải đi lao động, tôi đã gặp rất nhiều sinh viên, những cô sinh viên trẻ phải đi lao
động rất lâu năm vì đã đọc Nhân Văn, thì cái số người ấy tôi không đếm xuể được.
Chính bây giờ tôi cũng tự hỏi đấy: "Không biết là mình đối với họ mình có tội gì không?" Lẽ dĩ nhiên là
trong một cuộc đấu tranh cho cái mới thì chúng ta mỗi người phải chịu một ít. Nhưng họ, đúng là họ
không có ý thức gì cả, họ chỉ ham muốn, ham muốn tự do, thì không có gì sai lầm cả; đọc một tờ báo,
gửi một cái viện trợ... mà sau này nó kéo, nó kéo có khi cả một đời họ...
“Vụ án này thật là kỳ quái trong văn học sử Việt Nam, tức là bắt đi lao động cải tạo. Ngoài lao động cải
tạo, thì những sáng tác phẩm của mình không được đâu sử dụng, tức là các báo, các tạp chí, các nhà
xuất bản không đâu chịu in cho các ông Nhân Văn Giai Phẩm cả.
Nhà văn Hoàng Tiến
Cho nên đến bây giờ tôi vẫn không biết là công mình nhiều hay tội mình nhiều và lúc nào tôi cũng nghĩ
đến họ. Mà ở Việt Nam thì không có gì rõ ràng cả. Cái chữ nó rất neutre mà lại rất gay go, người ta gọi
là liên quan. Liên quan là dính líu đấy thôi. Nhưng mà anh đã liên quan là anh... gay go lắm.
Liên quan với Nhân Văn, liên quan với địa chủ, liên quan với tư sản... thì tất cả những người này cũng
là một thứ liên quan mới; liên quan với Nhân Văn là khổ lắm, nhất là lớp sinh viên trẻ, đi lao động, đi
cải tạo... mà có phải chỉ Hà Nội đâu, ở những các nơi, các tỉnh đều có người ủng hộ cả. Thì những
người đó mình không bao giờ biết thân phận họ ra sao.”
Một vụ án kỳ quặt
Vì có người bị tù tội, bị trừng phạt, nên Nhân Văn Giai Phẩm còn là một vụ án. Chỉ có trên dưới một
chục người bị lãnh án, và không một ai bị nêu tội danh là Nhân Văn Giai Phẩm, cả mặc dù ai cũng biết
đó là lý do đích thực.
4
Còn lại hầu hết không bị tuyên án chính thức, không bị bỏ tù, nhưng bị đưa đi lao động cải tạo tại các
công nông trường. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sau này nhớ lại, trong cuộc chuyện trò với một phái viên của
RFA:
“Lúc bấy giờ là năm 1958. Chúng tôi năm người là Nguyễn Huy Tưởng, bí thư đảng đoàn hội nhà văn,
Hùynh văn Đứng phụ trách hội Mỹ thuật, là đại biểu quốc hội, Nguyễn Tuân, phó chủ tịch hội nhà văn,
Văn Cao và tôi được lệnh đi thực tế lao động ở quân khu Tây bắc.
Khi đến nơi thì ông Chu Huy Mân đưa cho coi giấy của trung ương gửi, chỉ vỏn vẹn có mấy câu thôi,
như thế này: Đây là năm người lãnh đạo có vấn đề, nhờ anh chăm sóc, dưới ký tên, Lành, tức là ông Tố
Hữu. Đây là một chuyến đi lạ lùng vì văn nghệ sĩ chúng tôi không bao giờ phải đi lâu như thế cả, nhưng
lần này là vì “có vấn đề”, vấn đề gì thì anh biết rồi đấy.”
Ngoài ra, họ đều bị kết án tử hình tinh thần. Đối với những người trực tiếp liên quan, thì tác phẩm của
họ không được xuất hiện với công chúng 30 năm, 40 năm, tức là suốt thời gian mà sức sáng tạo mạnh
mẽ nhất, và có thể đóng góp nhiều nhất cho đời sống, cho xã hội. Khi họ được phục hồi trở lại, thì hầu
hết sức khỏe đã tàn tạ và có những người tinh thần đã suy sụp.
