HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 20 September 2013

NVGP * 260. TÁC PHẨM PHAN VŨ

260. TAC PHẨM PHAN VŨ
3. NHÂN VĂN SỐ 2 * PHẦN II

Phan Vũ
Xem phim Anh gắng nuôi con [1]

Nền điện ảnh Nhật từ trước đến nay vẫn được thế giới chú ý.

Những phim Rashomon, Những đứa trẻ Hiroshima đã làm sôi nổi dư luận thế giới về ý nghĩa sâu sắc của nội dung cũng như về nghệ thuật trình độ rất cao. Đạt được những thành công đó là do điện ảnh Nhật đã chuyển vào con đường tân hiện thực chủ nghĩa; Tân hiện thực của Nhật lại dung hoà với chủ nghĩa tượng trưng của Á Đông nên mang một sắc thái đặc biệt. Tân hiện thực của Nhật khác với tân hiện thực của Ý.

Phim Anh gắng nuôi con chưa phải là phim xuất sắc của Nhật, có thể đại diện cho chủ nghĩa Tân hiện thực của Nhật nhưng cũng là một cuốn phim viết và dựng theo thể thức của Tân hiện thực Nhật.

Những cảnh cờ bạc, rượu chè đĩ bợm, gian xảo, giành giật là một thực tế của cuộc sống trong hoàn cảnh của một nước Nhật trước và nay. Mễ Lang, một nạn nhân bị lôi cuốn vào cuộc sống ấy đi vào sa ngã vật chất tinh thần. Sự sa ngã ấy đã đem lại một kết quả khốc hại: cái chết của người vợ. Từ đấy Mễ Lang muốn thoát ra khỏi cảnh tối tăm của xã hội ấy, xây dựng cho đứa con một tương lai.

Lúc vợ chết có dặn: Anh gắng nuôi con! Đừng đánh nhau nữa! Mễ Lang không muốn cho con đi vào con đường đánh nhau, con đường buôn ngựa, nhưng có lúc Mễ Lang dạy con phải đánh lại những kẻ áp bức – trong hoàn cảnh xã hội như thế phải đánh để tự vệ.

Tâm lý của Mễ Lang, một tâm lý giày vò, xâu xé vì cuộc đời đang sống quá nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn hối hận cuộc sống đã qua, một tâm lý cuồng nhiệt đến tột độ vì muốn thực hiện mục đích của mình. Tâm lý ấy nhiều khi vượt qua cả nhân tính, đến chỗ sống sượng, siêu thực nhưng về căn bản đã nói lên được khát vọng mãnh liệt đòi một cuộc sống tốt đẹp.

Chung quanh Mễ Lang là những lớp người nghèo cùng một mối tình, một ước vọng với Mễ Lang.

Ngoài lớp người nghèo khổ ấy nhưng đầy thiện chí kia lại có một số kẻ bịp bợm bóc lột mồ hôi nước mắt của người khác. Lại có tiền mở trường dạy học, khoác áo nhà giáo dục (Ý nghĩa châm biếm của cuốn phim).

Xã hội gian xảo, tối tăm ấy tạo nên những tâm lý bị giày vò, đau xót và đột khởi thất thường như Mễ Lang.

Nhận xét về phim Anh gắng nuôi con, ta cần phải đóng khung trong hoàn cảnh xã hội bây giờ, một xã hội Nhật bị Mỹ chiếm đóng. Phim Anh gắng nuôi con đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Vì thế câu chuyện của anh chàng buôn ngựa chẳng phải chỉ đơn thuần là câu chuyện đời tư của anh ta.

Mễ Lang, lúc rượu chè, dốc túi đánh nước bạc liều là một giai đoạn tối tăm của nước Nhật cũ. Giai đoạn ấy đã đưa đến một đám tang. Sau đám tang là sự khát vọng mãnh liệt xây dựng cuộc sống cho một đứa con, một thế hệ tương lai chính là xây dựng một nước Nhật mới (không theo con đường “buôn ngựa” cũ). Liễu Lang (tên cờ bạc bịp)… [2] những kẻ đang khoác những bộ áo đạo đức và chính trị màu mè mua chuộc, lừa gạt nhân dân. Tuyết tượng trưng cho lớp người nhẹ dạ, cả tin, yêu tha thiết nước Nhật nhưng rất dễ lầm đường.