Nhà văn Hoàng Tiến 40 năm sau vụ án phát biểu: “Vụ án này thật là kỳ quái trong văn học sử Việt Nam,
tức là bắt đi lao động cải tạo. Ngoài lao động cải tạo, thì những sáng tác phẩm của mình không được
đâu sử dụng, tức là các báo, các tạp chí, các nhà xuất bản không đâu chịu in cho các ông Nhân Văn
Giai Phẩm cả.
Kéo dài hàng 30 năm trời. Không có cái vụ án nào mà kỳ quặc đến như thế. Đấy là cái nỗi oan khuất
mà nhiều anh em văn nghệ sĩ trong giai đoạn ấy, tiếp quản Hà nội xong thì đến cái vụ Nhân Văn Giai
Phẩm ấy thì không thể nào quên được.”
Trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ
Điều mà những người tham gia Nhân Văn Giai Phẩm mong muốn và đạo đạt lên Đảng Cộng Sản Việt
Nam ngay từ đầu chỉ là trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ. Họ đạo đạt một cách rất nhẹ nhàng, lịch sự, có
rào trước đón sau và luôn luôn xác nhận sự lãnh đạo của đảng, nhưng đáp lại, đảng đã quyết tâm tiêu
diệt không chỉ Nhân Văn Giai Phẩm, mà cả những gì được gọi là “nọc độc của Nhân Văn Giai Phẩm”
nữa.
Không chỉ đánh tờ báo lúc nó đang sống, mà vài năm sau vẫn còn đánh. Không phải chỉ đánh bằng các
biện pháp hành chính và cô lập, mà còn vận dụng tất cả mọi thế lực xã hội, từ các văn nghệ sĩ đến công
nhân để dồn những ai dám chân thành góp ý, hay dám đồng tình với sự góp ý ấy vào chân tường. Còn
yêu cầu được nêu ra từ 50 năm trước, thì nay, 50 năm sau vẫn chưa giải quyết, và những ai thẳng thắn
góp ý xây dựng thì vẫn bị trù dập, mặc dù không toàn diện và triệt để như trước kia.
Đó chính là lý do khiến ban Việt ngữ chúng tôi mở lại hồ sơ này, hồ sơ của những vấn đề cũ mà vẫn
mới, của những người ôm mối oan khuất trong suốt mấy chục năm trời. Có những người đã chết, có
những người đã suy sụp hoàn toàn, nhưng cũng có những người còn đang sống những năm tháng cuối
cùng của cụôc đời, và cần một trái tim thanh thản để về với vĩnh cửu. Họ xứng đáng được như vậy, bởi
họ đã hành động theo lương tri.
Loạt bài này sẽ kéo dài 10 kỳ, mở đầu là phần bối cảnh với cụôc phỏng vấn nhà nghiên cứu sử Trần Gia
Phụng, sau đó là diễn tiến vụ án qua lời kể của ông Nguyễn Minh Cần, khi đó là phó chủ tịch uỷ ban
5
hành chánh Hà nội và cũng là chủ nhiệm báo Thủ Đô, của các vị chủ chốt trong Nhân Văn Giai Phẩm
bao gồm nhà thơ Lê Đạt, ông Nguyễn Hữu Đang, nhà thơ Hoàng Cầm, cũng như qua tài liệu “ Trăm
Hoa đua nở trên đất Bắc của cụ Hoàng Văn Chí,”
Chúng tôi cũng sẽ có phát biểu của một số văn nghệ sĩ mà chính bản thân, hay bằng hữu có liên hệ với
phong trào như nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ Tô Vũ, nhạc sĩ Văn Cao, qua người con trai của ông là
ông Văn Thao.
Ông Nguyễn Minh Cần: Vì tôi là Ủy viên thành ủy Hà Nội phụ trách về tuyên huấn. Ðấy là về mặt
Ðảng, còn về mặt chính quyền thì tôi là phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội, phụ trách về nông
nghiệp và ngoại thành.
Chính vì tôi làm trưởng ban tuyên huấn và vì vụ Nhân văn Giai Phẩm xảy ra chủ yếu ở Hà Nội, cho nên
thường vụ thành ủy Hà Nội thường xuyên được sự chỉ đạo của Trung ương và của ban tuyên huấn trung
ương mà đứng đầu lúc bấy giờ là ông Tố Hữu.
Cho nên tôi có điều kiện biết vụ này rất cụ thể. Hơn nữa, tôi cũng là chủ nhiệm của tờ báo của thành
phố thủ đô Hà Nội, nó cũng là một công cụ tham gia vào cuộc đấu tranh với Nhân Văn Giai Phẩm, cho
nên tôi biết rất rõ về vụ này.
Nguyễn An: Cám ơn ông. Câu hỏi đầu tiên xin đựơc đặt ra với ông là về bối cành của Nhân Văn Giai
Phẩm, vừa hiểu như một phong trào vừa hiểu như một vụ án?
Ông Nguyễn Minh Cần là một nhân chứng tại chỗ vì lúc đó ông là phó bí thư thành ủy Hà nội phụ trách
tuyên huấn, đồng thời là chủ nhiệm báo Thủ Đô. Để câu chuyện được liên tục, ông Cần bắt đầu bằng
những chi tiết xẩy ra từ năm 1955, một năm trước khi Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời vào cuối tháng hai
năm 1956.
Ông Nguyễn Minh Cần: Phải nói thật rằng vụ Nhân Văn Giai Phẩm thì anh em Việt Nam lúc bấy giờ
không hề có một tổ chức, một âm mưu, hay là một kế hoạch cụ thể để đấu tranh chống lại đảng lao động
Việt Nam.
Thật tâm mà nói thì họ không hề có ý định như vậy. Nhưng hoàn cảnh sau khi hòa bình lập lại, người
văn nghệ sĩ cảm thấy cần có tự do sáng tác hơn, không phải bị chèn ép, kèm cặp như trước nữa.
Chính vì vậy, cuối năm 1954 và đầu năm 1995, một nhóm nhỏ văn nghệ sĩ trong quân đội làm một bản
đề nghị gọi là cải tiến công tác văn nghệ cấp quân đội, trong đó có nhiều điều với nội dung cơ bản
chung là kêu gọi Ðảng giảm nhẹ việc kiểm soát, giảm bớt việc sửa chửa thô bạo đối với các t ác phẩm
văn nghệ, yêu cầu trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ.
Nhưng mà những thành phần lãnh đạo khác, nhất là Tố Hữu, cho là những văn nghệ sĩ này là tư sản,
thành phần phản động, dám chống lại sự lãnh đạo của Ðảng. Thêm nữa, Trần Dần hồi đó đang gặp một
bi kịch lớn trong cuộc đời riêng của mình.
Tức là khi về thành, anh lại yêu một phụ nữ ở vùng tạm chiếm, mà chị phụ nữ đó lại là người Công giáo,
và được người ta chuyển giao lại một vài ngôi nhà nào đấy. Thế là Trần Dần bị nghi ngờ cho là mất lập
trường, bị ảnh hưởng bởi tư sản, và nói theo lối nói thông thường hồi đó là bị “ăn viên đạn bọc đường”.
Vì vậy, anh xin lập gia đình với chị ấy.


6


Nguyễn An: Vừa công giáo, vừa ở vùng tạm chiếm lại vừa tư sản nghĩa là hội đủ các yếu tố của địch rồithì làm sao mà đảng cho phép được?
Ông Nguyễn Minh Cần: Giai phẩm mùa Xuân bị tịch thu nhưng người ta vẫn không nản chí. Ðến ngày 29-8-1956, lúc bấy giờ là tinh thần của đại hội 20 cộng thêm tinh thần sự sôi sục ở trong dân chúng và ở trong cán bộ về sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất. Tinh thần đòi hỏi có dân chủ, cho nên người ta ra một tác phẩm Giai phẩm mùa thu tập 1.
Trong giai phẩm mùa thu tập 1 lần này có những bài khá mạnh hoặc là rất mạnh. Chẳng hạn như bài thứ nhất của Trương Tùng trong giới lãnh đạo văn nghệ. Bài thứ hai tức là “Bức thư gửi một người bạn cũ”. của Trần Lê Văn. Và bài thứ ba là chống tham ô lãng phí của Phùng Quán, bài này đánh vào giới
lãnh đạo rất nhiều, làm cho người ta tức giận.