Tất cả thực trạng của một xã hội, tất cả khát vọng của một dân tộc thu vào một tấn kịch gia đình. Trong con người Mễ Lang cũng như trong cảnh giải quyết câu chuyện vì tình vì lý nhiều chỗ giả tạo, trừu tượng nhưng xem phim ấy phải đóng khung trong hoàn cảnh Nhật, tâm lý Nhật. Không nên đem những đòi hỏi của miền Bắc Việt Nam mà gắn vào cho một nước Nhật bị chiếm đóng. Làm nghề viết kịch bản, chúng tôi tìm thấy trong phim Anh gắng nuôi con một phương pháp thể hiện chủ đề, thể hiện tình cảm bằng cuộc sống, bằng con người, bằng chủ nghĩa Tân hiện thực. Những phim như thế rất cần cho chúng tôi trong công tác sáng tác hơn nhưng tác phẩm điện ảnh chỉ có một cái khung cứng nhắc bên trong xếp đặt theo một lề lối cố định những tâm hồn công thức, những nét sống công thức.

Viết bài này tôi muốn đưa một số quan điểm của mình bàn với bạn đọc, nhưng ngoài ra tôi còn muốn nói thêm với báo Nhân dân mấy điểm:

Tôi muốn coi báo Nhân dân là một tờ báo lớn, có một nhiệm vụ hướng dẫn dư luận quần chúng. Những bài đăng trên báo Nhân dân dù là thư bạn đọc đi nữa – báo Nhân dân cũng phải chịu tránh nhiệm, vì đăng như thế báo Nhân dân đã bày tỏ thái độ.

Hai bức thư đang trên báo Nhân dân phê bình phim Anh gắng nuôi con như thế nào?

Một cái thì bảo ông chủ rạp là lợi dụng tình cảm của quần chúng với chiêu bài: “chống viện trợ Mỹ”. Tôi không đồng ý với ông chủ rạp về việc này, vì theo tôi, chính là ông chủ rạp đã sợ các bạn phê bình kiểu lập trường máy móc, chính trị, công thức nên đã phải làm cái chiêu bài rất là tồi kia cho hợp thời! Tôi chắc rằng bạn ấy trong khi viết bài phê bình cuốn phim thậm tệ như thế không khinh ông chủ rạp bằng khinh quần chúng đâu. Phim Anh gắng nuôi con chiếu hơn một tuần lễ, quần chúng hâm mộ như thế, tôi tin chắc quần chúng không bị lợi dụng bởi mấy chữ “chống viện trợ Mỹ” mà chính trong phim có thực chất nghệ thuật. Quần chúng của ta bây giờ đã tinh lắm, không đơn giản quá như bạn viết. Không tin bạn cứ đem một phim tồi mà quảng cáo: “Hôm nay có bắn vỡ đầu Mỹ!” quần chúng cũng chả chen nhau mua vé đâu.

Một cái thư khác đăng báo Nhân dân lại có ý kiến đừng cho chiếu phim ấy lần thứ hai. Đấy là một sự độc đoán và cũng vẫn là khinh quần chúng vì không lẽ bao nhiêu người đi xem một cái phim “phát xít” đầu độc như thế mà không có lý nào lại không đứng dậy la ó ngay trong rạp, mà phải chờ đợi đến sự phân tích của bạn?

Tôi không hiểu tại sao Ban biên tập Báo Nhân dân lại có thể cho đăng những loại bài hẹp hòi như thế bên cạnh những bài của các Chu Dương, Lục Định Nhất cổ vũ những quan điểm rộng rãi về văn nghệ "trăm hoa đua nở”?

No comments:

Post a Comment