Và đặc biệt là bài phê bình giới lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi thì người ta coi rằng bài này giống
như một quả bom tạ rơi xuống hạ thành lúc bấy giờ, đấy là câu ở trong báo Thời Mới. Bởi vì ở trong đó,ông Phan Khôi vạch trần tình bè phái, việc bất công trong việc chấm giải thưởng của văn nghệ, việc bè phái binh che cho nhau trong văn nghệ.
Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, Giai Phẩm mùa xuân ra đời thì bị tịch thu, nhưng bây giờ nhóm chủ trương lại ra Giai Phẩm Mùa Thu với những bài vở mạnh hơn. Vậy nguyên nhân khiến họ mạnh dạn như thế ngòai ảnh hưởng của đại hội 20 của đảng Cộng sản Liên Xô còn có yếu tố nào khác không?
Mời quý thính giả theo dõi tiếp cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ với ông Nguyễn Minh Cần về những diễn tiến này.
Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, Nhân Văn sống là có 5 số thôi. Kỳ trước ông đã nói về nội
dung của số 1, thế nhưng số tiếp theo thì nội dung như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần: Từ 2 tới số 5 có những bài như thế này “Ý kiến nhà sử học Đào Duy Anh”,
đây là tôi nói đúng cái đầu đề của người ta ghi như thế. Trong bài này, ông Đào Duy Anh nói cần phải mở rộng tự do dân chủ.
Một bài thứ 2 nữa là của Trần Duy, thư ký toà soạn, “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ”.
Bài thứ 3, bài này cũng là bài khá nặng, “Hiến pháp Việt Nam và hiến pháp Trung Hoa, bảo đảm tự do dân chủ như thế nào?” của ông Nguyễn Hữu Đang. Bài này cũng là bài mà rất là gây cấn.
Một bài nữa là “Bài học Ba Lan và Hungary”, lúc bấy giờ có vụ nổi dậy ở Ba Lan và Hungary, bài này ký tên là Người quan sát, nhưng mà đây là bút danh của Lê Đạt.
Ngoài ra có những bài văn nghệ nhưng cũng bị người ta rất là chú ý. Chẳng hạn như kịch “Xem mặt
vợ”, một kịch vui nói về tình cảnh gây cấn đi cưới vợ phải có công đoàn và đảng xem xét. Đấy là một chuyện như vậy.
Rồi một chuyện nữa, tức là truyện “Con ngựa già của Chúa Trịnh” của Phùng Cung. Chuyện này thực ra là chuyện thời xưa nhưng mà nói về con ngựa già được vào nuôi trong khung cảnh của cung đình và trở thành vô dụng.


7

Người ta cho rằng đây là ý nói các văn nghệ sĩ làm bồi bút, trước đây thời tiền chiến thì rất giỏi, rất hay,đến khi ăn bã của Đảng thì trở thành không còn hay ho nữa, viết rất dỡ. Nói thật ra như vậy.
Đến khi Nhân Văn ra được số 5, số sáu đang đưa in thì báo bị đóng cửa bằng một lọat sự kiện mà quan trọng nhất là lời cáo buộc báo hô hào nhân dân biểu tình chống đảng và chống chính phủ.
Bài báo được coi là nguyên nhân trực tiếp là do Nguyễn Hữu Đang viết và đã đăng trong số 5. Dựa trên cuộc phỏng vấn của nhà nghiên cứu Thụy Khuê với nhà văn Lê Đạt năm 1999 tại Paris cho tạp chí Văn học của đài RFI, Thy Nga trình bày tóm lược diễn tiến sự việc.
Báo Nhân Văn số 1 ra ngày 15 tháng chín năm 1956. Người đứng tên chủ nhiệm là nhà văn Phan Khôi, nhưng thực ra cột trụ của tờ báo là các ông Lê Đạt, Hòang Cầm và Nguyễn Hữu Đang. Ý kiến mời cụ Phan Khôi làm chủ nhiệm do Nguyễn Hữu Đang đưa ra, và người trực tiếp đến mời cụ Phan Khôi là Hòang Cầm.
Trong cuộc phỏng vấn do nhà nghiên cứu Thụy Khuê thực hiện vào năm 1999, nhà thơ Lê Đạt kể lại là ông đế
(Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Người bị đánh nhẹ nhất có lẽ là nhạc sĩ Văn Cao, bởi ông là tác giả của bản quốc ca. Ông chưa hề bị
khai trừ khỏi đảng, chỉ phải đi lao động công nông trên Tây Bắc, nhưng một thời gian thì đựơc về vì
xuất huyết bao tử.
Người bị nhẹ nhất có lẽ là nhạc sĩ Văn Cao, một người viết nhạc được yêu mến bởi những ca khúc trữ
tình, nhưng đồng thời cũng là tác giả của bài quốc ca. Chúng tôi dành riêng bài hôm nay để nói về người
nhạc sĩ tài hoa này.
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh tại Hải Phòng ngày 15 tháng 11 năm 1923, nhưng quê quán
gốc ở Nam Định. Sinh trưởng trong một gia đình viên chức nghèo, lại mồ côi cha từ sớm, ông phải ra
đời tự lực mưu sinh sau khi học hết năm thứ hai bậc thành chung.
Cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao bắt đầu thăng hoa khi ông từ giã Hải phòng lên Hà nội vào năm
1941, 42. Trước đó, ông đã sáng tác ca khúc Buồn tàn thu. Trong hai năm 41, 42, ông sáng tác Thiên
Thai, Bến Xuân và sau đó là một số hùng ca.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã vinh danh Văn Cao là “người đẻ ra thể loại Hùng Ca và trường ca Việt Nam” sau
khi là “người viết tình ca số một”, còn giáo sư Đặng Thái Mai thì khen ngợi Văn Cao là “một viên ngọc
trên bức khảm Văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt Nam”.
Ông liên quan vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm tại Hà nội trong năm 1956, nhưng đến tháng bẩy năm
1958, ông mới phải chịu đựng đợt kỷ luật đầu tiên, là “cho rút khỏi ban chấp hành hội nhạc sĩ” và sau đó
đi thực tế lao động, như lời nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý kể lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Từ đó cho đến khi qua đời tại Hà nội vào năm 1995, ông không còn sáng tác được gì nữa. Mời quý thính
giả theo dõi cụôc trao đổi giữa phái viên Việt Hùng của ban Việt ngữ với ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ
Văn Cao sau đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Nỗi u sầu của Văn Cao được nhạc sĩ Tô Vũ tả lại như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
10
Và để kết thúc bài này, xin gửi đến quý thính giả lời nhà thơ Hoàng Cầm, bạn thân của Văn Cao nói về
bạn mình, mà cũng là tâm sự của chính ông khi nhìn lại mấy chục năm trời bị xã hội ruồng bỏ.
Có thể nhìn thấy ảnh hưởng của vụ án Nhân Văn Giai Phẩm trên ba bình diện: cá nhân, nền văn học và
cả xã hội. Về ảnh hưởng trên các cá nhân, chúng tôi đã có dịp trình bày hoàn cảnh của một số văn nghệ
sĩ mà hoạt động sáng tác của họ bị ngưng trệ trong ba bốn chục năm, và như một phép lạ, một số vị đã
vượt thoát đựoc cái định mệnh oan nghiệt để lại vươn lên khi đựơc phục hồi. Tiếc rằng một số vị đã ngã
gục và một số đã qua đời.
Trong số những văn nghệ sĩ là nạn nhân và có dịp nói lên tâm trạng và hoàn cảnh của mình trong suốt mấy chục năm bị vứt ra ngoài lề xã hội, chúng tôi chú ý đặc biệt đến nhà thơ Lê Đạt. Ông mô tả cái tâm trạng lúc nào cũng e ngại, sợ hãi của người bị “giang sơn ruồng bỏ giống nòi khinh”, và ông sử dụng từ “rẻ rách hoá” thật là tài tình mà cũng thật là đau xót:
Ông Nguyễn Minh Cần, trong thời gian xẩy ra vụ án là phó bí thư thành uỷ Hà nội phụ trách tuyên huấn thì nói lên hoàn cảnh của lụât sư Nguyễn Mạnh Tường để minh hoạ tình cảnh bị bao vây chẳng những về chính trị mà cả về kinh tế nữa.
Ông cũng nói lên ảnh hưởng của vụ án đối với nền văn học Việt Nam.

No comments:

Post a Comment